Phát xít Đức thua đau thế nào khi oanh tạc nước Anh?

Sau khi xâm chiếm Pháp thành công, Adolf Hitler và Bộ Tư lệnh tối cao Đức mở chiến dịch tấn công Anh nhằm hất quốc gia này khỏi chiến trường châu Âu. Trong Trận chiến nước Anh, phát xít Đức triển khai lượng lớn máy bay dội bom các thành phố của xứ sở sương mù suốt nhiều ngày đêm. Tuy nhiên, Hitler và Đức quốc xã đã có trận thua đau tại Anh.

duc quoc xa thua o anh 1

Phát xít Đức muốn giành ưu thế trong cuộc chiến trên không để làm suy yếu sức mạnh quân sự của nước Anh. Từ đây, quân đội của Hitler sẽ có lợi thế trong chiến dịch đổ bộ, xâm lược xứ sở sương mù.

Để đạt được mục tiêu này, không quân phát xít Đức triển khai lực lượng lớn cùng những vũ khí "khủng". Theo một nghiên cứu, trong Trận chiến nước Anh, Đức phái khoảng 2.550 máy bay ném bom các loại. Trong số này, máy bay thả bom Heinkel He 111 được không quân Đức sử dụng nhiều. Cùng với đó, không quân Đức thả hàng nghìn tấn bom xuống London và các thành phố khác của Anh.

duc quoc xa thua o anh 1

Hình ảnh mái vòm của nhà thờ thánh Paul (phần không bị hư hại) tại London, Anh, trong một đợt đột kích của Đức. Trận không chiến giữa Anh và Đức chiến diễn ra từ ngày 10/7 đến 31/10/1940. Đức nhắm đến mục tiêu giành ưu thế trên không trước quân đội Hoàng gia Anh, từ đó làm suy yếu sức kháng cự của nước này, mở đường cho cuộc đổ bộ của hải quân và lính nhảy dù.

duc quoc xa thua o anh 1

Bức ảnh ghi lại cảnh máy bay ném bom tầm thấp Heikel He 111 của Đức bay lượn trên vùng trời eo biển Anh. Đây là chiến dịch quân sự lớn đầu tiên được thực hiện hoàn toàn bằng lực lượng không quân.

duc quoc xa thua o anh 1

Hình ảnh về cột khói lớn cuồn cuộn bốc lên từ một đám cháy bắt nguồn từ một nhà xưởng tại Plymouth, Tây Nam nước Anh, bị quân đội Đức bắn phá. Tháng 7/1940, Đức nhắm các trung tâm hàng hải như Portsmouth làm mục tiêu chính. Một tháng sau đó, Đức chuyển hướng tấn công, từ các sân bay và cơ sở hạ tầng của không quân Anh đến những nhà xưởng sản xuất máy bay. 

duc quoc xa thua o anh 1

Hình ảnh người dân Anh trú ẩn trong ga tàu điện ngầm Aldwych, London, sau khi còi báo động vang lên để cảnh báo về các cuộc ném bom sắp diễn ra. Ngày 7/9/1945, một loạt cuộc tấn công lớn mang mật danh "chiến dịch Loge" với gần 400 máy bay ném bom và hơn 600 máy bay tiêm kích bắt đầu nhắm vào các bến tàu tại phía đông London.

duc quoc xa thua o anh 1

Hình ảnh đống đổ nát tại Dockland, London sau trận dội bom của Đức ngày 17/9/1940. Nhiều thành phố của cả hai bên tham chiến đều trở nên hoang tàn sau các cuộc oanh kích. 

duc quoc xa thua o anh 1

Bức ảnh chụp London từ trên không với các khu công nghiệp, bến tàu bị quân Đức bắn hư hại. Với hàng trăm máy bay của cả hai bên được huy động, bầu trời nước Anh thực sự trở thành một chiến trường đẫm máu. 

Trước các cuộc không kích điên cuồng của Đức quốc xã, Anh điều động 1.963 phi cơ bao gồm các loại máy bay tiêm kích và máy bay ném bom. Anh trở thành đối thủ mạnh của Đức bởi sở hữu lực lượng không quân có khả năng phối hợp cao, trang bị tốt và hiện đại. Vì vậy, máy bay của Đức quốc xã ra sức oanh tạc, dội bom dữ dội các mục tiêu quan trọng của Anh nhưng đều bị các tiêm kích Spitfires, Hurricanes.... của chính quyền London khống chế và tiêu diệt thành công.

Kết thúc Trận chiến nước Anh, phát xít Đức tổn thất gần 75% tổng số máy bay tham chiến, tương đương 1.977 chiếc bị không quân Anh bắn hạ. Đây là tổn thất lớn của Đức quốc xã, góp phần chặn đứng bước tiến của quân Đức ở mặt trận phía Tây.

duc quoc xa thua o anh 1

Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc cô gái nở nụ cười khi được cứu sống từ đống nổ nát của một tòa nhà sau cuộc công phá bằng bom của quân đội Đức.

duc quoc xa thua o anh 1

Phần còn lại của bom hạng nặng Đức bị quân đội Anh bắn hạ. Khác xa với những kỳ vọng của Hitler sau các trận không kích, phe Đức nhận ra đã chạm trán với một đối thủ khá mạnh về quy mô, khả năng phối hợp cao, được trang bị tốt và hiện đại. 

duc quoc xa thua o anh 1

Văn phòng lưu trữ hồ sơ tại London ngập trong khói lửa. Không đạt được mục tiêu hủy diệt nước Anh, Hitler phải ra lệnh giảm dần các cuộc oanh kích và chính thức ngừng tấn công Anh quốc vào ngày 30/10/1940. Trận chiến nước Anh không chỉ đánh dấu thất bại đầu tiên của không quân Đức mà còn là một trong những bước ngoặt quan trọng trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2. 

Kiến Thức (theo TTZ)