Ảnh: Sự phát triển của thành phố Luân Đôn qua 2000 năm

Giống như những sự sống khác, các thành phố cũng có tuổi thọ của chúng. Với hơn 2.000 năm lịch sử, thành phố tráng lệ Luân Đôn từng là nơi xa hoa bậc nhất và sự giàu có thịnh vượng của nó khiến bất cứ quốc gia nào cũng phải ngưỡng mộ.

Luân Đôn vào thế kỷ 19. (Ảnh: Wikipedia Commons)

Trong giai đoạn đầu, Luân Đôn là một khu định cư La Mã nhỏ dọc theo sông Thames. Nhưng hôm nay, thành phố này đã là nơi định cư của hơn 8,6 triệu người.

Những tấm bản đồ, tranh vẽ và bức ảnh cũ sau đây sẽ cho bạn thấy  về quá trình biến đổi và phát triển của thủ đô nước Anh:

Người La Mã đã thành lập Londinium (tên cũ của Luân Đôn) vào năm 43 TCN. Đây là tranh minh họa Londinium năm 200 SCN, nó cho thấy cây cầu đầu tiên của thành phố trên dòng sông Thames.

(Ảnh: Imgur)

Nhà thờ Westminster Abbey, được xây dựng vào thế kỷ thứ 10, là một Di sản văn hóa Thế giới và một trong những tòa nhà lâu đời nhất và quan trọng nhất của Luân Đôn. Dưới đây là một bức tranh năm 1749.

(Ảnh: Wikipedia Commons)

William, Công tước xứ Normandy, đã lên ngôi Vua nước Anh vào ngày Giáng sinh năm 1066, ngay sau khi nhà thờ này được hoàn thành.

Đến thế kỷ thứ 11, Luân Đôn đã có bến cảng lớn nhất ở Anh.

(Ảnh: Getty Images)

Vào thế kỷ 12, Hoàng gia Anh đã bắt đầu phát triển lớn mạnh và đóng đô ở Westminster, một khu phố ở trung tâm Luân Đôn.

Cung điện Croydon tại Westminster.

Vào năm 1176, vua Henry II đã yêu cầu xây một cây cầu đá mới. Hoàn thành năm 1284, cầu Luân Đôn vẫn trường tồn suốt 600 năm. Các căn hộ và cửa hàng đã đè nặng trên vòm cầu theo thời gian.

“Quang cảnh cầu Luân Đôn”, tranh sơn dầu năm 1632 của Claude de Jongh.

Sự phát triển của báo in trong những năm đầu thế kỷ 15 giúp lan truyền tin tức đến toàn bộ thành phố và cải thiện trình độ dân trí. Những quán cafe cũng trở thành tụ điểm cho các cuộc tranh luận thân thiện.

Một quán cafe ở Luân Đôn, vào những năm 1660.

Vào thế kỷ 17, Đại dịch Cái Chết Đen đã tràn vào Luân Đôn, giết chết khoảng 100.000 người. Trong năm 1666, Đại Hỏa hoạn diễn ra khiến thành phố này phải mất cả một thập kỷ để tái xây dựng.

(Ảnh: Wikipedia Commons)

Thành phố này đã trở thành một trung tâm thương mại lớn trong suốt những năm 1700, và Cảng Luân Đôn cũng được mở rộng xuống hạ lưu.

Cầu Luân Đôn, vào khoảng những năm 1750.

Trong thời kỳ vua George (1714-1830), những khu vực mới giống như Mayfair đã được hình thành, các cây cầu mới bắc qua sông Thames đã khuyến khích sự phát triển ở phía nam thành phố.

Quảng trường Trafalgar vào năm 1814.

Vào giữa thế kỷ 19, Luân Đôn đã vượt qua Amsterdam để trở thành trung tâm tài chính hàng đầu của châu Âu…

Đường phố Luân Đôn, trong những năm 1860.

…và Hải quân Hoàng gia trở thành đội tàu quân sự hàng đầu thế giới.

Luân Đôn vào thế kỷ 19.

Luân Đôn đã trở thành thành phố lớn nhất trên thế giới từ năm 1831 đến năm 1925, sau đó New York đã vượt lên thay thế vị trí của nó.

Nhà máy nến của Hoàng tử và các nhà máy ven sông khác ở Vauxhall, Tây Nam Luân Đôn, 1928.

Gia tăng dân số và lưu lượng giao thông đã tạo ra mạng lưới đường sắt ngầm đô thị đầu tiên trên thế giới vào cuối những năm 1860.

Tuyến đường sắt Metropolitan đã được xây dựng từ năm 1866 đến năm 1870.

Thành phố này đã từng là trung tâm quyền lực toàn cầu…

Rạp xiếc Piccadilly ở Luân Đôn, vào những năm 1950.

…và ngày nay, hơn 8,6 triệu người cư trú ở đây.

Ảnh: Internet

Theo trithucvn