50 sự thật thú vị về hệ thống tàu điện ngầm London

* Bài viết được cập nhật đến năm 2021 *

London Underground là đế chế ở London, bất cứ ai đã từng đặt chân đến thủ đô đều không thể không biết đến “the tube” (tên viết tắt của tàu điện ngầm). Dù yêu hay ghét, đây là 50 thống kê thú vị về hệ thống tàu điện ngầm London mà có thể bạn chưa hề biết:

1. Trung bình khoảng 2.7 triệu lượt đi được thực hiện mỗi ngày.

2. Chỉ có 3 đứa trẻ được sinh ra trên tàu điện ngầm. Bé gái đầu tiên chào đời trên tàu năm 1924, bé gái thứ hai chào đời ngày 19/12/2008, và bé trai thứ ba chào đời vào tháng 5/2009.

3. Nhà ga nhộn nhịp nhất là Victoria, với 76.5 triệu lượt khách/năm.

4. Tuy nhiên, Waterloo lại là nhà ga tấp nập nhất trong 3 tiếng giờ cao điểm vào buổi sáng. Có khoảng 50,000 người phải vào ga Waterloo.

5. Khoảng 19,000 nhân viên làm việc ở hệ thống tàu điện ngầm London Underground.

6. Đầu năm 1987, hút thuốc ở nhà ga và trên tàu bị cấm trong vòng 6 tháng thí điểm, và sau đó bị cấm vĩnh viễn sau khi một tàn diêm gây ra hỏa hoạn ở ga King’s Cross vào tháng 11/1987, làm 31 người thiệt mạng.

7. Mặc dù thuốc lá bị cấm, nhưng nhìn chung với một hành trình 40 phút trên tàu điện ngầm, bạn có thể đốt được 2 điếu.

8. Có 64 thang máy trong hệ thống tàu điện ngầm.

9. Thang máy sâu nhất là ở ga Hamsptead, sâu 55.2m.

10. Bãi đổ xe lớn nhất thuộc về ga Epping với 599 chỗ đậu xe.

11. Vận tốc trung bình của tàu (bao gồm cả những lúc dừng) là 33km/h.

12. Động Vật Dưới Tàu Điện Ngầm là một dự án nghệ thuật do Paul Middlewick khởi xướng vào năm 1988, sau khi anh nhìn chăm chú vào tấm bản đồ tàu điện ngầm, và thấy các kí hiệu trên đó có thể tạo thành hình một con voi. Từ đó đến nay, người ta đã tạo ra nhiều động vật khác như cá voi, chim chóc và dơi, dựa vào những kí hiệu đường tàu, nhà ga và các điểm nối giữa các đường tàu.

13. Chuyến đi một chiều dài nhất trên một chuyến tàu là 54.5km, giữa West Ruislip và Epping, trên đường Central Line.

14. Vào ngày 11/07/2000, một tài xế đã ngủ gật khi đang điều khiển chuyến tàu Northern Line với hơn 100 hành khách – chuyến tàu trượt lùi trong hầm ngầm gần một cây số qua nhà ga Chalk Farm. May thay, tàu chạy qua một chốt đèn đỏ và một thiết bị tự động trên đường ray đã bật khởi động thắng của con tàu.

15. Có rất nhiều hoạt động quay phim diễn ra trong hệ thống tàu điện ngầm, nhưng địa điểm phổ biến nhất là ga Aldwych, một nhà ga bỏ hoang, trước đây nó dùng phục vụ đường Piccadilly Line, và phức hợp không hoạt động thuộc đường Julibee Line ở Charing Cross.

nhung dieu thu vi tau dien ngam london

16. Một phần trong bộ phim Tom Raider 3 được quay ở Aldwych, trong đó có cảnh Lara Croft (Angelina Jolie) giết chuột.

17. Trong phim Harry Potter và Hòn đá Phù thủy, thầy Hiệu trưởng trường Hogwarts có một vết sẹo giống y như bản đồ London Underground trên đầu gối.

18. Có nhiều báo cáo cho rằng London Underground bị ma ám. Một trong những chuyện ma ám nổi tiếng nhất là truyện của Anne Naylor, bị giết năm 1758 và đã ám nhà ga Farringdon. Hành khách thường nói họ nghe thấy những tiếng la thét nhuốm máu khi chuyến tàu cuối cùng rời bến.

19. Ga Covent Garden với đường Piccadilly Line thì bị ám bởi một người đàn ông mặc đồ ngủ thoắt ẩn thoắt hiện. Nhiều nhân viên đã từ chối làm việc ở đây vì tin đồn này.

20. Chỉ 2 nhà ga có tên chứa 5 nguyên âm: Mansion House và South Ealing.

21. Đường tàu già nhất thế giới là đường Metropolitan, mở cửa vào ngày 10/01/1863.

22. Thang cuốn đầu tiên ra mắt ở ga Earls Court vào năm 1911.

23. Baker Street là nhà ga có nhiều sân ga (platform) nhất – 10.

24. Thang cuốn ngắn nhất chỉ có 50 bậc là ở ga Chancery Lane.

25. Nghệ sĩ đàn violon Julian Lloyd Webber được cho là người hát rong chính thức đầu tiên của London Underground.

26. Gần 60% hệ thống London Underground thực chất là ở trên mặt đất chứ không phải trong lòng đất.

27. Trong tổng số 287 nhà ga, chỉ có 29 nhà ga là ở phía nam sông Thames.

28. Một trong những giọng nữ được ghi âm và tự động phát thanh các thông báo của hệ thống, được người ta đặt tên là Sonia – bởi vì giọng cô ta khiến người ta phát bực.

29. Edward Johnston thiết kế font chữ cho London Underground vào năm 1916 và nó vẫn được dùng cho đến ngày nay.

30. Nếu tính bằng km, thì mỗi chiếc thang trong tổng số hơn 400 chiếc thang cuốn của London Underground, thực hiện tương đương 2 vòng tròn trái đất mỗi tuần.

31. Amersham không chỉ là nhà ga xa nhất về phía tây của London Underground, mà còn là nhà ga có vị trí cao nhất, 150m trên mực nước biển.

32. Harry Beck thiết kế bản đồ tàu điện ngầm năm 1933 và chỉ được trả 5 đồng ghinê (tiền vàng của nước Anh xưa, giá trị tương đương 5.25 bảng). Nhưng thiết kế của ông vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.

33. Loài muỗi trong tàu điện ngầm được cho là có liên quan đến một loài hoàn toàn khác sống trên mặt đất.

34. Một vài nhà ga không có trụ sở trên mặt đất, mà chỉ có dưới lòng đất – bao gồm Regent’s Park, Piccadilly Circus, Hyde Park Corner, và Bank.

35. Nhiệt độ dưới tàu điện ngầm cao hơn 10C so với trên mặt đất.

36. Nhân viên London Underground gọi những người tự tử bằng cách quăng mình xuống đoàn tàu là “one-under”.

37. Ước tính có 100 vụ tự tử xảy ra như thế mỗi năm, phần lớn là ở ga Victoria và King’s Cross.

38. Giờ tự tử phổ biến là 11h sáng.

39. Nơi tốt nhất để đột kích những chú chuột dũng cảm chạy loanh quanh giữa đường ray là ở Waterloo và Oxford Circus.

40. Anthea và Wendy Turner đã viết một sê ri truyện thiếu nhi về những con chuột sống trong London Underground – gọi là ‘Underneath the Underground – Bên dưới Lòng đất”.

41. Christopher Lee và Donald Pleasance đã diễn xuất trong một bộ phim kinh dị năm 1970 có tên “Death Line – Đường Tử thần”. Câu chuyện về một hang động - nơi người ta đang xây dựng một nhà ga ở Russel Square vào những năm 1890. Một vài công nhân được cho là đã chết và thi thể vất vưởng ở đó khi công ty xây dựng bị phá sản vì công trình thi công bị sập. Thay vì tìm kiếm cứu hộ những người mắc kẹt, công ty này đã tuyên bố phá sản và cho rằng họ đã chết. Dĩ nhiên những người này không hề chết – họ còn sống và sinh sôi nảy nở… Nhiều năm sau đó, họ bắt đầu tìm nguồn thức ăn ở ga Russel Square. Họ săn lùng và ăn thịt người. Nhưng do dịch bệnh, những người này chết dần chết mòn, chỉ còn một người đàn ông và một phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, người phụ nữ này chết khi sinh nở mà đứa bé vẫn chưa chào đời. Tuyệt vọng vì là người cuối cùng trong bộ tộc ăn thịt người, người đàn ông kia đã nghĩ ra một phương án để duy trì nòi giống – tìm “bạn tình”. Phim này có tên “Raw meat – Thịt sống” ở Mỹ.

42. Một loại mùi hương có tên Madeleine đã được giới thiệu ở ga St.James Park, Euston và Piccadilly năm 2001, như một ý tưởng nhằm giúp hệ thống tàu điện ngầm dễ chịu hơn. Nó được cho là một loại mùi hương thảo mộc trong lành. Nhưng chỉ sau 2 ngày ra mắt đã phải dẹp vì hành khách phàn nàn mùi hương làm họ phát bệnh.

43. Vào tháng 1/2005, London Underground tuyên bố sẽ chơi nhạc cổ điển ở những nhà ga mà đám thanh niên vô công rồi nghề hay tụ tập. Nhưng thử nghiệm vẫn chỉ là thử nghiệm khi nhân viên tàu vấp phải nhiều lời chế nhạo.

44. Đường Julibee được đặt theo tên của Nữ hoàng Elizabeth: Queen Elizabeth’s Silver Jubilee vào năm 1977, nhưng mãi đến năm 1979 mới đi vào hoạt động.

45. Ga Aldgate được xây dựng trên một cái hố bệnh dịch khổng lồ, hơn 1,000 thi thể đã được chôn ở đây vào năm 1665.

46. Đường District Line hoạt động trên 60 nhà ga khác nhau. Đường Piccadilly Line hoạt động trên 52 nhà ga, đường Northern và Central Line hoạt động trên 51 và 49 nhà ga.

47. Năm 2004, một số thiết bị trên các khoan tàu Piccadilly đã bị sập vì trọng lượng quá tải của hành khách. Ước tính chi phí thay thế là 20 triệu bảng.

48. Sôcôla Cadbury’s Whole Nut là mặt hàng bán chạy nhất tại các máy bán hàng tự động ở nhà ga.

49. Biệt danh “Tube” ban đầu được đặt cho đường Central Line (Twopenny Tube – vì giá vé chỉ có 2 xu và 2 đầu tàu có hình giống 1 cái ống). Chữ “Tube” sau đó được đặt cho cả hệ thống London Underground.

50. Cụm từ “Mind The Gap” xuất phát từ đường Northern line năm 1968. (Nghĩa là “Cẩn thận khe hở - nhắc nhở hành khách cẩn thận khi bước từ sân ga lên tàu hoặc từ tàu xuống sân ga)

Theo 1stcontactenews