Anh Quốc: Đất nước của Hooligan

Nạn hooligan bóng đá có liên quan rất mật thiết với trò chơi này ngay từ khi nó được ra đời ở nước Anh. Giai đoạn đầu mới hình thành môn bóng đá như một môn thể thao chuyên nghiệp người ta thường nghe nhắc đến “những anh chàng thô bạo”- những người đem đến nhiều sự rắc rối trong thời gian thi đấu. Những vụ xung đột ẩu đả hung bạo và táo tợn nhất đã xảy ra giữa những người hâm mộ của các đội bóng trong cùng một thành phố hoặc là giữa các vùng miền trong nước. Sự thù địch này kéo dài trong suốt nhiều năm và thậm chí đại diện của các bên còn hận thù nhau qua suốt nhiều thế hệ.

Những thông báo chính thức đầu tiên được ghi nhận về các vụ ẩu đả giữa những cổ động viên cuồng loạn xuất hiện ngay từ thế kỷ 19. Hơn nữa, ngoài việc đánh nhau với những kẻ quá khích của đội đối phương thì những tên hooligan cũng đánh cả những người chơi và cả  trọng tài nữa. Tuy nhiên vì sự kiện  xảy ra hai cuộc chiến tranh thế giới mà lượng khán giả đến sân vận động của Anh đã giảm xuống đáng kể và bóng đá bắt đầu có được tiếng thơm. Tiếc rằng điều đó chỉ được tiếp tục cho đến năm 1960, là khi mà hooligan bóng đá đã trở thành một trong những vấn nạn hàng đầu ở nước Anh. Hành vi quá khích này dần bắt đầu mang tính văn hoá và là lối sống nổi loạn của cả lớp trẻ.

Hậu quả là mức phát triển tình trạng tội phạm và bạo lực trên đường phố đã tăng lên đến vài lần và bắt đầu xuất hiện các băng nhóm tai tiếng như Teddy boys. Ngoài tất cả những điều trên thì nạn hooligan còn tiềm ẩn sự xuất hiện của thói kỳ thị chủng tộc và tình trạng các tầng lớp cực hữu chống lại người da đen. Trên các sân vận động đã bắt đầu diễn ra những “võ đài đấm bốc” và trên thực tế  thì bản thân trận đấu bóng đã không còn ý nghĩ gì cả. Chính trong thời kỳ này thì hooligan ở Anh đã bắt đầu tạo thành các băng nhóm (còn gọi là các “hãng”) được phát triển đến quy mô như chúng ta được biết ngày nay. Nếu như từ những năm 70 và 80 việc này còn mang tính giải trí nhiều hơn thì vào đầu những năm 90 các băng nhóm đã tựa như những đơn vị quân đội vậy. Trong mỗi một “hãng” đều bầu chọn thủ lĩnh của mình-là kẻ hành động giống như một nhà chiến lược. Trong nhóm cũng có cả những tên trinh thám còn rất trẻ thường chạy khắp thành phố để săn tìm các băng nhóm đối thủ trong khi không để lộ hành tung của mình. Tuy nhiên, do nể mặt đối với đội tuyển được hâm mộ nên dẫu sao những fan cuồng loạn cũng dành chút ưu ái với đội. Vì vậy chúng quyết định chuyển các vụ loạn ẩu ra xa hơn sân bóng đá, đến những bãi đất trống bỏ hoang, nơi mà cảnh sát không làm phiền chúng. Những trận ẩu đả quy mô lớn được diễn ra theo thoả thuận của cả đôi bên, theo đó bọn chúng đã chọn địa điểm, thời gian và vũ khí được phép đem theo (chủ yếu là côn, đao, chai lọ và dao). Những cuộc đánh nhau quyết tử ở xa sân vận động đã trở thành ác mộng ở Hillsbow.

Dĩ nhiên là chính quyền Anh bằng mọi cách đang nỗ lực đối phó với hành vi tương tự của những cổ động viên quá khích. Cảnh sát và cơ quan an ninh tại các sân vận động ra thông báo chuẩn bị sẵn chiến thuật dẹp bỏ bọn côn đồ và bằng mọi cách ngăn chặn những cổ động viên đó vào sân vận động. Đã có những trường hợp mà cảnh sát phải phi ngựa đến đón lõng các fan của đội khách ngay từ khi chúng bước ra khỏi xe. Tuy nhiên các fan quá khích này cũng tự mình lộ diện nên làm nhẹ cho việc theo dõi của các nhân viên giữ trật tự trận đấu. Sự thể là để phân biệt với đám cổ động viên khác thì trang phục của chúng có thương hiệu nhất định để tiện cho việc đánh nhau. Những nhãn hiệu trang phục như Fred Perry, Henry Lioyd, Merc và nhiều nhãn mác khác đã trở thành hình ảnh khác biệt của các hooligan. Vì thế mà việc liên kết của đội đó không chỉ là sự hâm mộ cháy bỏng với bóng đá, mà còn là sự khát khao muốn chứng tỏ cho “hãng” bạn ở miền Nam London thấy rằng “hãng” miền Bắc là mạnh hơn.

Không có gì ngạc nhiên là hành vi này được các cổ động viên toàn châu Âu chú ý và bắt đầu làm theo phong cách của hooligan bóng đá Anh về mọi mặt. Công nghệ hiện đại và Internet đã làm cho việc phổ biến các cảnh quay video về những vụ xung đột tai tiếng nhất trở thành đơn giản, chẳng hạn như các vụ loạn đả giữa các fan của Manchester United và Lids Rokdeil. Ngay cả điện thoại di động cũng có thể cho biết về địa điểm diễn ra “cuộc chiến” tiếp theo. Ngoài tất cả những điều đó thì không hiếm chuyện các fan của những đội tuyển khác nhau cùng liên kết để đến xem trận đấu đội tuyển của mình và bọn họ còn cùng nhau đọ sức với các đối thủ hải ngoại. Chắn chắn là chính quyền và cảnh sát đã buộc phải huy động hết mọi nỗ lực để đảm bảo an toàn cho các trận đấu trong đợt Olympic London 2012 sắp tới

Ngọc Bích   (Theo Sport)