Nỗi ám ảnh kinh hoáng của du học sinh


Dù đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cần cần thiết cho những năm tháng học tập tại nước ngoài, thì hẳn bạn cũng không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ khi đặt chân đến một quốc gia hoàn toàn xa lạ. Kể cả nơi mà bạn sắp học tập đó có những nét chung về văn hóa hay ngôn ngữ, thì thời gian bạn có thể hoàn toàn thích nghi sẽ luôn kèm theo những cảm giác hoang mang lo sợ, cũng như những lúc trống vắng nơi đất khách quê người.
Shock văn hóa là gì?
Hiểu theo một nghĩa đơn giản, đây là cảm giác lo lắng, hoang mang của một cá thể nào đó trong quá trình thích nghi với một nền văn hóa, môi trường xã hội hoàn toàn mới. Trong khoảng thời gian này, chỉ cần vô tình một mùi hương, âm thanh hay cái nhìn quen thuộc cũng không khỏi khiến bạn mất cân bằng và bắt đầu nhớ về quê nhà với những tháng ngày vui vẻ bên gia đình, bạn bè…
 
1129
 
Dấu hiệu điển hình- Buồn chán, cô đơn
- Các vấn đề về sức khỏe
- Mất ngủ hay ngủ vô tổ chức
- Nhớ nhà
- Thiếu tự tin
- Cảm giác bị thờ ơ, lạc lõng

- Tính tình thay đổi: hay cáu gắt, dễ tổn thương, 
 
Các giai đoạn của ‘shock văn hóa’
1. Giai đoan ‘honeymoon’ với những ngày đầu du học
 
Mọi thứ diễn ra vô cùng suôn sẻ theo như dự tính. Tất cả có vẻ như vô cùng tốt đep: mọi vấn đề liên quan đến ngôn ngữ đều được giải quyết do có chuẩn bị khá kĩ trừ trước đó, những kỷ niệm về gia đình hay bạn bè vẫn luôn hiện hữu như tiếp thêm động lực để có những thành tích cũng như công việc thật ổn định tại nơi đấ khách quê người.
2. Giai đoạn ‘hoang mang’
 
Khoảng thời gian này có thể bất tình lình gõ cửa hỏi thăm bạn bất cứ lúc nào bởi những câu chuyện rất đỗi bình thường, đôi khi lại gắn bó những kỉ niệm vô cùng sâu sắc. Sự khác biệt về văn hóa cũng như những ứng xử xã hội dần khiến bạn cảm thấy mệt mỏi cũng như lạc lõng tại nơi đất khách quê người.
 
3. Giai đoạn ‘tự thích nghi’
 
Có thể coi đây là một trong những khoảng thời gian vô cùng khó khăn của bất cứ du học sinh nào. Họ bắt đầu phải chối bỏ tất cả những sự khác biệt xảy ra xung quanh, đem mọi thứ quen thuộc của nước mình ra so sánh. Cảm giác giận giữ, buồn bực, thậm chí là gây sự với bất cứ chuyện gì, có thể bắt đầu tăng lên đáng kể.
 
4. Giai đoạn ‘hòa hợp’
 
Dù cho mọi thứ có đi đến đâu thì cuối cùng chúng ta cũng phải tìm các giải quyết chúng. Sau một khoảng thời gian có những trải nghiệm cũng như vô số các bài học theo chiều hướng tốt hay xấu, bạn dần tìm ra đáp án cho cuộc sống sau này cho bản thân. Mọi cảm giác lạc lõng hay phiền muộn dần sẽ biến mất, thay vào đó, bạn bắt đầu có những giây phút thực sự khám phá cuộc sống và con người tại quốc gia đó…
Dưới đây là một số lời  muốn gửi tới tất cả các bạn để có quãng thời gian du học thật đáng nhớ:
 
- Tự nhủ với bản thân dù cho bất cứ chuyện gì xảy ra cũng chỉ là những viên đá nhỏ trên con đường đầy chông gai
- Luôn luôn giữ liên lạc với gia đình, bạn bè qua những trang mạng xã hội, email…
- Mang bên mình những kỷ vật, hay những gì bạn yêu thích nhất như kỷ yếu gia đình… coi chúng như động lực để cố gắng học tập thật tốt
- Có chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt thật hợp lí để tránh những vấn đề về sức khỏe không đáng có
- Tham gia những hoạt động cho sinh viên để có những trải nghiệm đáng nhớ nhất
- Hãy tự tin thể hiện bản thân trước mọi người
- Tìm hiểu kỹ về nơi mình sống cũng như học tập để tránh những phiền phức không đáng có
- Tìm cho mình những người bạn bản xứ hay đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới
- Khi cảm thấy stress, chia sẻ với bạn bè hay người thân để tìm lại sự thanh thản cho bản thân
Theo báo du học