Cậu bé thiên tài vẫn không làm hài lòng cha mẹ vì lỗi nhỏ

Dù con đứng đầu một cuộc thi khoa học, ông bố Trung Quốc vẫn cảnh báo 'tương lai duy nhất của con phải là thắng cuộc'.

Gar Jun (11 tuổi, năm 2019) hiện sống ở Birmingham (Anh) cùng với cha mẹ người Trung Quốc đang có hai nhà hàng tại đây. Cậu bé đã gây ấn tượng mạnh với ban giám khảo và khán giả khi lọt vào vòng tứ kết của chương trình đố vui Channel ở Anh, nhất là biểu hiện xuất sắc trong vòng thi khoa học, trong cuộc thi mới đây.

Gar Jun 11 tuổi đã vượt qua nhiều người hơn tuổi khác giành vị trí đứng đầu. Ảnh:The Sun.

Tuy nhiên có nhiều kiến thức mới khiến người chơi dù lớn tuổi cũng không trả lời được và Gar Jun cũng không ngoại lệ. Dù vậy cậu bé hiện vẫn dẫn đầu bảng xếp hạng.

Khán giả sốc vì khả năng của cậu bé, nhưng họ sốc hơn trước phản ứng cha mẹ em. Ngay sau khi kết thúc cuộc thi, người dẫn chương trình đã phỏng vấn cha mẹ Gar Jun. Bố Gar Jun cảnh báo "tương lai duy nhất của con là phải thắng cuộc". Mẹ cậu bé thậm chí cho biết thành tích khiến bà thất vọng, theo The Sun.

Hoá ra Gar Jun được nuôi dạy theo "mô hình quân đội" vô cùng nghiêm khắc. Sinh ra ở Trung Quốc, năm ba tuổi cậu đến Birmingham cùng bố mẹ. Cha mẹ khuyến khích cậu "tự học" từ nhỏ. Gar Jun không nói tiếng Anh khi đến đây nhưng sau ba tháng thì cậu bé đã nói trôi chảy ngôn ngữ thứ hai này.

Người mẹ áp dụng chế độ giáo dục nghiêm ngặt lên con. Ảnh: The Sun.

Câụ đọc thông viết thạo năm 3 tuổi, đến 4 tuổi đã thành thạo bảng nhân. Năm tám tuổi, kỹ năng piano và violin của Gar Jun đã vượt qua bài kiểm tra cấp độ 5.

Trong khi những đứa trẻ khác chơi game, đá bóng sau giờ học thì Gar Jun giải phương trình hoặc nghiên cứu ADN. Trong ngắn ngủi, cậu bé trở thành một "thiên tài" ở lớp với thành tích đầu bảng. Dù còn bé, cậu đã được mời đến khoa Sinh học tại Đại học Birmingham để nói chuyện với giáo sư và khiến những chuyên gia ở đây bất ngờ trước kiến thức về tế bào và ADN.

Bố mẹ Gar Jun căng thẳng và buồn trước biểu hiện của con trong cuộc thi. Ảnh: The Sun.

Thành tích của Gar Jun có liên quan mật thiết đến cách giáo dục của cha mẹ. Bà Faye cho biết mỗi buổi học của con trai đều rất tập trung và chỉ có 3 phút thư giãn giữa các môn học.

Tuy nhiên, kiểu giáo dục "mẹ hổ" của Trung Quốc này một lần nữa lại gây ra cuộc tranh luận trên Internet. "Kỳ vọng của mẹ Trung Quốc quá cao. Cậu bé đã thể hiện rất tốt và bây giờ cậu ấy có mặt trên bảng xếp hạng, nên ăn mừng", một người nói. "Trẻ em nên được phép phạm sai lầm, đó là một phần trong sự phát triển của chúng", người khác bình luận...

Viethome (theo VnExpress)