Người mẹ xin tị nạn đối mặt mức viện phí £10,000 sau khi sinh con

nguoi me ti nan sinh con
Kim đang phải cố gắng trả tiền viện phí NHS sau khi trải qua ca sinh mổ. Ảnh: Gary Calton/The Observer

Cuộc sống của những người mẹ trẻ nhập cư ở Anh rất cơ cực. Kim, 34 tuổi, đã mắc nợ bệnh viện NHS £10,000 sau khi sinh mổ. Nhưng cô chỉ có thể trả 1 xu mỗi tháng. Vậy là cô bị nhân viên thu hồi nợ đến đòi nợ. Điều này đã làm dấy lên những lời kêu gọi khẩn thiết, yêu cầu NHS xem xét lại chính sách y tế đối với những phụ nữ nhập cư mang thai và nuôi con nhỏ.

Mỗi ngày, một người xin tị nạn nhận được £7 tiền trợ cấp để mua thực phẩm, quần áo, đồ dùng thiết yếu và tiền đi lại. Họ chỉ được trợ cấp một ít thực phẩm dinh dưỡng bồi bổ cho mẹ và em bé. Đối tượng này được miễn trừ không phải chịu tiền viện phí NHS. Đây là một chính sách đã được chính quyền Bảo thủ ban hành cách đây 10 năm, nhằm giúp đỡ những người nhập cư và du khách nước ngoài. 

Tuy nhiên, tổ chức từ thiện Maternity Action cho biết, nhiều phụ nữ lẽ ra phải được chăm sóc thai sản miễn phí thì lại bị tính phí nhầm. Trường hợp của Kim khá phức tạp do tình trạng nhập cư của cô thay đổi.

Cô xin tị nạn lần đầu tiên vào năm 2017 sau cuộc đàn áp những người chỉ trích chính phủ ở Zimbabwe, đất nước nơi cô sinh ra. Tuy nhiên cô đã bị Vương quốc Anh từ chối tị nạn. 

Năm 2021, cô có thai và nộp một đơn xin tị nạn mới. Cô cho biết không thể nộp đơn sớm hơn vì lý do đại dịch. 

Khi sinh con vào tháng 3/2022, lúc này cô thuộc diện đã đi khai báo nên lẽ ra phải được miễn trừ phí sinh nở. Thế nhưng cô vẫn bị tính phí £10,703.23 tiền chăm sóc thai sản bởi Bệnh viện Leeds Teaching Hospitals NHS trust (LTHT). 

Sau đó, tòa án tuyên bố với một công ty thu hồi nợ rằng cô còn một món nợ cũ £3,450. Đây là tiền viện phí nội trú do trước đó cô từng gặp khó khăn trong việc di chuyển. Thời điểm đó cô nhập viện sau khi đơn xin tị nạn lần đầu bị từ chối. 

Kim cho biết: "Tôi bị cấm làm việc và không có tài khoản ngân hàng. Tôi chỉ có thể trả nợ £0.01 mỗi tháng. Thật xấu hổ khi không thể trả nhiều hơn. Thậm chí chỉ 1 xu cũng khiến tôi căng thẳng. Nếu buộc phải trả nhiều hơn, tôi sẽ phải liều mình kiếm tiền bất hợp pháp. 

Bện viện LTHT sau đó đã lên tiếng xin lỗi Kim, và xác nhận họ đã hủy hóa đơn đòi tiền cô. 

Tại Vương quốc Anh, phụ nữ mang thai được khuyên nên đi khám lần đầu tiên trước khi thai được 10 tuần. Nhưng vì sợ tốn tiền nên Kim chờ đến khi thai được 4 tháng mới đi khám lần đầu. 

Như vậy, việc làm sai các quy định về chính sách có thể đẩy phụ nữ xin tị nạn vào những lựa chọn nguy hiểm khi mang thai và sau sinh. Tính phí người mẹ xin tị nạn đồng nghĩa đứa trẻ vừa chào đời đã gánh nợ. 

Kim nói: "Tôi rất khổ sở, tôi phải làm sao để có tiền? Tôi vừa sinh mổ và vết thương vẫn chưa lành, con còn đang bú sữa mẹ. Tôi phải làm sao?".

Kim hiện đang sống trong một nơi ở dành cho người tị nạn, nơi đây từ lâu đã bị than phiền về tình trạng nấm mốc và gián. Cô đang chờ phán quyết đơn xịn tị nạn của mình. Hiện cô đang theo học cao đẳng với hy vọng trở thành điều dưỡng. 

Viethome (theo Guardian)