Một "quả bom phấn hoa" sẽ tấn công Vương quốc Anh vào tuần này, gây ra tình trạng dị ứng, viêm mũi, ngứa mắt...
Năm nay, mùa phấn hoa đến muộn. Nhưng sau những tuần mưa kéo dài dai dẳng, phấn hoa sẽ bắt đầu bung xỏa khi cuối tuần này, nhiệt độ ở Anh sẽ còn ấm hơn Rome, lên tới 23C.
Hay fever (viêm mũi dị ứng - allergic rhinitis) là một trong những hiện tượng dị ứng phổ biến nhất ở Anh. Cứ 2 người Anh thì có 1 người bị dị ứng. Triệu chứng bắt đầu xuất hiện khi số lượng phấn hoa tăng lên mức cao nhất giữa thời tiết ấm, ẩm và có gió.
"Bom phấn hoa" là khi lượng phấn hoa giải phóng ra quá lớn, giống như những luồng khói bay lượn trong không khí. Ngày đầu tiên xuất hiện lượng phấn hoa cao nhất sẽ là một ngày trong tuần này, cũng chính là khởi đầu của mùa hè. Phấn hoa dày đặc có thể gây viêm mũi dị ứng, chảy nước mũi, ngứa mắt và chảy nước mắt.
Phấn hoa từ các loại cỏ xuất hiện nhiều ở South, Midlands và Wales vào những ngày nắng. Ở phía Bắc, ngày hôm nay người dân có thể cảm nhận thấy những tác động của phấn hoa.
Ước tính 90% những người bị viêm mũi dị ứng là do dị ứng với cỏ phấn hoa. Sau những trận mưa kéo dài, thời tiết ổn định và ấm áp hơn, tạo điều kiện cho cỏ phấn hoa bung xỏa.
Khi trời có giông bão, phấn hoa cùng bụi đất sẽ bị ném tung vào không khí, xâm nhập vào đường thở, khiến các triệu chứng ở người hen suyễn và người bị viêm mũi dị ứng càng nặng nề hơn.
Triệu chứng của dị ứng phấn hoa?
Tùy theo cơ địa của người bệnh, mức độ dị ứng, lượng phấn hoa và thời gian người bệnh tiếp xúc với phấn hoa mà triệu chứng dị ứng có thể nặng nhẹ khác nhau do mức độ histamine tiết ra trong cơ thể của bệnh nhân cũng khác nhau. Dị ứng phấn hoa thường gây ra một số triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân, bao gồm:
- Triệu chứng khó chịu, sụt sịt mũi, cảm giác ngứa vùng mũi, họng, mắt.
- Có dấu hiệu chảy nước mắt, nước mũi.
- Ngứa ngáy và đỏ ửng vùng mắt, mũi.
- Hắt hơi thành từng đợt, kéo dài.
- Đôi khi xuất hiện những cơn ho liên tục.
- Một số trường hợp dị ứng phấn hoa còn có thể khiến cho bệnh nhân khò khè, khó thở,…
Với những bệnh nhân mà tiền sử bệnh có các vấn đề về hô hấp như hen, suyễn và một số bệnh hô hấp khác nếu dị ứng với phấn hoa thường làm cho các triệu chứng bệnh này bùng phát nặng hơn, gây ra nhiều khó chịu và làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh. Tùy theo cơ địa mỗi người mà dấu hiệu dị ứng phấn hoa có thể bùng phát từ 15 – 20 phút sau khi tiếp xúc.
Biện pháp phòng ngừa dị ứng phấn hoa?
Một trong những cách điều trị và phòng ngừa dị ứng phấn hoa là nên tránh xa và không tiếp xúc với phấn hoa. Tuy nhiên, rất khó để tránh khỏi việc không hít phải phấn hoa. Do đó, người bệnh có thể giảm thiểu phơi nhiễm phấn hoa bằng những cách sau đây:
- Nên ở trong nhà vào những ngày thời tiết hanh và khô.
- Không nên chăm sóc vườn tược vào mùa hè nhiều gió.
- Đóng kín cửa sổ và các cửa chính vào mùa phấn hoa nở rộ.
- Hạn chế phơi quần áo ngoài trời vào những thời điểm có nhiều phấn hoa.
- Không nên trồng một số loại cây như hoa hồng, hải đường, hoa xương rồng, hoa tulip, nghệ tây, thủy tiên, cúc, huệ, các loại cây bụi như dâm bụt, cẩm tú cầu, đỗ quyên, một số loại cỏ có phấn hoa…
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh hít phải phấn hoa có trong không khí.
- Nên thay quần áo sau mỗi lần ra ngoài vào nhà để hạn chế phấn hoa vương trên đồ
- Với điều hòa tại nơi ở nên có bộ phận lọc không khí để tránh phấn hoa bay vào nhà.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, ga trải nệm, bao gối nên được giặt trong nước xà phòng nóng, ít nhất là một lần mỗi tuần.
Viethome (theo Mirror)