Vì sao mùa đông ở Anh thường khiến bạn cảm thấy buồn bã, uể oải?

Dưới đây là bài chia sẻ hữu ích về triệu chứng TRẦM CẢM THEO MÙA (SAD) của bạn Huong Tr, đăng trên nhóm Hội Người Việt Nam tại Vương Quốc Anh:

Vào thời gian này trong năm bạn có cảm thấy uể oải kinh khủng, tâm trạng buồn bã, suy nghĩ tiêu cực về bản thân và cuộc sống, hoặc không thể tập trung vào học tập và làm việc, hoặc ngủ lâu hơn bình thường và khó thức dậy vào buổi sáng.

Nếu có, có thể bạn đang mắc bệnh “trầm cảm theo mùa”, tiếng Anh là Seasonal Affective Disorder (SAD) hoặc còn được gọi là Winter Blue (nỗi buồn mùa đông).

Hãy tìm hiểu về vấn đề này để bảo vệ sức khoẻ của mình và gia đình. Nếu bạn gặp các vấn đề về trầm cảm mùa đông và cần giúp đỡ để đến GP khám, hãy liên hệ với Hội người Việt Nam tại Vương Quốc Anh để được giúp đỡ.

intro 1665616076

Trầm cảm theo mùa là gì?

SAD là những rối loạn cảm xúc xảy ra theo chu kỳ. Bình thường người mắc vẫn có sức khoẻ tâm lý ổn định, nhưng vào một khoảng thời gian nhất định hàng năm, họ sẽ bộc lộ triệu chứng trầm cảm. Khoảng thời gian phát bệnh phổ biến là vào mùa đông hoặc mùa mưa.

Nguyên nhân chính xác của SAD vẫn chưa được hiểu đầy đủ nhưng nó thường liên quan đến việc giảm tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong những ngày mùa thu và mùa đông ngắn hơn.

Giả thuyết chính là việc thiếu ánh sáng mặt trời có thể khiến một phần não vùng dưới đồi hoạt động không bình thường, ảnh hưởng đến sản xuất melatonin – melatonin (hormon dẫn đến sự buồn ngủ). Thiếu ánh sáng mặt trời còn dẫn đến mức hormone serotonin thấp hơn, có liên quan đến cảm giác trầm cảm.

Đồng hồ bên trong cơ thể (nhịp sinh học) cũng bị ảnh hưởng. Cơ thể bạn sử dụng ánh sáng mặt trời để làm đồng hồ cho nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, do đó, mức độ ánh sáng thấp hơn trong mùa đông có thể làm gián đoạn nhịp sinh học và dẫn đến các triệu chứng SAD.

Triệu chứng và ảnh hưởng của trầm cảm theo mùa

Theo hướng dẫn của NHS Anh, những hội chứng thường gặp của trầm cảm mùa đông (Winter SAD) bao gồm:

  • Tâm trạng với năng lượng thấp kéo dài. mất niềm vui hoặc hứng thú với các hoạt động bình thường hàng ngày
  • Cáu gắt
  • Cảm giác tuyệt vọng, tội lỗi và vô giá trị
  • Cảm thấy thờ ơ (thiếu năng lượng) và buồn ngủ vào ban ngày
  • Ngủ lâu hơn bình thường và khó thức dậy vào buổi sáng
  • Thèm các đồ ăn có carbohydrate ( cơm, bánh ngọt, ) và tăng cân
  • Khó tập trung
  • Giảm ham muốn tình dục

Đối với một số người, những triệu chứng này có thể nghiêm trọng và ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động hàng ngày của họ, bao gồm:

  • Cảm giác vô vọng và buồn bã.
  • Suy nghĩ về tự sát.
  • Ngủ li bì cả ngày lẫn đêm và tính tình thay đổi, hoặc xu hướng ngủ thừa giấc.
  • Thay đổi khẩu vị, đặc biệt là thèm các món ăn có đường hoặc chứa tinh bột.
  • Tăng cân.
  • Cảm thấy tay chân nặng nề và giảm năng lượng hoạt động.
  • Thu mình khỏi cộng đồng.

Các triệu chứng của SAD thường xuất hiện theo chu kỳ nhất định, đa số ở mức nhẹ tới vừa phải. Tuy nhiên trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể nặng tới mức làm tê liệt nhịp sống bình thường của người mắc SAD.

Các phương pháp phòng và điều trị

Hiện có nhiều phương pháp điều trị khác nhau cho SAD. Nếu bạn nghi ngờ mình bị SAD, hãy đến GP để được tư vấn và bác sĩ sẽ đề xuất chương trình điều trị phù hợp nhất cho bạn.

Các phương pháp điều trị chính là:

- Liệu pháp ánh sáng: Dùng đèn SAD (hiện đang có bán nhiều ở các cửa hàng thuốc hoặc mua online) . Hàng ngày bạn phải ngồi trước một thiết bị chiếu ánh sáng nhân tạo trong vòng 30 – 60 phút. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng tác dụng của đèn SAD chưa được khẳng định. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến mắt và có thể có những tác dụng phụ khác.

- Bổ sung Vitamine D: Một phương pháp điều trị thường thấy khác là bổ sung vitamin D bởi có giả thuyết cho rằng nguyên nhân của trầm cảm theo mùa là do thiếu vitamin D, được sản sinh khi da được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

- Các biện pháp về lối sống: Bao gồm tập thể dục thường xuyên và thực hành để kiểm soát mức độ căng thẳng của bạn ( như thiền, nghe nhạc, vv)

- Liệu pháp tâm lí: Trò chuyện với khác giúp giải toả căng thẳng hoặc tư vấn với chuyên gia tâm lí

- Sử dụng thuốc chống trầm cảm: Đến GP để được các bác sĩ đánh giá và kê đơn thuốc điều trị nếu cần

Tự cải thiện các triệu chứng của mình:

- Cố gắng nhận được càng nhiều ánh sáng mặt trời tự nhiên càng tốt – ví dụ như đi bộ ngắn vào giờ ăn trưa cũng có thể có lợi

- Làm cho môi trường làm việc và ở nhà của bạn trở nên nhẹ nhàng và thoáng mát nhất có thể

- Ngồi gần cửa sổ khi bạn ở trong nhà

- Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là ngoài trời và vào ban ngày

- Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh

- Nếu có thể, hãy tránh những tình huống căng thẳng trong cuộc sống

Nếu ban gặp các vấn đề như trên và cần giúp đỡ để đến GP khám, hãy liên hệ với Hội người Việt Nam tại Vương Quốc Anh để được giúp đỡ.

(Nguồn: National Health System UK và các tài liệu khác) / Huong Tr / Hội người Việt Nam tại Vương Quốc Anh