Anh: Tử vong sau hơn 7 giờ chờ xe cấp cứu

Hãy cùng nghe chia sẻ của Marcus Raymond về sự kiện bi thảm cướp đi mạng sống của cha anh:

“Tôi tức giận hộ tất cả những người có nguy cơ mất mạng vì thời gian phản ứng của xe cấp cứu ở Anh hiện đang ở mức lâu nhất. Theo tôi biết, vấn đề đã kéo dài trong nhiều năm. Năm 2018, bố tôi qua đời trong vòng 24 giờ khi đến bệnh viện, phải đợi khoảng bảy tiếng rưỡi mới thấy xe cấp cứu đến. Ông ấy 59 tuổi.

Khi nghĩ mọi việc bây giờ còn tồi tệ hơn, phải chờ đợi lâu hơn khiến nhiều người có nguy cơ mất người thân, tôi cảm thấy tuyệt vọng. Ban đầu, bố tôi đã có các triệu chứng giống như cúm và bác sĩ khuyên ông nên nghỉ ngơi - nếu mọi thứ không cải thiện trong vài tuần, hãy đặt một cuộc hẹn khác.

Vào thời điểm đó, tôi 26 tuổi, không sống ở nhà. Chúng tôi không lo lắng lắm vì đây có vẻ như là căn bệnh khá thường xuyên và ông ấy đi khám. Sáu ngày sau, mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Ông đột nhiên bị sưng đầu gối, các triệu chứng cúm ngày càng trầm trọng hơn và ho ra máu. Mẹ tôi gọi đến NHS 111, lúc 8 giờ 31 tối. Rõ ràng là bà ấy đã rất lo lắng, và bố tôi đã nhờ bà đóng gói đồ đạc để ở qua đêm trong viện. Sau này chúng tôi mới biết cuộc gọi của mẹ được chuyển tiếp đến 999 và ban đầu nhận được phản hồi "Loại 3".

Tiêu chuẩn quốc gia được NHS England đưa ra vào tháng 7 năm 2017 nêu rõ 90% các cuộc gọi trong danh mục này phải được tất cả các tổ chức cứu thương phản hồi trong vòng 120 phút.

Đến 2.07 giờ sáng, vẫn đang chờ, mẹ gọi điện trực tiếp cho số 999, vì cơ thể bố giờ đang đau nhức, ông cảm thấy như sắp ngất đi và bị đau ở thận. Bà bắt đầu nhận ra mình thật ngây thơ khi nghĩ xe cấp cứu sẽ đến sớm.

16raymondBố của anh Marcus Raymond

Họ nói đang tổ chức giúp đỡ chúng tôi ngay bây giờ và tất cả đã được sắp xếp, nhưng không nói sẽ mất bao lâu. Bà được khuyên nên gọi lại nếu mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Mẹ hỏi bố có nên thử đưa ông lên xe không, nhưng ông không thể đứng được, vì vậy không thể xuống cầu thang. Phải mất một cuộc gọi khác vào lúc 3,44 giờ sáng - khi ông bắt đầu khó thở - họ mới đến.

Sau đó, chúng tôi phát hiện ra trường hợp của bố được nâng cấp lên Loại 1, có nghĩa là nguy hiểm đến tính mạng. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cho thấy tình hình đã tồi tệ và mẹ rất lo lắng.

Các tổ chức cấp cứu trung bình phải phản hồi trong vòng bảy phút đối với Loại 1, với xác suất 90% có mặt trong vòng 15 phút. Một xe cấp cứu phản ứng nhanh đã đến ngay ngoài khung thời gian đó, nhưng sau đó phải yêu cầu xe cấp cứu dự phòng, có mặt lúc 4 giờ 26 phút sáng.

Do số lượng sự cố quá lớn, phần lớn trong số đó là các cuộc gọi Loại 1 và 2, "chúng tôi không có xe cứu thương để gửi đi", bên cấp cứu cho biết.

Mặc dù vậy, khi nhân viên đến, mẹ tôi nói rằng họ rất tuyệt vời với bố. Hai nhân viên y tế thực sự chuyên nghiệp, và đã kiểm tra sơ bộ. Mẹ cảm thấy nhẹ nhõm vì cuối cùng họ cũng đã đến nơi, nhưng giọng bố ngày càng yếu đi.

Mẹ đi sau xe cấp cứu với ông và thực sự sốc khi mọi thứ đã đến mức này. Bà biết xe phản ứng nhanh được thỏa thuận cần dừng lại và điều trị cho bố trên đường nếu cần, vì vậy tình hình rất nghiêm trọng.

Tôi đến bệnh viện vào buổi chiều hôm đó. Đến buổi tối, bố được đưa vào tình trạng hôn mê. Các bác sĩ cho biết ông đang bị khó thở, vì vậy đây là giải pháp tốt nhất. Họ nói tình trạng có thể không thay đổi trong nhiều ngày, vì vậy chúng tôi nên về nhà nghỉ ngơi.

Nhưng vài giờ sau khi trở về nhà, chúng tôi nhận được một cuộc điện thoại, với tin tức khủng khiếp rằng ông ấy đang “yếu đi”, và chúng tôi nên quay lại.

Hóa ra bố mắc liên cầu nhóm A - loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong cổ họng và trên da, hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đều bị khó chịu nhẹ. Tuy nhiên, trong trường hợp của bố, phổi bị tổn thương, dẫn đến viêm phế quản và nhiễm trùng huyết nặng.

Khi chúng tôi quay trở lại bệnh viện, nhân viên xe cứu thương nhận ra mẹ tôi và nói: ‘Chúng tôi nhớ bà đến từ đêm qua - chuyện gì đã xảy ra vậy? Bà ổn chứ?' Chúng tôi nhanh chóng giải thích, và họ ngay lập tức tìm một chiếc xe lăn còn trống và đưa mẹ vào đó vì bà đang rất sốc.

16raymond

Họ đẩy bà ấy và đi cùng chúng tôi trở lại Phòng Chăm sóc Đặc biệt, ôm chúng tôi. Họ giống như những thiên thần. Tôi sẽ không bao giờ quên nghĩa cử đó.

Chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian bên giường bệnh của bố trong những giờ cuối cùng của ông, nhân viên đã sắp xếp cho chúng tôi một căn phòng nhỏ để nghỉ ngơi.

Sau vài giờ ở bệnh viện, một y tá xông vào phòng để nói với chúng tôi rằng mọi thứ rất đáng lo ngại và họ cần thực hiện hô hấp nhân tạo. Tôi hỏi liệu chúng tôi có nên ở cạnh ông không.

Cô ấy nói: ‘Nhìn thấy việc này sẽ không dễ chịu đâu’. Cô ấy quay lại vài phút sau và thông báo mình vô cùng tiếc nuối khi phải nói ông ấy đã qua đời. Cả hai chúng tôi đều vô cùng sốc .

Cô ấy thực sự nhẹ nhàng với chúng tôi và dẫn chúng tôi đến nói lời tạm biệt với bố. Cô đã cắt một lọn tóc của ông cùng những giấy tờ liên quan, thậm chí còn nói rằng thật tuyệt khi thấy tôi đã ở cạnh mẹ mình.

Vì vậy, khi tôi nói rằng mình rất tức giận về sự cố tồi tệ này, tất nhiên tôi không giận nhân viên xe cứu thương hay bệnh viện. Chính bức tranh chính trị đã khiến cơ hội của nhiều người trong các tình huống sinh tử thậm chí còn trở nên bấp bênh hơn so với bố tôi.

Tất nhiên, không ai có thể chắn chắc bố sẽ được cứu sống nếu xe cấp cứu đến đúng lúc cần thiết, và những thông tin chúng tôi nhận được cho biết các triệu chứng đã tích tụ trong vài tuần trước đó.

Đây là tình trạng nhiễm trùng huyết nặng, từ đầu bố đã ở trong tình trạng bị đe dọa đến tính mạng và không được khỏe lúc nhập viện. Nhưng rõ ràng, cơ hội sống sót của mọi người sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu họ phải chờ đợi lâu hơn mức cần thiết.

Chúng tôi đã khiếu nại trường hợp của bố với Ambulance Service Trust, khiến họ phải thông báo với các ủy viên rằng đây là "sự cố nghiêm trọng". Vụ việc đã được chuyển cho NHS England và chúng tôi đã nhận được báo cáo điều tra.

Tổ chức xe cứu thương tuyên bố "sự chậm trễ trong khoảng thời gian tối quan trọng là mối lo ngại lớn và không thể chấp nhận được", và đó là "ngày đặc biệt bận rộn" và "số lượng cuộc gọi chúng tôi nhận được vào thời điểm đó đã vượt quá khả năng điều động xe cứu thương".

Phát hiện ra điều này chỉ làm tôi thêm tuyệt vọng và đau lòng. Mẹ cho biết bà không nghĩ phải liên tục gọi và thông báo mức độ nghiêm trọng khi các triệu chứng của ông trở nặng mới nhận được phản hồi.

Lúc đó bà không biết về hệ thống danh mục. Nhưng tại sao mọi người cần phải biết về hệ thống này?

Nếu phải đợi nhiều giờ hơn mục tiêu NHS đặt ra, có vẻ chúng ta cần nhiều tài nguyên hơn để những gì đã xảy ra với bố tôi sẽ không lặp lại.

Cuộc sống gia đình tôi đã bị đảo lộn bởi mất mát mà tôi không thể không tự hỏi rằng liệu có thể ngăn được nó không, nếu thời gian chờ đợi ngắn hơn và không mất quá nhiều thời gian.

Số liệu thống kê cho thấy người bệnh gặp phải nguy cơ cao hơn thực sự đáng buồn, và đối với bất kỳ ai đã mất - hoặc tiếp tục mất - người thân mà đáng nhẽ có thể đã được cứu, tôi thực sự đồng cảm với các bạn”.

Viethome (Theo Metro)