Dỡ bỏ phong tỏa "có thể bị trì hoãn đến ngày 5 tháng 7" do lo ngại về biến thể Ấn Độ

Các bộ trưởng đang cân nhắc đẩy lùi bước cuối cùng của lộ trình dỡ bỏ phong tỏa.

Các chuyên gia đã thúc giục Chính phủ xem xét trì hoãn “Ngày Tự do” 21 tháng 6 trong bối cảnh số ca mắc biến thể Delta - hay biến thể của Ấn Độ - đang gia tăng.

Vào hôm qua 6/6, Bộ trưởng Y tế xác nhận Chính phủ “hoàn toàn cởi mở” trong việc trì hoãn dỡ bỏ phong tỏa nếu cần thiết - mặc dù tuần trước thủ tướng nói rằng ông "vẫn không thấy gì trong dữ liệu" cho thấy chúng ta nên trì hoãn.

Bước bốn trong lộ trình dỡ phong tỏa sẽ xóa bỏ tất cả giới hạn pháp lý về tiếp xúc xã hội, với hộp đêm được phép mở cửa trở lại, đồng thời hạn chế về đám cưới và sự kiện lớn cũng được dỡ bỏ.

Tuy nhiên, theo The Telegraph, quy định về giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và hướng dẫn làm việc tại nhà có khả năng được giữ nguyên sau ngày 21/6.

Các bộ trưởng, chuyên gia và quan chức được hiểu là đang đổ dồn về một số đề xuất, trong đó có trì hoãn hai tuần cho đến ngày 5 tháng 7.

Theo đó, quyết định sẽ dựa trên dữ liệu về thấy tác động của biến thể Delta với số ca nhập viện, phần lớn vẫn ổn định và không đổi, nhưng Bộ Y tế Công cộng Anh cho rằng con số này có nguy cơ gia tăng do chủng Delta.

7idianvariant

Người trưởng thành dưới 30 tuổi sẽ được mời tiêm vắc-xin từ tuần này

Một nguồn tin nói: "Các nhà khoa học ủng hộ việc trì hoãn hai tuần và đó chắc chắn là một trong những lựa chọn được đưa ra trong báo cáo gửi tới các bộ trưởng”.

Bộ trưởng Y tế cho biết còn “quá sớm” để đưa ra quyết định cuối cùng cho ngày 21 tháng 6, nhưng sự lây lan của biến thể Delta đã khiến việc này trở nên khó khăn hơn.

Bộ trưởng y tế cho biết lời khuyên mới nhất là chủng Delta có khả năng lây truyền cao hơn 40% so với chủng Kent.

Khi được hỏi về khả năng kế hoạch 21/6 bị hoãn nếu dữ liệu "xấu đi", ông Hancock trả lời: "Chúng tôi hoàn toàn sẵn sàng làm điều đó nếu cần thiết".

Tuy nhiên, những bình luận của ông đã vấp phải sự giận dữ của nhiều nghị sĩ. Thành viên đảng bảo thủ - Sir Desmond Swayne, cáo buộc Chính phủ đã "lãng phí" những lợi thế có được nhờ sự thành công của tiêm chủng.

Ông Desmons nói thêm: “Tuyên bố về sứ mệnh ban đầu là cứu sống tính mạng con người bằng cách bảo vệ NHS. Chúng ta đã làm được điều đó".

Ông Hancock nhận định vắc-xin đã “cắt đứt nhưng không phá vỡ” mối liên hệ giữa số ca mắc tăng và số người nhập viện tăng.

Tuy nhiên, ông nói thêm rằng vắc-xin có “hiệu quả tương tự” đối với biến thể Delta nhưng điều quan trọng là mọi người phải tiêm liều thứ hai.

Biến thể B.1.617.2 Delta hiện được cho là biến thể phổ biến ở Anh và đã vượt qua chủng Kent, với số ca bệnh tăng gần 80% chỉ trong một tuần.

Viethome (Theo Metro)