Bằng chứng mới cho thấy khẩu trang có tác dụng phòng ngừa coronavirus

Lời khuyên chính thức về việc đeo khẩu trang nơi công cộng có thể được thay đổi sau khi có bằng chứng mới cho thấy chúng có thể bảo vệ mọi người khỏi coronavirus.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liên tục nhấn mạnh rằng chỉ những người có triệu chứng hoặc đang chăm sóc người bị COVID-19 mới cần đeo khẩu trang.

Nhưng một nghiên cứu mới và bằng chứng từ Hồng Kông cho thấy khẩu trang có thể có lợi ích bảo vệ cho người đeo, và một nhóm chuyên gia của WHO đang đánh giá những bằng chứng này nhằm thay đổi hướng dẫn của họ.

skynews coronavirus covid 19 4949281

Chuyên gia bệnh truyền nhiễm, giáo sư David Heymann, người đứng đầu nhóm đánh giá, cảnh báo rằng các khuyến nghị về khẩu trang còn tồn tại nhiều vấn đề vì mọi người thường đeo chúng không đúng cách hoặc không vứt chúng đúng cách.

"Hiện đang có một cuộc tranh luận về tính hữu ích của khẩu trang bởi vì Hồng Kông đã cung cấp một số bằng chứng cho thấy khẩu trang có thể hữu ích trong việc bảo vệ các cá nhân khỏi lây nhiễm", ông nói trước một cuộc họp ngắn của Chatham House.

"Vẫn chưa rõ liệu điều đó có đúng hay không.

"WHO, tổ chức mà tôi làm việc cùng, trao đổi vấn đề này với một nhóm các chuyên gia trên khắp thế giới ... để hiểu liệu có bằng chứng nào xác đáng để thay đổi những gì WHO đang khuyến nghị về khẩu trang hay không – liệu có thật là chúng thực sự không có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mọi người khỏi bị lây nhiễm ngoại trừ nhân viên y tế, những người cũng đeo cả kính bảo vệ mắt. Và liệu có phải khẩu trang cũng có tác dụng che chắn mọi người khỏi những cơn ho hay hắt xì.

"Nhưng vì hiện tại đã có bằng chứng, có vẻ như sẽ có một cuộc thảo luận để quyết định xem khẩu trang có đóng vai trò quan trọng tại một thời điểm nào đó trong dịch bệnh hay không.

"Và hãy tin tôi, nếu chúng có tác dụng, các công ty tư nhân có đủ tiềm lực để bắt đầu sản xuất khẩu trang với số lượng cần thiết."

Dữ liệu được thu thập tại Hồng Kông xung quanh việc sử dụng khẩu trang đã được chia sẻ với WHO và dự kiến ​​sẽ sớm được công bố.

Nhưng một nghiên cứu riêng biệt được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ở Cambridge, Mỹ, đã phát hiện ra rằng một cơn ho có thể khiến những giọt chất lỏng văng xa tới 6m và hắt hơi lên tới 8m.

Các nhà khoa học tham gia nghiên cứu cho biết kết quả của họ chỉ ra rằng đeo khẩu trang chất lượng cao hơn có thể làm giảm rủi ro trong một số môi trường, đặc biệt là trong các phòng thông gió kém.

Trong khi đó, Giáo sư Heymann kêu gọi những người chọn mua bộ dụng cụ xét nghiệm kháng thể COVID-19 tại nhà giá £39 được quảng cáo trên Facebook cần phải thận trọng.

"Điều đó tùy thuộc vào mỗi người, nếu bạn mua vì lợi ích của chính mình và để biết bạn có kháng thể không thì cứ mua nó" ông nói.

"Nhưng vấn đề là bạn không biết bộ xét nghiệm này có nhạy và chính xác hay không trừ khi bạn đã đọc kỹ bao bì hoặc hỏi công ty về độ nhạy hoặc độ đặc hiệu của thiết bị.

"Đây là một thế giới tự do, bất kỳ ai cũng có thể mua những gì họ muốn mua và sử dụng nó, nhưng bạn cần suy nghĩ kỹ xem đó có phải là một khoản đầu tư khôn ngoan cho các mục đích mà bạn muốn thử nghiệm hay không.

"Nếu bạn muốn xem bạn có kháng thể coronavirus hay không thì bạn có thể thử dùng nó.

"Nếu bạn muốn xem bạn có kháng thể COVID không thì bạn nêntìm hiểu chi tiết hơn một chút về những gì xét nghiệm đó có thể cung cấp cho bạn."

Ông nói thêm rằng vẫn chưa biết liệu khả năng miễn dịch với COVID-19 của người đã khỏi bệnh có lâu dài hay không.

"Chúng ta chưa liệu loại coronavirus mới gây ra COVID-19 có tạo ra miễn dịch lâu dài hay không và do đó chúng tôi không thể đưa ra quá nhiều giả định", ông nói thêm.

"Bạn có thể nói rằng ‘nếu tôi có kháng thể, tôi cảm thấy an toàn hơn một chút khi quay trở lại với cuộc sống xã hội’ nhưng hãy nhớ rằng chúng ta không chắc khả năng miễn dịch đó sẽ kéo dài bao lâu.

"Chắc chắn, một chiến lược tái khởi động xã hội sẽ nói có, những người có kháng thể với coronavirus ít nhất có thể bắt đầu đi làm trở lại, tùy thuộc vào mức độ chịu đựng rủi ro của quốc gia, họ có thể bắt đầu hoạt động trở lại trong xã hội và sau đó chúng ta sẽ biết."

Trong khi đó, ông nói rằng Vương quốc Anh rất có thể đã tránh được sự gia tăng nhu cầu lớn đối với các bệnh viện.

"Bởi vì Ý quá tập trung vào việc ngăn chặn dịch bệnh mà không theo dõi những gì đang xảy ra trong bệnh viện, và tất cả các bệnh viện đột ngột trở nên quá tải với bệnh nhân và họ không thể đáp ứng tất cả", ông nói.

"Họ không có đủ máy thở và họ có tỷ lệ tử vong rất cao, vì vậy các nước đi sau đã điều chỉnh chiến lược của họ thành chiến lược đảm bảo không có sự gia tăng bệnh nhân trong bệnh viện, hay đúng hơn là có thể có số lượng cân bằng bệnh nhân nhập viện.

"Để làm điều đó, nhiều quốc gia đã xây dựng một chiến lược trì hoãn và trong số đó là Vương quốc Anh đã trì hoãn được một sự đột biến lớn, hy vọng là vậy."

VietHome (Theo Sky News)