Người đàn ông ăn thực phẩm quá hạn suốt một năm giờ ra sao?

Ngày nay khi mở hộp thực phẩm hay gia vị chúng ta thường có thói quen kiểm tra thời hạn được dán trên nhãn mác. Nếu phát hiện thực phẩm đã quá hạn, mọi người thường quẳng chúng đi. Nhưng Scott Nash và người nhà ông thường xuyên sử dụng thực phẩm quá hạn đã hơn một năm, giờ họ ra sao?


Scott Nash

Ông Scott Nash là người sáng lập ra chuỗi siêu thị Mom’s Organic Market ở Mỹ. Khi kinh doanh siêu thị ông phát hiện ra rằng mọi người ngày càng coi trọng thời hạn bảo quản thực phẩm, còn siêu thị cũng phải bỏ những thực phẩm quá hạn khỏi giá hàng. Ước tính, nước Mỹ có khoảng 30%-40% thực phẩm chưa kịp sử dụng thì đã quá hạn. Điều này có nghĩa là hàng năm người Mỹ sẽ vứt bỏ số thực phẩm lên tới 165 tỉ USD. Lẽ nào những thực phẩm bị người ta quẳng đi này quả thực không thể ăn được?

Scott Nash và người nhà liên tục sử dụng các loại thực phẩm quá hạn khác nhau đã một năm qua, bao gồm chế phẩm từ sữa, nông sản, thịt, cá và các loại gia vị thực phẩm đóng gói. Ông nói rằng, kỳ thực “những thực phẩm hết hạn” này vẫn có chất lượng rất tốt, mùi vị không khác mấy so với khi còn hạn. Sau khi ăn cũng không cảm thấy khó chịu hay sinh bệnh.

Một năm nay cả nhà ông Scott Nash đã ăn thực phẩm hết hạn gồm sữa chua hết hạn 6 tháng, bánh Dosa hết hạn 1 năm, hộp cà chua nướng hết hạn 7 tháng, bánh nhân thịt bò hết hạn 15 ngày, hầu như bao gồm toàn bộ thực phẩm có trong siêu thị của ông Scott Nash. Tới nay cả gia đình ông đều rất mạnh khỏe, suốt một năm dùng thực phẩm hết hạn, họ chưa từng cảm thấy khó chịu hay phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm.

Sử dụng thực phẩm hết hạn không có vấn đề gì, vậy vì sao trên tất cả các loại thực phẩm đóng gói đều dán thời gian hết hạn? Ông nói nhãn của nhà sản xuất nêu ra thời hạn sử dụng thực phẩm tốt nhất và thích hợp nhất, chứ không phải ý nói rằng sau thời hạn này thì không được sử dụng.

Cách làm của ông Scott Nash đã khiến người dân Mỹ chú ý đến việc tránh lãng phí đồ ăn, đặc biệt là việc lãng phí do tem đảm bảo chất lượng gây ra. “Trung tâm cuộc sống tương lai Johns Hopkins” từng điều tra phát hiện ra rằng hơn 80% người được phỏng vấn sẽ bỏ đi thức ăn đã hết hạn, 37% biểu thị mình sẽ ăn hoặc vứt đồ ăn theo “thời hạn sử dụng”. Không còn nghi ngờ gì nữa điều này đã tạo nên sự lãng phí khổng lồ.

Vậy thời hạn được dán trên nhãn mác thực phẩm của siêu thị Mỹ rốt cuộc có nghĩa gì? Dưới đây là giải thích của “Science Daily”:

Hạn sử dụng thực phẩm

Nhãn này muốn nói với người tiêu dùng rằng sử dụng thực phẩm trước thời hạn này là tốt nhất. Tiêu chuẩn đo lường là chất lượng thực phẩm. Sau thời hạn này chất lượng thực phẩm sẽ giảm sút nhanh hơn, tính an toàn khi sử dụng cũng giảm sút, chứ không phải sau thời hạn này thực phẩm sẽ khiến người tiêu dùng mắc bệnh hay cảm thấy khó chịu.

Thời hạn tiêu thụ

Nhãn này dành cho các nhà bán lẻ và bán buôn, nghĩa là thực phẩm này nên bán trước thời hạn hoặc được bỏ khỏi giá bán hàng, nhưng không đồng nghĩa với việc sau thời hạn này sử dụng sản phẩm sẽ không an toàn.

Thời hạn sử dụng tốt nhất

Nhãn này đề xuất với người tiêu dùng rằng sử dụng trước thời hạn này mùi vị sẽ thơm ngon nhất.

Hóa ra sử dụng thực phẩm quá hạn không phải là không an toàn, cũng không đe dọa gì tới sức khỏe con người. Bộ nông nghiệp Mỹ cũng bày tỏ rằng thức ăn sau khi hết hạn vẫn được sử dụng một cách an toàn, NHƯNG nhất định phải chú ý tới mùi vị, khẩu vị của thực phẩm xem có gì bất thường không, nếu thực phẩm đã biến chất thì không được dùng.

Trên thực tế, ngoài những thực phẩm dành cho trẻ nhỏ ra, luật pháp liên bang Mỹ đều không yêu cầu dán nhãn hạn sử dụng trên thực phẩm. Nhà sản xuất dán những nhãn mác này là để chỉ thời hạn sử dụng sản phẩm tối ưu.

Giống như ông Scott Nash đã giới thiệu, một loại thực phẩm có thể ăn được hay không cần được phán đoán bằng mắt và mũi, xem liệu đồ ăn có mùi vị khác thường hay bị biến chất không. Xét từ ngoại quan, mùi vị và chất lượng thực phẩm mà phán đoán liệu có nên tiếp tục sử dụng chúng hay bỏ đi, chứ không phải được quyết định bởi “Hạn sử dụng”. Quan điểm của ông Scott Nash đã được một vài nhân sỹ chuyên môn tán đồng. Andrea Goergen, nhà dinh dưỡng học của Trung tâm thuộc Bệnh viện Washington cũng cho rằng quan điểm này hoàn toàn chính xác.

Theo trithuvn