2 người làm vườn đu dây trốn thoát khỏi trại cần sa 800 cây

trai can sa 800 cay 1
"Căn cứ tinh vi" được thiết lập trong một hộp đêm cũ trên đường Silver Street. Ảnh: South Yorkshire Police

Một trại cần sa tinh vi trị giá khoảng £800,000 đã được phát hiện trong một hộp đêm bỏ hoang. 800 cây cần sa trải rộng khắp 6 căn phòng trong hộp đêm cũ trên đường Silver Street, Doncaster. 

Cảnh sát đã đột kích tòa nhà sau khi nhận được tin báo về tình trạng điện bị câu trộm. Trong nhà có thức ăn tươi và dụng cụ nấu nướng, chứng tỏ có người sống trong nhà. Một số báo cáo ghi nhận có 2 người đàn ông đã trốn khỏi nhà bằng cách đu dây cáp từ cửa sổ tầng một.

trai can sa 800 cay 1
Cảnh sát cho rằng có người sống trong hộp đêm để chăm sóc các cây cần sa. Ảnh: South Yorkshire Police

Cảnh sát Doncaster cho biết: "Địa điểm này đã được cải tạo một cách tinh vi cho mục đích trồng cần sa. Tại các căn phòng có những cây cần sa ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Một số người có thể nghĩ rằng cần sa là vô hại nhưng nó có liên quan mật thiết đến tội phạm có tổ chức. Những tổ chức này là mầm móng của bạo lực, buôn bán cũ khí và ma túy. Nó đẩy những con người yếu thế vào ngõ cụt bị bóc lột và giam cầm".

"Tôi muốn mọi người dân đều cảm thấy an toàn trong chính ngôi nhà của mình. Bằng cách dập tắt các trại cần sa, chúng ta sẽ từng bước loại bỏ băng đảng ra khỏi cộng đồng".

Mặc dù cần sa bị coi là phạm pháp ở Anh từ năm 1928, nhưng đây vẫn là thứ ma túy thông dụng nhất ở nước này hiện nay. Có tới 2,7 triệu người tiêu thụ hơn 1.000 tấn cần sa với giá trị ước tính khoảng 9,2 triệu USD mỗi năm. Theo Hiệp hội Các Cảnh sát Trưởng Vương quốc Anh (Association of Chief Police Officers), hầu hết cần sa tiêu thụ ở Anh được trồng trong nước.

Những điểm trồng cần sa này nằm rải rác trên khắp nước Anh, cách xa các khu thị tứ hoặc thành phố lớn để không bị lọt vào tầm ngắm của giới chức quản lý địa phương và cảnh sát.

Thông thường, "những người làm vườn" bị đưa đi tản mát ở khắp nước Anh, tránh xa các thành phố lớn để tránh tầm ngắm của cảnh sát. Các nhà hoạt động nhân quyền cho biết, khi bị phát hiện, thường là trong các đợt truy quét của cảnh sát, những người lao động trong các khu trồng cần sa này lại bị coi như tội phạm chứ không phải nạn nhân

Viethome (theo ITV News)