Bristol: Cặp đôi bị bỏ tù 25 năm vì giam giữ nô lệ trong điều kiện tồi tàn

Maros Tancos và Joanna Gomulska đã đưa trái phép ít nhất 29 người đến Anh quốc sau khi hứa hẹn với họ về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Các nạn nhân bị giam giữ như những ''tù nhân'' trong một căn nhà tồi tàn. Họ phải làm việc mà không được trả công. Toàn bộ tiền công của họ đều bị cặp đôi sử dụng để mua sắm xe cộ và chơi bài bạc. 

Cặp đôi này đã bị bỏ tù 25 năm vì tội giam giữ nô lệ hiện đại trong một căn nhà bẩn thỉu ở Bristol, nơi được gọi là ''cánh cổng đến địa ngục''.

Maros Tancos và Joanna Gomulska đã buôn 29 người dễ bị tổn thương đến UK. Một vài người trong số này lớn lên ở các trại trẻ mồ côi tại Slovakia. Cặp đôi hứa hẹn sẽ cho họ một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng thực tế, những người này bị giam giữ như ''tù nhân'', bị đánh đập và dọa giết.

Các nạn nhân phải làm việc không công tại tiệm rửa xe của Tancos ở Bristol. Vào ban đêm, họ phải làm thêm những công việc khác. Tiền bạc kiếm được đều bị cặp đôi tịch thu để mua sắm xe cộ và chơi bài bạc.

Một nạn nhân bị bắt phải làm việc ở tiệm rửa xe dù đang bị gãy tay. Một người khác đã bỏ trốn sau khi dính bầu và sinh ra một đứa trẻ suy dinh dưỡng. 

Tancos 45 tuổi và Gomulska 46 tuổi đã bị tòa án Bristol Crown Court kết tội buôn bán nô lệ hiện đại. Tancos bị tù 16 năm, còn Gomulska bị tù 9 năm.

no le hien dai o bristol 1
Maros Tancos (phải) và Joanna Gomulska

Nhiều tội trạng bạo hành

Thanh tra viên Mark Morrison thuộc Cục Phòng chống Tội phạm Quốc gia (NCA) cho biết các nạn nhân phải sống trong điều kiện tồi tàn, chăn mền bẩn thỉu trên sàn, thảm trải sàn dơ bẩn kinh tởm.

Các nạn nhân trong độ tuổi 20-30, hầu hết là nam giới và không biết nói tiếng Anh. Một người bị dọa giết nếu định bỏ trốn. Ngôi nhà 3 phòng ngủ nhưng lúc nào cũng bị nhồi nhét tới 10 người. Tancos và Gomulska nhốt họ bên trong khi cả hai có việc đi ra ngoài. 

no le hien dai o bristol 1
Điều kiện sống của các nạn nhân ở Bristol. Ảnh: NCA

Thanh tra viên Morrison nói: ''Cặp đôi bị cáo buộc nhiều tội trạng bạo hành, bao gồm đánh đập. Những tra tấn về mặt tinh thần mà các nạn nhân đã trải qua thật sự không thể chấp nhận được. 

Tancos xuất thân từ Slovakia, đã móc nối đường dây với các trại trẻ mồ côi tại quê hương. Do đó hắn luôn có sẵn nguồn cung.

no le hien dai o bristol 1
Một số nạn nhân từng sống trong điều kiện thê thảm ở Slovakia trước khi đến UK. Ảnh: NCA

no le hien dai o bristol 1
Nơi ở bẩn thỉu tại Slovakia. Ảnh: NCA

Những kẻ buôn người bị tóm như thế nào?

Ngay khi đặt chân đến Anh, các nạn nhân đã bị Tancos và Gomulska kiểm soát. Không có tiền, họ cũng không có giấy tờ, điện thoại, thẻ ngân hàng. Tất cả đều bị Tancos và Gomulska tịch thu. Sau đó cặp đôi này dùng giấy tờ này để vay tiền và mở thẻ tín dụng dưới danh nghĩa các nạn nhân.

Từ năm 2010 - 2017, gần 300,000 bảng đã được chuyển từ tài khoản của các nạn nhân. Tancos cũng không trả tiền công £923,000 cho những nô lệ làm việc tại tiệm rửa xe của hắn. 

no le hien dai o bristol 1
Tiệm rửa xe ở Bristol. Ảnh: NCA

NCA đã được chính quyền Slovakia cảnh báo về vấn đề này vào năm 2017, rằng một người Slovakia đã ''trốn thoát khỏi tình trạng nô lệ'' tại một ngôi nhà ở Bristol. Báo cáo này đã dẫn tới một cuộc điều tra vào tháng 2/2017.

Tancos và Gomulska bị bắt giữ vào tháng 7 cùng năm. 5 người đàn ông Slovakia được phát hiện trong nhà vào thời điểm bắt giữ.

Theo Sky News