London: Phá đường dây buôn người từ Romania, giải cứu 55 nạn nhân

Hàng chục nạn nhân đang làm việc tại các công trường xây dựng ở London đã được xác định danh tính sau các cuộc đột kích của cảnh sát nhằm vào một băng nhóm buôn người Romani vào cuối tuần qua.

Tám đối tượng bị cáo buộc là cầm đầu đường dây buôn người đã bị bắt. Các sỹ quan cũng tịch thu một khẩu súng và số lượng lớn tiền mặt.

Cảnh sát tìm thấy 55 nạn nhân là nam giới bị buôn bán, một trong số đó là trẻ em, đang ở trong những ngôi nhà đông đúc với điều kiện sống khắc nghiệt. Các tầng được trải hoàn toàn bằng nệm để có thể nhồi nhét nhiều người nhất có thể.

29romanTang vật vụ án

Sĩ quan cấp cao của Cảnh sát Metropolitan cho biết ông tin rằng mọi quận của thủ đô đều có nạn nhân nô lệ hiện đại và kêu gọi người dân London báo cáo những trường hợp khả nghi.

Đây là kết quả của cuộc điều tra kéo dài 18 tháng nhằm vào một băng đảng người Romani hoạt động ở Anh.

Metropolitan đã làm việc với cảnh sát ở Bucharest - các sỹ quan Romani đã tiến hành các cuộc đột kích cùng lúc vào các nhóm tổ chức buôn người trong nước.

Tám đối tượng là nam giới đã bị đưa đến đồn cảnh sát bắc London vì bị cáo buộc buôn người sau khi bốn ngôi nhà ở Harrow và Brent bị khám xét.

Các đối tượng có độ tuổi từ 22 đến 49, đang phải đối mặt với cáo buộc theo Đạo luật chống nô lệ hiện đại. Năm kẻ cầm đầu khác đã bị bắt ở Romania. Cảnh sát cũng thu về 250,000 euro và vàng.

Cảnh sát thám tử Dec Wilson nói: “Thường thì ban đầu các nạn nhân không lường trước mình sẽ bị bóc lột sức lao động. Nhiều người bị ép buộc vào con đường này để kiếm tiền cho mạng lưới tội phạm có tổ chức".

"Chúng tôi tin rằng mọi quận trên khắp London đều có nạn nhân nô lệ hiện đại và công chúng có thể gặp họ hàng ngày nhưng không nhận ra. Ngoài việc bị bóc lột sức lao động, nạn nhân còn phải làm việc trong các nhà máy xây dựng, giúp việc gia đình, nông nghiệp, cần sa và ở những nơi chúng ta thường lui tới, chẳng hạn như tiệm rửa xe, cắt tóc và làm móng tay. Các đối tượng thường nói với nạn nhân rằng cảnh sát và nhà chức trách ở Anh không đáng tin cậy và với vốn tiếng Anh hạn chế, các nạn nhân không thể tìm kiếm sự giúp đỡ, ngay cả khi họ muốn”.

Viethome (Theo Metro)