Anh quốc sẽ hợp pháp hóa trợ tử trong vòng 4 năm

Nghị sĩ đảng Bảo thủ Andrew Mitchell tin rằng quốc hội ngày càng ủng hộ sửa đổi luật trợ tử.

Ông Mitchell cho biết người dân ở Vương quốc Anh có thể được trao quyền yêu cầu trợ tử trong vòng 4 năm nữa.

Trước đây, quốc hội luôn bỏ phiếu phản đối việc trợ tử dưới bất kỳ hình thức nào.

Nhưng ông Mitchell, người đã đảm nhận vai trò đồng chủ tịch của nhóm nghị sĩ đa đảng ủng hộ trợ tử , cho biết rằng quan điểm của quốc hội, bao gồm cả chính ông, đang thay đổi.

“Tôi kiên quyết phản đối việc này khi còn là một sinh viên và là một nghị sĩ trẻ. Tuy nhiên, quan điểm của tôi đã thay đổi hoàn toàn trong những năm vừa rồi”, ông Mitchell cho biết.

Ông Michell cũng nhấn mạnh “luật chỉ cần cải cách vô cùng nhỏ, không phải một sự sửa đổi lớn”.

“Do tính chất rất hạn chế của việc này, người yêu cầu trợ tử cần 6 tháng để được cho phép, với các biện pháp bảo vệ chặt chẽ. Quyết định sẽ được đưa ra bởi một thẩm phán Tòa án Tối cao và hai bác sĩ. Những biện pháp này có thể nhận được sự ủng hộ của quốc hội trong bốn năm tới”, ông Mitchell nói.

Quan điểm của ông thay đổi sau khi tiếp xúc với một số người đã chứng kiến ​​người thân của họ đau khổ trong giai đoạn cuối đời.

Ông tin rằng chỉ có quốc hội mới có thể thay đổi luật sau hàng loạt các vụ kiện tụng về vấn đề này thất bại trong những năm gần đây.

skynews andrew mitchell mp 5075983

Ông Mitchell  tin rằng quốc hội sẽ ủng hộ thay đổi luật trợ tử

Phil Newby, đến từ Rutland ở East Midlands, là người trình yêu cầu trợ tử lên Tòa án Tối cao.

Ông Newby được chẩn đoán mắc bệnh về nơron vận động khi mới 43 tuổi.

Sáu năm trôi qua, tình trạng của ông ngày càng xấu đi và ông muốn tận hưởng khoảng thời gian còn lại với vợ và các con gái.

“Tôi chấp nhận thực tế rằng tuổi thọ của mình sẽ giảm đi rất nhiều. Nhưng tôi khuôn muốn không phải sống trong nỗi sợ. Sống mà luôn sợ hãi cái chết sẽ hủy hoại cuộc đời tôi”, ông Newby nói.

Đầu năm nay, yêu cầu trợ tử của ông Newby đã bị Tòa phúc thẩm bác bỏ.

“Rõ ràng là họ không cho phép vấn đề này”, ông nói. “Đó là một tai họa đối với một số người”.

Chiến dịch hợp pháp hóa trợ trử ngày càng được công chúng ủng hộ, nhưng nhóm phản đối bất kỳ thay đổi nào trong luật cho rằng những người dễ bị tổn thương có thể gặp nhiều rủi ro.

Sian Vasey, người phản đối đại diện cho một nhóm các nhà hoạt động vì người khuyết tật, nói: “Tôi sẽ rất sợ nếu một bác sĩ nói với tôi: 'Chà, bạn biết đấy, bạn có muốn xem xét việc kết liễu cuộc đời mình không?’”.

“Nếu luật được thông qua, việc này sẽ xảy ra ngày càng nhiều. Tôi nghĩ chúng ta đúng khi cảm thấy lo lắng , và hoàn toàn đúứng đắn khi phản đối trợ tử”, bày Vasey nói.

Bà Vasey cũng nhấn mạnh  trợ tử “không phải là điều tốt cho nhân loại. Về cơ bản bạn đến gặp bác sĩ và dàn xếp cái chết của mình. Điều này rất tiêu cực”.

skynews sian vasey assisted dying 5076022

Bà Vasey phản đối thay đổi luật trợ tử

Những người phản đối coi đây là một vết trượt dài về pháp lý. Họ lấy Bỉ và Hà Lan để làm ví dụ. Tại hai quốc gia trên, an tử được hợp pháp hóa từ năm 2002.

Trong những năm qua, ngày càng nhiều người nộp đơn xin trợ tử.

Ở Bỉ, yêu cầu sẽ được chấp nhận miễn là các bác sĩ tin rằng nỗi đau do bệnh lý gây ra của bệnh nhân là không thể chữa khỏi.

Quyền được chết cũng có thể được trao cho những bệnh nhân mắc bệnh tâm thần.

Ở Antwerp, Amy de Schutter bước sang tuổi 30 với thể chất tốt. Nhưng ba bác sĩ đồng ý rằng nỗi đau tinh thần của cô, do chứng trầm cảm và tự kỷ, là vô phương cứu chữa.

Cô Schutter được quyền chết bất cứ khi nào cô ấy muốn.

“Tôi không muốn chết nhưng tôi cũng không muốn sống như thế này”, cô Schutter nói.

“Đầu óc tôi luôn loạn lên và tôi không thể tìm thấy sự bình yên - không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ. Việc này sẽ không dừng lại.”

Schutter đã trải qua nhiều năm bị nhốt trong các viện tâm thần khi còn là một thiếu niên. Cô cũng đã cố gắng tự tử nhiều lần trước khi tòa chấp thuận yêu cầu được chết.

Cô Schutter nói: “Trong trường hợp của tôi, điều quan trọng nhất là tôi có quyền quyết định. Và mọi người nói: 'Được rồi, chúng tôi hiểu nỗi đau của bạn.’”

“Tôi có thể nói về ngày tháng, về đám tang, cách tôi muốn ra đi”, cô Schutter cho biết.

Cô vẫn chưa ấn định ngày ra đi của mình và biết rằng trường hợp của cô  đặt ra câu hỏi liệu nhà nước có nên cho những người ở hoàn cảnh của cô quyền kết thúc cuộc sống của họ hay không.

Nhưng cô Schutter rất biết ơn khi được sống ở một đất nước mà cô ấy có quyền lựa chọn.

“Đừng đánh giá những người yêu cầu điều đó. Nếu mọi việc giống như ở Anh, chúng tôi thậm chí còn không có quyền làm vậy, bạn có thể tự đặt câu hỏi - chúng ta có thực sự đang giúp mọi người  không hay chỉ khiến người ta đau khổ?”, cô Schutter nói.

Tiến sĩ Theo Boer, giáo sư về y đức, đã làm việc trong hội đồng phê duyệt an tử ở Hà Lan trong hơn một thập kỷ nay.

Hiện tại, ông đã thay đổi suy nghĩ và phản đối tất cả các hình thức hỗ trợ chết.

“An tử đã phát triển từ biện pháp cuối cùng trong trường hợp mắc bệnh nan y để ngăn chặn một cái chết khủng khiếp, thành cách để ngăn chặn một cuộc sống khủng khiếp trong một số trường hợp cá biệt”, ông Boer nói.

“Vì vậy, ban đầu, đó là lựa chọn giữa chết và chết. Bây giờ nó ngày càng trở thành  lựa chọn giữa chết và sống. Nếu người mắc một số bệnh nhất định được cho phép làm vậy, các bệnh nhân khác sẽ có quyền nói: 'Tại sao tôi lại không thể?’”.

Ông Mitchell khẳng định việc đó sẽ không xảy ra ở Anh.

Ông nói: “Tôi muốn luật pháp hoàn toàn rõ ràng”.

“Những người phản đối có thể yên tâm về điểm này: rằng một khi quốc hội thông qua một đạo luật bất cập, chính họ sẽ phải thay đổi điều đó”, ông Mitchell nói

“Quy trình hợp pháp hóa sẽ diễn ra rất minh bạch được các nghị sĩ đồng ý. Các thành viên của Hạ viện cũng không muốn có kẽ hở nào trong việc này”, ông Mitchell kết luận.

Bất kỳ ai cảm thấy đau khổ hoặc muốn tự tử có thể gọi cho Samaritans để được giúp đỡ theo số 116 123 hoặc gửi email tới jo@samaritans.org ở Vương quốc Anh.

Viethome (Theo Sky News)