Thắng bạc £300k, người phụ nữ hồi hương mua nhà và bị sát hại

Một chủ cửa hàng người Anh từng thắng được gần 300,000 bảng Anh trong một đêm may mắn tại sòng bạc đã bị tấn công dã man đến chết ở Jamaica.

Cựu chủ cửa hàng ở Birmingham, Evadney Gayle, đã quay trở lại hòn đảo nơi bà sinh ra và chuyển đến một ngôi nhà mà cô vừa xây xong chỉ vài tuần trước cái chết bi thảm của mình.

Vận may đổi đời đã giúp bà Gayle xây dựng ngôi nhà mơ ước của mình - nhưng tài sản nguy nga ở St Tooties đã trở thành bối cảnh cho vụ giết người dã man.

Thi thể của người phụ nữ 67 tuổi được phát hiện bởi một người họ hàng.

Thông tin được tiết lộ cho biết một người đã bị bắt và nghi phạm có quen biết bà Gayle.

Bà Gayle sống ở Edgbaston, Birmingham và là một nhân vật nổi tiếng trong cộng đồng. Trong nhiều năm, bà điều hành một cửa hàng rau củ Jamaica khá đông khách.

Trước đó, bà Gayle đồng sở hữu một cửa hàng thời trang với người chồng quá cố Dennis.

Bà lại là một trường hợp “người hồi hương” - một công dân Anh sinh ra ở Jamaica trở về bắt đầu cuộc sống mới ở vùng đất nơi họ sinh ra – qua đời trong bạo lực.

Evadney là bạn của Lionel Martin, được người hâm mộ biết đến nhiều hơn với cái tên Saxa, nghệ sĩ saxophone của ban nhạc nổi tiếng The Beat.

Bà từng xuất hiện trên tờ Birmingham Mail vào năm 2003 sau khi giành được vận may tại một sòng bạc ở Birmingham.

Bài báo có đoạn: “Evadney Gayle giành được chiến thắng lớn nhất từ ​​trước đến nay ở Vương quốc Anh - £290,684.52 chỉ từ khoản cược £1!

Tin tức về vụ giết người vào tháng 11 đã làm choáng váng cộng đồng ở thành phố Birmingham.

Một người bạn thân giấu tên nói: “Cô ấy là một người phụ nữ vô cùng đáng yêu. Khi cô ấy nói rằng sẽ đến Jamaica, tôi đã bảo, ‘đừng có dính vào những vấn đề liên quan đến đất đai, đừng đi đến đó và chiến đấu với mọi người vì đất đai - nó không đáng đâu.’

“Có nhiều người trở về Jamaica mỗi ngày, hàng trăm ngàn người đã trở về nhà.”

Nhận xét về cái chết của người bạn, bà nói thêm: “Ngay khi làm điều đó ở Jamaica, họ chắc chắn sẽ chết.

“Nó thường là các mối thù trong gia đình xoay quanh chuyện đất đai, công việc hoặc tiền bạc. Hầu hết các vụ việc không do người lạ gây ra.”

Byron Christian, một khách hàng thường xuyên tại cửa hàng của bà Gayle, cho biết: “Bà ấy là một người kinh doanh trung thực. Rất thích trò chuyện, rất được yêu mến. Cửa hàng của bà ấy là một nơi gặp gỡ giao lưu thực sự. Thật bi thảm, rất bi thảm.”

Người bạn thân Leroy James, một nhân viên nhà hàng, cho biết: “Tôi đã bị sốc, mọi người đều bị sốc. Cô ấy là một người tốt.”

Một thành viên của Hiệp hội các công dân Jamaica bày tỏ: “Thật đáng kinh ngạc, bà ấy luôn nói rằng bà ấy sẽ trở lại Jamaica. Cửa hàng của bà ấy trên đường Dudley bán đồ ăn Caribbean và được nhiều người biết đến.”

Cái chết của bà Gayle đã bổ sung vào danh sách những cư dân ở Birmingham bị giết hại tàn bạo ở Jamaica.

Vào năm 2014, doanh nhân Keith Murrain đã bị bắt cóc, trấn lột và bị cắt cổ ngay sau khi đến sân bay Norman Manley của Jamaica.

Năm 2018, Delroy Walker, nhân viên từ thiện ở Birmingham, giống như Gayle, đã trở lại để bắt đầu một cuộc sống mới ở vùng đất nơi ông sinh ra, để rồi bị đâm chết tại nhà riêng ở Rio Nuevo.

Cho đến nay, không ai bị kết án vì những vụ giết người này.

Danh sách những người hồi hương bị sát hại - công dân Vương quốc Anh đã làm việc chăm chỉ và tiết kiệm để có thể trở về quê mẹ Jamaica - là rất đáng lo ngại và ngày càng dài hơn sau mỗi năm.

Sau cái chết của bà Gayle, Percival LaTouche, Chủ tịch Hiệp hội Tái định cư công dân Jamaica, đã kêu gọi những người đang cân nhắc quay trở về hòn đảo này suy nghĩ lại.

“Jamaica đã trở thành một nơi màu mỡ để thực hiện hành vi giết người,” ông cảnh báo.

Ông cho biết trong năm ngoái số vụ giết người hồi hương đã tăng 47%. Tổng cộng, có 25 vụ giết người.

Ông LaTouche nói thêm: “Cách thức giết người, sự man rợ, tàn bạo, ... Tôi không khuyến khích bất cứ ai quay lại đây để sống.”

Ông cũng cho rằng hơn 200 người hồi hương đã bị sát hại từ năm 2000. Năm 2017, tám người trong số họ là người Anh.

Bạn bè cho biết bà Gayle, có chồng chết trong một vụ tai nạn xe hơi vào cuối những năm 80, đã chuyển đến Tây Ấn hai năm trước, nhưng thường xuyên quay trở lại Birmingham.

Người mẹ của hai cô con gái và hai con trai đã chuyển đến ngôi nhà mà bà xây dựng ở St Toolies chỉ ba tuần trước vụ giết người ngày 17 tháng 11.

Một người cháu trai sống trên đảo cho biết: "Sự cố này đã làm rung chuyển gia đình chúng tôi. Mọi người đều rối tung lên vì cái chết của bà. Không ai chịu đựng được. Tôi thậm chí còn chẳng thể ngủ suốt đêm qua.”

Ủy viên hội đồng địa phương Claudia Morant-Baker mô tả nạn nhân là một người yêu thiên nhiên. Bà được hàng xóm biết đến với cái tên “Miss Birdie.”

Cô Morant-Baker cho biết: “Mùa xuân luôn bao phủ phía sau nhà bà ấy, bà ấy yêu thiên nhiên và đó là lý do bà quyết định ở lại đây.

“Bà ấy đã di chuyển qua lại được vài năm, nhưng bà ấy đã ở đây liên tục vài tháng, có lẽ là một năm. Bà ấy chuyển đến căn nhà này được ba tuần. Tối chủ nhật sẽ là tròn ba tuần.

“Đêm chủ nhật khi tôi thấy bà ấy nằm trong vũng máu, tôi đã khóc. Đó có thể là tôi, mẹ hoặc chị gái tôi, bị tước đoạt cuộc sống một cách tàn nhẫn.”

Cái chết của bà Gayle đưa con số tử vong năm 2019 ở Manchester - một giáo xứ chỉ có 320 dặm vuông – lên con số 36.

Với số lượng người chết ngày càng tăng, Desmond Jaddoo, nhà hoạt động cộng đồng ở Birmingham, người đã liên hệ với gia đình bà Gayle, đã kêu gọi những người hồi hương hãy cảnh giác khi trải nghiệm thay đổi cuộc sống.

Và ông chỉ trích chính phủ Jamaica vì đã không cung cấp dịch vụ, hỗ trợ và cơ sở hạ tầng cho những người quay trở lại đảo.

Ông đề xuất một mẹo đơn giản cho cư dân Vương quốc Anh chuẩn bị thay đổi hoàn toàn lối sống. “Hãy đến và sống thử,” ông nói. “Hãy thử trong ba tháng, sau đó quay lại. Để mọi người biết về sự hiện diện của bạn.

“Tôi nghĩ rằng an ninh là một vấn đề, không chỉ đối với những người trở về, mà cả những người bị trục xuất đến Jamaica. Cơ chế hỗ trợ không hề tồn tại.

“Tôi không nói mọi người nên về hay không về, tôi chỉ có thể kêu gọi mọi người hãy đánh giá hoàn cảnh cá nhân của họ. Nếu biết có tranh chấp gia đình hoặc có vấn đề trong khu vực, họ phải cân nhắc những vấn đề đó.

“Bạn cần phải xem xét kỹ lưỡng và đánh giá mức độ rủi ro.

“Có những gia đình trở về và trở thành nạn nhân bị lợi dụng vì không có dịch vụ hỗ trợ cho họ. Nếu bạn có băn khoăn về việc trở lại, trước tiên hãy giải quyết những băn khoăn đó.”

VietHome (Theo Mirror)