Vì sao cả nhà không nên ngồi cùng 1 chuyến xe, đi chung 1 chuyến bay?

Tại sao khi đi máy bay cả gia đình không nên đi cùng một chuyến bay? Cùng chúng tôi đọc câu chuyện và tìm hiểu nguyên nhân.

Dưới đây là chia sẻ của chị Rebecca Eckler, ở Mỹ, về lý do tại sao cả gia đình chị không bao giờ bay chung một chuyến:

Toàn thể gia đình tôi chưa bao giờ ngồi chung trên cùng một chuyến bay. Tôi học được điều này từ bố mẹ của người yêu cũ từ nhiều năm trước. Bố mẹ anh ấy chưa bao giờ bay cùng một chuyến với con trai, cho đến tận bây giờ anh ấy đã 48 tuổi cũng vậy.

Họ vẫn đi chơi cùng nhau nhưng mỗi người sẽ bay một chuyến, hẹn gặp nhau ở điểm đến. Thường thì bố mẹ anh sẽ đáp chuyến bay trước, còn anh ấy sẽ bay chuyến sau, trong cùng một ngày.

Bay các chuyến khác nhau để đảm bảo gia đình vẫn có người sống sót nếu chẳng may có sự cố xảy ra trên một chuyến bay. Tại sao họ lại làm vậy? Vì nếu lỡ có chuyện gì xấu xảy ra với họ thì con trai duy nhất của họ vẫn sẽ an toàn.

Tôi học được điều này và áp dụng nó kể từ khi tôi có con. Ví dụ như một kỳ nghỉ đến Mexico của gia đình tôi gần đây chẳng hạn, tôi cùng con gái lớn bay chuyến đầu.

Ngày tiếp theo con gái nhỏ bay cùng cô trông trẻ, và ngày tiếp theo chồng sắp cưới của tôi đến cùng hai con gái của anh. Cùng đến Mexico nhưng chúng tôi thực hiện 3 chuyến bay khác nhau vào 3 ngày liên tiếp.

Như vậy nếu có điều gì tồi tệ xảy ra thì cũng bớt nghiêm trọng hơn bởi chỉ một phần gia đình gặp nạn chứ không phải tất cả. Giả sử tôi hoặc chồng sắp cưới gặp n.ạn trên chuyến bay (xin lỗi vì gở mồm, chỉ là giả sử thôi) thì các con vẫn có ít nhất một người lớn để chăm sóc và nuôi dạy chúng.

Vậy tại sao tôi bay cùng con gái mà không cho con bay chuyến khác? Vì con mới có 10 tuổi, cần người lớn đi kèm, tôi không thực sự tin vào dịch vụ chăm sóc trẻ em bay một mình của hãng hàng không. Khi nào con đủ 18 tuổi, tôi chắc chắn sẽ không bao giờ bay cùng chuyến với con nữa.

Lo lắng của tôi có vẻ thái quá nhưng không có gì là không thể xảy ra. Bạn thử tưởng tượng xem ông bà, người thân, bạn bè sẽ cảm thấy thế nào nếu chẳng may có sự cố xảy ra trên chuyến bay có đủ cả 7 thành viên trong gia đình tôi?

Chồng sắp cưới cũng đồng tình với quan điểm của tôi. Hai con riêng của anh đủ lớn để bay một mình, với lại chúng còn có mẹ nên dù máy bay của anh có rơi thì cũng không phải lo xem hai con sẽ sống ra sao.

Đương nhiên, sẽ có những giả thiết rằng cả 3 chuyến bay đều gặp nạn thì sao? Nhưng sẽ rất hiếm có chuyện cả 3 chuyến bay cùng một hành trình trong 3 ngày liên tiếp đều gặp nạn đúng không nào? Vì thế chuyện tách ra bay vẫn an toàn hơn.

Mỗi khi con gái đi đâu cùng bố nó, anh ấy luôn nhắn tin cho tôi biết khi hai cha con vừa tiếp đất an toàn. Ngược lại tôi cũng vậy, luôn nhắn tin báo cho anh biết ngay khi máy bay vừa hạ cánh.

Và ngay cả khi tôi và chồng sắp cưới đi du lich cũng vậy, chúng tôi bay hai chuyến khác nhau. Bằng cách này, nếu có chuyện gì xấu xảy ra thì các con tôi vẫn sẽ có người lớn chăm sóc.

Với nhiều người có thể coi việc này là “lo xa” nhưng với tôi đây là cách để bảo đảm cả gia đình luôn có người sống sót nếu chẳng may có thảm họa xảy ra.

Cả gia đình không nên đi chung trong một chuyến xe

Có nhiều người luôn chuẩn bị tâm lý cho trường hợp xấu nhất khi phải di chuyển bằng xe khách trong cả quãng đường dài bởi phương tiện này nguy hiểm hay an toàn còn tùy thuộc phải nhiều yếu tố như trình độ tay lái, sự tỉnh táo của bác tài và cả vấn đề tâm linh nữa. Nếu chẳng may xảy ra tai nạn, việc cả gia đình cùng đi chung trong một chuyến xe gặp nạn sẽ làm cho mức độ nghiêm trọng gia tăng lên gấp vài lần.

Chẳng nói đâu xa, quay lại vụ việc đoàn rước dâu gặp nạn hồi tháng 7/2018 ở Đà Nẵng trong đó có cả chú rể, mẹ chú rể, chị gái và một em bé là con của chị gái chú rể. Giá như 4 người trong gia đình san đều ra 2 xe thì giờ này sẽ có người may mắn sống sót, không khí tang thương đã không não nề tới mức ấy.

Viethome (Theo Vietbao)