Cách vệ sinh phòng ngừa vi khuẩn, virus cho ôtô trong mùa Covid

Trong giai đoạn Covid-19 có nguy cơ bùng phát trở lại, một số cách vệ sinh phòng ngừa vi khuẩn, virus… cho chiếc ôtô hàng sử dụng cho dù đó không phải là những biện pháp triệt để nhất nhưng có thể giúp bạn yên tâm hơn khi sử dụng xe.

Chưa có đủ các chứng minh khoa học đầy đủ để đảm bảo các cách làm dưới đây chắc chắn tránh được nguy cơ vi khuẩn, virus xâm nhập, nhưng chắc chắn đây là một trong những cách làm giúp bạn yên tâm hơn khi sử dụng xe, đặc biệt là với những chiếc xe có nhiều người cùng sử dụng, chưa kể việc vệ sinh (nội thất) ôtô thường xuyên còn giúp loại bỏ các vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe.

1d69dd947ed79789cec6

Vệ sinh tay nắm cửa và tay lái thường xuyên

Với tay nắm cửa ô tô, đây là bộ phận đầu tiên mà bất cứ ai khi bước vào xe đều phải chạm đến thường xuyên, chưa kể các đụng/chạm với các nguồn có khả năng gây bệnh khác trong quá trình sử dụng.

Tương tự như vậy, tay lái cũng là môi trường tốt để các loại vi khuẩn, virus phát triển. Công việc hàng ngày khiến bạn tiếp xúc rất nhiều môi trường tiềm ẩn dịch bệnh, chính vì vậy đừng để chúng sinh sôi nảy nở trong chiếc xe của bạn.

a570638dc0ce299070df

Chính vì vậy, hãy vệ sinh thường xuyên các vị trí này bằng dung dịch cồn diệt khuẩn từ 60o trở lên (*), bao gồm cả mặt trước/sau ở tay nắm cửa, toàn bộ bề mặt vòng tay lái và cả vị trí bấm còi.

Đối với các trường hợp nhiều người sử dụng xe (xe kinh doanh chia sẻ tài xế) nên vệ sinh trước và sau khi vào ca làm việc để luôn đảm bảo đôi tay được tiệt trùng.

Ghế ngồi và thảm trải sàn cũng cần quan tâm

Bạn sử dụng một chiếc xe có nội thất da đắt tiền, vốn rất cần sự chăm chút thường xuyên. Tuy nhiên, trong giai đoạn “nhạy cảm” này, hãy điền thêm trong danh mục bảo dưỡng nội thất các loại dung dịch sát khuẩn chuyên dụng, điều này sẽ giúp loại bỏ các loại vi khuẩn, virus bám theo đồ dùng, giày dép…

Ngoài ra, việc chăm lo cho nội thất còn giúp bạn loại bỏ những vi khuẩn, nấm mốc và giúp không khí trong xe “trong lành” hơn.

f787337a903979672028

Hạn chế chở động vật, thú nuôi trong khoang lái

Bạn sẽ không bao giờ biết có mầm bệnh nào đang ẩn mình dưới lớp lông của các loại thú cưng hay động vật, gia cầm. Hãy loại bỏ mối lo này bằng cách không cho động vật, thú nuôi vào khoang lái – một không gian hẹp mà nguy cơ bị tiếp xúc với vi khuẩn, virus tăng cao (chạm, hít…).

90e0591dfa5e13004a4f

Thói quen và cách sống của động vật và thú nuôi luôn tiềm ẩn các loại bệnh có nguồn gốc từ vi khuẩn, virus mà chúng ta không thể nắm chắc, chính vì vậy an toàn là trên hết, nên giữ vật nuôi cẩn thận và có khoảng cách nhất định trong giai đoạn này.

Thay lọc không khí định kỳ

Hệ thống điều hòa và bộ lọc không khí sẽ mất đi tác dụng nếu bộ lọc không khí mất tác dụng, khiến vi khuẩn, virus có thể bị đẩy vào trong xe, thay vì bị giữ lại trên bộ lọc. Chính vì vậy, hãy thay lọc không khí (nằm phía sau hốc để đổ hành khách phía trước) định kỳ để đảm bảo tính năng này luôn hoạt động hiệu quả.

ceec0611a5524c0c1543

Ngoài việc bảo dưỡng định kỳ hệ thống điều hòa và lọc không khí, hãy học cách xây dựng thói quen thỉnh thoảng mở cửa kính xe để không khí luôn được làm mới, loại bỏ vi khuẩn, virus. Nếu lái xe đường dài, thỉnh thoảng bạn nên hạ cửa kính để gió loại bỏ bớt yếm khí trong xe.

Sự khác biệt của đẳng cấp xe sang

Các dòng xe sang đắt tiền hiện nay đang cung cấp các loại lọc gió điều hòa ôtô theo tiêu chuẩn HEPA, với khả năng lọc được 99,95% (theo chuẩn châu Âu) hoặc 99,97% (theo tiêu chuẩn Mỹ) các loại bụi, phấn hoa có hại cho phổi, với kích thước từ 0,3 micromet trở lên.

Ngoài ra một số mẫu xe khác còn trang bị hệ thống lọc không khí với công nghệ Ion âm để loại bỏ các tạp chất trong không khí như khói, bụi. Theo nghiên cứu gần đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ, Ion âm có thể làm giảm 52% lượng bụi và 95% lượng vi khuẩn của không khí.

(*) Nguy cơ bốc cháy của các loại dung dịch khử khuẩn, cồn rửa tay là có, do vậy không bên chứa số lượng lớn các dung dịch này bên trong xe, đặc biệt là nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Ngoài ra, không chỉ có nguy cơ gây cháy (tất nhiên còn cần nguồn phát lửa) ánh nắng mặt trời còn khiến các loại dung dịch này bị bay hơi, dẫn đến mất tác dụng khử khuẩn, tiệt trùng…