London có thể ngừng hoạt động nếu thiếu vắng người lao động nước ngoài

Lượng người nhập cư luôn biến động, nhưng số liệu mới nhất đã cho thấy sự sụt giảm đáng lo ngại số lượng người trưởng thành ngoại quốc đến London – và không chỉ là những người đến từ EU, bởi đây vốn là việc không có gì đáng ngạc nhiên sau cuộc trưng cầu dân ý.

Trong suốt lịch sử phát triển của mình, London phát triển nhờ vào việc thu hút người từ khắp nơi trên thế giới. Ngày nay, khoảng 40% người London đến từ các quốc gia khác. Họ vận hành những công việc kinh doanh sinh lời, làm việc trong các ngành công nghiệp thiết yếu, học tại các trường đại học của thủ đô và tạo nên danh tiếng là nơi giao thoa văn hóa toàn cầu cho London.

Tóm lại, thành phố này cần đến họ.

London_có_thể_ngừng_hoạt_động_nếu_thiếu_vắng_người_lao_động_nước_ngoài.jpg

Người nhập cư đang giúp London hoạt động mỗi ngày

Lượng người nhập cư luôn biến động, nhưng số liệu mới nhất đã cho thấy sự sụt giảm đáng lo ngại số lượng người trưởng thành ngoại quốc đến London – và không chỉ là những người đến từ EU, bởi đây vốn là việc không có gì đáng ngạc nhiên sau cuộc trưng cầu dân ý.

Trong năm 2017, tính đến tháng Chín, công dân EU đến đăng ký lưu trú tại thủ đô đã giảm 16% so với năm trước đó. Cùng lúc, số lượng người đến từ các nước ngoài EU cũng giảm 5.5%. Đáng lo ngại hơn, mức sụt giảm này lại cao nhất ở đối tượng người trẻ tuổi. Số lượng người đến từ EU có độ tuổi từ 25-34 đã giảm 20%.

Brexit hẳn là một phương thức quảng bá tệ hại dành cho thủ đô. Quyết định ly khai và những hệ quả bất ổn đóng vai trò quan trọng đối với sự sụt giảm số lượng lao động đến từ EU. Nhưng việc ngay cả số lượng người đến từ ngoài EU cũng giảm sút cho thấy London đang đứng trước nguy cơ mất đi sức hút quốc tế của mình.

Có hai yếu tố then chốt đang gây ảnh hưởng

Thứ nhất, tương lai không rõ ràng của những người mang quốc tịch EU ở Anh có thể là lý do khiến người dân châu Âu không còn muốn tới. Trong khi đó, tiếng tăm không mấy thân thiện đối với người ngoại quốc – dù có căn cứ hay không – cũng là một rào cản. Đây là điểm mà ngài thị trưởng London Sadiq Khan đã cố gắng giải quyết với chiến dịch “London mở cửa” của mình.

Thứ hai, đồng bảng giảm giá khiến việc gửi tiền về quê nhà – vốn là động lực chính cho những người nước ngoài đến làm việc tại đây – trở nên kém hấp dẫn hơn.
Sự sụt giảm lao động nước ngoài bắt đầu gây ra các hệ quả. Các lĩnh vực thiết yếu như chăm sóc sức khỏe và xây dựng, nơi lực lượng lao động đến từ EU và nước ngoài chiếm phần khá lớn, đang phải vật lộn lấp các vị trí công việc trống và đối mặt với sự thiếu hụt lao động có tay nghề. Tỷ lệ thất nghiệp ở London đang ở mức thấp gần kỷ lục và điều đó có nghĩa gần như không có khả năng người dân bản địa sẽ nhận các công việc này, ít nhất là trong thời gian ngắn sắp tới.

Nếu số lượng người nước ngoài tới London tiếp tục giảm, nền kinh tế thủ đô có thể sẽ tiếp tục suy thoái trên mọi lĩnh vực, trong khi tiếng vang và sức hút quốc tế của thành phố cũng bị ảnh hưởng.
Brexit là cơ hội nhưng cũng là một thử thách cho một thành phố toàn cầu như London – và việc sụt giảm số lượng người nước ngoài chỉ là một bằng chứng cho điều này. Nhưng cũng có những cách giải quyết cho phép thủ đô tiếp tục thu hút được nhân tài.

Xếp sinh viên vào nhóm ưu tiên nhập cư sẽ là một khởi đầu hợp lý. Các cuộc điều tra cho thấy đây là biện pháp nhận được nhiều ủng hộ, bởi người dân hiểu rõ sinh viên nước ngoài đóng góp cho nền kinh tế nhiều đến thế nào. Và nếu các sinh viên được ở lại sau khi tốt nghiệp, họ sẽ có những đóng góp quan trọng cho thành phố.

Chúng ta cũng có thể duy trì dòng người nhập cư đủ mọi trình độ bằng cách thiết lập một hệ thống cấp visa làm việc đặc biệt dành riêng cho thủ đô. Lượng người nhập cư là tối cần thiết đối với hoạt động của London. Chúng ta cần bảo đảm có thể tiếp tục thu hút nhân tài và cho cộng đồng dân cư đa sắc tộc của thành phố thấy họ đang được chào đón như thế nào.


VietHome (Theo City A.M.)