Ai có thể kí ảnh hộ chiếu cho người Việt ở Anh?

VietHome có nhận được nhiều thắc mắc ở mục Hỏi Đáp về vấn đề kí ảnh chứng nhận khi làm hộ chiếu ở Anh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin chung và danh sách những ngành nghề có thể kí ảnh trong hồ sơ làm hộ chiếu này. Nếu các bạn không chắc chắn về phần nào, có thể hỏi thêm Cộng Đồng ở mục Hỏi Đáp

opengraph image a1f7d89ffd0782738b1aeb0da37842d8bd0addbd724b8e58c3edbc7287cc11de

 

Chữ ký của người làm chứng

Trong quá trình làm hộ chiếu, ở một số giấy tờ hay ảnh, bạn cần phải có chữ kí của bên thứ 3 (người làm chứng) để chứng minh danh tính nhân thân của bạn.

Khi nào bạn cần chữ ký của người làm chứng?

Bạn cần phải có chữ ký của người làm chứng trong tờ đơn chính và trên một trong hai ảnh hộ chiếu trong trường hợp bạn đăng ký làm các thủ tục sau:

  • Làm hộ chiếu lần đầu tiên (cho người trưởng thành)
  • Làm hộ chiếu lần đầu tiên (cho trẻ em)
  • Làm hộ chiếu thay thế (trong trường hợp hộ chiếu bị mất hoặc hư hỏng)
  • Xin gia hạn hộ chiếu cho trẻ em từ 11 tuổi trở xuống
  • Xin gia hạn hộ chiếu (trong trường hợp ngoại hình của bạn thay đổi và không khớp với hình ảnh trong hộ chiếu hiện tại)

Những ai có thể ký làm chứng cho bạn?

Người ký cần phải là người:

  • Có mối quan hệ quen biết với bạn (người đứng tên trên hộ chiếu hoặc người làm hộ chiếu cho trẻ dưới 16 tuổi) trong vòng ít nhất là 2 năm
  • Có khả năng xác thực danh tính của bạn (người làm hộ chiếu). Người làm chứng có thể là bạn bè, hàng xóm hay đồng nghiệp (không nhất thiết phải là người có mối quan hệ chuyên nghiệp với bạn).
  • Là "một người có uy tín trong cộng đồng” hoặc đang làm (hay đã nghỉ hưu) một công việc được pháp luật công nhận.

Chú ý: Người Việt có thể nhờ ai làm chứng?

Cộng đồng người Việt sinh sống ở Anh chủ yếu làm nghề nails và nhà hàng, vì vậy ít tiếp xúc với những người bản địa làm nhiều ngành nghề khác. Vì thế hơi khó khăn khi đi kiếm người phù hợp.

Tuy nhiên, có 1 nguồn "lực" sẵn có mà ít người viết đó là: Chủ Shop/ Chủ Nhà Hàng.

Chỉ cần họ đứng tên là Giám Đốc của một công ty bất kì đều đủ điều kiện.

Hoặc nếu công ty đó có đóng thuế VAT thì người làm Manager ở đó cũng có thể kí được.

Những nghề nghiệp được chấp nhận để ký ảnh hộ chiếu:

  • Phi công (airline pilot)
  • Nhân viên kế toán (accountant)
  • Nhân viên bán hàng của một công ty TNHH (articled clerk of a limited company)
  • Nhân viên bán bảo hiểm của một công ty, đại lý hợp pháp (assurance agent of recognised company)
  • Cán bộ Ngân hàng, cán bộ xây dựng (bank/building society official)
  • Luật sư (barrister)
  • Chủ tịch / Giám đốc công ty TNHH (chairman/director of limited company)
  • Bác sĩ về chân (chiropodist)
  • Viên chức chứng nhận lời thề (commissioner for oaths)
  • Ủy viên hội đồng của địa phương hoặc quận (councillor, eg local or county)
  • Công chức thường trực (civil servant permanent)
  • Bác sĩ nha khoa (dentist)
  • Giám đốc / quản lý / nhân viên của một công ty đã đăng ký thuế VAT (director/manager/personnel officer of a VAT-registered company)
  • Kỹ sư có bằng cấp (engineer - with professional qualifications)
  • Người làm việc về dịch vụ tài chính trung gian (financial services intermediary, eg a stockbroker or insurance broker)
  • Người làm chính thức trong ngành cứu hỏa (fire service official)
  • Trưởng ban tang lễ (funeral director)
  • Đại lý bảo hiểm (toàn thời gian) của một công ty được công nhận (insurance agent full time of a recognised company)
  • Nhà báo (journalist)
  • Thẩm phán (Justice of the Peace)
  • Thư ký hợp pháp - thành viên của Viện thư ký hợp pháp (legal secretary - fellow or associate member of the Institute of Legal Secretaries and PAs)
  • Người cấp giấy phép nhà công cộng (licensee of public house)
  • Sĩ quan cảnh sát địa phương (local government officer)
  • Quản lý / nhân viên của một công ty TNHH (manager/personnel officer of a limited company)
  • Thành viên của các cơ quan chuyên môn (member, associate or fellow of a professional body)
  • Thành viên của Quốc hội (Member of Parliament)
  • Sĩ quan thương mại Hải quân (Merchant Navy officer)
  • Mục sư của một tôn giáo được công nhận - bao gồm cả Thiên chúa giáo (minister of a recognised religion - including Christian Science)
  • Y tá – có bằng y tá tổng quan RGN hoặc y tá về sức khỏe tâm thần RMN (nurse - RGN or RMN)
  • Cán bộ thuộc các lực lượng vũ trang (officer of the armed services)
  • Thợ làm mắt kính (optician)
  • Tư vấn pháp lý (có giấy chứng nhận tư vấn pháp lý), trợ lý luật sư có trình độ hoặc là thành viên của Viện Paralegals (paralegal - certified paralegal, qualified paralegal or associate member of the Institute of Paralegals)
  • Người được Nữ hoàng Anh phong tước, ví dụ như OBE hay MBE (person with honours, eg an OBE or MBE)
  • Dược sĩ (pharmacist)
  • Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp (photographer - professional)
  • Cảnh sát (photographer - professional)
  • Nhân viên chính thức tại Bưu điện (Post Office official)
  • Chủ tịch / thư ký của tổ chức được công nhận (Post Office official)
  • Sĩ quan thuộc đội quân Salvation (Salvation Army officer)
  • Nhân viên xã hội (social worker)
  • Cố vấn pháp luật (solicitor)
  • Nhân viên thuế (surveyor)
  • Giáo viên, giảng viên (teacher, lecturer)
  • Nhân viên công đoàn (trade union officer)
  • Đại lý du lịch đã được công nhận (travel agent - qualified)
  • Nhân viên định giá hoặc đấu giá – thành viên các hiệp hội đã đăng ký (valuer or auctioneer - fellows and associate members of the incorporated society)
  • Sĩ quan cấp úy (Warrant Officer) và Sĩ quan Hải quân (Chief Petty Officers)

Những người không thể ký vào ảnh hộ chiếu:

  • Người làm việc tại Văn phòng cấp Hộ chiếu
  • Bác sĩ (Trừ trường hợp họ cam đoan rằng họ biết bạn rất rõ (ví dụ người đó là bạn của bạn) và họ có thể dễ dàng nhận ra bạn khi xem ảnh.)

Nếu người làm chứng của bạn không đáp ứng được các yêu cầu trên thì bạn sẽ phải tìm ngay một người khác thay thế.

Chú ý: Bất kỳ ai khai nhận những thông tin không chính xác trong quá trình làm hộ chiếu sẽ bị khép vào tội hình sự.

Nếu bạn không thể tìm được ai có thể làm người làm chứng cho bạn thì hãy liên hệ tới đường dây tư vấn và khiếu nại về Hộ chiếu tại Passport Adviceline

Những người có quan hệ mật thiết hay ruột thịt với người làm hộ chiếu cũng sẽ không thể đứng ra làm chứng:

    • Có quan hệ cha-con, mẹ-con, vợ chồng với người làm hộ chiếu
    • Những người có quan hệ tình cảm hoặc đang sống cùng một nhà với người nộp đơn làm hộ chiếu

Nếu bạn nộp đơn xin làm hộ chiếu tại Anh thì người làm chứng của bạn phải:

  • Đang sống tại Anh
  • Sở hữu hộ chiếu hợp pháp của Anh hoặc Ai-len

Nếu bạn nộp đơn xin làm hộ chiếu bên ngoài lãnh thổ Anh thì người làm chứng của bạn phải:

  • Có hộ chiếu của Anh, Ai-len, Mỹ hoặc của một nước thuộc Khối thịnh vượng chung, châu Âu.
  • Nếu người làm chứng chỉ có hộ chiếu của Mỹ, một nước thuộc Khối thịnh vượng chung hoặc châu Âu thì trong bộ giấy tờ xin làm hộ chiếu của mình, bạn phải đính kèm thêm một bản photo màu hình ảnh của người đó.
  • Quá trình làm hộ chiếu của bạn sẽ được xử lý nhanh hơn nếu người làm chứng có hộ chiếu tại Anh hoặc Ai-len.

Những việc người làm chứng cần làm đối với đơn xin làm hộ chiếu của bạn:

Sau khi bạn điền vào đơn xin làm hộ chiếu, người làm chứng của bạn sẽ phải đọc, kiểm chứng độ chính xác của tất cả các thông tin và ký vào tờ đơn đó.

Việc ký tên vào tờ đơn của bạn có nghĩa là người làm chứng đã xác thực những thông tin sau:

  • Họ đã biết bạn hơn 2 năm nay
  • Bạn chính là người nộp đơn xin làm hộ chiếu
  • Xét trong tầm hiểu biết của họ thì tất cả những thông tin bạn điền vào tờ đơn là chính xác
  • Người làm chứng của bạn cũng cần phải điền số hộ chiếu của họ vào tờ đơn đó.

Với ảnh hộ chiếu của bạn:

  • Ở mặt sau ảnh hộ chiếu của bạn, người làm chứng cần viết:“I certify that this is a true likeness of [tên đầy đủ của người đứng tên trên hộ chiếu]” (Có nghĩa là: Tôi xác nhận rằng đây là chân dung thực của người đứng tên trên hộ chiếu)
  • Người làm chứng cũng cần phải ký tên của họ và ngày tháng xác nhận vào sau ảnh của bạn.
  • Bạn không cần ký hay điền bất kì thông tin ngày tháng nào vào sau ảnh của mình.
  • Chú ý: Văn phòng phụ trách về Hộ chiếu có thể sẽ liên lạc với người làm chứng của bạn để làm rõ một số thông tin. Trong trường hợp họ không thể liên lạc với người làm chứng thì quá trình làm hộ chiếu của bạn sẽ bị trì hoãn.

VietHome (Theo Bộ Nội vụ Anh)