Văn hóa kinh doanh ở Anh

CẤU TRÚC KINH DOANH ANH

Ban Giám đốc mới thực sự là người chèo lái trong một công ty Anh với những quyết định then chốt được đưa ra. Tất cả các công ty niêm yết phải có ít nhất hai Giám đốc, một người được chỉ định và chịu trách nhiệm với cổ đông còn người kia là chủ tịch hoặc giám đốc điều hành lãnh đạo Ban Giám đốc.

Nhiều công ty lớn của Anh có giám đốc "không điều hành" những người hoạt động bên ngoài, các chuyên gia không thiên vị, thường xuyên đưa ra những mối liên kết với chính quyền và dịch vụ dân sự.

van hoa kinh doanh o anh
Ảnh minh họa: Unsplash

Việc dùng các giám đốc "không điều hành" này có chút tương tự như hệ thống quản lý cấp cao hai chế độ Châu Âu lục địa nhưng không giống những "giám đốc không điều hành" Châu Âu lục địa có thể bị giám đốc điều hành kia phê bình.

Cho dù hệ thống phân tầng trong cấu trúc, nhiều công ty Anh đã chuyển dần sang một cách tiếp cận bằng phẳng hơn, ít quan liêu hơn. Điều này dẫn đến hình thái không rõ ràng, biên giới trách nhiệm không rõ nét.

Hơi khó để có một bức tranh về cấu trúc của một công ty Anh, thậm chí các nhân viên cũng không rõ công việc của họ là gì. Kết quả là, việc miêu tả công việc có xu hướng mơ hồ và không chính xác cũng như rất ít sự hướng dẫn rõ ràng về những nhiệm vụ cụ thể.

CÁCH QUẢN LÝ CÔNG TY ANH

Như đã chỉ ra, các giám đốc ở Anh có xu hướng tổng quát hóa hơn là chuyên môn về một lĩnh vực. Đòi hỏi người giám đốc là người có khả năng kỹ thuật thường ít nhận được sự ủng hộ nhất ở Anh.

Cũng vậy những người thuần túy học thuật sẽ ít được kính trọng hơn so với các nước khác (nhất là Đức, Pháp) và người ta chú trọng nhiều tới kinh nghiệm làm việc thực tế.

Các chức danh như giáo sư hay tiến sĩ hiếm khi được sử dụng ngoài khu vực học thuật và thậm chí có thể bị nhìn nhận như là một dấu hiệu của sự màu mè.

Các kỹ năng quản lý con người được nhấn mạnh để có được kết quả tốt nhất từ đội/nhóm. Một người quản lý được chờ đợi có khả năng giao tiếp để kết hợp một đội nhóm cùng nhau và khả năng "người hòa hợp" này được đánh giá cao.

Các giám đốc hiện nay thường muốn xuất hiện như là một đầu bếp chăm bón cho một mối quan hệ thân thiện, hài hước và mềm mỏng với cấp dưới. Tuy nhiên, sự gần gũi bề ngoài này không nên hiểu nhầm đó là điểm yếu của sếp vì khi những quyết định khó khăn cần được đưa ra, họ sẽ đưa ra.

Người Anh cảm thấy khó nói thẳng và các giám đốc người Anh thường đưa các hướng dẫn cho cấp dưới theo một cách gián tiếp ví dụ như yêu cầu sự giúp đỡ. Cách sử dụng ngôn ngữ này có thể gây nhầm lẫn với những người không phải người Anh.

CÁC CUỘC HỌP

Các cuộc họp ở Anh rất thường xuyên. Chúng thường không có đoạn kết và quyết định được đưa ra thường là sẽ được tổ chức cuộc họp kế tiếp. Bản thân người Anh  cũng thường phàn nàn về mức độ thường xuyên và độ dài các cuộc họp mà họ phải tham dự.

So sánh với nhiều văn hóa kinh doanh ở nước khác thì các cuộc họp ở Anh hầu như ít được chuẩn bị trước (trừ các cuộc họp gặp mặt khách hàng). Sở dĩ có việc này là bởi vì các cuộc họp ở Anh thường được coi là một diễn đàn cho một cuộc tranh luận mở.

Trong cuộc tranh luận mở này, nghị trình phía trước sẽ được tìm ra và khi mọi người đồng ý thì kế hoạch cụ thể sẽ được thực hiện. Chuẩn bị quá kỹ cho một cuộc họp ở Anh có thể khiến người tham dự có những xúc cảm tiêu cực. "Chẳng có gì phải họp với những người Đức cả vì mọi thứ đã được quyết định trước khi đến họp".

Người Anh tự coi họ là đúng giờ nhưng trong các cuộc họp bây giờ họ cũng thường đến muộn 5 tới 10 phút.

ĐỘI NHÓM

Người Anh thích quyết định được đưa ra bởi cả đội nhóm. Môi trường đội nhóm được tạo điều kiện hết sức để thân thiện, hòa đồng, hữu ích và ủng hộ với mỗi cá nhân trong nhóm. Tuy nhiên nếu như có sai sót xảy ra thì người ta ít khi tìm một cá nhân trong nhóm để đổ lỗi.

Các thành viên đội nhóm thường đóng góp vào đội nhóm với một chuyên môn của mình nhưng cũng được mong đợi có một cái nhìn tổng thể với dự án và vai trò của họ trong đội.

PHONG CÁCH GIAO TIẾP Ở ANH

Người Anh hầu như giống người Châu Á trong cách sử dụng ngôn ngữ ngoại giao. Họ khá khác biệt ở Châu Âu (ngoại trừ Bỉ) vì họ nhấn mạnh sự ngoại giao, khách khí trên sự thẳng thắn trong giao tiếp. Hết sức nhã nhặn trong kinh doanh, người Anh cân bằng sự nói thẳng bằng sự nhã nhặn và sợ rằng tính thẳng thừng sẽ làm tổn thương người khác.

Việc này thường dẫn đến trong các cuộc họp người Anh thường lảng tránh nói thẳng bằng cách nói sự việc tiêu cực theo một cách tích cực. Ví dụ thay vì nói "Bạn hơi chậm" thì người Anh sẽ nói "Bạn có vẻ chưa được nhanh lắm".

Ngoài việc khách khí thì người Anh cũng dùng những ngôn ngữ theo một cách thức được mã hóa dùng để nói những việc không mong muốn bằng những cụm từ tích cực, có thể chấp nhận được.

Do vậy "Tôi không đồng ý" trở thành "Tôi nghĩ anh/chị có vài điểm tích cực nhưng anh/chị đã bao giờ xem xét..." Và nếu thiếu sự thích thú với một ý tưởng nào đó sẽ thường được chào đón bằng "Hmm, đó là một điều thú vị".

Sự hài hước lan tỏa khắp trong kinh doanh. Thực tế thì tình huống càng khó và căng thẳng thì người Anh càng sử dụng tính hài hước. Việc này không ngụ ý rằng người Anh không xem sự việc nghiêm trọng, chỉ đơn thuần là sự hài hước được sử dụng như là một cơ chế để giải tỏa căng thẳng ở Anh và giúp cho các tình huống bình ổn.

Không bao giờ đánh giá thấp một doanh nhân người Anh khi anh ta/chị ta sử dụng sự hài hước trong một tình huống không thích hợp. Tính tiếu lâm là một công cụ giao tiếp rất quan trọng và được yêu mến ở tất cả mọi cấp và trong mọi ngữ cảnh.

Sẽ tốt hơn nếu một người tự khiêm nhường hơn là tự khuếch trương ở nước Anh. Những người nói tích cực về chính mình và năng lực của mình có thể không được tin tưởng và gần như chắc chắn sẽ không được yêu thích.

MỘT VÀI CON SỐ

Diện tích đất liền: 242.534 km2

Dân số: 67 triệu người

Tỷ lệ biết chữ: 99%

KINH TẾ

Tiền tệ: Pound Sterling

GDP: 2,708 tỷ USD

GDP/1 người: 40,284 USD

Cơ cấu lao động (%): 

Nông nghiệp: 1%
Công nghiệp: 24%
Dịch vụ: 75%
Thất nghiệp: 5%

Xuất xứ dân số:

Đức 14%
Mỹ 9%
Pháp 8%
Hà Lan 7%
Bỉ 6%
EU25 55%

Viethome