Anh: Dự án xe lửa HS2 đội vốn trăm tỷ 'phủ bóng lên đảng cầm quyền'

tau HS2 doi von
Hình vẽ ga Manchester Piccadilly trong tương lai nếu HS2 xây xong

Cho đến đầu giờ trưa ngày 03/10/2023, Chính phủ Anh vẫn không công bố quyết định về công trình xe lửa cao tốc HS2 bị đội vốn quá cao.

Dư luận Anh mong chờ xem Thủ tướng Rishi Sunak và Bộ trưởng Tài chính Jeremy Hunt có công bố tin này tại Hội nghị thường niên của đảng Bảo thủ (cầm quyền ) từ ngày 02/10/2023 tại Manchester.

Nhưng trước khi có bài diễn văn then chốt trước các đại biểu dự hội nghị của đảng Bảo thủ, ông Sunak vẫn không nêu ra quyết định.

Ông chỉ nói ông "cần xem xét kỹ và sẽ có quyế̃t định phù hợp" sau khi các báo Anh nói chính phủ "sẽ bỏ giai đoạn 2 của tuyến xe lửa nối London với các thành phố lớn ở phía Bắc nước Anh.

Đài BBC, trong cuộc phỏng vấn nhanh với thủ tướng Rishi Sunak đã hỏi ông có phải "thiếu quyết định về HS2 đang phủ bóng lên hội nghị của đảng cầm quyền".

Hôm 01/10 trong khi trả lời phỏng vấn BBC News, ông Sunak từ chối nói lời cam kết sẽ tiếp tục HS2 giai đoạn 2. Theo ông, công trình này "đã đội vốn tới mức không ai tưởng tượng được".

Từ bản vẽ năm 2009, thời đảng Lao động Anh cầm quyền, đến khi và khi khởi công Giai đoạn 1 (Phase One) vào năm 2017 xây dựng tuyến hỏa xa cao tốc từ London tới Birmingham, công trình này nhanh chóng “nuốt tiền”, mỗi lần thêm hàng chục tỷ bảng Anh.

Giai đoạn 2 (Phase Two) dự kiến xây tuyến hình chữ Y nối Birmingham với Manchester và Leeds, để tăng sức mạnh kinh tế cho vùng Bắc xứ England.

Nhưng từ ngân sách ban đầu của HS2 chỉ trên 32 tỷ bảng Anh cho cả hai giai đoạn, tới năm 2015 công trình đã đội vốn lên tới trên 50 tỷ, khi mà giai đoạn 2 còn chưa bắt đầu.

Một tính toán gần đây về công trình này, kể cả khi đã bỏ tuyến chữ Y nối ba thành phố phía Bắc là khoảng 80 tỷ bảng, bằng gần 100 tỷ USD, theo BBC News.

Nhưng tuần qua, báo Times of London nói "thủ tướng Sunak thấy thật là đáng báo động khi mà HS2 có thể đội vốn lên trên 100 tỷ bảng Anh". Nếu đúng thế, thì con số cuối cùng sẽ quá kinh khủng: 121 tỷ USD.

Các báo Anh cho hay bỏ tuyến 2 sẽ tiết kiệm được 10 tỷ bảng để chi vào các dự án giao thông khác.

Chi phí công quá cao mà chưa rõ bao giờ xong

Tuyến một chỉ có 134 dặm, nối London với Birmingham, dự kiến hoàn thành vào năm 2033. Nếu xong, nó sẽ cắt thời gian đi lại giữa hai thành phố từ 1 tiếng 21 phút xuống 52 phút.

Còn toàn bộ công trình nếu hoàn tất như ý tưởng ban đầu, có thể tới 2045 mới xong.

Nhiều tờ báo Anh so sánh “công trình thế kỷ” này với tốc độ xây xe lửa cao tốc hoặc siêu tốc ở Nhật Bản và Trung Quốc để nói đây là biểu hiện của sự xuống cấp trong ngành giao thông công chính Anh, quốc gia sinh ra nghề hỏa xa.

Các báo Anh tuần này, gồm cả BBC, cũng đăng tin tuyến xe lửa cao tốc Jakarta-Bandung ở Indonesia, dùng công nghệ Trung Quốc, vừa khai trương.

Cả tuyến đường 142km được xây trong vài năm qua với giá 7,3 tỷ USD.

So với tuyến HS2 ở Anh thì công trình ở Indonesia có đội vốn nhưng vẫn rẻ hơn hàng chục lần.

Câu chuyện của công trình đội vốn khổng lồ tại Anh, với ngày khai trương “chưa rõ khi nào” còn phản ánh vấn đề chính trị lâu nay của Anh.

Đó là sáng kiến nhằm cải thiện cơ hội kinh tế, đồng thời thu phiếu cử tri vùng Tây Bắc nước Anh, gọi là “levelling up” – cân bằng vùng miền.

London phát triển quá mạnh, tạo sự mất cân bằng

Tuyến một chỉ có 134 dặm, nối London với Birmingham, dự kiến hoàn thành vào năm 2033. Nếu xong, nó sẽ cắt thời gian đi lại giữa hai thành phố từ 1 tiếng 21 phút xuống 52 phút.

Còn toàn bộ công trình nếu hoàn tất như ý tưởng ban đầu, có thể tới 2045 mới xong.

Nhiều tờ báo Anh so sánh “công trình thế kỷ” này với tốc độ xây xe lửa cao tốc hoặc siêu tốc ở Nhật Bản và Trung Quốc để nói đây là biểu hiện của sự xuống cấp trong ngành giao thông công chính Anh, quốc gia sinh ra nghề hỏa xa.

Các báo Anh tuần này, gồm cả BBC, cũng đăng tin tuyến xe lửa cao tốc Jakarta-Bandung ở Indonesia, dùng công nghệ Trung Quốc, vừa khai trương.

Cả tuyến đường 142km được xây trong vài năm qua với giá 7,3 tỷ USD.

So với tuyến HS2 ở Anh thì công trình ở Indonesia có đội vốn nhưng vẫn rẻ hơn hàng chục lần.

Câu chuyện của công trình đội vốn khổng lồ tại Anh, với ngày khai trương “chưa rõ khi nào” còn phản ánh vấn đề chính trị lâu nay của Anh.

Đó là sáng kiến nhằm cải thiện cơ hội kinh tế, đồng thời thu phiếu cử tri vùng Tây Bắc nước Anh, gọi là “levelling up” – cân bằng vùng miền.

Mấy chục năm qua, cùng với sự bùng nổ kinh tế của vùng Đông Nam mà đầu tàu là London – một trung tâm thương mại toàn cầu, kinh tế các đô thị phía Bắc đi xuống.

Lý do chính là cơ cấu kinh tế ở Anh và trên toàn cầu thay đổi, các nhà máy, thương cảng, hầm mỏ vùng Bắc Anh mất vai trò truyền thống nên thua thiệt.

Chính phủ Anh muốn giải quyết bài toán khó này bằng giao thông, nhằm biến khoảng cách địa lý “gần bằng không” để người sống ở Manchester, Birmingham hay Leeds cũng có cơ hội thương mại, thu nhập như London.

Qua nhiều nhiệm kỳ cầm quyền, các đảng ở Anh đều giữ nguyên cam kết “cân bằng vùng miền” và còn lập ra cả chức bộ trưởng chuyên trách, gọi là level-up minister.

Nhưng chính phủ của ông Sunak đang cần phải giữ ngân sách an toàn trước nguy cơ chi tiêu công tăng cao không dừng nên khả năng bỏ tuyến hai của HS2 là cần thiết.

Tờ Telegraph còn kêu gọi “xóa hẳn HS2“ mới là quyết định đúng.

Nhưng thị trưởng vùng Manchester Mở rộng, ông Andy Burham vừa chỉ trích chính phủ Sunak rằng “nếu xóa tuyến chữ Y trên HS2 thì chẳng khác nào đâm dao vào trái tim Manchester”.

Cựu thủ tướng Anh thuộc đảng Bảo thủ, bà Theresa May cũng vừa lên tiếng phản đối việc thu hẹp công trình HS2.

Theo BBC Tiếng Việt