Nhân viên đường sắt đình công thêm 4 ngày vào tháng 7 và tháng 8

Vào ngày 27 và 30/7, ngày 18 và 20/8, sẽ có thêm 4 cuộc đình công đường sắt nữa. 

Các nhân viên thuộc Công ty Network Rail và 14 hãng tàu hỏa khác sẽ tiếp tục đình công. Mục tiêu của họ vẫn xoay quanh vấn đề việc làm, lương và điều kiện làm việc. Hơn 40,000 người lao động sẽ tham gia đình công, trong khi đó một cuộc đình công cũng được lên kế hoạch vào ngày 27/7. 

Các nhân viên công ty tham gia vào kế hoạch này bao gồm Network Rail, Chiltern Railways, Cross Country Trains, Greater Anglia, LNER, East Midlands Railway, c2c, Great Western Railway, Northern Trains, South Eastern, South Western Railway, Transpennine Express, Avanti West Coast, West Midlands Trains và GTR (cả Gatwick Express).

Tổng thư ký Công đoàn RMT, ông Mick Lynch, nói: ''Ngành công nghiệp đường sắt và Chính phủ cần phải hiểu rằng những tranh chấp này sẽ không tự nhiên mà biến mất. Họ cần phải nghiêm túc giải quyết vấn đề lương cho phù hợp với tình trạng lạm phát hiện nay. Ngoài ra điều kiện làm việc cần được cải thiện và phải đảm bảo biên chế cho nhân viên''.

thang 8 cong nhan tau hoa london dinh cong

''Những giải pháp mà Network Rail đưa ra vẫn còn cách quá xa những gì chúng tôi mong muốn. Còn các công ty đường sắt khác thậm chí không thèm đưa ra một mức lương khá khẩm hơn. Chúng tôi sẽ kiên trì đình công cho đến khi nào các yêu cầu được thỏa mãn''.

Mới đây, một cuộc đình công khác đã được công đoàn Aslef thông báo sẽ diễn ra vào ngày 30/7. Tài xế của 8 công ty đường sắt sẽ đình công đòi tăng lương. 

Ông Andrew Haines, giám đốc điều hành tại Network Rail, nói: ''RMT vẫn tiếp tục đình công ư? Họ có thực sự quan tâm đến hành khách và nhân viên đường sắt, hay chỉ bày trò đình công vì lý do chính trị?''

Người đại diện của tập đoàn đường sắt Rail Delivery Group cho biết: ''Đình công là quyết định đáng thất vọng của các lãnh đạo RMT trong bối cảnh nhu cầu của hành khách gia tăng trong mùa hè này. Đình công sẽ tiếp tục phá hoại một ngành công nghiệp chỉ mới chật vật thoát khỏi bóng ma dịch bệnh''.

''Chúng tôi đương nhiên muốn tăng lương cho nhân viên, nhưng muốn có tiền thì phải tăng giá vé mà làm sao tăng giá vé khi hành khách đều đã thủng túi''.

''Vì thế nhiệm vụ của chúng ta là phải thay đổi các mô hình vận hành lỗi thời, cải thiện chất lượng dịch vụ và đưa đón hành khách đúng giờ hơn. Nhưng thay vào đó các vị lại ngày đêm đòi đình công'', vị đại diện này nói.

Hồi tháng Sáu đã diễn ra cuộc đình công đường sắt lớn nhất ở Anh quốc trong vòng 30 năm. Các nhân viên đường sắt đã nghỉ làm trong suốt 3 ngày. Nhiều dịch vụ phải đóng cửa hoàn toàn, nhiều resort ven biển phải ngưng hoạt động, bao gồm Bournemouth, Dorset; Blackpool, Lancashire; Margate, Kent; Llandudno, North Wales và Skegness, Lincolnshire, Cornwall.

Viethome (theo Metro)