• Người Việt làm thực tập sinh kỹ năng tại công ty xây dựng tố bị đồng nghiệp Nhật hành hạ hai năm và yêu cầu xin lỗi, bồi thường.

    Phát biểu tại cuộc họp báo ở tỉnh Okayama cùng đại diện từ công đoàn Fukuyama Union Tampopo hôm 17/1, người đàn ông Việt Nam 41 tuổi nói rằng anh đến Nhật mùa thu năm 2019 và được sắp xếp làm thực tập sinh kỹ năng tại một công ty xây dựng ở miền tây Nhật Bản.

    Khoảng một tháng sau khi bắt đầu công việc, anh bị các đồng nghiệp người Nhật hành hạ, dẫn đến những vết thương, trong đó có gãy xương.

    thuc tap sinh nhat bi hanh ha
    Thực tập sinh Việt Nam (phải) bị đồng nghiệp Nhật Bản đánh bằng vật giống cây chổi vào tháng 9/2020. Ảnh: Kyodo News.

    Video ghi lại cảnh ngược đãi cho thấy đồng nghiệp người Nhật dùng chổi đánh vào đầu và cơ thể người đàn ông Việt trong lúc anh đang làm việc ở thùng sau xe tải vào tháng 9/2020. Anh cũng bị đấm vào người với lý do "không trả lời tốt bằng tiếng Nhật".

    Người đàn ông cho biết anh còn bị gãy xương sườn vì bị đồng nghiệp đi ủng đá vào người, đồng thời gãy răng và phải khâu môi sau khi họ ném giàn giáo vào người, vào mặt.

    Sau khi báo cáo với công đoàn tháng 10/2021, anh được đưa vào diện cần được bảo vệ. Anh mong được chuyển đến một công ty khác ở Nhật và chưa báo cáo sự việc với cảnh sát.

    Phát biểu tại cuộc họp báo thông qua thông dịch viên, người đàn ông Việt cho biết anh giữ im lặng vì không muốn gây rắc rối cho gia đình cũng như các thực tập sinh kỹ năng khác. Anh đang yêu cầu công ty xây dựng cũng như tổ chức giám sát đã sắp xếp công việc phải xin lỗi và bồi thường.

    Luật sư đại diện cho công ty xây dựng từ chối bình luận, nói rằng đang trong quá trình thương lượng để giải quyết, trong khi quan chức của tổ chức giám sát cũng từ chối bình luận về yêu cầu bồi thường với lý do các cuộc thảo luận dàn xếp đang diễn ra.

    Theo VnExpress

  • Cuốn "Đừng chết ở Ả rập Xê út" của Nghiêm Hương ra mắt tháng 8/2019 chưa đầy 200 trang nhưng nội dung gây chấn động, chứa đựng những câu chuyện chưa từng được biết đến của lao động nước ngoài tại đất nước dầu mỏ này.

    Tác giả - một nữ lao động Việt Nam xuất khẩu bằng con đường hợp pháp - chỉ có thể trụ lại được đúng 285 đêm, thay vì hai năm theo hợp đồng lao động, trước khi "bỏ của chạy lấy người".

    Một nữ lao động cùng nơi làm với tác giả Nghiêm Hương

    Hiểm họa luôn rình rập

    Sốc vì hôn nhân tan vỡ, Hương quyết định đi xuất lao động. Chị chọn Ả Rập Saudi đơn giản vì không phải đóng tiền thế thân như các nước phát triển khác.

    "Miễn phí mà, mọi cái chủ bên đó lo hết. Họ bỏ tiền ra mua vé máy bay, lo visa... Công ty bên này cũng không phải lo gì luôn," Hương kể.

    Với bằng cấp của mình, Hương đăng ký làm đầu bếp nhưng thực tế, chị phải làm tất cả những gì chủ muốn.

    Hương chưa nghe nói đến trường hợp lao động Việt thiệt mạng tại Ả Rập Saudi.

    Nhưng bản thân chị đã suýt bị cưỡng hiếp chỉ sau hơn nửa tháng tới đây. Việc cưỡng hiếp của người chủ thứ nhất không thành là nhờ chị mặc quá nhiều quần áo để chống lạnh và "cái khóa quần bò bị mắc vào quần len bên trong"- chị phỏng đoán.

    Các nữ lao động nước ngoài ở Ả Rập Saudi

    Từ đó trở đi, Hương luôn dùng kim băng ghim quần vào áo len để phòng xa.

    Hương cũng bị bà chủ thứ hai rắp tâm nhốt và bỏ đói, chỉ vì chị dám đòi ông chủ số tiền lương lâu không được trả. Luật đạo Hồi không cho phép phụ nữ nói chuyện với đàn ông lạ.

    "Bà ấy nhốt tôi vào căn phòng ở tầng trệt. Tôi phải cuộn những cái thảm vào để đi vệ sinh. Cảnh sát đi tuần cách một bức tường, tôi nghe thấy và tôi đập cửa, gào lên. Họ vòng ra đằng trước, bấm chuông, nhưng không ai mở, lại thôi. Nếu chồng bà ấy không về bất thình lình thì tôi cũng lả đi vì đói khát," Hương kể.

    Suốt tháng chay Ramadan, Hương và nhiều người làm khác phải phục vụ liên tục trên 21 giờ mỗi ngày. Chị phải lén trải khăn xuống sàn bếp để chợp mắt 15 phút rồi dậy nấu nướng tiếp.

    Theo Hương, không có chuyện công ty đưa người sang Ả Rập Saudi lao động có thể đưa ra một quy ước về hành xử giữa chủ và người làm, mà chỉ có sự tuân phục một chiều từ phía người lao động.

    "Nói chung, giới chủ bên đó cũng bị lúng túng trong cư xử với mình," chị nói.

    Quang cảnh ở Ả Rập Saudi nơi tác giả làm việc

    "Thấy mình nhiệt tình, phục vụ đến nơi đến chốn, họ cũng muốn bày tỏ tình cảm. Nhưng do luật đạo Hồi, họ không thể hiện ra. Họ tự cho họ ở một địa vị không cho phép mình đồng đẳng với họ. Họ dùng bạo lực với mình không hẳn vì ghét, mà do thói quen trong đối xử. Còn nếu họ tức giận thực sự thì không biết chuyện gì xảy ra…"

    Hương cũng gặp một gia đình cư xử với chị rất tử tế, nhưng họ lại không đủ tiền để thuê chị. Để tránh bị ngược đãi, một số người lao động đã đồng ý theo đạo Hồi và sẽ bỏ đạo khi hồi hương, theo lời Hương.

    "Đánh bẫy" người lao động

    Sau khi được thưởng thức món Việt, nhà chủ thứ ba đâm mê và Hương được cất nhắc lên vị trí nấu chính. Nhưng không vì thế mà chị được nương tay.

    Một lần, chỉ vì xếp các kệ đựng gia vị của bà chủ trên xe đẩy không đúng vị trí, Hương bị chủ nhà hắt cả lọ tiêu bột mới xay vào mặt.

    Không kiềm chế được, Hương xô bà ta ngã khỏi ghế. Đó là lần phản kháng duy nhất của chị.

    Tuy nhiên, hành động này có vai trò khá quan trọng để Shaira - chị giúp việc người Philippines làm cùng Hương - dựng lên một "màn kịch," giúp Hương "thôi việc" thành công.

    Việc Hương phải tự trốn về nước cũng do Đại sứ quán và công ty xuất khẩu lao động không giúp gì được cho chị.

    Tác giả Nghiêm Hương hiện sống ở TP Hồ Chí Minh

    Những người bị chủ đánh đập khi thoát ra đều được đại lý khuyên hòa giải với chủ cũ.

    Cũng có trường hợp chủ cũ sẽ bán người giúp việc của mình cho chủ mới với giá cao gấp 3-4 lần số tiền họ đã mua lao động từ đại lý.

    Người lao động về tay chủ mới do đó sẽ càng bị bóc lột thậm tệ hơn cho đáng với đồng tiền họ đã bỏ ra.

    Chỉ khi nào chủ đồng ý, người giúp việc mới được hồi hương- đó là điều khoản trong hợp đồng lao động mà Hương chỉ được biết khi đã ở Ả Rập Saudi. "Điều khoản này rất bất lợi cho người lao động. Họ bỏ một số tiền lớn lắm để mua mình thì đời nào họ chịu cho mình về trước thời hạn," chị phân tích.

    Theo Hương, chỉ đến trước khi ra sân bay để rời Việt Nam khoảng 30 phút, người lao động mới được đại lý xuất khẩu lao động gọi vào xem bản hợp đồng bằng tiếng Việt, Anh và Ả Rập. Mọi người chỉ kịp liếc qua nội dung, lăn tay và ký luôn, nếu không muốn lỡ chuyến bay.

    Ả Rập Saudi qua con mắt tác giả Nghiêm Hương

    "Đó là một kiểu 'đánh bẫy,' nhưng cũng không thể nói là họ lừa mình được, vì mình có quyền được lựa chọn và đã chọn con đường ra đi. Nếu họ lừa thì đã không được cấp phép hoạt động như thế. Đến giờ họ vẫn tồn tại đấy. Có ai làm gì được đâu," chị nói.

    Lúc mới về nước, sau khi đến trụ sở công ty này tại TP. HCM đòi lương không được, sau đó, Hương không còn liên lạc gì với họ nữa.

    Nhưng chuyện với Hương không dừng ở đó, bởi chị còn phải một mình tự vượt qua những hậu quả tâm lý sau chuyến ly hương. Cách duy nhất là làm việc.

    "Tôi làm như điên và hiện tại vẫn như thế," Hương kể.

    "Mình vượt qua rồi, nhưng một số ám ảnh vẫn còn nguyên đấy. Ví dụ đi qua Thủ Đức, gặp những kiến trúc giống như bên kia, lập tức tôi cảm thấy bị lấn cấn, khó chịu.

    "Thỉnh thoảng và mới đây thôi, tôi lại mơ thấy bà mama (người chủ thứ ba của Hương tại Ả Rập Saudi - NV) mặc áo choàng đuổi mình, mình chạy. Nhưng khi tỉnh dậy, tôi bình thường lại ngay. Hồi mới về thì sợ kinh khủng…," Hương tâm sự.

    Viết như một cách giải tỏa bản thân

    Hơn hai năm sau khi về nước, Nghiêm Hương mới đủ bình tĩnh để kể lại những gì đã trải qua tại Ả Rập Saudi với… máy ghi âm, như một cách giải tỏa bản thân.

    Nhân một người họ hàng làm báo hỏi thăm về chuyến đi, chị gửi ghi âm. Và việc viết sách được kích hoạt.

    Cuốn sách được Nghiêm Hương viết trong gần tám tháng vào ban đêm, sau ngày làm việc tại một trung tâm Anh ngữ ở Sài Gòn. Khi sách xuất bản, mẹ Hương mới biết con gái mình đã trải qua những gì.

    Hương khẳng định, chị đã không còn thấy hận những người chủ đã hành hạ mình. "Nếu còn thù hận, tôi sẽ không thể nào kể lại một cách khách quan được," chị nói.

    Điều thú vị là song song với công việc hiện có, Hương đang có thêm những dự định mới với văn chương.

    Đồng thời, đầu tháng 12/2019 vừa qua, Nghiêm Thị Hương được vinh danh là một trong 5 Hiệp sĩ Công lý vì những đóng góp tích cực trong phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em năm 2018-2019, tại Hội nghị quốc gia về Tình dục, Sức khỏe và Xã hội lần thứ 4, diễn ra ở Hà Nội.

    Đây là sáng kiến của Mạng lưới ngăn ngừa và ứng phó bạo lực giới tại Việt Nam (GBVNet), bao gồm 17 tổ chức xã hội.

    TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS), Trưởng Mạng lưới Ngăn ngừa và Ứng phó Bạo lực Giới tại Việt Nam: "Một đại lý dù tốt đến đâu cũng không có những thông tin chi tiết cụ thể để cung cấp cho người lao động. Tại vì những người lao động trở về đâu có kể lại những chi tiết đấy. Chỉ có chị Hương rất dũng cảm đã kể lại câu chuyện của mình rất chi tiết trong sách thì mọi người nắm được. Qua những nghiên cứu của chúng tôi trong mười mấy năm về vấn đề lao động di cư, những người lao động được trở về cũng nói đến những khó khăn, trở ngại, thách thức, nhưng ít khi nói lên những chi tiết cụ thể như vậy. Cho nên những người sắp đi không biết, những đại lý cũng không nắm được tường tận những nguy cơ rủi ro mà người lao động phải đối mặt ở nước ngoài."

    Đường phố Ả Rập Saudi qua ống kính tác giả Nghiêm Hương

    Theo ông Phạm Đỗ Nhật Tân, nguyên Phó Cục trưởng Cục quản lý Lao động ngoài nước, hiện có trên 40 nước nhận lao động Việt Nam. Trong số lao động Việt Nam xuất khẩu, có gần 35% là phụ nữ. Ông Tân cho rằng, những vấn đề mà Nghiêm Thị Hương gặp phải không phổ biến và tập trung chủ yếu trong mảng lao động giúp việc tại Đài Loan và Ả Rập Saudi. Ông cho biết, từ 2007 đến tháng 11/2019, Việt Nam đưa sang Ả Rập Saudi 3,6 vạn lao động. Số người Việt sang nước này lao động giảm dần trong hai năm gần đây. Hiện có khoảng 1.100 người Việt lao động tại Ả Rập Saudi. Trong 2 vạn người Việt đang lao động xuất khẩu, có khoảng 30% làm giúp việc gia đình. Nhưng riêng năm 2019, có khoảng 80% lao động Việt Nam đi xuất khẩu để làm công việc này.

    Bài viết thể hiện văn phong của cây bút Nguyễn Mạnh Hà, hiện đang sống ở Hà Nội.

    Theo BBC News Tiếng Việt

  • Một tàu đánh cá bốc cháy gần đảo Jeju, Hàn Quốc, khiến một người thiệt mạng và nhiều người mất tích, trong đó có 6 thuyền viên Việt Nam. 

    Hỏa hoạn bùng lên trên tàu đánh cá 29 tấn vào khoảng 7h09 sáng 19/11 ở cách một đảo nhỏ gần đảo Jeju khoảng 76 km về phía tây. Cảnh sát biển Hàn Quốc cho biết nhóm thuyền viên trên tàu gồm 6 người Hàn Quốc và 6 người Việt Nam. 

    Lực lượng cứu hộ đã phát hiện một trong các thuyền viên ở vị trí cách hiện trường 7,4 km về phía nam. Người đàn ông Hàn Quốc họ Kim, 60 tuổi, không mặc áo phao, được trực thăng chuyển tới bệnh viện trên đảo nhưng các bác sĩ xác nhận đã chết. 

    Tàu cá bốc cháy ở vùng biển gần đảo Jeju, phía nam Hàn Quốc sáng 19/11. Ảnh: Yonhap

    11 người còn lại vẫn mất tích. Theo Ban Quản lý Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, các thuyền viên Việt Nam mất tích gồm Nguyễn Văn Công (sinh năm 1987), Nguyễn Ngọc Lợi (sinh năm 1995), Nguyễn Tiến Ninh (sinh năm 1987), Nguyễn Văn Thủy (sinh năm 1994), Nguyễn Văn Phúc (sinh năm 1988) và Nguyễn Văn Viễn (sinh năm 1974).

    Các tàu và trực thăng hải quân cùng các tàu thuyền dân sự đang được điều động để giải cứu các nạn nhân. Tuy nhiên, gió to và sóng lớn khiến tàu cứu hộ nhỏ không thể tiếp cận hiện trường.

    "Ngọn lửa lớn khiến việc lên tàu gặp khó khăn, thậm chí cả khi tàu hải quân đã có mặt", một quan chức cảnh sát biển cho biết. "Vì có khả năng các thuyền viên ở trên tàu nên chúng tôi dự kiến sẽ tìm kiếm bên trong tàu một khi điều kiện thời tiết cải thiện".

    Tổng thống Moon Jae-in đã chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan huy động mọi phương tiện cho công tác tìm kiếm cứu hộ, phát ngôn viên Nhà Xanh Ko Min-jung cho hay. Ông nhấn mạnh cần đẩy nhanh việc tìm kiếm các nạn nhân do vùng biển xảy ra tai nạn có sóng to và nước biển rất lạnh. 

    Tổng thống Hàn Quốc cũng yêu cầu giới chức thông tin cho gia đình các nạn nhân, bao gồm cả các thuyền viên người Việt, về quá trình cứu hộ sớm nhất có thể. 

    Theo VnExpress

  • Liên quan đến vụ việc 39 người bị chết trong thùng xe container trên đường đến nước Anh, trao đổi với Tuổi trẻ Online bên lề phiên họp Quốc hội sáng ngày 1-11, ông Lê Quân, thứ trưởng Bộ Lao động  thương binh và xã hội, khẳng định: "Giữa Việt Nam và Anh không có thỏa thuận tiếp nhận lao động".

    "Chính sách nhập cư của Anh rất chặt chẽ. So với các quốc gia khác, thu nhập tại Anh khá cao. Chính vì thế nước Anh trở thành điểm đến của nhiều lao động bất hợp pháp từ nhiều quốc gia khác nhau", ông Quân nói.

    ''Tôi xin nhấn mạnh là cơ hội đi lao động ở nước ngoài hợp pháp hiện nay rất rộng mở và dễ tiếp cận. Việt Nam có thỏa thuận đưa người đi làm việc chính thức với nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Úc, NewZeland, một số nước Đông Âu, Trung Đông''.

    Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, lĩnh vực này được coi là hoạt động kinh doanh có điều kiện, hiện nay có 397 công ty được cấp phép đưa người đi làm việc ở nước ngoài. Danh sách các công ty được công khai trên cổng thông tin của Cục Quản lý lao động ngoài nước.

    Hằng năm chúng ta đưa được gần 150.000 người đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động được quan tâm, đảm bảo quyền lợi. Sau nhiều năm, rất ít sự cố đáng tiếc xảy ra với người lao động đi theo các chương trình hợp pháp.

    Trong thời gian tới, do khan hiếm nhân lực, các quốc gia đều có xu hướng tăng tiền lương, hỗ trợ tiền đào tạo và đi lại cho người lao động của chúng ta. Đi lao động ở nước ngoài hợp pháp đã giúp nhiều lao động có việc làm, thu nhập cao và thoát nghèo.

    Bộ Lao động - thương binh và xã hội đang triển khai nhiều giải pháp để tăng cường quản lý nhà nước với hoạt động đưa người lao động đi làm việc hợp pháp ở nước ngoài. 

    Cụ thể, công tác thanh tra được tăng cường; thời gian qua bộ đã dừng và thu hồi giấy phép của nhiều doanh nghiệp có hành vi vi phạm; đẩy mạnh đàm phán ký kết với nhiều ưu đãi với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Úc, trình Quốc hội sửa đổi Luật đưa người đi lao động ở nước ngoài (dự kiến thông qua trong năm 2020), xây dựng ứng dụng trên thiết bị di động để người lao động ở nước ngoài kết nối nhanh với bộ và có chức năng SOS khi cần thiết.

    Bộ cũng chỉ đạo rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính; cấp phép bổ sung cho gần 100 doanh nghiệp đủ điều kiện để mở rộng dịch vụ đến người lao động có nhu cầu; đẩy mạnh sự tham gia của các trường nghề để nâng cao chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài...

    Bộ đề nghị chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội tăng cường truyền thông để người dân hiểu, và tránh mạo hiểm đi lao động bất hợp pháp, vi phạm pháp luật Việt Nam và quốc tế. Người dân có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài chủ động liên hệ qua Trung tâm lao động ngoài nước của bộ, các doanh nghiệp được bộ cấp phép.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Quang và bạn gái có thu nhập tổng cộng ước chừng 40 triệu đồng ở VN, nhưng hai bạn vẫn nuôi mộng đi nước ngoài để kiếm thêm. Vậy điều đó có khả thi không? Hãy cùng xem câu chuyện của Quang và những lời khuyên của cộng đồng nhé:

    ''Tôi 22 tuổi, mới tốt nghiệp đại học sư phạm, hiện có bạn gái cùng ngành, bằng tuổi. Cả hai đều nghiêm túc và có ý định kết hôn sau này và cũng đã ra mắt hai bên gia đình. Nhà tôi có 2 người anh, đang hợp tác lao động bên Australia, sau này sẽ được định cư tại đó và đang có ý định đưa mẹ tôi qua. Mẹ muốn tôi đi cùng, cũng theo đường hợp tác lao động như 2 anh. Hiện ở Việt Nam, với chuyên môn của mình, nếu cố gắng làm liên tục, tôi cũng có thể thu nhập khoảng 10 đến 20 triệu. Bạn gái tôi cũng có thu nhập khoảng như vậy. Vậy nên nếu hai đứa đến với nhau, cho là tạm kiếm được 40 triệu một tháng, không trừ chi phí nhà ở vì cả hai đều đang ở nhà ba mẹ trong thành phố.

    luong 20 trieu dong

    Nếu quyết định đi Australia, chúng tôi sẽ đi chung và phải đi vay mượn khoảng 2,2 tỷ để làm giấy tờ, hồ sơ. Khi qua đó, chúng tôi sẽ làm việc tay chân, theo 2 anh tôi nói thì khá là cực nhọc và có thể thu về khoảng 4 ngàn đô Australia mỗi tháng đối với nam. Lương này công ty trả, gần 70 triệu và chưa trừ chi phí ăn ở và thuê nhà. Còn nữ có thể đi thu hoạch trái cây và kiếm được khoảng 1-2 ngàn đô. Tính chung hai đứa kiếm được gần 100 triệu mỗi tháng và khoảng 2-3 năm, chúng tôi có thể trả hết số nợ 2,2 tỷ. Sau đó làm thêm 2-3 năm nữa là tôi được công ty làm giấy tờ cấp nhập cư tại đó luôn (điều này công ty đã đảm bảo trước khi đi). Mục tiêu của chúng tôi là mua được nhà cho riêng mình.

    Vấn đề khiến tôi băn khoăn là cả hai khá quen với cuộc sống ở Việt Nam, có thể đi chơi, ăn uống, hẹn hò... Với thu nhập của hai đứa, có vẻ tạm gọi là sống ổn ở đây, nhưng để có thể mua nhà thì hơi lâu và việc nuôi con sau này cũng khá khó khăn với thu nhập như vậy. Tôi biết là khi qua Australia, ngoài thu nhập cao, còn được khá nhiều lợi ích khác như tiền xăng, tiền điện thấp, môi trường, không khí trong sạch, con cái khi sinh ra được nhà nước hỗ trợ thêm tiền nuôi con và môi trường giáo dục cũng tiên tiến. Nhưng tôi sẽ phải hy sinh những nhu cầu giải trí hàng ngày khác. Khi qua đó, chúng tôi gần như sáng đi làm, tối về nghỉ, lặp đi lặp lại quy trình đó hàng ngày.

    Chúng tôi không ngại làm việc nặng nhọc nhưng nếu tinh thần không thoải mái thì khó có thể duy trì được lâu. Nếu tôi quyết định ở Việt Nam, để cải thiện thu nhập, ngoài việc đi dạy, tôi có thể đi kinh doanh thêm, mua đi bán lại các mặt hàng, vì tôi biết các nguồn hàng ở đâu. Nhưng việc chính vẫn là công việc dạy ngoại ngữ. Tôi muốn hỏi mọi người rằng có đáng để đánh đổi cuộc sống hiện tại ở quê nhà để qua Australia sinh sống không? Tôi thật sự rất băn khoăn, nửa muốn đi, nửa vẫn chưa muốn. Mong mọi người cho tôi một cái nhìn bao quát hơn về tình hình hiện tại của mình. Và nếu có thể, xin cho tôi một hướng đi cụ thể hơn trong tương lai. Tôi xin cảm ơn''. 

    Xung quanh câu chuyện trên, nhiều độc giả đã có những quan điểm riêng:

    Bạn Ác mộng Chile cho rằng: ''Cái gì cũng có cái giá của nó cả, bạn nên cân nhắc mấy điểm:
    1. Chất lượng cuộc sống.
    2. Ổn định cuộc sống.
    3. Thu nhập

    - Lao động tay chân và lao động trí thức có sự khác biệt rất nhiều. Cho dù thu nhập không khác biệt thì môi trường làm việc, chế độ làm việc, sức lao động bỏ ra, và thậm chí là "đẳng cấp" trong lao động. Bạn sẽ phải đánh đổi rất nhiều khi lựa chọn đó.

    - Việc nhập cư vào Australia không hề dễ dàng như các công ty hứa hẹn, điều này chỉ cần thống kê lượng người đang làm bên đó thì sẽ rõ, đa phần người Việt xuất khẩu lao động là để kiếm vốn rồi trở về quê hương làm ăn. Cho dù những điều kiện bên đó rất tốt, nhưng không được nhập tịch thì không đến lượt mình được hưởng đâu. Bạn nên cân nhắc về điều này.

    - Về thu nhập, qua bên đó chắc phải 3 năm mới trả hết nợ, chừng đó thời gian ở Việt Nam cũng tích lũy số vốn kha khá. Với điều kiện ổn định như hiện tại, nếu chịu khó và phát triển nghề có khi thu nhập còn cao hơn nhiều.

    - Còn trẻ, nếu lấy nhau thì nên dành thời gian tận hưởng hạnh phúc của một cặp vợ chồng son, qua đó bây giờ sẽ bị cuốn vào guồng quay của công việc, gò bó giờ giấc, áp lực nợ nần, nỗi lo về vấn đề nhập tịch... điều này gần như "cướp" mất một phần hạnh phúc của mình.

    Chốt lại, theo mình chưa nên đi, cứ an cư lập nghiệp ở quê hương đã, ít nhất là đợi đến khi người nhà mình được nhập tịch rồi tính sau.

    Mình thấy rằng ở đâu thì cũng phải làm. Có điều bạn đã mất 4 năm đại học, giờ qua Australia lao động tay chân thì hơi phí. Với khoản thu nhập như miêu tả thì cũng như ở Việt Nam, nếu bạn ở vùng quê lương 4 triệu/ tháng nhưng rau nhà trồng được, gà nhà nuôi được, trong khi dù lương ở thành phố 20 triệu/ tháng nhưng bạn phải đi ở nhà thuê và bất cứ cái gì cũng phải đi mua, từ que tăm.

    Quay lại với nước Úc, lương 70 triệu/ tháng nhưng chắc chắn rằng chi phí sinh hoạt sẽ khiến bạn chẳng dư được bao nhiêu. Chỉ được mỗi khoản, khi con bạn sinh ra ở đất nước đó, từ giáo dục tới y tế sẽ không cần phải lo lắng. Tôi tin rằng tới thế hệ con bạn thì không phải tốn một đồng học tiếng Anh nữa.

    Tại sao hai bạn không nghĩ cứ ở Việt Nam làm việc kiếm tiền đi du học bên Úc, sau đó xin ở lại làm việc, tôi nghĩ sẽ khả thi hơn. Đừng mơ mộng về một đất nước mà mình chưa đến, cũng không nên nghe ai đó dỗ ngọt. Nhập quốc tịch Úc tuy dễ hơn Mỹ nhưng cũng không phải đơn giản đâu''.

    Bạn Huong Han cho rằng: ''Hai vợ chồng làm giáo viên, nếu chịu khó "cày cuốc" thì ở Việt Nam cũng có thu nhập từ 50-70 triệu/ tháng, cần gì qua đó. Với 2,2 tỷ để đi nước ngoài mà hai đến ba năm mới trả hết là không ổn. Số tiền ấy bạn có khả năng kinh doanh tại Việt Nam thì chỉ cần một năm bạn có thể kiếm lời từng ấy rồi''

    Bạn Nguyễn Đức Hồng lạc quan hơn: ''Nếu mọi chuyện thuận lợi như tính toán (không có rủi ro) thì bạn đi qua đó làm việc vất vả khoảng 3 năm là trả được nợ và 3 năm sau thì có thể nhập cư. Nhưng quan trọng là bạn thấy sống ở đâu thoải mái nhất? Việt Nam hay ở Úc? Nếu mục đích chính của bạn là cần có tiền để sớm ổn định nhà cửa thì có thể đi qua đó lao đông một thời gian, để dành về Việt Nam xây nhà, ổn định cuộc sống, không nhất thiết ở lại bên đó.

    Đừng so sánh thiệt hơn giữa hai nơi hoàn toàn khác nhau. Cái gì cũng không thể hoàn hảo. Theo cá nhân tôi, không có ở đâu vui vẻ, hạnh phúc như ở quê nhà. Do đó bạn cứ đi một thời gian rồi về Việt Nam cũng sẽ tốt hơn là làm như hiện tại''.

    Bạn Chung Nguyen đã ở lâu năm bên Úc thì bình luận: ''Người thực việc thực .. bạn tôi có bằng vi tính làm VN chục năm mới được 400 đô/tháng ..vợ chồng tôi dân sư phạm sang úc lảm lao động cũng không thấy cực lương mỗi đứa 3000 sau khi trừ thuế...10 năm trã xong căn nhà 250.000 giờ thành nửa triếu đô mua xe nhà di động 60.000 giờ hai đưá lảnh lương hưu dư sống để thênh thang đi khấp úc...nhà cho thuê tháng dư 2000 ..lại được khám bác sỹ,,giải phẫu hay nằm bệnh viện không tốn tiền''.

    Ý kiến của bạn Nhung Le: ''Xin đừng nói đến từ " đẳng cấp lao động " ..thế nào là đẳng cấp lđ....ngồi điều hòa...văn phòng là đẳng cấp ak..còn những ng làm việc phổ thông là k đẳng cấp...tôi thấy nhiều ng ví dụ làm giáo viên tháng 4-8tr....nhìn mấy anh thợ tiện bọn tôi nhếch nhác bẩn thỉu có vẻ khinh khỉnh...r còn bảo con k chịu học mai làm bẩn như chú kia đấy....trong khi tôi trước kia thi đầu vào điểm cao hơn sư phạm nhiều....lương bây giờ cũng gấp 3 sư phạm....v tại sao họ lại có ánh nhìn như v nhỉ ?..tất cả là sĩ diện hão....lao động cứ làm đc nhiều tiền mà k ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe là đc....mọi vấn đề khác bỏ qua....sang chảnh mà k tiền thì vất''. 

    Bạn Đăng Phan khuyên chí lý: ''Chuyện định cư ở nước ngoài thật ra có gì quan trọng đâu, ai có điều kiện thì đi, họ thấy nước ngoài tốt hơn thì họ đi. Tôi chỉ dị ứng với mấy thành phần đi rồi quay lại chê Việt nam như: Thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm, cướp giật, kẹt xe, ngập nước vv... Tôi vẫn ăn đồ ăn ngoài chợ, hít thở không khí ở Sài gòn nhưng mấy chục năm nay có biết bệnh viện nằm ở chỗ nào đâu. Tóm lại: Cứ ra đi để hưởng thụ văn minh xứ người, nhưng đừng quay lại chê bai mảnh đất đã sinh ra mình''.

    Bạn saigon84 cho rằng: ''Nếu kinh tế tại VN không đến nỗi nào thì không cần đi, mặt bằng giá cả và mức sống ở VN thì lương hay thu nhập trong khoảng 20-40 triệu/tháng là sống đủ. Tuy là môi trường sống và các điều kiện dịch vụ y tế, xã hội, các tiện ích công cộng không thể so với các nước phát triển nhưng bù lại chúng ta được sống trong các mối quan hệ gần gũi từ gia đình, họ hàng, bạn bè thân thiết. 1 vấn đề nữa là nếu ai cảm thấy thích ứng được với văn hóa bên Tây thì hãy sang đó, nghĩa là khả năng hòa nhập tốt. Thấy có không ít người ở bên đó khá lâu mà hành xử cứ như ở Vn trước kia, người ta nói nhập gia tùy tục, sang nước người ta lại muốn trở thành công dân người ta thì phải "tùy tục" mới được, chứ không đơn giản là có tiền rồi qua là tốt đâu''.

    Bạn Lilian cho rằng: ''Tôi đang ở Úc đc 1 năm và cũng đi diện lao động. Tôi thấy mọi người đa số bàn ra vì họ không sống ở đây nên có lẽ chưa hiểu lắm. Nếu bạn không ngại lao động chân tay thì cứ mạnh dạn mà đi''.

    Bạn Stephanie Pham Nguyenbình luận: ''Tôi không thấy cháu đề cập về hai người anh cháu đã đã làm được bao lâu ở Úc. Nhưng dù có các anh đã làm việc ở đây rồi thì tốt xong cháu cũng nên tìm hiểu cho kỹ càng bởi theo tôi được biết thì điều kiện để xin visa lao động Úc là cháu phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm về việc cháu muốn xin. Sau nữa là nghành nghề đó phải ở trong danh sách Danh sách ngành nghề trung và dài hạn (Medium and Long-term Strategic Skills List) hoặc Danh sách ngành nghề ngắn hạn (Short-term Skilled Occupation List). Một điều nữa tôi cũng khuyên cháu nên cẩn thận bởi tôi đã nghe thấy nhiều chuyện Sponsor (Chủ doanh nghiệp bảo lãnh cho lao động) lừa đảo người làm công nước ngoài. Cháu nên biết nước Úc là một thiên đường cho rất nhiều chủng tộc muốn đến đây nên nơi đây cũng tập trung rất nhiều cá mập. Có những người làm ở đây mấy năm mới ngã ngửa ra là bị lừa trắng tay, làm không công còn mất vốn đấy''.

    Bạn Lan Anh: ''Từ khi nào định cư Úc dễ như ăn cháo thế này? H ở bên Canada cũng đang rộ lên chiêu trò hợp tác lao động của các công ty môi giới hứa hẹn lương tháng 70 80 100 triệu bao ăn ở rồi sau đó nhập quốc tịch. Không có đâu ah nha, lừa đảo đó. Cuối cùng k sang đc mà mất tất cả còn mang nợ vào thân. Bạn cân nhắc cẩn thận nha''.

    Bạn Thao Nguyen: ''Tôi cũng đang ở Úc, việc định cư không dễ như vậy, đặc biệt lại là lao động chân tay, không có bằng cấp nằm trong list định cư. Còn lao động chân tay thì cực gấp nhiều lần so với lao động chân tay ở VN. Ở đây người ta trả lương theo giờ, nên mỗi giờ làm việc là liên tục không ngừng nghỉ. Sáng sớm đi tối về, không có thời gian tận hưởng cuộc sống. Và cuộc sống như vậy rất vô vị, chưa kể khác biệt ngôn ngữ, văn hóa. Thu nhập của bạn như vậy là quá ổn rồi, không nên đi, chân thành đó bạn''.

    Bạn Ruby Pham: ''Nếu đi mà bắt đầu bằng số nợ hơn 2 tỷ đó và công việc vất vả, nhà cửa xe cộ không có thì nên ở nhà cho xong. Khi đi với 2 bàn tay trắng như thế, Mọi thứ còn khó khăn hơn bạn đang nghĩ nhiều đó''.

    Bạn Vũ Tuyền: ''Đừng đếm cua trong lổ e trai ạ, nghề em học bao năm lại từ bỏ, hãy nhất tâm với nghề, nghề sẽ không phụ e, nếu thật sự quyết tâm thì lương sẽ tăng lên từng năm đó e ạ, sống không nợ thì thảnh thơi an ổn e ạ, của cải từ từ sẽ có, tâm thảnh thơi không dễ gì tìm. Chúc e suy nghĩ thấu đáo nha''.

    Bạn Minh khuyên: ''Chi phí ở Úc hiện khá cao. Anh tính 3 năm trả hết 2.2 tỉ là không thể, hoặc nếu được thì 2 anh chị phải gần như sống không giống người bình thường. Mà anh thì muốn sống với "tinh thần thoải mái" nữa, nghe khá là tốn kém. Chưa kể anh vay 2.2 tỉ không mất lãi à? 
    Rồi thu nhập anh chị tính 5000-6000AUD/tháng đã trừ thuế chưa?
    Nếu đã trừ thuế, và 2.2 tỉ không mất tiền lãi (chuyện lạ) thì có thể 4 năm anh trả dứt. Anh suy nghĩ xem 4 năm bên nhau mà chỉ nai lưng ra lao động tay chân thì 2 anh chị có còn giữ được tình yêu không? 20 năm trước các bạn tôi đi hái trái cây mùa hè, nam mà còn làm muốn không nổi nói gì nữ, chưa kể thường xuyên cắt trúng tay, có người mém đi luôn cả đốt ngón tay đó bạn. Bạn thử tham khảo ý bạn gái xem''.

    Bạn HuongBich Nguyen: ''Đã hơn 4 năm rồi đi HTLĐ , nợ tuy trả hết rồi nhưng trong tay tiền bạc chẳng đáng bao nhiêu , giấy tờ vẫn là tạm trú & sắp đến HĐLĐ lại hết hạn phải về VN trong khi cơ quan không nhận lại người đã ra đi . Anh ước gì thời gian trở lại như các em để rồi khỏi hối hận như hôm nay''.

    Bạn Nguyễn Hỗ: ''Em ơi anh đang sống ở Úc đây, em bị cho ăn bánh vẽ rồi, và cái mà em viết chỉ là kế hoạch và lộ trình như thế còn thực tế để được định cư lại ko như em viết đâu, đôi khi còn trả cái giá cho cả tuổi thanh xuân và cả cuộc đời, chúc em may mắn''.

    Bạn Lại Trung Kiên: ''Nếu là tôi, thì tôi không đi. Nếu 2 bạn qua, có tương lai phát triển nghề nghiệp thì nên qua, còn đây qua làm LĐ phổ thông, thì tội gì qua. Có thể như bạn tính, ở VN 1 tháng 2 bạn kiếm dc 40tr, còn ở Úc 2 bạn kiếm được 100tr, nhưng nên nhớ ở VN bạn có khả năng tăng thu nhập nhờ làm thêm, nhưng ở Úc thì khó hơn nhiều. Hơn nữa mức chi phí bên Úc cao hơn VN nhiều lần. Mình thấy có tiền thì ở VN là thoải mái nhất rùi.''

    Bạn Trang dang: ''Nếu mất 2.2 tỷ mà chỉ là hợp tác lao động chân tay thì rất đắt nha bạn. Thậm chí rất khó có cơ hội định cư vì ở Úc cho định cư dạng skill nhưng trình độ học vấn và tiếng Anh phải tốt mới đậu được. Thay vì trả phí đi lao động, với số tiền đó bạn nên đi du học 10k AUD/năm ở TAFE học 20k/năm ở University, mà vẫn đi làm thêm để xoay sở được. Cánh cửa định cư sẽ rộng hơn và ít vất vả hơn''.

    Bạn Bach Le: ''Mình đang sống và làm việc ở Úc gần 5 năm nay. Hiện đang sống với mức lương sau thuế còn cao hơn cả mức lương trước thuế của bạn và bạn gái bạn cộng lại nữa. Vậy mà mình vẫn đang chật vật dành dụm tiền. Mình ko biết bạn tiết kiệm được 2.2 tỷ trong 3 năm cách nào luôn đó. Theo mình thì bạn không nên đi''.</>

    Bạn HÙNG Lee: ''Lời khuyên chân thành là không nên đi nhé. Làm farm bên đó rất là cực chứ không phải dễ dàng như bạn nghĩ đâu, ở Việt Nam mình vừa làm vừa chơi. Ở bên đó thì chỉ có làm thôi là không còn sức để mà cà phê cà pháo đâu. Vả lại giá cả đắt đỏ nữa, nghe tính ra tiền Việt 2 ban mỗi tháng được 100tr thì nghe ham chứ thực ra mọi chi phí đều phải thanh toán bằng đô úc và giá cả của úc nên dư không bao nhiêu đâu. Nếu định hướng qua ở luôn thì được, chứ lo hơn 2 tỷ để qua rồi lại đi về thì ở Việt Nam cho khoẻ. Không đâu sướng bằng Quê mình đâu. Việt kiều bây giờ toàn muốn về VN sống thôi''.

    Bạn Bảo Long: ''Thề chứ nói thật lòng với góc nhìn của cá nhân t nhé, nếu là t thì chắc chắn 10000% là với thu nhập 40tr/2 vợ chồng/tháng thì chả có lý do gì tôi phải đi Úc. Trước nhất là nói về vật chất, với thu nhập gần 500tr/năm mà chưa có con cái, thì chuyện mua nhà sau 2-3 năm là chuyện thừa sức làm dc, đó là chưa tính đến việc ở đây dạy 1 ngày có 8h, tuần làm có 6 ngày, cv mang tính trí thức ko phải mệt về thể xác, ăn uống ngon miệng, sức khỏe dc đảm bảo, ho cảm sốt nằm viện có bhyt ( 6-700k/năm ) lo 85-90% tiền viện... chả sợ gì. Chứ qua Úc, khí hậu ko phù hợp, ăn uống lạ miệng, lao động cực nhọc, chi phí đắt đỏ, rồi sinh bệnh tật ra lại phải đổ tiền vào lo sức khỏe....

    Thêm cái nữa là nói về tinh thần: sống ở VN, làm giàu cho quê hương, dc nói tiếng mẹ đẻ, mệt mỏi thì cuối tuần làm lai rai với bạn bè, ở gần cha mẹ nhớ lúc nào thì thăm lúc đó, đời sống sung túc đầy đủ ko thiếu thứ gì ( với thu nhập đó ).

    Tại sao bạn ko nghĩ nếu ở VN bạn sẽ bán thêm hàng online, kinh doanh dịch vụ gì đó sau h làm, thu nhập mỗi tháng sẽ tăng lên... mà cứ phải nghĩ đến chuyện tha phương cầu thực, bây giờ là 2019 rồi chứ đâu phải thời bao cấp mà sợ loạn lạc, sợ k có tương lai.... Thậm chí tiến sĩ gì đó làm về trí tuệ nhân tạo cho google còn đầu quân về với quê nhà VN để phục vụ tổ quốc, thì mình còn sợ gì chuyện trắng tay mà phải ko qua Úc''.

    Bạn Huong Han: ''Mình thấy rằng ở đâu thì cũng phải làm bạn ạ. Có điều em và bạn gái đã mất 4 năm đại học giờ qua úc làm tay chân thì hơi phí, với khoản thu nhập như bạn miêu tả thì có cũng như bạn đang ở Vn ý, nếu bạn ở vùng quê lương 4tr/1 tháng nhưng rau nhà trồng được gà bạn nuôi được còn lương ở tp 20tr nhưng bạn phải đi ở nhà thuê và bất cứ cái gì cũng phải đi mua từ que tăm. Quay lại với nước Úc lương 70tr nhưng chắc chắn rằng chi phí và tất tần tật chắc bạn cũng chả dư được bao nhiêu, chie được mỗi cái khi con bạn sinh ra ở đất nước đó chắc chắn một điều từ giáo dục tới y tế thì không cần phải lo lắng. Tôi tin rằng tới thế hệ con bạn thì không ohari tốn 1 đồng học tiếng anh nữa. Tại sao hai bạn không nghĩ cứ ở Vn làm việc kiếm tiền đi du học bên Úc sau đó xin làm việc ở lại tôi nghĩ sé khả thi hơn. Đừng mơ mộng về một đất nước mà mình chưa đến và cũng không nên nghe ai đó dỗ ngọt bạn ạ. Nhập quốc tịch Úc tuy dễ hơn Mỹ nhưng cũng không phải là đơn giản đâu''.

    Bạn thunguyentester: ''Bạn ơi mình đi Úc 2 năm nè. Đi ko tốn chi phí nhưng nếu đc chọn lại mình sẽ ko đi. Cũng đã làm farm nhà hàng các kiểu rồi. Bên đó bóc lột lắm, tiền tính ra vnd thì cao nhưng chi phí bên đó đắt lắm, save ko được bao nhiêu hết. Ăn cơm chan nước mắt theo đúng nghĩa đen. Sáng 5h dậy đi làm, tối 5h về rã hết người r lại nấu nướng ăn uống rồi mai đi làm. Cuối tuần cũng ko muốn đi chơi do quá mệt và quá mắc. Theo mình, Úc không được gì hết:</>

    - thời tiết nắng nóng, quang cảnh thì xấu xí toàn cỏ khô vs kangaroo, chỉ những chỗ du lịch mới đẹp thôi. Mà đẹp thì mắc
    - Công việc làm thì bóc lột,
    -Thức ăn thì toàn fastfood kinh khủng lắm, toàn phải tự nấu, đi ăn ngoài cũng mắc
    -ngôn ngữ văn hóa , ở mà cảm thấy ko phải là nhà của mình
    -tiết kiệm không được bao nhiêu hết
    - Kì thị phân biệt, ko có các mối quan hệ khác, ko có giải trí
    -Dân nhập cư đóng thuế sấp mặt nuôi dân Úc nha. Làm càng nhiều đóng càng nhiều. Dân Úc đóng ít mà được bảo hiểm y tế các kiểu. Còn dân ngoại lai đóng thì nhiều mà ko đc gì hết
    Kết luận: môi trường sạch, không khí sạch, thức ăn sạch để làm gì khi nào cuộc sống mỗi ngày như địa ngục, công việc nặng nhọc, thức ăn thì kinh dị.cuộc đời ngắn lắm, sống mỗi ngày hạnh phúc cho bản thân mình là đuọc, đừng nghĩ qua đó vì con cái nha, nhiều bạn mình qua đó vì con, lớn lên con ko thèm nhìn mặt, chúng theo văn hóa bên đó ko coi ba mẹ ra gì đâu, do ba mẹ là tầng lớp thấp trong XH
    -Mình đi ko tốn vốn mà còn thấy kinh khủng, bạn đi vs 1 đống nợ thì nên ở nhà nha. Chân thành!''

    Bạn VT: ''Lương 2 người tổng cộng khoảng 100 triệu, sau thuế còn khoảng 80 triệu, sau khi trừ tiền ăn ở một cách rất tiện tặn thì còn khoảng 20-30 triệu, một năm được cỡ 300 triệu. Bạn nợ 2,2 tỉ, thêm lãi bao nhiêu nữa? Tính ra với thu nhập như vậy thì 10 năm mới trả được gốc và lãi của món nợ ban đầu. (Phần lớn người Úc sẽ sống rất chật vật với mức thu nhập này.)''

    Chú Linh Ngo: ''Ở lại Việt Nam sống đi cháu,chú qua Mỹ 30 năm được coi là khá thành đạt nhưng phải trả một giá rất đắt Và cuộc sống buồn chán,nhìn lại thấy giá mình trả không đáng''

    Bạn Le Thuy: ''Lương 40-50tr ở VN hai người thì đi làm gì. Ở VN tinh thần thoải mái hơn thì cứ ở. Australia ở quê thì ko biết chứ mình qua đó chỗ thành phố đắt lòi lên đc. Làm công nhân ở AUS công nhận lương cao nhưng cái gì cũng đắt vậy thì ko tiết kiệm đc. Nhà cửa toàn 10 tỷ trở lên một căn. Trả góp 30 năm thì mới mua được. Đi ăn hàng thì ko tốt cho sức khỏe vì chất béo nhiều mà giá cũng siêu đắt. thời tiết cũng khắc nghiệt lắm ấy chứ lúc thì nóng chói chang lúc thì mưa luôn đc. chưa kể nghe nhiều ng ở trên nói là có khả năng bị lừa.''

    Bạn Tony Stark: ''Nhiều lúc tiền chưa phải quan trọng nhất, vì tiền mà đánh đổi thì không đáng khi công việc mình yêu thích cũng có thể làm ra tiền, đánh đổi tiền để mất quá nhiều như vậy thì không đáng, nếu thật sự nghèo khổ thì nên đi nước ngoài lao động, ngược lại qua đó chỉ rước sự ê chề, tủi nhục thôi''.

    Bạn maisau: ''Nếu đi không nợ thì nên đi, không thích thì về.Với khí hậu Úc mà làm lao động chân tay trong khi ở nhà chưa từng làm chỉ vài tháng là sức khỏe có còn không ?Cháu đã có người nhà làm bên đó, nên du lịch để biết rõ họ sống như thế nào, nếu thấy họ sống tốt hơn nhiều ở việt nam thì đi cũng chưa muộn. Đây là vấn đề lớn phải thực mục sở thị nhé''.

    Bạn John Miller:''Tôi thu nhập 100000 U.S. $ một năm. Thuế lợi tức đã 35000 $. Còn lại 65000 thì phải trả thuế nhà, bảo hiểm đủ thứ, điện nước... còn được hơn 50000. Rồi còn tiền sinh hoạt hằng ngày. Thành ra để dành cũng chỉ được 20000 thôi. Như chú em nói thì tôi hỏi làm sao trả nợ 125000 $ trong 2 năm được. Coi chừng bị lừa đấy''.

    Bạn Văn Long: ''Mình ở úc hơn chục năm, và khuyên bạn chân thành là đừng đi. Nếu đi học hay đi theo diện tay nghề thì còn ok, chứ đi theo diện lao động chân tay thì mệt lắm. Còn chuyện đi lao động chân tay rồi xin giấy tờ ở lại là không có đâu, công ty lừa đảo đấy. Không tin bạn cứ đợi xem bao lâu nữa người nhà có giấy tờ thì biết. Còn thu nhập 6 ngàn nghe thì to nhưng bạn sẽ phải trả gần hết cho chi phí, còn lại không được bao nhiêu đâu.

    Bạn ở vn có nhà cửa, công việc 30, 40 triệu là đủ sống dư dả rồi, đừng nghe lời tụi lừa đảo. Làm việc chân tay bên này cực kỳ vất vả, bạn không làm việc chân tay quen không làm nổi đâu''.

    Bạn Lana: ''Tôi hiện là du học sinh PhD đã ở Úc được hơn 3 năm rồi, chồng tôi cũng là người Úc, tôi nói ra ko phải để khoe mà chỉ muốn nói rằng ở Úc không dễ dàng như bạn tưởng hoặc như bạn được người ta hứa hẹn. Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định kẻo lỡ dở cuộc đời. Số tiền 2.2 tỷ = cỡ 130k AUD, là rất nhiều ngay cả đối với người Úc. Theo bạn nói thì hai bạn có thể kiếm được khoảng gần 100tr VND/tháng = gần 6k AUD. Thật sự nghe thì nhiều nhưng tiết kiệm sẽ chẳng được là bao đâu vì chi phí cuộc sống rất cao, hàng tháng hay quý các hóa đơn ập đến là đóng méo mặt. Bạn còn cần xe để chạy; bên này chi phí mua xe ko đắt nhưng nuôi xe là đáng kể. Chi phí thuê nhà cũng ko rẻ. Chưa kể hai bạn cũng ko thể sinh con ngay (hoặc ko dám sinh con ngay) để nó được hưởng cuộc sống tốt bên này, vì nếu sinh con thì bạn gái bạn phải nghỉ làm và mất 1 nguồn thu nhập, trong khi chi phí cho con cái, cuộc sống, nhà cửa... đè nặng lên bạn, thì tôi nghĩ rằng tiêu đủ trong 4k mà bạn kiếm được đã là giỏi căn cơ tính toán rồi đó. Hãy suy nghĩ kỹ vì số tiền bỏ ra rất lớn, lao động lại vất vả cực nhọc nếu sang Úc, tiết kiệm cũng chẳng được là bao, định cư thì ko chắc chắn (1 là công ty hứa hẹn vậy thôi chứ ko chắc đâu, bạn đừng đặt hết niềm tin vào đó để sau này thất vọng; 2 là dù công ty đó có thể làm được cho bạn nhg chính quyền mới bầu cử xong biết đâu vài năm nữa họ thay đổi luật nhập cư và bạn ko đáp ứng được thì sẽ ko định cư được - lúc đó tiền vẫn nợ mà định cư thì cug ko xong). Chúc hai bạn sáng suốt''.

    Nickname tên Hoàng thận trọng: ''Ở Melbourne, để thuê 1 căn nhà 1 phòng ngủ 1 phòng tắm 1 phòng khách gọi là tạm đc thì cần trung bình 300$ 1 tuần. Nếu bạn nấu ăn tại nhà thì bạn sẽ tốn khoảng 50$ 1 tuần cho chợ búa ăn uống. Nếu bạn ko có xe hơi và sử dụng phương tiện công cộng thì bạn sẽ tốn khoảng ~50$ 1 tuần. Bảo hiểm y tế khoảng 100$ 1 tháng. Như vậy 1 năm bạn mất (1600 + 100)* 12 = 20400$ cho các chi phí cơ bản. Tiền điện nước tính rộng rãi khoảng 500$ cho 3 tháng = 2000$ 1 năm. Vì lương của bạn trên 37000$ nên sẽ bị đánh thuế khá cao. Nhẩm tính thì sẽ là 7000$ tiền thuế. Như vậy thu nhập của bạn sẽ còn khoảng 15000$ 1 năm. Đấy là bức tranh phác họa nhẹ nhàng cho bạn''.

    Còn cơ hội nghề nghiệp thì bạn nên cân nhắc. Đi Úc mà làm lao động phổ thông thì bạn nên xác định hy sinh đời bố củng cố đời con. Đừng thấy thu nhập làm farm 2000 1 tháng mà ham. Làm farm cực mệt, lương thì dưới mức lương căn bản mà bạn chả thế kêu ca gì đc vì đó là cash job, đặc biệt là farm dâu là nơi giới chủ Úc bóc lột dân lao động bất hợp pháp. Mình ko nghĩ là bạn muốn nhìn vợ bạn đau lưng kinh niên khi chưa qua 30t, hay có nguy cơ đổ máu bất cứ lúc nào đâu nhỉ''.

    Bạn Nguyen Min bình luận: ''Theo mình 2 bạn muốn đi Úc thì đi diện thạc sỹ ngành ngôn ngữ, hoặc học nghề du lịch vừa học vừa làm, chi tiết bạn nên tìm trung tâm tư vấn du học để hiểu rõ hơn. Úc là nước đáng sống với ai có trình độ chuyên môn, công việc đáp ứng đc nhu cầu trong danh sách ưu tiên nhâp cư. 2 bạn nếu có tiếng Anh sẵn thì nên học nghề , ko nên đi theo đường lao động tay chân , cực và chẳng dùng j những thứ đã đc học. Cơ hội định cư thì đi theo diện học nghề, thạc sỹ có khả năng hơn vì sau khi ra trường các bạn đc 2 năm ở lại tìm việc làm. Chúc 2 bạn may mắn''.

    Bạn Ngoc tham Nguyen bình luận: ''Tôi là dân làm rẫy ở VN mà tôi đi hái trái cây còn không chịu nổi nữa nè bạn tưởng bạn qua đây là đc định cư à coi chừng bị lừa nha''.

    Còn bạn, bạn sẽ đưa ra lời khuyên như thế nào cho Quang? Hãy cùng chia sẻ với Viethome nhé.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Xuất khẩu lao động Nhật Bản đang là xu hướng của người lao động Việt Nam hiện nay. Nhiều người mới tìm hiểu về chương trình XKLĐ Nhật Bản, chắc chắn còn đang rất hoang mang không biết đi sang Nhật Bản làm việc có khổ không. Vì vậy, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

    Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản có khổ không?

    Để xem người lao động sang Nhật Bản làm việc khổ hay sướng thì bạn đọc hãy tìm hiểu qua những điểm sau đây:

    - Thời gian làm việc và những chính sách cho người lao động

    Pháp luật Nhật Bản cũng quy định rõ rằng: Lao động làm mỗi ngày 8 tiếng. Vào thứ 7, chủ nhật hay các ngày lễ ở nước Nhật thì người lao động sẽ được nghỉ theo quy định của chính phủ. 

    Hơn nữa, người lao động cũng được hưởng đầy đủ các chế độ đãi ngộ như: Được đóng bảo hiểm đầy đủ, được nghiệp đoàn hỗ trợ trong vấn đề ăn ở, sinh hoạt, điều kiện sống... 

    Theo chia sẻ của bạn Văn Tùng, hiện tại đang là thực tập sinh đơn hàng cơ khí tại Kagoshima, Nhật Bản có chia sẻ với chúng tôi: "Làm việc tại Nhật Bản, chúng tôi nhận được rất nhiều sự hỗ trợ của chủ xí nghiệp Nhật Bản. Chủ xí nghiệp quan tâm chúng tôi, hơn nữa còn được hỗ trợ về lương thực để ăn hàng ngày, tôi cảm thấy rất may mắn khi được tham gia vào xí nghiệp".

    Bạn Tùng - thực tập sinh của công ty nhân lực MD Việt Nam chia sẻ buổi liên hoan cùng chủ xí nghiệp Nhật Bản.
    Bạn Thảo - thực tập sinh đơn hàng thực phẩm tại MD Việt Nam được công ty tổ chức đi tham quan vào cuối tuần.

    - Công việc khi đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản có khổ không?

    Nhiều người mới tìm hiểu về chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản chắc chắn sẽ không biết sang Nhật Bản mình sẽ làm việc gì. Khi sang Nhật Bản làm việc thì bạn có thể lựa chọn trong các ngành nghề như: Chế biến thực phẩm, nông nghiệp, xây dựng, dệt may, công nghiệp. 

    Các đơn hàng bạn có thể lựa chọn khi tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản.

    + Chế biến thực phẩm: Người lao động được làm việc trong môi trường công xưởng. Thông thường, người lao động sẽ đứng làm việc và được nghỉ ngơi sau một khoảng thời gian nhất định. Người lao động được làm việc trong công xưởng, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết bên ngoài.

    Hơn nữa, các đơn hàng công xưởng cũng có nhiều việc làm thêm, giúp cho người lao động tăng đáng kể nguồn thu nhập của người lao động.

    + Nông nghiệp: Đặc thù ngành nông nghiệp ở Nhật Bản không như cách làm nông nghiệp ở Việt Nam. Các công việc về nông nghiệp ở Nhật Bản thường sử dụng máy móc trong làm nông nghiệp. Hơn nữa, công việc người lao động thường làm trong nhà kính. Nên công việc cũng không quá vất vả.

    + Xây dựng: Nhiều người thường nghĩ sang Nhật Bản làm việc ngành xây dựng sẽ vất vả, nhưng sự thật không phải như vậy.

    Nụ cười tưới rói của thực tập sinh đơn hàng xây dựng tại Nhật Bản.

    + Cơ khí: Với ngành cơ khí, đây là một trong những ngành hầu như các đơn hàng đòi hỏi về kinh nghiệm. Với những bạn đam mê về cơ khí thì các công việc ngành cơ khí là một trong những công việc tạo điều kiện tốt cho bạn nâng cao tay nghề khi làm việc tại Nhật Bản.

    + May mặc: Các đơn hàng may mặc thường ưu tiên những lao động độ tuổi cao như 34, 35 tuổi và thường yêu cầu có kinh nghiệm may mặc. Với ngành này, lao động nữ được ngồi làm việc trong các công xưởng, hơn nữa, vào mùa vụ thời gian tăng ca, làm thêm của người lao động nhiều.

    - Môi trường làm việc tại Nhật Bản có quá hà khắc?

    Người Nhật mệnh danh là rất đúng giờ, họ tuân thủ mọi quy định của công ty đề ra và đề cao tính kỷ luật. Bạn sẽ làm việc thoải mái hơn nếu hiểu được vấn đề này. 

    - Điều kiện sinh hoạt tại Nhật Bản có tốt không?

    Nhà ở của các bạn thực tập sinh tại Nhật Bản.

    Khi sang Nhật Bản làm việc, người lao động sẽ được xí nghiệp Nhật Bản sắp xếp chỗ ăn ở, sinh hoạt. Thông thường, các xí nghiệp bên Nhật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động ăn ở để làm việc tại xí nghiệp.

    Người lao động được chủ xí nghiệp hỗ trợ thêm về thực phẩm vào các bữa ăn. Thỉnh thoảng, quản lý xí nghiệp Nhật Bản cho các bạn tham gia các hoạt động thể thao, đi tham quan các cảnh đẹp tại Nhật Bản...

    - Mức thu nhập thực tế của người lao động là bao nhiêu?

    Thông thường, mức lương làm việc tại Nhật Bản của các đơn hàng thường dao động từ 28 - 35 triệu đồng/tháng chưa kể làm thêm. Mức lương chính xác của bạn nhận được còn  phụ thuộc vào địa điểm của bạn làm việc, mức lương của xí nghiệp...

    Chia sẻ về thu nhập của 1 bạn thực tập sinh của công ty chúng tôi đang làm việc tại Nhật Bản.

    Nhìn chung, khi đi làm việc ở đâu thì cũng có sự khó khăn và vất vả riêng của công việc. Ngay cả khi bạn làm việc ở Việt Nam, bạn cũng có lúc phải đổi mặt với khó khăn, thử thách trong công việc. Vì vậy, để vượt qua những khó khăn đó, bạn phải luôn luôn biết cố gắng và nỗ lực trong công việc. 

    Dưới đây là hình ảnh của các bạn thực tập sinh đang làm việc ở Nhật Bản. Ngoài giờ làm việc, vào thời gian rảnh hoặc các ngày cuối tuần, các bạn đều tranh thủ du lịch khám phá đất nước Mặt trời mọc.

    Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu được cuộc sống, công việc... khi tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản. Chúng tôi sẽ không thể nói rõ được đi xuất khẩu lao động Nhật Bản có khổ hay không. Mà việc này phải phụ thuộc vào sự đánh giá của từng người.

     Viethome (theo xuatkhaulaodong)

  • Các thay đổi chính sách và nhu cầu kinh tế khiến Ba Lan đang tiếp tục cần người lao động từ Việt Nam, Philippines, Ấn Độ, Nepal.

    Tuy nhiên, chính sách visa và sự thiếu chuẩn bị để hỗ trợ từ các cơ quan lãnh sự cộng hòa Ba Lan ở châu Á đang làm chậm quá trình này.

    Dòng người lao động từ Nam Á và Đông Nam Á đã chảy vào Ba Lan từ mấy năm qua, nhất là sau khi hàng triệu công dân Ukraine, vốn từng có visa ngắn hạn sang Ba Lan lao động, nay tìm cách sang Đức.

    Sự thay đổi chính sách visa của Đức và một số nước khác trong EU đã mở cửa thị trường lao động trả lương cao hơn cho người Ukraine.

    Nhưng riêng với người Việt Nam, chủ lao động Ba Lan chú ý hai yếu tố họ cho là ưu điểm để mời gọi tuyển dụng.

    Theo ông Mateusz Matysiak, một quản lý tại Emat HRC, công ty đóng ở Wolsztyn, chuyên tuyển lao động Ukraine từ 9 năm qua vào Ba Lan thì người Việt Nam "chăm chỉ, yêu mến nước Ba Lan", và "tại Ba Lan đã có một cộng đồng người Việt đáng kể".

    Ngoài ra, theo ông, người Việt Nam đã có truyền thống "xuất khẩu lao động" về các hợp đồng tuyển dụng từ phía Ba Lan có thể chuyển thẳng đến các công ty môi giới ở Việt Nam.

    Theo ông Matysiak, các công ty môi giới lao động Việt Nam "làm việc rất chuyên nghiệp, biết cách trợ giúp" cho đối tác.

    "Trình độ tay nghề của thợ Việt Nam cao, và đa số có học tiếng Anh, và được học cả về sự khác biệt văn hóa."

    Điều này là ưu điểm, so với thợ Ukraine mà ông nói với trang Interia,pl, mục Lao động - Việc làm (13/05/2019) là "tuyển dụng tùy may rủi như chơi xổ số".

    "Với người Việt Nam thì lao động tới nhận việc có trình độ như công ty môi giới nói với chủ lao động."

    Trên một số trang mạng của cộng đồng Việt tại Ba Lan đã xuất hiện nhiều cuộc thảo luận, câu hỏi về chủ đề này.

    Các ngành nghề mà phía Ba Lan cần người Việt Nam gồm cả việc trong lĩnh vực xây dựng, hàng hải, chế biến nông sản, dịch vụ và công nghệ thông tin...

    Trên mạng Internet đã có cả lời mời tuyển thợ hàn cho công xưởng đóng tàu quân sự của Hải quân Ba Lan, đăng bằng tiếng Việt.

    Ba Lan từng hợp tác giúp Việt Nam thời XHCH đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực khai mỏ, cơ khí và đóng tàu.

    Thị trường Ba Lan cần hàng trăm nghìn việc làm

    Các báo Ba Lan cho hay với mức tăng trưởng kinh tế đều của nước này nhiều năm qua (GDP tăng 5,1% năm 2018) và hiện tượng di dân nội bộ EU khiến hàng triệu dân Ba Lan đi làm việc ở nước khác, quốc gia Trung Âu này đang cần rất nhiều việc làm.

    Chính phủ Ba Lan ước tính năm 2018 có 1,2 triệu công dân Ukraine đã làm việc tại Ba Lan, ngoài ra là chừng 250 nghìn công dân các nước "biên giới phía Đông" gồm cả người Belarus, Nga, Moldavia, và Armenia, Georgia, thuộc Liên Xô cũ.

    Tuy thế, con số trên 1 triệu người Ukraine gồm cả những người qua lại làm việc ngắn ngày, hoặc sau đó đi sang nước khác làm.

    Số ở lại lâu dài tại Ba Lan chỉ khoảng 800 nghìn người Ukraine.

    Cũng trong năm 2018 có trên 320 nghìn giấy phép lao động được cấp cho người nước ngoài, và ngoài nhóm công dân các nước kể trên, Nepal là quốc gia châu Á có số giấy phép lao động nhiều nhất ở Ba Lan: 20 nghìn chỉ trong 2018.

    Bangladesh có trên 8000 công dân nhận giấy phép lao động tại Ba Lan, và Ấn Độ có trên 3000.

    Hiện chưa rõ con số công dân Việt Nam đã sang lao động tại Ba Lan là bao nhiêu, nhưng các công ty tuyển dụng Ba Lan phàn nàn rằng chính các cơ quan lãnh sự của họ làm việc chậm để giải quyết thị thực cho người Việt Nam và công dân các nước châu Á khác.

    Di sản của thời kỳ Ba Lan còn theo chế độ xã hội chủ nghĩa là một cộng đồng Việt có nhiều trí thức hiểu biết ngôn ngữ và tình hình nước chủ nhà, tập hợp quanh một số tổ chức cộng đồng và các trang Facebook như Uwaga.

    Nhưng nay cũng có dòng người bán chính thức từ Việt Nam sang thẳng Ba Lan, hoặc từ nước khác tới để ở lại làm việc, làm giấy tờ, visa lao động EU.

    Theo bà Nguyễn Thái Linh, cử nhân luật Đại học Tổng hợp Warsaw thì những người sang Ba Lan sau này cần chú ý đến văn hóa nước sở tại đã thay đổi nhiều.

    "Người Việt Nam sang Ba Lan cần học hỏi tính kỷ luật và sự chuyên nghiệp trong công việc, học cách tôn trọng pháp luật. Không thể sống với tư duy 'phép vua thua lệ làng' như ở quê nhà,"

    "Họ cần học ngôn ngữ để hòa nhập với xã hội, học cách tôn trọng người khác, ví dụ như không gây ồn ào. Cần học cách quan tâm đến các vấn đề chung của xã hội, bắt đầu từ môi trường nhỏ nhất như các vấn đề của khu chung cư hay khu phố nơi mình sinh sống..."

    Bà Thái Linh cho BBC hay, trong dư luận những người đã sống và hội nhập tốt vào xã hội Ba Lan có ý kiến rằng các nhóm nhập cư mới từ Việt Nam "thường có thói quen chỉ biết lo vun vén cho bản thân và gia đình mình, có lẽ đây cũng là nguyên nhân khiến khó hòa nhập" với quốc gia nhận họ.

    Theo BBC tìm hiểu, trong năm 2018, ba bộ trong chính phủ Ba Lan là Bộ Lao động, Bộ Đầu tư và Phát triển cùng Bộ Nội vụ và Hành chính đã đi đến một thỏa thuận nhằm đơn giản hóa thủ tục nhận lao động từ bên ngoài EU.

    Được biết đại sứ CH Ba Lan tại Việt Nam hiện nay, ông Wojciech Gerwel là một người năng động, thường xuyên tổ chức các sự kiện giao lưu với chính quyền, giới trí thức tại Việt Nam, gồm cả những cựu lưu học sinh từ Ba Lan trở về.

    Hồi cuối 2018, ông Gerwel nói với báo chí Việt Nam rằng hãng hàng không quốc gia Ba Lan (LOT) có kế hoạch mở đường bay thẳng tới Việt Nam.

    Các cơ quan ngoại giao Ba Lan cũng tổ chức để những công ty tuyển lao động của họ tiếp xúc với truyền thông Việt Nam để giới thiệu thị trường Ba Lan.

    Tuy nhiên, cùng lúc, Ba Lan chịu sự giám sát từ EU về chính sách nhập cư vốn ưu tiên lao động trong nội bộ khối này và hạn chế di dân từ ngoài EU.

    Lương trung bình tại Ba Lan hiện vào khoảng 1000 euro/tháng, thấp hơn so với Đức, Anh, Ireland, Thụy Điển...nhưng vẫn đủ hấp dẫn với người ngoài EU.

    Viethome (theo BBC)

  • Khi một cô gái trẻ người Việt phát hiện mình có thai vào năm ngoái, khi đến Nhật theo dạng visa thực tập sinh, cô phải đối mặt với một lựa chọn oái oăm: "phá thai hay trở về Việt Nam?".

    Theo Hãng tin Reuters, chương trình visa thực tập sinh ở Nhật Bản sẽ có nhiều thay đổi, dẫn tới cơ hội làm việc cho lao động nhập cư bị hạn chế. Dù vậy, quyền lợi của họ được đảm bảo hơn.


    Công nhân Việt Nam tại Nhật đón tết ở Kawaguchi - Ảnh: REUTERS

    Gánh chi phí tuyển dụng đắt đỏ

    Bài viết trên Reuters ngày 19-3 bắt đầu bằng một trường hợp đau xót. Khi một cô gái trẻ người Việt Nam phát hiện mình có thai vào năm ngoái, khi đến Nhật theo dạng visa thực tập sinh, cô phải đối mặt với một lựa chọn oái oăm: "Phá thai hay trở về Việt Nam?".

    Cô gái này dĩ nhiên không muốn phá thai, nhưng cũng khó quay về vì không thể trả lại khoản tiền 10.000 USD (hơn 200 triệu đồng) đã vay mượn để trả cho các nhà tuyển dụng.

    Đây là trường hợp điển hình cho các lao động Việt Nam khi phải gánh chi phí tuyển dụng đắt đỏ. Và theo Reuters, những người trẻ Việt Nam - vốn thuộc nhóm lao động nước ngoài phát triển nhanh nhất tại Nhật - sẽ nằm trong số những người bị ảnh hưởng rõ rệt nhất từ chương trình mới sắp áp dụng vào tháng 4 này dành cho các công nhân.

    Futaba Ishizuka, nhà nghiên cứu tại Viện Phát triển kinh tế ở Nhật, nói: "Những thực tập sinh từ Trung Quốc đã giảm số lượng vì mức lương ở Trung Quốc đã gia tăng, trong khi ở Việt Nam, người trẻ thất nghiệp nhiều dù học vấn cao, nên lại có rất nhiều người trẻ muốn ra nước ngoài làm việc".

    Trước đây, chương trình thực tập được biết đến rộng rãi như cánh cửa mở ra cho công nhân tại Nhật. Nhưng kèm theo đó lại là vô vàn những báo cáo về tình trạng lạm dụng lao động bao gồm lương thấp hoặc không trả lương, làm việc ngoài giờ, bạo lực và cả lạm dụng tình dục.

    Tại Việt Nam trong khi đó cũng tồn tại tình trạng những công ty tuyển mộ vô đạo đức, lợi dụng nhu cầu công việc này để trục lợi, thu phí cao.

    Mọi thứ có thể thay đổi khi Chính phủ Nhật áp dụng các quy định mới, mặc dù các nhà hoạt động, học giả hay thực tập sinh đa phần lo ngại những thay đổi ấy sẽ… tiêu cực hơn.

    Lấy ví dụ một chi tiết nhỏ, khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói về luật mới, ông khẳng định nó "không cấu thành chính sách nhập cư". Theo phân tích của Akira Hatate, giám đốc Liên minh Tự do dân sự Nhật Bản, điều này gợi mở rằng người lao động sẽ không ở lại lâu dài mà chỉ tạm bợ thôi.

    Ông nói: "Nhu cầu của xã hội không được đáp ứng, còn nhu cầu của công nhân cũng không được đáp ứng".

    Thực tập sinh người Việt ở nhà máy sản xuất phụ tùng ôtô tại Nhật Bản - Ảnh: Nikkei Asian Review

    Bỏ việc vì yêu cầu khắt khe

    Hệ thống thực tập sinh (trainees system) của Nhật bắt đầu từ năm 1993, với mục tiêu chuyển giao kỹ năng làm việc cho công nhân từ các nước đang phát triển. Nhưng các biểu hiện lạm dụng lao động dai dẳng đã sớm lộ diện.

    Năm ngoái, một cuộc tranh cãi diễn ra tại Nhật về các vấn đề lạm dụng này, giữa giai đoạn luật mới ban hành. Đáng chú ý, trong các trường hợp lạm dụng kinh điển nhất có cả việc thực tập sinh tại 4 công ty bị đưa đi làm việc khử nhiễm tại các khu vực bị bức xạ ảnh hưởng ở Fukishima sau thảm họa hạt nhân năm 2011.

    Hai trong số các công ty trên đã bị cáo buộc trả lương không phù hợp và bị cấm thu nhận thực tập sinh trong vòng 5 năm.

    Tổng quan, khảo sát của bộ lao động Nhật hồi tháng 6-2018 cho thấy hơn 70% người lao động dạng thực tập đã vi phạm luật lao động, bao gồm việc làm quá giờ và các vấn đề về an toàn. Trong khi đó, các vi phạm kiểu này ở người lao động nói chung chiếm 66%.

    Năm 2017, một tổ chức quan sát được thành lập với tên gọi Tổ chức hoạt động vì đào tạo kỹ thuật cho thực tập sinh (OTIT). Tháng 3 này, OTIT ra một biên bản nhắc nhở các công ty rằng thực tập sinh đang là những người lao động dưới sự giám sát của luật lao động Nhật Bản. OTIT đặc biệt cấm hành vi đối xử thiếu công bằng với công nhân mang thai.

    Tuy vậy, các điều kiện khắc nghiệt đã dẫn tới tình trạng hơn 7.000 công nhân thực tập sinh bỏ việc trong năm 2017. Đa phần lý do bỏ việc nằm ở chỗ họ hụt hẫng vì lời hứa hão của dân môi giới việc làm về chuyện lương bổng hoặc giấy tờ. Reuters cho biết một nửa công nhân bỏ việc là người Việt Nam.

    Khi bỏ việc, điều trái khoáy là công nhân không được chuyển công ty theo luật. Vì vậy buông công việc tại công ty này ra - trong khi không thể về nước vì còn nợ tiền - họ buộc phải làm "chui" vì visa thực tập sinh không hỗ trợ nữa.

    VietHome (Theo Báo Tuổi Trẻ )

  • Sau khi dồn hết gia tài cho các công công ty môi giới, người lao động chỉ cầm mỗi tấm visa lên máy bay.

    Theo đúng quy trình, môi giới ở các thị trường ngoài nước cung cấp đơn hàng, còn môi giới phía Việt Nam cung cấp người lao động. Tuy nhiên, không ít trường hợp người lao động trở thành "món hàng" của chính các công ty môi giới...


    Sau cơn ác mộng ở Đài Loan, bây giờ anh Vũ Duy Mạnh an phận với công việc làm công nhân ở KCN Đại An.

    Bi kịch nhan nhản

    Hội người Việt Nam đang lưu vong tại Đài Loan, một nhóm kín trên mạng xã hội Facebook có khoảng gần 10.000 thành viên theo dõi. Có thể coi đó là một bức tranh phản ánh gần như đầy đủ đời sống của hàng ngàn lao động bất hợp pháp ở Đài Loan sau khi ăn "bánh vẽ" từ các công ty, trung tâm môi giới lao động.

    Bức ảnh được chia sẻ nhiều nhất trên diễn đàn này ký họa một người lao động Việt Nam gầy đói trơ xương sau khi bị các công ty môi giới từ Việt Nam đến Đài Loan vắt kiệt tiền bạc, sức khỏe. Những tố cáo các công ty môi giới thất hứa, ăn chặn… nhiều vô kể. Thông tin chia sẻ về chiến dịch truy quét lao động bất hợp pháp từ chiến dịch thực hiện Luật Di trú Đài Loan sẽ kéo dài hết tháng 5 càng khiến cho diễn đàn này thêm nóng bỏng. Họ muốn được trở về để thoát cảnh sống chui lủi đã kéo dài từ nhiều năm qua, giống như hàng trăm lao động ở xứ này đã về được Việt Nam.

    Sau 3 năm phiêu lưu ở xứ Đài với giấc mộng đổi đời, bây giờ Vũ Duy Mạnh (28 tuổi) đang cam phận làm công nhân ở KCN Đại An, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương với mức lương khoảng 5 triệu đồng mỗi tháng. Mạnh bảo, thà ăn tiêu ít đi một tý nhưng đổi lại được an toàn, không phải sống chui sống lủi anh ạ. Nhắc chuyện xuất khẩu lao động với giấc mộng thoát nghèo, Mạnh chua chát, "thực ra đấy là một cơn ác mộng".

    "Ở Việt Nam môi giới ký hợp đồng làm công nhân xây dựng ở Đài Trung, nhưng sang đến đó bọn em bị đẩy lên Đài Bắc, nó đưa đi đâu thì mình phải đi đấy, nay chỗ này mai chỗ khác. Tất cả những gì họ hứa về việc tăng ca, chế độ đãi ngộ làm thêm giờ bọn em đều không được nhận. Lương như em mỗi tháng được 18.000 Đài tệ (xấp xỉ 13 triệu đồng) nhưng người của công ty môi giới Việt Nam thu mất 6.300 (gần 5 triệu đồng). Họ nói tiền ăn, tiền thuế, tiền khám sức khỏe… bắt buộc phải đóng như vậy. Bọn em đều ở quê đi, họ nói sao thì nghe vậy, mãi sau này mới biết những khoản tiền ấy phía chủ sử dụng lao động đã trả cho môi giới hàng tháng rồi. Hỏi lại môi giới chúng em bị dọa, không làm thì về. Anh bảo, ở nhà bố mẹ đang nợ một đống tiền ngân hàng, về sao được", Mạnh nói.

    Quê Mạnh ở xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, vùng quê thuần nông, chỉ có con đường mưu sinh duy nhất là dời làng làm công nhân ở các khu công nghiệp hoặc đi xuất khẩu lao động. 3 năm trước, thông qua một môi giới lao động tại địa phương, gia đình Mạnh vay mượn ngân hàng để nộp đủ 6.300 USD cho một công ty môi giới ở Hà Nội đi Đài Loan, bắt đầu "cơn ác mộng" mà giờ kể lại cậu vẫn còn sởn gai ốc.

    Vừa bị môi giới ăn chặn, vừa không có việc làm thường xuyên, những lao động như Mạnh phải trốn ra ngoài làm, chấp nhận vừa sống chui lủi, vừa kiếm việc. Trong một đợt càn quét của cảnh sát Đài Loan, Mạnh và hàng chục lao động Việt Nam khác bị bắt, giam 35 ngày rồi bị đuổi về nước khi mà khoản nợ gần như vẫn còn nguyên.

    Cũng như Mạnh, sau 7 năm ở Đài Loan, Nguyễn Văn Minh ở xã Tân Lập, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cũng bị cảnh sát bắt giữ và đuổi về nước hồi cuối năm 2018. Năm 2011, ôm giấc mộng thoát nghèo, Minh đóng tổng cộng cho một công ty môi giới ở huyện Đông Anh (Hà Nội) 6.500 USD. Lệ thường, mỗi một đơn hàng người lao động hoàn tất thủ tục trong vòng 1 tháng là có thể bay, nhưng chuyến xuất ngoại của Minh mất tới 6 tháng làm thủ tục vì "bọn môi giới nó lươn lẹo đủ kiểu để bắt mình phải đóng thêm 500 USD vì chúng biết đa phần lao động đều phải vay ngân hàng, ai cũng muốn đi nhanh để có việc làm kiếm tiền trả nợ".

    Sau khi đưa cho môi giới (cũng là người Việt) ở Đài Loan 500 USD mà môi giới Việt Nam gửi sang, hi vọng thoát nghèo của những lao động như Minh chỉ kéo dài được 3 tháng. "Những lao động các vùng nông thôn như chúng em toàn bị các môi giới bên đó ăn chặn và dọa đuổi về. Để có việc làm tốt, người lao động phải tự bỏ tiền cho môi giới, bằng không bọn nó sẽ bố trí công việc lương thấp hoặc ông chủ hay đánh đập.

    Phần lớn lao động Việt Nam sang được một thời gian thì phải bỏ ra làm ngoài vì tiền kiếm được không đủ để nuôi môi giới. Khi đặt bút ký hợp đồng, môi giới Việt Nam hứa với em là sang bên đấy toàn làm ngày 16 tiếng nhưng khi sang rồi chỉ có 6 - 8 tiếng thôi. Mỗi tháng cả làm thêm được hơn 10.000 tiền Đài nhưng thực lĩnh chỉ chưa được 7.000 vì môi giới ăn 1.800, tiền bảo hiểm 500, tiền ăn ở 2.500…", Minh kể.


    Bước chân ra đi, không ít giấc mộng thoát nghèo của lao động nông thôn trở thành ác mộng

    Trong một lần không đóng tiền cho môi giới lao động, Minh bị chuyển đến một ông chủ chỉ cho ăn mỗi ngày một bữa, lại phải làm ban đêm, trước lúc đi làm, bao nhiêu cơm thừa, canh cặn ông chủ đổ dồn vào một bát, sức vóc trai làng vừa nuốt vừa ứa nước mắt, Minh không nhớ nổi bao nhiêu lần như thế cả. Nhóm đi cùng Minh có 7 người, đều phải trốn ra ngoài kiếm việc nhưng rồi lần lượt đều bị cảnh sát bắt giam. Họ đã tìm đủ cách trốn chạy để cố bám trụ kiếm tiền gửi về cho gia đình trả nợ, tuy nhiên không một ai thoát cả.

    Đánh đổi bằng cả tính mạng

    Bi kịch xuất khẩu lao động không chỉ diễn ra ở những vùng quê nghèo khó hay từ những khu ổ chuột, những cuộc trốn chạy ở xứ người mà còn nhan nhản ở cả những nơi vốn "nức tiếng" về truyền thống xuất khẩu lao động.

    Sau cuộc đổ bộ của các khu công nghiệp, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng chỉ còn lại vỏn vẹn 100ha đất sản xuất chia cho 1.458 hộ, 6.000 khẩu, tuy nhiên, Chủ tịch UBND xã, ông Lê Duy Hưng khi nói về kinh tế địa phương vẫn vui vẻ mà rằng: "Từ lâu rồi dân xã này toàn sống bằng ngoại tệ, kiều hối, nếu nói về kinh tế thì không mấy vùng quê thuần nông nào được như thế này đâu. Nhà lầu nhé, ô tô nhé, đường sá, đình chùa nhé… Toàn tiền nước ngoài góp vào xây dựng cả đấy. Cơn sốt xuất ngoại ở Cẩm Điền chưa bao giờ hạ nhiệt suốt từ hơn 20 năm nay. Thống kê mới nhất 1/10 dân trong xã đang ở nước ngoài, bình quân, mỗi gia đình có ít nhất 1 người đi lao động ngoài nước". Chỉ có điều, tiền là thứ duy nhất Chủ tịch Cẩm Điền có thể tự hào về phong trào xuất khẩu lao động ở địa phương.

    Trong vòng 3 năm trở lại đây, xã Cẩm Điền có 6 trường hợp lao động tử vong nơi xứ người. 2 thợ xây chết trong vụ sập cầu ở Nhật Bản, 1 người chết cháy trong vụ hỏa hoạn ở Đài Loan, 2 người đột tử ở Ma Cao, Hàn Quốc… Còn như tai nạn cụt chân, cụt tay thì nhiều.

    "Thoát nghèo thật đấy, nhưng rủi ro, hệ lụy cũng nhiều vô kể. Từ tai nạn lao động, tệ nạn xã hội đến lừa đảo xuất khẩu lao động đến vấn đề bùng phát "nạn" ly hôn cũng từ xuất khẩu lao động mà ra cả. Nhưng không có con đường nào khác. Ruộng đất dành hết cho công nghiệp, nghề nghiệp chẳng có gì, không đi thì chú bảo dân lấy gì mà sống", Chủ tịch Cẩm Điền đúc kết bằng giọng buồn hẳn.

    Hoàng Xá là thôn giàu có nhất ở Cẩm Điền, cũng giống như Chủ tịch Hưng, trưởng thôn Lê Huy Thính sau những lời có cánh về rất nhiều ngôi biệt thự trong thôn cũng quay về với thực tại bằng tiếng thở dài: Rất buồn. Rủi ro lao động đã đành, đến cả mâu thuẫn gia đình dẫn đến án mạng cũng từ xuất khẩu lao động mà ra cả.


    Người lao động chờ khám sức khỏe trước khi đi xuất khẩu

    Theo đúng quy trình, môi giới ở các thị trường ngoài nước cung cấp đơn hàng, còn môi giới phía Việt Nam cung cấp người lao động. Tuy nhiên, không ít trường hợp người lao động trở thành "món hàng" của chính các công ty môi giới...

    "Cứ vài bữa lại bị cảnh sát đuổi. Khi thì phải chui xuống cống vệ sinh, có khi phải leo lan can những tòa nhà cao 30 - 40 tầng. Bao nhiêu lần như thế, liều lĩnh đến mức không sợ chết để cố bám trụ lại kiếm đồng tiền mà không được. Cuối năm 2017, còn mấy ngày nữa là đến tết. Em bị bắt giam 2 tháng, họ cho 2.000 tiền Đài mua vé về nước", Minh kể.

    Khổ thế sao không khiếu nại các cơ quan chức năng? "Nhiều chứ anh. Ngay khi vừa xuống sân bay, môi giới bên đó nói có vấn đề gì thì điện vào đường dây nóng để được tư vấn, giúp đỡ. Chúng em điện nhiều nhưng phải đợi tầm 2 - 3 tháng mới có hồi âm, trong khi quy định 1 tháng không có việc làm thì mình phải về nước, điện cũng như không. Hơn nữa, những lao động trốn ra ngoài làm bị các ông chủ bức xúc, đánh đập, xúc phạm rất nhiều nhưng toàn sợ bị đuổi về nên phải cố cắn răng mà chịu. Tất cả là vì hàng trăm triệu ngân hàng lúc đi đều là tiền vay mượn", Minh kể tiếp.

    VietHome (Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam)

  • Quê nghèo không có việc làm, nhiều người dân ở Hà Tĩnh làm hộ chiếu để xuất ngoại mưu sinh.

    Ngày 11/2, hàng trăm người dân tập trung tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an Hà Tĩnh) để làm hộ chiếu. Theo nhà chức trách, nhiều người dân đến làm thủ tục có mục đích sang các nước khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Lào... để lao động.

    Hàng trăm người dân ở Hà Tĩnh đi làm hộ chiếu trong ngày đầu năm mới. Ảnh: Đức Hùng

    Ngồi ở hàng ghế chờ, anh Trần Văn Thuần (19 tuổi, trú huyện Hương Sơn) cho biết, sáng nay trời mưa song anh vẫn dậy sớm bắt xe buýt xuống TP Hà Tĩnh để làm hộ chiếu cho kịp giờ. Tốt nghiệp lớp 12, đi miền Nam làm công nhân được vài tháng nhưng lương thấp nên Thuần quyết định sang Thái Lan cải thiện thu nhập.

    "Nhiều bạn bè em sang Thái Lan làm thuê cho hay lương mỗi tháng khoảng 10 triệu đồng, nếu chăm chỉ có thể được nhiều hơn", Thuần nói.

    Cạnh đó, chị Trần Thị Hà (29 tuổi, trú huyện Can Lộc) chia sẻ đã có 10 năm làm thuê ở Lào. Kỳ nghỉ Tết kết thúc cũng là lúc hộ chiếu hết hạn, Hà tranh thủ đi gia hạn để sớm bắt xe khách sang Lào.

    "Ở quê bây giờ kiếm việc rất khó, nếu là lao động phổ thông nữ, đi rửa bát ở các nhà hàng trong thành phố cũng chỉ được khoảng 5 triệu đồng mỗi tháng, trong khi đó sang Lào mức lương gấp đôi", Hà cho hay.Chị Hà kể cuộc sống ở xứ người vất vả nhưng nhà nghèo, phía sau còn bốn người em đang tuổi ăn học nên chị phải chịu khó để đỡ đần bố mẹ. 

    Đứng chờ vào chụp ảnh hộ chiếu, hai bạn trẻ Nam và Ngân nắm chặt tay để động viên nhau. Nam năm nay 25 tuổi, Ngân 22, cả hai yêu nhau đã lâu và dự định ăn hỏi vào tháng 4 tới song do gia đình hai bên kinh tế chưa ổn định nên kế hoạch được lùi lại ba năm.   

    "Chúng em dự định sẽ đi làm thuê một thời gian, khi có vốn sẽ về làm đám cưới", Nam nói.

    Người đi làm hộ chiếu đa số là thanh niên. Ảnh: Đức Hùng

    Đại diện Phòng Quản lý xuất nhập cảnh cho biết, do lượng người đến làm hộ chiếu tăng cao trong ngày làm việc đầu năm nên đơn vị đã huy động 100% cán bộ tiếp nhận hồ sơ, giải quyết nhanh chóng cho người dân.Bên cạnh các thanh niên, một số lao động trung niên cũng đi làm hộ chiếu xuất cảnh đầu năm. Chị Lê Thị Tâm (43 tuổi, trú huyện Nghi Xuân) tâm sự, gia đình mắc nợ ngân hàng 60 triệu đồng, chồng đau yếu không làm được việc nặng, hai con đang học cấp ba. Để có tiền trả nợ, năm nay chị đánh liều cùng bạn bè sang Thái Lan mưu sinh.

    "Hộ chiếu sẽ được cấp sau 8 ngày tiếp nhận hồ sơ theo quy định", lãnh đạo Phòng Quản lý xuất nhập cảnh nói và thông tin thêm, những năm gần đây người dân đi làm hộ chiếu thường tăng cao trong một tuần sau Tết, ngày cao điểm khoảng 800 người.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Có thể đến 500 nghìn người sẽ rời khỏi Ba Lan sau khi Đức mở cửa thị trường lao động của mình cho người ngoài Liên minh. Cho dù phần lớn người Ukraina hài lòng với điều kiện làm việc ở Ba Lan, nhưng hơn nửa triệu số người đang làm ở đây sẽ ra đi khi Đức mở cửa.

    Cứu tinh cho các hãng Ba Lan khi đó có thể sẽ là người lao động từ Nga, Việt Nam và Ấn Độ. Các hãng Ba Lan đang từ từ đặt cơ sở của mình ở các vùng này và sẽ tuyển ở đó ngày càng nhiều hơn – ông Grzegorz Szenejko làm tại Optimum GO đánh giá. 

    Các thị trường Đông Âu hiện chưa gặp khó vì thiếu nhân lực, nhưng nhiều người đã đi Tây Âu hay Scandinavia do mức lương thấp. Sau vài năm nữa có thể đánh giá các thị trường này, lúc Ba Lan mở cửa rộng hơn cho Nga và Đức mở cửa cho Ukraina, đến lúc đó ở châu Âu sẽ có một sự xáo trộn lớn về người lao động đến từ phía Đông – ông chủ tịch hãng nhân lực Optimum GO Grzegorz Szenejko nhấn mạnh trong cuộc nói chuyện với hãng thông tin Newseria Biznes.

    Chỉ từ 2010 đến tháng 5-2018, hơn 535 nghìn người Ukraina đã đến Ba Lan – theo các con số chính thức. Song ước tính, có thể có hơn hai triệu người nước này đang làm việc ở đây. Theo các số liệu của Bảo hiểm Xã hội (ZUS) thì hơn 441 nghìn người Ukraina đã nộp bảo hiểm xã hội (trong số 587 nghìn người nước ngoài có đóng bảo hiểm).

    Bản báo cáo ''Thái độ của công dân Ukraina với thị trường lao động Ba Lan" do Work Service khảo sát năm 2018 cho thấy phần lớn người Ukraina hài lòng với công việc ở Ba Lan. Hơn 80% trong họ sẽ khuyên các người quen của mình đi Ba Lan, đồng thời gần 60% thừa nhận là sẽ rời đi Đức khi nước này mở cửa. Lý do trước hết là vì thu nhập – cao gần gấp đôi trên bờ sông Wisła. Hội các Doanh nghiệp và Nhà tuyển dụng đánh giá khi đó sẽ có đến nửa triệu người biến mất khỏi thị trường Ba Lan.

    Khi người Ukraina ra đi tiếp về phía Tây, doanh nghiệp Ba Lan sẽ tìm lao động ở Nga, nước hiện đứng thứ hai về độ lớn của thị trường, sau đó là Việt Nam và Ấn Độ. Các hãng Ba Lan đang từ từ đặt cơ sở của mình ở các vùng này và có khả năng tuyển ở đó ngày càng nhiều người hơn. Thế giới không thích các chỗ bị trống, vậy sự thiếu hụt đó bằng cách này hay cách khác sẽ phải được bù đắp – ông Grzegorz Szenejko thuyết phục.

    Hiện số người Việt đóng bảo hiểm xã hội ZUS được đánh giá là đang tăng lên.

    Viethome (theo Quê Việt)

  • Liên quan đến dự thảo nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, các chuyên gia văn hóa, xã hội cho rằng lao động Việt Nam ra nước ngoài làm nghề massage không hề xấu mà là do ta đã hiểu sai...

    Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) đã đưa ra dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Trong dự thảo này quy định rõ 8 danh mục công việc cấm người Việt Nam làm việc ở nước ngoài, trong đó, ngành nghề massage là một trong những nghề bị cấm vì theo bộ LĐ,TB&XH, đây là công việc ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Tuy nhiên, theo chuyên gia văn hóa, nghề massage không xấu, từ lâu đời công việc này được coi là sản phẩm văn minh của nhân loại.

    Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, PGS.TS Đinh Hồng Hải, khoa Nhân học của trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn nhận định: “Quan điểm cấm lao động Việt Nam làm nghề massage tại các nhà hàng, khách sạn hoặc trung tâm giải trí ở nước ngoài là hiểu sai về những nước khác. Bởi vì bản chất công việc ta gọi là massage hay karaoke… là những sản phẩm văn minh của nhân loại đã tồn tại hài nghìn năm. Nghề massage đã có từ thời Alexandros Đại đế (từ thời la mã cổ đại). Đặc biệt từ thời đế chế Ottoman thì đó là một trong những dịch vụ cực kỳ xa xỉ và thường chỉ có vua chúa mới được sử dụng dịch vụ đó”.

    Theo nhìn nhận của PGS.TS Đinh Hồng Hải: “Nghề massage ở Việt Nam đã bị biến tướng. Việc biến tướng nghề này hoàn toàn là của Việt Nam chứ không ảnh hưởng gì đến cách nhìn nhận của người nước ngoài.

    Nghề massage ở nước ngoài không xấu, họ không hề hiểu nghề massage theo nghĩa đen hay tiêu cực như cách một bộ phận người Việt hiểu. Do đó, việc ta lấy góc nhìn công việc massage ở nước ta đã bị biến tướng để soi chiếu vào những sản phẩm văn minh của họ là cái nhìn sai trái”.

    PGS.TS Đinh Hồng Hải cho biết thêm: “Nếu đúng bản chất thì công việc massage ở Việt Nam gọi bằng một cái tên thuần Việt là phương pháp vật lý trị liệu. Nếu đến viện đông y trị liệu sẽ thấy được rằng phương pháp này cực kỳ tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, phương pháp vật lý trị liệu này ở nước ta cũng được coi là một sản phẩm văn minh mang lại những yếu tố tích cực cho cuộc sống của con người”.

    “Mặt trái ở đây là do vấn đề quản lý ở nước ta, còn bản thân nghề massage theo như ý nghĩa sâu xa và cách nhìn nhận của các nước trên thế giới thì không có gì xấu. Cái xấu nảy sinh là do ta không quản lý được.

    Nên thay vì nhìn nhận theo hướng tiêu cực, tôi nghĩ rằng ta nên có chính sách quản lý tốt hơn. Một khi quản lý tốt thì mặt tích cực và tiêu cực sẽ được phân biệt rõ ràng”, PGS.TS Đinh Hồng Hải khẳng định.

    Đồng quan điểm, TS. Ngọ Văn Nhân, chuyên gia xã hội học, giảng viên đại học Luật Hà Nội có ý kiến: “Thứ nhất, nếu cấm lao động lao động Việt Nam ở nước ngoài làm công việc massage thì ngành nghề massage ở trong nước vẫn tồn tại và phát triển, hoạt động một cách hợp pháp. Vậy các nhà làm luật lý giải câu chuyện này như thế nào?”.

    “Nếu cho rằng nghề massage trái với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam thì tại sao pháp luật Việt Nam vẫn cấp phép cho các cơ sở hoạt động trong ngành nghề này theo danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện? Cho nên, nếu nói trái với thuần phong mỹ tục thì công việc massage này đã trái ngay từ trong nước chứ chưa nói đến nước ngoài”, đánh giá của TS. Ngọ Văn Nhân

    TS. Ngọ Văn Nhân chia sẻ: “Bên cạnh đó, ở Việt Nam đã quy định rõ ngành nghề này được pháp luật điều chỉnh như thế nào, để hoạt động ngành nghề này cần phải có cơ sở vật chất ra làm sao để được cấp phép, phương thức hoạt động như thế nào? Tuy nhiên, vẫn xuất hiện nhiều hiện tượng trá hình biến tướng nghề massage trở thành tiêu cực, thậm chí dính dáng đến hoạt động mại dâm. Chính sự biến tướng này đã khiến nhiều người nghĩ rằng nghề massage là một nghề xấu, không nên tồn tại”.

    Theo TS. Ngọ Văn Nhân: “Câu chuyện thứ hai đặt ra, ở các nước trên thế giới, từ rất lâu đời, kể cả từ thời la mã cổ đại thì nghề massage được coi là nghề văn minh, chỉ có vua chúa, người giàu mới có thể được sử dụng. Massage đem lại cho con người cảm giác thư giãn, thoải mái, lấy lại sức khỏe sau một ngày dài làm việc mệt mỏi.

    Khi nhìn nhận ra ngoài khuôn khổ Việt Nam, các nước trên thế giới họ vẫn đang đẩy mạnh phát triển công việc này. Cho nên, theo quan điểm của bản thân tôi thì ngành nghề này không có gì xấu.

    Tôi thấy rằng không nên cấm lao động Việt Nam làm công việc này ở nước ngoài. Vì bản chất, người nước ngoài họ không hiểu massage theo nghĩa đen hay biến tướng như ở Việt Nam”.

    “Ngoài ra, nói một cách nôm na theo đúng bản chất người Việt thì đây là hình thức vật lý trị liệu để bảo đảm sức khỏe cho con người, giúp con người thư giãn, lấy lại năng lượng để tiếp tục một ngày lao động mới, đây là một nhu cầu chính đáng của con người”, TS. Ngọ Văn Nhân cho biết

    TS. Ngọ Văn Nhân nói thêm: “Câu chuyện ở trong nước, chủ các cơ sở kinh doanh ngành nghề này lợi dụng để biến tướng trá hình, tôi nghĩ pháp luật phải có chế định xử phạt nghiêm.

    Và theo ý kiến của tôi, cần phải căn cứ vào thực tiễn các nước trên thế giới và thực tiễn ở Việt Nam, cũng như cần nhìn nhận vào những mặt tích cực của công việc này đem lại chứ không nên nhìn vào mặt trái không đáng có của nó. Thêm vào đó, cần dựa theo xu thế của các nước trên thế giới để nhìn vấn đề và không nên đưa công việc này vào danh mục cấm”.

    TS. Ngọ Văn Nhân nhấn mạnh: “Các nhà quản lý ở nước ta đang chỉ nhìn vào mặt trái của công việc này mà không nghĩ đến mặt tích cực nó đem lại ra sao. Do cách quản lý của nước ta còn hạn chế, vì vậy nên có nhìn nhận vấn đề theo xu thế phát triển và cần quản lý vấn đề này một cách tốt hơn. Không nên cho ngành nghề này vào danh mục cấm lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài”.

    Liên quan đến vấn đề này, PV đã liên hệ phía cục Quản lý lao động ngoài nước, bộ LĐ,TB&XH để tìm hiểu rõ hơn về dự thảo Nghị định này, tuy nhiên vẫn chưa được hồi âm. PV báo Người Đưa Tin sẽ cập nhật ngay thông tin đến độc giả khi có hồi âm từ phía cơ quan này.

    Viethome (theo Người Đưa Tin)

  • Đóng hàng trăm triệu đồng để đi Hàn Quốc làm việc nhưng không được, các lao động đành liều đồng ý phương án của “cò” XKLĐ, chuyển hướng trốn sang Úc. Kế hoạch bất thành, những kẻ môi giới XKLĐ bị bắt giữ, nhóm lao động mất trắng cả trăm triệu đồng.

    “Đi tắt” sang miền đất hứa

    Khao khát sang Hàn Quốc làm việc nhưng ngại tham gia các cuộc sát hạch gắt gao của cơ quan chức năng, nhóm lao động gồm: Trần Văn Q. (SN 1991, trú huyện Đô Lương Nghệ An), Cao Đình T. (SN 1990, trú huyện Yên Thành, Nghệ An), Hoàng Văn H. (SN 1989) và Nguyễn Văn T. (SN 1972, cùng trú tại Diễn Châu, Nghệ An) đã tìm đến Công ty CP hợp tác hữu nghị Việt - Úc (trụ sở đóng tại TP Vinh) để được "hỗ trợ".

    Thân nhân các lao động tại phiên tòa.

    Tại đây, nhóm lao động này được ông Trương Xuân Vũ (SN 1982, trú huyện Anh Sơn, Nghệ An) hứa hẹn đưa sang Hàn Quốc làm việc với chi phí 12.000 USD. Sau khi đóng tiền, các lao động này không thể sang Hàn Quốc như Vũ cam kết.

    Bởi vậy, khi Vũ gợi ý chuyển hướng sang Úc thay vì sang Hàn Quốc thì những người này đồng ý.

    Thông qua Lê Quang Khải (SN 1983, trú huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh), các lao động này được lo giấy tờ làm thuyền viên trên các tàu cá Thái Lan để tìm cách trốn vào Úc khi tàu cập bờ. Mỗi người sẽ phải đóng 22.000 USD, đặt cọc trước 5.000 USD.

    Khải đưa nhóm lao động này sang Thái Lan nhưng nửa tháng ăn chực nằm chờ không xin được lên tàu cá làm việc nên phải mua vé cho họ trở lại Việt Nam.

    Cũng trong thời gian này, biết đến công ty của Vũ có “uy tín” trong lĩnh vực “chạy” XKLĐ nên Nguyễn Tiến Đ. (SN 1976, trú huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) và Trần Thanh H. (SN 1987, trú thị xã Cửa Lò, Nghệ An) đến gặp Vũ nhờ làm thủ tục đi Úc.

    Vũ tư vấn cho 2 lao động này hoặc sang Thái Lan làm việc trên tàu biển rồi khi tàu cập cảng ở Úc thì trốn lên bờ hoặc sang Ấn Độ rồi từ đó làm thủ tục đi Úc lao động.

    Lao động H. và Đ. chọn cách sang Ấn Độ với tổng chi phí 26.000 USD, đặt cọc trước 200 triệu đồng. Trương Xuân Vũ liên hệ với Tống Thu Bắc (SN 1980, trú quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) nhờ Bắc làm thủ tục cho 2 lao động sang Úc. Khi hoàn tất thủ tục và sang đến Ấn Độ, hai lao động này phải nộp tiếp cho Bắc mỗi người 4.000 USD để xin visa sang Úc. Không xin được visa sang Úc, Trần Thanh H. và Nguyễn Tiến Đ. phải trở về Việt Nam.

    Trương Xuân Vũ - người thu tiền và tổ chức cho các công dân sang Hàn Quốc và Úc bất hợp pháp.

    Trong khi Trần Thanh H. bỏ giấc mơ đi xuất khẩu lao động thì Nguyễn Tiến Đ. vẫn quyết tâm thử vận may đến miền đất hứa. Lần này Tống Thu Bắc tổ chức cho Đ. sang Malaysia để đi Úc. Sau khi mất thêm 10.000 USD cho "cò", Đ. cũng không thể đặt chân đến Úc như mơ ước.

    Cũng nuôi giấc mộng làm Việt Kiều nên khi được Trương Xuân Vũ tư vấn, Trần Đức C. (SN 1977, trú TP Vinh, Nghệ An) đồng ý kết hôn với người có quốc tịch Úc để được sang đây định cư.

    Tuy nhiên kế hoạch này cũng không thể thực hiện được nên thông qua Tống Thu Bắc, C. đồng ý chuyển sang phương án sang Malaysia rồi tìm cách trốn sang Úc. Chi phí trọn gói cho hành trình đến miền đất hứa là 25.000 USD. Trần Đức C. đặt cọc cho Bắc 5.000 USD để sang Malaysia nhưng rồi phải thất vọng quay về quê cùng một số tiền nợ.

    Ôm nợ

    Ngày 29/5, TAND tỉnh Nghệ An đưa vụ án “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài” đối với Trương Xuân Vũ, Tống Thu Bắc và Lê Quang Khải ra xét xử.

    Đại diện của các lao động có mặt tại phiên tòa ngoài việc yêu cầu HĐXX xử lý hình sự các bị cáo nói trên còn đề nghị tòa buộc những người này hoàn trả số tiền đã thu, lên tới hàng trăm triệu đồng.

    Ông Trần Văn T. (trú huyện Đô Lương), bố của lao động Trần Văn Q. cho biết: "Khi chúng tôi đến công ty của Vũ thì thấy biển hiệu đầy đủ, có hợp đồng được ký kết, có dấu đỏ… nên mới tin tưởng, đóng hàng trăm triệu đồng để con đi nước ngoài làm ăn. Giờ con không đi được, Vũ không trả tiền, chúng tôi lâm vào cảnh nợ nần, hàng tháng còng lưng trả lãi. Đề nghị tòa buộc bị cáo Vũ phải hoàn trả toàn bộ số tiền mà chúng tôi đã đóng".

    Lê Quang Khải - một mắt xích trong đường dây tổ chức đưa người trốn đi nước ngoài bị TAND Nghệ An đưa ra xét xử vào ngày 29/5.

    Tuy nhiên yêu cầu của ông T. không được chấp nhận. Theo lý giải của đại diện Viện KSND tỉnh Nghệ An, các lao động trên đều được biết, được bàn bạc và thống nhất với Trương Xuân Vũ, Tống Thu Bắc và Lê Quang Khải việc đi ra nước ngoài bằng con đường bất hợp pháp.

    Việc làm của các lao động này đã tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật của các bị cáo, làm ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu lao động giữa Việt Nam và các nước Hàn Quốc, Úc - vốn được kí kết với các điều khoản chặt chẽ.

    Theo cơ quan chức năng, hành vi của các lao động trên không được pháp luật bảo hộ. Do đó vấn đề bồi thường mà họ đưa ra không thuộc sự điều chỉnh của các quy định pháp luật và không được xem xét tại phiên xử này.

    Sau khi xem xét các lời khai và các yếu tố cấu thành tội phạm của từng bị cáo, HĐXX TAND tỉnh Nghệ An tuyên phạt Trường Xuân Vũ, Tống Thu Bắc 5 năm tù, Lê Quang Khải 9 tháng tù về tội “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”.

    Phiên tòa kết thúc, yêu cầu bồi thường số tiền đã đóng để nuôi mộng XKLĐ “chui” không được xem xét, người thân của các lao động nói trên thất vọng rời khỏi tòa.

    Trước mắt họ là một khoản nợ khổng lồ không biết bao giờ mới trả hết chỉ vì trót tin lời “cò” XKLĐ.

    Viethome (theo Dân Trí)

  • Bài viết phân tích, so sánh mức lương bình quân của người lao động tại một số thị trường phổ biến như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Châu Âu, Úc... cũng như những yếu tố tác động đến thu nhập của người lao động khi tham gia làm việc tại các thị trường này.

    1. Mức lương tại thị trường Nhật Bản

    Theo quy định của luật lao động Nhật Bản, mức lương tối thiểu trả cho người lao động theo từng vùng sẽ giao động từ 120.000 – 150.000 Yên/tháng. Nếu tính theo tỷ giá mới nhất tháng 9/2018 thì mức lương bình quân khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản rơi vào tầm 25.000.000 – 31.000.000/tháng.

    Tuy nhiên, hàng tháng người lao động phải đóng các khoản chi phí bắt buộc như các loại tiền bảo hiểm, tiền thuế, phí nội trú. Do đó mức lương thực lĩnh nhận được sẽ vào khoảng 80.000 – 110.000 yên/tháng. Tính ra thu nhập trung bình có thể tiết kiệm được khoảng 16 triệu – 23 triệu/tháng.

    viethome xuat khau lao dong 2

    Thu nhập của người lao động Việt tại Nhật Bản tương đối tốt.

    Sau khi về nước, bạn sẽ nhận được một phần "lương hưu" tùy theo thời gian bạn đóng bảo hiểm cũng như mức thu nhập tại Nhật Bản. Nếu bạn làm việc tại Nhật Bản 3 năm với mức thu nhập bình quân từ 120.000 -130.000 Yên thì sẽ nhận tiền lương hưu khoảng 300.000 - 350.000 Yên, tương đương 62 triệu - 73 triệu đồng.

    2. Mức lương bình quân tại Đài Loan

    Mức thu nhập bình quân của người lao động làm việc tại Đài Loan hiện nay vào khoảng 20.000 Đài tệ/tháng (khoảng 15 triệu đồng/tháng). Đối với những bạn ký kết trong hợp đồng được hưởng mức lương theo giờ thì khoảng 120 Đài tệ/giờ làm việc (khoảng 91.000đ/giờ).

    Cũng tương tự như Nhật Bản, hàng tháng người lao động làm việc tại Đài Loan sẽ phải đóng các khoản bảo hiểm lao động, bảo hiểm y tế, trung bình khoảng 400.000đ/tháng. Sau khi trừ các khoản chi phi sinh hoạt, nếu bạn nào biết tiết kiệm và chịu khó làm thêm, mức thu nhập trung bình khoảng trên dưới 10 triệu/tháng.

    3. Mức thu nhập tại Hàn Quốc

    Hiện thị trường này vẫn đang hạn chế lao động Việt Nam do tình trạng người Việt sang Hàn làm rồi bỏ trốn quá nhiều.

    Thông thường thu nhập của một người đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc trung bình dao động từ 1.200.000 won – 1.600.000 won/tháng, tương đương 25 – 33 triệu đồng/ tháng. Trừ toàn bộ chi phí ăn ở, đi lại, sinh hoạt người lao động có thể tiết kiệm được 15 – 20 triệu đồng để gửi về cho gia đình.

    viethome xuat khau lao dong 3

    Người Việt rất khó gia nhập vào thị trường lao động Hàn Quốc.

    Chú ý: Ngoài cục quản lý lao động ngoài nước (ở VN), hiện không có bất kỳ tổ chức, cá nhân nào được cấp phép tuyển dụng xuất khẩu lao động Hàn Quốc. Bạn nên cẩn thận để tránh bị lừa đảo. Đây là trang web chính thức của Cục quản lý lao động ngoài nước http://colab.gov.vn

    4. Mức lương tại Singapore

    Singapore là một trong những đất nước phát triển bậc nhất châu Á với thu nhập bình quân đầu người năm 2014 trên 56.707 USD/người, gấp 22 lần so với Việt Nam. Quy định tuyển chọn và sử dụng lao động tại Singapore cũng hết sức khắt khe và đỏi hỏi trình độ rất cao nên hầu như lao động phổ thông sẽ không có cơ hội tiếp cận thị trường này.

    Yêu cầu cơ bản đó là lao động phải tốt nghiệp Trung cấp trở lên, giao tiếp tiếng Anh hoặc tiếng Trung tốt. Nếu trúng tuyển làm việc tại đây thu nhập sẽ tùy theo năng lực của lao động nhưng ở mức 1.200 SGD - 2.500 SGD/tháng, tương đương 20 - 42 triệu đồng. Một mức thu nhập đáng mơ ước của nhiều lao động Việt.

    5. Mức lương tại Úc

    Thu nhập bình quân của người lao động tại Úc là khá cao, khoảng 41.000 AUD (đôla Úc)/năm. Sau khi nộp thuế, chi phí ăn, ở, tiêu vặt... bình quân mỗi tháng người lao động có thể dành dụm được khoảng 1.000 AUD, tương đương 17-20 triệu đồng.

    Tiêu chí tuyển chọn lao động sang Úc làm việc cũng hết sức khắt khe. Ngoài bằng cấp, năng lực làm việc thì trình độ tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc. Điểm thi IELTS nghe, nói, đọc, viết phải đạt từ 4.5 điểm.

    6. Mức lương tại các nước Trung Đông

    Nhìn chung, thị trường Trung Đông có ưu thế việc làm nhiều, thu nhập thì chỉ ở mức trung bình, lương cơ bản của lao động cơ khí đóng tàu khoảng 500 USD/người/tháng. Còn lương cơ bản của lao động xây dựng từ 200 - 250 USD/người/tháng.

    Một trong những trở ngại lớn nhất khi làm việc tại khu vực này chính là khí hậu nắng nóng kéo dài liên tiếp 4 tháng liền. Nhiệt độ có khi lên đến 47 độ C vào ban ngày, đồng thời văn hóa khác biệt, địa lý xa xôi, khu vực bất ổn chính trị... là những lý do khiến bạn nên cân nhắc quyết định tham gia thị trường lao động này.

    viethome xuat khau lao dong 1

    Nhiều người đã phải "tiền mất tật mang" khi lao động ở Trung Đông.

    Tổng Kết: Mỗi thị trường lao động sẽ có những đặc điểm thu nhập, lợi thế khác nhau. Lựa chọn tham gia làm việc tại thị trường nào phụ thuộc vào khả năng tài chính, trình độ cũng như năng lực chuyên môn của bạn. Chúc bạn thành công với sự lựa chọn của mình.

    Viethome (nguồn: Công ty CP Nhân lực TTC Việt Nam)