• Cô gái 22 tuổi ở Cà Mau sang Campuchia làm việc, nhưng gọi điện về gia đình xin gửi tiền sang chuộc nếu không sẽ bị đánh. Trong lúc gọi video với người thân, cô gái bất ngờ tự tử.

    Ngày 12/9, một lãnh đạo UBND xã Tân Hưng, huyện Cái Nước (Cà Mau) xác nhận, gia đình đã đưa thi thể chị L.T.V. (22 tuổi, ngụ xã Tân Hưng) về quê tổ chức mai táng, sau khi chị V. tự tử ở Campuchia.

    Trước đó, ông L.V.Đ (44 tuổi) - cha ruột chị V., đến cơ quan chức năng ở địa phương trình báo về vụ việc của con gái ở xứ người.

    bi lua sang campuchia
    Thi thể chị L.T.V. được đưa về quê.

    Theo trình bày của gia đình, khoảng tháng 6/2024, L.T.V. xin đi làm công nhân ở ngoài tỉnh. Sau đó, V. có liên lạc về nhà nói đã cùng một số người bạn đi xe máy qua cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) sang Campuchia làm việc. Tuy nhiên, V. không cho gia đình biết mình làm công việc gì.

    Đến ngày 6/9, V. gọi video về cho gia đình, xin nhà gửi gấp 60 triệu đồng sang Campuchia để chuộc V. về. Nếu không gửi tiền sang chuộc, V. sẽ bị đánh đập.

    Do hoàn cảnh khó khăn, gia đình nói với V. đợi vài ngày sẽ kiếm tiền gởi qua. Lúc này, V. tiếp tục nói nếu không có tiền đêm nay sẽ bị đánh chết. Nói xong, V. bất ngờ tự tử trong lúc cuộc gọi video vẫn đang diễn ra. Cả gia đình V. bất lực không thể can ngăn con gái

    Sau đó, gia đình đã đăng tải, tìm kiếm thông qua cộng đồng mạng và cộng đồng người Việt bên Campuchia để hỗ trợ để tìm thi thể của V.

    Rạng sáng 12/9, thi thể V. được đưa về đến nhà.

    Theo Tienphong

  • Khi Gina Fabiano muốn bỏ ngôi nhà gỗ thuộc TP Rodriguez, Philippines để làm giúp việc ở Arab Saudi, các con cô đã không ngừng cầu xin mẹ đừng đi.

    Họ chưa bao giờ xa nhau, huống chi khoảng cách 7.000 km và trong khoảng thời gian dài. Chúng không biết sống thế nào nếu thiếu mẹ. Nhưng vào thời điểm đó, người mẹ 43 tuổi của 5 đứa trẻ cảm thấy không còn lựa chọn nào khác.

    Mảnh đất nông nghiệp không còn giúp gia đình kiếm ra tiền khi một bãi rác gần đó được mở vào năm 2002. Fabiano cùng chồng làm nghề nhặt rác, sàng lọc hàng tấn rác thải nguồn từ Manila, tìm kiếm kim loại, nhựa và các đồ vật có giá trị khác để bán cho nhà máy tái chế.

    Thu nhập của họ không ổn định. Gia đình chỉ kiếm được 17-34 USD mỗi tháng, đủ để mua thức ăn và trả tiền học phí cho các con. Mẹ Fabiano qua đời vào năm 2016 và với tư cách chị cả của 14 anh chị em, trong số đó có người còn đang đi học, cô phải đóng vai trò người mẹ.

    "Chúng tôi không có tiền để đưa mẹ tôi đến bệnh viện", người phụ nữ đã ba năm làm giúp việc ở Trung Đông, nói. "Tôi nghĩ mẹ sẽ không qua đời nếu tôi đi nước ngoài sớm hơn". Ở Arab Saudi, cô kiếm 400 USD mỗi tháng.

    noi buon lam thue o nuoc ngoai 1
    Bà Gina Fabiano từng là người dọn rác ở San Isidro, tỉnh Rizal, Philippines. Ảnh: CNA

    Năm 2016, Philippines có 2,1 triệu người làm việc ở nước ngoài. Con số này giảm trong đại dịch nhưng đã tăng lên mức kỷ lục 2,3 triệu vào năm 2023, theo Bộ Lao động Di cư Philippines.

    Phần lớn lao động đến từ vùng nông thôn xa xôi, khu dân cư đô thị nghèo, nơi có rất ít cơ hội việc làm, đặc biệt là đối với những người như Fabiano, chỉ có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

    Làm việc ở nước ngoài cho phép họ kiếm được ít nhất gấp đôi mức lương tối thiểu ở Philippines là 10 USD một ngày, nhưng đi kèm với một số chi phí khá lớn.

    Với những người mẹ như Fabiano, làm việc ở nước ngoài đồng nghĩa mất đi cơ hội chứng kiến con cái lớn lên, tổ chức sinh nhật, Giáng sinh và bỏ lỡ các khoảnh khắc quan trọng như ngày đầu tiên đi học hoặc lễ tốt nghiệp.

    Gia đình ở lại cũng bị vắng bóng người mà họ yêu thương, bảo vệ, điểm tựa tinh thần. Con út của Fabiano vẫn đang học mẫu giáo khi cô ra đi.

    "Điều khó khăn nhất là tôi không thể chăm sóc đứa con gái duy nhất của mình", cô nói. Tất cả những gì Fabiano có thể làm là gọi điện cho con, hỏi chúng đang làm gì, ăn chưa, có đi học không? Nhưng ở Arab Saudi, cô buộc tóc, bón thức ăn, ru ngủ cho con gái gia chủ.

    Ở các nước Đông Nam Á như Philippines và Indonesia, làn sóng di cư ra nước ngoài để tìm kiếm cơ hội việc làm và mức lương tốt hơn rất phổ biến.

    Người lao động ở nước ngoài đang đóng góp rất lớn cho nền kinh tế Philippines, quốc gia mà 15,5 % trong số 117 triệu người đang sống dưới mức nghèo khổ, theo Cơ quan Thống kê Philippines năm 2023. Họ chi tiêu mức dưới 1,35 USD mỗi ngày.

    Năm ngoái, theo Ngân hàng Thế giới, người lao động ở nước ngoài đã gửi về nước 40 tỷ USD, đóng góp 9,2 % GDP đất nước. Philippines là nước nhận kiều hối lớn thứ tư thế giới sau Ấn Độ 125 tỷ USD, Mexico 67 tỷ USD và Trung Quốc 50 tỷ USD.

    Dòng chảy lao động nước ngoài quan trọng đối với nền kinh tế đến mức chính phủ Philippines đã ban hành nhiều chính sách khác nhau để thúc đẩy và hỗ trợ di cư. Các chính sách bao gồm bảo vệ người lao động, cải thiện phúc lợi khi họ di cư trở về.

    noi buon lam thue o nuoc ngoai 1
    Một khu phố nghèo đói ở Manila, Philippines. Ảnh: CNA

    Ông Sutarno, người tuyển dụng lao động Indonesia ra nước ngoài, khi đồng rupiah yếu đi, nhiều quốc gia đã chuyển sang quốc gia này để tìm kiếm nguồn lao động giá rẻ.

    Người dân Indonesia mất việc làm vì cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998. Dù vậy, họ vẫn không mấy quan tâm đến các công việc ở nước ngoài khá nặng nhọc như trồng hạt cọ dầu, xây dựng.

    Sutarno chỉ có thể tuyển dụng được 10 người từ làng mình, Kuniran, ở vùng núi xa xôi miền Đông Java. Nhưng sau khi các lao động này gửi nhiều tiền về nhà, sự quan tâm tăng vọt chỉ sau một đêm.

    "Trong vòng hai tháng, những lao động di cư có thể tiết kiệm đủ tiền để mua xe máy, điều mà chủ đồn điền thành đạt thời điểm đó cũng khó làm được", người đàn ông 69 tuổi nói. "Đột nhiên, mọi người đều muốn trở thành công nhân nhập cư".

    noi buon lam thue o nuoc ngoai 1
    Ông Sutarno ở làng Kuniran, tỉnh Đông Java, Indonesia. Ảnh: CNA

    Kuniran là một trong nhiều ngôi làng lao động di cư ở khắp Indonesia. Ở đây, cứ hai nhà thì có ít nhất một thành viên trong gia đình đi làm nước ngoài. Theo Ngân hàng Thế giới, họ đã gửi về quê hương hơn 11 tỷ USD vào năm ngoái. Đặc điểm của làng di cư là trẻ em được ông bà, họ hàng chăm sóc thay vì cha mẹ chúng.

    Suparni, 40 tuổi, ở làng Kuniran đã nuôi mộng đi làm nước ngoài khi chứng kiến chị gái, người về nhà hai năm một lần với bộ quần áo đẹp, socola, mỹ phẩm cho cả gia đình. Chị đưa bố đến cửa hàng điện tử sắm TV, tủ lạnh.

    Cô trở thành công nhân nhà máy ở Malaysia trong hai năm rồi chuyển sang giúp việc tại Singapore. Sau 5 năm ở nước ngoài, Suparni trở về quê kết hôn năm 2011 và có con gái ba năm sau đó.

    Nhưng cuộc sống ở Kuniran không dễ dàng. Chồng bà, ông Kusno chỉ kiếm được 7 USD mỗi ngày với công việc ngành xây dựng, chưa kể nơi làm việc xa xôi. Suparni bán rau ở chợ địa phương, lãi khoảng 4 USD mỗi ngày.

    "Chúng tôi đã chi nhiều hơn số tiền kiếm được và bắt đầu nợ nần", bà nói. Năm 2017, Suparni đưa ra lựa chọn đầy khó khăn là để lại cô con gái Noni ba tuổi để trở thành người giúp việc gia đình ở Singapore lần thứ hai.

    Noni đã 10 tuổi, không nhận ra mẹ mỗi khi Suparni về thăm. Cô bé gắn bó với ba và bà nội, hầu như không nghe lời mẹ. Suparni vẫn đang nỗ lực để chiếm được trái tim con gái, dù Noni không muốn nói chuyện với cô, hoặc trả lời rất ngắn gọn và lạnh lùng.

    Những trường hợp như thế này rất quen thuộc với bà Anis Hidayah, Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Indonesia (Komnas HAM). Bà nói gia đình không có sự quan tâm của cha lẫn mẹ, trẻ sẽ cư xử không đúng mực, học hành kém hoặc gặp rắc rối.

    "Có nhiều bất cập xã hội phát sinh từ việc di cư", bà nói.

    Ở Philippines, tình trạng con của những người di cư bị trầm cảm, gặp vấn đề về ma túy, đánh nhau ở trường, phạm pháp vì thiếu sự giám sát và kỷ luật, cũng phổ biến.

    Maryjane Yago, 19 tuổi, nói tình trạng mình bị bắt nạt trở nên tồi tệ hơn sau khi mẹ cô rời Philippines vào năm 2020 để trở thành người giúp việc ở Arab Saudi.

    Cô chỉ ngủ ở nhà mình hai hoặc ba lần mỗi tuần. Yago đã mang thai ở tuổi 17 và không thể học hết phổ thông trung học. Cô sinh một bé gái, chỉ vài tháng trước khi mẹ cô trở về Philippines vào năm 2023.

    "Tôi rất sốc nhưng cố gắng tha thứ cho con", mẹ Yago, bà Gemma Yago, 47 tuổi, nói. "Tôi hối hận về việc đi nước ngoài, lẽ ra có thể chăm sóc nó tốt hơn".

    Tương tự, Fabiano đã khiến các con thất vọng khi di cư sang nước ngoài. Bốn đứa con đã không thể học hết trung học phổ thông, bà đang nỗ lực để con út không theo vết xe đổ của các anh.

    "Khi đi nước ngoài, ước mơ của tôi là cho chúng hoàn thành việc học", bà nói. "Nhưng giờ đây, tôi nhận ra đó không phải là câu trả lời thỏa đáng".

    VnExpress (Theo CNA)

  • Làm việc ngoài trời, nắng gắt quá vất vả, nam lao động Việt không nuốt nổi cơm, đến mức phải chan nước lạnh cho trôi.

    Mới đây, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh nam lao động người Việt ăn cơm chan nước lạnh tại một công trường ở Đài Loan (Trung Quốc) khiến nhiều người xót xa.

    Anh Bang (23 tuổi, quê tại Hà Tĩnh), chủ nhân đoạn clip, cho hay anh là nhân vật trong đoạn clip nói trên. Chàng trai chia sẻ, anh đã đến Đài Loan làm công nhân tại một công trình xây dựng gần 2 năm.

    lao dongnvcc crop 1721376043510
    Nam lao động người Việt ăn cơm chan nước lạnh ở công trường xây dựng tại Đài Loan (Trung Quốc) (Ảnh cắt từ clip nhân vật cung cấp).

    Mỗi ngày, Bang phải làm việc ít nhất 8 tiếng. Hôm nào nhiều việc, phải đến 20h nam công nhân mới về đến nhà. Công việc ở công trường vất vả, luôn phải làm  ngoài trời.

    Vào mùa đông, thời tiết tương đối dễ chịu. Nhưng mùa hè nắng gắt, Bang và các đồng nghiệp đẫm mồ hôi cả ngày, da đen nhẻm.

    "Nhiều lúc mệt đến mức không nuốt nổi cơm, tôi phải chan nước lạnh vào cho trôi rồi nhanh chóng trở lại công việc", chàng trai nói.

    Đi xa nhà để kiếm tiền mưu sinh, Bang bộc bạch, anh vẫn cảm thấy may mắn khi được làm việc với những người chủ và đồng nghiệp tốt, thường xuyên giúp đỡ. Thế nhưng, anh cũng không tránh khỏi cô đơn, cảm giác nhớ nhà khôn xiết.

    "Chấp nhận xa nhà đi làm kiếm tiền nên dù có tủi thân cách mấy tôi cũng phải tập làm quen với điều đó. Đổi lại sự cực khổ là những đồng tiền do chính mình làm ra. Lúc ấy bản thân mới thấy quý trọng sức lao động của mình", anh Bang nói.

    Đoạn clip đăng tải trên mạng xã hội đã thu hút hàng trăm nghìn lượt xem và tương tác. Dưới phần bình luận, nhiều người bày tỏ sự đồng cảm với lao động Việt ở nước ngoài như anh Bang.

    Tài khoản T.H.N bình luận: "Trước đây tôi cũng từng làm ở công trường xây dựng. Vì làm việc ngoài trời nhiều nên sức khỏe bị ảnh hưởng không ít. Tới những bữa cơm trưa, chúng tôi lúc nào cũng phải chan nước lạnh vào mới nuốt nổi. Nhiều người nói đùa đó là "bữa cơm 30 giây", vì chỉ có nuốt chứ không kịp nhai".

    "Nhìn cảnh này mới thấy thương người lao động Việt của mình nhiều hơn. Dù biết tiền quan trọng nhưng sức khỏe cũng quan trọng không kém", tài khoản B.Đ. chia sẻ.

    Theo Dân Trí

  • Xã Ích Hậu ngày trước mang tiếng là "làng cái bang", "làng ăn xin", cả nước đều biết. Nhưng nay, điều đó đã là quá khứ, khi trong làng nhiều người làm ăn rất khấm khá.

    Ngậm ngùi ký ức

    Những ngày đầu tháng 7, có mặt tại xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, ngôi làng một thời nổi tiếng vào loại bậc nhất cả nước với nghề ăn xin, PV chứng kiến đường làng đã được bê tông hóa cùng nhiều ngôi nhà cao tầng khang trang mọc lên san sát.

    lang ich hau ha tinh 1
    Bà Nguyễn Thị Quỳ kể về ký ức người làng phải tha hương cầu thực.

    Bà Nguyễn Thị Tâm (83 tuổi) nhớ lại, tên "làng ăn xin" xuất phát từ hàng chục năm trước, cuộc sống người dân nghèo đói cùng cực, đất chẳng thương người, chưa kể thiên tai mất mùa.

    "Những năm 70, 80 của thế kỷ trước, việc sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, mỗi năm chỉ cấy được một vụ mùa. Lý do là vì hệ thống thủy lợi chưa phát triển, nước ở các con sông lên xuống thất thường. Người dân quanh năm suốt tháng "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" nhưng vẫn không đủ ăn", bà Tâm kể.

    Năm 1978, xã Ích Hậu liên tiếp hứng chịu nhiều đợt hạn hán, lụt bão khiến ruộng đồng khô cằn, đất đai nhiễm mặn, nhà cửa bị tàn phá tiêu điều. Cái đói bủa vây, cực chẳng đã, nhiều người phải lang bạt khắp nơi để xin gạo, xin áo quần để mong duy trì cuộc sống.

    "Từ đó, người làng Ích Hậu đành phải hành khất tứ xứ ăn xin. Nhưng cũng có nhiều người ở xã khác đi ăn xin, khi ai đó hỏi quê ở đâu thì họ tiện miệng bảo quê ở Ích Hậu", bà Tâm chia sẻ.

    Bà Nguyễn Thị Quý (92 tuổi, trú tại thôn Lương Trung, xã Ích Hậu) kể, sau đợt lũ lụt năm 1978, khi người dân còn quay cuồng trong cảnh đói khát thì đến năm 1984, cả làng lại hứng chịu trận đại hạn chưa từng có. Cuộc sống cùng cực hơn, thêm nhiều người buộc phải rời làng đi ăn xin.

    "Lần đầu chỉ vài chục người đi, sau đó dân làng thấy họ đi về thoát đói nên lũ lượt kéo nhau theo, giàu nghèo gì cũng đi hết. Khoảng 4 giờ sáng, tôi cùng mọi người trong làng thức dậy, "tay gậy tay bị" chia nhau đi các ngả. Mỗi lần đi thường kéo dài từ 10 đến 15 ngày, nếu may mắn mỗi chuyến được vài ba cân gạo", bà Quý kể.

    Cuộc sống đã sang trang mới

    Giờ Ích Hậu không còn là "làng cái bang" nữa, khắp đường làng ngõ xóm đều được bê tông hóa, nhà cao tầng san sát. Ký ức nghèo đói chỉ còn đọng lại trong tâm trí những người cao tuổi ở vùng quê đang "thay da đổi thịt này".

    lang ich hau ha tinh 1
    Đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa khang trang.

    Ông Trần Xuân Long (72 tuổi, thôn Bắc Kinh) cho biết, từ năm 1995, người dân được chính quyền địa phương tuyên truyền vận động. Cùng đó, nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích áp dụng kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, người dân dần có của ăn, của để nên ít năm sau đó, không còn ai đi hành khất nữa.

    "Hơn 30 năm rồi, làng không còn người đi ăn xin. Nhà tôi giờ có 2 con đi xuất khẩu lao động, thu nhập gần 20 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, từ khi có chính sách xây dựng nông thôn mới, vợ chồng tôi và người dân trong xã cải tạo vườn tược, chăn nuôi lợn gà, thu nhập ổn định, không còn lo nghèo đói", ông Long chia sẻ.

    Còn bà Vương Thị Lý (67 tuổi, thôn Thống Nhất) không giấu nổi niềm vui khi sắp được ở căn nhà 2 tầng khang trang từ tiền của các con đi xuất khẩu lao động gửi về.

    "Đứa con đầu của tôi đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc từ lâu, nay có điều kiện, nó đưa thêm 2 đứa em cùng đi. Nói chung cuộc sống khác xa ngày trước. Giờ khấm khá hơn, nhớ lại chuyện trước đây mà không khỏi bùi ngùi", bà Lý bộc bạch.

    Nhiều gia đình triệu phú

    Trao đổi với PV, ông Bùi Trọng Đỉnh, Phó chủ tịch UBND xã Ích Hậu cho biết, những năm sau nạn đói hoành hành, hệ thống thủy lợi, đê điều, đường sá, trường học được đầu tư xây dựng nên người dân đã từ bỏ việc đi ăn xin để tập trung sản xuất nông nghiệp.

    lang ich hau ha tinh 1
    Một góc xã Ích Hậu.

    "Năm 2000, hệ thống thủy lợi tại xã Ích Hậu được phát triển, việc sản xuất nông nghiệp ngày càng được chú trọng hơn. Trước đây, một năm được một vụ mùa, sau khi hệ thống thủy lợi phát triển, diện tích đất trồng trọt mở rộng gấp nhiều lần. Một năm người dân nơi đây sản xuất 2 đến 3 vụ, cuộc sống thay đổi từng ngày", ông Đỉnh nói.

    Cũng theo ông Đỉnh, từ khi hệ thống đê ngăn mặn được đầu tư xây dựng, những vụ mùa đạt năng suất cao ngày càng nhiều hơn. Cuộc sống của bà con thoát khỏi cảnh đói kém, ngày một khá hơn. Sau thời gian nỗ lực, năm 2015, xã Ích Hậu đã về đích nông thôn mới.

    "Hiện, toàn xã có hơn 700 người đi lao động ở nước ngoài, chủ yếu ở Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước châu Âu. Thu nhập bình quân của lao động xuất khẩu gửi về người thân tại địa phương khoảng 20 triệu đồng/tháng. Ở làng bây giờ có rất nhiều triệu phú, nên nếu ai đó gọi là làng triệu phú cũng không phải là quá lời", ông Đỉnh phấn khởi chia sẻ.

    Theo Baogiaothong

  • Gần đây, không ít người có nhu cầu ra nước ngoài để lao động "chui" hoặc định cư đã mất số tiền lớn khi thỏa thuận với các cá nhân, công ty không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, để có số tiền hàng trăm triệu đồng đưa trước cho các đối tượng thì nhiều người phải chạy vạy vay mượn để rồi "tiền mất, tật mang".

    Mới đây, một số người dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến cơ quan Công an trình báo về việc một người đàn ông Việt kiều Mỹ và một phụ nữ ở Việt Nam sau khi nhận số tiền lớn và hứa sẽ lo thủ tục cho họ để qua Mỹ lao động và định cư nhưng vẫn không thực hiện. Có trường hợp đã đưa tiền hơn 1 năm nhưng vẫn chưa được xuất ngoại, trong khi đó là tiền vay mượn khiến họ nóng ruột từng ngày.

    Từ phản ánh của người dân, Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã thu thập chứng cứ, xác minh và phát hiện hai đối tượng liên quan là Nguyễn Đình Trung (SN 1962, quốc tịch Hoa Kỳ) và Nguyễn Thị Hoa (SN 1980, trú xã Điền Hoà, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế). Ngày 8/6, bằng các biện pháp nghiệp vụ, xác định đối tượng Trung và Hoa đang lẩn trốn ở tỉnh Quảng Nam (chờ đến ngày 10/6 bay đi Mỹ), Phòng CSHS đã bắt giữ 2 đối tượng về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Theo cơ quan Công an, trước đó, đối tượng Trung thường xuyên nhập cảnh về Việt Nam cấu kết với Hoa đưa ra thông tin gian dối có khả năng làm hồ sơ đưa người Việt Nam đi lao động và định cư tại Mỹ với thỏa thuận 1 hồ sơ có giá là 25.000 USD.

    Quá trình điều tra, Phòng CSHS xác định, trong năm 2023, Trung và Hoa đã chiếm đoạt của 6 bị hại sinh sống trên địa bàn huyện Phong Điền và Phú Vang (Thừa Thiên Huế) với tổng số tiền là 1,7 tỷ đồng. Một trong số các bị hại trú tại huyện Phú Vang cho biết: "Qua người quen giới thiệu, tôi biết ông Trung đã sang Mỹ nhiều năm và có quốc tịch bên đó. Do ở quê không có công ăn việc làm ổn định, trong khi đó qua tìm hiểu từ một số người quen được biết, ở Mỹ nghề làm nail kiếm được rất nhiều tiền nên tôi quyết định đi học nghề trong 2 tháng. Đồng thời, tôi và gia đình đã vay mượn số tiền gần 300 triệu đồng để đưa trước nhờ ông Trung chạy giấy tờ, thủ tục qua Mỹ. Nhưng không ngờ, sau cả năm đưa tiền, tôi vẫn không thể xuất ngoại như lời hứa của ông Trung".

    tien mat tat mang
    Công an Thừa Thiên Huế bắt giữ 3 đối tượng tổ chức cho 16 người đi du lịch ở Hàn Quốc tìm cách trốn ở lại để làm việc.

    Theo cơ quan Công an, số tiền chiếm đoạt được của các bị hại, Nguyễn Đình Trung và Nguyễn Thị Hoa đã sử dụng để mua xe ôtô và tiêu xài cá nhân. Sau đó, đối tượng Trung quay về Mỹ. Trong khi đó, những người đưa tiền để Trung và Hoa đứng ra lo thủ tục qua Mỹ lao động hoặc định cư chờ "dài cổ" từ tháng này sang tháng khác vẫn không nhận được Visa. Điều đáng nói, phần lớn những người đưa tiền cho Trung và Hoa đều là tiền vay mượn.

    Đến ngày 19/5, Nguyễn Đình Trung tiếp tục nhập cảnh về Việt Nam cùng Nguyễn Thị Hoa chiếm đoạt thêm tiền của các bị hại rồi bỏ trốn vào tỉnh Quảng Nam để đặt vé bay sang Mỹ. Công an đã thu giữ 2 xe ôtô, 2 hộ chiếu cùng các tài liệu có liên quan. Hiện, Phòng CSHS đã ra lệnh bắt khẩn cấp, lệnh giữ người trong trong trường hợp khẩn cấp để điều tra làm rõ, mở rộng vụ án.

    Trước đó, cuối tháng 3/2024, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên Huế ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 đối tượng Hoàng Văn Bắc (SN 1996), Trần Hồng Quân (SN 1989) và Lê Văn Hiền (SN 1982, cùng trú tỉnh Quảng Bình) về hành vi "Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài". Từ tháng 8/2023, Bắc, Quân và Hiền thành lập Công ty TNHH Bắc Nam Vinh có trụ sở tại tổ dân phố 11, phường Bắc Lý, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình để tìm kiếm và làm hồ sơ đưa người đi du lịch ở Hàn Quốc, sau đó tìm cách trốn ở lại để tìm kiếm việc làm.

    Các đối tượng đã thu nhận hồ sơ của 16 người số tiền gần 6 tỷ đồng để tổ chức tour du lịch đi Hàn Quốc. Trung bình các đối tượng đã thu mỗi người là 420 triệu đồng. Để đi được Hàn Quốc những người này đã làm giả tài liệu, hợp thức hóa giấy tờ để đủ điều kiện đi du lịch, sau đó liên hệ một công ty tổ chức tour du lịch tại TP Huế, Thừa Thiên Huế để đưa 16 người này đi. Tuy nhiên, cơ quan Công an Thừa Thiên Huế đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nhóm đối tượng…

    Theo cơ quan chức năng, thời gian gần đây, xuất hiện một số quảng cáo đăng tải trên các trang mạng xã hội về việc đưa người đi lao động tại Canada. Theo nội dung giới thiệu, người lao động (NLĐ) có nhu cầu sẽ gửi thông tin cùng số tiền cọc khoảng 3.000 USD để làm hồ sơ thủ tục. Khi có thông tin của NLĐ, "công ty tuyển dụng" sẽ tạo ra thư mời, mời đích danh NLĐ sang làm việc trong thời hạn nhất định. Có thư mời, người lao động tiếp tục phải chuyển thêm tiền. Chi phí để người lao động phải nộp từ 16.000USD đến 24.000USD và phải nộp ít nhất một nửa tại Việt Nam. Khi người lao động đến Canada phải đóng đủ số tiền còn lại… Tiêu chí để đưa lao động vào Canada hiện đang rất khó, đầu tiên là phải chứng minh tài chính như: phải có tiền tiết kiệm, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...

    Thực tế, một số đơn vị không có giấy phép hoạt động, chức năng xuất khẩu lao động nhưng vẫn nhận tiền của NLĐ và có dấu hiệu làm giả giấy tờ đưa người đi lao động "chui" tại Canada. NLĐ sang Canada không hề bằng con đường lao động mà đi bằng con đường du lịch. Các đối tượng "nổ" với người lao động là "cứ sang du lịch trước rồi sẽ có người giới thiệu việc làm". Khi sang đến nơi, NLĐ theo dạng này sẽ không có công ty bảo lãnh, chịu trách nhiệm bảo vệ quyền lợi.

    Cơ quan Công an tỉnh Thừa Thiên Huế khuyến cáo người dân cần tìm hiểu kỹ, nâng cao nhận thức, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh. Người dân cần cảnh giác, nắm và nhận diện được các phương thức, thủ đoạn của các đối tượng, đường dây tổ chức cho người khác xuất cảnh, di cư trái phép, mua bán người và những hậu quả, hệ lụy của việc xuất cảnh, trốn ở lại nước ngoài cư trú, lao động bất hợp pháp, không để các đối tượng xấu dụ dỗ, lôi kéo. Khi có nhu cầu xuất cảnh ra nước ngoài, người dân cần liên hệ các cơ quan chức năng có thẩm quyền, các doanh nghiệp uy tín, có giấy phép để được tư vấn, hướng dẫn về quá trình thực hiện thủ tục.

    Nhằm ngăn chặn tình trạng lừa đảo đưa lao động đi làm việc tại Australia trong ngành nông nghiệp, ông Hồ Dần, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, ngày 6/6, Sở đã có công văn gửi Sở Thông tin và Truyền thông cùng các sở, ban, ngành, địa phương trong toàn tỉnh phối hợp thông tin, tuyên truyền tới NLĐ tại địa phương về việc không đăng ký, nộp tiền cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào để tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Úc cho tới khi Bộ LĐ,TB&XH và Đại sứ quán Úc tại Việt Nam công bố chính thức danh sách đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam và đơn vị được phía Úc lựa chọn thực hiện chương trình này.

    Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của địa phương, các buổi họp dân để người dân biết; tổ chức rà soát NLĐ có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp đưa NLĐ ở nước ngoài theo chương trình của Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận. Đồng thời, tăng cường thanh, kiểm tra để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp, đơn vị; phối hợp các cơ quan liên quan xử lý các tổ chức, cá nhân lợi dụng hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thông tin, tuyển chọn, thu tiền của NLĐ trái quy định của pháp luật.

    Theo CAND

  • Vì đồng tiền, miếng cơm manh áo nhiều hơn mà nhiều lao động Hải Dương đã trở thành người làm việc chui, bất hợp pháp ở nước ngoài, có những người đã phải trả giá đắt.

    lao dong hai duong 1
    Một lao động Hải Dương bị gẫy chân trong lần chạy trốn khỏi cảnh sát Đài Loan vì cư trú bất hợp pháp (ảnh do người lao động tại Đài Loan cung cấp)

    Sống chui lủi và gánh rủi ro ở “miền đất hứa"

    Bộ phim tài liệu “Miền đất hứa” của đạo diễn Tạ Quỳnh Tư phát trên sóng VTV3 khiến không ít người ám ảnh về số phận của lao động Việt Nam tại Đài Loan (Trung Quốc), trong đó có không ít người Hải Dương. Họ phải sống tạm bợ nơi gầm cầu, bến tàu, có lúc chịu cảnh màn trời, chiếu đất. Có người bị ốm nhưng không dám đi khám bệnh, để rồi vĩnh viễn không thể trở về quê hương. Họ chấp nhận sống ở những khu nhà trọ lụp sụp, ngày cũng như đêm, tối tăm, ẩm thấp khuất sau sự nhộn nhịp, năng động của những thành phố lớn tại Đài Loan, Hàn Quốc. Góc khuất của lao động xa xứ lần lượt được đạo diễn Tạ Quỳnh Tư mở ra.

    Những điều thấy trên phim lại có thật khi tôi được nghe những lao động Hải Dương từng sống và làm việc dưới “mác” lao động chui tại Đài Loan, Hàn Quốc kể lại.

    8 năm làm việc tại Đài Loan, anh Nguyễn Văn Tình quê ở xã Hoàng Diệu (Gia Lộc) có 6 năm làm lao động chui. 20 tuổi, lần đầu tới TP Cao Hùng, anh Tình choáng ngợp trước sự sầm uất của thành phố lớn thứ hai tại Đài Loan. Sau 1 ngày ổn định chỗ ở, anh Tình được môi giới đưa đến làm việc tại một doanh nghiệp cơ khí thuộc vùng ngoại ô thành phố. Ban đầu việc nhiều, thu nhập tốt nhưng 2 năm sau công ty ít việc dần, giảm lương, cắt thưởng, anh Tình cùng 3 đồng hương đã rủ nhau trốn ra ngoài với hy vọng sẽ tìm được việc làm mới có thu nhập cao hơn.

    lao dong hai duong 1
    Lao động bất hợp pháp rất dễ bị lực lượng chức năng nước sở tại truy quét và có thể bị tạm giam, trục xuất (ảnh người lao động tại Đài Loan cung cấp)

    Mới ra ngoài còn bỡ ngỡ nên nhóm của anh Tình khó xin được việc làm ngay. Lang thang, tá túc mấy hôm ở bến tàu điện ngầm, anh Tình gặp một người Việt quê ở huyện Đô Lương (Nghệ An). Anh được chị này giới thiệu đến làm ở một cơ sở chế biến bánh bao ngay trung tâm thành phố. Từ ngày trở thành lao động bất hợp pháp, anh Tình phải trải qua nhiều nghề từ dọn rác, chăn bò, nuôi gà rồi lên núi hái chè thuê. Chỗ ở cũng phải thay đổi liên tục để tránh bị kiểm tra, vào tù, trục xuất về nước…

    Lao động bất hợp pháp, nay đây mai đó, trốn chui trốn lủi, khổ cực và tủi nhục, anh Tình còn luôn nơm nớp sợ gặp cảnh sát Đài Loan. “Một lần trên đường cùng ông chủ đến nơi lấy hàng thì bị cảnh sát tuýt còi. Tôi nhắm mắt nghĩ thầm thế là hết, đống nợ ở nhà vẫn chưa trả xong. Chỉ đến khi xe bon bon chạy tiếp tôi mới dám thở mạnh vì may mắn hôm đó cảnh sát không kiểm tra giấy tờ của từng người mà chỉ phạt ông chủ tội chở người sau thùng xe bán tải”, anh kể.

    Nỗi lo bị cảnh sát kiểm tra, bắt giữ rồi trục xuất về nước luôn đeo bám lao động chui. Không chỉ tại Đài Loan, nhiều lao động Hải Dương ở Hàn Quốc cũng chịu cảnh bất an như vậy.

    “Làm việc bất hợp pháp được trả lương cao hơn nhưng luôn lo sợ bị phát hiện, trục xuất”, chị Nguyễn Hạnh, quê ở xã Lê Lợi (TP Chí Linh) - một lao động chui ở Hàn Quốc nói với tôi như vậy khi kể về cuộc sống của những lao động đi làm thuê nơi xứ người như chị.

    Sau gần 3 năm làm việc ở Hàn Quốc, chị Hạnh đã tích cóp được số tiền kha khá gửi về quê làm nhà mới và giúp chồng nuôi các con ăn học. Vì xây nhà to, đội vốn nên số tiền chị Hạnh gửi về cùng số tiền tích cóp của chồng chị mấy năm qua vẫn thiếu. Ngôi nhà mới 2 tầng khang trang, rộng hơn 100 m² ở quê vừa hoàn thiện, chi phí phát sinh lên đến hơn 200 triệu đồng. Nghe tin còn nợ nhiều, đêm đêm chị Hạnh trằn trọc mất ngủ, đấu tranh giữa về và ở. Nếu về thì chị tiếp tục gánh khoản nợ không nhỏ, còn ở lại buộc phải trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp vì chị cũng sắp hết hợp đồng lao động.

    Về nước đúng hạn nhưng muốn quay lại Hàn Quốc làm việc lại không dễ vì chị lo thi tay nghề và tiếng Hàn chặt chẽ. Suy đi tính lại, trước khi hết hạn hợp đồng vài ngày, chị Hạnh quyết định bỏ ngang, trốn ra ngoài làm việc.

    “Tôi thuê một phòng trọ nhỏ ở TP Seoul. Đi làm về là khóa trái cửa, không tiếp xúc với bên ngoài. Hằng ngày, tôi dậy từ 3 giờ sáng để bó rau, lần lượt xếp vào từng thùng carton để bà chủ đem đổ mối, sau đó lại tất bật cắt tỉa, gieo giống rau mới, tưới mát cho cây ăn quả ở khu trang trại rộng cả chục ha”, chị Hạnh chia sẻ.

    Thu nhập của lao động Việt Nam tại Hàn Quốc dao động từ 20-30 triệu đồng/tháng, trốn ra ngoài làm việc thường có mức thu nhập cao hơn gấp rưỡi hoặc gấp đôi. Đàn ông Việt trốn ra ngoài thường đi bốc vác, xây dựng, làm xưởng cơ khí, còn phụ nữ làm ở trang trại, quán ăn. Họ thường bị công ty cũ giữ hộ chiếu, thẻ cư trú nên phải sống khép mình, tránh nhà chức trách phát hiện.

    lao dong hai duong 1
    Người lao động trốn ra ngoài chủ yếu làm nghề xây dựng, không được đóng bảo hiểm và đối diện với nhiều rủi ro tai nạn lao động

    Vì lao động bất hợp pháp, phần lớn những người như chị Hạnh không có bảo hiểm nên rất sợ bị ốm. Bệnh tật, đau ốm có thể thành cuộc “khủng hoảng” lớn bởi chi phí điều trị đắt đỏ, chưa kể dễ bị lộ thân phận cư trú trái phép. Chị Hạnh thường tự chữa bệnh tại nhà. Nhiều lao động bất hợp pháp mất mạng nơi xứ người nhưng vì không có bảo hiểm nên gia đình cũng không nhận được bất cứ khoản trợ cấp nào.

    Nhắc đến con bị nạn ở Đài Loan cách đây 2 năm, chị P.T.P. ở phường Chí Minh (TP Chí Linh) ngậm ngùi: “Giá mà nó không ham lương cao bỏ trốn ra ngoài làm việc thì gia đình tôi đã không rơi vào cảnh người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh như thế”.

    Lao động bất hợp pháp tử nạn chủ yếu do bỏ trốn ra ngoài làm việc tại những nơi có điều kiện không bảo đảm, không được bảo hộ lao động theo quy định.

    Tuân thủ luật pháp - có lợi lâu dài

    lao dong hai duong 1
    Những lao động đã đi nước ngoài về nước đúng hạn đều được Sở Lao động, Thương binh và Xã hội kết nối tìm việc làm trong nước

    Lao động chui ở nước ngoài, nhiều người Hải Dương đã tước đi cơ hội của chính mình và người khác.

    Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm Hải Dương có hơn 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài và còn không ít người làm theo hình thức thực tập sinh (vừa học vừa làm).

    Hậu quả của việc lao động cư trú bất hợp pháp đã thấy rõ. Năm 2023, TP Chí Linh đã bị “tuýt còi”, người lao động không được tiếp tục sang Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS. Nhiều năm trước, tỷ lệ lao động Hải Dương cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, Đài Loan tăng nên một số địa phương của Hải Dương đã không được tham gia chương trình hợp tác xuất khẩu lao động sang các thị trường này.

    Có 2 hình thức lao động chui, cư trú bấp hợp pháp. Một là những người đã ký hợp đồng dài hạn nhưng chấp nhận mất tiền đặt cọc trốn ra ngoài làm hưởng mức lương cao hơn do không phải đóng thuế, bảo hiểm. Hai là những người sắp hết hạn hợp đồng không muốn về nước ngay đã bỏ ra ngoài để kiếm thêm tiền. Mức thu nhập cao khi bỏ trốn ra ngoài làm việc là nguyên nhân chính khiến nhiều lao động không muốn về nước đúng hạn, không tuân thủ pháp luật nơi cư trú.

    Công chức văn hóa - xã hội của phường Tân Dân, TP Chí Linh (bên phải) gặp gỡ, tuyên truyền về pháp luật lao động ở nước ngoài với người lao động của địa phương

    Anh Nguyễn Văn Quân ở phường Tân Dân (TP Chí Linh) từng làm việc tại Hàn Quốc về nước đúng hạn cho biết lao động bất hợp pháp có thể nhận mức lương cao hơn nhưng rủi ro, nguy hiểm luôn rình rập. Họ hay bị cảnh sát truy lùng, dễ bị cướp bóc; lúc ốm đau, gặp tai nạn lao động thì không được chăm sóc kịp thời hay hưởng bồi thường. Những lao động chui cũng dễ bị lôi kéo vào những việc làm phi pháp. Khi bị bắt, họ sẽ bị phạt theo pháp của nước sở tại. Nhiều lao động chui đã phải mất mạng trong khi chạy trốn cơ quan chức năng.

    Nhiều người từng nghĩ sau khi hết hạn hợp đồng về nước sẽ khó quay trở lại nhưng không phải vậy. “Khi hết hạn hợp đồng, tôi quyết định về nước đúng hạn. Sau một thời gian nghỉ ngơi, tôi tiếp tục đăng ký thi tiếng Hàn tại Trung tâm Dịch vụ việc làm - Giáo dục nghề nghiệp Hải Dương. Vượt qua kỳ thi này không khó vì đã quen tiếng Hàn và vòng kiểm tra tay nghề cũng khá thuận lợi do đã thạo cách làm việc ở nước họ. Vì tuân thủ luật pháp, về nước đúng hạn nên tôi đã được tuyển vào một doanh nghiệp lớn, uy tín khi quay lại Hàn Quốc làm việc”, anh Quân chia sẻ.

    Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam vừa kêu gọi các địa phương trên cả nước, trong đó có Hải Dương thực hiện các biện pháp di cư lao động an toàn, có trật tự, hợp thức. Ông Bùi Quốc Trình, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết: “Khi quyền của lao động di cư được tôn trọng và hành trình di cư của họ được an toàn thì bản thân, gia đình người lao động có thể được hưởng lợi từ nguồn kiều hối gửi về cũng như nâng cao được kỹ năng tay nghề”.

    Lao động chui, cư trú bất hợp pháp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Hải Dương trong hợp tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động cần tuân thủ các quy định của nước sở tại để an toàn, an tâm làm việc và tạo cơ hội cho Hải Dương giữ vững các thị trường xuất khẩu lao động tốt.

    Theo Baohaiduong

  • Cục Thống kê Quốc gia Hàn Quốc đã công bố kết quả một cuộc khảo sát về thu nhập của lao động nước ngoài làm việc ở Hàn Quốc.

    62,6% người lao động nước ngoài hài lòng với công việc

    Kết quả cho thấy 50,6% người lao động nước ngoài làm việc ở Hàn Quốc nhận được mức lương trung bình hàng tháng từ 2 - 3 triệu Won (từ 1.450 - 2.200 USD). 88% số sinh viên quốc tế nhận được mức lương hàng tháng dưới 1.450 USD.

    Cũng theo khảo sát, tỷ lệ hài lòng với công việc của người lao động nước ngoài là 62,6%. Tỷ lệ mong muốn chuyển đổi công việc là 12,3%.

    Lý do phổ biến nhất khiến người lao động nước ngoài muốn chuyển việc là vì lương thấp (39,2%), tiếp theo là vì công việc khó khăn, nguy hiểm (19,4%).

    Đặc biệt, trong năm 2023 có 13,5% số người nước ngoài lưu trú tại Hàn Quốc chia sẻ họ gặp khó khăn về tài chính.

    xkldnn
    Giúp việc gia đình là một trong những ngành nghề hấp dẫn đối với lao động nước ngoài tại Hàn Quốc. (Ảnh: KED Global)

    Gần 30% lao động nước ngoài làm việc trên 50 giờ/tuần vào năm 2023

    Đây cũng là dữ liệu do Cục Thống kê Quốc gia Hàn Quốc công bố ngày 17/4.

    Theo đó, tổng cộng có 1,43 triệu người nước ngoài từ 15 tuổi trở lên cư trú tại Hàn Quốc tính đến tháng 5/2023 và 64,5% trong số họ có việc làm ở đây.

    Trong đó, 56,5% số người lao động nước ngoài đã làm việc 40 đến 50 giờ mỗi tuần và 28,6% cho biết số giờ làm việc hàng tuần của họ lên tới 50 giờ.

    Khoảng 31,8% tổng số người nước ngoài ở Hàn Quốc không hoạt động kinh tế và 3,7% thất nghiệp khi đang tìm việc làm.

    Trong tổng số người nước ngoài cư trú tại Hàn Quốc trên 3 tháng, số người có quốc tịch Trung Quốc chiếm 33%, chiếm tỷ trọng lớn nhất và người Việt Nam chiếm 14,1%. Tỷ lệ người nước ngoài từ các nước ngoài châu Á lên tới 9,7%.

    Dữ liệu cho thấy khoảng 386.000 cá nhân trong tổng số người nước ngoài là Hàn Kiều và 269.000 người ở lại đây để làm việc trong các lĩnh vực không chuyên nghiệp.

    Theo VTV

  • Nhiều nước châu Âu đang mở cửa, đa dạng ngành nghề, độ tuổi nên lao động xuất khẩu Việt chuyển hướng trong bối cảnh thị trường truyền thống giảm sức hút.

    Có ý định đi xuất khẩu lao động vào năm cuối cao đẳng, Bùi Phan Hoài Vũ, 24 tuổi, quyết định chọn Đức sau khi tìm hiểu nhiều thị trường. Theo Vũ, các nước lâu nay hút lao động Việt như Nhật, Hàn giờ không còn hấp dẫn hoặc thủ tục quá khó. "Tôi chọn đi Đức, chi phí ban đầu 150 triệu đồng tương đương như các nước khác", Vũ nói.

    Ngoài nghề điều dưỡng do Cục lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) triển khai, hiện chưa có công ty nào được cấp phép đưa lao động sang Đức. Do đó, Vũ chọn du học nghề đầu bếp, 70% thời gian thực hành tại nhà hàng, còn lại đi học ở trường nhưng không tốn phí.

    Tổng thời gian trong tuần vừa học vừa thực hành không được quá 40 giờ. Tiền lương làm việc tại nhà hàng mỗi tháng 1.000 euro. Sau khi nộp thuế, các loại bảo hiểm xã hội, Vũ nhận được 800 euro. Trừ ăn uống, chỗ ở hết 500 euro, thanh niên này vẫn để dành được một khoản. Hàng tháng, anh gửi về Việt Nam 3-5 triệu đồng.

    chuyen huong di chau au lao dong 1
    Hoài Vũ (ngoài cùng bên trái) cùng bạn bè, đồng nghiệp ở Đức. Ảnh: NVCC

    Theo Vũ, so với lương tối thiểu mỗi tháng 2.400-2.600 euro, thu nhập của lao động diện du học nghề khá thấp. Tuy nhiên, thời gian này chỉ kéo dài hai năm. Khi tốt nghiệp, có bằng anh sẽ là lao động chính thức, được hưởng mức lương cao hơn nhiều.

    Thay vì đi vòng bằng đường du học nghề để tìm cơ hội làm việc ở Đức như Vũ, trong bối cảnh thị trường truyền thống giảm sức hút, nhiều người cũng chọn các nước có hợp tác với Việt Nam tuyển lao động chính thức như Nga, Rumani, Ba Lan, Hungari... để làm việc.

    Ông Nguyễn Đức Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Cung ứng nhân lực Quốc tế và Thương mại (Sona), cho biết thị trường truyền thống của doanh nghiệp là Nhật, Hàn. Tuy nhiên, nhiều năm qua công ty tìm thêm các hợp đồng ở châu Âu. Bởi trong khi Nhật giới hạn độ tuổi, thủ tục đi Hàn phức tạp thì một số nước ở châu Âu như Rumani lại khá dễ tính. Lao động phổ thông, yêu cầu tay nghề không quá cao, chỉ cần trong độ tuổi đảm bảo sức khỏe là có cơ hội.

    Mỗi năm công ty đưa 200-300 lao động đi một số nước châu Âu. Mức lương tùy thuộc ngành nghề. Chi phí đưa đi không được nhiều hơn một tháng lương theo hợp đồng cho mỗi năm làm việc, chưa kể tiền học tiếng, nghề.

    Bà Nguyễn Thị Hường, phụ trách tuyển dụng công ty xuất khẩu lao động Traco ở TP HCM, cho biết 2-3 năm gần đây lao động có xu hướng muốn kiếm việc ở châu Âu thay vì sang Nhật. Nguyên nhân là đồng yen giảm sâu, chi phí ở Nhật ngày càng tăng cao. Trong khi đó, nhiều nước ở châu Âu "khát" nhân lực nên chính sách thu hút lao động nhập cư có nhiều thay đổi.

    chuyen huong di chau au lao dong 1
    Lớp thực hành cắt gọt kim loại và hàn do Công ty Sona tổ chức cho lao động đi Litva, Rumania. Ảnh: An Phương

    Đơn cử như Đức, để thu hút lao động có tay nghề chính phủ đã tạo điều kiện cho người nước ngoài được nhập tịch chỉ sau 5 năm, thay vì 8 như trước đây. Như vậy, sau 5 năm người lao động có thể được xét định cư và bảo lãnh người thân. Đồng thời, người nước ngoài cũng được hưởng chế độ làm việc và phúc lợi bình đẳng như người bản địa. Riêng với Việt Nam, hồi tháng 1, bộ lao động hai nước đã ký Bản ghi nhớ (MOU) trong lĩnh vực lao động, việc làm giúp mở ra cơ hội hợp tác.

    Theo Cục quản lý lao động ngoài nước, một số doanh nghiệp Việt đang đưa lao động sang làm việc tại hơn 10 nước châu Âu. Tùy nhu cầu của nước sở tại, lao động sẽ làm công việc, mức lương khác nhau. Hiện, Rumani là nước tiếp nhận nhiều lao động Việt nhất với khoảng 4.100 người, trong đó 90% làm ở lĩnh vực xây dựng, công nghiệp. Lương thấp nhất của lao động phổ thông là 650 USD mỗi tháng, nếu có tay nghề là 800-1.000 USD. Ngày làm 8 tiếng, tuần làm việc 5 ngày.

    Các doanh nghiệp ở Nga muốn tuyển công nhân nhà máy, chế biến thực phẩm, thợ vận hành các lại máy công nghiệp... Thu nhập bình quân mỗi tháng 500-700 USD, thời gian làm việc mỗi ngày 8 tiếng, mỗi tháng 22 ngày, tăng ca tính riêng. Tương tự, Bulgaria, Hungary, Ba Lan cũng có nhu cầu tuyển lao động phổ thông có tay nghề ở các ngành công, nông nghiệp. Lương cơ bản dao động 500-750 USD mỗi tháng, tùy công việc và chưa kể tăng ca.

    Đối với thị trường châu Âu, hầu hết lao động được lo chỗ ăn ở, chi phí đi lại giữa nơi ở, làm việc. Vé máy bay lượt đi, về khi bắt đầu và kết thúc hợp đồng được doanh nghiệp chi trả. Tùy nước, hợp đồng kéo dài 2-3 năm và có thể gia hạn. Chi phí đi lại chủ yếu bao gồm tiền dịch vụ và lệ phí visa. Tiền dịch vụ được quy định không quá một tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng cho mỗi năm làm việc.

    chuyen huong di chau au lao dong 1
    Công nhân Việt Nam làm việc trên công trường Rumani. Ảnh: Sona

    Ông Nguyễn Như Tuấn, Phó phòng Thông tin - Tuyên truyền, Cục Quản lý lao động ngoài nước, cho rằng châu Âu là điểm đến hấp dẫn của lao động Việt bởi môi trường sống hiện đại, thu nhập, điều kiện làm việc tốt, có thể ở lại làm việc với thời gian khá dài.

    Tuy nhiên, khi sang châu Âu làm việc lao động sẽ đối mặt một số vấn đề như: thời tiết rất lạnh, ít việc vào mùa đông, khác biệt văn hóa lớn hơn nhiều so với các thị trường Nhật, Hàn, Đài Loan. Bên cạnh đó, người Việt phải cạnh tranh với lao động nước khác tại khu vực châu Âu, và lao động các nước đang phát triển cùng trình độ.

    Cũng theo đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước, doanh nghiệp đưa người đi làm việc ở châu Âu đang gặp một thách thức lớn là lao động bỏ trốn sang nước thứ ba. Do đó, việc chọn lao động xuất khẩu phải rất chặt chẽ, có ràng buộc rõ ràng. Ngược lại, lao động có nhu cầu đi châu Âu lại dễ tìm đến các nhóm trung gian, môi giới với hứa hẹn "dễ đi, lương cao", dễ bị lừa.

    Theo ông Tuấn, ít nhất trong 5 năm tới Nhật, Hàn vẫn là thị trường xuất khẩu lao động lớn của Việt Nam. Các nước châu Âu mới bắt đầu tiếp nhận lao động ngoài khối EU và đang ở mức dè dặt, chủ yếu đang thử nghiệm. "Lao động muốn đi châu Âu cần tìm hiểu kỹ doanh nghiệp tuyển, có thể gọi đến tổng đài của Cục quản lý lao động ngoài nước để kiểm tra, tránh bị lừa", ông Tuấn nói.

    Theo VnExpress

  • Đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc hơn 5 năm, một người đàn ông ở Phú Yên cố gắng làm lụng gửi tiền về lo cho gia đình. Mới đây, ông này phát hiện 2 con không cùng huyết thống với mình.

    Tố cáo vợ vi phạm chế độ hôn nhân 

    Những ngày gần đây, mạng xã hội xôn xao chuyện của ông Sang tố cáo vợ mình là bà Sen (tên các nhân vật được thay đổi, cùng 37 tuổi, trú tại TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) có hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.

    Theo lời trình bày của ông Sang, năm 2012, ông này đăng ký kết hôn với bà Sen tại UBND một xã ở tỉnh Phú Yên. Sau đó, ông Sang đi lao động tại Hàn Quốc.

    xuat khau lao dong ve
    Kết quả xét nghiệm ADN của ông Sang và 2 con (Ảnh: Trung Thi).

    Năm 2013, bà Sen báo tin vui có thai và sinh hạ con trai sau đó. Thương vợ con, người đàn ông nơi xứ người vội gửi tiền về chu cấp, trả nợ, mua nhà.

    Đến cuối năm 2018, ông Sang trở về nước hẳn sau 6 năm xa vợ, xa con, lao động nơi xứ người. Một năm sau, bà Sen sinh hạ đứa con thứ 2.

    "Suốt thời gian này, tôi luôn dành sự yêu thương, chiều chuộng vợ cũng như hết lòng lo lắng, chăm sóc 2 con", ông Sang nói.

    Đầu tháng 8 vừa qua, ông Sang nhận tin báo chiếc ô tô của vợ xuất hiện tại nhà nghỉ nên đến kiểm tra và phát hiện bà Sen và một người đàn ông đi ra từ nơi này.

    Vài ngày sau đó, ông Sang đưa các con đi xét nghiệm ADN, bất ngờ với kết quả cả 2 cháu đều không cùng huyết thống với cha.

    "Bị vợ phản bội, tôi hy vọng còn 2 con. Vậy mà, thật sự tôi không còn gì cả!", ông Sang nói.

    Theo người đàn ông này, bản thân sợ kết quả ở Phú Yên không chính xác nên bỏ thêm 8 triệu đồng để xét nghiệm lần 2 tại Viện Công nghệ ADN và Phân tích di truyền. Kết quả cuối cùng, cả 2 con đều "không có quan hệ huyết thống bố - con" với ông.

    Ông Sang đã gửi đơn đến Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Yên yêu cầu được ly hôn với bà Sen. Ông cũng tố cáo vợ vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

    Trao đổi với phóng viên Dân trí, bà Sen cho rằng, vụ việc ông Sang tố cáo đang được cơ quan chức năng làm rõ, nên không muốn chia sẻ về vấn đề này.

    "Cơ quan chức năng đang tiếp nhận điều tra, chưa biết ai sai, ai đúng mà thông tin trên mạng xã hội, ảnh hưởng đến các cháu", bà Sen nêu quan điểm.

    Không có dấu hiệu tội phạm

    Về việc tố cáo vợ, ông Sang đã gửi đơn tới Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Tuy Hòa, cho rằng bà Sen có hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng được quy định tại điều 182 Bộ luật hình sự 2015.

    Trong đơn, ông Sang nêu danh tính người đàn ông đi cùng vợ mình từ nhà nghỉ ra. Đó là cán bộ hiện công tác tại một cơ quan ở Phú Yên. Ông Sang tố người này có quan hệ bất chính với vợ mình.

    "Tôi đứng canh 2 giờ đồng hồ, phát hiện vợ và ông này từ trong nhà nghỉ ra về", ông Sang trình bày.

    Trả lời đơn tố cáo của ông Sang, Cơ quan CSĐT Công an TP Tuy Hòa cho biết qua xác minh, không có cơ sở xác định bà Sen và người đàn ông bị tố cáo chung sống như vợ chồng, nên việc quan hệ bất chính này "không có dấu hiệu tội phạm".

    "Nội dung tố cáo ông này vi phạm đạo đức, chế độ hôn nhân gia đình, theo đó, thuộc thẩm quyền xem xét, xử lý của cơ quan quản lý cán bộ", thông báo của CSĐT Công an TP Tuy Hòa nêu.

    Đại diện cơ quan nơi ông này làm việc cho biết đã tiếp nhận đơn tố cáo của ông Sang đối với cán bộ thuộc đơn vị mình và đang xác minh theo quy định.

    Trong đơn tố cáo, ông Sang yêu cầu cơ quan của vị cán bộ làm rõ hành vi quan hệ bất chính giữa ông và bà Sen; có biện pháp xử lý kỷ luật thích đáng với người này.

    Theo Dân Trí

  • UBND TP.HCM có văn bản gửi Bộ Tư pháp và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch hỏi về việc xử phạt 4 công ty lữ hành trên địa bàn TP.HCM có 32 người (trong số 100 khách) trốn ở lại Hàn Quốc hồi tháng 10-2022.

    san bay han quoc
    Sân bay quốc tế Yangyang - Ảnh chụp màn hình Korea.net

    Thông tin được ông Nguyễn Minh Lý, chánh Thanh tra Sở Du lịch TP.HCM, thông tin tại buổi họp báo về kinh tế, xã hội chiều 17-8.

    Tại buổi họp báo, phóng viên đặt câu hỏi về việc xử lý 4 công ty lữ hành trên địa bàn TP.HCM có 32 khách (trong số 100 du khách) bỏ trốn để ở lại Hàn Quốc hồi tháng 10-2022.

    100 du khách Việt Nam bị mất liên lạc sau khi nhập cảnh Hàn Quốc với mục đích du lịch qua sân bay quốc tế Yangyang, tỉnh Gangwon, trong đó có 32 khách của 4 công ty lữ hành trên địa bàn TP.HCM.

    Cụ thể, 23 khách của Công ty dịch vụ du lịch Top Ten; 3 khách của Công ty du lịch và tiếp thị GTVT Việt Nam - Vietravel; 3 khách của Công ty cổ phần du lịch Top Asian và 3 khách của Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Chợ Lớn.

    Tháng 12-2022, Sở Du lịch TP.HCM đề nghị phạt tiền và tước giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành có thời hạn đối với các doanh nghiệp này.

    Theo ông Lý, việc xử phạt 4 doanh nghiệp vượt thẩm quyền của chánh Thanh tra Sở Du lịch nên sở đã gửi đến UBND TP.HCM văn bản báo cáo.

    Phía UBND TP cũng đã có văn bản gửi hai bộ Tư pháp và Văn hóa - Thể thao và Du lịch hỏi về hướng xử phạt 4 công ty lữ hành.

    Ông Lý cũng cho biết việc xử phạt có ảnh hưởng đến yếu tố công ăn việc làm của nhiều người nên cần có trao đổi với các bộ. Khi có thông tin trao đổi từ các bộ, Sở Du lịch TP sẽ thông tin.

    Trước đó, ngay sau khi sự việc 100 du khách trốn ở lại Hàn Quốc, Thanh tra Sở Du lịch TP.HCM đã làm việc với người đại diện pháp luật của các doanh nghiệp lữ hành này, thu giữ các hồ sơ liên quan. 

    Sau khi kiểm tra, Thanh tra sở đã xác định hành vi vi phạm, lập biên bản vi phạm hành chính và hoàn chỉnh hồ sơ trình UBND TP.HCM, và quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với 4 doanh nghiệp liên quan.

    Trong báo cáo gửi lên UBND TP.HCM, Sở Du lịch TP.HCM đề nghị UBND TP xử phạt 4 doanh nghiệp về hành vi "để khách du lịch trốn ở lại nước ngoài hoặc trốn ở lại Việt Nam trái pháp luật", theo nghị định 45 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. Khung hình phạt cho hành vi này từ 80 - 90 triệu đồng.

    Có hai công ty bị đề nghị xử phạt thêm hành vi "không có hợp đồng lữ hành với doanh nghiệp, khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch theo quy định". Theo nghị định 45, hành vi này bị xử phạt từ 20 - 30 triệu đồng.

    Sở Du lịch cũng đề nghị UBND TP áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, với hình thức bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 12 - 18 tháng đối với các công ty trên.

    Cũng theo Sở Du lịch TP, việc xử lý nghiêm vấn đề này cần khẩn trương để tránh những hậu quả phát sinh. Do đó, Sở Du lịch sẽ tiếp tục phối hợp với Công an TP, Bộ Công an để xử lý các doanh nghiệp lữ hành vi phạm, điều tra, triệt phá đường dây có dấu hiệu có tổ chức, hạn chế và ngăn chặn tình trạng khách đi du lịch nước ngoài rồi trốn ở lại làm ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia và ảnh hưởng mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Cương Gián, Xuân Liên, Cổ Đạm (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) vốn là những làng chài nghèo ven biển nhưng gần đây, các xã này được mệnh danh là làng tỷ phú nhờ người dân đi lao động nước ngoài.

    lang xuat khau lao dong cuong gian ha tinh 1

    Cương Gián, Xuân Liên, Cổ Đạm (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) vốn là những làng chài nghèo ven biển nhưng nhiều năm gần đây, các xã này được mệnh danh là làng tỷ phú nhờ xuất ngoại.

    lang xuat khau lao dong cuong gian ha tinh 1

    Theo người dân địa phương, các làng ven biển vốn sống bằng nghề bám biển và làm ruộng, nhưng từ những năm 1990, thanh niên các xã này bắt đầu đi lao động ở Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia… Thấy những người đi nước ngoài ăn nên làm ra, nhiều người đã đi theo. Cứ thế, các xã ven biển nơi đây được mệnh danh là làng tỷ phú nhờ có đông đảo người đi lao động nước ngoài.

    lang xuat khau lao dong cuong gian ha tinh 1

    Ông Hoàng Văn Hà - Chủ tịch UBND xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân) cho biết toàn xã có hơn 15.000 dân nhưng chỉ khoảng 12.000 người sống ở địa phương. Cả xã có khoảng 3.000 người sinh sống, lao động tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)...

    lang xuat khau lao dong cuong gian ha tinh 1

    “Ngoài lao động khi đi nước ngoài thường đi theo đường du học, lao động rõ ràng hoặc được người thân đưa sang. Trong số đó, có không ít người đã định cư nơi đất khách quê người”, ông Hà nói.

    lang xuat khau lao dong cuong gian ha tinh 1

    Cương Gián vốn là làng chài ven biển nhưng hiện nơi đây chỉ còn lác đác những chiếc thuyền nhỏ với lao động đi biển là người lớn tuổi. Kinh tế địa phương chủ yếu dựa vào tiền người thân đi nước ngoài gửi về.

    lang xuat khau lao dong cuong gian ha tinh 1

    "Các hộ gia đình ở đây ai cũng có người đi nước ngoài làm việc. Nhiều đôi vợ chồng trẻ sinh con rồi để lại cho ông bà chăm sóc, cùng nhau ra nước ngoài làm việc. Mỗi tháng họ gửi về 2.000-3.000USD để lo ăn học cho mấy đứa nhỏ. Về vật chất thì không thiếu thốn nhưng buồn vì các con đều đi xa cả", một người dân chia sẻ.

    lang xuat khau lao dong cuong gian ha tinh 1

    Ông Lê Tiến Chung (50 tuổi, trú thôn Cầu Đá, xã Cương Gián) cho biết ông từng 12 năm đi sang Hàn Quốc lái xe hàng. Đến nay, con cái của ông nhiều người đang du học và làm việc tại xứ người. "Đi xuất khẩu lao động giúp người dân quê tôi có tiền để về làm nhà và nuôi con cái ăn học. Giờ có tuổi nên không buôn ba nữa mà về quê đi nghề biển", ông Chung chia sẻ.

    lang xuat khau lao dong cuong gian ha tinh 1

    Không khó để bắt gặp những căn biệt thự nguy nga 3-4 tầng dọc đường ven biển Hà Tĩnh qua huyện Nghi Xuân.

    lang xuat khau lao dong cuong gian ha tinh 1

    Những lâu đài mái vòm đang được xây dựng ở xã Cương Gián.

    lang xuat khau lao dong cuong gian ha tinh 1

    lang xuat khau lao dong cuong gian ha tinh 1

    lang xuat khau lao dong cuong gian ha tinh 1

    lang xuat khau lao dong cuong gian ha tinh 1

    Việc người dân đi lao động nước ngoài giúp đời sống làng biển Hà Tĩnh thay đổi tốt hơn. Những căn biệt thự đua nhau "mọc như nấm".

    lang xuat khau lao dong cuong gian ha tinh 1

    Các khu nghỉ dưỡng, sinh thái cũng mọc lên ven biển Cương Gián.

    lang xuat khau lao dong cuong gian ha tinh 1

    Tại làng biển Xuân Liên, Cổ Đạm (huyện Nghi Xuân) việc người dân xuất ngoại cũng khiến cuộc sống địa phương nâng cao. Đường sá sạch sẽ, nhà cửa khang trang từ nguồn thu nhập người lao động nước ngoài gửi về.

    lang xuat khau lao dong cuong gian ha tinh 1

    Xã Xuân Liên có hơn 7.000 nhân khẩu thì người đi nước ngoài đã hơn 2.000 lao động.

    lang xuat khau lao dong cuong gian ha tinh 1

    Nhiều căn nhà cao tầng được xây dựng lên nhưng luôn đóng cửa, không có người sinh sống.

    lang xuat khau lao dong cuong gian ha tinh 1

    Theo thống kê, khoảng 70% dân số ở trong độ tuổi lao động tại các xã Cương Gián, Xuân Liên, Cổ Đạm (huyện Nghi Xuân) hiện làm việc tại nước ngoài, đi du học hoặc kiếm sống ở miền Nam. Dân cư sinh sống tại địa phương phần lớn là người già ngoài tuổi lao động và trẻ em.

    Theo Tien Phong

  • Tăng tiền công cùng nhiều đãi ngộ khác, các nông trại tại Hàn Quốc vẫn đang thiếu lao động nhập cư đến làm việc, khiến cho hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng.

    "Chúng tôi vẫn cần một lực lượng lao động khổng lồ. Thu nhập trả cho mỗi lao động nước ngoài đã tăng từ 140.000 Won (khoảng 2,5 triệu đồng) trước Covid-19 lên 200.000 Won/ngày (3,5 triệu đồng)", một nông dân trồng khoai tây ở huyện Pyeongchang, tỉnh Gangwon (Hàn Quốc) chia sẻ với tờ The Korea Economic Daily.

    Theo một nông dân trồng hành ở huyện Hampyeong, tỉnh Nam Jeolla, khối lượng công việc tại nông trại đã tăng lên gấp ba. Nguyên nhân là do hiện tại, trung bình 3 công nhân sẽ phải đảm nhiệm khối lượng công việc của 10 người.

    lao dong han quoc 1
    Lao động nước ngoài làm việc trên cánh đồng rau diếp ở huyện Yecheon, tỉnh Bắc Gyeongsang. Những lao động này chiếm phần lớn trong lực lượng lao động ngành nông nghiệp ở Hàn Quốc. Ảnh: The Korea Times.

    "Lực lượng lao động mới từ Thái Lan, Việt Nam có năng suất làm việc thấp đáng kể. Vậy nên họ không thể đảm đương hết tất cả công việc trong mùa cao điểm", người này nói.

    Được biết, giá nông sản của Hàn Quốc dự kiến sẽ tăng do ngành nông nghiệp đang thiếu hụt lao động kinh niên. Dù chính phủ đã nỗ lực mở rộng nguồn lao động nước ngoài tạm thời, ngành công nghiệp này đang chứng kiến sự mất cân bằng về cung - cầu lao động nghiêm trọng.

    Cụ thể, chính phủ Hàn Quốc đã chỉ định 12.330 lao động thời vụ, lao động nước ngoài làm việc tạm thời trong các vụ mùa bận rộn. Lượng lao động được cung cấp cho 114 chính quyền địa phương trên cả nước trong nửa đầu năm 2022. Chính phủ sẽ chỉ định 7.388 lao động thời vụ trong nửa cuối năm.

    Chính phủ Hàn Quốc cho phép những người di cư theo diện kết hôn; người gốc Hàn Quốc có quốc tịch nước ngoài; lao động nước ngoài ngắn hạn; người nước ngoài được hỗ trợ bởi chương trình hợp tác lực lượng lao động thời vụ giữa quê hương và Hàn Quốc.

    Theo tờ The Korea Times, cơ quan chức năng tại thị trấn Eumseong-gun vừa phát động chiến dịch tuyển dụng nông dân thành phố. Biện pháp này được đưa ra khi chính quyền địa phương miền trung Hàn Quốc bày tỏ lo ngại rằng sẽ không có đủ lao động.

    Cụ thể, địa phương này cần ít nhất 156 nam hoặc nữ khỏe mạnh trong độ tuổi từ 20-75. Các quan chức đã đến thăm các trường đại học và trung tâm cộng đồng địa phương để tuyển dụng sinh viên và cư dân.

    Họ tăng các khoản trợ cấp thông qua việc trả cho người lao động 60.000 Won (khoảng 1 triệu đồng) cho mỗi 4 giờ làm việc. Chính phủ sẵn sàng hỗ trợ 40% tiền lương cho các trang trại.

    lao dong han quoc 1
    Một nông trại trồng hành tại thị trấn Goryeong, tỉnh Bắc Gyeongsang. Ảnh: The Korea Economic Daily.

    Tính đến ngày 9/2, thị trấn đã tuyển thêm được 170 người. Chính quyền cũng đã đầu tư hơn 210 triệu Won (khoảng 2,1 tỷ đồng) vào chiến dịch này để hỗ trợ trả lương cho các trang trại và các chi phí khác của người lao động. Các chi phí bao gồm giá vé giao thông công cộng hàng ngày, phí bảo hiểm tai nạn và phí tham gia đào tạo.

    Lee Seong-don, giảng viên nông nghiệp từ trung tâm công nghệ nông nghiệp, cho biết: "Do nguồn cung lao động không ổn định và thiếu tự động hóa, những người nông dân trồng tỏi ở Jeju không thể mở rộng trang trại của họ hơn nữa đến mức họ muốn".

    Chính quyền đã đầu tư hơn 210 triệu won vào chiến dịch này để hỗ trợ trả lương cho các trang trại và các chi phí khác của người lao động bao gồm giá vé giao thông công cộng hàng ngày, phí bảo hiểm tai nạn và phí tham gia đào tạo.

    Theo ông Seok Sung-kyun, Giám đốc Cục Nông nghiệp Thân thiện với Môi trường thuộc chính quyền tỉnh Gangwon cho biết, địa phương đã được chính phủ phê duyệt thuê số lượng lao động thời vụ cao nhất từ nước ngoài trong năm nay.

    Trong đó, tỉnh miền núi phía Đông này đã phân bổ 6.425 lao động di cư. "Số lượng lao động nước ngoài kỷ lục trong năm nay sẽ giúp chúng tôi khắc phục vấn đề thiếu hụt công nhân, đặc biệt tại các trang trại đang bước vào mùa cao điểm", người đứng đầu nói thêm.

    Theo Dân Trí

  • Người lao động sẽ tham gia trồng trọt, thu hoạch và chế biến nông sản, với mức lương cơ bản 803 EURO/tháng (khoảng 20,5 triệu đồng/tháng).

    Tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LD-TB&XH) cho hay vừa chấp thuận để 3 công ty xuất khẩu lao động đưa lao động sang Hy Lạp.

    Ba công ty được phép đưa 150 lao động, độ tuổi từ 20-45 sang Hy Lạp gồm: Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và cung ứng nhân lực CIP.CO (CIP.CO HR), Công ty Cổ phần Đầu tư & phát triển thương mại BBC Group (BBC Group., Jsc) và Công ty Cổ phần phát triển quốc tế Việt Thắng (VTC Corp)

    xuat khau lao dong hy lap 1
    Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang hướng đến mở rộng các thị trường xuất khẩu lao động chất lượng cao, đòi hỏi tay nghề cao hơn để từng bước nâng cao chất lượng nguồn lao động. (Ảnh: PV/Vietnam+)

    Theo đó, ba công ty này chuẩn bị nguồn theo hợp đồng cung ứng đã ký với đối tác Liên minh Hợp tác nông nghiệp quốc gia Hy Lạp (Etheas) để cung ứng lao động đi làm việc tại Công ty Berryplasma World LLC, Hy Lạp.

    Cụ thể, trong thời hạn làm việc hai năm, người lao động sẽ tham gia trồng trọt, thu hoạch và chế biến nông sản, với mức lương cơ bản 803 EURO/tháng (khoảng 20,5 triệu đồng/tháng). Vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động chi trả.

    Bài liên quan: Cảnh báo lừa đảo trong tuyển dụng lao động sang làm việc tại Hy Lạp

    xuat khau lao dong hy lap 1
    Người lao động cần tìm kiểu kỹ thông tin về thông báo tuyển dụng rất hấp dẫn về thị trường Hy Lạp. (Ảnh: PV/Vietnam+)

    Theo thông báo mới nhất của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), hiện nay, chưa có doanh nghiệp nào được chấp thuận chuẩn bị nguồn, đăng ký hợp đồng cung ứng lao động đi làm việc ở Hy Lạp. Vì vậy, người lao động cần cảnh giác với các thông tin tuyển dụng, nếu cần được hỗ trợ thông tin về thị trường hoặc cung cấp thông tin về đối tượng trung gian, lừa đảo có thể liên hệ Cục Quản lý lao động ngoài nước theo số điện thoại 024.38249517, số máy lẻ 508.

    Các doanh nghiệp được chấp thuận chuẩn bị nguồn, đăng ký hợp đồng cung ứng lao động sẽ được thông tin trên website của Cục Quản lý lao động ngoài nước () để người lao động chủ động đăng ký tham gia, đảm bảo đúng doanh nghiệp, đúng địa chỉ tuyển chọn; chủ động phòng ngừa các đối tượng trung gian, môi giới bất hợp pháp.

    Hy Lạp là thị trường mới, do đó Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước tăng cường công tác quản lý nhà nước về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại quốc gia này trong khi hai nước chưa ký kết thỏa thuận nhằm bảo đảm công khai, minh bạch.

    Bên cạnh đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ xử lý nghiêm các doanh nghiệp tổ chức chuẩn bị nguồn hoặc đưa người lao động đi làm việc tại Hy Lạp khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

    Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội giao Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp với các cơ quan liên quan điều tra xử lý tổ chức, cá nhân không có chức năng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài làm trung gian, môi giới, thông báo tạo nguồn hoặc lợi dụng hoạt động xuất khẩu lao động để lừa đảo, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở Hy Lạp.

    Trước đó, trong các chuyến thăm và làm việc chính thức tại Việt Nam và Hy Lạp của lãnh đạo cấp cao hai nước, phía Việt Nam đã trao đổi với Hy Lạp về việc hợp tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hy Lạp. Hy Lạp cũng đánh giá cao trình độ, kỹ năng nghề và ý thức tổ chức, kỷ luật của lao động Việt Nam và thống nhất hai bên sớm đàm phán, ký kết thỏa thuận hợp tác lao động.

    Để triển khai nội dung làm việc của lãnh đạo hai nhà nước, cơ quan chức năng hai bên đang tích cực thúc đẩy trao đổi, đàm phán để ký kết thỏa thuận về hợp tác lao động.

    Cộng hòa Hy Lạp thuộc khu vực Nam Âu, là thành viên thứ 10 của Liên minh châu Âu, có dân số khoảng 10,7 triệu người (2021), thu nhập bình quân đầu người khoảng 21.000 Euro (năm 2022).

    Hy Lạp hiện đang thiếu hụt nguồn nhân lực trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, hiện quốc gia này mới chỉ tiếp nhận lao động đến từ các nước ngoài khối EU vào làm việc trong các ngành, nghề: Nông nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản, xây dựng, may mặc, khách sạn, nhà hàng và giúp việc trong gia đình.

    Ngoài ra, một số nước khu vực châu Á đã cung ứng lao động đến Hy Lạp làm việc là Bangladesh, Philippines, Trung Quốc. Gần đây Liên minh hợp tác xã nông nghiệp quốc gia Hy Lạp đang xúc tiến tiếp nhận lao động Thái Lan sang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Mức thu nhập của người lao động phổ thông nước ngoài làm việc tại Hy Lạp khoảng 700-800 Euro/tháng (khoảng 18-20 triệu đồng/tháng) sau khi trừ các loại thuế.

    Người lao động nước ngoài đến Hy Lạp làm việc theo diện Visa D (Visa dài hạn từ 3 tháng trở lên đến 12 tháng và có thể gia hạn tại chỗ không quá 5 năm).

    Bên cạnh việc tiếp tục giữ vững các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang hướng đến việc mở rộng các thị trường chất lượng cao, đòi hỏi tay nghề cao hơn để từng bước nâng cao chất lượng nguồn lao động, trong đó châu Âu là một thị trường tiềm năng.

    Hiện Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang thí điểm đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ở một số quốc gia phát triển. Nhiều thị trường xuất khẩu lao động mới đã được mở ra như Australia, New Zealand, Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Séc, Slovakia, Romani, Nam Phi, Canada… Đây đều là những thị trường có thu nhập cao và mang lại môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động./.

    Theo Vietnamplus

  • Đỗ Đại học Vinh (Nghệ An) nhưng Y. không theo học. Gia đình chấp nhận bỏ hơn 45.000 USD để nữ sinh sang Mỹ làm thuê. Tuy nhiên em chưa kịp đặt chân lên “miền đất hứa”, bi kịch đã xảy ra…

    Nhiều năm trở lại đây, ở các làng quê Nghệ An, Hà Tĩnh, học sinh có xu hướng học THPT chỉ để lấy tấm bằng tốt nghiệp, sau đó rẽ hướng ra nước ngoài du học nghề, xuất khẩu lao động. Sức hút đồng tiền đã khiến số lượng học sinh học đại học giảm, thậm chí có làng xã, nhiều năm liền không có sinh viên đại học. Bộ mặt làng quê thay đổi với những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát, ô tô đỗ trước ngõ... từ nguồn tiền các em gửi về. Nhưng lao động xứ người không phải là con đường đầy hoa hồng...

    Giấc mơ đổi đời khép lại

    Không phải tất cả những học sinh giỏi chuyển hướng đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) đều kiếm được tiền tỷ nhanh chóng. Lao động ở xứ người tiềm ẩn nhiều rủi ro khi bị trục xuất về nước, thậm chí có em phải bỏ mạng nơi xứ người…

    Cuối tháng 10/2019, thảm kịch 39 thi thể trong xe container ở Anh làm rúng động thế giới, trong đó có nạn nhân Phạm Thị Trà M. (26 tuổi, trú ở Can Lộc, Hà Tĩnh). Trà M. từng theo học ở một trường cao đẳng nhưng em bỏ dở để đi XKLĐ ở Nhật, 3 năm sau, em mong muốn sang Anh lao động.

    Gia đình đưa cho người môi giới 22.000 USD để nữ sinh vượt biên sang Anh. Nhưng giấc mơ đổi đời đã khép lại khi gia đình em bàng hoàng nhận tin con gái qua đời trong thùng container đông lạnh.

    chi tien ty xuat ngoai 1
    Bên cạnh những ngôi biệt thự mọc lên khắp nơi, cuộc sống đổi thay nhờ XKLĐ, cũng có nhiều bi kịch phía sau dòng tiền ngoại tệ gửi về (một góc xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh).

    Nhưng bài học đó, dường như vẫn chưa đủ sức cảnh tỉnh. Hiện nay, tại Hà Tĩnh có nhiều em từ chối vào đại học, cao đẳng, quyết tâm đi xuất ngoại. Gia đình sẵn sàng vay mượn tiền tỷ để con hiện thực ước mơ đổi đời. Nhiều người thậm chí đi theo con đường bất hợp pháp, chấp nhận rủi ro không có pháp luật bảo vệ.

    Một cán bộ thôn ở xã Thạch Kim (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) cho biết: “Thôn có 463 người đang lao động ở nước ngoài, nhiều nhất xã, chủ yếu đi theo con đường không chính thống. Không ít em từ chối dù đã đỗ đại học. Một số em vào đại học sau đó lại bỏ ngang, có em đã sở hữu tấm bằng cử nhân nhưng không tìm việc làm ở quê nhà mà sang Mỹ, Canada, Anh, Hàn Quốc... làm việc”.

    Nữ cán bộ thôn chia sẻ với VietNamNet đằng sau số tiền ngoại tệ gửi về không ít những rủi ro. Người thân của nữ cán bộ thôn này cũng rơi vào tấn bi kịch mất con gái, để lại số nợ hàng trăm triệu đồng.

    Nữ cán bộ thôn kể đầu năm 2019, cháu của bà là H.Y (con của em gái) đỗ ngành Kế Toán, Đại học Vinh nhưng Y. không theo học. Em cùng gia đình chấp nhận bỏ hơn 45.000 USD để sang Mỹ làm nail.

    chi tien ty xuat ngoai 1
    Với học sinh học lực tốt, khi đứng trước chọn lựa từ bỏ đại học để đi XKLĐ, các em nên cân nhắc về những rủi ro, đánh đổi.

    Theo chỉ dẫn của người môi giới, Y. có visa sang Canada đi theo diện chủ doanh nghiệp bên kia bảo lãnh, phí là 20.000 USD. Sau 2 tháng làm việc nông nghiệp trong trang trại ở Canada, được “cò” thông báo, gia đình Y. chồng hết số tiền còn lại để sắp xếp cho em vượt biên từ Canada sang Mỹ bằng đường sông.

    Tuy nhiên, từ khi Y. thông báo với người nhà "đang chuẩn bị lên thuyền để đi sang Mỹ", gia đình đã mất liên lạc với em. Sau 2 ngày ngóng chờ tin con, gia đình nhận về tin dữ Y. đã mất do sẩy thuyền đuối nước.

    “Chúng tôi không biết cháu mất do bất cẩn hay bị sát hại. Gia đình liên hệ với chủ doanh ở Canada và nhận được câu trả lời là Y. tự ý bỏ việc, di chuyển sang địa phận khác nên không chịu trách nhiệm. “Cò” cũng phủi tay, chỉ hoàn trả 2.000 USD để gia đình đưa thi thể Y. về Việt Nam. Do vượt biên trái phép nên gia đình cũng không thể nhờ pháp luật của hai nước can thiệp”, cán bộ thôn này nói.

    Cho con đi du học nghề, gia đình phải bán đất trả nợ

    Thầy Nguyễn Tuấn D. - giáo viên một trường THPT huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh, cũng thừa nhận không phải tất cả học sinh giỏi từ chối vào đại học, đi XKLĐ đều trở nên giàu có, nhận "quả ngọt" nhanh chóng. Trong đó, có nhiều trường hợp bị trục xuất về nước khi làm việc trái pháp luật ở nước ngoài.

    chi tien ty xuat ngoai 1
    Học bạ của một học sinh xuất sắc. Em đã từ chối cánh cửa ĐH để đi Hàn Quốc. (Ảnh: Thầy D. cung cấp)

    Em Hồ Văn V. (SN 2003, trú ở huyện Thạch Hà) là một học sinh xuất sắc, từng giành nhiều giải HSG cấp tỉnh môn Hóa học. Điểm xét tuyển vào đại học khối A00 của em V. đạt 27,25. Tuy nhiên như nhiều học sinh khác ở mảnh đất này, V. chọn đi du học nghề ở Hàn Quốc.

    Gia đình nam sinh bỏ ra 500 triệu đồng gồm các thủ tục giấy tờ và tiền cọc để V. có visa diện du học nghề ở Hàn Quốc trong 5 năm. Ngoài ra, khi sang nước này, V. đã đóng thêm 100 triệu đồng học phí cho năm đầu.

    Với lý do đi học kín lịch, không có nhiều thời để làm thêm trong khi chi phí trang trải cuộc sống đắt đỏ nên chỉ mới 5 tháng V. đã bỏ học. Em trốn ra ngoài tìm việc và trở thành lao động bất hợp pháp.

    Mới làm việc được 2 tháng, một lần, V. cùng với 30 người được chủ chở đi làm về thì bị chính quyền sở tại bắt. Nam sinh này bị trục xuất về nước.

    “Làm giàu, đổi đời chưa thấy, 7 tháng ở Hàn Quốc, kiếm chưa đủ trả tiền vay đi du học nghề. V. đã bị trục xuất về nước, mang một theo đống nợ. Tự ti, mặc cảm và để tránh những lời dèm pha, em nhốt mình trong nhà nhiều tháng liền. Để giảm áp lực cho con, bố mẹ V. phải bán đất trả nợ” thầy D. nói.

    Cũng theo thầy D., nhiều em chia sẻ cuộc sống ở xứ người không phải “màu hồng”. Có em bán sức lao động, làm quần quật 10- 12 tiếng/ngày, bị chủ ngược đãi ,quỵt lương, bị kì thị, khi đau ốm, bệnh tật không có người thân chăm sóc…

    "Đi XKLĐ nhiều em may mắn kiếm được số tiền lớn nhưng đánh đổi thời gian, cơ hội bổ sung kiến thức, phát triển tư duy ở giảng đường đại học. Khi về quê tính kế lâu dài, các em khó tìm được việc được làm phù hợp.

    Với các bạn học giỏi, xuất sắc, khi đứng trước chọn lựa từ bỏ đại học để đi XKLĐ, du học nghề, các em nên cân nhắc. Con đường này cho chúng ta thu nhập lớn, nhanh chóng nhưng cũng nhiều rủi ro. Theo tôi, các em học tốt, cầu tiến sau khi tốt nghiệp đại học sẽ không khó khăn để tìm việc, thậm chí có thể sở hữu một công việc có thu nhập tốt”, thầy D. nói thêm.

    Theo Vietbao

  • Nhiều em là học sinh giỏi, thậm chí là đỗ trường đại học top đầu cả nước nhưng lại không mặn mà với con đường đại học. Các em chuyển hướng đi xuất khẩu lao động, bán sức ở xứ người.

    xuat khau lao dong 1
    Chị Nguyễn Thị Hoa chia sẻ các con chị đều học khá giỏi nhưng không ai đi học đại học, đi xuất khẩu lao động. Ảnh: VietNamnet

    Nhiều năm trở lại đây, ở các làng quê Nghệ An, Hà Tĩnh, học sinh có xu hướng học THPT chỉ để lấy tấm bằng tốt nghiệp, sau đó rẽ hướng ra nước ngoài du học nghề, xuất khẩu lao động. Trong đó, nhiều học sinh giỏi, thậm chí đỗ những trường đại học danh giá, vẫn quyết định rẽ hướng.

    Thực trạng thất nghiệp, công việc trái chuyên môn, thu nhập thấp sau học đại học... khiến nhiều gia đình hướng con em mình ra nước ngoài kiếm tiền.

    Những ngôi nhà cao tầng mọc lên các làng quê nghèo cũng từ nguồn tiền các em gửi về. Sức hút đồng tiền đã khiến số lượng học sinh học đại học giảm, thậm chí có làng xã, nhiều năm liền không có sinh viên đại học.

    Học sinh giỏi không mặn mà với giảng đường đại học

    Trước đây, nhiều phụ huynh ở vùng quê Hà Tĩnh vẫn luôn nghĩ dù vất vả thế nào cũng cho con đi học đại học bởi con vào được đại học niềm tự hào của gia đình, cả dòng họ và đó là con đường duy nhất để thoát nghèo.

    Tuy nhiên, rất nhiều sinh viên ra trường, thậm chí cầm trong tay tấm bằng “đỏ”, vẫn không xin được việc làm, nhiều em chật vật kiếm được việc làm nhưng không đúng chuyên ngành. Hoặc nếu có việc nhưng với đồng lương bèo bọt không đủ trang trải cuộc sống nên phụ huynh, thậm chí là chính các em học sinh giỏi, đã dần thay đổi tư tưởng, từ chối vào đại học, chọn con đường xuất khẩu lao động.

    Thầy Lê Hoài Nam, Phó hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Trung Thiên (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh), cho biết trước đây, học sinh của trường vào các trường đại học, cao đẳng chiếm số lượng lớn. Đa số học sinh giỏi đều chọn lựa vào các trường đại học top đầu để học tập.

    Tuy nhiên, hiện nay, số lượng đã có phần dịch chuyển. Nhiều học sinh giỏi, xuất sắc không thi đại học mà chuyển hướng xuất khẩu lao động hoặc vừa học vừa làm ở nước ngoài.

    “Thực tế, rất nhiều sinh viên ra trường không có việc làm nên phụ huynh, học sinh thay đổi nhận thức, chọn lựa phương án đi du học nghề, xuất khẩu lao động. Đi xuất khẩu lao động, các em có tay nghề và có mức thu nhập cao. Mỗi năm, trường có nhiều học sinh khá, giỏi chọn phương án này thay vì học đại học”, thầy Nam nói.

    Thầy Nam cho biết năm học vừa qua, nhà trường có 2 học sinh đoạt giải nhất cấp tỉnh môn Địa lý, các em nằm trong đội dự tuyển học sinh giỏi quốc gia nhưng từ chối tham gia vào đội dự tuyển để ôn luyện.

    Thầy Nam nói thêm hai học sinh này, ngoài giành giải nhất cấp tỉnh môn Địa lý, các em còn là học sinh giỏi toàn diện. Chia sẻ lý do với thầy cô, các em nói rằng mục tiêu chỉ học hết lớp 12, lấy bằng tốt nghiệp THPT và không thi vào đại học. Các em dành thời gian học tiếng Hàn, Nhật... và các kỹ năng nghề phù hợp với bản thân để đi xuất khẩu lao động.

    Nhiều hiệu trưởng trường THPT ở Hà Tĩnh cũng chia sẻ với VietNamNet hiện nay, học sinh có định hướng rất thực tế, các em có quan điểm rõ ràng, đi học đại học chưa chắc đã xin được việc làm. Vì vậy, không chỉ học sinh có lực học trung bình mà cả rất nhiều em lực học giỏi đi học chỉ để lấy bằng tốt nghiệp THPT, sau đó chọn con đường xuất ngoại.

    xuat khau lao dong 1
    Học bạ năm lớp 12 của em Nguyễn thị T. là học sinh giỏi, hiện em đi xuất khẩu động ở Nhật. Ảnh: VietNamNet.

    Đỗ đại học top đầu vẫn từ bỏ, rẽ hướng sang lao động nơi xứ người

    Gia đình chị Nguyễn Thị Hoa (trú thôn Bắc Hải, xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà) có 5 người con học lực khá giỏi. Tuy nhiên, không ai chọn lựa đi học đại học, thay vào đó các em học hết THPT rồi ra nước ngoài xuất khẩu lao động.

    Hiện nay, 3 người con gái của gia đình chị Hoa đi xuất khẩu lao động ở thị trường Nhật Bản, còn con trai út sinh năm 2003 đang học tiếng để đi Hàn Quốc.

    Chị Hoa nói có nhiều trường hợp ở xã đi học đại học nhưng không xin được việc phải vào các tỉnh phía nam làm công nhân hoặc đi XKLĐ. Nên gia đình và các con không chọn thi vào đại học, cao đẳng mà quyết định đi xuất khẩu lao động, dù các cháu đều học giỏi.

    Em Hoàng Thị T. (SN 2000), con gái thứ 4 của gia đình chị Hoa, có năng lực học tập tốt, hoạt động ngoại khóa năng nổ song em không thi đại học. Em đi xuất khẩu lao động đơn hàng thực phẩm ở Nhật Bản.

    Em T. 12 năm liền là học sinh giỏi toàn diện, học bạ năm lớp 12 của em điểm tổng kết trung bình các môn học đạt 8,3 điểm, xếp loại học sinh giỏi, giáo viên chủ nhiệm nhận xét là bí thư chi đoàn gương mẫu, nhiệt tình, vươn lên trong học tập.

    Với năng lực học tập như trên, T. có nhiều cơ hội để vào học các trường đại học thương hiệu tốt. Tuy nhiên, em học chỉ để thi tốt nghiệp THPT. Nhiều giáo viên tiếc nuối với quyết định của em.

    “Đi học đại học mất thời gian hơn 4 năm và một khoản học phí không nhỏ nhưng không chắc chắn về cơ hội việc làm. Vì suy nghĩ đó, các con tôi chọn ra nước ngoài làm việc, có cơ hội kiếm được khoản tiền lớn. Khi có kinh tế, các con sẽ tự chủ trong cuộc sống”, chị Hoa chia sẻ.

    Thời điểm năm 2016, em Nguyễn Thị H. (SN 1988, trú thôn Bắc Hải, xã Thạch Hà) đỗ hai trường đại học top đầu cả nước, được nhiều người ngưỡng mộ, song H. từ chối vào đại học, rẽ hướng đi xuất ngoại - du học nghề ở Hàn Quốc.

    Chị Nguyễn Thị Thu (mẹ của em H.) thông tin H. học rất giỏi, trước đây em đỗ vào Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Ngoại thương nhưng không theo con đường này. Hiện em học tập, làm việc ở Hàn Quốc, có mức thu nhập tốt, hàng tháng, em gửi về 10 triệu đồng biếu bố mẹ.

    “Lúc đầu, H. và gia đình cũng đắn đo nhiều, sau khi tính toán, họ nhận thấy con đường đi du học nghề ở nước ngoài vẫn hơn so với học đại học. Con gái tâm sự chưa từng hối hận với quyết định của mình, đi lao động ở nước ngoài tuy vất vả, phải xa bố mẹ nhưng đổi lại thu nhập cao. Một tháng lương con làm bên Hàn Quốc bằng bố mẹ làm cả năm”, chị Thu nói.

    Chị Thu nói thêm ở xã cũng có rất nhiều trường hợp như em H., đỗ đại học nhưng theo con đường xuất khẩu lao động. Gia đình có con đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, bố mẹ có tiền tỷ gửi ngân hàng, xây được nhà cao tầng càng khiến học sinh ở các vùng quê này không mặn mà với giảng đường đại học.

    Theo Zing

  • Chính phủ Nhật Bản vừa ban hành hàng loạt chính sách mới nhằm thu hút lao động lành nghề nước ngoài trong bối cảnh sức hút của đất nước Mặt trời mọc ngày càng giảm.

    Để có thể duy trì hoạt động, những năm gần đây, các doanh nghiệp Nhật Bản ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào lao động nước ngoài. Năm 2022, hơn 1,82 triệu lao động nước ngoài làm việc tại Nhật Bản. Trong đó, con số thực tập sinh kỹ thuật là khoảng 343.000, nhiều hơn gấp đôi so với 10 năm trước, theo Nikkei Asia.

    "Thực tập sinh là một bộ phận quan trọng trong lực lượng lao động của chúng tôi. Sẽ rất có ích nếu họ được phép ở lại lâu hơn”, Yasunobu Nozaki, chủ tịch công ty sản xuất kìm Fujiya, cho biết.

    Trong bối cảnh dân số suy giảm, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang ngày càng coi trọng lao động nước ngoài, từ các lĩnh vực như sản xuất, dịch vụ cho tới các ngành tri thức công nghệ cao.

    lao dong nuoc ngoai tai nhat
    Nhật Bản đang thiếu hụt lao động trầm trọng. Ảnh: Reuters

    Mở rộng cửa đón lao động nhập cư

    Dân số Nhật Bản hiện khoảng 124 triệu người, tuy nhiên con số này sẽ giảm 30% vào năm 2070, theo ước tính của Viện Nghiên cứu dân số và an sinh xã hội quốc gia công bố hồi tháng 4.

    Dữ liệu của chính phủ Nhật Bản công bố đầu tháng 6 cho thấy tỷ lệ sinh của Nhật Bản năm 2022 chỉ là 1,26, thấp kỷ lục. Con số này phản ánh số trẻ em trung bình mà một phụ nữ Nhật sẽ sinh ra trong suốt cuộc đời. Năm 2022 là lần đầu tiên số trẻ em ra đời ở Nhật Bản giảm xuống dưới 800.000.

    “Chúng ta cần tạo ra một xã hội đa dạng và năng động, nơi người nước ngoài làm việc ở Nhật Bản có thể tối đa hóa năng lực và đóng góp của họ, giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng”, Ủy ban chuyên gia về lao động nước ngoài của chính phủ Nhật Bản cho biết hồi tháng 5.

    Nhật Bản đã và đang ban hành nhiều biện pháp nhằm thu hút nhân tài từ khắp thế giới tới làm việc. Trong phát biểu đầu năm 2023, Thủ tướng Fumio Kishida cho hay Nhật Bản sẽ “tạo ra hệ thống đẳng cấp thế giới để tiếp nhận người lao động tay nghề cao”.

    Hôm 9/6, chính phủ Nhật Bản thông qua cải cách lớn về chương trình lao động nước ngoài, bao gồm thay thế chương trình thực tập sinh bằng các khuôn khổ pháp lý mới nhằm giải quyết trực tiếp hơn vấn nạn thiếu hụt lao động.

    Chương trình thực tập sinh được Tokyo khởi động năm 1993 nhằm thúc đẩy và chuyển giao tri thức cùng công nghệ tiên tiến của Nhật Bản tới các quốc gia đang phát triển thông qua đào tạo nghề. Thực tập sinh có thể ở lại Nhật Bản tối đa 5 năm, làm việc trong các ngành nghề như sản xuất, nông nghiệp.

    Tuy vậy, ngày càng có sự khác biệt giữa mục tiêu ban đầu của chương trình và kết quả thực tế.

    “Chỉ khoảng 10% thực tập sinh tiếp tục công việc họ được đào tạo khi về nước. Mục đích chính của các thực tập sinh chỉ là kiếm tiền”, quản lý của một tổ chức hỗ trợ thực tập sinh cho hay.

    Chương trình thực tập sinh cũng là chủ đề gây tranh cãi. Nhiều trường hợp thực tập sinh bị chủ doanh nghiệp lạm dụng và không trả lương.

    Hàng nghìn thực tập sinh “biến mất” khỏi nơi làm việc mỗi năm. Năm 2021, khoảng 7.100 thực tập sinh rời công ty mà không thông báo. Dù quy định không cho phép thực tập sinh thay đổi công việc, nhiều người tìm kiếm việc làm chui được trả lương và có điều kiện lao động tốt hơn.

    Chính phủ Nhật Bản cũng mở rộng phạm vi áp dụng visa lao động dành cho người có kỹ năng đặc biệt, bổ sung 9 ngành nghề được đăng ký xin visa. Người nước ngoài nhập cảnh bằng visa này có thể ở lại lâu hơn, thậm chí mang theo thành viên gia đình.

    Đồng thời, Tokyo mở rộng chương trình dành cho lao động tay nghề cao, lực lượng quan trọng nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp mới nổi.

    Theo chính sách mới ban hành hồi tháng 4, người lao động nước ngoài nếu được trả từ 144.000 USD trở lên và đáp ứng một số tiêu chí khác có thể nộp đơn xin thường trú.

    Tokyo cũng cho phép sinh viên tốt nghiệp từ các trường top 100 thế giới cư trú trong vòng 2 năm. Việc cấp visa cho sinh viên chưa có việc làm cho thấy khát khao thu hút nhân tài của Nhật Bản.

    “Những bộ óc thiên tài chưa quyết định về sự nghiệp của họ có thể biết tới chương trình này và cân nhắc thực tập ở một công ty Nhật”, một quan chức chính phủ Nhật Bản cho biết.

    Văn hóa lao động có vấn đề

    Tuy vậy, trong bối cảnh mức thu nhập tại Nhật Bản không đi lên, cùng đồng yen suy yếu, Tokyo đang chật vật thu hút lao động tay nghề cao.

    “Sinh viên tốt nghiệp đại học top càng cao, họ càng không sẵn sàng làm việc ở Nhật Bản”, Keisuke Yoshida, đại diện tổ chức Yoshda of Transcend-Learning chuyên hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm sinh viên tài năng quốc tế, nói.

    Theo ông Yoshida, Nhật Bản từ lâu bị tai tiếng là có giờ làm việc kéo dài, trong khi các nhà quản lý không quan tâm tới đời sống của người lao động.

    Các chuyên gia cho biết Nhật Bản đang tụt lại phía sau các nước phát triển trong cuộc đua thu hút nhân tài ngành IT. Theo OECD, lương trung bình ở Nhật Bản chỉ tăng 3% giai đoạn 2001-2021. Đây là con số rất kém hấp dẫn nếu so với 40% của Hàn Quốc, 29% của Mỹ cùng kỳ.

    Năm ngoái, lương trung bình của kỹ sư phần mềm ở Nhật thấp hơn 23% so với Singapore, 17% so với tại Seoul.

    Tại châu Á, cuộc đua thu hút nhân tài đang ngày càng khốc liệt. Singapore đầu năm nay triển khai chương trình visa mới, cho phép những lao động lành nghề với thu nhập từ 22.000 USD/tháng cư trú trong 5 năm và có thể làm nhiều công việc.

    Thái Lan, Malaysia nằm trong số các quốc gia cũng ban hành chính sách visa mới, cho phép chuyên gia trong một số lĩnh vực như xe điện, đầu tư cư trú lâu hơn.

    Nghiên cứu về lao động nhập cư được OECD công bố hồi tháng 3 cho thấy New Zealand, Thụy Điển, Thụy Sĩ đang là các nước hấp dẫn nhất với lao động lành nghề.

    Theo các chuyên gia, tại các quốc gia đang phát triển với thu nhập trung bình đang tăng lên, Nhật Bản có cũng thể trở thành điểm đến ít hấp dẫn hơn với lao động tay nghề thấp.

    “Nếu mức lương vẫn giữ nguyên như 2-3 năm trước, sẽ rất khó thu hút lực lượng lao động chất lượng. Chúng tôi đã cảnh báo các công ty rằng nếu muốn lao động tốt, họ phải trả thêm tiền”, Kaori Akiyama, giám đốc điều hành Hiệp hội Giao lưu Thanh niên Nhật Bản - châu Á, cho hay.

    Giới chuyên gia cho biết các công ty Nhật Bản không sẵn sàng thay đổi văn hóa làm việc, đặc biệt về rào cản ngôn ngữ. N1, chứng chỉ tiếng Nhật cao nhất, vẫn là yêu cầu bắt buộc tại nhiều doanh nghiệp. Tokyo đang tụt hậu so với nhiều thành phố lớn ở châu Á như Seoul, Singapore về số trường quốc tế, hay bác sĩ nói tiếng Anh.

    Theo Zing

  • Công ty Sealord tại TP.Nelson (New Zealand) đang tuyển dụng 115 lao động Việt Nam để chế biến hải sản tại nhà máy của công ty trong mùa cá hoki sắp tới.

    Theo trang tin Stuff, các lao động Việt Nam sẽ tham gia cùng khoảng 80 lao động Samoa đã bắt đầu làm việc tại công ty từ tháng 1 và tháng 2, nhờ thỏa thuận mới giữa chính phủ New Zealand và ngành hải sản nước này nhằm cấp thị thực cho lao động nước ngoài. 

    Năm ngoái, công ty thiếu hụt 200 lao động trong mùa cá hoki (từ tháng 5 - 9), dù CEO, lãnh đạo và nhiều nhân viên văn phòng tình nguyện làm thêm tại nhà máy. Đội ngũ lao động Việt Nam đến công ty theo 6 đợt, kéo dài trong 3 tuần từ ngày 23.5. Họ sẽ có 2 ngày làm quen trước khi làm việc chính thức.

    lao dong new zealand
    Công ty Sealord đang chào đón đợt lao động mới từ Việt Nam. Ảnh: Sealord

    CEO Doug Paulin của Sealord cho biết: "Chúng tôi rất biết ơn khi có những công nhân đến từ Việt Nam gia nhập gia đình Sealord". Vị này thừa nhận tình trạng thiếu lao động tại nhà máy vào năm ngoái khiến công ty mất hàng triệu USD. Giám đốc nhân sự Dawn Cooper của công ty hy vọng thị thực sẽ được gia hạn sau khi hết hạn vào ngày 31.10.2024, đồng thời mong rằng những lao động trên sẽ thích công việc và quay lại trong tương lai. 

    Nhiều lao động Việt Nam và Samoa biết đến Sealord thông qua bạn bè, người thân và dự kiến nhóm lao động mới sẽ về nước vào tháng 12 năm nay.

    Theo Thanh Niên

  • Với khoảng trên 75.000 người Nghệ An đang lao động tại nước ngoài, hàng năm những lao động này gửi về cho người thân hơn 500 triệu USD.

    Theo Sở Lao động Thương binh và xã hội Nghệ An , tỉnh này là một trong trong những tỉnh có nhiều lao động đang làm việc ở nước ngoài, với khoảng trên 75.000 người.

    Năm 2022, toàn tỉnh Nghệ An đã tạo việc làm mới cho 45.000 người. Trong đó, đưa 24.560 người đi làm việc ở nước ngoài, tạo việc làm trong tỉnh 14.000 lao động và đưa lao động đi làm việc ở tỉnh ngoài 6.500 lao động.

    xuat khau lao dong nghe an
    Xã Diễn Tháp (Diễn Châu, Nghệ An) giàu có, nhiều nhà lầu xe hơi nhờ xuất khẩu lao động.

    Trong số hơn 24.000 người đi lao động ở nước ngoài, 11 huyện miền núi đưa đi được 7.643 người, tập trung vào các thị trường chính như: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Âu.

    Ngoài các thị trường chính tiếp tục được củng cố và tăng cường thì năm 2022 một số thị trường Đông Âu cũng có những tín hiệu tích cực về việc tiếp nhận lao động Việt Nam. Đặc biệt đối với thị trường Romania đã tác động mạnh đến người lao động của các huyện miền núi.

    Theo thống kê, người lao động đi làm việc ở các nước chuyển về bình quân từ 17 đến 30 triệu đồng/người/tháng. Hàng năm, hơn 75.000 lao động đang làm việc tại nước ngoài gửi về cho người thân khoảng 500 đến 550 triệu USD, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội.

    Được biết, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có gần 50 doanh nghiệp xuất khẩu lao động về phối hợp tuyển lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài.

    Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa gắn kết chặt chẽ; thông tin các chính sách, pháp luật về lao động đến người lao động còn hạn chế; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp, lao động phổ thông chưa qua đào tạo còn lớn.

    Vẫn còn những trường hợp làm việc, cư trú bất hợp pháp bằng hình thức đi du lịch, thăm người thân đã gây thiệt hại cho người lao động và công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh.

    Năm 2023, tỉnh Nghệ An phấn đấu giải quyết việc làm mới cho khoảng 43.000 lao động. Trong đó đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 14.500 người. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng thị trường lao động nước ngoài, đưa tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi xuất khẩu lao động lên 60%.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Các địa phương này bị tạm dừng tuyển chọn đưa lao động sang Hàn Quốc làm việc do vẫn không giảm được tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước…

    Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa thông báo tiếp tục tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (EPS) đợt 1 đối với 8 huyện, thị xã, thành phố của 4 tỉnh, do vẫn không giảm được tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước.

    Các địa phương bị tạm dừng gồm có: Huyện Nghi Xuân, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh); thành phố Chí Linh (Hải Dương); thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An); huyện Đông Sơn, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa). Trước đó, trong năm 2022, cũng 8 địa phương của 4 tỉnh này đã bị dừng tuyển chọn lao động sang Hàn Quốc.

    xuat khau lao dong han quoc
    Ảnh minh họa

    Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, việc tạm dừng tuyển chọn lao động tại một số địa phương căn cứ theo Bản ghi nhớ về Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (EPS) với Hàn Quốc và mục tiêu, lộ trình giảm lao động cư trú bất hợp pháp giai đoạn 2020-2022.

    Theo đó, việc tạm dừng tuyển lao động áp dụng với các quận/huyện có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 70 người trở lên và tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng thời hạn từ 27% trở lên.

    Việc tạm dừng tuyển chọn lao động không áp dụng đối với người lao động đăng ký dự tuyển ngành ngư nghiệp, người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS về nước đúng thời hạn và người lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đã tự nguyện về nước trong khoảng thời gian phía Hàn Quốc thực hiện miễn xử phạt.

    Trước đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng đã đề nghị các địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp tuyên truyền, vận động người lao động về nước đúng thời hạn hợp đồng và lao động đang cư trú bất họp pháp về nước. Việc áp dụng biện pháp tạm dừng tuyển chọn tại các địa phương sẽ căn cứ vào tỷ lệ và số lượng lao động của các địa phương cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.

    Tình trạng lao động hết hạn hợp đồng không về nước vẫn là một trong những vấn đề nhức nhối trong những năm qua tại thị trường Hàn Quốc. Có nhiều nguyên nhân của thực trạng này nhưng chủ yếu do chênh lệch về thu nhập của người lao động làm việc trong nước và nước ngoài rất lớn. Vì vậy, nhiều người lao động vì lợi ích trước mắt đã tìm mọi cách để ở lại cư trú và làm việc bất hợp pháp sau khi hết hợp đồng.

    Hằng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đều có thông báo tạm dừng tuyển chọn lao động đi Hàn Quốc tại một số địa phương có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao.

    Hàn Quốc là một trong những thị trường lao động trọng điểm, thu hút nhiều người lao động Việt Nam với mức lương cao, chi phí xuất cảnh thấp và môi trường làm việc khá tốt. Lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc trong các lĩnh vực chủ yếu như sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp và ngư nghiệp…

    Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), hồi tháng 1/2023, Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã có thông báo áp dụng mức lương tối thiểu năm 2023 đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc. Theo đó, mức lương tối thiểu theo giờ là 9.620 won, tính theo tháng (chuẩn tổng 209 giờ/tháng, 40 giờ/tuần + 8 giờ/tuần thời gian nghỉ có lương) là 2.010.580 won.

    Như vậy, mức lương này tăng 5% so với năm 2022, tương đương trên 37,3 triệu đồng/tháng. Mức lương này được áp dụng đồng nhất trong tất cả các doanh nghiệp không phân biệt loại hình doanh nghiệp.

    Nước này cũng cải tiến chế độ cấp phép tuyển dụng lao động nước ngoài. Một trong những nội dung chính là thúc đẩy hình thành nhân lực nước ngoài lành nghề phục vụ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp thông qua áp dụng chế độ làm việc liên tục thâm niên, kéo dài thời hạn cư trú cho người lao động và đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động nhằm hình thành nhân lực nước ngoài lành nghề.

    Theo đó, lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc nếu đáp ứng ứng đủ các điều kiện về thời gian làm việc ở doanh nghiệp cũng như những yêu cầu nhất định, có thể được kéo dài thời hạn cư trú đến 10 năm mà không phải về nước.

    Theo VnEconomy

  • Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100 nghìn lao động sang Nhật Bản làm việc. Tuy nhiên, cứ 4 lao động trở về, có tới 3 lao động không tìm được việc làm. Tỉ lệ lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật sau khi về nước “thất nghiệp” cũng cao nhất khu vực, khiến chúng ta đang lãng phí nguồn lao động lớn có tay nghề.

    Về nước đã hơn 3 năm nay, anh Nguyễn Tiến Thanh (34 tuổi, ở huyện Nghi Lộc, Nghệ An), cựu thực tập sinh ngành chế biến thực phẩm tại Nhật Bản vẫn lầm lụi làm thợ xây. Anh Thanh cho biết, sau khi hết thời hạn làm việc tại Nhật, anh hy vọng trở về sẽ xin làm việc tại một doanh nghiệp của Nhật tại Việt Nam. Tuy nhiên, với vốn tiếng Nhật ít ỏi, hồ sơ của anh không được các công ty lựa chọn.

    xuat khau lao dong nhat ban
    Theo thống kê, hiện cứ 4 lao động Việt đi làm việc tại Nhật, có tới 3 lao động về nước thất nghiệp.

    “Cuối cùng tôi về quê làm thợ xây, nhưng công việc cũng bữa đực bữa cái. Có đợt thất nghiệp ở nhà mấy tháng liền. Nhiều người bảo tôi nên trở lại Nhật làm việc nhưng ở tuổi này, tôi cũng không muốn xa gia đình”, anh Thanh cho hay. Tình trạng lao động đi làm việc ở Nhật về nước rơi vào cảnh thất nghiệp hoặc làm công việc không đúng như từng được đào tạo, làm việc ở Nhật diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương.

    Theo khảo sát của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa công bố, hiện nay, số lượng thực tập sinh Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc, trở thành quốc gia cung cấp lao động lớn nhất cho Nhật Bản. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, tỉ lệ thực tập sinh Việt Nam về nước tìm được việc làm ở mức thấp nhất, chỉ 26,7%, trong khi Trung Quốc, Thái Lan, Philippines có tỉ lệ rất cao, hơn 50%.

    Đáng chú ý, thực tập sinh Việt Nam sang Nhật làm việc nhiều nhất trong ngành xây dựng, nhưng gần 80% các công ty trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản tại Việt Nam không tuyển dụng những lao động này khi họ trở về nước. So với các quốc gia khác, tỉ lệ thực tập sinh của Việt Nam trở về làm công việc tương tự như đã làm ở Nhật Bản thấp hơn nhiều.

    “Đây có thể được coi là sự lãng phí kinh nghiệm của nguồn nhân lực của Việt Nam và không thể đáp ứng được mục đích ban đầu của chương trình thực tập sinh kỹ năng là chuyển giao kỹ năng từ Nhật Bản cho lao động Việt Nam”, JICA nhận xét.

    Theo JICA, nguyên nhân khiến thực tập sinh Việt Nam thất nghiệp khi trở về nước chủ yếu do kinh nghiệm làm việc không phù hợp. Ngoài ra, việc kỳ vọng vào mức lương cao như khi làm việc tại Nhật cũng khiến lao động “vỡ mộng”. Đặc biệt, tổ chức này cho rằng, dù chương trình thực tập sinh kỹ năng đã có từ lâu nhưng đến nay, Chính phủ và các bộ, ngành Việt Nam chưa có bất kỳ hỗ trợ rõ ràng nào để tận dụng kỹ năng, kinh nghiệm đối với nhóm thực tập sinh trở về từ Nhật Bản.

    Cần thay đổi chính sách

    Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nghiêm Quốc Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Cung ứng Nhân lực Hoàng Long cho biết, hiện nay phần lớn người lao động coi đi làm việc ở nước ngoài với mục đích kiếm tiền đổi đời là chính, mà chưa có kế hoạch tiếp thu, nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm để phát triển nghề nghiệp tương lai. Đặc biệt, nhiều học sinh học xong THPT đã chọn cách đi làm việc ở nước ngoài ngay nên chỉ có thể lao động phổ thông với những công việc đơn giản, thu nhập thấp.

    Theo ông Hưng, qua hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực phái cử lao động, DN đang tìm hướng mới, không chỉ lựa chọn những lao động có trình độ, chuyên môn tốt để tuyển dụng, mà còn hợp tác với các DN Nhật Bản, DN FDI…đang đầu tư tại Việt Nam để giới thiệu việc làm cho những lao động ở nước ngoài về nước.

    “Đã đến lúc, chúng ta cần tính toán tăng tỷ lệ lao động chất lượng cao. Việt Nam có thể đưa sinh viên đại học, cao đẳng tham gia các chương trình phái cử. Xuất khẩu lao động giờ nên nhìn nhận ở góc độ chuyển dịch lao động quốc tế, để tiếp thu các kỹ thuật, kinh nghiệm tiến bộ từ các nước phát triển trở về phục vụ sản xuất trong nước mới đúng ý nghĩa”, ông Hưng nói.

    Ông Nguyễn Xuân Lanh, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Esuhai cho rằng, Chính phủ cần có lộ trình đàm phán mở rộng hợp tác các ngành nghề chuyên môn để tăng tỷ lệ lao động kỹ thuật cao đi làm việc tại nước ngoài. Nhóm này sẽ là nguồn lực giúp Việt Nam tiếp cận nền sản xuất tiên tiến của các nước, về phục vụ cho quê hương, trở thành lực lượng trọng yếu trong cơ cấu lao động Việt Nam.

    Ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, hiện có khoảng 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản. Tuy nhiên, đến nay chưa có thống kê nào về số lượng lao động tìm được việc làm khi về nước. Người lao động trở về chủ yếu tự lực cánh sinh hoặc tìm kiếm công việc mới.

    Ông Liêm thừa nhận, chủ trương hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động sau khi về nước đã có, song chưa hiệu quả, cũng chưa có chế tài ràng buộc các cấp ngành phải làm.

    Đề nghị Nhật Bản mở rộng thêm ngành nghề tiếp nhận lao động Việt

    Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, ngày 5/9, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đã có cuộc gặp, trao đổi với Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản Kato Katsunobu.

    Tại cuộc gặp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị Bộ trưởng Kato Katsunobu báo cáo Chính phủ Nhật thống nhất đề xuất một số nội dung như mở rộng thêm các ngành nghề tiếp nhận nhân lực Việt Nam, nhất là đối với các lĩnh vực mà Nhật Bản thiếu hụt như dịch vụ nhà hàng khách sạn, lái xe buýt…

    Theo Tiền Phong