• Quốc gia này hiện đang vật lộn với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất hành tinh trong vòng 150 năm trở lại đây.

    Cách đây gần 60 năm, Liban đã là một đất nước phồn thịnh, trung tâm tài chính, ngân hàng của khu vực, trạm trung chuyển và sân chơi của giới giàu có Ả Rập lẫn phương Tây.

    Nhưng thời hoàng kim ấy đã lùi xa khi cuộc khủng hoảng kinh tế đã đẩy cuộc sống của người dân Liban ngày một tồi tệ. Những hộ gia đình tại đây đang lâm vào bước đường cùng khi mà giá trị đồng nội tệ của Liban lao dốc không phanh trong khi giá của gần như mọi loại hàng hóa đều tăng vọt.

    liban 1

    Quốc gia Địa Trung Hải hiện đang vật lộn với cái mà Ngân hàng Thế giới (WB) gọi là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất hành tinh trong vòng 150 năm. Đồng pound Liban đã mất 90% giá trị so với đồng đô-la Mỹ ngoài chợ đen kể từ năm 2019. Trong khi đó, nợ công của Liban trong năm 2021 đã tăng lên hơn 100 tỷ USD.

    Sau khi chạm ngưỡng 155% vào năm 2021, lạm phát ở Liban đã vọt lên 171,2% vào năm 2022, mức cao nhất trong gần 40 năm qua. Được biết, tỷ lệ lạm phát hàng năm của Liban đã vào khoảng 190% trong tháng 2/2023.

    Cước viễn thông tại Liban trong tháng 2/2023 đã tăng gần 5 lần so với cùng kỳ năm 2022, trong khi chi phí y tế tăng hơn 4 lần. Giá quần áo, giày dép và dịch vụ nhà hàng, khách sạn tăng hơn 3 lần. Giá lương thực và đồ uống không cồn tăng hơn 3 lần, trong khi chi phí vận tải tăng ở mức tương tự.

    Theo Ngân hàng Thế giới (WB), nền kinh tế Liban đã suy giảm khoảng 58% trong giai đoạn năm 2019 - 2021, với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thu hẹp còn 21,8 tỷ USD vào năm 2021, từ khoảng 52 tỷ USD năm 2019, ghi dấu mức giảm lớn nhất trong 193 quốc gia.

    Trong khi đó, IMF cho hay nguồn thu từ thuế của Liban trong giai đoạn 2019 - 2021 đã giảm hơn một nửa khi nước này đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong hàng chục năm qua. IMF ước tính việc xác định không đúng trị giá hải quan, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu tại cửa khẩu đã khiến Liban thất thoát nguồn thu tương đương 4,8% GDP trong năm 2022.

    Người dân lái Mercedes, BMW đi xin ăn

    Tỷ lệ thất nghiệp tăng chóng mặt, siêu lạm phát kỷ lục, đồng nội tệ trượt dốc cùng tình trạng mất an ninh thực phẩm đã khiến hơn nửa số người ở Liban sống dưới mức đói nghèo.

    "Chúng tôi không có điện, không có nước, giá cả thì cao chót vót. Kể cả khi có ai đó từ nước ngoài gửi tiền về thì cũng không đủ xài. Ở đây có quá nhiều cuộc khủng hoảng", một người dân Liban nói.

    Khắp mọi nơi tại quốc gia này đều chứng kiến tình cảnh thiếu thốn thực phẩm, nhiên liệu và thuốc men. Ngoại trừ những người thực sự giàu có, hầu hết người dân Liban đã phải bỏ thịt ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày, xếp hàng dài để đổ đầy xăng cho xe của họ và chịu cảnh nóng bức giữa mùa hè bởi vì cảnh mất điện diễn ra thường xuyên.

    liban 1

    Vì mạng lưới điện quốc gia thiếu điện trầm trọng, người dân phải quay sang phụ thuộc vào những máy phát điện chạy bằng dầu diesel do tư nhân vận hành. Tuy nhiên, khi tình trạng giá xăng nhập khẩu ngày càng đắt đỏ như hiện nay, thời gian cắt điện mỗi ngày có khi lên tới 23 tiếng. Điện chỉ đủ dùng cho các dịch vụ y tế, các ngành kinh doanh thiết yếu và trở thành điều xa xỉ đối với các hộ gia đình.

    Trên khắp Liban, tình trạng thiếu nhiên liệu dẫn đến cảnh người dân xếp hàng dài tại các cây xăng, chờ tới vài giờ để mua được vài lít xăng hoặc thậm chí là không mua được nếu hết hàng.

    liban 1

    liban 1

    Chính phủ Liban có chính sách trợ giá thuốc men nhập khẩu, nhưng cuộc khủng hoảng khiến hệ thống căng cứng. Tại 1 hiệu thuốc ở Tripoli, người dân xếp hàng kín từ vỉa hè đến quầy thu ngân, lo lắng không biết liệu có thể mua được những loại thuốc dù thông dụng nhưng giờ đã trở nên khan hiếm như thuốc giảm đau và thuốc điều trị bệnh huyết áp.

    liban 1

    Nhà báo Ruth Sherlock của NPR thường trú tại Liban cho biết cô bắt gặp cả những người lái xe sang đi xin thực phẩm để sống qua ngày. "Gần đây, tôi có tới một khu vực vốn của tầng lớp khá giả và ghé vào một buổi từ thiện hỗ trợ thực phẩm của nhà thờ. Trong hàng dài người đợi nhận thực phẩm, có những người tới bằng Mercedes, BMW, tất cả đều chờ nhận gạo và dầu ăn miễn phí. Tất nhiên với người nghèo thì còn tệ hơn rất nhiều".

    liban 1

    "Khi đồng tiền bị mất giá, thông thường người ta sẽ tìm tới những khoản tiết kiệm bằng đồng đô-la Mỹ mà họ gửi vào nhà băng. Tuy nhiên, nhiều người không thể tiếp cận được tài sản của mình bởi chỉ qua 1 đêm, ngân hàng Liban đã đóng băng tất cả các tài khoản đồng đô-la Mỹ để ngăn bị tháo vốn tiền gửi".

    Người gửi tiền bị chặn, không thể rút được những đồng đô-la Mỹ ra khỏi tài khoản của mình hoặc nhận được câu trả lời rằng các nguồn quỹ họ có thể tiếp cận đều đã cạn kiệt.

    "Cuộc khủng hoảng không chỉ tác động đến dân thường mà cả quân đội. Chính phủ nói họ chẳng còn chút tiền nào. Thế nên, cái mà bạn thấy là sự sụp đổ hạ tầng. Quân đội Liban giờ cũng phải dựa vào viện trợ nước ngoài để nuôi quân. Thậm chí, họ phải mở dịch vụ du lịch bằng trực thăng để kiếm thêm những đồng đô-la Mỹ từ du khách", Sherlock cho hay.

    Từ ‘Thụy Sĩ của Trung Đông’ đến bờ vực sụp đổ

    Tình trạng sụp đổ tài chính của Liban kể từ năm 2019 là câu chuyện về sự trượt ngã trên con đường tái thiết của một quốc gia từng có thời được mệnh danh là ‘Thụy Sĩ của Trung Đông’.

    Trung tâm thủ đô Beirut, vốn bị san bằng trong nội chiến, mọc lên những tòa nhà chọc trời do các kiến trúc sư quốc tế xây dựng và những trung tâm mua sắm sang chảnh với đầy những nhãn hiệu thiết kế chỉ nhận thanh toán bằng đồng đô-la Mỹ.

    Đáng buồn thay, giờ đây Liban gần như không còn gì để khoe ngoài núi nợ khổng lồ. Tài sản của ngân hàng trung ương không đáng kể so với số nợ mà nước này đang gánh. Phí chi trả nợ của Liban đã lên tới 1/3 ngân sách.

    Dòng chảy ngoại tệ cạn kiệt và đồng đô-la Mỹ rời bỏ Liban. Ngân hàng không còn đủ đô-la Mỹ để trả nên các chủ nợ quyết định khép hầu bao. Đồng tiền mất giá trầm trọng, trượt từ 1.500 pound đổi 1 đô-la xuống mức 15.000 pound đổi 1 đô-la.

    liban 1

    Theo Ngân hàng Thế giới, cuộc khủng hoảng tài chính khiến hơn 50% trong số gần 7 triệu dân của Lebanon rơi xuống dưới mức nghèo. Hơn 1,5 triệu người ở mức rất nghèo.

    Mặc dù tình hình nghiêm trọng đòi hỏi phải có hành động ngay lập tức và quyết đoán, tiến độ thực hiện gói cải cách kinh tế toàn diện ở Liban vẫn còn hạn chế.

    IMF cho hay Chính phủ, Quốc hội và Ngân hàng Trung ương Liban phải cùng nhanh chóng nhau hành động để giải quyết những yếu kém về thể chế và cấu trúc nhằm ổn định nền kinh tế, tạo tiền đề cho sự phục hồi mạnh và bền vững".

    Theo Người Quan Sát

  • Chính phủ Arab Saudi thông báo kế hoạch xây dựng một tòa nhà chọc trời hình lập phương cao 400m mang tên Mukaab nằm trong khu trung tâm Murabba ở Riyadh. Được biết, công trình này đủ lớn để chứa 20 Tòa nhà Empire State của Mỹ. New Murabba, nơi sẽ có hàng trăm nghìn cư dân sinh sống, là một trong nhiều siêu dự án nằm trong kế hoạch Tầm nhìn 2030 của Arab Saudi.

    toa nha lap phuong 1
    Toàn bộ cấu trúc Mukaab sẽ là tòa nhà có chiều cao lớn nhất trong thành phố Riyadh, với mỗi cạnh cao tới 400m.

    Vào hôm 16/2 vừa qua, Thái tử Arab Saudi, Mohammad bin Salman bin Abdulaziz, đã tiết lộ kế hoạch xây dựng khu trung tâm thành phố mới ở thủ đô Riyadh có tên là New Murabba, với diện tích hơn 7 dặm vuông – lớn nhất thế giới hiện nay.

    Tuy nhiên, điểm nhấn đáng chú ý nhất của New Murabba đến từ một tòa nhà chọc trời có hình dáng 'độc nhất vô nhị', tựa như một khối lập phương khổng lồ. Được đặt tên là Mukaab, đây được coi là một trong những cấu trúc nhân tạo lớn nhất – với diện tích đủ lớn để chứa 20 tòa nhà Empire State (tòa nhà 102 tầng với chiều cao 381m tại thành phố New York, Mỹ).

    toa nha lap phuong 1
    Tòa nhà hình khối lập phương ở New Murabba sẽ chứa một tòa tháp hình xoắn ốc bên trong.

    Đặc biệt hơn, bên trong 'khối lập phương' khổng lồ này là một tòa tháp chọc trời, vốn nằm trên đỉnh của một đế hình xoắn ốc. Tòa tháp này sẽ tổ chức các điểm tham quan du lịch, khu dân cư và khách sạn, không gian thương mại và các cơ sở giải trí. Toàn bộ cấu trúc Mukaab sẽ là tòa nhà có chiều cao lớn nhất trong thành phố Riyadh, với mỗi cạnh cao tới 400m.

    Phối cảnh tòa nhà Mukaab

    Lấy cảm hứng từ phong cách kiến trúc Najdi, Mukaab cũng sẽ bao gồm trải nghiệm "nhập vai" độc nhất vô nhị nhờ công nghệ ảo và kỹ thuật số tiên tiến với hình ảnh ba chiều holographic mới nhất.

    Được tài trợ bởi Quỹ đầu tư công, Murabba mới là một trong nhiều dự án lớn hiện đang được phát triển ở Arab Saudi. Đây là một phần trong kế hoạch Tầm nhìn 2030 của quốc gia Trung Đông nhằm đa dạng hóa nền kinh tế của đất nước.

    Địa điểm để lựa chọn xây dựng khu tổ hợp công trình ở trung tâm thành phố Riyadh sẽ nằm trên diện tích hơn 19 km2, tại giao lộ của đường King Salman và King Khalid ở phía Tây Bắc của Riyadh.

    toa nha lap phuong 1
    Thiết kế mặt ngoài của tòa nhà chọc trời Mukaab.

    Với mục đích cung cấp chỗ ở cho hàng trăm nghìn cư dân, dự án New Murabba sẽ có hơn 104.000 căn hộ dân cư, 9.000 phòng khách sạn và hơn 980.000 m2 diện tích dành cho bán lẻ, cũng như 1,4 triệu m2 diện tích văn phòng, 620.000 m2 diện tích cho các tiện ích giải trí, và 1,8 triệu m2 không gian dành riêng cho các cơ sở cộng cộng.

    Trước đó, Arab Saudi cũng đã chính thức tiến hành quá trình xây dựng siêu dự án đầy tham vọng mang tên The Line - thành phố thẳng xuyên sa mạc.

    Nằm trong dự án lớn mang tên NEOM, trị giá 500 tỷ USD, The Line sẽ rộng 200 m và dài tới 170 km khi hoàn thành. Nằm ở tỉnh Tabuk phía tây bắc của vương quốc Arab Saudi, The Line, được thiết kế để trở thành không gian sống của 9 triệu người. Điểm đáng chú ý nhất của The Line đến từ thiết kế của thành phố, với 2 mặt ngoài được ốp hoàn toàn bằng gương, cùng chiều cao khoảng 500m, vượt qua tòa nhà Empire State (450 m) và tháp Eiffel (330 m).

    toa nha lap phuong 1
    Dự án đầy tham vọng mang tên The Line nhằm xây dựng thành phố dài 170km xuyên qua sa mạc.

    Đây cũng sẽ là thành phố đầu tiên trên thế giới được cung cấp năng lượng tái tạo, bao gồm năng lượng gió, năng lượng mặt trời và năng lượng hydro. Thành phố giữa sa mạc sẽ hoạt động dưới sự hỗ trợ điều hành của trí tuệ nhân tạo và được thiết kế để tồn tại hoà hợp với thiên nhiên.

    Thành phố cũng có đầy đủ tiện ích như công viên công cộng, khu vực cho người đi bộ, trường học, nơi làm việc, cho phép mọi cư dân có thể tiếp cận các tiện ích trên chỉ trong vòng 5 phút đi bộ. Ngoài ra, cư dân có thể di chuyển giữa hai đầu The Line chỉ trong vòng 20 phút nhờ hệ thống đường sắt cao tốc.

    Soha (tham khảo InterestingEngineering)

  • Hoàng tử, nhà thiết kế thời trang Khalid Al Qasimi tử vong tại căn hộ ở Anh nhưng chưa xác định được nguyên nhân.

    Hoàng tử Khalid Al Qasimi (trái) năm 2013. Ảnh: The National

    Tiểu vương quốc Sharjah, thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), hôm 2/7 thông báo Hoàng tử Khalid Al Qasimi đã qua đời ở tuổi 39 tại London. Khalid Al Qasimi đột tử khi đang sở hữu một thương hiệu thời trang nổi tiếng và là người thừa kế ngai vàng của một trong 7 tiểu vương quốc UAE.

    Trước đó một ngày, cảnh sát được gọi tới căn hộ của Khalid ở khu thượng lưu Knightsbridge vào khoảng 10h30 sáng và phát hiện anh tử vong ở bên trong. Họ đã tiến hành khám nghiệm tử thi nhưng chưa xác định được nguyên nhân dẫn tới cái chết của Khalid.

    Tuy nhiên, một nguồn tin nói với tờ Sun rằng dường như hoàng tử đã tổ chức một bữa tiệc tại nhà mình, trong đó các vị khách sử dụng ma túy và quan hệ tình dục. 

    "Khalid có thể đã đột tử vì dùng ma túy. Cùng với cuộc điều tra của cảnh sát, một cuộc điều tra nội bộ khẩn cấp đã được triển khai và các nhân viên được yêu cầu giữ bí mật", nguồn tin này tiết lộ.

    Hôm 3/7, tiểu vương quốc Sharjah tổ chức tang lễ cho hoàng tử và công bố quốc tang 3 ngày, tạm dừng mọi chương trình giải trí để bày tỏ tiếc thương với hoàng tử. Cha của anh, Tiểu vương Sultan bin Muhammad Al Qasimi, đã đăng lên Instagram những bức ảnh và video về tang lễ con trai.

    Hàng nghìn người đổ ra các con phố ở tiểu vương quốc Sharjah để tiễn đưa Hoàng tử Khalid Al Qasimi.

    Khalid có ba chị em gái, bên cạnh một chị gái và một anh trai cùng cha khác mẹ, người đã qua đời vài năm trước. Chị gái sinh đôi của anh là giám đốc Quỹ Nghệ thuật Sharjah.

    Khalid tại Tuần lễ Thời trang London tháng trước. Ảnh: WWD

    Hoàng tử tài năng mà đoản mệnh của UAE

    Khalid có ba chị em gái, bên cạnh một chị gái và một anh trai cùng cha khác mẹ. Chuyển tới Anh sinh sống từ năm 9 tuổi, Khalid từng được nhận học bổng nghệ thuật, theo học tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha ở Đại học London, sau đó tốt nghiệp trường Kiến trúc thuộc Hiệp hội Kiến trúc London. Tại đây, anh nhận ra đam mê thực sự của mình là thiết kế thời trang và tiếp tục theo học tại trường nghệ thuật Central Saint Martins, giành một suất trong khóa học về thời trang nữ danh giá của trường.

    Năm 2008, anh sáng lập thương hiệu thời trang Qasimi và nổi tiếng với các thiết kế phản ánh về những vấn đề về chính trị, xã hội, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới Trung Đông. Khalid có nhiều cửa hiệu ở khu Soho danh giá của London và từng tham dự nhiều sự kiện thời trang quốc tế. Trước khi qua đời chỉ vài tuần, anh còn xuất hiện trên sàn diễn của Tuần lễ Thời trang London để giới thiệu bộ sưu tập mới cho mùa xuân - hè 2020.

    "Thế giới thời trang đã mất đi một triết gia và nghệ sĩ vĩ đại. Chúng tôi mong mọi người tôn trọng sự riêng tư của gia đình, nhóm cộng sự và thương hiệu vào thời điểm khó khăn này", thông cáo của Qasimi cho hay.

    "Tôi luôn xem mình là người ngoài cuộc ở bất kỳ đâu. Tôi quá Tây để phù hợp với Trung Đông và quá Trung Đông để phù hợp với phương Tây", Khalid từng nói trong một cuộc phỏng vấn năm 2015. "Cùng lúc đó, tôi không nghĩ mình là kiểu người muốn phù hợp với nơi nào. Tôi thích quan sát". 

    Trong khi sống và làm việc ở nước ngoài, Khalid cũng là chủ tịch của Hội đồng Kế hoạch Đô thị Sharjah và giám đốc một chuỗi sự kiện về kiến trúc của Sharjah, dự kiến diễn ra trên toàn UAE vào tháng 11 tới. 

    Anh trai của hoàng tử Khalid cũng qua đời ở tuổi 24 tại biệt thự của gia đình ở Anh vào năm 1999 vì dùng heroin quá liều. 

    Sáng qua, tại Thánh đường Vua Faisal, cha anh, Tiểu vương Sultan bin Muhammad Al Qasimi, đứng chắp tay, cúi đầu và nhắm mắt cầu nguyện trước thi thể con trai duy nhất còn lại vừa ra đi. Nhiều tiểu vương và các quan chức cấp cao của UAE cũng có mặt tại tang lễ. 

    Tang lễ của Khalid tại tiểu vương quốc Sharjah, UAE hôm 3/7. Ảnh: Fox News.

    Saeed Al Kaabi, chủ tịch Hội đồng Giáo dục Sharjah ca ngợi cảnh tượng này thể hiện "sự đoàn kết của người dân UAE". 

    "Khalid là một người anh em của tất cả chúng ta. Cậu ấy nổi tiếng với sự khiêm tốn và tận tụy trong công việc", ông nói. "Chúng tôi cầu xin thánh Allah toàn năng hãy cho linh hồn cậu ấy được an nghỉ và ban cho gia đình sức mạnh cũng như sự dũng cảm để vượt qua mất mát đau thương này". 

    Thi thể của Khalid sau đó được an táng tại một ngôi mộ giản đơn, vô danh trong nghĩa trang Al Jubail.

    "Cậu ấy yêu cuộc sống và rất hướng ngoại", một người bạn của hoàng tử nói. "Cậu ấy không quá chú trọng đến cái tôi của mình. Cậu ấy có thể nhưng đã không như vậy".

    Viethome (theo VnExpress)