• Sinh ra không có tay, cô gái 32 tuổi ở Ấn Độ phải dùng chân thay cho đôi bàn tay để tự chăm sóc bản thân và làm tất cả mọi việc như người bình thường. Mới đây, cô đã nhận được bằng lái ô tô sau 5 năm nỗ lực.

    Lấy bằng lái ô tô là một cột mốc quan trọng trong đời của nhiều người, nhưng với cô Jilumol M Thomas (32 tuổi), sinh ra ở huyện Idukki, thuộc bang Kerala, Ấn Độ, nó còn mang lại ý nghĩa lớn lao thay đổi cuộc sống của bản thân.

    Cô Jilumol sinh ra đã không có cả hai tay và phải tập luyện để biến đôi chân thay thế bàn tay. Hiện cô đang làm việc tại một công ty tư nhân với vai trò là nhà thiết kế đồ họa ở Kochi, một thành phố cảng lớn ở miền tây nam Ấn Độ, cách xa nhà bố mẹ đẻ. Từ lâu, cô gái trẻ này đã mơ ước có thể tự lái ô tô bằng đôi chân của mình để vượt đường xá xa xôi về thăm nhà.

    Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện hành ở Ấn Độ không cho phép cô Jilumol thực hiện ước mơ. Cách đây 5 năm, khi lần đầu xin thi bằng lái xe, cô đã bị chính quyền từ chối.

    lai xe khong tay

    Không chịu từ bỏ mong muốn được lái ô tô, cô Jilumol đã kiến nghị lên Ủy ban nhà nước về người khuyết tật để về trường hợp của mình. Ủy ban đã ghi nhận trường hợp này và yêu cầu chính quyền địa phương tìm giải pháp khắc phục.

    Sau khi nghiên cứu vấn đề, cơ quan chức năng đã đề xuất một số thay đổi trên ô tô để phù hợp với người khuyết tật mất tay như cô Jilumol. Nhưng khó khăn vẫn chưa dừng lại khi không có một công ty địa phương nào nhận việc này. Cuối cùng, một công ty cơ khí ở Kochi đã nhận lời giúp Jilumol và họ tiến hành bắt tay vào cải tiến các chi tiết bên trong chỗ ngồi lái của chiếc Suzuki Celerio đời 2018.

    Chiếc xe hatchback cỡ A này đã phải mất khoảng 1 năm để điều chỉnh lại ghế ngồi, nâng cô Jilumol lên cao hơn. Tiếp đến phần quan trọng nhất là hai bàn đạp ga và phanh được kéo về gần vô-lăng để cô gái có thể điều khiển dễ dàng bằng chân trái, còn chân phải "vần" vô-lăng. Bên cạnh đó, các tính năng điều chỉnh âm thanh, đàm thoại được chuyển đổi sang điều khiển bằng giọng nói,...

    Sau khi hoàn thiện những sửa đổi, cô Jilumol đã vượt qua bài kiểm tra ban đầu dành cho người học lái xe vào tháng 3 năm nay. Vào tháng 11 mới đây, cô đã vượt qua bài kiểm tra lái xe thực tế trên chiếc Maruti Celerio, kết thúc nỗ lực không ngừng nghỉ suốt hơn 5 năm để đạt được ước mơ lái ô tô của mình.

    Cô Jilumol có lẽ là người đầu tiên ở Ấn Độ lấy được bằng lái xe theo cách này và giấy phép lái xe do chính Thủ hiến bang Kerala trao cho cô cũng là cột mốc mở ra hy vọng cho nhiều người khuyết tật có hoàn cảnh tương tự.

    Vietnamnet (theo Cartoq)

  • Vừa lọt lòng mẹ đã ngã vào bếp lửa, bỏng 80%, khắp người chi chít sẹo nên Thu Đào không dám tin đời mình sẽ có người tình yêu cho đến khi Michael ngỏ lời cầu hôn.

    Cũng từ lời cầu hôn ấy mà mỗi năm Nguyễn Thị Thu Đào đều cố gắng về Việt Nam một lần làm thiện nguyện để cảm ơn đời. Hơn 18 năm trước, cô đã được gặp Michael French, anh chàng bác sĩ người Mỹ sang Việt Nam làm từ thiện.

    co gai khuyet tat lay chong tay 1
    Thu Đào và chồng trong lễ cưới của con trai anh ở Mỹ, tháng 7/2023. Ảnh nhân vật cung cấp

    Đào sinh vào ngày cuối đông 1983 ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Mùa đông rét mướt nên mẹ cô để con nằm võng, bên dưới đặt chậu lửa than sưởi ấm. Một ngày chiếc võng vô tình lật úp, đứa con gái 28 ngày tuổi ngã nhào vào chậu lửa, bỏng 80%.

    Cô giữ được mạng sống nhưng da thịt bị cháy biến dạng, bàn tay trái rụng hết các ngón. Đến tuổi đi học, Đào mới thấy mình khác biệt với vết sẹo lồi vắt ngang cằm và cánh tay trái teo tóp, cụt lủn. Không ít lần, Đào bị bạn bè trêu chọc phải chạy về nhà khóc. Nhiều lần cô xin mẹ cho mình nghỉ học.

    "Tôi từng ước mình không tồn tại", Đào nói. "Tôi sợ cảm giác người khác nhìn vào gương mặt mình nên gặp người lạ luôn rụt người, lấy tay che miệng".

    Cô bé Đào lầm lũi đi học đến hết cấp 3 rồi rẽ sang học nghề may nhưng cảm giác tủi thân luôn đeo đuổi khi người ta nói "què cụt ai mà mướn".

    Gia đình Đào có 5 anh em, bố mẹ làm nông quanh năm chật vật mưu sinh và luôn dằn vặt bởi tai nạn thơ bé của cô. Họ chỉ biết giúp con bằng cách đón đợi những đoàn phẫu thuật từ thiện.

    Năm 2005, Đào khăn gói đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định bởi có đoàn bác sĩ phẫu thuật thiện nguyện cho người dị tật và hở hàm ếch. Trong đó có Michael, một bác sĩ ở California, Mỹ.

    Ca phẫu thuật của cô chỉ kéo dài một ngày nhưng Đào xin ở lại làm tình nguyện hai tuần bởi biết ít tiếng Anh. Một buổi sáng tháng 6, Michael thu hút bởi hình ảnh cô gái bé nhỏ, cụt một tay nhưng tất bật thay tã, đút thức ăn cho những đứa trẻ hậu phẫu. Đào nở nụ cười, họ bắt đầu trò chuyện như những người bạn.

    "Tôi bị rung động trước trái tim nhân hậu ấy", Michael nói.

    co gai khuyet tat lay chong tay 1
    Gia đình Thu Đào và Michael French ở nhà một người bạn, bang California, Mỹ, tháng 6/2023. Ảnh nhân vật cung cấp

    Sau khi trở về nước, anh vẫn thư từ cho cô gái Việt Nam để hỏi thăm sức khỏe và công việc. Đào cũng chỉ xem anh như ân nhân và không cho phép mình nghĩ nhiều hơn.

    5 năm sau, Michael đến TP HCM, nơi Đào đang làm việc cho một công ty du lịch. Họ hẹn nhau đi bộ quanh quận 1, ngang qua một cửa hàng vải, Michael mua tặng Đào một chiếc áo dài Việt Nam. Cô thấy tim mình đập nhanh khi người đàn ông Mỹ xuýt xoa khen đẹp.

    Anh xin phép được nắm tay trái cụt lủn của Đào khi họ tản bộ trên vỉa hè. Khi đến quán bar, anh kéo Đào ra nhảy một bài yêu thích. Dưới ánh đèn vàng, trong tiếng nhạc du dương, lần đầu tiên trong đời Đào tin rằng mình là người phụ nữ đẹp.

    Một buổi tối tháng 6/2015, Michael ngỏ lời "Lấy anh nhé" khiến cô gái Việt bất ngờ, ngỡ mình đang mơ. "Tôi vừa hạnh phúc, vừa lo sợ không biết người ta có thật lòng với mình không", Đào nhớ lại.

    Niềm tin của cô được củng cố bằng chuyến thăm của Michael về quê nhà Bình Định. Trước mặt mọi người trong gia đình, Đào là người phiên dịch, chàng trai Mỹ thưa chuyện hỏi cưới cô theo phong tục Việt Nam.

    Mùa đông cùng năm, mẹ Đào bịn rịn tiễn con gái sang Mỹ theo chồng. Nhưng cuộc sống ở Mỹ vốn không dễ dàng với Đào. Những năm đầu hôn nhân, cô và Michael nhiều lần cãi nhau vì hờn ghen. Cô gái quê Bình Định cảm thấy sốc trước sự cởi mở, dễ dàng ôm người khác giới của người Mỹ.

    Michael thường nhẫn nại im lặng đợi vợ trút hết cảm xúc mới giải thích. Họ dần cởi bỏ những hiểu lầm. Mỗi tối, anh giúp cô làm quen ngôn ngữ và đăng ký khóa học kế toán. Ở trường, giáo viên thấy cô gái cụt tay tự lái xe đến trường, họ thương mến và giúp đỡ Đào. Cô tốt nghiệp và làm việc cho phòng khám nha khoa của Michael.

    Gia đình Thu Đào trong buổi họp lớp của Michael French, Mỹ, tháng 6/2023. Ảnh nhân vật cung cấp

    Năm đầu sang Mỹ, Michael dẫn cô đi gặp hai người con riêng của anh với vợ cũ. Chúng tôn trọng Đào nhưng chẳng vui bởi bố tái hôn. Cô buồn nhưng không phản ứng.

    Vài tháng một lần, khi hai con về thăm bố, cô luôn chuẩn bị sẵn thức ăn và giấu chồng cho tiền bởi biết chúng gặp khó khăn. Điều này khác với văn hóa của người Mỹ con cái phải tự lập sau 18 tuổi.

    "Tôi thương chồng nên thương con theo cách của một người mẹ Việt", Đào nói. Các con dần coi Đào như mẹ, chúng đã bắt đầu hiểu được vì sao bố lại yêu một người phụ nữ bé nhỏ nặng 39 kg với bên tay cụt.

    Michael và Đào bận rộn hơn từ khi lần lượt ba đứa con chung chào đời. Michael luôn dạy con rằng, mẹ là người phụ nữ xinh đẹp và lạc quan. Chúng thường ôm lấy Đào và hôn lên những vết sẹo chằng chịt trên cánh tay cô. Mỗi lần như thế, cô cảm thấy mình đã thật sự để lại những mặc cảm, tủi thân nằm lại trong quá khứ.

    Chiều tháng 11, trong ngày Lễ Tạ ơn Đào loay hoay trong bếp chuẩn bị món gà tây. Cạnh đó, Michael phụ vợ rửa bát và chuẩn bị rượu vang. Cô phát hiện mình quên mua một loại nguyên liệu nên phải đi siêu thị lần nữa. Michael khoác áo ấm cho vợ rồi cùng bước ra phố. Như mọi lần, anh nắm lấy cánh tay bé xíu của Đào giữa phố như 13 năm trước.

    "Tình yêu làm tôi cảm thấy mình sống như người lành lặn", Đào nói.

    Theo VnExpress

  • Bố bị khuyết tật và không đủ tiền thuê người giao hàng nên nữ sinh viên 20 tuổi đã giúp ông giao tủ lạnh cho khách 6 năm qua.

    Tào Hữu Duyên, 20 tuổi, sống ở tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, nơi bố mẹ mở một cửa hàng nhỏ bán đồ gia dụng. Ông Tào Tường Tuấn, bố của Hữu Duyên, thời nhỏ mắc bệnh bại liệt và để lại di chứng. Ông từng gãy cả hai chân năm 14 tuổi và không được điều trị đúng cách, dẫn đến đi lại khó khăn, theo bài viết ngày 12/6 trên SCMP.

    "Nhiều khách hàng yêu cầu giao hàng, nhưng cửa hàng của bố mẹ tôi lãi rất ít. Chúng tôi không đủ khả năng thuê nhân viên giao hàng", Hữu Duyên, sinh viên Đại học Bách Khoa Hồ Bắc, nói.

    vac tu lanh giup bo 1
    Tào Hữu Duyên giúp bố chuyển tủ lạnh cho khách. Ảnh: SCMP

    Cô cho hay lần đầu tiên giúp bố giao tủ lạnh cho khách hàng là 6 năm trước, khi đang học cấp hai. "Cái tủ đó không nặng. Tôi cõng trên lưng và thấy mình vác được. Từ đó, mỗi khi rảnh rỗi, tôi lại giúp bố giao hàng", Hữu Duyên cho hay.

    Tới nay, cô đã giao hơn 1.000 tủ lạnh và thiết bị gia dụng cồng kềnh khác cho khách. Mỗi lần giao hàng, bố đều đi sau đỡ hàng cho cô.

    "Cái tủ lạnh nặng nhất tôi cõng được là 70 kg, nhưng tôi chỉ vác được một tầng và không leo cao hơn được nữa", Hữu Duyên cho hay. "Làm việc này cần kỹ năng. Tôi nghĩ mình đã nắm được kỹ thuật sau vô số lần giao hàng. Bình thường, tôi đi giao một hoặc hai tủ lạnh mỗi ngày và không thấy mệt lắm".

    Video Cao Hữu Duyên cõng tủ lạnh giao tới nhà khách hàng được chia sẻ khắp mạng xã hội Trung Quốc. Nhiều người bày tỏ lòng thương với cô.

    "Bình luận trên mạng khiến tôi cảm động, nhưng tôi không cảm thấy tự hào về bản thân bởi tôi thấy giao hàng giúp bố mẹ là điều tự nhiên, rất bình thường", nữ sinh nói.

    "Tôi lớn lên trong môi trường này. Tôi chứng kiến cha mẹ ngày nào cũng làm việc vất vả. Đôi khi họ bận tới nỗi không có thời gian ăn cơm. Vì vậy, tôi coi việc giúp đỡ bố mẹ là bình thường".

    vac tu lanh giup bo 1
    Ông Tào Tường Tuấn và con gái Tào Hữu Duyên. Ảnh: SCMP

    Vài năm trước, ông Tào lo cho sức khỏe con gái và đã đưa Hữu Duyên đi khám. Sau khi bác sĩ xác nhận cô hoàn toàn khỏe mạnh, ông mới đồng ý cho con tiếp tục làm việc.

    "Tôi cảm thấy rất nhẹ nhõm vì có con gái ngoan ngoãn, hiểu chuyện", ông nói. "Tôi cũng muốn nói với con rằng hãy giữ gìn sức khỏe, học hành chăm chỉ".

    Câu chuyện được người dùng mạng xã hội Trung Quốc đón nhận tích cực. "Cô ấy là người con tuyệt vời nhất! Thật là một người xinh đẹp và có tấm lòng đẹp", một người bình luận.

    "Cô gái, mang vác quá nặng sẽ gây đau lưng. Hãy cẩn thận nhé!", một người khác dặn dò.

    VnExpress (theo SCMP)

  • Căn bệnh bại liệt đột ngột ập đến khiến cuộc đời của Paul Alexander thay đổi hoàn toàn. Tuy phải sống cả đời trong một chiếc máy sắt, nhưng với nghị lực phi thường, anh vẫn chăm chỉ học tập để trở thành một luật sư. 

    la phoi sat 1
    Ông Paul Alexander đã sống cả đời trong lá phổi sắt.

    Paul Alexander (sinh năm 1946, tại Texas, Hoa Kỳ) vốn là một cậu bé khỏe mạnh bình thường nhưng tai họa đã bất ngờ ập đến khi cậu lên 6 tuổi. Ngày hôm đó, cậu đang chuẩn bị ăn cơm thì các biểu hiện sức khỏe bất thường đột ngột xuất hiện.  

    “Mẹ gọi chúng tôi vào nhà ăn tối, và tôi nhớ bà ấy đã nhìn tôi với ánh mắt bàng hoàng. Tôi nóng, ướt và sốt, bà ấy kêu lên ‘Ôi Chúa ơi!’ rồi bà xé toạc quần áo của tôi và đặt tôi lên giường, sau đó bố mẹ tôi gọi bác sĩ”, Alexander nhớ lại.

    Tuy không biết bằng cách nào nhưng mẹ của Alexander nhận ra ngay cậu bị mắc bệnh bại liệt. Cậu phải nằm trên giường vài ngày vì sốt cao. Trong lúc nằm liệt giường, cậu chỉ có một quyển sách tô màu để bầu bạn. Cậu cố gắng tô nó nhiều nhất có thể bởi dường như trong thâm tâm cậu nghĩ rằng mình sẽ không thể tô màu được nữa trong tương lai. 

    la phoi sat 1
    Lá phổi sắt. (Ảnh minh họa: meunierd/ Shutterstock)

    Bệnh viện đang bị quá tải vì có quá nhiều bệnh nhân bại liệt cần được chữa trị, vậy nên họ nói rằng họ không thể làm gì để giúp Alexander. Cậu bị bỏ lại trên một cái cáng, cố gắng thở từng hơi khó nhọc. Rất may, sau đó, một bác sĩ đã phẫu thuật mở khí quản khẩn cấp để tạo đường thở cho Alexander. Tuy bác sĩ đã loại bỏ chất lỏng tích tụ trong phổi của cậu nhưng cuối cùng Alexander vẫn bị liệt từ cổ trở xuống, cơ hoành của cậu không thể hoạt động bình thường.

    Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh bại liệt, Alexander được đặt vào trong một chiếc phổi sắt để hỗ trợ hô hấp. Lúc đó cậu không hề biết rằng mình sẽ phải sống dựa vào chiếc máy này cả đời. Căn bệnh quái ác khiến Alexander bị liệt toàn thân, chỉ có thể cử động đầu, cổ và miệng, khiến cuộc sống và việc học của cậu trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

    Bất chấp những trở ngại khủng khiếp trước mắt, Alexander vẫn quyết tâm chiến đấu với số phận để sống hết mình 100%. Suốt 18 tháng đầu tiên ở bệnh viện, cậu chưa từng có ý định buông xuôi tất cả. 

    la phoi sat 1
    Từ nhỏ ông đã bị giam cầm trong chiếc máy.

    Vì bị liệt nên Alexander được học tại nhà. Ông cũng tập trung vào việc phát triển kỹ năng ghi nhớ sự kiện mà không cần ghi chú. Cha của ông đã tạo ra một chiếc bút chuyên dụng có thể sử dụng bằng miệng, giúp Alexander tiếp tục con đường học vấn. Không để khó khăn ngáng đường, ông chăm chỉ học tập mỗi ngày, dần dần trở thành thành học sinh xuất sắc, rồi vượt qua kỳ thi luật sư và cuối cùng trở thành một luật sư đầy tự hào.

    Khi theo học ở Đại học Texas, ông vẫn phải sử dụng lá phổi sắt trong ký túc xá. Với những người tò mò về “người đàn ông thò đầu ra khỏi máy”, ông đều vui vẻ kết bạn với họ. Tại đây, ông đã gặp một người phụ nữ tên là Claire. Họ yêu thương nhau và quyết định đính hôn.

    Tuy nhiên, mẹ của Claire không tán thành mối quan hệ này. Bà thậm chí còn cấm Alexander nói chuyện với con gái bà. Sự kiện này đã để lại một vết thương lòng lớn cho Alexander. Kể từ đó ông không còn nghĩ tới chuyện kết hôn nữa.

    “Phải mất nhiều năm vết thương của tôi mới lành lại”, ông nói. 

    Tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng Alexander chưa bao giờ ngừng tiến lên phía trước. Cuộc đời phi thường của ông là minh chứng cho chúng ta thấy những trở ngại trong quá khứ không thể quyết định cho tương lai của một người.

    Trithucvn (theo BrightSide)

  • Arday, 37 tuổi, một nhà xã hội học, muốn dùng câu chuyện của bản thân để truyền cảm hứng cho những người có xuất phát điểm bất lợi khác.

    Nhà xã hội học 37 tuổi Jason Arday - người sắp trở thành giáo sư da đen trẻ tuổi nhất từng được bổ nhiệm tại Đại học Cambridge - không biết đọc và viết cho tới năm 18 tuổi và chưa đầy 8 năm trước, anh còn làm việc bán thời gian tại siêu thị Sainsbury’s, theo Guardian.

    Jason Arday 1
    Jason Arday

    11 tuổi mới biết nói

    Hiện là một học giả được trọng vọng về vấn đề chủng tộc, bất bình đẳng và giáo dục nhưng vào năm 3 tuổi, anh nhận chẩn đoán mắc chứng chậm phát triển toàn cầu và rối loạn phổ tự kỷ. Tới năm 11 tuổi, Arday mới có thể học nói.

    Vào tháng tới, anh sẽ đảm nhận vai trò giáo sư xã hội học về giáo dục tại Đại học Cambridge, và Arday hy vọng câu chuyện phi thường của mình sẽ truyền cảm hứng cho những người có hoàn cảnh khó khăn khác tiến tới giáo dục đại học.

    Arday sẽ theo đuổi điều đó dựa trên công việc trước đây của mình tại các trường đại học Durham và Glasgow, tập trung vào vấn đề ít người da đen và dân tộc thiểu số trong giáo dục đại học, sự hiện diện khiêm tốn của họ trong ngành học thuật và thách thức của việc thúc đẩy trải nghiệm và kết quả giáo dục công bằng hơn cho tất cả.

    “Công việc của tôi chủ yếu tập trung vào việc làm thế nào chúng ta có thể mở rộng cánh cửa hơn cho nhiều người có hoàn cảnh khó khăn và thực sự dân chủ hóa giáo dục đại học”, Arday bày tỏ.

    “Hy vọng rằng việc ở một nơi như Cambridge sẽ giúp tôi có đòn bẩy để thực hiện điều đó đó trên toàn quốc và toàn cầu”.

    “Nói là một chuyện, làm mới là điều quan trọng. Cambridge đã và đang thay đổi đáng kể và đạt được một số thành tựu đáng chú ý trong nỗ lực đa dạng hóa, nhưng còn rất nhiều việc phải làm - ở đây và toàn lĩnh vực”, Arday nói thêm.

    Jason Arday 1
    Giáo sư Jason Arday muốn dùng câu chuyện của bản thân để truyền cảm hứng cho những người có xuất phát điểm bất lợi khác. Ảnh: Đại học Cambridge.

    Arday chào đời và lớn lên ở Clapham, nam London, trong một gia đình có bốn người con. Cho đến năm 11 tuổi, anh đã phải giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu và phần lớn thời thơ ấu của anh gắn liền với các nhà trị liệu ngôn ngữ. Gia đình Arday được thông báo rằng có khả năng anh sẽ cần sự hỗ trợ suốt đời. Thế nhưng, anh đã vượt lên trên tất cả.

    Sau khi đạt hai chứng chỉ GCSE (Chứng chỉ Giáo dục Trung học) về giáo dục thể chất và dệt may, Arday đã học BTec tại trường cao đẳng, sau đó hoàn thành bằng đại học đầu tiên về giáo dục thể chất và nghiên cứu giáo dục.

    Sau đó, anh hoàn thành hai bằng cao học, trong đó có một bằng PGCE để trở thành giáo viên giáo dục thể chất và bằng tiến sĩ tại Đại học John Moores Liverpool. Trong lúc đi học, anh làm việc bán thời gian tại Sainsbury's và Boots để có thêm thu nhập.

    Giấc mơ trở thành hiện thực

    Mười năm trước, khi đang học tiến sĩ, Arday đã viết một loạt các mục tiêu cá nhân lên tường phòng ngủ của mẹ mình. Điều thứ ba trong danh sách có nội dung như sau: “Một ngày nào đó tôi sẽ làm việc tại Oxford hoặc Cambridge”. Vào ngày 6/3, giấc mơ đó sẽ trở thành hiện thực.

    “Tôi là một người lạc quan nhưng vẫn không thể nào nghĩ rằng điều đó lại xảy ra”, Arday chia sẻ.

    Thông điệp trong câu chuyện của tôi dành cho những người trẻ tuổi khác có xuất phát điểm bất lợi là “mọi thứ đều có thể xảy ra”, anh nói.

    “Tôi biết mình không nhất thiết phải có nhiều tài năng, nhưng tôi biết mình khao khát điều đó đến mức nào và tôi biết mình muốn làm việc chăm chỉ như thế nào”.

    Jason Arday 1
    Arday mong muốn có thể mở rộng cánh cửa hơn cho nhiều người có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: BBC.

    Tuy nhiên, điều này không nên chỉ phụ thuộc vào nỗ lực của từng cá nhân - hệ thống cũng phải thay đổi, Arday nêu rõ. “Tại Cambridge, đã có những tiến bộ thực sự lớn và hữu ích. Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều điều cần làm trong lĩnh vực phát triển, cũng như trong toàn ngành”, anh chỉ ra.

    “Một trong những vấn đề lớn của lĩnh vực này đó là nó hoạt động theo cách rất không bền vững. Công việc thường dựa vào sức lao động của các chuyên gia và học giả da đen và dân tộc thiểu số mà không được trả công và không được công nhận”, Arday cho hay.

    Thay vào đó, cần phải có trách nhiệm tập thể - Arday nói - và những người làm việc để thúc đẩy bình đẳng, đa dạng và hòa nhập nên được hỗ trợ và trả công xứng đáng.

    Anh cũng nhấn mạnh nghiên cứu của BBC từ năm 2018 cho thấy các học giả da đen và dân tộc thiểu số được trả ít hơn so với các đồng nghiệp da trắng. Theo đó, các học giả da trắng nhận mức lương trung bình là 52.000 bảng Anh trong khi các học giả da đen là 38.000 bảng Anh.

    Arday nói thêm: “Điều cuối cùng là nhận ra mức độ bạo lực ở một số không gian này và những người quản lý nhận ra rằng đó là một thách thức nghiêm trọng đối với sức khỏe tinh thần và tâm lý của người da đen và dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ nữ da màu, và cụ thể hơn là phụ nữ da đen trong lĩnh vực này, những người bị đối xử phân biệt. Tôi nghĩ đó là một vết nhơ trong lĩnh vực này, và đó là điều mà chúng ta cần cùng nhau suy nghĩ để làm tốt hơn”.

    Arday cho biết phụ nữ da đen nằm trong số những người được trả lương thấp nhất trong ngành học thuật và trong số 24.000 giáo sư ở Anh, chỉ hơn 160 là người da đen và chỉ hơn 50 người là phụ nữ da đen.

    Jason Arday 1
    Vào ngày 6/3/2023, Arday bắt đầu đảm nhận vai trò giáo sư xã hội học về giáo dục tại Đại học Cambridge. Ảnh: Đại học Cambridge.

    Giáo sư Bhaskar Vira, Phó hiệu trưởng phụ trách giáo dục tại Đại học Cambridge, cho biết: “Jason Arday là một học giả đặc biệt về chủng tộc, bất bình đẳng và giáo dục. Anh ấy sẽ đóng góp đáng kể cho nghiên cứu của Cambridge trong lĩnh vực này và giải quyết vấn đề về sự thiếu vắng của những người có hoàn cảnh kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt là những người da đen, châu Á và các cộng đồng dân tộc thiểu số khác.

    “Trải nghiệm của anh ấy làm nổi bật những rào cản mà nhiều nhóm ít được đại diện phải đối mặt trong giáo dục đại học và đặc biệt là tại các trường đại học hàng đầu. Cambridge có trách nhiệm làm mọi thứ có thể để giải quyết vấn đề này bằng cách tạo ra những không gian học thuật nơi mọi người cảm thấy mình thuộc về”.

    Zing (theo Guardian)

  • Chân tay co quắp, không thể đi đứng và cầm nắm như người bình thường nhưng Lù Văn Hoàng có thể làm việc với người nước ngoài bằng vốn tiếng Anh tự học và trở thành một streamer game nổi tiếng.

    nguoi khuyet tat lien minh huyen thoai 1

    18h, xã Thèn Sin, huyện Tam Đường, Lai Châu, trời đã đen kịt. Sương lạnh đầu năm trùm lên căn nhà gỗ bên sườn đồi của gia đình Lù Văn Hoàng, 23 tuổi, người dân tộc Giáy. Chàng trai ngồi trên chiếc ghế mây nhỏ, từ từ nhấc mình di chuyển sang bàn làm việc cạnh giường ngủ. Bật máy tính, Hoàng bắt đầu chơi game. Bên cạnh, vợ anh đã phụ giúp đặt chiếc điện thoại để anh livestream trong quá trình làm việc.

    Gần 3 năm nay, streamer "Hoàng Khuyết" là cái tên được nhắc đến nhiều trong cộng đồng người chơi game Liên Minh Huyền Thoại. Nhờ thế, anh đã có thể kiếm tiền từ công việc này.

    "Biết đến Hoàng, ban đầu tôi không nghĩ bạn có thể chơi tốt một tựa game cần thao tác và phản xạ nhanh như Liên Minh Huyền Thoại. Sau khi xem qua các buổi livestream chơi game Hoàng thực hiện trước đó, tôi đã từ ngạc nhiên chuyển sang khâm phục anh bạn", anh Đinh Quốc Phương - CEO một công ty truyền thông, người biết đến Hoàng qua một lời giới thiệu 3 năm trước. Anh là người đồng hành với Hoàng khi Fanpage của anh còn là số 0 cho đến gần 60.000 người theo dõi như hiện tại.

    nguoi khuyet tat lien minh huyen thoai 1
    Hoàng chơi với con gái gần 1 tuổi trước sân nhà sáng đầu năm (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

    Sự học dở dang

    Lù Văn Hoàng là con trai thứ 3 trong gia đình có 5 người con. Là đứa con trai duy nhất nhưng lại bị khuyết tật bẩm sinh. Từ nhỏ, tay chân Hoàng dặt dẹo, không thể đi đứng, cầm nắm được như người bình thường. Bù lại, hơn 1 tuổi Hoàng đã bắt đầu nói sõi, không đi được nhưng luôn tự xoay sở để làm được những việc cá nhân.

    Năm Hoàng 6 tuổi, bố qua đời, một mình mẹ anh gánh vác kinh tế gia đình và chăm sóc 5 người con. Khó khăn, mẹ Hoàng gửi đứa con gái út cho một người họ hàng nuôi đến lớn. Về phần Hoàng, tuy khuyết tật nhưng vì lanh lợi nên được đến trường học cùng những đứa trẻ bình thường.

    "Mình chưa bao giờ nghĩ bản thân là người khuyết tật cả", Hoàng nói.

    Hết cấp 1, một nhà hảo tâm ở Hà Nội biết Hoàng từ năm 2003, thời mà cha thường đưa anh  lên thành phố chạy chữa. Người đàn ông giới thiệu và đưa Hoàng đến trung tâm bảo trợ của huyện để tiếp tục đi học. Ở đây, Hoàng được lo mọi chi phí. Khát khao đi tìm con chữ, nhưng vì thường xuyên ngất xỉu, chảy máu mũi nên Hoàng không đủ sức theo học. Năm lớp 7, anh bỏ ngang việc học, trở về nhà. Lúc bấy giờ, cậu bé Hoàng không biết và cũng chẳng có ai hướng dẫn nên làm gì để có tương lai.

    nguoi khuyet tat lien minh huyen thoai 1
    Để di chuyển, Hoàng cần sự hỗ trợ của chiếc ghế mây nhỏ (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

    nguoi khuyet tat lien minh huyen thoai 1
    Một buổi chơi game và livestream của Hoàng (Ảnh: Diệp Phan).

    May mắn, cũng nhờ người đàn ông ở Hà Nội tặng cho một chiếc laptop, cậu bé mua thiết bị Dcom 3g, đăng ký gói khuyến mãi, mỗi tháng 70.000 đồng để vào mạng. 

    Nhờ thế, cuộc đời Hoàng bắt đầu rẽ sang một hướng khác. Trong khi nhiều bạn bè cùng trang lứa trong làng khao khát được ra tiệm net để chơi game thì Hoàng vùi đầu vào học cách sử dụng máy tính, học tiếng Anh và sữa chữa điện thoại. Sau gần 2 năm, Hoàng có thể giao tiếp tiếng Anh cơ bản với người nước ngoài. Biết sửa điện thoại, máy tính cho những người trong làng, miễn phí.

    "Dù chưa biết được gì nhiều nhưng lúc nào mình cũng có những ước mơ như làm trong các tập đoàn, công ty lớn của thế giới", Hoàng cười thẹn, chia sẻ.

    nguoi khuyet tat lien minh huyen thoai 1
    Dù ở trên giường bệnh, chàng trai lúc nào cũng nở nụ cười (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

    Thế nhưng, khi cuộc sống chỉ quanh quẩn trong căn nhà và khoảng sân nhỏ, nhiều lần chàng trai đã rơi vào bế tắc, trầm cảm. Có lúc, anh chẳng muốn nói chuyện với ai, tự ti vì chẳng ai nghĩ anh có thể làm được việc gì để kiếm sống với 1 chiếc laptop.

    Nhưng cậu bé Hoàng nghị lực ngày nào không muốn biến mình thành người vô dụng trong rào cản tự ti đó. Chứng kiến nhiều mảnh đời như mình chỉ biết ngồi 1 chỗ than trách số phận và phải trông đợi người khác chăm sóc cho đến lúc già đi, Hoàng thấy sợ.

    "Mình sợ không lo được cho bản thân, khổ mẹ và các chị em lắm. Mình cũng không muốn sẽ già đi và chết một cách vô nghĩa", Hoàng bộc bạch.

    Thành quả của việc tự học

    Năm 2015, qua giới thiệu của người quen, Hoàng có cơ hội làm việc cho một người đàn ông ở Anh. Với nhiệm vụ quản lý 1 trang web, khi có những lỗi hệ thống, anh sẽ là người sữa chữa lại. Cầm khoản tiền 300 USD cho hơn 1 tháng làm việc, chàng trai mừng trong bụng, nghĩ: "Con đường sống của mình là đây".

    Tuy nhiên, vì thường xuyên làm việc đêm khuya, Hoàng thấy sức khỏe yếu dần. Tuy không ngất xỉu như trước nữa nhưng anh lại hay bị cảm cúm. Tự nhận thấy bản thân không có gì nổi trội nhưng lại hay được bạn bè khen chơi game giỏi và có tài ăn nói, Hoàng quyết định thử sức trở thành một streamer game Liên Minh Huyền Thoại.

    Vừa chơi, những streamer như Hoàng vừa trò chuyện trực tiếp với đồng đội, vừa trả lời bình luận của khán giả đang xem trận đấu. Còn nhớ buổi đầu được anh Phương hỗ trợ, anh nhắc lại những buổi live stream tương tác người theo dõi không được như mong muốn, có lỗi phát sinh khiến không có nổi một lượt xem.

    "Nhiều người thấy mình khuyết tật bình luận rằng em giả tạo, ghép hình để câu view. Thời gian đầu mình chỉ tập trung chơi mà không tương tác với khán giả nên những livestream của mình nhạt nhẽo lắm", Hoàng thú nhận.

    nguoi khuyet tat lien minh huyen thoai 1
    Không gian làm việc thường ngày của chàng streamer vùng Tây Bắc (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

    Còn CEO Đinh Quốc Phương khẳng định: "Tôi biết khi đó bạn rất buồn. Dù muốn bật khóc trên livestream nhưng bạn vẫn cố gắng kìm nén cảm xúc, tự nói chuyện một mình với hy vọng sẽ có ai đó xuất hiện. Nhờ sự kiên trì, nghiêm túc trong công việc và sự chân thành đã giúp bạn đạt được thành công như hôm nay. Phía công ty tôi cũng chỉ hỗ trợ phân nửa". 

    Hiện tại, mỗi ngày Hoàng livestream từ 18h đến 22 giờ. Buổi sáng, anh cũng thường nhờ vợ quay lại những cảnh sinh hoạt, trông con, ăn uống của mình để làm video đăng lên mạng xã hội. 

    Thời gian đầu, ngoài khoản lương live stream trả theo hợp đồng, anh Phương  quyết định hỗ trợ thêm Hoàng một khoản nhỏ dựa theo tình hình tài chính của công ty theo từng tháng.

    Với công việc hiện tại, Hoàng không chỉ có thể lo cho bản thân mà còn đủ sức nuôi vợ và con gái nhỏ gần 1 tuổi.

    "Từ nhỏ, con đã biết tự lập trong mọi chuyện, chỉ những việc không làm được như lấy đồ trên cao thì mới cần sự giúp đỡ nhưng tôi chưa bao giờ dám nghĩ con có người yêu, lấy vợ sinh con", bà Vàng Thị Tâm, 47 tuổi, mẹ của Hoàng nói.

    nguoi khuyet tat lien minh huyen thoai 1
    Gia đình nhỏ của Hoàng trong căn nhà nhỏ bên sườn núi (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

    Trong mắt mọi người, ai cũng thấy Hoàng trưởng thành, song anh luôn cho rằng bản thân chưa làm được điều gì lớn lao. Khao khát lớn nhất của anh là muốn học hỏi thêm nhiều điều mới dù sức khỏe không cho phép.

    "Mình không muốn bản thân dậm chân tại chỗ, cũng chẳng thích đổ lỗi cho hoàn cảnh mà cứ nghĩ mình sẽ làm được", Hoàng trải lòng.

    Theo Dân Trí

  • Hai người khuyết tật, một người mù và một người cụt tay, đã cùng nhau trồng hơn 10.000 cây xanh trên 9 mẫu đất hoang mạc bao quanh ngôi làng của họ, khiến mảnh đất đất cằn cỗi này rực lên sức sống của thực vật.

    cung nhau trong cay 1

    Ông Giả Văn Kì (Jia Wenqi) và ông Giả Hải Hà (Jia Haixia) là 2 người nông dân khuyết tật ở thôn Dã Lí, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Họ là đôi bạn tốt từ khi còn nhỏ.

    Thời thơ ấu, ông Văn Kì bị mất cả 2 cánh tay. Còn ông Hải Hà đã bị mất thị lực cả 2 đôi mắt sau một tai nạn vào năm 2000. Ông Văn Kì đã an ủi Hải Hà và khuyên ông cố gắng tiếp tục sống.

    Vào năm 2001, hai ông đã nảy ra một ý tưởng – đó là trồng cây trên 9 mẫu đất hoang mạc bao quanh ngôi làng của họ, một nơi khô cằn và đầy sỏi cát.

    cung nhau trong cay 1

    Họ bắt đầu thực hiện ý tưởng vào năm 2002. Vì không có tiền và không đủ khả năng mua cây con, hai ông đã tự cắt cành để chiết cây, cụ thể là cây dương và cây liễu.

    Trong suốt hơn 10 năm, hàng ngày, ông Văn Kì đều cõng ông Hải Hà trên lưng và vượt qua con suối tới mảnh đất hoang trồng cây.

    Ông Hải Hà cho biết: “Tôi là đôi tay của cậu ấy và cậu ấy là đôi mắt của tôi. Chúng tôi là đôi bạn tốt của nhau”.

    Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, hơn 10.000 cây xanh đã được trồng bởi 2 ông. Đây quả thực không phải là một thành tựu dễ dàng chút nào, bởi trong năm đầu tiên, chỉ có 2 trong số 800 cây họ trồng sống sót.

    Sau hơn một thập kỷ, với sự nỗ lực phi thường của 2 con người khuyết tật nhưng tâm hồn không tàn tật, hàng ngàn cây trồng đã phủ xanh một khoảng đất hoang rộng lớn, muông thú đã bắt đầu kéo đến khu vực này sinh sống. Ngoài ra, cây xanh cũng góp phần bảo vệ ngôi làng của hai ông khỏi lũ lụt, mang lại không khí trong lành và sự bình yên cho dân làng.

    Theo Trithucvn

  • be gai nho nhat the gioi Charlotte Garside 1

    Khi mới chào đời, cô bé mắc bệnh lạ chỉ nặng 30 gram và các bác sĩ đều cho rằng em sẽ không thể sống quá 1 tuổi.

    Vào năm 2007, cô Emma Newman - một người phụ nữ Anh đã trở thành bà mẹ nổi tiếng bất đắc dĩ khi có ca sinh nở hi hữu. Emma đã trở dạ và sinh non 4 tuần bé gái thứ 4 của gia đình tên Charlotte Garside. Khi em bé ra đời, tất cả các bác sĩ và bố mẹ đều sốc khi Charlotte chỉ bé xíu, nặng vỏn vẹn 30 gram, dài 25 cm. Trước đó, trong quá trình mang thai và nhiều lần siêu âm, bác sĩ đều không phát hiện ra điểm bất thường của thai nhi.

    be gai nho nhat the gioi Charlotte Garside 1
    Cô bé Charlotte Garside khi ra đời là một trong những em bé sơ sinh nhỏ nhất từng được lịch sử y học ghi nhận

    Sau đó, bé Charlotte được chẩn đoán mắc phải hội chứng có tên khoa học là Primordial Dwarfism. Đây là một đột biến gen vô cùng hiếm tạo ra chứng lùn bẩm sinh, khiến người mắc có cơ thể nhỏ và kém phát triển hơn người bình thường rất nhiều lần. Từ trước đến nay, thế giới mới chỉ ghi nhận khoảng 200 ca mắc bệnh Primordial Dwarfism. Với thể trạng tí hon như vậy, Charlotte có sức khỏe rất yếu và bị dự đoán khó sống quá 1 tuổi.

    be gai nho nhat the gioi Charlotte Garside 1
    Charlotte khi ngồi bên cạnh một chú thỏ

    Dẫu vô cùng đau đớn trước bệnh tình lạ của con mình, vợ chồng Emma vẫn cố gắng tìm cách chạy chữa và chờ đợi phép màu. Sau sinh nhật 1 tuổi, quả thật Charlotte đã vượt qua và sống khỏe mạnh. Sức sống mãnh liệt của cô gái bé nhỏ khiến truyền thông gọi em là "bé gái nhỏ nhất thế giới".

    Sau đó, không chỉ tiếp tục đón sinh nhật 2 tuổi, 3 tuổi, đến nay, khi đã bước sang tuổi 14, Charlotte Garside vẫn tồn tại trên thế giới, bất chấp biết bao chẩn đoán, lo lắng của mọi người. Không những vậy, cô bé còn trở thành nhân vật truyền cảm hứng sống khi luôn lạc quan và cố gắng có một cuộc đời bình thường.

    be gai nho nhat the gioi Charlotte Garside 1
    Charlotte cùng 2 người chị gái của mình

    Cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của Charlotte chắc chắn không hề dễ dàng. Gia đình Garside đã phải thiết kế lại toàn bộ nội thất, sắm đồ đạc tí hon sao cho vừa với thân hình của "cô bé nhỏ nhất thế giới" này. Toàn bộ đồ dùng từ bỉm ngày bé, quần áo, cặp sách của em đều như đồ dùng búp bê. Vì quá nhỏ bé, em cũng không thể tự ăn uống mà tiêu hóa hoàn toàn qua ống xông.

    Đến năm 7 tuổi, Charlotte vẫn chỉ có cân nặng chưa tới 4kg và cao 68cm. Lúc nào em trông cũng như một con búp bê và cần người khác bế. Gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng cô bé mắc bệnh lạ này vẫn rất tinh nghịch, tràn đầy năng lượng. Khi đến tuổi, Charlotte được bố mẹ cho đến trường đi học như bao bạn bè đồng trang lứa.

    be gai nho nhat the gioi Charlotte Garside 1
    "Bé gái nhỏ nhất thế giới" trên tay bố

    be gai nho nhat the gioi Charlotte Garside 1
    Thân hình bé xíu của Charlotte khi ngồi cạnh các bạn bằng tuổi

    Giờ đây, Charlotte vẫn luôn mạnh mẽ để sống hòa hợp với cơ thể bất bình thường của mình. Bất chấp quá nhiều khó khăn và nhiều ánh nhìn tò mò, chỉ trỏ của người xung quanh, Charlotte là niềm tự hào của gia đình và truyền thông vẫn luôn gọi em là một phép màu y học thực thụ. Cô Emma - mẹ của em cũng lập một trang Facebook để chia sẻ về cuộc đời hằng ngày của con gái mình. Rất nhiều người mắc bệnh lạ, bị hội chứng người lùn hay có hoàn cảnh tương tự đã được khích lệ nhờ câu chuyện của Charlotte.

    be gai nho nhat the gioi Charlotte Garside 1

    be gai nho nhat the gioi Charlotte Garside 1
    Cô bé tí hon mang trong mình trái tim mạnh mẽ và vô cùng lạc quan, tràn đầy nghị lực sống

    be gai nho nhat the gioi Charlotte Garside 1
    Hình ảnh Charlotte năm 2018

    Kênh 14 (theo Mirror)

  • Từ nhỏ, hai anh em mồ côi mẹ, cha đi lập gia đình để lại mấy anh em tự chăm sóc nhau. Vừa lên 5 tuổi, cả hai anh em mắc bệnh sởi rồi bị mù vĩnh viễn. Từ đó đến nay, anh Vũ và anh Lớn (huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang) dắt nhau đi lang thang khắp nơi mưu sinh qua ngày.

    Cặp song sinh mù mồ côi, bất hạnh từ nhỏ

    Tìm đến thôn Đông (xã Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) vào một buổi chiều đông, khi hỏi đến cặp song sinh mù sống cô lập giữa cánh đồng thì ai ai cũng biết và xót thương cho số phận 2 người đàn ông này.

    Hai anh em Đặng Văn Vũ, Đặng Văn Lớn (SN 1973), là một cặp song sinh mồ côi mẹ từ khi lên 1 tuổi, cha các anh cũng sớm bỏ đi lấy vợ khác, bỏ lại mấy anh em tự chăm sóc nhau. Sinh ra, hai người cũng lành lặn, khoẻ mạnh như những người khác nhưng mọi khổ cực, đau đớn bắt đầu ập đến khi 2 người lên 5 tuổi.

    anh em mu loa 1
    Từ khi lên 5 tuổi, do biến chứng của bệnh sởi nên cả hai anh em đều bị mù vĩnh viễn.

    Cùng một ngày, hai anh em mắc căn bệnh sởi, do không có tiền chữa bệnh nên bị biến chứng và mắt cũng bị mù vĩnh viễn từ đó. Kể từ đây, hai người dìu dắt nhau đi lang thang khắp nơi ăn xin, bắt con cua con ốc sống qua ngày.

    "Lúc đó bị bệnh nhưng không có tiền đi chữa chạy nên đành chịu. Bệnh cứ dần nặng hơn, sởi nó chạy vào mắt nên cả 2 cùng bị mù. Mấy anh em cứ dắt nhau đi lang thang khắp nơi ăn xin thôi, xin được thì có cái ăn, không thì nhịn đói, mãi cũng thành quen", anh Lớn tâm sự.

    anh em mu loa 1
    Do cả hai mắt đã mù nên đồ đạc trong nhà được sắp xếp ngăn nắp và giữ nguyên vị trí cố định để tiện sinh hoạt, tìm kiếm.

    anh em mu loa 1
    Anh Lớn kể về cuộc đời bất hạnh của hai anh em.

    Suốt mấy chục năm lang thang khắp nơi, bạ đâu ngủ đó, anh Lớn và anh Vũ cũng dần lớn lên với cuộc sống vật vạ, bấp bênh. Mãi đến năm 2002, hai anh em mới được cấp cho hơn sào đất, được các hội thiện nguyện, chính quyền dựng tạm cho căn nhà nhỏ nằm hiu quạnh giữa cánh đồng.

    "Không còn dám mơ vợ con gì cả, dắt nhau đi xin ăn được bữa nào hay bữa đó thôi"

    Sống trong căn nhà dột nát giữa đồng suốt nhiều năm, thấy hoàn cảnh 2 anh em khó khăn, đáng thương, một nhà hảo tâm đã quyên góp tiền sửa giúp phần mái nhà và cơi thêm cái bếp nhỏ để các anh có nơi trú nắng, trú mưa.

    anh em mu loa 1
    Phần mái mới được một mạnh thường quân tu sửa giúp hai anh em.

    "Giờ hàng ngày hai anh em cứ bám vào nhau sống thôi. Mắt không thấy gì nên những thứ trong nhà đều để ở vị trí nhất định, chúng tôi nhớ trong đầu hết. Lúc nào cần dùng cái gì là mò đúng chỗ ấy sẽ thấy, cuộc sống hàng ngày vậy rồi nên mãi cũng thành quen", anh Lớn tâm sự.

    Mỗi ngày, hai anh em thường dắt nhau đi xin ở khắp nơi. Chỉ mong xin được chút gì cùng nhau ăn để sống qua ngày: "Chúng tôi dắt nhau ra đường nhờ mọi người bắt xe khách cho đi xin. Lúc thì xuống TP. Bắc Giang, Bắc Ninh, có lần xuống cả Hà Nội để xin.

    Đi đường người ta cũng thương, nên lấy tiền xe ít lắm. Có lúc còn không mất tiền xe. Xin xong hai anh em lại nhờ mọi người bắt xe cho đi về nhà. Mắt không nhìn được nên đi đâu cũng phải hai anh em dắt nhau đi chứ đi một mình thì sợ bị lạc, không tìm thấy nhau nữa", anh Lớn tâm sự.

    Những hôm đi nhiều, sức khoẻ giảm sút, hai anh em lại ở nhà cùng nhau đi mò con cua, con ốc để ăn và kiếm thêm được đồng nào hay đồng đó. Sống trong căn nhà lụp xụp giữa đồng không có điện nên những ngày nắng nóng, hai anh em phải đi ra bờ ao, bụi tre để tránh nắng nóng.

    anh em mu loa 1
    Trong nhà các anh không có món đồ đạc gì giá trị, ngoài 2 chiếc giường.

    anh em mu loa 1
    Cửa nhà cũng bị mối mọt, mục rữa.

    "Trong nhà nóng quá, không có điện, không có quạt nên hôm nào nắng nóng phải chạy ra ngoài tránh nắng. Khoảng 2 tháng gần đây mới xin được lắp điện để lắp quạt tránh nóng. Có điện rồi nên nhờ mọi người lắp thêm cho cái bóng đèn, có ai vào thăm thì còn có cái bật lên cho sáng chứ chúng tôi cũng không dùng được", anh Lớn tâm sự.

    Có hoàn cảnh khó khăn, mắt không nhìn được nên hàng tháng, anh Vũ và anh Lớn được hỗ trợ tiền trợ cấp cho người khuyết tật mỗi người 500.000 đồng: "Cũng đỡ được phần nào tiền ăn uống hàng tháng của hai anh em. Còn lại mình phải tự lực cánh sinh hết chứ biết làm sao được.

    Giờ tuổi này rồi, tôi cũng không dám mơ ước lấy vợ nữa, chỉ mong cái nhà được sửa, cái cửa mục được thay để che nắng che mưa là chúng tôi mừng lắm rồi, cứ dắt nhau đi xin ăn được bữa nào hay bữa đó thôi", anh Lớn chia sẻ.

    Nguồn: Kênh 14

  • Chàng trai Vũng Tàu có biệt danh “sọ dừa” vì 35 tuổi mà thân hình vẫn như trẻ con còn cô gái làm công nhân ở Hà Nội. Tình yêu đã đưa họ về chung một nhà.

    chuyen tinh so dua 1

    Đồng hồ điểm 20h, Phạm Hữu Thọ lăn tròn trên đệm xuống sàn nhà, dùng lực đẩy đầu về phía tủ lạnh. Anh dùng cánh tay phải mềm oặt để bấm công tắc nồi cơm. Xong xuôi, anh tiếp tục lăn về phía chiếc điện thoại, bấm phím nhắn tin: “Vợ về chưa?, Chồng cắm cơm rồi”.

    Vừa ra khỏi cổng một khu công nghiệp ở Bắc Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội), chị Phạm Thanh Hoa gọi luôn cho chồng: “Em đang về rồi. Chờ 10 phút em mua cho hộp cà phê. Anh cần gì nữa không?”. Anh Thọ nhấp nháy đôi mắt, đùa: “Chỉ cần vợ mập thôi”.

    35 tuổi nhưng Phạm Hữu Thọ vẫn như một em bé. Chân tay không phát triển, khuôn mặt cũng không dễ nhìn. Rất khó khăn để ngồi nên anh chỉ nằm và di chuyển bằng cách lăn. Những năm chưa lấy vợ, sống cùng bố mẹ ở Bà Rịa – Vũng Tàu, thi thoảng anh mới được ra khỏi phòng, đi cà phê. “Tôi như cục thịt, đặt đâu nằm đấy”, anh nói.

    Một lần thấy chị họ nhắn tin trên điện thoại, Thọ mê lắm. Song anh nghĩ, mình không biết chữ thì làm sao mà dùng được. Chàng trai mày mò tự học lại bảng chữ cái nhưng cái tai điếc khiến anh mất cả tuần cũng không “ngấm” được mấy chữ.

    Một chiều buồn quá, Thọ lên xe lăn ra đầu ngõ uống cà phê, không may bị vấp cục đá, té ngã phải đi viện. Sau hôm ấy người anh đau không nhúc nhích được. Nằm trên giường, ý nghĩ phải học chữ để dùng điện thoại cứ bám riết trong đầu. Thọ nghĩ ra cách nói câu gì thì nhờ anh em viết ra và chỉ cách đọc, dần như thế mà đọc thông. Anh mua điện thoại và chăm nói chuyện với bạn bè tứ phương để viết thạo. Từ năm 2016, Thọ bắt đầu bán hàng qua mạng, công việc đủ để nuôi sống mình, với thu nhập khoảng 5 triệu đồng mỗi tháng.

    Chị Phạm Thanh Hoa, 40 tuổi, là một khách hàng “ruột” của anh Thọ. Từ hai năm trước chị đã hay theo dõi các livestream bán hàng của Thọ. Mỗi lúc anh vắng khách, chị hay vào bình luận. Thấy anh có tâm trạng, chị cũng hỏi han. Một lần, Thọ tâm sự chuyện yêu đơn phương một cô gái, chị Hoa khuyến khích anh tỏ tình. Có điều cô gái đó bỏ chạy và từ đó tránh anh tránh như tà. Chàng trai hụt hẫng, lại tìm đến chị Hoa để trút bầu tâm sự.

    Bản thân chị Hoa lấy chồng từ năm 18 tuổi theo nguyện vọng của cha mẹ, nhưng cuộc hôn nhân không tình yêu kết thúc khi con gái chào đời. Từ hơn chục năm trước Hoa đã ra Hà Nội làm công nhân và bám trụ tại đây nuôi con học hành, xây được nhà ở quê và mua xe hơi. “Lúc trẻ thì chơi với con, khi già thì chơi với cháu”, người phụ nữ quê Triệu Sơn, Thanh Hóa hoạch định cuộc đời.

    chuyen tinh so dua 1

    Từ khi trò chuyện nhiều với anh Thọ, chị càng thấy quý. Anh chỉ ở trong bốn bức tường nhưng cách nói chuyện thông minh, dí dỏm. Nhiều lần, lối suy nghĩ của “chàng sọ dừa” làm chị phá lên cười giữa những giờ giải lao. Một ngày, bỗng nhiên chị nảy ra ý nghĩ, nhỡ con gái lấy chồng xa, bố mẹ già yếu qua đời, sẽ cũng chỉ có một mình cô quạnh tuổi già. Mà lấy một người chồng lành lặn thì lại sợ họ cờ bạc, rượu chè. “Hay là lấy anh Thọ. Anh ấy nằm ngoan như em bé, dễ nuôi, mà mình thì cũng chỉ cần một người trò chuyện”, chị nghĩ.

    Từ phía anh Thọ, thời gian đầu vẫn “kiêu” bởi tiêu chuẩn của anh là một người con gái “gầy và kém tuổi”. Một hôm khác, anh tâm sự về chuyện gia đình và thân phận như “tầm gửi” của mình, chị Hoa khóc. “Thấy cô ấy thương mình nên tôi rung động hơn”, anh chia sẻ.

    Kẻ Bắc, người Nam nhưng họ bắt đầu yêu nhau từ mùa hè năm nay. Từ lúc đó, anh Thọ đã thường xuyên bày tỏ mong muốn được đoàn tụ với chị Hoa. Nhưng chị hẹn anh đợi thêm một năm nữa vì vẫn đang phải cố gắng làm để trả nợ mua xe và tích lũy một khoản dự phòng trước khi bỏ phố về quê.

    Một tối trước Trung thu, thấy anh Thọ ăn bữa cơm muộn nguội ngắt, nhìn mâm cơm nóng sốt, ăm ắp thức ăn của mình, chị Hoa không cầm lòng được nên muốn vào thăm. Anh Thọ thưa chuyện với gia đình và được ba mẹ đồng ý.

    Dự định ở lại thăm bạn trai bốn ngày nhưng có một sự cố nhỏ nên sang ngày hôm sau chị phải đặt vé quay ra Bắc. Trước lúc về, chị bày tỏ tâm ý của mình với gia đình anh: “Cháu và anh Thọ thương nhau. Nhưng hiện tại cháu không đủ khả năng đón anh ấy chăm sóc. Cháu xin phép thường xuyên vào đây chơi để mọi người biết anh ấy cũng có một người vợ đang đi làm ăn xa”.

    Chị Hoa không thể ngờ vừa về tới nhà thì gia đình anh Thọ báo tin anh bỏ đi. Lúc liên lạc được chị mới biết anh đang bắt xe ra Bắc. Hoảng quá, chị thuyết phục: “Cơ thể anh ngồi xe mấy ngày sau chịu nổi. Xuống đi, em vào”. Trước lúc đi chị nói với con gái có thể sẽ phải đón anh Thọ ra luôn. Con chị ủng hộ: “Mẹ đón ngay đi. Cùng lắm chú ấy chỉ ăn bằng… con mèo của con”.

    Lúc gặp lại, anh Thọ đang ở cổng bến xe miền Đông (TP HCM), mặc một áo ba lỗ, quần đùi, không dép, người thậm chí đã bốc mùi. Vừa nhìn thấy chị, anh giơ ra một túi nilon đen nói: “Hôm trước để ý thấy em thích chiếc đồng hồ này. Anh tặng em”.

    Khuyên anh về nhà không được, chị đành báo cho gia đình anh, cho địa chỉ nhà và công ty của mình để họ tin tưởng và gom những đồng tiền cuối cùng trong thẻ đặt vé đưa anh đi theo mình. Vừa đặt chân xuống sân bay Nội Bài thì mẹ chị gọi đến than thở: “Đời con sung sướng hơn ai mà còn rước thêm người như thế về chăm?”. Chị nói: “Mẹ thử nghĩ ra đường đụng phải một người như thế thì có cứu không”.

    Chị Hoa đưa anh Thọ về căn nhà tập thể công nhân, sống cùng hai mẹ con chị. Hồng Nhung, 22 tuổi, con gái chị Hoa kể, ban đầu mới thấy ngoại hình của chú, em thấy sợ. “Ở vài hôm thì quen. Chú ấy nhiều chuyện và hài hước lắm”, Nhung chia sẻ.

    chuyen tinh so dua 1

    Còn anh Thọ, ban đầu đòi đi theo chị Hoa nhưng cũng sợ “chắc chỉ vài bữa nửa tháng là cô ấy chán, trả về với bố mẹ. Nhưng tôi chấp nhận đánh cược”. “Chàng sọ dừa” không ngờ hai mẹ con chị Hoa đối xử rất tốt với mình. Trước mỗi ngày đi làm, chị nấu sẵn đồ ăn; để nước ép, bánh kẹo trong ngăn dưới cùng tủ lạnh cho anh tiện lấy. Chị hay đưa anh đi cà phê, cuối tuần đi công viên, siêu thị và thăm bạn bè. “Mới ra được một tuần cô ấy đã dám đưa tôi đi dự tiệc cơ quan với rất đông người”, anh hạnh phúc khoe.

    Chị Nguyễn Thị Thu Thương – sáng lập doanh nghiệp xã hội Thương Thương Handmade – cho biết, đã theo dõi câu chuyện tình yêu của Thọ và Hoa từ những ngày đầu. “Đối với những người ƙɦυyết ƭậƭ nặng như chúng tôi, nhìn đã sợ rồi, nói gì ai yêu. Chị Hoa như một ‘cô tiên’, mang đến những điều kỳ diệu cho Thọ”, chị Thương chia sẻ và mong họ sớm có một đám cưới trong tương lai.

    chuyen tinh so dua 1

    Về phần gia đình anh Thọ, hai tháng qua vẫn theo dõi con hàng ngày. Bà Nga, mẹ anh cho biết, ban đầu gia đình bà không dám tin lại có một người phụ nữ thương con mình thật lòng, vì sợ con thiệt thòi nên họ phản đối. “Giờ thấy con hạnh phúc ngày nào thì chúng tôi vui ngày ấy”, bà cho hay.

    Đêm Hà Nội trở lạnh, tại một khu chung cư công nhân có người vợ bế chồng leo 5 tầng cầu thang sau khi đi cà phê về. Thấy bước chân vợ chậm lại, anh biết chị đang mệt, liền động viên: “Cố lên vợ yêu, chân vợ đi liêu xiêu”.

    Tiếng cười của đôi vợ chồng không còn trẻ phá tan không gian lặng như tờ.

    (Theo VnExpress)

  • Suốt những năm đi học, Nhung đến lớp, xuống căng tin hay ra sân trường chơi... trên đôi tay của cô bạn Hồng Xuyến.

    Sáng sớm tháng 10, trên con đường chạy xuyên qua rừng cao su có một chiếc xe máy chở theo hai cô gái đang hướng về phía TP Đồng Xoài. Những lúc chiếc xe ì ạch vượt con dốc cao, cô gái ngồi sau hơi lo lắng, đưa tay ôm chặt người phía trước. Lúc đó, người đi đường mới nhận ra phần thân dưới của cô gái không thể chủ động như bình thường.

    Một số người mỉm cười khi nhận ra cô gái đang cầm lái là Hà Hồng Xuyến còn người ngồi sau là cô gái bị liệt nửa người từ hồi 5 tuổi Trần Thị Hồng Nhung. Hơn 10 năm nay, Xuyến trở thành "đôi chân" đưa bạn đi khắp nơi.

    "Nếu không có Xuyến, chắc chắn bây giờ em vẫn còn là một cô bé khuyết tật không nghề nghiệp, không tương lai và là gánh nặng của gia đình", Hồng Nhung, 19 tuổi, ở thôn Phú An, xã Phú Trung, huyện Phú Riềng, chia sẻ.

    lam doi chan cho ban 1
    Xuyến là người bế và đẩy xe lăn đưa Nhung đi tham quan nhiều nơi ở Đà Lạt trong chuyến du lịch đầu năm nay. Ảnh: Hồng Xuyến.

    Nhà Xuyến và Nhung chỉ cách nhau khoảng 10 phút đi xe nhưng phải đến khi đi học lớp 1, hai cô bé mới biết nhau. Ngày đó, dù mới chỉ là một cô bé 6 tuổi nhưng Xuyến cảm nhận được sự khác biệt của Nhung – cô bạn cùng lớp 1 được mẹ chở đến trường, bế vào lớp và chỉ ngồi một chỗ. Những ngày đầu, đám trẻ con háo hức khi có bạn mới, ùa ra sân khi nghe tiếng trống báo giờ ra chơi. Riêng Nhung chỉ ngồi một góc, rướn người ngó ra nhìn các bạn. Thấy vậy, Xuyến đến hỏi han rồi tự nguyện ngồi trong lớp chơi với bạn. Có hôm mẹ Nhung đến đón trễ, Xuyến cũng là người duy nhất ở lại trường đợi mẹ cùng bạn. "Dù có nhiều bạn cũng đến nói chuyện, nhưng chỉ có Xuyến là bạn ở cùng em nhiều nhất. Hết nói chuyện lại học bài chung", Nhung hồi tưởng.

    Lên lớp 4, để được học máy chiếu, cả lớp phải di chuyển sang phòng khác ở cuối dãy. Những lúc như vậy, Xuyến mạnh dạn xung phong bế bạn đi. Nhưng được nửa đường thì mỏi, cô đặt Nhung ngồi lên lan can một lát rồi đi tiếp. Vậy là từ đó cho đến khi học cùng nhau ở cấp 2, Xuyến luôn là người bế bạn khi đổi phòng, xuống căn tin hay ra sân trường hóng mát. Ở trường, đôi bạn như hình với bóng, Xuyến trở thành đôi chân của Nhung.

    Lên cấp 3, sức khỏe Nhung yếu hơn do thường bị lở loét ở phần mông và viêm bàng quang phải đi viện liên tục. Nhung thương mẹ vất vả cạo mủ cao su đến 2 – 3h sáng, lại còn phải lo hai đứa em nhỏ đi học nên quyết định nghỉ học. "Mẹ đã vất vả vì em 9 năm trời rồi, việc học cấp 3 hay lên đại học là điều gì đó rất mơ hồ", Nhung tâm sự.

    Lúc bấy giờ, Xuyến đã nhập học cấp 3, nhưng chỉ được vài tháng lại quyết định nghỉ để đi học nghề. Một lần đến thăm Nhung, cô gái thấy bạn khóc rồi ôm chầm lấy mình như một đứa trẻ. Thương bạn, Xuyến quyết định sẽ đưa cô đi học nghề cùng mình. Cả hai mất mấy ngày ngồi tính toán, lựa nghề phù hợp với người bị liệt, đồng thời sau này có thể làm chung. Cuối cùng họ chọn học nghề trang điểm.

    Tuy nhiên, để thuyết phục mẹ Nhung giao con gái cho Xuyến là điều khó khăn. Bà không muốn con gái phải bươn chải, sợ con ra ngoài bị ăn hiếp. Hơn nữa, bà thấy phiền cho Xuyến. "Tôi là mẹ, đi đâu cũng canh giờ để về cho con đi vệ sinh còn thấy cực nên không muốn cái Xuyến cực khổ vì bạn. Một tháng đầu tôi phải đưa đón con tới chỗ học để xem môi trường thế nào, khi thấy hai đứa nhất quyết đòi tự lo, tôi mới để con đi với bạn", bà Bùi Thị Thuận, 43 tuổi, mẹ của Nhung kể.

    Kể từ đó, Xuyến nhận nhiệm vụ đưa đón Nhung đi đến chỗ học cách nhà cả hai khoảng 15 km mỗi ngày. Gần một năm sau, khi tay nghề đã khá, cả hai bắt đầu nhận khách rồi tự đi làm.

    "Xuyến chưa bao giờ làm em ngã, lúc thấy mệt thì bạn sẽ đặt em xuống nghỉ một chút rồi đi tiếp. Chỉ có một lần hai đứa chờ thùng đồ trang điểm cồng kềnh, trời lại mưa nên tụi em ngã từ xe máy xuống nhưng may mắn không sao", Nhung kể lại.

    lam doi chan cho ban 1
    Cả hai đang học nghề phun xăm ở thành phố Đồng Xoài. Vì nhà xa nên Nhung ở lại tiệm, những lúc đi làm thêm hay về nhà Xuyến cũng là người đưa đón bạn. Ảnh: Hồng Xuyến.

    Cơ thể không lành lặn nên Nhung rất tự ti, ngoài giờ đi học, đi làm cô ít khi đi đâu chơi, Xuyến lại đến bắt bạn ăn mặc đẹp rồi chở bạn đi trà sữa, mua sắm. "Thấy Xuyến bế em vào quán ăn, nhiều người không biết nói rằng em như vậy mà tha đi gì cho cực. Có người không biết em bị liệt, chỉ trỏ bảo sao lớn rồi còn để người khác bế. Lúc đó, Xuyến đáp trả lại ngay, bảo vệ em như một người chị", Nhung tâm sự.

    Khoảng một năm nay, Nhung học được cách tự mình đi vệ sinh mà không cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của mẹ hay Xuyến. Chủ động hơn trong sinh hoạt, Nhung tự tin đăng ký học thêm nghề phun xăm thẩm mỹ ở thành phố Đồng Xoài. Cô gái ở lại tiệm, tự lo liệu sinh hoạt và việc học nghề của mình. Xuyến đã chuyển nhà lên gần đó nhưng vẫn chở Nhung đi làm và về nhà khi cần.

    lam doi chan cho ban 1
    Gia đình hai cô gái đều xem bạn của con mình như người nhà. Ảnh: Hồng Xuyến.

    Ước mơ của Nhung là được đi du lịch, nhưng từ nhỏ đến lớn ngoài lên Sài Gòn trị bệnh, cô ít được đi chơi xa. Muốn thực hiện tâm nguyện cho bạn, nhiều lần Xuyến đề nghị cả hai sẽ cùng đi nhưng Nhung từ chối, sợ bạn vất vả. Đầu năm nay, cả hai cũng đã có chuyến đi đầu tiên lên Đà Lạt bằng tiền tiết kiệm của mình. 6 ngày ở đây, Xuyến là người bế và đẩy xe lăn lên những con dốc cao, giúp cô bạn thân tham quan gần hết những địa điểm nổi tiểng của thành phố.

    Năm ngoái, trong ngày đám cưới chị gái mình, Nhung bỗng dưng nói với Xuyến: "Nếu mai mốt mày lấy chồng thì tao sẽ sao nhỉ?". Dứt lời, cả hai ôm nhau khóc. Xuyến đáp lời bạn: "Sau này thì không biết, nhưng còn bên nhau bao lâu nữa thì tao sẽ đưa mày đi thật nhiều nơi mày muốn. Bao giờ mày đi hết thì tao mới lấy chồng".

    Hiện tại, cả hai cũng nhau học thêm khóa học phun xăm, nếu có khách gọi trang điểm Xuyến cũng đèo bạn đi làm. Cả hai dự định sẽ tích lũy một số vốn, vài năm nữa khi vững tay nghề sẽ mở một cửa tiệm nhỏ để cùng làm.

    Riêng Nhung, cô bạn còn ước mơ được học bổ túc để lấy bằng cấp 3 và nhận những người bạn có hoàn cảnh như mình để dạy nghề cho họ.

    Theo VnExpress

  • Anh Frank Faeek Hachem cao 1,3 mét ở Chichester, West Sussex vừa được ghi vào Sách Kỷ lục Guinness là tài xế thấp nhất thế giới.

    Anh đã lái xe hơn 20 năm và lái xe bus được 6 năm. Người đàn ông 60 tuổi, gốc Iraq mắc chứng achondroplasia, một dạng bệnh lùn phổ biến. Tuy nhiên chưa bao giờ anh cho phép chiều cao kìm hãm mình.

    "Là một người thấp bé, tất nhiên bạn sẽ gặp khó khăn. Nhưng tôi không bao giờ bỏ cuộc. Tôi luôn nghĩ mình như một người bình thường", ông bố hai con nói.

    Frank Faeek Hachem 1
    Anh Frank nhận danh hiệu tài xế xe bus thấp nhất thế giới. Ảnh: Frank Hachem.

    Trở thành tài xế xe bus cũng là một thử thách Frank đặt ra cho mình. Anh đã vượt qua tất cả các khóa đào tạo và đến giờ có thể lái được mọi loại xe bus. Khi làm việc, dù chiều cao thấp hơn nhiều các tài xế khác, Frank không cần sửa đổi đặc biệt nào cho chiếc xe của mình. Anh chỉ điều chỉnh ghế và vô lăng một chút trước khi lên đường.

    Được ghi vào sách Kỷ lục Guinness, Frank và người thân xem đây là niềm tự hào. "Đạt danh hiệu có ý nghĩa lớn với tôi. Tôi muốn truyền cảm hứng cho người khuyết tật đừng bỏ cuộc, hãy tiếp tục và bạn sẽ đạt được những gì mình muốn", Frank nói.

    Frank Faeek Hachem 1
    Anh Frank cao 1,3 m vẫn làm tốt công việc tài xế xe bus. Ảnh: Frank Hachem.

    Người phát ngôn của Tổ chức Kỷ lục Thế giới Guinness cho biết: "Frank thích gặp gỡ những người khác nhau mỗi ngày và phục vụ cộng đồng. Trong Covid-19, Frank là thành viên chủ chốt giúp đỡ người khó khăn. Anh ấy xem đây là một niềm tự hào".

    Frank Faeek Hachem 1

    Viethome (theo Mirror)

  • Một số người bẩm sinh làn da của họ đã bị rối loạn sắc tố melanin, gây ra tình trạng bạch tạng hoặc bạch biến. Trong khi những người bị bạch tạng sở hữu làn da trắng tuyết từ đầu đến chân kể cả lông mày hay mi mắt; thì người bạch biến lại sở hữu làn da loang lổ ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ.

    Ở khía cạnh đối lập là những người sở hữu làn da nhìn như than, chẳng khác gì một viên ngọc đen bóng phản chiếu. Hãy cùng tìm hiểu xem họ là ai nhé:

     lan da dot bien 1
    Sở hữu làn da đặc biệt có thể xem như một món quà. Ảnh minh họa: yuliataitsphoto

    1. Connie Chiu

    Connie Chiu sinh ra ở Hồng Kông và là con thứ 4 trong một gia đình người Trung Quốc. Cô là người con duy nhất bị bệnh bạch tạng. Sau đó Connie và gia đình chuyển đến sống ở Thụy Điển. Khi trưởng thành, cô học môn nghệ thuật tự do và ngành báo chí. Ở độ tuổi 24, cô bắt đầu sự nghiệp người mẫu và hiện còn là một ca sĩ nhạc jazz. Cô thường được mời biểu diễn tại các sự kiện lớn hoặc các câu lạc bộ nhạc jazz.

     lan da dot bien 1
    Làn da trắng tựa tuyết sương của Connie Chiu khiến nhiều người say đắm. Ảnh: Instagram/ellisparrinder

    2. Nikia Phoenix

    Là một người mẫu quốc tịch Mỹ, Nikia Phoenix nổi bật hơn hẳn những người khác nhờ làn da tối màu, mái tóc tự nhiên, đặc biệt là tàn nhanh phủ dày đặc toàn bộ cơ thể. Khi đến uống cà phê tại một quán nhỏ, ngoại hình khác thường của cô được một nhân viên ở một công ty thời trang chú ý. Từ đó cô trở thành gương mặt đại diện cho các chiến dịch quảng cáo của một số thương hiệu toàn cầu.

     lan da dot bien 1
    Gương mặt chi chít tàn nhang của Nikia lại ghi điểm trong ngành thời trang. Ảnh: beautyisintheeyesofme

    3. Stephen Thompson

    Anh Stephen Thompson, người Mỹ, chưa bao giờ mơ ước trở thành người mẫu. Nhưng một ngày, định mệnh đã thúc đẩy anh liên hệ với một nhiếp ảnh gia, người cảm thấy rất ấn tượng với vẻ ngoài của anh. 

    Nhiếp ảnh gia này chụp một vài tấm ảnh của Stephen. Chúng được đăng trên một tạp chí và câu chuyện thành công của Stephen bắt đầu. Anh nhận được vô số lời mời chụp ảnh và quảng cáo của nhiều thương hiệu hàng đầu. Năm 2011, gương mặt bạch tạng nam tính của Stephen còn giúp anh trở thành đại diện của một nhà mốt nổi tiếng.

     lan da dot bien 1
    Mặt mộc của Stephen Thompson như vừa bước ra từ thần thoại Hy Lạp. Ảnh: Instagram/stephenthompsonofficial

    4. Winnie Harlow

    Winnie bị bạch biến, vẻ ngoài khác thường của cô đã thu hút sự chú ý của siêu mẫu Tyra Banks. Cựu siêu mẫu đã vào xem Instagram của Winnie và mời cô ghi danh tham gia một show truyền hình tuyển chọn người mẫu. Cô đã về thứ 5 trong mùa này. Hiện cô đang là gương mặt đại diện cho một nhà mốt ở Barcelona, Tây Ban Nha.

     lan da dot bien 1
    Làn da bạch biến của Winnie khiến người khác nhìn không chớp mắt. Ảnh: Instagram/winnieharlow

    5. Ava Clarke

    Ava là một người Mỹ gốc Phi có làn da bạch tạng. Với mái tóc vàng, đôi mắt xanh và đôi môi hồng đáng yêu, cô bé đã chinh phục hàng loạt tạp chí thời trang trên toàn thế giới. Theo chẩn đoán của bác sĩ, Ava có thể bị mù. Nhưng nhờ những nỗ lực của bố mẹ, cô bé chẳng những không mất thị lực mà còn có thể đọc, múa ballet và thu hút sự chú ý của bất kì nhiếp ảnh gia nào.

     lan da dot bien 1
    Cô bé xinh đẹp tựa như thiên sứ. Ảnh: Instagram/theavaclarke

    6. Khoudia Diop

    Khoudia Diop là một cô gái 19 tuổi người Senegal. Một nhân viên ở công ty môi giới người mẫu đã nhìn thấy cô và giới thiệu cô bước chân vào lĩnh vực thời trang. Hiện Instagram của cô đã thu hút 526.000 người và Internet tràn ngập những bất ảnh độc đáo của Khoudia. Cô tạo cảm hứng cho những người khác chấp nhận bản ngã của họ: ''Nếu bạn may mắn sinh ra khác người, vậy thì đừng bao giờ thay đổi điều đó!''

     lan da dot bien 1
    Khoudia Diop sở hữu làn da độc đáo. Ảnh: Instagram/melaniin.goddess

    7. Nastya Zhidkova

    Cô gái 24 tuổi người Nga được đánh giá là người mẫu bạch tạng đẹp nhất thế giới. Cô đã thay đổi bộ mặt thời trang và ngành công nghiệp làm đẹp ở nước Nga. Bên cạnh đó, Nastya Zhidkova còn là một ca sĩ tài năng. Cô thường chia sẽ những bản ghi âm của mình trên YouTube.

     lan da dot bien 1
    Sở hữu làn da trắng muốt mỏng manh cùng đôi mắt biết nói, Nastya Zhidkova chẳng khác gì nữ thần tuyết. Ảnh: Flickr/Rol Faces

    8. Lola Chuil

    Hơn 439.000 người đang theo dõi Instagram của cô nữ sinh trung học này, dù cô chỉ có 42 bài đăng. Lola sống ở Los Angeles (Hoa Kỳ) và biết nói 8 thứ tiếng. Cô có vẻ đẹp rất khác biệt: làn da tối màu bóng như gỗ mun cùng đôi mắt, mũi, miệng vô cùng quyến rũ. Có người cho rằng cô như bước ra từ trong tranh. Nhiều người so sánh cô với Naomi Campbell và dự báo cô sẽ trở thành một người mẫu hàng đầu.

     lan da dot bien 1
    Làn da mun bóng của Lola khiến nhiều người thích thú. Ảnh: Instagram/typicalblackmum

    Khi sở hữu sự khác biệt, chúng ta có thể dễ trở thành mục tiêu đàm luận của người khác. Tuy nhiên, nếu bạn không thể thay đổi thực tế, vậy chỉ có thể chấp nhận nó, bỏ ngoài tai những lời châm chọc, thậm chí biến điều khác người trở thành nét độc đáo thu hút mà bất cứ ai không phải muốn là có được. Vậy nên hãy luôn yêu quý những gì mình có bởi vì bản thân mới là thứ quan trọng nhất.

    Nguồn: BrightSide

  • Trong suốt 30 năm, cặp sinh đôi dính liền thân Abigail và Brittany Hensel đã có một cuộc sống hạnh phúc bất chấp những khiếm khuyết ngoại hình và các tiên lượng tiêu cực về sức khỏe của họ.

    Trên thế giới có tới 30 triệu cặp sinh đôi dính liền, thế nhưng không phải trường hợp nào cũng sống khỏe và sống tốt như chị em nhà Hensel. Ở độ tuổi 30, họ đều trở thành giáo viên tiểu học và có cuộc sống viên mãn bên gia đình, bạn bè.

    Bộ phim tài liệu Joined for Life (Tạm dịch: Dính chặt với nhau cả đời) và show truyền hình riêng Abby & Brittany từng lột tả phần nào cuộc sống của cặp đôi.

    sinh doi dinh lien than 2

    Đôi vợ chồng đinh ninh mình đang chào đón chỉ 1 đứa con

    Abigail và Brittany chào đời vào ngày 7/3/1990 tại bang Minnesota, Hoa Kỳ. Sự ra đời của hai đứa bé khiến cả bác sĩ và đôi vợ chồng đều kinh ngạc. Họ nghĩ đó chỉ là 1 bé gái, hình ảnh siêu âm thai nhi không hề cho thấy dấu hiệu sinh đôi hay có bất kì đột biến nào trong sự phát triển của bào thai.

    Trong lúc lâm bồn, người vợ đã nhận ra có gì đó không ổn. Bác sĩ hoảng hốt và không cho cô xem mặt em bé. Nhưng khi hai vợ chồng nhìn thấy con lần đầu tiên, họ lập tức yêu chúng và tất cả nỗi lo lắng của bác sĩ đều biến mất. 

    Mạng sống của hai chị em như "chỉ mành treo chuông" ngay từ những giây phút đầu tiên. Theo thống kê, trong số 30 triệu cặp sinh đôi dính liền, chỉ có 1 cơ thể là sống sót. Cơ quan nội tạng của cơ thể còn lại sẽ ngưng hoạt động trong vòng 24 giờ sau sinh. 

    Thế nhưng, bất chấp tiên lượng bi quan của các bác sĩ, cặp đôi vẫn sống khỏe và phát triển như một đứa trẻ bình thường trong suốt thời thơ ấu. 

    sinh doi dinh lien than 2
    Ảnh: Abby and Brittany Hensel: Conjoined Twins / Naked Stories.

    Đôi vợ chồng cũng không hề lên kế hoạch tách cặp sinh đôi, bởi vì việc này có thể giết chết 1 trong 2 cô bé hoặc đe dọa tính mạng của cả hai người. Và cặp sinh đôi cũng không muốn bị tách ra. Họ đã quen sống cùng nhau, có một người luôn kề cận bên mình, một người luôn hiểu và ủng hộ đối phương. 

    Đôi vợ chồng làm mọi thứ để giúp con mình cảm thấy như người bình thường, dù họ rất thiếu hụt thông tin về trường hợp này. Gia đình tìm được một trường học bình thường cho 2 con, nơi các bé làm quen với nhiều bạn bè và không bị trêu ghẹo. 

    Đôi vợ chồng không cho phép ai tiến hành thử nghiệm gì trên các con của mình, thậm chí nếu việc đó giúp tiên lượng sự phát triển và tình trạng sức khỏe của cả hai trong tương lai.

    Cơ thể của cặp sinh đôi hoạt động như thế nào?

    Cơ thể này có 2 đầu, 2 chân và 2 tay, 2 xương sống, 3 lá phổi, 2 trái tim, 1 gan, 2 dạ dày, 3 quả thận, 1 hệ tuần hoàn và cơ quan sinh dục chung. Cấu tạo của cặp sinh đôi là duy nhất và các bác sĩ vẫn không hiểu làm sao cơ thể này có thể vận hành tốt như thế.

    Mỗi cô gái chỉ có thể kiểm soát phần bên cơ thể của mình và họ không thể cảm giác được những va chạm ở bên kia. Chẳng hạn, Abby không cảm giác được khi ai đó bắt tay Brittany và ngược lại.

    sinh doi dinh lien than 2
    Ảnh: "WE GOT A JOB!" Abby and Britt / Naked Stories.

    Khi còn nhỏ, hai bé gái học cách đồng điệu hoạt động của mình và kết hợp hành động với nhau. Hai bé đã làm rất tốt đến nỗi họ chơi được cả đàn piano, bơi lội, lái xe đạp và chơi thể thao. 

    Các nhà khoa học tin rằng hai cô gái có sự liên kết về mặt thần kinh mà không cơ thể người nào có được. Đó là lí do các cô gái có thể đọc được suy nghĩ của nhau, viết e-mail mà không cần tham khảo ý kiến của đối phương, thậm chí hoàn thành câu viết của đối phương. 

    Về mặt trực giác, nhu cầu của cả hai cũng đồng bộ. Khi Abby muốn uống nước thì cũng là lúc Brittany thấy khát. Khi Brittany muốn cột lại tóc thì Abby sẽ giúp cô.

    Cặp sinh đôi khác nhau như thế nào? 

    Cấu tạo cơ thể của hai cô gái rất phức tạp và phát triển không đều nhau. Lúc 12 tuổi, Abby bắt đầu lớn nhanh và xương sống của cô bắt đầu giãn, và điều đó có thể làm vỡ lồng ngực chung của hai người. Các bác sĩ phải can thiệp làm chậm lại sự phát triển của cô để cứu sống cả hai. Tuy nhiên Abby vẫn cao thêm 10cm, khiến Brittany phải đi nhón chân. 

    Cặp đôi thường xuyên phải được phẫu thuật, đi khám chuyên khoa thần kinh, đi khám bác sĩ nhi khoa. Bệnh viện là mái nhà thứ hai của họ. Mặc dù được thăm khám liên tục, nhưng Abby vẫn bị viêm phổi và Brittany cũng phải nằm trên giường bệnh suốt vài tuần lễ với người chị em của mình. 

    sinh doi dinh lien than 2
    Cả hai đi mua sắm. Ảnh: Abby & Brittany / TLC.

    Dù sở hữu ngoại hình giống nhau nhưng Abby và Brittany lại có tính cách hoàn toàn khác biệt. Abby là người nội tâm, cô thích ở nhà vào buổi tối, cô cũng thích ra lệnh và sợ độ cao. Trong khi Britanny lại khá ít nói, thích đi chơi với bạn bè. Thậm chí sở thích ăn uống của họ cũng khác nhau. Abby ghét uống sữa còn Brittany lại thích, tuy nhiên cô lại ghét thịt và cá.

    Khi còn nhỏ, cả hai thường hay cãi nhau, nhưng nhanh chóng làm hòa. Chẳng hạn Abby thích màu tím còn Brittany thích màu vàng kim, đó là lí do phòng của họ được sơn màu tím với kệ màu vàng kim. Họ cũng gặp khó khăn khi chọn quần áo. Thật khó tìm một bộ đồ mà cả hai đều thích. 

    Có một điều chung là cả hai không thích bị chụp ảnh hay bị nhìn ngó, chỉ trỏ. Họ có thể trả lời câu hỏi của người lạ hay trò chuyện với người lạ, nhưng người ngoài hiếm khi hiểu họ, nên cặp đôi thường tránh né và núp sau lưng bạn bè.

    sinh doi dinh lien than 2
    Họ tự lái xe đi làm. Ảnh: Abby & Brittany / TLC.

    Ở trường, cặp đôi làm bài kiểm tra riêng lẻ. Họ được cho câu hỏi khác nhau và chịu giám sát nên không thể chỉ bài cho nhau. Họ cũng được chấm điểm riêng biệt. Abby học giỏi các môn tự nhiên trong khi Brittany thiên về các môn nhân văn.

    Cặp đôi cũng có lần gặp rắc rối khi thi bằng lái xe. Họ phải thi 2 lần. Abby kiểm soát bàn đạp và tay lái, trong khi Brittany theo dõi đèn báo và tín hiệu. 

    Cặp đôi hiện đang làm gì?

    Đại học trở thành một thách thức khác với chị em nhà Hensel. Tuy nhiên, họ không chỉ học giỏi mà còn chứng minh cho cả thế giới thấy ngoại hình không thể cản trở họ có một cuộc sống sinh viên hoàn toàn bình thường. 

    Vào kì nghỉ, họ còn làm thêm công việc trông trẻ. Vì yêu trẻ em nên cả hai đều muốn trở thành giáo viên. 

    Họ thường nói về ước muốn có một gia đình lớn. Các bác sĩ khẳng định họ có thể sinh con nhưng đó vẫn là một đáp án còn đang bỏ ngỏ về mặt đạo đức, khi hai cá thể riêng biệt lại sống chung trong một cơ thể. 

    sinh doi dinh lien than 2
    Cả hai đã trở thành giáo viên. Ảnh: "WE GOT A JOB!" Abby and Britt / Naked Stories.

    Hiện nay, cả hai đang làm việc cho một trường tiểu học, dạy các môn học khác nhau. Abby dạy toán và vật lí, trong khi Brittany dạy văn học và lịch sử. Dù vậy họ chỉ nhận được một mức lương cho hai người. 

    Dù cặp đôi bắt đầu nổi tiếng từ năm 2002, nhưng sau đó một thời gian, họ quyết định ngừng tiếp xúc với báo chí và cũng ngừng cập nhật các trang mạng xã hội. Quyết định này có thể là do có tin đồn Brittany đã kết hôn.

    Abigail và Brittany Hensel là tấm gương sáng cho những ai cảm thấy cuộc đời mình quá bất công. Được sinh ra với cơ thể lành lặn đã là một đặc ân, vì có rất nhiều người không có được may mắn ấy. Bởi thế, mỗi khi vấp ngã trên đường đời, hãy luôn nhớ rằng trái tim, khối óc cùng đôi bàn tay vẫn luôn là của bạn. Chỉ cần bạn quyết tâm thì không gì là không thể.

    Nguồn: BrightSide

  • Jessica Cox học bay để vượt qua nỗi sợ hãi và trở thành người đầu tiên trên thế giới không có tay được cấp phép lái máy bay.

    Nhân kỷ niệm 30 năm Đạo luật Người Mỹ Khuyết tật được thông qua, cuối tháng 7/2020, nữ phi công đã thực hiện chuyến bay xuyên quốc gia để nâng cao nhận thức của xã hội về người khuyết tật. Đồng hành cùng cô là thượng nghị sĩ Tom Harkin của bang Iowa, người bảo trợ của đạo luật. Cô đã chở ông trên chiếc máy bay màu vàng của mình, nhưng không phải bằng tay mà bằng hai chân.

    "Bay là hình thức cao nhất của tự do, trao quyền, độc lập", Cox, 37 tuổi, nói.

    0724 jessica cox ercoupe ada p 1209 8808 1597825724

    Trong hành trình tìm kiếm sự độc lập đó, cô không ngừng suy nghĩ về những khó khăn chồng chất với mình. Khi chào đời ở bang Arizona năm 1983, Cox không có tay, dù anh chị cô có hình hài trọn vẹn như bao người bình thường khác.

    Cox dùng chân và ngón chân để làm mọi việc: lái xe, giành đai đen Taekwondo, lướt sóng, lặn biển, nhảy dù, gõ máy tính với tốc độ 25 từ/phút và cả học lái máy bay.

    "Tôi đã trải qua cả thời thơ ấu trên những chuyến bay thương mại và rất sợ hãi khi ngồi trên những chiếc máy bay lớn. Sau đó tôi có cơ hội được bay trên một chiếc máy bay nhỏ, tất nhiên tôi cũng sợ hãi. Nhưng trong chuyến bay đầu tiên đó, tôi đã tự hứa rằng mình phải làm bất cứ điều gì để trở thành một phi công".

    Cox đã vượt qua mọi thách thức theo cách của riêng mình, bao gồm tìm người hướng dẫn và xin giấy phép bay của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA).

    "Họ nói miễn tôi có thể vượt qua tất cả các yêu cầu của một phi công thể thao và chứng minh mình có thể điều khiển máy bay an toàn, họ hoàn toàn ủng hộ", Cox kể.

    Năm 2008, Cox trở thành phi công đầu tiên và duy nhất trên thế giới không có tay được FAA cấp chứng nhận lái máy bay thể thao.

    "Tôi đã học trong 3 năm, lái 3 loại máy bay khác nhau, qua 3 người hướng dẫn và 80 giờ bay trên bầu trời của 3 bang. Sau đó, tôi được chứng nhận là một phi công", cô cho biết.

    5d4f04e885d62 image 2606 1597825724

    Sau hơn 10 năm lái máy bay, vào năm 2019, Cox sở hữu chiếc máy bay riêng đầu tiên trong đời, một chiếc Ercoupe 1946 màu vàng một động cơ. Tim Treat, một phi công ở Nevada và người mến mộ Cox đã tặng món quà này cho quỹ của cô.

    Kể từ khi tốt nghiệp đại học Arizona năm 2005, Cox trở thành một diễn giả toàn thời gian tập trung vào các vấn đề về người khuyết tật tại những nước nghèo. Từ năm 2013, cô là đại diện của Humanity & Inclusion, một tổ chức nhân đạo về trẻ khuyết tật, tại những quốc gia như Ethiopia, Philippines và Nepal.

    Cox đã kết hôn với Patrick Chamberlain, một huấn luyện viên Taekwondo và hiện sống tại thành phố Tucson, bang Arizona. Cô cho hay mình vẫn còn nhiều việc để làm cả ở Mỹ và khắp thế giới để mang lại quyền bình đẳng và cơ hội cho những người khuyết tật.

    "Chúng ta cần cho thế giới ngoài kia biết rằng người khuyết tật có thể làm những điều vĩ đại. Bất kỳ ai cũng có thể làm được những điều vĩ đại. Họ chỉ cần có sự ủng hộ đúng lúc để thành công, đó là ý nghĩa của chuyến đi này", Cox nói sau chuyến bay xuyên Mỹ hồi tháng 7/2020.

    Theo VnExpress (Theo CN2, AOPA)

  • Một thợ sửa ống nước tốt bụng, chuyên sửa chữa nồi hơi miễn phí cho người già và người khuyết tật, hiện đang hy vọng có thể mở rộng dịch vụ của mình trên khắp đất nước sau khi nhận được 80.000 bảng quyên góp.

    Ông James Anderson, 52 tuổi, đến từ Burnley, có nguy cơ bị phá sản khi quyết định đóng cửa doanh nghiệp tư nhân của mình và biến nó thành công ty phi lợi nhuận Depher với mong muốn có thể giúp đỡ mọi người.

    Ông góp vốn bằng cách gây quỹ cộng đồng và nhận quyên góp để giúp mọi người trên khắp Lancashire.

    Công việc và tấm lòng hào phóng của ông được lan truyền sau khi một bức ảnh chụp hóa đơn với giá 0 bảng của ông được đăng lên mạng. Khách hàng là một phụ nữ 91 tuổi bị bệnh bạch cầu cấp tính.

    Ông Anderson nói rằng ông vô cùng ngạc nhiên trước những hỗ trợ mà ông nhận được từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm tiền để trả nợ cũng như lời đề nghị nghỉ dưỡng miễn phí và hàng ngàn email khen ngợi.

    Ông nói: “Mọi người đang cân nhắc việc làm theo tôi ở Mỹ, Pháp và Úc, và họ sẽ liên hệ với tôi để nhận được lời khuyên và hướng dẫn về cách thực hiện ở nước họ.

    “Hy vọng chúng ta có thể mang tất cả các cộng đồng xích lại gần nhau vì một lý do chung, để cho tất cả những người già và người khuyết tật, không chỉ ở Anh, đều được hưởng lợi từ những thứ như thế này trong xã hội.”

    Ông Anderson xác nhận rằng ông đã nhận được 79.767 bảng tiền quyên góp.

    Ông muốn sử dụng các khoản đóng góp để giúp đỡ thêm những người dễ bị tổn thương trên khắp đất nước.

    Ông bày tỏ: “Tôi phải cho hai nhân viên nghỉ việc vì không có tiền trả họ, sau đó tôi phải ra ngoài và tự mình làm các công việc cũng như giấy tờ, quảng cáo, báo giá và mọi thứ khác. Bây giờ tôi có thể cân nhắc đưa họ trở lại.

    “Chúng tôi sẽ không chỉ hoạt động ở Lancashire. Tôi sẽ gọi cho những người thợ ở các vùng khác nữa.

    “Một số công ty nói rằng họ sẽ giúp chúng tôi quảng cáo, bao gồm cả một trang web, tất cả đều miễn phí. Đây mới chỉ là khởi đầu của một thứ gì đó có thể mang tính toàn cầu.”

    Sự nổi tiếng của ông Anderson đã khiến mọi người liên lạc để tìm hiểu cách giúp đỡ.

    Một người phụ nữ được truyền cảm hứng từ công việc của ông đã gõ cửa nhà hàng xóm của cô ấy và nhận thấy rằng người này đã không có nước nóng để dùng trong suốt hai năm.

    Trong khi ông Anderson ưu tiên giúp đỡ người khác, những người lạ cũng liên lạc để giúp ông trả hết nợ, khoản nợ ông vướng phải từ khi làm công việc từ thiện.

    Ông nói: “Một phụ nữ từ London đã gọi tới và chuyển 2.000 bảng vào tài khoản ngân hàng cá nhân của tôi để tôi trả khoản nợ của mình, và một quý ông khác gọi rồi đưa 1.000 bảng cho tôi.”

    VietHome (Theo Metro)

  • Kennedy Hubbard, 22 tuổi, Mỹ, bị dị tật bạch huyết, được mẹ động viên bỏ qua mặc cảm để sống một cuộc đời lạc quan như bao người.

    Kennedy sinh ra với một khối u lớn bao quanh miệng và hàm do dị tật bạch huyết. Những đứa trẻ mắc bệnh giống như cô thường được phụ huynh cho học tại nhà thay vì đến trường, bởi họ không muốn con mình nghe những lời nói tàn nhẫn, xúc phạm từ người ngoài. Tuy nhiên, mẹ của Kennedy thì khác. Bà cho rằng để con gái mình sống một cuộc sống bình thường như mọi người là điều đúng đắn.

    Kennedy luôn lạc quan với khối u lớn bao quanh mặt. 

    Bởi vậy, suốt nhiều năm, Kennedy sống với châm ngôn được chỉ dạy từ người mẹ của mình: "Trong cuộc sống, mọi người có thể hiếu kỳ về ngoại hình của con. Điều đó vẫn ổn, không sao cả. Tuy nhiên đừng cho phép bất cứ ai lăng mạ hay xúc phạm con. Đó là hành động vô cùng tàn nhẫn". 

    Học mẫu giáo, Kennedy đi cùng một y tá vào lớp để giải thích rằng dị tật bạch huyết không phải là một căn bệnh truyền nhiễm. Cô chia sẻ: "Cô y tá chỉ nói về sự khác biệt ở khuôn mặt của tôi với mọi người và điều này vô tình khiến tôi trở nên đặc biệt hơn. Tôi vẫn có nhiều bạn bè và rất thích được đi học".

    Kennedy luôn vui vẻ và lạc quan với cách nuôi dạy này của mẹ mình.

    Cô chăm chỉ làm từ thiện để giúp những đứa trẻ mắc bệnh giống mình.

    Dị tật bạch huyết xảy ra khi các mạch bạch huyết hình thành không chính xác trong giai đoạn thai kỳ. Cứ 4.000 trẻ sơ sinh có một bé mắc phải.

    Tiến sĩ McCormick, giám đốc y tế của Trung tâm Vascular Anomalies, cho biết đầu và cổ là hai vị trí phổ biến xuất hiện dị tật. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể. Trường hợp nhẹ, trẻ bị nhiễm trùng hoặc biến chứng do tổn thương dị dạng bạch huyết, làm tăng kích thước khối u. Trường hợp Kennedy nghiêm trọng hơn, bác sĩ phải điều trị bằng cách mở khí quản để đặt một ống thông cho không khí đi vào phổi.

    Kennedy phải mang ống thông khí quản đến 19 tuổi, song điều này không thể ngăn cản đam mê chơi bóng chuyền của cô.

    Cô gái chia sẻ: "Bằng một cách thần kỳ nào đó, tôi đã chơi được bóng chuyền. Huấn luyện viên vô cùng bất ngờ và luôn khích lệ tôi, đó là cảm giác tuyệt vời nhất. Tôi có thể chứng minh cho mọi người thấy rằng không việc gì là tôi không làm được".

    Kennedy giữ vị trí setter (chuyền 2) trong các trận bóng chuyền, một vị trí vô cùng quan trọng của đội. Kennedy vẫn tiếp tục chơi bóng chuyền khi lên Đại học Stockton.

    Kennedy ngày bé và mẹ.

    Ngoài ra, cô còn đứng đầu một tổ chức từ thiện của riêng mình mang tên Kennedy Forge Cause. Tổ chức phi lợi nhuận này được thành lập vào năm 2012 nhằm nâng cao nhận thức và kêu gọi cộng đồng quyên góp để hỗ trợ các chuyên gia tìm ra phương pháp điều trị tốt hơn cho bệnh nhân bị dị tật bạch huyết.

    Mẹ của Kennedy tâm sự: "Con gái tôi muốn trở thành tấm gương và là người truyền cảm hứng đến những bệnh nhân dị tật bạch huyết khác, giúp họ trở nên lạc quan hơn trong cuộc sống".

    "Kennedy đã tiếp cho tôi rất nhiều động lực và hy vọng trong cuộc sống", Silvestri, giáo viên ở Florida cho biết.

    Kennedy vừa tốt nghiệp khoa tâm lý học. Cô đang thực tập tại Bệnh viện nhi đồng Nemours/Alfred I. DuPont, nơi khi còn nhỏ đã trải qua 8 tháng trong phòng chăm sóc đặc biệt.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Sinh ra đã không có chân và phải trải qua một tuổi thơ đầy bất hạnh nhưng chàng trai này vẫn vượt lên cuộc sống bằng chính nghị lực phi thường của mình và khiến cả thế giới phải khâm phục.

    Chàng trai Zion Clark sinh ra tại thành phố Columbus, bang Ohio, Mỹ vào năm 1997. Ngay từ khi mới sinh ra, anh đã mắc phải một hội chứng vô cùng hiếm gặp khiến phần thân dưới không thể phát triển được, hay nói cách khác là người không chân bẩm sinh.

    Chàng trai Zion không có phần thân dưới ngay từ lúc sinh ra.

    Có lẽ chính vì khuyết tật đáng sợ ấy mà Zion đã bị bố mẹ ruồng bỏ từ lúc sinh ra. Anh trở thành trẻ mồ côi và rơi vào nỗi bất hạnh lớn nhất mà một đứa trẻ phải chịu đựng: không bố mẹ, không nhà và cơ thể không bình thường. 

    Zion được đưa vào trại trẻ mồ côi và ký ức thời thơ ấu của chàng trai này là những chuỗi ngày chuyển nhà và chuyển trường liên tục vì điều kiện sống. 

    Zion đã từng phải trải qua một quãng thời gian tuổi thơ vô cùng khắc nghiệt.

    Thế nhưng bất chấp tất cả, Zion đã tìm được cho mình một niềm đam mê mãnh liệt từ khi còn rất nhỏ. Khi mới 2 tuổi, chàng trai đã xác định mình sẽ theo đuổi con đường đấu vật. Lúc đó, tất cả mọi người đều cho rằng điều này thật viển vông và xa vời. Một người không có chân và di chuyển bằng 2 tay thì làm sao theo nghiệp thể thao được?

    Tới khi Zion học năm cuối tại trường Trung học Massillon Washington, phía đông bắc bang Ohio, anh đã đăng ký tham gia giải đấu vật của trường và giành được kết quả đáng kinh ngạc. Đó cũng là lúc giấy tờ của Zion với người mẹ nuôi Kimberly Hawkins được phê duyệt và anh chính thức có một gia đình mới.

    Chàng trai nhận ra niềm đam mê với đấu vật của mình ngay từ nhỏ.
    Zion và người mẹ nuôi ôm chặt nhau sau khi anh vượt qua vòng thi đấu trường.

    Nhờ những thành tích đáng nể, Zion được nhận vào đại học Kent State để thi đấu cho đội tuyển Golden Eagles của trường. Chàng trai bắt đầu có niềm tin mãn liệt hơn vào việc theo đuổi con đường đấu vật chuyên nghiệp. Anh chia sẻ: "Đấu vật đã thay đổi cuộc sống của tôi đến mức mỗi khi gặp khó khăn, tôi sẽ tìm ra ngay hướng giải quyết và vượt qua nó".

    Thế nhưng để đạt được những thành tích đó, ít ai biết rằng Zion đã phải nỗ lực gấp trăm lần người bình thường. Anh có một cuốn sách "gối đầu" đó là cuốn "Không bào chữa" (No excuses) của tác giả Kyle Maynard, một người có khuyết tật giống hệt Zion nhưng giờ đây đã là một diễn giả, nhà văn nổi tiếng và là người khuyết tật đầu tiên trên thế giới từng lên được đỉnh núi lửa Kilimanjaro cao gần 6.000 m.

    Chàng thanh niên 21 tuổi với nghị lực sống phi thường.
    Hình xăm ''No excuses'' trên lưng anh, ngụ ý rằng dù sinh ra khuyết tật, nhưng anh sẽ không để sự bất công của thượng đế nhấn chìm bản thân mình.

    Ngưỡng mộ trước nghị lực sống của Kyle, Zion đã lấy tiêu đề cuốn sách "Không lý do" làm châm ngôn sống của mình, thậm chí xăm cả dòng chữ này sau lưng để luôn nhắc nhở bản thân không được quên. Sau đó, Zion liên tiếp hoàn thành các mục tiêu của bản thân, như chiến thắng 2 lần liền trong cuộc thi đua xe lăn toàn bang, chơi trống tại ban nhạc của nhà thờ địa phương, hay trờ thành một huấn luyện viên đấu vật thực thụ. 

    Anh không đầu hàng trước môn thể thao nào.
    Ngoài đấu vật, Zion còn có niềm đam mê chơi trống.

    Hiện tại, Zion đang là sinh viên chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại Đại học Kent State ở Tuscarawas, New Philadelphia, nơi anh thi đấu cho câu lạc bộ đấu vật của trường. Vào lúc rảnh rỗi, Zion thường chơi trống cùng với bạn bè và quay clip chia sẻ lên mạng xã hội. Anh cũng đang nỗ lực tập luyện để tham gia Thế vận hội Olympic diễn ra tại Tokyo vào năm 2020.

    Hình ảnh của Zion tại buổi lễ tốt nghiệp trung học.

    Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Times, Zion chia sẻ: "Tôi không tin vào lý do. Không có bất cứ lý do nào khiến bạn làm bất cứ điều gì dù tốt hay xấu. Tôi tin rằng chúng ta làm vì muốn làm. Tôi muốn làm cho mọi người quên đi cảm giác thương hại tôi. Tôi muốn được nhìn nhận như một người bình thường và dòng chữ sau lưng tôi đã khích lệ tôi làm điều ấy hàng ngày, hàng giờ".

    Zion Clark và người bạn thân Darese Sparkman.

    Câu chuyện phi thường của Zion Clark đã trở thành nguồn cảm hứng để các nhà làm phim cho ra mắt một bộ phim ngắn có tên "Zion", nói về cuộc hành trình kỳ diệu của chàng trai từ khi sinh ra cho đến giờ. Bộ phim có mặt trên kênh truyền hình Netflix vào ngày 10/8 vừa qua, được trình chiếu ở liên hoan phim Sundance, một trong những sự kiện phim ảnh lớn nhất thế giới. 

    Viethome (theo Khám phá)