• Tom Cruise đã thực hiện một pha nguy hiểm ấn tượng tại lễ bế mạc Thế vận hội Paris 2024.

    Theo Chủ tịch Thế vận hội Olympic và Paralympic LA 2028 Casey Wasserman, Tom Cruise (62 tuổi) hoàn toàn ủng hộ và thực hiện pha nguy hiểm: nhảy từ nóc sân vận động Stade de France (Paris) để nhận lá cờ Olympic từ tay Thị trưởng Los Angeles Karen Bass và vận động viên Olympic Simone Biles.

    tom cruise bieu dien 1
    Tom Cruise cầm cờ Olympic trong lễ bế mạc Thế vận hội Olympic Paris 2024 tại sân Stade de France vào ngày 11.8. ẢNH: REUTERS

    Màn hình sau đó xuất hiện cảnh quay ngôi sao của loạt phim Nhiệm vụ bất khả thi lái mô tô qua các đường phố Paris để lên máy bay gần tháp Eiffel trước khi nhảy dù xuống khu vực gần biển hiệu Hollywood ở Los Angeles trong một phân đoạn được ghi hình trước. Tom Cruise trao lá cờ cho vận động viên xe đạp Kate Courtney. Kate Courtney tiếp tục đưa cờ cho vận động viên chạy nước rút Michael Johnson và vận động viên trượt ván Jagger Eaton.

    Theo tờ The Hollywood Reporter, Wasserman cho biết trong cuộc nói chuyện gần đây của trên kênh CNBC: "Chúng tôi nhận ra mình đang sản xuất một chương trình truyền hình trực tiếp dài 15 phút, vì vậy tôi đã thuê một người mà tôi nghĩ là giỏi nhất thế giới để thực hiện điều đó".

    Wasserman xác nhận Tom Cruise nhất quyết muốn tự mình thực hiện mọi pha nguy hiểm.

    "Chúng tôi đành chấp nhận đề nghị này và nghĩ không đời nào chúng ta có được cơ hội như thế. Chúng tôi sẽ có bốn giờ quay phim ở Los Angeles nơi có biển hiệu Hollywood. Tom Cruise sẽ hoàn thành công việc đó. Phần còn lại do diễn viên đóng thế thực hiện. Khoảng năm phút sau khi thuyết trình, Tom Cruise đưa yêu cầu: 'Tôi tham gia với điều kiện tự mình làm mọi thứ'", Wasserman nói.

    tom cruise bieu dien 1
    Tom Cruise nhảy từ nóc sân vận động Stade de France cao 46m. ẢNH: REUTERS

    Tom Cruise không chỉ làm tất cả mọi việc, Wasserman còn cho biết nam diễn viên đã làm miễn phí.

    "Anh ấy hoàn tất việc quay Nhiệm vụ bất khả thi lúc 18 giờ tại London, lên thẳng máy bay và hạ cánh xuống Los Angeles lúc 4 giờ sáng rồi quay cảnh anh được kéo lên một chiếc máy bay quân sự. Ở Los Angeles, Tom Cruise thực hiện 2 lần nhảy ra khỏi máy bay. Anh ấy không thích lần đầu tiên nên đã thực hiện lần nhảy thứ hai. Sau đó, Tom đi trực thăng từ Palmdale đến biển hiệu Hollywood, quay từ 13 giờ đến 17 giờ, rồi đi trực thăng đến sân bay Burbank và bay trở lại London", Wasserman kể.

    Theo Thanh Niên

  • Vận động viên (VĐV) điền kinh người Uganda, Rebecca Cheptegei, đã qua đời chỉ 1 tháng sau khi tham dự Olympic. Lý do bởi cô đã bị bạn trai thiêu sống tại nhà riêng.

    Rebecca Cheptegei, 33 tuổi, là VĐV đại diện của Uganda tranh tài ở nội dung marathon tại Olympic 2024 vừa qua. Vào hôm 1/9, cô vừa bị bạn trai người Kenya, Dickson Ndiema, thiêu sống tại nhà riêng ở Trans Nzoia (Kenya).

    tat xang vdv olympic 1
    Rebecca Cheptegei (trái) và hung thủ. Ảnh: People

    Theo ghi nhận của báo giới địa phương, trước khi vụ việc xảy ra, Rebecca Cheptegei đã cãi nhau nảy lửa với bạn trai. Sau đó, cô bị gã này tạt xăng lên người rồi châm lửa đốt. VĐV điền kinh người Uganda đã nhập viện trong tình trạng bỏng nặng 75% cơ thể.

    Điều đáng buồn là vào sáng nay (6/9), Rebecca Cheptegei được thông báo đã qua đời tại bệnh viện ở Eldoret. Giám đốc bệnh viện xác nhận: "Thật không may, chúng tôi đã không thể cứu cô ấy. Nội tạng bị tổn hại quá nhiều".

    Kẻ thủ ác Dickson Ndiema cũng bị bỏng 30% trong vụ tấn công. Hắn được điều trị tại bệnh viện nơi Cheptegei nằm. Và tên này được thông báo đã chết vào ngày 10/10/2024. 

    Liên đoàn điền kinh Uganda phát đi thông báo: "Chúng tôi lên án hành động của bạn trai Rebecca Cheptegei và kêu gọi công lý trong vụ việc này. Mong cô hãy yên nghỉ".

    Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC), ông Thomas Bach, thừa nhận bị sốc và vô cùng đau buồn khi hay tin Rebecca Cheptegei qua đời. Ông cho rằng hành động châm lửa thiêu sống cô thật khủng khiếp và đáng lên án.

    Mẹ của Rebecca Cheptegei, bà Agnes, mô tả con mình là "đứa trẻ ngoan". Trong khi đó, bố của cô, ông Joseph, đã lên tiếng đổ lỗi cho cảnh sát Kenya: "Tôi cho rằng cảnh sát Kenya quá tắc trách. Họ cần phải có động thái khi lần đầu tiên chúng tôi báo cáo rằng gã Ndiema có hành động tấn công con gái tôi. Thế nhưng, họ không có hành động nào".

    Ông Joseph cho biết, con gái ông và bạn trai đã cãi nhau về quyền sở hữu mảnh đất của Cheptegei ở Endebes (Trans Nzoia) trước khi vụ tấn công xảy ra. Ông chia sẻ: "Hai đứa nó chỉ là bạn bè. Tôi không hiểu vì sao gã kia lại muốn chiếm đoạt tài sản của con gái tôi".

    Cảnh sát trưởng hạt Trans Nzoia cho biết Ndiema đã lén đột nhập vào nhà Cheptegei trong lúc cô và các con đi nhà thờ và chờ đợi ở đây cho tới khi cô về rồi gây án.

    Một người con gái của cô chứng kiến vụ việc và đã ngay lập tức gọi hàng xóm cứu giúp. Hàng xóm đã dập tắt ngọn lửa trên người của VĐV người Uganda. Cảnh sát tìm thấy một can xăng 5 lít, một chiếc túi và một chiếc điện thoại bị cháy tại hiện trường vụ việc.

    Đây không phải là lần đầu tiên một VĐV chạy bộ bị tấn công ở Uganda và Kenya. Vào tháng 10/2021, Agnes Tirop đã bị đâm chết tại nhà riêng ở Iten, cách Eldoret khoảng 35 km về phía đông. 6 tháng sau, một VĐV điền kinh khác là Muthee Mutua đã bị bóp cổ tới chết ở nhà bạn trai.

    Theo Dân Trí

  • Nyjah Huston, thành viên của đội lướt ván Mỹ, đăng bức ảnh chụp tấm huy chương đồng Olympic với caption: 'Tấm huy chương nhìn như thể nó mới đi qua một cuộc chiến vậy

    Tấm huy chương Olympic Paris 2024 là niềm mơ ước của mọi vận động viên (VĐV), những người nỗ lực hết mình để bước lên bục vinh quang. Vậy nhưng chất lượng của nó lại không như mong đợi.

    VĐV trượt ván người Mỹ Nyjah Huston đã rất sung sướng khi cầm trên tay tấm Huy chương Đồng Olympic Paris 2024. Thế nhưng chỉ một tuần sau, sự hào hứng của anh đã giảm đi một nửa khi phát hiện những vết loang lổ trên tấm huy chương.

    "Tấm huy chương Olympic này trông thật tuyệt khi còn mới tinh", Huston nói trong video đăng trên Instagram, đồng thời chỉ vào chiếc huy chương bị gỉ sét và mất đi màu sắc ban đầu, "Chỉ có điều sau khi tiếp xúc với mồ hôi, của tôi cũng như bạn bè tôi khi đeo nó, nó trông như thế này đây".

    Và anh bình luận thêm: "Huy chương Olympic lẽ ra phải có chất lượng rất cao, nhưng rõ ràng chúng không như mong đợi, trông thô kệch và không được trau chuốt. Chỉ chưa đầy một tuần mà huy chương cứ như thể vừa được tìm thấy sau những năm tháng chiến tranh".

    huy chuong olympic 2

    huy chuong olympic 2
    Tấm huy chương đồng của Huston khi mới nhận và sau một tuần đã có sự khác biệt lớn. Ảnh: @nyjah.

    Tại Olympic Paris 2024 có 5.084 huy chương được trao cho các VĐV tham gia 329 nội dung ở 32 môn thi đấu. Mặt trước huy chương là logo Thế vận hội 2024, còn mặt sau có hình nữ thần chiến thắng Hy Lạp, Nike, đang tiến bước, với một bên là thành cổ Acropolis và một bên là tháp Eiffel. Ngoài ra còn được gắn thêm đồng xu hình lục giác, liên tưởng tới bản đồ nước Pháp, được làm từ mảnh kim loại của tháp Eiffel.

    Theo thông tin từ Ban tổ chức, các huy chương được thiết kế bởi xưởng kim hoàn nổi tiếng Chaumet, sau đó sản xuất hàng loạt tại xưởng đúc tiền Monnaie de Paris, Pháp. Chaumet cũng là nhà cung cấp hộp màu xanh đậm để bảo quản huy chương.

    Với hình ảnh được cung cấp từ Huston, rất nhiều người đặt câu hỏi về chất lượng của chúng, đồng thời lo lắng về sự xuống cấp của vật phẩm được kỳ vọng trường tồn với thời gian.

    Huston là một tay săn huy chương cừ khôi: Có 12 lần giành huy chương vàng tại X Games và 6 lần tại Giải vô địch thế giới; anh cũng có 9 huy chương bạc và 4 huy chương đồng ở cả hai cuộc thi trên.

    Mỗi huy chương được trao tại Thế vận hội năm nay, bao gồm huy chương bạc và đồng, đều chứa một phần của tháp Eiffel được giữ lại trong quá trình cải tạo địa danh nổi tiếng của Paris này. Mỗi huy chương nặng khoảng 530 gram.

    huy chuong olympic 2
    Mỗi tấm huy chương của Olympic Paris đều chứa một phần của tháp Eiffel. Ảnh: Olympic.com.

    Kích thước huy chương tại Thế vận hội Paris đã được chú ý, nhưng kích thước đã được chuẩn hóa kể từ Thế vận hội London 2012 với mỗi huy chương Thế vận hội mùa hè có chiều rộng chính xác là 85 mm.

  • Nữ vận động viên Olympic nổi tiếng người Trung Quốc Trần Hiểu Mẫn đã khiến dư luận bất ngờ trước hành động của mình.

    Năm 2003, nữ vận động viên Olympic Trần Hiểu Mẫn đã bán đi 9 huy chương vàng của mình với số tiền 3,39 triệu NDT (gần 12 tỷ đồng). Hành động này đã gây ra nhiều tranh cãi, nhưng cô khẳng định rằng đây là quyết định đúng đắn nhất trong cuộc đời mình.

    Khởi đầu từ những khó khăn

    Nữ vận động viên Olympic Trần Hiểu Mẫn sinh ra trong một gia đình nông dân và đã trải qua nhiều khó khăn trong cuộc sống. Để kiếm sống, cha mẹ cô đã mở một xưởng sản xuất rượu nhỏ và cô thường xuyên giúp đỡ họ từ khi còn bé. Những trải nghiệm này không chỉ rèn luyện ý chí của cô mà còn giúp cô có được sức khỏe tốt. Sau đó, một giáo viên ở trường thể thao đã phát hiện ra tài năng đặc biệt của Trần Hiểu Mẫn.

    Khi bước vào trường thể thao, Trần Hiểu Mẫn đã nỗ lực tập luyện, và nhờ vào tài năng cùng sự chăm chỉ, cô được gia nhập đội tuyển quốc gia Trung Quốc. Chẳng mấy chốc, nữ VĐV đã trở thành một hiện tượng, liên tục đạt thành tích cao tại các giải đấu trong và ngoài nước.

    ban huy chuong 1

    Năm 1993, khi chỉ mới 19 tuổi, Trần Hiểu Mẫn đã giành chức vô địch hạng cân 54kg nữ tại Đại hội thể thao quốc gia và đã phá đến sáu kỷ lục châu Á trong hạng cân này. Cùng năm, cô cũng giành ba chức vô địch và phá ba kỷ lục thế giới tại Giải vô địch cử tạ nữ thế giới.

    Trong những năm tiếp theo, Trần Hiểu Mẫn tiếp tục thu về nhiều danh hiệu danh giá, bao gồm cả vô địch quốc gia, huy chương vàng tại Đại hội thể thao châu Á và Giải vô địch thế giới. Cô đã phá kỷ lục thế giới đến 11 lần và trở thành một "nữ thần chiến thắng" trong làng cử tạ.

    ban huy chuong 1

    Biến cố đau thương

    Tuy nhiên, một chấn thương nghiêm trọng trong quá trình tập luyện đã khiến chân trái của cô bị tổn thương nặng nề. Đối với một vận động viên, đây thực sự là một cú sốc không thể tưởng tượng nổi.

    Quá trình điều trị và phục hồi kéo dài khiến Trần Hiểu Mẫn cảm thấy kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần. Thời điểm đó là một trong những khoảng thời gian u tối nhất trong cuộc đời cô, thậm chí nữ VĐV đã từng nghi ngờ về khả năng quay lại với môn cử tạ mà mình yêu thích. Nhờ sự ủng hộ và khích lệ từ chồng, cô mới dần dần trở lại với thể thao.

    Tại Thế vận hội Sydney năm 2000, mặc dù vẫn mang trong mình chấn thương và áp lực, Trần Hiểu Mẫn đã chứng minh bản thân một lần nữa. Cô đã giành huy chương vàng hạng cân 63kg nữ với một khoảng cách vượt trội, khép lại sự nghiệp thể thao của mình một cách trọn vẹn.

    ban huy chuong 1

    Quyết định gây tranh cãi và sự thật bất ngờ

    Sau khi nghỉ thi đấu, Trần Hiểu Mẫn đã không chọn ở lại trong làng thể thao như nhiều vận động viên khác. Thay vào đó, cô đã đưa ra một quyết định gây sốc: bán tất cả các huy chương vàng của mình. Hành động này đã gây ra nhiều tranh cãi và nhiều người không thể hiểu được lý do tại sao một vận động viên lại từ bỏ những vinh quang mà mình đã đạt được.

    Trước những chỉ trích của cả người hâm mộ và truyền thông, Trần Hiểu Mẫn chỉ nhẹ nhàng trả lời rằng: "Điều đúng đắn nhất tôi đã làm là bán hết huy chương vàng!".

    Cô còn khẳng định thêm: “Huy chương vàng đối với tôi chỉ là quá khứ, tôi hy vọng nó có thể phát huy giá trị lớn hơn".

    Hành động sau đó của nữ VĐV đã khiến mọi người thán phục và hiểu vì sao cô lại bán huy chương vàng mà mình đổ bao mồ hôi công sức mới có được. Từ nhỏ, Trần Hiểu Mẫn đã ấp ủ một giấc mơ là giúp đỡ trẻ em ở quê hương có cơ hội nhận được giáo dục tốt hơn. Số tiền thu được từ việc bán huy chương chính là để giúp cô hiện thực hóa giấc mơ này. Cô đã bán tất cả huy chương với giá 12 tỷ đồng và dùng toàn bộ số tiền đó để quyên góp từ thiện, hỗ trợ cho sự nghiệp giáo dục quê hương.

    ban huy chuong 1

    Hành động của Trần Hiểu Mẫn đã giúp mọi người nhận ra rằng huy chương không chỉ là biểu tượng của vinh quang mà còn là trách nhiệm và tình thương. Cô đã chứng minh rằng ánh hào quang của huy chương có thể soi sáng những nơi cần giúp đỡ.

    Khi từ bỏ ánh hào quang của những ngày xưa, Trần Hiểu Mẫn đã bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn mới. Cô theo học ngành luật tại Đại học Sư phạm Nam Trung Quốc với hy vọng sẽ dùng kiến thức của mình để giúp đỡ nhiều người. Sau khi tốt nghiệp, cô được mời đảm nhận chức vụ thư ký ủy ban thanh niên của tờ báo Yangcheng Evening News. Tại vị trí mới này, cô vẫn giữ vững tinh thần nỗ lực của một vận động viên, tích cực tổ chức các hoạt động và đóng góp cho xã hội.

    Trần Hiểu Mẫn từ bỏ thể thao và vẫn tiếp tục cống hiến cho xã hội

    Từ một vận động viên Olympic đến một người bình thường, từ ánh đèn sân khấu đến cuộc sống giản dị, Trần Hiểu Mẫn đã hoàn thành một cuộc hành trình chuyển mình đầy ý nghĩa. Huy chương vàng Olympic chỉ là một phần của câu chuyện trong cuộc đời cô. Những ước mơ và trách nhiệm xã hội mới là những phần thưởng sáng giá hơn mà cô đã đạt được trên "sân khấu" cuộc đời.

    Afamily (theo Sohu)

  • Trang phục thi đấu của đội bơi nghệ thuật nước chủ nhà Olympic 2024 đang nhận được nhiều sự chú ý.

    Gần 2 tuần qua, hàng loạt các bộ môn đã được tranh tài tại Thế vận hội Olympic Paris 2024. Vào ngày 6/8, nội dung bơi nghệ thuật đã chính thức diễn ra tại ngày hội thể thao này và để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc với khản giả.

    Tại ngày thi đấu nội dung này, một trong những đội tuyển để lại ấn tượng lớn nhất là đội tuyển Pháp. Họ trở thành tâm điểm của sự chú ý không chỉ nhờ màn biểu diễn nhịp nhàng, uyển chuyển mà còn nhờ vào trang phục thi đấu gây ấn tượng mạnh với thị giác khi sử dụng những chiếc mũ bơi in hình mặt người.

    doi boi phap trang phuc 1

    doi boi phap trang phuc 1
    Các vận động viên nước Pháp tham gia nội dung bơi nghệ thuật diện trang phục biểu diễn có phần "phá cách"

    Với chiếc mũ có hình in đặc biệt, đội bơi này tạo thành hiệu ứng hai mặt trước sau, khiến cho khán giả có chút "rợn người" khi chứng kiến màn trình diễn này.  Nhiều khán giả cho rằng dù có người cảm thấy thích thú, cũng có người cảm thấy kỳ lạ trước hình ảnh của đội tuyển Pháp nhưng chắc chắn mọi người đều cảm thấy ấn tượng trước trang phục thi đấu này.

    Chia sẻ về ý nghĩa của trang phục trong cuộc phỏng vấn, các vận động viên của đội bơi nghệ thuật Pháp cho biết họ chọn diện mạo đặc biệt này để thể hiện sự đa dạng của những động tác biểu diễn dưới nước, đồng thời thể hiện sự đổi mới và cá tính của nước Pháp với thế giới. Họ cũng hy vọng, màn trình diễn của họ sẽ nhận được nhiều sự chú ý và kích thích sự quan tâm của nhiều người trẻ đối với môn thể thao dưới nước này. Đồng thời, cũng sẽ giúp môn thể thao này đã trở nên thú vị và đa dạng hơn.

    Được biết, môn bơi nghệ thuật là một trong những môn thuộc nhóm môn thể thao yếm khí (aquarobics). Môn nghệ thuật này yêu cầu tính thẩm mỹ, thuật tạo hình, tính ăn ý cực cao giữa các vận động viên để có thể vừa giữ thăng bằng dưới nước, vừa tạo được đội hình nhịp nhàng, đồng đều giữa các thành viên.

    doi boi phap trang phuc 1

    doi boi phap trang phuc 1

    doi boi phap trang phuc 1
    Một số hình ảnh khác trong buổi biểu diễn ngày 06/08 của đội bơi nghệ thuật.

    Thanhnienviet (theo ET Today)

  • Trong trận chung kết môn điền kinh 5.000 m nam, sự việc kỳ lạ đã xảy ra khi một người quay phim xuất hiện giữa đường chạy, suýt gây ra tai nạn.

    cameraan gay phan no
    Cameraman hồn nhiên cắt ngang đoàn VĐV đang chạy.

    Video được đăng lên mạng xã hội hôm 7/8 cho thấy cameraman đã thong thả bước vào giữa đường đua. Người này "hồn nhiên" cắt ngang vào khu vực chạy, khiến các VĐV phải cố gắng lách qua để không đâm sầm vào anh ta, NBC Chicago đưa tin.

    Các VĐV đều lách qua được người quay phim này và tiếp tục cuộc đua mà không có sự cố xảy ra. Tuy nhiên, cuối chặng đua này, một vụ dẫm đạp liên hoàn khi cách vạch đích 100 m đã gây chú ý.

    Cụ thể, VĐV của Vương quốc Anh, George Mills, cố gắng bứt tốc lên giữa Hugo Hay (Pháp) và Thierry Ndikumwenayo (Tây Ban Nha). VĐV Pháp dường như có động tác vung tay về sau khiến Mills loạng choạng, chúi người sang phía đối diện, va vào Ndikumwenayo. Vụ va chạm khiến 4 VĐV ngã nhào như domino.

    Hugo Hay không bị ngã sau cú va chạm, về đích thứ 7 và giành 1 trong 8 suất vào trận chung kết.

    Sau khi về đích thứ 18, Mills đã đến gần Hay để chất vấn, có hành động chỉ vào mặt nhau và đẩy nhau. Nói với BBC, Mills khẳng định Hay đã đẩy mình nhưng không tiết lộ những gì đã nói với Hay khi đó.

    Sau khi trọng tài xem lại tình huống, nhận thấy Mills và 3 VĐV khác bị ngã vì tai nạn đã thiệt thòi nên cả 4 người sẽ được tham gia trận chung kết hôm 10/8. Hugo Hay cũng không bị hủy kết quả và được đi tiếp.

    Trong khoảng 10 phút, các VĐV đã phải cố né người đàn ông với chiếc máy quay trên vai. Truyền thông và mạng xã hội đã chỉ trích hành động của nam quay phim, gọi sự hỗn loạn anh ta gây ra là “điên rồ”.

    Vụ việc khiến các bình luận viên khắp thế giới bị sốc. Gerard Whateley của kênh Nine đã nhanh chóng chỉ trích hành động điên rồ của cameraman.

    “Ôi trời, anh ta cứ đi lang thang như ở chốn không người thế này. Đó là nơi người ta đang phóng qua như ngọn lao. Anh ta không nhận thức được chuyện gì đang xảy ra sao”.

    Bình luận viên của Eurosport cũng không tin vào mắt mình và nói: “Có một người quay phim trên đường và các VĐV phải di chuyển ra xa. Người quay phim cứ đứng đó. “Người quay phim đứng đó ở làn số hai và các vận động viên phải chạy vòng quanh anh ta”, bình luận viên tiếp tục nói khi thấy cameraman không rời đi.

    Nhà báo thể thao David Hussey viết trên X: “Người quay phim đi bộ giữa đường đua 5.000 m. Thật điên rồ”.

    Theo ZNews

     

  • Đã có rất nhiều lời phàn nàn về chất lượng đồ ăn ở làng Thế vận hội, và mới đây, tình trạng phục vụ kém lại bị các VĐV phản ánh.

    thuc an co giun olympic

    Ngôi sao bơi lội từng 3 lần giành Huy chương Vàng Thế vận hội (2016 và 2020) của Vương quốc Anh Adam Peaty chỉ giành Bạc ở nội dung bơi ếch 100m tại Olympic Paris 2024 . Mặc dù không có ý đổ lỗi, nhưng VĐV 29 tuổi cho rằng chất lượng đồ ăn được phục vụ tại làng Olympic có ảnh hưởng không nhỏ tới thành tích của các VĐV.

    "Ở một giải đấu với trình độ chuyên môn cao nhất, các VĐV cũng kỳ vọng sẽ được cung cấp những gì tốt nhất có thể", Peaty nói, "Đồ ăn ở Tokyo thật tuyệt vời. Rio cũng vậy. Nhưng lần này thì sao? Chúng tôi phải xếp hàng dài, chờ đợi 30 phút mới có đồ ăn vì không có hệ thống xếp hàng, sau đó phát hiện không có đủ lựa chọn protein".

    Là một phần trong cam kết về tính bền vững của Thế vận hội, Ban tổ chức Olympic Paris 2024 đặt mục tiêu 60% các bữa ăn được phục vụ không có thịt và 1/3 là có nguồn gốc thực vật, nhưng Peaty cho biết điều này là vô lý.

    “Tại sao câu chuyện về tính bền vững lại được đưa ra với các VĐV?”, anh căng thẳng, "Tôi muốn thịt, và cần ăn thịt để thi đấu. Đó là chế độ ăn thường nhật của tôi, vì lý do gì tôi phải thay đổi? Tôi cũng thích ăn cá. Và ở đây, một số VĐV đã phát hiện có giun trong cá. Nó thật tệ".

    Kể từ khi bắt đầu, Ban tổ chức Olympic 2024 đã phải đối mặt với nhiều lời chỉ trích từ các VĐV lưu trú tại làng Thế vận hội, từ việc giường ngủ không thoải mái, thiếu nệm đến nhiệt độ phòng quá cao mà lại không có điều hòa. Bên cạnh đó là các bữa ăn, được quảng cáo được nấu bởi các đầu bếp Michellin, nhưng lại thiếu thịt và chất lượng không đảm bảo. Ngoài hiện tượng "có giun trong cá" như Peaty phản ánh, trước đó đã có VĐV phát hiện thịt còn sống.

    Tại làng Olympic , các đầu bếp phục vụ khoảng 40.000 bữa ăn mỗi ngày cho gần 15.000 VĐV, trong khu ẩm thực được thiết kế theo nhiều chủ đề khác nhau và chia thành sáu khu vực phục vụ nhằm đảm bảo các VĐV có thể tìm thấy đồ ăn phù hợp nhất với sở thích cũng như văn hóa.

    Nhà vô địch Olympic ngủ bụi ở công viên vì nóng và ồn

    VĐV bơi lội của đoàn Italia Thomas Ceccon, người vừa giành được huy chương vàng ở nội dung bơi ngửa 100m nam, được phát hiện ngủ trưa tại một công viên ở Paris sau khi phàn nàn về điều kiện thiếu thốn tại làng Olympic Paris.

    Theo VĐV này, nơi ở trong làng Olympic nóng và ồn ào khiến anh khó ngủ cả chiều và đêm.

    vdv ngu cong vien 1
    Nhà vô địch Olympic ngủ bụi ở công viên Paris gây sốt (Ảnh: Mail).

    "Trong phòng nóng nhưng không có điều hòa còn đồ ăn lại dở tệ. Khi ở quê nhà, tôi vẫn có thói quen ngủ vào buổi chiều. Nhưng ở đây tôi phải vật lộn giữa cái nóng và tiếng ồn", nhà vô địch Olympic than vãn.

    Trước đó, VĐV 23 tuổi này cùng Coco Gauff, Ariarne Titmus và Assia Touati phàn nàn về chỗ ở do ban tổ chức Paris cung cấp.

    Chưa rõ có phải vì lý do trên hay không mà cảnh tượng Thomas Ceccon nằm ngủ bụi vạ vật giữa công viên ở Paris trở thành hình ảnh gây sốt trong 24h qua. Đồng thời điều kiện sinh hoạt dành cho các VĐV ở làng Olympic tiếp tục trở thành chủ đề nóng được nhiều người quan tâm.

    Tương tự, sau khi bảo vệ huy chương vàng Olympic ở nội dung 400m bơi tự do, VĐV bơi lội thuộc đoàn Australia Titmus cho biết "cô có thể phá kỷ lục thế giới lần này nếu được ở nơi có điều kiện tốt hơn".

    vdv ngu cong vien 1
    Trước đó Thomas Ceccon từng nhiều lần phàn nàn về điều kiện ở làng Olympic (Ảnh: Getty).

    "Cuộc sống ở làng Olympic khiến mọi việc trở nên khó khăn hơn. Chắc chắn đó không phải là nơi dành cho thành tích cao", cô chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn sau cuộc thi.

    Một trong số đó là những chiếc giường ở làng Olympic gây tranh cãi vì thiếu thoải mái.

    Đó là những chiếc giường đơn do Airwave sản xuất có khung bằng bìa cứng. Ban tổ chức phủ nhận mục đích thiết kế những chiếc giường để tránh VĐV có hành vi nhạy cảm. Thay vào đó, mục tiêu chính để bảo vệ môi trường, giảm thiểu lượng khí thải gây hại.

    Tuy vậy, sau đêm đầu tiên ngủ trên chiếc giường này, ngôi sao bóng nước Tilly Kearns và đồng đội Gabi Palm của đội tuyển Australia nói rằng "lưng như sắp gãy vì giường cứng như đá".

    Ngôi sao quần vợt 20 tuổi người Mỹ Coco Gauff chia sẻ lên trang cá nhân những video phàn nàn về chuyện sinh hoạt chung gây nhiều bất tiện.

    Theo Coco, tại khu phức hợp này, 10 cô gái phải chờ đợi nhau, chia sẻ 2 phòng tắm. Điều này khiến các VĐV thấy bất tiện vì phòng tắm quá tải.

    "Ở làng Olympic không giống như lưu trú tại khách sạn. Chúng tôi không có dịch vụ dọn phòng và bạn phải tự mua giấy vệ sinh", ngôi sao quần vợt Daria Saville tiết lộ.

    Vậy câu hỏi đặt ra là, rõ ràng nước chủ nhà không thiếu điều kiện để tạo ra một kỳ Olympic tiện nghi, nhưng ban tổ chức không làm như vậy. Thay vào đó, họ có tham vọng tạo ra một Thế vận hội xanh nhất từ trước tới nay.

    Trước đó, các kỳ Olympic bị chỉ trích là sự kiện gây nhiều ô nhiễm, tạo ra lượng khí thải lớn. 2 kỳ Olympic London 2012 và Rio 2016 có số liệu gây ô nhiễm nhất trong lịch sử, tạo ra khí thải tương đương 3 triệu tấn CO2. Olympic 2022 tại Nhật Bản diễn ra vào thời điểm Covid-19.

    Bởi vậy lần này ban tổ chức Olympic Paris đặt mục tiêu có lượng khí thải dưới 1,6 triệu tấn CO2. Để có mục tiêu này, những thứ cần cắt giảm đầu tiên là máy lạnh vì thiết bị này tốn nhiều điện và thải khí nhà kính.

    Nhưng kế hoạch không thành khi đoàn Mỹ đặt chân tới làng Olympic và là một trong những đoàn tự lắp máy lạnh phục vụ riêng cho VĐV của mình. Những đoàn khác cũng làm theo, tạo ra sự không công bằng với những nước kém phát triển.

    Thời tiết tại Paris trong những ngày qua nóng ẩm, với mức nhiệt lên cao 32 độ C. Theo Business Standard, việc lắp đặt điều hòa có thể giúp VĐV có thể lực và tinh thần tốt nhất để thi đấu, đồng thời hỗ trợ quá trình phục hồi, giảm viêm, cải thiện giấc ngủ.

    Theo Soha

  • Ngoài khả năng thi đấu ấn tượng, các vận động viên Olympic Paris 2024 còn khiến khán giả thích thú với những bộ móng tay sơn vẽ màu sắc và tinh tế.

    nail olympic paris 1

    Khi tham gia thi đấu, bên cạnh trình diễn kỹ năng thể thao xuất sắc, các vận động viên còn có cơ hội thể hiện gu thẩm mỹ và phong cách cá nhân từ quần áo, tóc tai đến cả móng tay. Dưới đây, Self tổng hợp những gương mặt sở hữu móng tay nổi bật tại Olympic Paris 2024. Ảnh: @camillelcheng.

    nail olympic paris 1

    nail olympic paris 1

    Ngoài tốc độ đáng kinh ngạc, Sha’Carri Richardson, thành viên điền kinh của đội tuyển Mỹ, còn được biết đến nhiều nhất với vẻ ngoài quyến rũ. Cô thu hút ánh nhìn với với bộ móng tay dài đính đá lấp lánh cùng kiểu tóc tết phức tạp mỗi khi xuất hiện trên đường đua. Ảnh: Xinhua/Shutterstock, NBC News.

    nail olympic paris 1

    nail olympic paris 1

    Camille Cheng, VĐV bơi lội người Hong Kong, từng chia sẻ với Tatler rằng cô làm móng tay để ăn mừng cho mỗi cuộc thi và tôn lên vẻ nữ tính của mình. Tại Olympic 2024, cô chọn sơn mẫu móng tay lấy cảm hứng từ lá cờ Hong Kong cùng biểu tượng của Olympic. Ảnh: @camillelcheng.

    nail olympic paris 1

    nail olympic paris 1

    Alex Sedrick, vận động viên bóng bầu dục rugby của đội tuyển Mỹ, chọn bộ móng tay đỏ xanh gợi quốc kỳ nước Mỹ cùng biểu tượng Olympic. Ảnh: @spiifff.

    nail olympic paris 1

    nail olympic paris 1

    Vận động viên thể dục dụng cụ người Mỹ Sunisa Lee tham gia Olympic Paris với bộ móng kiểu pháp màu nude với đầu móng trắng tinh giản. Đặc biệt, cô còn là đại sứ thương hiệu cho móng tay nối Salon X-tend LED Soft Gel System của thương hiệu mỹ phẩm Kiss Products. Ảnh: Jack Gruber-USA TODAY Sports, Kyle Terada/USA TODAY Sports.

    nail olympic paris 1

    nail olympic paris 1

    Brianna Throssell, vận động viên bơi lội người Australia, cũng đi theo phong cách làm móng tay kiểu Pháp. Tuy nhiên, cô chọn sơn đầu móng vàng và xanh lá cây đồng điệu với đồng phục của đội tuyển của mình. Ảnh: @briannathrossell.

    nail olympic paris 1

    nail olympic paris 1

    Zoe Verge-Depre, vận động viên bóng chuyền bãi biển của đội Thụy Sĩ, sở hữu bộ móng tay nhạt với điểm nhấn là biểu tượng Olympic. Ảnh: @zoe.vergedepre.

    nail olympic paris 1

    nail olympic paris 1

    Manika Batra, thành viên đội tuyển bóng bàn Ấn Độ, lựa chọn sơn móng màu trắng để nổi bật biểu tượng Olympic. Đặc biệt, cô còn để một móng riêng biệt vẽ lá cờ quốc gia của mình. Ảnh: @manikabatra.15.

    nail olympic paris 1

    Coco Gauff được mệnh danh là thần đồng quần vợt người Mỹ khi giành được vô số giải thưởng dù chỉ mới 20 tuổi. Tại Olympic 2024, bên cạnh màn thể hiện đầy mạnh mẽ, cô còn gây ấn tượng với bộ móng tay đỏ cách điệu. Ảnh: Kai Pfaffenbach/REUTERS.

    Theo Zing

  • VĐV Tyler Mislawchuk thừa nhận đã nôn mửa 10 lần sau khi tham dự nội dung 3 môn phối hợp, trong đó có phần bơi trên sông Seine.

    Bất chấp hoài nghi về việc nước sông Seine không đảm bảo tiêu chuẩn khi có quá nhiều vi khuẩn E.coli ở nồng độ vượt ngưỡng cho phép, Ban tổ chức Olympic 2024 vẫn tổ chức nội dung 3 môn phối hợp vào ngày 31/7.

    song thames qua ban
    VĐV người Canada, Tyler Mislawchuk, nôn 10 lần trong phần thi 3 môn phối hợp (Ảnh chụp màn hình).

    Các VĐV sẽ vượt qua nội dung bơi 1500m, đạp xe 40km và chạy bộ 10km. Cuối cùng, VĐV Alex Yee (Anh) đã xuất sắc giành tấm huy chương vàng ở phần thi dành cho nam. Hayden Wilde (New Zealand) đã giành huy chương bạc, còn Leo Bergere (Pháp) nhận huy chương đồng.

    Ở nội dung dành cho nữ, VĐV Cassandre Beaugrand (Pháp) không có đối thủ. Cô đã bỏ xa phần còn lại để giành huy chương vàng. Julie Derron (Thụy Sĩ) giành huy chương bạc, còn Beth Potter (Anh) giành huy chương đồng.

    Điều đáng nói, khi kết thúc phần thi, nhiều VĐV đã nôn mửa. Trong đó, VĐV Beth Tyler Mislawchuk (Canada), người về đích ở vị trí thứ 9, đã nôn tới 10 lần. Anh chia sẻ: "Tôi đến đây không phải để lọt vào top 10 nhưng dù sao, tôi đã cống hiến hết mình. Tôi không hối hận đâu, dù tôi đã nôn 10 lần rồi".

    Các VĐV bơi trên sông Seine (Ảnh: Alarmy).

    Điều này dấy lên nghi vấn về chất lượng nguồn nước sông Seine đã ảnh hưởng tới phần thi của các VĐV. Tờ Unilad nhấn mạnh: "Trong hơn 100 năm qua, việc bơi ở sông Seine bị cấm vì mọi người vô tình mắc bệnh nếu nuốt phải nguồn nước ô nhiễm với hàm lượng vi khuẩn E.coli quá cao". Trong khi đó, tờ New York Post đặt ra câu hỏi: "Không biết VĐV nôn mửa do kiệt sức hay vì nước sông Seine quá bẩn".

    VĐV 3 môn phối hợp người Bỉ, Jolien Vermeylen, chia sẻ về cảm giác bơi trên sông Seine: "Tôi đã uống rất nhiều nước. Tôi không biết ngày mai mình có bị ốm hay không. Vị của nước sông Seine không giống như Coca-Cola hay Sprite.

    Khi thi đấu, tôi không nghĩ quá nhiều tới cảm giác bơi trên sông Seine như thế nào. Thế nhưng, ai cũng biết sông Seine đã bẩn cả trăm năm. Họ nói rằng đặt an toàn của VĐV lên hàng đầu ư? Thật nhảm nhí".

    Gần đây, Thị trưởng Paris Anne Hidalgo đã ngâm mình ở sông Seine để nêu bật nỗ lực làm sạch dòng nước. Bà cho biết: "Thật ngọt ngào và tuyệt vời. Đó là kết quả của công sức rất lớn bỏ ra.

    Tôi nhớ hồi năm 2015 khi chúng tôi bắt đầu chuẩn bị cho Olympic, Liên đoàn 3 môn phối hợp quốc tế có gợi ý: "Tại sao không thể tổ chức 3 môn phối hợp ở sông Seine? Liệu các VĐV có thể bơi ở sông Seine không?". Hôm nay, tôi nói rằng điều đó có thể".

    Theo Dân Trí

  • VĐV đấu kiếm người Ai Cập Nada Hafez giành chiến thắng ở vòng 1/16 nội dung kiếm chém cá nhân nữ Olympic Paris 2024, trong khi đang mang thai.

    Nada Hafez, 26 tuổi, đánh bại kiếm thủ Mỹ Elizabeth Tartakovsky – thứ 10 thế giới – với tỷ số 15-13. Dù sau đó thua Jeon Ha-young (Hàn Quốc) 7-15 ở vòng 1/8, kiếm thủ Ai Cập vẫn cảm thấy tự hào về thành tích cá nhân, nhất là khi thi đấu trong lúc mang thai.

    "Sàn đấu có hai VĐV, nhưng thật ra là ba", Hafez viết trên Instagram. "Đó là đối thủ, tôi và đứa con bé bỏng sắp chào đời".

    kiem thu mang thai 7 thang 1
    VĐV Nada Hafez xúc động khi giành chiến thắng ở vòng 1/16 kiếm chém cá nhân nữ Olympic Paris 2024. Ảnh: AFP

    Hafez từng tham dự Olympic 2016 và 2020 nhưng đều dừng bước ở trận đầu tiên. Cô đến Paris 2024 với thành tích HC đồng cá nhân và HC vàng đồng đội tại giải vô địch đấu kiếm châu Phi.

    VĐV sinh năm 1997 cho biết: "Niềm tự hào trong tôi tràn ngập khi giành được một suất vào vòng 1/8 ở kỳ Olympic đặc biệt này. Tôi đã ba lần dự Thế vận hội, nhưng lần này tôi mang theo một nhà vô địch OIympic nhỏ".

    Hafez tiết lộ thông tin này nhằm chứng minh sức mạnh và sự kiên trì của phụ nữ Ai Cập. Cô cảm nhận quá trình mang thai rất khó khăn, việc đấu tranh để giữ cân bằng giữa cuộc sống và thể thao cũng rất vất vả nhưng xứng đáng. Bên cạnh đó, cô may mắn khi nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của chồng lẫn gia đình để tham dự Thế vận hội.

    kiem thu mang thai 7 thang 1
    Nada Hafez (phải) thi đấu kiếm chém cá nhân nữ khi mang thai tháng thứ bảy. Ảnh: Reuters

    Hafez là một trong 51 VĐV nữ, trong tổng số 148 VĐV Ai Cập tham dự Olympic 2024. Không tính bóng đá, đấu kiếm là môn đóng góp nhiều VĐV nhất cho Ai Cập, với chín nam và bảy nữ.

    Tính đến 30/7, các nội dung cá nhân kiếm liễu, kiếm chém, kiếm ba cạnh đã kết thúc. Ai Cập giành một HC đồng của Mohamed El-Sayed, ở nội dung kiếm ba cạnh cá nhân nam.

    Hong Kong hiện dẫn đầu bảng tổng sắp với hai HC vàng kiếm liễu nam và kiếm ba cạnh nữ. Xếp sau là chủ nhà Pháp với một HC vàng, ba HC bạc và Mỹ (1-1-1).

    kiem thu mang thai 7 thang 1
    Nada Hafez kết hôn vào tháng 2/2023. Ảnh: Instagram/Nada_Hafez

    Nữ kiếm thủ Ai Cập không phải phụ nữ đầu tiên tham gia các sự kiện thể thao đẳng cấp khi mang thai. Cựu siêu sao quần vợt Serena Williams từng vô địch Australia Mở rộng 2017 khi đang mang bầu hơn ba tháng. VĐV cưỡi ngựa Anky van Grunsven của Hà Lan giành HC vàng Olymcic 2004 khi có thai tháng thứ năm.

    Xạ thủ Malaysia Nur Suryani Mohamed Taibi mang thai tháng thứ tám khi tham dự nội dung 10m súng trường hơi nữ ở London 2012. Cô từng cho biết phải tiêm thuốc để giúp em bé an thần, trong khi bản thân cảm thấy hơi khó thở và không thể ngắm mục tiêu lâu.

    Các bác sĩ đồng ý phụ nữ mang thai nên vận động mức độ vừa phải, nhưng cảnh báo việc thi đấu đỉnh cao có thể làm tăng nguy cơ mất nước, tăng nhiệt hay hạ đường huyết của mẹ. Việc tham gia các hoạt động thể chất ở mức độ nhẹ đến trung bình không làm tăng nguy cơ sảy thai.

    Giáo sư Y học Thể thao Jorunn Sundgot-Borgen, thuộc Trường Khoa học Thể thao Na Uy, cho biết một số VĐV bắn cung, bắn súng có thể không bị ảnh hưởng hiệu suất. Nhưng các môn đòi hỏi cường độ cao trong thời gian dài có thể gây căng thẳng cho thai nhi. Trong khi đó, các môn võ hay bóng đá không được khuyến khích sau khi mang thai ba tháng.

    "Nhiều VĐV ưu tú duy trì tập luyện đến cuối tháng thứ sáu", Borgen nói với SCMP. "Nhưng rất ít VĐV ưu tú thi đấu cấp đội tuyển hoặc quốc tế sau tháng thứ năm thai kỳ".

    Theo VnExpress

  • Phở và nem cuốn của Việt Nam được nước chủ nhà Pháp đưa vào khu vực đồ ăn để phục vụ các vận động viên tại Olympic Paris 2024.

    pho olympic 1
    Phở Việt nhiều lần được nước chủ nhà các kỳ Olympic đưa vào thực đơn. Ảnh: Vicky Pham.

    Theo thông tin trên trang chủ Olympic Paris 2024, phở và nem cuốn truyền thống của Việt Nam góp mặt trong thực đơn dinh dưỡng dành cho các vận động viên tham dự sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh này.

    Đáng chú ý, tại mục "Soup of the day" (món súp trong ngày) ở gian hàng châu Á (Asian), phở được phục vụ trong 3 bữa ăn chính của các vận động viên. Ở phần giới thiệu, phở được gọi là tượng đài ẩm thực của Việt Nam, chế biến từ nước hầm xương và bánh phở, đi kèm với nhiều nguyên liệu khác.

    pho olympic 1
    Thông tin dinh dưỡng, mức năng lượng được ghi rõ để các vận động viên tính toán khẩu phần cần thiết. Ảnh: Olympic Paris 2024.

    Thông tin dinh dưỡng, mức năng lượng (kcal) của phở được mô tả chi tiết trên trang chủ. Được biết, món ăn này giàu carbohydrate (tinh bột, đường và chất xơ), cung cấp đủ năng lượng cho vận động viên ở giai đoạn thi đấu.

    Ngoài phở, nem cuốn cũng được đưa vào thực đơn châu Á cùng lời giới thiệu đây là "Vietnamese culinary" (ẩm thực đặc sản Việt Nam). Món ăn này gồm lớp bánh tráng mỏng làm từ bột gạo, cuốn lấy phần nhân đầy rau. Đôi khi còn có thịt lợn và tôm luộc. Thông tin dinh dưỡng ghi rõ nem cuốn phù hợp cho người ăn chay vì hàm lượng tinh bột và chất xơ cao.

    pho olympic 1
    Thay vì gọi là "spring roll", nem cuốn được ưu ái giới thiệu là món ăn Việt Nam. Ảnh: Olympic Paris 2024.

    Việc nước chủ nhà Pháp đưa phở và nem cuốn vào thực đơn của Olympic Paris 2024 giúp các vận động viên Việt Nam có thể thưởng thức món ăn quen thuộc nơi đất khách, tiếp thêm tinh thần thi đấu. Đồng thời là cơ hội để quảng bá các món ăn truyền thống của Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

    Khu vực ăn uống tại sự kiện thể thao này được chia thành 6 gian hàng, gồm châu Âu (World), châu Á (Asian), Halal (Hồi giáo)... nhằm đáp ứng nhu cầu của các vận động viên đến từ nhiều quốc gia. Cùng với đó là 11 gian hàng phụ như street food (món ăn đường phố), sandwich, burger, bánh ngọt... Các món ăn đều do đầu bếp Michelin phụ trách nấu nướng.

    Tại các kỳ Olympic trước, không ít lần các món ăn Việt Nam được đưa vào thực đơn. Phở Việt từng xuất hiện tại Olympic Tokyo 2020 (Nhật Bản) với phần thịt bò được thay bằng bò Wagyu đặc trưng.

    Tại Olympic Rio de Janeiro 2016 (Brazil), các vận động viên cũng được phục vụ phở xào. Điều này chứng tỏ ẩm thực Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế trên đấu trường thế giới.

    Theo Zing

  • Đoàn thể thao Trung Quốc, Anh cùng nhiều vận động viên (VĐV) khác liên tục phàn nàn về suất ăn "thảm họa", "thiếu thịt" tại Làng Olympic 2024.

    Không đủ trứng và thịt gà nướng

    "Thức ăn như thảm họa, đó là tôi đã cố gắng nói một cách nhẹ nhàng nhất", một số VĐV Đức tham dự Olympic Paris nói trên nhật báo Die Welt của Đức hôm 28/7.

    Họ tiết lộ thêm phải mất rất nhiều thời gian để xếp hàng vào căng tin Làng Olympic, nhưng chất lượng món ăn không như mong đợi.

    "Điều khiến các VĐV phàn nàn nhiều nhất là đồ ăn ở Làng Olympic, chúng dường như không dành cho các VĐV đang thi đấu", Mats Grambusch, đội trưởng đội tuyển khúc côn cầu Đức, nói.

    Không nhưng vậy, trên mạng xã hội, một số VĐV Trung Quốc đăng tải hình ảnh về khẩu phần ăn tại Làng Olympic kèm mô tả: "Struggling to eat this right now" (tạm dịch: đấu tranh để ăn). Các món ăn được cho là thiếu hụt thực phẩm giàu protein như thịt gà và trứng.

    bua an hollywood 1
    Những suất ăn được cho là thiếu protein được một VĐV Trung Quốc đăng tải trên mạng xã hội. Ảnh: Sina.

    Theo Guardian, ban tổ chức Olympic Paris tuyên bố sẽ cung cấp cho các đoàn thể thao những bữa ăn đẳng cấp Michelin, nhưng thực tế lại khác xa. Tại Làng Olympic, nơi sinh hoạt chung của các VĐV, trứng và gà nướng được chia theo khẩu phần, hàng dài người xếp hàng và các món ăn phổ biến luôn trong tình trạng khan hiếm.

    Có khoảng 40.000 bữa ăn được chuẩn bị tại Làng Olympic mỗi ngày, nhưng ban tổ chức chỉ trang bị một nhà ăn với sức chứa 3.300 người.

    Một VĐV giấu tên người Anh phàn nàn với The Times rằng việc tổ chức phân phối đồ ăn tại đây cũng không trật tự và không tốt như những kỳ Thế vận hội trước.

    "Những ngày gần đây, lượng người đến rất đông và hỗn loạn. Ban tổ chức nói rằng Thế vận hội hướng đến mục tiêu bền vững nên thực đơn sẽ có nhiều thực phẩm lành mạnh, nhưng nếu bạn đi vào giờ cao điểm, thậm chí khó có thể lấy một miếng ức gà", người này nói.

    bua an hollywood 1
    Khu phức hợp ăn uống với hơn 3.500 chỗ ngồi, dự kiến phục vụ 15.000 VĐV từ các đoàn thể thao. Ảnh: James Hill/ The New York Times.

    Andy Anson, Giám đốc điều hành Hiệp hội Olympic Anh, cũng phàn nàn về tình trạng này ở Làng Olympic. "Không có đủ một số loại thực phẩm nhất định như trứng, thịt gà và một số loại carbohydrate", ông cho biết trên tờ The Times.

    Để giải quyết vấn đề, đoàn thể thao Vương quốc Anh quyết định từ chối các suất ăn tại Làng Olympic và cử những đầu bếp từ Anh đến cung cấp thực phẩm cho các VĐV ở khu nghỉ tạm tại quận Clichy, Paris, cách khu vực tập trung thi đấu 15 phút lái xe.

    "Chúng tôi đang cố gắng bảo vệ các vận động viên của mình bằng cách tự cung cấp thêm thực phẩm. Đây là vấn đề lớn nhất hiện nay", ông nói.

    bua an hollywood 1
    Tòa nhà với 6 nhà hàng phục vụ VĐV nằm ở trung tâm Làng Olympic. Ảnh: James Hill/ The New York Times.

    Theo Guardian, để giảm lượng khí thải carbon trong thực phẩm xuống còn một nửa so với Thế vận hội London 2012, ban tổ chức Olympic Paris đặt ra các quy định nghiêm ngặt về chất lượng đối với việc cung cấp thực phẩm. Cụ thể, họ yêu cầu 1/4 nguyên liệu phải có nguồn gốc tại Paris, 20% thành phần phải được chứng nhận hữu cơ. Tất cả thịt, sữa và trứng sẽ đến từ Pháp và 1/3 thực phẩm sẽ có nguồn gốc từ thực vật.

    Ngoài ra, ban tổ chức cho biết gần 2/3 trong số 500 món ăn được cung cấp là đồ chay, chẳng hạn như món thịt bò hầm rượu vang đỏ Burgundy được làm bằng thịt nhân tạo.

    Những điều này làm dấy lên luồng tranh cãi từ dư luận về việc Paris không đảm bảo chất lượng sức khỏe cho các VĐV. Một vận động viên người Anh nói với tờ Times rằng tình hình thực phẩm rất kém so với Olympic Tokyo.

    Phòng ốc, xe buýt không lắp điều hòa

    Thay vì lắp đặt hệ thống điều hòa để giữ cho nơi ở thoải mái cho hàng nghìn vận động viên ở làng Olympic, ban tổ chức năm nay đã lên kế hoạch sử dụng hệ thống địa nhiệt dẫn nước mát dưới sàn nhà nhằm tránh nóng. Nhưng lời đảm bảo của họ rằng hệ thống đó sẽ giúp nhiệt độ trong nhà mát hơn ngoài trời khoảng 11 độ C không tạo được nhiều sự tin tưởng trong mùa hè nóng bức năm nay.

    Kế hoạch này đã gây ra mối lo ngại từ nhiều quốc gia, nhất là Mỹ, rằng các VĐV sẽ không được nghỉ ngơi và phục hồi đầy đủ. Matt Carroll, thành viên Ủy ban Olympic Australia bình luận: "Chúng tôi không đi dã ngoại".

    Trước thềm Thế vận hội, các quan chức Pháp vẫn giữ vững quan điểm rằng điều hòa là không cần thiết và không thể chấp nhận được vì tác động của việc tiêu thụ năng lượng đến khí hậu. "Tôi rất tôn trọng sự thoải mái của các vận động viên, nhưng tôi nghĩ nhiều hơn đến sự sống còn của nhân loại", Thị trưởng Paris Anne Hidalgo nói với một đài phát thanh Pháp vào năm ngoái.

    Với nhiệt độ cao tại Pháp vào tháng 7 và tháng 8 năm nay, các đoàn Mỹ, Canada, Australia, Nhật Bản và một số quốc gia phát triển khác đã quyết định cung cấp điều hòa di động cho VĐV. Điều này làm dấy lên vấn đề công bằng trong thi đấu khi một số quốc gia khác không đủ điều kiện cung cấp điều hòa để VĐV được nghỉ ngơi thoải mái nhất.

    Tác động đối với khí hậu vẫn sẽ không đáng kể, khi hàng nghìn điều hòa di động vẫn được mang đến Pháp hè này. Tờ Los Angeles Times đánh giá động thái này của nước chủ nhà đến từ ý định tốt nhưng xét cho cùng lại là ý tưởng tồi.

    Không chỉ làng VĐV không được trang bị điều hòa mà ngay cả xe buýt chở VĐV cũng vậy. Theo Yonhap, 6 VĐV bơi Hàn Quốc đã phải rời làng Olympic để di chuyển đến một khách sạn gần nơi thi đấu vì họ không muốn di chuyển quãng đường xa trên những chiếc xe buýt nóng nực. Làng Olympic nằm cách địa điểm thi đấu của các VĐV này tới 12 km.

    Theo ZNews

  • Một nhà tài trợ đã xin rút khỏi Olympic Paris sau lễ khai mạc gây tranh cãi diễn ra tối 26.7.

    Kéo dài hơn 4 giờ đồng hồ với màn diễu hành trên sông Seine, lễ khai mạc Olympic Paris được đánh giá là phá cách, khi lần đầu tiên không diễn ra trong một sân vận động (như các kỳ thế vận hội trước). Tuy nhiên, ngày khai hội Olympic cũng để lại tranh cãi, trong đó có một màn biểu diễn bị chỉ trích vì động đến khía cạnh tôn giáo.

    Cụ thể, trong phần trình diễn catwalk, đã diễn ra phân cảnh nhiều nghệ sĩ trong trang phục sặc sỡ xếp hàng dài trên một chiếc bàn, tham dự một bữa tiệc xung quanh DJ Barbara Butch. Cách sắp xếp vị trí và tư thế của các nghệ sĩ là khung hình mô phỏng theo bức tranh nổi tiếng "Bữa tối cuối cùng" của đại danh họa Leonardo Da Vinci.

    nha tai tro olympic paris 5
    Phillippe Katerine để lộ bộ phận nhạy cảm

    Đây là một trong những kiệt tác khắc họa bữa ăn tối cuối cùng của Chúa Jesus cùng các môn đệ của mình, trước khi ngài bị phản bội bởi môn đệ Judas. "Bữa tối cuối cùng" là bức họa được nhiều tín đồ tôn thờ, nhưng tại Olympic Paris, màn trình diễn của các nghệ sĩ Pháp bị phản ứng bởi ngoại hình, biểu cảm và cách ăn mặc hoàn toàn không phù hợp với bối cảnh "Bữa tối cuối cùng", thậm chí bị chỉ trích là mỉa mai, báng bổ.

    Cùng với một số màn trình diễn nhạy cảm khác, lễ khai mạc Olympic Paris đã khiến một số nhà tài trợ mất lòng. Hiện tại, C Spire, công ty viễn thông và công nghệ của Mỹ có trụ sở tại Mississippi, đã rút quảng cáo khỏi Olympic Paris. "Chúng tôi đã bị sốc trước sự chế giễu khoảnh khắc "Bữa tối cuối cùng" mà ban tổ chức đã làm trong lễ khai mạc Olympic Paris. C Spire sẽ gỡ bỏ quảng cáo khỏi sân chơi này, đại diện công ty tuyên bố.

    Quyết định của C Spire được giới chức Mỹ ủng hộ. Thống đốc đảng Cộng hòa Mississippi, ông Tate Reeves cho biết: "Tôi tự hào vì cách phản ứng C Spire. Không thể chế giễu Chúa Jesus như vậy được. C Spire đã hành động hợp lý và kịp thời".

    nha tai tro olympic paris 5
    Khung cảnh được cho là động chạm đến tín ngưỡng ở lễ khai mạc Olympic Paris

    Trên mạng xã hội, đông đảo người hâm mộ chỉ trích lễ khai mạc Olympic Paris là "lê thê", "thiếu điểm nhấn" và động chạm quá nhiều vào những vấn đề nằm ngoài ranh giới thể thao.

    Giám đốc nghệ thuật lên tiếng: 'Pháp không mô phỏng hình ảnh Bữa tối cuối cùng'

    Trước sức ép của truyền thông, giám đốc nghệ thuật Thomas Jolly của lễ khai mạc khẳng định màn trình diễn của các nghệ sĩ trên cầu không mô phỏng hình ảnh "Bữa tối cuối cùng". Video về màn trình diễn đã bị BTC gỡ trên hệ thống. Nước chủ nhà cảm thấy rất tiếc và xin lỗi vì đã để xảy ra vụ việc. Tuy nhiên, BTC cũng lên tiếng để nói về màn trình diễn gây tranh cãi.

    "Tôi không bao giờ có ý định phá hoại, chế giễu hay gây sốc ở lễ khai mạc. Trên hết, tôi muốn gửi đi thông điệp về tình yêu thương và sự hòa nhập chứ không hề chia rẽ. Ý tưởng của tôi ở màn trình diễn này là tổ chức một bữa tiệc ngoại giáo liên quan đến các vị thần trên đỉnh Olympus.

    nha tai tro olympic paris 5
    Bê bối khiến nhà tài trợ "bỏ của chạy lấy người"

    Bạn sẽ không bao giờ tìm thấy trong tác phẩm của tôi bất kỳ mong muốn chế giễu hay hạ thấp ai. Tôi muốn có một buổi lễ gắn kết mọi người lại với nhau, hòa giải, nhưng cũng là một buổi lễ khẳng định các giá trị về tự do, bình đẳng và tình bằng hữu", ông Jolly khẳng định.

    Trên thế giới, cũng chia ra làm hai luồng ý kiến về màn trình diễn của các nghệ sĩ. Ví dụ như ở Việt Nam, một chuyên gia đã nêu quan điểm: "Le festin des dieux" - Bữa tiệc của các vị thần - của họa sĩ Jan Harmensz van Bijlert (khoảng năm 1635) mới được lấy ra để làm hình ảnh trong lễ khai mạc. Các thần Hy Lạp sống trên đỉnh Olympe (Olympique là từ Olympe) và đang uống rượu cùng nhau. Ông màu xanh là Dyonysos, thần rượu vang (trong huyền thoại Hy Lạp). Tất nhiên chẳng liên quan gì đến tranh La Cène của Léonard Da Vinci với Chúa". 

    Hay "Rõ ràng vòng hoa lá mà Bacchus-Dyonysos đeo, cũng như vương miện ánh sáng quanh đầu Apollon, hay cánh tay phải Flore đang giơ cao, và bộ râu của Neptune đều là các dấu tượng được đem thẳng từ tranh của Jan Harmensz. Còn ngoài cái bàn ra, có ai thấy cái gì giống La Cène của Da Vinci không?".

    Theo Thanh Niên

  • Video chính thức về lễ khai mạc Thế vận hội Paris 2024 dường như bị xóa khỏi kênh YouTube Olympics trong bối cảnh làn sóng phẫn nộ ngày càng tăng liên quan đến cáo buộc báng bổ Cơ đốc giáo.

    Ngày 27/7, người dùng mạng xã hội chia sẻ ảnh chụp màn hình video lễ khai mạc Thế vận hội Paris 2024 trên tài khoản YouTube chính thức của Olympics, trong đó hiển thị màn hình đen với dòng chữ: “Video ngày không khả dụng”.

    Qua kiểm tra, video lễ khai mạc Olympic Paris thực sự đã biến mất khỏi kênh YouTube Olympics. Trong khi đó, phiên bản đầy đủ của sự kiện mở màn Olympic London 2012, Rio 2016, Bắc Kinh 2022, thậm chí cả Nagano 1998 đều có sẵn.

    Phát hiện này được đưa ra sau khi Olympic Paris bị chê là có lễ khai mạc tồi tệ nhất từ trước đến nay. Phần lớn nguyên nhân được xác định do buổi lễ ngoài trời diễn ra trong điều kiện thời tiết không thuận lợi. Cơn mưa như trút nước khiến khung cảnh buổi lễ trở nên nhếch nhác. Sự kiện còn gặp một số lỗi không đáng có như viết sai tên quốc gia, đọc tên Nam Hàn thành Bắc Hàn, treo ngược cờ Olympic…

    Bên cạnh đó, ngoại trừ tiết mục kết thúc lễ khai mạc của Celine Dion gây xúc động, hầu hết màn biểu diễn nghệ thuật đều nhận đánh giá tiêu cực. Trong đó, tiết mục trình diễn thời trang làm nổ ra làn sóng phẫn nộ trên toàn cầu với cáo buộc báng bổ đức tin Cơ Đốc giáo.

    Theo Daily Mail, màn trình diễn diễn ra trên cây cầu bắc qua sông Seine, có sự góp mặt của những người mẫu, vũ công, biểu tượng thời trang và Drag Queen (nghệ sĩ giả gái) đến từ quốc gia chủ nhà. Mọi người tập trung quanh chiếc bàn dài, đồng thời là sàn catwalk, với những tạo hình khác nhau.

    Đứng ở vị trí trung tâm là một phụ nữ ngoại cỡ đội vương miệng vàng hình vầng hào quang, đứng trước thiết bị DJ. Hai bên cô là một số Drag Queen, hàng chục vũ công và người biểu diễn. Trong lúc dàn người mẫu trình diễn những bộ sưu tập của các nhà thiết kế trẻ triển vọng, những người ngồi hai bên thực hiện những động tác vũ đạo điêu luyện.

    khai mac olympic xoa so 1
    Màn trình diễn thời trang với sự tham gia của các Drag Queen nổi tiếng của Pháp. Ảnh: X.

    Đông đảo cư dân mạng cho rằng hình ảnh nhóm người đứng quanh bàn gợi nhớ đến bức tranh nổi tiếng của danh họa Leonardo da Vinci, The Last Supper (Bữa ăn tối cuối cùng), mô tả bữa ăn cuối cùng của Chúa Jesus với các tông đồ trước khi bị đóng đinh. Không ít người phẫn nộ vì tin rằng tín ngưỡng của họ bị xâm phạm.

    Khán giả bình luận: “Một lễ khai mạc tệ hại và đầy rẫy sự báng bổ”, “Có hơn 2 tỷ người theo đạo Thiên chúa trên toàn thế giới và nhiều người trong số họ thích xem các trận đấu thể thao. Tại sao các bạn lại nhạo báng và mở đầu bằng tiết mục đó?”, “Tôi thực sự xấu hổ thay cho nước Pháp. Đây được coi là lễ khai mạc tệ nhất trong lịch sử”…

    Tỷ phú Elon Musk cũng nằm trong số phản đối tiết mục. Ông viết trên X rằng show diễn thiếu tôn trọng ở mức độ cùng cực đối với những người theo đạo Thiên chúa.

    Giám mục Công giáo Robert Barron, đến từ Mỹ, quay video bày tỏ sự bức xúc trên mạng xã hội: “Tôi yêu Thế vận hội, vì vậy tôi bật lễ khai mạc lên xem và tôi đã thấy gì vậy? Nó diễn ra ở Paris, Pháp, thành phố mà tôi yêu thích. Tôi dành 3 năm làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ở đó. Tôi thấy sự chế giễu trắng trợn The Last Supper và tôi không mô tả thêm nữa”.

    khai mac olympic xoa so 1
    Người ta tin rằng ý tưởng cho tiết mục tại Olymic Paris đến từ bức tranh The Last Supper của Leonardo da Vinci.

    Bà Marion Maréchal, chính trị gia người Pháp, lên án trên X: “Gửi đến tất cả người theo đạo Thiên chúa trên toàn thế giới đang theo dõi lễ kỷ niệm Paris 2024 và cảm thấy bị xúc phạm bởi màn chế lại The Last Supper của các Drag Queen, hãy biết rằng không phải nước Pháp đang lên tiếng, mà là một nhóm thiểu số sẵn sàng cho mọi hành động khiêu khích”.

    Trước phản ứng dữ dội từ dư luận, Thomas Jolly, giám đốc nghệ thuật của lễ khai mạc, khẳng định trong buổi họp báo của Ủy ban Olympic quốc tế không hề có ý định xúc phạm và ý tưởng cho tiết mục không đến từ The Last Supper. Ông và đội ngũ làm việc chỉ muốn truyền đi thông điệp về sự hòa nhập, đa dạng, không phải cố gắng chống phá bất cứ điều gì. Ông nói thêm Pháp là đất nước tự do, mọi người đều có quyền tự do sáng tạo, tự do nghệ thuật.

    Chủ tịch Olympic Paris 2024 Tony Estanguet bênh vực lý lẽ của giám đốc nghệ thuật.

    “Chúng tôi có quyền tự do ngôn luận ở Pháp và chúng tôi muốn bảo vệ quyền đó”, ông Estanguet nhấn mạnh.

    Không lâu sau buổi họp báo, công ty công nghệ và viễn thông C Spire (có trụ sở ở tiểu bang Mississippi, Mỹ) thông báo trên X đã ngừng mọi quảng cáo tại Olympic Paris để phản đối việc The Last Supper bị làm cho biến chất.

    Theo Tienphong

  • Kể từ năm 2016 tới nay, Thế vận hội có sự tham gia tranh tài của đội Olympic Người tị nạn, với những VĐV đi lên từ nghịch cảnh, đồng thời mang thông điệp hy vọng tới cộng đồng hơn 100 triệu người trên thế giới đã phải rời bỏ quê hương vì các lý do khác nhau.

    olympic ti nan 1

    Cindy Ngamba 21 tuổi, lớn lên và đi học, có bằng Đại học về Tội phạm học ở Anh, giành được 3 danh hiệu quyền anh quốc gia ở 3 hạng cân khác nhau tại Anh. Cô cũng thành viên danh dự của đội quyền anh quốc gia Anh. Tuy nhiên Ngamba không thể đại diện cho nước Anh ở Olympic Paris 2024. Đơn giản vì cô không phải công dân nước này, sau khi bị Bộ nội vụ nhiều lần bác đơn ngay cả khi có sự hỗ trợ của Hiệp hội quyền anh nước Anh.

    Điều tồi tệ là Ngamba cũng không thể quay lại quê hương Cameroon, nơi cô sinh ra. Ngamba là người đồng tính nữ, vốn không được chấp nhận ở đất nước châu Phi này, thậm chí bị coi là một tội hình sự. Tại Cameroon, lực lượng an ninh cũng như bất kỳ ai cũng có thể tấn công, ngược đãi những người đồng tính mà không phải chịu hậu quả.

    Cho đến trước năm 2019, Ngamba vẫn bị coi là dân nhập cư trái phép ở Anh. Năm đó, cô đã bị bắt khi đang tham dự một cuộc hẹn thường lệ tại văn phòng nhập cư ở Manchester. Ngamba bị còng tay, đưa lên xe tải chở đến một trung tâm giam giữ bên ngoài London. Lúc ấy cô đã sống tại Anh được 6 năm, bao gồm 5 năm học boxing.

    olympic ti nan 1
    Cindy Ngamba là người cầm cờ của đội Olympic Người tị nạn tại Lễ khai mạc Olympic Paris 2024.

    Chỉ đến khi một người chú tại Pháp xoay xở để hoàn thành mọi thủ tục giấy tờ mà chính quyền yêu cầu, Ngamba mới có thể ra ngoài, đồng thời được cấp quy chế tị nạn. Cô vẫn tập quyền anh với giấc mơ ngày nào đó sẽ đại diện cho nước Anh thi đấu tại Olympic. Thế nhưng ngày đó không bao giờ đến. Cuối cùng, các đồng đội giúp Ngamba nộp đơn xin gia nhập đội tị nạn của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC).

    Theo thống kê, có hơn 100 triệu người trên thế giới đã rời bỏ quê hương vì các lý do khác nhau. Nhằm thể hiện tinh thần Olympic, kể từ Thế vận hội Rio 2016, nỗ lực của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) và Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đã tạo nên đội Olympic Người tị nạn, cho phép các VĐV thi đấu dưới lá cờ chung của Tổ chức Tị nạn Olympic (NGO).

    Số lượng VĐV của đội Olympic Người tị nạn không ngừng tăng lên sau mỗi kỳ Thế vận hội. Nếu như Rio 2016 có 10 người thì tại Tokyo 2020 nâng lên gấp ba với 30 người. Ở Paris 2024, đội có 37 người đến từ 11 quốc gia và thi đấu ở 12 môn thể thao khác nhau.

    olympic ti nan 1
    Đội Olympic Người tị nạn trong Lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020.

    Filippo Grandi, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn, trước khi tham dự Lễ khai mạc Olympic 2024 nói rằng “thể thao là biểu tượng của hy vọng và hòa bình, và đội Olympic Người tị nạn chính là ngọn hải đăng, nguồn cảm hứng cho mọi người ở khắp mọi nơi”.

    Trước thềm Olympic, Ngamba cùng 36 VĐV khác đã đến trại huấn luyện ở Bayeux, Normandy (Pháp) để chuẩn bị. Tất cả đều rất nghiêm túc, bởi đua tài ở sân khấu lớn nhất hành tinh vốn là một giấc mơ với mọi VĐV, và những người tị nạn nói chung, là cơ hội để thể hiện giá trị và tiếng nói.

    Farida Abaroge từng rời khỏi quê hương Ethiopia vì xung đột, hạn hán và khủng hoảng lương thực. Cô đến Sudan, sống trong một trại tị nạn Ai Cập, bị giam giữ ở Libya và cuối cùng đến Pháp vào năm 2017, nơi cô được cấp quyền tị nạn. Abaroge kiếm được công việc đóng gói bưu kiện trong một nhà kho ở Strasbourg, sau đó được các nhân viên từ thiện khơi dậy đam mê thể thao.

    “Họ hỏi tôi về sở thích, tôi nói đến thể thao. Họ đã đưa tôi đến một cửa hàng cho chọn giày và quần áo, rồi tôi bắt đầu chạy bộ”, Abaroge nói. Cô sẽ tham gia nội dung 1500m tại Olympic 2024 sau khi được công ty cho phép nghỉ phép không lương hai tháng, với sự hỗ trợ từ IOC.

    olympic ti nan 1
    Các VĐV đội Olympic Người tị nạn ở Rio 2016.

    Trong tổng ngân sách khoảng 100 triệu đô la tài trợ cho hàng nghìn VĐV trên khắp thế giới, quỹ Đoàn kết Olympic của IOC đã dành riêng 3 triệu từ năm 2016 đến năm 2021 cho 56 VĐV tị nạn. Họ tìm kiếm đã tạo điều kiện để những tài năng được phát huy ở Thế vận hội.

    Ví dụ như Loroupe, VĐV điền kinh huyền thoại người Kenya từng 2 lần Vô địch New York Marathon, đã phải đến các trại tị nạn, chọn ra những người nhanh nhất và đưa đến trại huấn luyện ở ngoại ô thủ đô Nairobi của Kenya. Rose Nathike Lokonyen là một trong những người được chọn. Lớn lên trong trại tị nạn Kakuma, Lokonyen nói lúc ấy cô “không biết Thế vận hội là gì, cũng không có ý niệm gì về thời gian hay thành tích”. “Tôi chỉ chạy thôi”, cô chia sẻ, sau 2 lần dự Olympic (2016 và 2020).

    Thành thực mà nói, rất ít cơ hội để các thành viên của đội Olympic Người tị nạn giành huy chương Olympic. Họ không có đủ thời gian cũng như điều kiện tập luyện như các VĐV ưu tú thuộc các đoàn thể thao khác. Tuy nhiên, riêng việc có mặt ở Thế vận hội đã là một chiến tích lớn với tất cả.

    olympic ti nan 1
    Các thành viên của đội Olympic Người tị nạn tại trại huấn luyện ở Bayeux, Normandy (Pháp) chuẩn bị cho Olympic 2024.

    “Tôi sẽ không nói dối. Tôi đã hơi xấu hổ khi nhận tư cách tị nạn”, Ngamba nói với Guardian, “Nhưng rồi theo thời gian, tôi nhận ra có rất nhiều người đang chạy trốn chiến tranh, giết chóc, sau đó làm việc quần quật với hy vọng một ngày nào đó họ sẽ được chú ý. Tôi là một trong số ít được trao cơ hội, và tôi phải tận dụng tối đa cơ hội đó.

    Tôi đang ở trong gia đình của mình, là đội Olympic Người tị nạn. Tôi hy vọng người tị nạn có thể nhìn vào chúng tôi, tìm thấy động lực để cố gắng và đạt được những gì họ có thể”.

    Điều này cũng tương tự mục đích mà IOC hướng tới, như Chủ tịch Thomas Bach nói, “chúng tôi muốn gửi thông điệp hy vọng đến tất cả những người tị nạn trên thế giới nhờ vào sự bền bỉ, lòng dũng cảm cùng tinh thần vươn lên từ nghịch cảnh”.

    Theo Tiền Phong

  • Đó là một trong những ngày bận rộn nhất trong năm của ngành hàng không ở châu Âu, nhưng không có máy bay nào bay qua bầu trời Paris. Một cảnh tượng chưa từng chứng kiến trước đây.

    Các quan chức Pháp đưa ra các hạn chế sâu rộng đối với không phận xung quanh Paris - có diện tích tương đương với Bỉ - trong suốt lễ khai mạc vào tối thứ sáu theo giờ địa phương, hạn chế máy bay trong bán kính 80 hải lý (nautical mile) quanh thành phố.

    Điều này có nghĩa là cấm tất cả các chuyến bay trong buổi lễ khai mạc. Một bản đồ từ FlightRadar cho thấy, lưu lượng hàng không quanh thành phố giảm đột ngột khi các lệnh hạn chế có hiệu lực sau 3 giờ chiều giờ địa phương.

    Trong hơn 5 giờ đồng hồ - từ 4 giờ chiều đến 9 giờ 30 tối qua theo giờ địa phương - giao thông hàng không trên bầu trời xung quanh Paris hoàn toàn ngừng hoạt động.

    may bay khai mac olympic paris 1
    Giao thông hàng không vắng vẻ ở Paris trong ngày khai mạc Thế vận hội 2024. Ảnh: FlightRadar

    Theo FlightRadar, các hạn chế được áp dụng đối với máy bay được thực hiện theo ba giai đoạn. Giai đoạn 1 liên quan đến việc tạm dừng các chuyến bay đến các sân bay ở khu vực Paris, bao gồm các sân bay Charles de Gaulle và Orly nổi tiếng.

    Nhưng tổng cộng, 8 sân bay bị ảnh hưởng bởi lệnh ngừng bay, bao gồm sân bay Le Bourget, sân bay Paris-Saclay-Versailles, sân bay Melun Villaroche, sân bay Pontoise Cormeilles, sân bay Lognes – Émerinville và sân bay BVA Beauvais-Tille.

    Được biết, vì những hạn chế, sân bay Charles de Gaulle có ít hơn khoảng 300 chuyến bay trong ngày khai mạc so với thứ sáu trước đó, trong khi Orly có ít hơn khoảng 200 chuyến bay theo lịch trình.

    Giai đoạn tiếp theo tạm thời đóng cửa tất cả các chuyến bay trong khu vực hạn chế, bao gồm mọi chuyến bay quá cảnh đi qua từ 4 giờ chiều đến 9 giờ 30 tối theo giờ địa phương.

    Dựa trên dữ liệu của Flightradar24, các hạn chế đối với các sân bay và chuyến bay quá cảnh ở Paris sẽ ảnh hưởng đến tổng cộng 2.200 chuyến bay, trong đó các hãng hàng không bị ảnh hưởng nhiều nhất là Air France, Ryanair và easyJet.

    Giai đoạn cuối cùng, cho phép các chuyến khởi hành từ Charles de Gaulle bắt đầu lại lúc 9 giờ 30 tối theo giờ địa phương, tuy nhiên, các hạn chế vẫn được áp dụng đối với các chuyến bay khác cho đến ngay trước nửa đêm khi các chuyến bay quá cảnh và các chuyến đến có thể tiếp tục trở lại.

    may bay khai mac olympic paris 1
    Vùng hạn chế bay ở Paris

    Là một trong những thành phố bận rộn nhất ở châu Âu, đặc biệt trong mùa hè - các hãng hàng không buộc phải cắt giảm lịch trình chuyến bay đến các sân bay ở Paris trong thời gian hạn chế.

    Nhìn vào bản đồ các chuyến bay qua của FlightRadar, các quốc gia xung quanh dường như có sự gia tăng đáng kể về các chuyến bay qua.

    Theo báo cáo, vùng cấm bay được áp đặt do lo ngại về một cuộc tấn công khủng bố.

    Cơ quan Hàng không Dân dụng Pháp (DGAC) cho biết, khu vực cấm tạm thời "được tạo ra để đảm bảo thực hiện các thỏa thuận an ninh hàng không đặc biệt như một phần của việc bảo vệ lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Paris 2024", được khai mạc tối qua 27.7 (theo giờ địa phương) với khoảng 1,7 tỉ người xem trực tuyến.

    Theo Thanh Niên

  • Các tuyến tàu cao tốc của Pháp ngày 26.7 trở thành mục tiêu của hành vi tấn công ác ý có phối hợp nhằm gây gián đoạn hoạt động đi lại trước thềm khai mạc Thế vận hội Paris.

    Công ty đường sắt nhà nước của Pháp SNCF mô tả đây là một cuộc tấn công lớn trên diện rộng nhằm làm tê liệt mạng lưới lưới tàu cao tốc ở Pháp. SNCF cũng thông báo số lượng lớn chuyến tàu đã bị chuyển tuyến hoặc hủy bỏ, đồng thời yêu cầu tất cả hành khách hoãn kế hoạch di chuyển của mình và không đến nhà ga.

    duong sat paris pha hoai 1
    Hành khách bên trong ga Gare de Bordeaux Saint-Jean sau các cuộc tấn công mạng lưới tàu cao tốc ở Pháp ngày 26.7.2024. Ảnh: REUTERS

    Giám đốc SNCF Jean-Pierre Farandou cho biết những kẻ đốt phá đã phá hỏng hộp tín hiệu dọc theo các tuyến đường nối thủ đô Paris với các thành phố như Lille ở phía bắc, Bordeaux ở phía tây và Strasbourg ở phía đông. Một cuộc tấn công khác vào tuyến Paris-Marseille đã bị lực lượng chức năng ngăn chặn, theo Reuters.

    Theo SNCF, đợt tấn công nhắm vào các cơ sở tín hiệu trên các tuyến đường sắt cao tốc Đại Tây Dương, phía bắc và phía đông bằng cách gây hỏa hoạn thông qua việc sử dụng thiết bị nổ.

    Ông Farandou cho hay hơn 800.000 người bị ảnh hưởng. Nhiều hành khách bị mắc kẹt tại các nhà ga, bao gồm cả nhà ga Montparnasse ở thủ đô Paris sau khi các chuyến tàu của họ bị hủy. Tình trạng gián đoạn dự kiến sẽ kéo dài đến tận cuối tuần này hoặc đầu tuần tới.

    Các cuộc tấn công được cho là có kế hoạch từ trước và nhắm mục tiêu cẩn thận vào các điểm chiến lược trên mạng lưới đường sắt. Hiện động cơ của vụ việc vẫn đang được điều tra và chưa có nhóm nào nhận trách nhiệm.

    duong sat paris pha hoai 1
    Lực lượng chức năng Pháp làm việc ở địa điểm bị tấn công tại Croisilles (Pháp) ngày 26.7.2024. Ảnh: REUTERS

    Vụ việc diễn ra trong bối cảnh Pháp hiện triển khai một chiến dịch an ninh thời bình chưa từng có để bảo vệ sự kiện Thế vận hội Paris 2024 (Olympic Paris), với sự tham gia của hơn 45.000 cảnh sát, 10.000 binh lính và 2.000 nhân viên an ninh. Ngoài ra, nhiều tay súng bắn tỉa trực trên nóc nhà và máy bay không người lái theo dõi trên không.

    Phó thị trưởng Paris Nicolas Nordman cho biết các cơ quan chức năng đã làm việc trong nhiều tháng để dự phòng những tình huống có thể xảy ra và tự tin rằng sự kiện sẽ diễn ra an toàn. Cảnh sát trưởng Paris cho biết ông đang tăng cường an ninh hơn nữa tại các nhà ga chính của thủ đô.

    Vụ việc trên diễn ra chỉ vài giờ trước khi lễ rước đuốc Olympic kết thúc và lễ khai mạc Olympic bắt đầu, với khoảng 320.000 khán giả tham gia sự kiện dọc theo sông Seine (Pháp).

    Theo Thanh Niên