• toi anh tra no 1

    Một thanh niên Việt Nam chia sẻ rằng anh không chắc mình có thể hồi phục sau khi bị buôn lậu vào Anh trong một xe tải và bị ép làm việc tại trang trại cần sa để trả nợ cho gia đình.

    Nam (không phải tên thật) đến từ Hà Tĩnh. Anh kể mình bị đánh đập, ép làm việc 19 tiếng mỗi ngày và không có cách trốn thoát. Nhưng trường hợp của Nam không phải duy nhất.

    Gần một phần ba trong số 3.602 người di cư Việt Nam đến Vương quốc Anh bằng thuyền nhỏ vào năm 2024 được xác định có thể là nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại, và con số này có thể tăng lên khi nhiều nạn nhân khác được phát hiện.

    Chính phủ Anh cho hay họ đang tăng cường thực thi luật nhập cư để trấn áp các băng nhóm tội phạm chuyên bóc lột nạn nhân.

    Do thiếu các tổ chức cho vay uy tín, người dân ở Việt Nam thường tìm đến các "tín dụng đen" với lãi suất cắt cổ. Những kẻ cho vay nặng lãi này làm việc với các băng nhóm buôn người, ép buộc nạn nhân làm việc nếu không trả được nợ.

    Khi cha của Nam mắc ung thư phổi, gia đình anh đã vay số tiền khoảng 6 tỷ đồng từ một kẻ cho vay nặng lãi. Nam và chị gái mình đều bị các băng nhóm ép buộc ra nước ngoài làm việc để trả nợ.

    Nam bị đưa đến Nga bằng hộ chiếu giả, sau đó vận chuyển qua châu Âu. Tại Pháp, Nam kể rằng những kẻ buôn người đã ép anh vào một xe tải đông lạnh, dọa giết anh nếu không tuân theo.

    toi anh tra no 1
    Khi cảnh sát tìm thấy Nam ở trại cần sa, anh đã bị gãy xương ở cột sống

    Nam đến Anh qua Dover và bị ép dọn dẹp nhà cửa mà không được trả công, sau đó bị đưa đến xưởng trồng cần sa. Anh nói rằng anh thường nghĩ: 'Mình có thể chết ở đó mà không ai biết'.

    Cuối cùng cảnh sát đã tìm thấy Nam, nhưng trải nghiệm đó đã để lại cho anh những vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần. "Tôi không biết khi nào mình mới có thể hồi phục hoàn toàn," anh nói.

    toi anh tra no 1
    Vân, một người nhập cư khác ở Anh, không được phép rời khỏi trang trại cần sa và bắt đầu bị bệnh và chảy máu mũi nhiều lần khi bị giữ ở đó

    Vân, tên tuổi được giữ kín để bảo vệ danh tính, là một nạn nhân khác của nạn buôn người tại Anh, cũng bị ép làm việc trong một trang trại cần sa.

    Vân đến Anh hợp pháp với tư cách du học sinh, nhưng khi visa sắp hết hạn, gia đình báo tin anh không thể về Việt Nam vì họ đã vay tiền từ "tín dụng đen". Anh phải làm việc hai năm để trả nợ.

    "Họ đe dọa đánh đập tôi, và đe dọa gia đình tôi ở Việt Nam sẽ không được sống yên ổn," anh kể.

    Vân sau đó bị lực lượng Biên phòng phát hiện khi băng nhóm tìm cách đưa anh sang Ireland trái phép. Ban đầu, anh không được chính quyền tin là nạn nhân buôn người, và bị thông báo sẽ bị trục xuất về Việt Nam, điều mà lúc đầu anh nghĩ là tin tốt.

    "Nhưng rồi tôi nhận ra chúng tôi vẫn còn mắc nợ, bọn xã hội đen sẽ tìm tôi ở Việt Nam, và chúng vẫn sẽ khiến cuộc sống của tôi và gia đình tôi khốn khổ," Vân nói. "Lúc đó, tôi không muốn sống nữa."

    Tổ chức từ thiện Cứu thế Quân cho biết có nguy cơ các nạn nhân tiềm năng có thể bị "nhận diện sai, bị hình sự hóa và bị từ chối tiếp cận" sự hỗ trợ họ cần.

    Cuối cùng, Vân và Nam được giới thiệu vào Cơ chế Tham khảo Quốc gia - quy trình tìm kiếm sự hỗ trợ cho những người là nạn nhân của nạn nô lệ hiện đại - và hiện được các tổ chức từ thiện ở Anh hỗ trợ.

    'Ngay trước mắt'

    Người phát ngôn Bộ Nội vụ Anh cho biết họ có "cam kết không lay chuyển" trong việc chống lại nạn nô lệ hiện đại, và họ rất quan ngại khi nghe về trải nghiệm của Vân.

    Bộ trưởng Bộ Nội vụ Dame Angela Eagle trả lời phỏng vấn của BBC South East rằng chính phủ phải "gây áp lực lên các băng nhóm tội phạm có tổ chức này trên toàn bộ đường dây của chúng ngay từ đầu".

    Chính phủ cũng đã mở rộng các chiến dịch truyền thông xã hội tại Việt Nam để cảnh báo về "những rủi ro và thực tế" của việc di cư bất hợp pháp.

    Tổ chức Cứu thế quân cho biết nạn nô lệ hiện đại "ẩn mình ngay trước mắt" và kêu gọi công chúng chú ý đến các dấu hiệu, chẳng hạn như những người lao động trông sợ hãi, lôi thôi, suy dinh dưỡng hoặc có những vết thương không được điều trị.

    Còn có những dấu hiệu tinh vi hơn, ví dụ như có người khác trả tiền đi lại cho người lao động, nói thay họ, đưa đón họ đi làm vào những giờ giấc bất thường hoặc người lao động không biết rõ địa chỉ của mình.

    Theo BBC News Tiếng Việt

  • leeds 3Lau X.H, Dinh V.C và Nguyen T. đều làm việc trong trại cần sa. Ảnh: West Yorkshire Police

    3 người đàn ông đã bị bỏ tù vì tham gia điều hành một trại cần sa mà theo mô tả của thẩm phán là "lớn chưa từng thấy" trong sự nghiệp phán xử của ông. 

    Những người này đều mang quốc tịch Việt Nam, bao gồm Lau X.H, Dinh V.C và Nguyen T. Họ được trả tiền để làm việc trong trại cần sa ở Huddersfield, nơi đây vốn dĩ là một kho hàng. 

    Vụ bắt giữ diễn ra vào ngày 27/08/2024. Cảnh sát đã tìm thấy hơn 1,500 cây cần sa với giá trị đường phố ước tính lên đến 1 triệu bảng. 

    Vào ngày 27/2/2025 tại Tòa án Leeds Crown Court, Dinh V.C đã bị tuyên án 22 tháng tù, Lau H.X là 27 tháng tù, và Nguyen T. là 32 tháng tù sau khi cả ba thừa nhận tội sản xuất chất cấm nhóm B. 

    11 căn phòng trong nhà xưởng đã được cải tạo để trồng cần sa.

    leeds 311 căn phòng trong nhà xưởng đã được cải tạo để trồng cần sa

    Thẩm phán cho rằng 3 người đàn ông này có vai trò tương đối thấp trong trại cần sa và họ chỉ làm việc theo lệnh của người khác. Họ không được coi là nô lệ thời hiện đại, mặc dù có một bảo vệ được thuê canh giữ bên ngoài trại cần sa khi 3 người này làm việc.

    Luật sư của Lau H.X cho biết rằng thân chủ 34 tuổi của mình đang nộp đơn xin tị nạn và án tù này sẽ ảnh hưởng tới hồ sơ của anh ấy. Nếu được làm lại, anh sẽ không bao giờ tham gia trồng cần sa để kiếm tiền gửi về cho gia đình. Anh cảm thấy mình đang phải trả giá.

    Luật sư đại diện cho Nguyen T. thì nói rằng ông bố 2 con này đã đến UK để kiếm tiền trả khoản nợ mà anh đã vay ở VN. Anh này từng có 3 tiền án liên quan đến ma túy. 

    Dinh V.C, 49 tuổi, nói rằng mình đến Anh từ một nước Đông Nam Á. Nhưng anh này không nói rõ hoàn cảnh cá nhân của mình. Cả ba người đều không có địa chỉ cư trú. 

    Thẩm phán tuyên bố: "Mỗi bị cáo đều có vai trò nhất định trong trại cần sa quy mô lớn này. Đây rõ ràng là trại cần sa lớn nhất mà tôi từng thấy trong suốt 16 năm sự nghiệp của mình. Nó được cải tạo rất chuyên nguyệp, phải cần tới 3 người mới đủ khả năng trông coi vườn cần sa này".

    Hiện tại Bộ Nội Vụ không có ý định trục xuất bất cứ người nào.

    Viethome (theo BBC)

  • Bị nhốt ngày đêm, đơn độc và ngạt thở vì khói trong nhà máy cần sa tại Anh, người di cư Việt còn bị những kẻ buôn người dọa giết nếu vụ thu hoạch không thành công.

    Theo số liệu từ Bộ Nội vụ Vương quốc Anh, 3.307 người Việt Nam di cư bất hợp pháp từ tháng 1 đến tháng 9/2024, tăng 177% so với năm trước, vượt qua người Afghanistan, Iran và Syria. Những người này chủ yếu vượt eo biển Manche vào Anh bằng thuyền nhỏ.

    Họ được cho là nằm trong số những đối tượng dễ bị rơi vào "chế độ nô lệ hiện đại". Chính quyền Anh ghi nhận hơn 1.000 nạn nhân được báo cáo vào năm 2023.

    Xuân, 58 tuổi, một người di cư Việt Nam từng mắc kẹt trong một trang trại cần sa tại Anh, kể lại những ngày tháng bị nhốt, đơn độc và ngạt thở vì khói, đôi khi bị những kẻ buôn người đe dọa giết chết nếu vụ thu hoạch không thành công.

    trai thuoc phien o anh 1
    Bị nhốt ngày đêm, đơn độc và ngạt thở vì khói trong nhà máy cần sa tại Anh, người di cư Việt còn bị những kẻ buôn người dọa giết.

    Từ mắc nợ đến bị đẩy vào trại cần sa

    Ông James Fookes, thành viên tổ chức phi chính phủ Anti-Slavery International cho biết, những con số đó chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm". Ông nhận định, mạng lưới buôn người giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đã được "thiết lập tốt" đến mức có thể so sánh với "tuyến đường thương mại quốc tế".

    Giống như Xuân (nhân vật đã được đổi tên), nhiều người di cư Việt Nam sa vào đường dây buôn người và bị đưa đến các trang trại cần sa ở Anh sau khi mắc nợ ở nhà.

    Xuân, ông bố có hai cậu con trai, cho biết bản thân ông nợ "bọn côn đồ" sau khi đầu tư bất động sản thất bại và không có khả năng trả nợ. Những người đó đưa ra cho ông hai lựa chọn: bán nội tạng hoặc đi làm việc ở Anh.

    Vào năm 2015, Xuân bay tới Nga, sau đó tới Hà Lan trước khi bắt tàu tới Pháp. Sau đó, ông trốn trong một chiếc xe tải, cùng với khoảng 10 người khác, chủ yếu là người Việt Nam, vượt eo biển Manche.

    Cảnh sát tìm thấy họ và Xuân được đưa vào một trung tâm tị nạn trước khi chuyển đến sống với một người cháu trai ở London. Nhưng chuyện không kết thúc ở đó.

    Vào mùa xuân năm 2016, khi ông vừa làm thủ tục ở đồn cảnh sát và đang về nhà thì bị hai người lạ mặt đẩy vào một chiếc ô tô. Họ đưa cho ông điện thoại di động. Đầu dây bên kia có tiếng một người đàn ông Việt Nam bảo Xuân "đi theo hai người đàn ông này nếu không sẽ bị bắn chết", ông nhớ lại.

    Họ lái xe nhiều giờ về phía bắc nước Anh. “Tôi rất sợ hãi”, Xuân nói.

    Sau đó, Xuân phải làm việc tại một nhà kho trong nhiều tháng. Ông xếp dỡ các thùng hàng chứa những loại hàng hóa bí ẩn cùng với những người đàn ông khác. Ông không được phép giao tiếp, cũng không được trả tiền.

    "Họ đánh tôi rất nhiều", Xuân vừa khóc vừa nói. "Tôi chỉ cố gắng khỏe mạnh và sống sót với hy vọng một ngày nào đó có thể gặp lại các con".

    Cuối cùng, ông bị đưa đến trang trại cần sa. Đó là một ngôi nhà ba tầng bình thường, cây cối mọc khắp nơi ngoại trừ nhà vệ sinh và nhà bếp.

    "Tôi ở đó một mình. Những người đưa tôi đến đó kiểm tra tôi hầu như mỗi ngày. Ngôi nhà bị khóa". Xuân phải ngủ trên một tấm nệm trên sàn bếp, chăm chỉ tưới nước và bón phân cho cây cần sa, đảm bảo cây phát triển tốt dưới ánh đèn và trong điều kiện nhiệt độ ẩm ướt 36 độ C.

    Xuân bị bệnh vào năm 2021 trong thời kỳ đại dịch và cây chuyển sang màu vàng do bị bỏ bê. "Tôi không thở được, không làm được, không chăm sóc được cây. Tôi sợ nếu không làm tròn nhiệm vụ, họ sẽ đánh chết tôi", Xuân kể.

    Một đêm nọ, Xuân trốn thoát bằng cách đập vỡ cửa sổ và chạy đến một nhà ga xe lửa, mua vé đến London. Xuân gục trên phố khi vừa tới thủ đô.

    Sau một thời gian nằm viện, Xuân kể cho cảnh sát câu chuyện của mình và được gửi đến Salvation Army, một tổ chức được chính phủ giao nhiệm vụ giúp đỡ các nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại. Tính từ năm 2021, đã có 135 người Việt Nam được tổ chức này tiếp nhận, hầu hết đều ở độ tuổi 30.

    Người bị bắt chủ yếu là nạn nhân

    Mặc dù Xuân trốn thoát khỏi những kẻ bắt giữ, nhưng tình trạng lao động cưỡng bức thường chỉ chấm dứt khi cảnh sát đột kích vào trang trại.

    trai thuoc phien o anh 1
    Một căn nhà trồng cần sa bị phát hiện ở Anh. (Ảnh: Daily Mail)

    Các quan chức Anh hôm 10/2 cho biết các đội thực thi luật di trú bắt giữ hơn 600 người trong các cuộc đột kích vào tháng 1/2025, tăng 73% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một phần trong kế hoạch của chính phủ mới nhằm giải quyết tình trạng di cư không có giấy tờ và các băng nhóm buôn người.

    Kathy Betteridge, phụ trách chống buôn người và chế độ nô lệ hiện đại tại Salvation Army, giải thích rằng thường nạn nhân là những người bị bắt giữ "vì họ là những người duy nhất ở đó".

    Vương quốc Anh và Việt Nam ký một thỏa thuận vào tháng 4/2024 nhằm chống nạn buôn người. Mitsue Pembroke, người đứng đầu Tổ chức Di cư Quốc tế tại Việt Nam, cho biết "Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể" trong việc giúp người dân tránh trở thành nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại.

    Xuân hiện đang sống trong một ngôi nhà an toàn ở vùng ngoại ô London, tại một địa chỉ không được tiết lộ. Ông vẫn khó ngủ khi những ký ức ùa về. Ước mơ của ông là được ở lại Vương quốc Anh và để con cái của ông được đoàn tụ với ông.

    Nhưng đơn xin tị nạn của ông bị bác bỏ vào năm ngoái và hiện ông đang chờ quyết định kháng cáo.

    VTC News (Nguồn: Japan Times, AFP )

  • 4 người nhập cư quốc tịch Việt Nam đã bị bắt trong một trại cần sa ở Middlesex. Khi ra tòa vào ngày 14/11/2024, họ đều nói mình là nạn nhân nô lệ hiện tại. 

    3 người đàn ông và một nam thanh niên cho biết họ bị buộc phải làm công việc sản xuất cần sa trong một tòa nhà văn phòng bỏ hoang tại một khu ngoại ô London giàu có. 

    Hình ảnh do cảnh sát cung cấp trong cuộc truy quét vào tháng 10/2024 cho thấy 1,500 cây cần sa được trồng la liệt khắp nơi. Những bóng đèn cao áp, ống dẫn kim loại được sử dụng trong quy trình sản xuất cần sa hàng loạt.

    H.Le 30 tuổi, A.Tran 23 tuổi, N.Phan 44 tuổi, và một thanh niên 17 tuổi đều không thừa nhận tội sản xuất cần sa trong phiên xử vào ngày 14/11/2024 tại tòa án Kingston Crown Court. 

    Thanh niên 17 tuổi không có hộ chiếu và không có bất kì giấy tờ chứng minh nhân thân nào. Thanh niên này được nhân viên xã hội hộ tống đến tòa và sau đó được bảo lãnh. 

    ngoai o london 3

    ngoai o london 3

    ngoai o london 3
    Hình ảnh trại cần sa

    3 người còn lại không có địa chỉ thường trú và vẫn đang bị giam giữ. Công tố viên cho biết cả 4 người bị bắt tại xưởng cần sa ở Hampton Hill, Middlesex vào tháng 10/2024 sau khi cảnh sát nhận được tin chỉ điểm từ người dân địa phương. 

    Thông qua một thông dịch viên tiếng Việt, 4 người đều không nhận tội. 

    Thẩm phán nói: "Theo tôi hiểu, vấn đề ở đây là nô lệ hiện đại vài bị ép buộc lao động. Tôi đọc được rằng chế độ nô lệ hiện đại sẽ được biện dẫn như một biện pháp phòng vệ".

    Luật sư đại diện cho 4 bị cáo đồng ý với thẩm phán. Phiên tòa tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 07/04/2025.

    Viethome (theo DailyMail)

  • truc xuat nottingham 1
    N.Tran bị bắt ngay tại căn nhà trồng cần sa ở Wollaton

    Một người đàn ông Việt Nam đã bị bắt vì trồng cần sa trong một ngôi nhà ở Nottingham. Sau khi ngồi tù 1 năm 4 tháng, anh này sẽ bị trục xuất. 

    Khi cảnh sát phá cửa căn nhà ở Whitemoss Close, Wollaton hồi tháng 7/2024, họ phát hiện N.Tran, 21 tuổi, đang trốn trong phòng tắm. Trong 5 căn phòng riêng biệt có tổng cộng 196 cây. Chỗ cây này có thể sản xuất ra số cần sa có giá trị đường phố khoảng hơn £100,000.

    Cảnh sát Nottinghamshire cho biết họ đã tiến hành đột kích sau khi nhận được tin chỉ điểm từ người dân. Một căn phòng dưới lầu đã được chuyển đổi thành nơi chứa cần sa thành phẩm. Trong khi 4 căn phòng trên lầu, bao gồm gác mái, được dùng để trồng cần sa. 

    Nguồn điện rõ ràng đã bị câu trộm. Cảnh sát phát hiện một số bằng chứng cho thấy trại cần sa này từng có nhiều đợt thu hoạch trước đó. 

    truc xuat nottingham 1
    Mọi căn phòng trong nhà đều được dùng để trồng cần sa.

    N.Tran, không có địa chỉ thường trú, đã thừa nhận tội sản xuất cần sa và đã bị tuyên 16 tháng tù giam, đồng thời phải đóng tiền phụ phí nạn nhân £187.

    Số cây trồng và thiết bị trồng trọt đã bị tịch thu và tiêu hủy. Cảnh sát cho rằng N.Tran hiểu rất rõ quy mô của trại cần sa mà anh ta đã tham gia. Cơ quan di trú đã được thông báo về hạn tù của N.Tran. Anh này sẽ tự động bị trục xuất khi mãn hạn tù. 

    truc xuat nottingham 1
    Nguồn điện bị câu trộm.

    Viethome (theo BBC)

  • Mới đây tòa đã tuyên án một băng nhóm buôn hàng chục kg cần sa và rửa tiền hàng trăm ngàn bảng thông qua các công ty ma. 

    Cả 3 đã bị tuyên phạt tại Tòa án Leeds Crown Court. Mọi chuyện bắt đầu vào năm 2022 khi cảnh sát tiến hành đột kích nhiều ngôi nhà ở Harehills, Bayswater Grove và Nowell Terrace.

    Hàng trăm cây cần sa đã được tìm thấy. Số cần sa này có thể sản xuất ra 23kg thành phẩm. Lần theo manh mối, cảnh sát phát hiện một doanh nghiệp bình phong có liên quan đến Tran Nguyen, Sarwat Mahamad và D.Ho.

    nguoi viet trong can sa va rua tien
    Nguyen (hàng trên bên trái), D.Ho (giữa) và Mahamad (dưới). Ảnh: WYP / National World) | WYP / National World

    Mô hình buôn ma túy - rửa tiền của băng nhóm này được mô tả là có "quy mô lớn", trong đó Nguyen và Mahamad là các thành viên cấp cao. D.Ho đóng vai trò là người vận chuyển, chuyên đi giao hàng và nhận tiền mặt.

    Nguyen đã tuồn hơn £476,000 tiền mặt không rõ nguồn gốc vào các công ty riêng của mình, trong đó có một công ty chuyển tiền. 

    Các cuộc gọi giữa Nguyen và Mahamad cho thấy chúng đã thảo luận về "cake", ý muốn nói về loại cần sa mạnh "skunk". Số lượng "cake" liên quan đến vụ án là 44kg. 

    D.Ho, 26 tuổi, thường trú ở đường York Road, York, đã nhận tội âm mưu buôn bán cần sa. Tran Nguyen, 32 tuổi, ở cùng địa chỉ trên, đã thừa nhận tội âm mưu buôn bán cần sa, cộng thêm 2 tội rửa tiền. 

    Mahamad, 41 tuổi, thường trú ở đường Lawrence Road, Gipton, nhận tội sản xuất cần sa với ý định buôn bán. Mahamad và Nguyen chỉ chịu nhận tội vào ngày thứ 2 của phiên xét xử. 

    Saleema Mahmood, luật sư biện hộ của Nguyen cho rằng cô đã bị giam 20 tháng và có 2 đứa con mà cô sợ là sẽ không bao giờ gặp lại được nữa. Luật sư nói rằng Nguyen đến UK từ VN khi còn là thiếu niên và đã học hành xuất sắc.

    Luật sư biện hộ của Mahamad thì nói rằng anh ta đã đến UK vào năm 2004 và xin tị nạn. Anh ta đã có thời gian sống vô gia cư, sau đó làm việc trong lĩnh vực xây dựng nhưng trở nên nghiện ngập và liên quan đến cần sa. 

    Philip Mahoney, luật sư biện hộ của D.Ho nói rằng anh này đã bị giam từ tháng 12/2022 đến tháng 3/2024 trước khi được bảo lãnh. Anh ta đang cố gắng xây dựng lại mối quan hệ với con gái - là con chung của anh ta và Nguyen. Luật sư nói rằng Ho bày tỏ sự hối hận và xấu hổ với những gì mình đã làm. 

    Thẩm phán tuyên án Tran Nguyen 5 năm 4 tháng tù, Mahamad 5 năm 3 tháng tù. D.Ho bị kết án 2 năm tù và được thả ngay vì đã chịu tạm giam đủ lâu.

    Viethome (theo yorkshireeveningpost)

  • Toàn bộ 6 nghi phạm, đều là người Việt Nam đã bị Cảnh sát Nhật Bản bắt giữ vì cáo buộc vi phạm Đạo luật Kiểm soát cần sa của nước này.

    Cảnh sát Nhật Bản cho biết, cơ quan này vừa qua đã bắt giữ 6 nghi phạm, tất cả đều mang quốc tịch Việt Nam, với cáo buộc trồng khoảng 1.500 cây cần sa cho mục đích thương mại tại một nhà kho ở thành phố Koga, tỉnh Ibaraki.

    can sa nhat
    Hình minh họa

    Theo quá trình điều tra của cơ quan cảnh sát, vào tháng 5 năm ngoái, lực lượng chức năng Nhật Bản đã phát hiện nhiều cây cần sa đang được trồng tại một nhà kho ở thành phố Kazo, tỉnh Saitama, sau một vụ hỏa hoạn xảy ra tại thành phố này. Sau khi tiến hành điều tra vụ việc, cảnh sát nghi ngờ 6 nghi phạm cũng đang trồng cây cần sa tại một nhà kho khác ở thành phố Koga, tỉnh Ibaraki.

    Đến tháng 4 vừa qua, cơ quan cảnh sát phát hiện những đối tượng này trồng khoảng 1.500 cây cần sa cho mục đích thương mại tại một nhà kho của một người đàn ông Việt Nam, khoảng 32 tuổi, làm nghề tự do ở thành phố Bando, tỉnh Ibaraki. Nhà kho nơi các nghi phạm trồng cần sa rộng khoảng 450 m2, được trang bị thiết bị chiếu sáng, điều hòa không khí phục vụ cho canh tác và trồng trọt.

    Theo Cảnh sát Nhật Bản, giá trị của những cây cần sa này lên tới 370 triệu yên, tương đương khoảng 60 tỉ đồng.

    Hiện nay, danh tính của toàn bộ 6 nghi phạm vẫn chưa được tiết lộ nhằm phục vụ công tác mở rộng điều tra.

    Theo VOV

  • Một người đàn ông đã phải ra tòa vì tội sản xuất chất cấm sau khi một trại cần sa khổng lồ bị phát hiện trong một tòa nhà ở trung tâm thị trấn Penrith. 

    Trước đó cảnh sát đã tiến hành truy quét một cửa hàng thời trang bán lẻ ở Middlegate vào lúc 7h sáng ngày 11/7/2024. Khi phá cửa vào trong, cảnh sát phát hiện 950 cây cần sa. Người đàn ông đã ngay lập tức bị bắt giam.

    Vào ngày 12/7, Th. Nguyen 24 tuổi, đã xuất hiện tại tòa án quận Carlisle Magistrates’ court. Anh này bị truy tố tội danh sản xuất chất cấm nhóm B.

    Trong phiên nghe xử kéo dài 5 phút, anh ta được một thông dịch viên hỗ trợ. Th. Nguyen chỉ lên tiếng xác nhận tên tuổi và ngày sinh, không có địa chỉ thường trú.

    cua hang thoi trang can sa
    Trại cần sa được ngụy trang bằng một cửa hàng thời trang.

    Thẩm phán nói rằng trại cần sa trên có quy mô khá lớn với lợi nhuận tiềm năng vào khoảng £250,000 hoặc hơn. Trong khi đó công tố viên cho rằng số cần sa trên có thể đem lại lợi nhuận £360,000. Cảnh sát Cumbria thì cho rằng trại này có thể tạo ra tới nửa triệu bảng. 

    Sau khi xem hồ sơ vụ án, thẩm phán tuyên bố: "Vụ án quá nghiêm trọng không thể giải quyết ở tòa án quận, nên tôi sẽ chuyển lên tòa án cấp cao hơn". Th. Nguyen sẽ ra tòa Carlisle Crown Court vào ngày 9 tháng 8 tới. 

    Bài liên quan: Thanh niên Việt bị bắt vì trồng 164 cây cần sa ở Warrington

    Một người đàn ông Việt Nam đã bị bỏ tù vì tội trồng cần sa tại một ngôi nhà ở Woolston, Warrington. Ban đầu Th. Bui phủ nhận tội sản xuất chất cấm nhóm B. Thanh niên 20 tuổi nói mình là "nô lệ hiện đại". Nhưng sau đó Bui vẫn bị buộc tội và bị bỏ tù.

    Vào ngày 27/12/2023, Cảnh sát Cheshire được gọi tới một ngôi nhà trên đường Berkshire Drive ở Woolston sau khi nhận được tin tình báo về tình trạng trồng cần sa ở đây.

    Xung quanh nhà, cảnh sát ngửi thấy một mùi nồng tình nghi là chất cấm nhóm B. Các cây cần sa được tìm thấy ngay lối vào trong nhà. Th. Bui bị bắt ngay tại chỗ và bị truy tố tội sản xuất cần sa.

    warrington
    Th. Bui bị bỏ tù tại Tòa án Liverpool Crown Court

    Th. Bui không có địa chỉ thường trú cố định. Anh ta phải ra trình diện tại Tòa án Chester Magistrates’ Court vào ngày 29/12 vì tội trồng 164 cây cần sa. Tuy nhiên Bui không nhận tội nên thẩm phán đã gửi vụ án của Bui lên tòa cấp cao.

    Vào tháng 2/2024, Bui trình diện tại Tòa án Liverpool Crown Court thông qua video từ nhà tù HM Prison Altcourse. Anh ta trao đổi thông qua một thông dịch viên. 

    Bui vẫn không nhận tội. Nhưng một phiên tòa vào ngày 24/5 đã kết án Bui có tội và phải ngồi tù 10 tháng.

    Viethome (theo ITV News)

  • Công an thành phố Hà Nội vừa phát hiện và thu giữ gần 800 kg ma túy dạng cần sa. Đây là số lượng ma túy cần sa lớn nhất từ trước đến nay mà lực lượng Công an thành phố đã từng bắt giữ.

    Lợi dụng chính sách hợp pháp hóa cần sa tại một số nước, các đối tượng người Việt Nam đã sang Thái Lan tiến hành trồng, sản xuất cần sa, sau đó đưa hàng trăm kg cần sa về Việt Nam tiêu thụ trái phép.

    Tiến hành kiểm tra đồng loạt ba địa điểm tại Hà Nội và tỉnh Đồng Nai, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an thành phố Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an đã phát hiện và thu giữ gần 800 kg ma túy dạng cần sa.

    can sa thai lan 1
    Lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ gần 800 kg ma túy dạng cần sa.

    Quá trình điều tra xác định, Huỳnh Hữu Hoàng (sinh năm 1988, trú tại tỉnh Đồng Nai) cùng 11 đối tượng khác đã móc nối, đưa ma túy cần sa từ Thái Lan về Việt Nam để tiêu thụ. Các đối tượng lợi dụng chính sách hợp pháp hóa cần sa tại Thái Lan để thành lập vườn trồng cần sa. Sau đó, sản xuất, đưa về Việt Nam tiêu thụ.

    can sa thai lan 1
    Cần sa được đóng trong các túi hút chân không và hàn kín.

    Khi đưa về Việt Nam, cần sa được đóng trong các túi hút chân không và hàn kín để không phát sinh mùi. Đồng thời, đặt trà trộn vào các kiện hàng đóng hộp dưới vỏ bọc là chè khô nhằm dễ dàng gửi vận chuyển thông qua các đơn vị chuyển phát.

    can sa thai lan 1
    Các đối tượng còn đặt trà trộn vào các kiện hàng đóng hộp dưới vỏ bọc là chè khô để nguỵ trang.

    Ngoài ra, các đối tượng cấp dưới trực tiếp thuê các đối tượng lao động tự do, chưa có tiền án, tiền sự làm “chân rết” tham gia đóng gói, vận chuyển và mua bán trái phép chất ma túy nhằm tạo vỏ bọc, hạn chế sự phát hiện của lực lượng chức năng.

    Ngoài tang vật là gần 800 kg ma túy cần sa, lực lượng chức năng còn thu giữ một máy khò nhiệt; hai máy đóng gói chân không; 06 máy ép thủy lực; 10 cân điện tử cùng nhiều đồ vật, tài liệu có liên quan đến việc kinh doanh cần sa trái phép.

    can sa thai lan 1
    Các tang vật khác thu giữ được.

    Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đang tiếp tục mở rộng vụ án và truy bắt các đối tượng có liên quan.

    Trong 6 tháng đầu năm 2024, các đơn vị thuộc công an thành phố phá gần 2.000 vụ việc với khoảng 3.000 đối tượng liên quan đến hành vi tàng trữ, buôn bán, sử dụng trái phép chất ma túy. Thu giữ hơn 1 tấn ma túy các loại. Trong một số vụ việc, số lượng ma túy thu giữ lên tới hàng trăm kg, vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam.

    Theo Hanoionline

  • Một người đàn ông quốc tịch Việt Nam đã bị bắt trong trại cần sa ở thị trấn Alnwick, Northumberland.

    Cảnh sát đã được gọi tới một địa chỉ trong thị trấn sau khi có những nghi ngờ về lượng nhiệt cao thoát ra từ ống khói và phần mái của ngôi nhà.

    Vào ngày 10/1/2024, cảnh sát đã ập vào ngôi nhà này và phát hiện một "người làm vườn" đang ở trên giường. Người đàn ông này tên Tran Th, 40 tuổi. Tiến hành lục soát, cảnh sát phát hiện hơn 100 cây cần sa trong 4 căn phòng, bao gồm tầng áp mái. 

    tran th. can sa
    Tran Th.

    Sau khi bị bắt, Th. nói với các nhân viên ở trại giam giữ rằng anh ta bị buộc phải "làm vườn" để trả nợ. Mỗi khi ra khỏi ngôi nhà, anh ta chỉ được đi 5 phút. Anh ta đã ở đó 5 tháng.

    Công tố viên trình bày trước tòa: "Bị cáo được phát hiện một mình trong ngôi nhà, trong phòng ngủ dựng tạm ở tầng trệt. 4 căn phòng trong ngôi nhà chứa một lượng lớn cây cần sa ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Điện đã bị câu trộm để cung cấp nhiệt và ánh sáng cho căn phòng. Cửa sổ đã bị dán kính để ngăn ánh sáng vào và ra".

    "Tầng 1 có 100 cây non, cao khoảng 30cm. Ngoài ra còn có 25 cây cao 90cm, trưởng thành hơn và có dấu hiệu trổ bông. Tầng 2 là phòng phơi khô với 90 nhánh cần sa treo trên trần nhà".

    "Tran Th. bị bắt và trong cuộc thẩm vấn, anh ta cung cấp một tờ khai đã chuẩn bị sẵn. Anh ta nói rằng mình bị buôn vào UK và được chỉ cách trả nợ", công tố viên nói.

    Thẩm phán tuyên án Than Th. 6 tháng tù. Anh này được thả ra gần như ngay lập tức vì thời gian tạm giữ đã gần bằng 6 tháng. Luật sư biện hộ Lorraine Mustard cho biết Tran Th. muốn trở về VN, vợ anh ta ở nhà đang bị bệnh.

    "Rõ ràng không có bằng chứng cho thấy Tran Th. có đủ khả năng hay kĩ năng để xây dựng trại cần sa này", luật sư biện hộ nói. 

    Viethome (theo northumberlandgazette)

  • “Tôi hút cần lần đầu tiên vào năm 19 tuổi.

    Tôi là một cô sinh viên Việt Nam ngoan hiền từng có định kiến rằng cần sa thuộc về “xã hội đen,” từng nghĩ việc dùng cần sa không nên được hợp pháp hóa. Nhưng rồi tôi đã được “khai sáng” sau một hơi cần sa từ người bạn Mỹ đầu năm hai đại học. 

    Đó là một tối thứ 6 cuồng nhiệt ở trường. Tôi được người bạn Mỹ mới quen rủ đến phòng cùng một hội bạn khác để uống rượu “pre-game” cho có sức đi party sau 12h đêm. Năm nhất tôi đi thử mấy buổi tiệc tùng ở trường rồi, cũng thấy khá vui nên nhận lời.

    Những tưởng mình đã biết rõ điều gì chờ đón ở phía trước, tôi gõ cửa phòng bạn để rồi ùa vào một màn khói trắng tù mù lẫn trong đám đông người đằng sau. Hít phải hơi khói nồng nặc, tôi loạng choạng mất vài giây. Không biết lúc đó tâm trí bay về phương nào, tôi tự nhiên nhận từ tay bạn điếu cần được cuốn sẵn châm sẵn đưa lên hít.

    co gai can

    Hít vào một hơi, tôi ho sặc sụa. Hình như khói vào lồng ngực nhiều quá. Mấy người bạn xung quanh hò hét, cổ vũ nhiệt tình, bảo tôi đừng có lo vì ho là chuyện hoàn toàn bình thường với người mới “chơi cần.” Họ bảo tôi thử lại, từ từ thôi, hít vào cả bằng bụng lẫn phổi.

    Dăm ba phút sau, tôi cảm giác người mình như nửa tỉnh nửa mơ. Kì lạ lắm. Đầu óc chẳng nghĩ ngợi gì nổi. Tôi chợt nhận ra...hình như đây là cảm giác “lên đỉnh” mà mọi người hay nhắc tới!?! Toàn thân như được thả lỏng. Mọi thớ cơ duỗi ra. Trong đầu cứ vui vui khoái khoái dù không hiểu tại sao. Tôi nhắm mắt, tựa vào vai bạn, rồi đêm đó cứ thế tiếp diễn… Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi thấy mình minh mẫn, tỉnh táo như bình thường.

    Từ đó, tôi nhận ra hút cần dường như không tiêu cực như mình từng nghĩ. Có lẽ tôi chưa có ý định hút cần thường xuyên, nhưng thi thoảng đôi ba lần thì tại sao không? Nếu không có lần đầu tiên ấy, tôi sẽ không bao giờ cảm thấy cần tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này và luôn cho rằng hút cần là một biểu hiện đáng lên án.

    Tôi bắt đầu đọc nhiều sách báo, tài liệu và các bộ luật về cần sa tại Mỹ. Bạn có biết, chỉ 5 trong số 50 tiểu bang của Mỹ cấm triệt để việc sản xuất và tiêu thụ cần sa? Ở những bang còn lại, cần sa vẫn được hợp pháp hóa hoặc trong việc sản xuất, tiêu thụ hay sử dụng với mục đích y học, chữa bệnh. Cần sa, rốt cuộc, cũng bình thường như mọi thứ khác trên đời, có tác dụng, hiệu quả riêng nhưng đương nhiên nhiều quá sẽ không tốt.

    Ở Mỹ, nơi mọi sai lầm đều có thể sửa chữa và mọi cá nhân phạm lỗi đều có thể làm lại từ đầu, nơi giới trẻ luôn sống với tinh thần You Only Live Once - bạn chỉ sống một lần, sẵn sàng thử mọi thứ trên đời nếu có thể, thì cần sa không còn là chuyện quá kinh khủng.

    Nhưng với du học sinh châu Á khi mới sang Mỹ du học, tùy vào tính cách mỗi người mà quan điểm về việc sử dụng cần sa là khác nhau. Người thì mới đầu thấy “sốc,” tự hứa sẽ không bao giờ đụng vào, người thì thử cho biết rồi thôi, và cũng có những người sau một lần thử thì hòa tan luôn vào văn hóa “tối thứ Sáu” có đủ bia - rượu - cần.

    Hút cần là một phần không thể thiếu trong các bữa tiệc tại Mỹ và nhiều quốc gia phát triển khác, thậm chí, một phần không nhỏ sinh viên các trường đại học hàng đầu còn coi cần sa là “liều thuốc” chống căng thẳng hằng ngày. Thời đại bây giờ ưa chuộng xu hướng “work hard, play harder” nên dù bạn có là sinh viên gương mẫu GPA hạng nhất hạng hai đi chăng nữa, lúc cần thiết chẳng ai cấm bạn hút cần sa cả. Ngại gì không thử khi bạn có toàn quyền quyết định xem mình nên sử dụng với chừng mực thế nào? Phải chăng hợp pháp hóa việc sử dụng cần là cần thiết để mọi người hiểu rõ hơn về cách tiêu thụ cần hợp lý không gây nguy hiểm cho sức khỏe?

    Với ông cha ta thời trước, miếng trầu là đầu câu chuyện. Hút cần, đáng ngạc nhiên thay, chẳng khác việc ăn trầu là bao. Trên thực tế, tác động của hai hành động này lên cơ thể là giống nhau, giúp cho tinh thần sảng khoái, tâm trí hưng phấn. Vậy tại sao không khuyến khích việc hút cần một cách có văn hóa? Nói rộng ra hơn nữa, liệu cứ không kiểm soát được cái gì thì nên cấm cái đó, trong khi càng cấm, càng nhiều người muốn lách luật và đi quá xa, vượt ra khỏi khuôn khổ của việc sản xuất và tiêu thụ cần sa một cách an toàn?”

    Nguồn: VietAbroader