• Nhìn lại quá khứ hồi mới sang Mỹ, làm cật lực 7 ngày/tuần mà chưa đủ tiền thuê bảo mẫu cho con, Tracy Trần cũng tự thấy khâm phục sự vươn lên của mình.

    Tay trắng ôm con sang Mỹ, tan giấc mộng cờ hoa

    Tracy Trần (tên Việt là Trần Thị Thanh Thủy, sinh năm 1985), đặt chân đến đất Mỹ năm 2006. Hồi đó, chị và chồng - một người Mỹ gốc Việt - đã có con chung nên việc làm giấy tờ cũng không quá phức tạp. Tracy ôm theo con trai nhỏ (sinh tại Việt Nam) để theo chồng sang xứ người. Gia đình nhỏ sống ở California, nơi chị làm nail để kiếm sống.

    di my lam nail 1
    Tracy Trần từng có quãng thời gian vất vả trên đất Mỹ.

    Tracy nhớ lại: “Hồi ở nhà mình có học nghề make-up, học nail, nhưng sang Mỹ vẫn rất vất vả. Mình tự nói với mình là chỉ được thi một lần phải đậu liền, vì từ nhà lên chỗ thi phải đi 5 - 6 tiếng, con thì không có ai trông. Thi đậu rồi thì được đi làm, nhưng lương rất thấp. Mình khi đó chưa rành tiếng Anh, chỉ cố cắm đầu làm cho xong để khách khỏi phàn nàn thôi.

    Mình cảm thấy bất lực, cô đơn ở Mỹ. Khi ở nhà, mình sống cùng gia đình, con có người chăm sóc. Sang Mỹ là một bầu trời khác, cuộc sống cực kỳ nhanh, không cho phép ai có thể lười biếng hay nghỉ ngơi, bằng mọi giá phải tìm cách thích nghi. Không biết lái xe, mình đi bộ hoặc xe bus, thấy người ta làm sao thì để ý bắt chước làm vậy.

    Nhiều khi đi một quãng dài xách đồ ở chợ về, thấy con bò ngang bò dọc, mặt mũi lấm lem như con mèo, trong khi ở nhà thì người này người kia ẵm, mình bật khóc. Đã có lúc mình nghĩ thôi về Việt Nam ở, nhưng sau cứ từ từ định hình bản thân, nghĩ cho tương lai của con, mình học cách sống được ở đất Mỹ.”.

    Tracy bảo, thời điểm đó chị gần như cô độc vì chưa kết nối được với cộng đồng người Việt tại đây. Tuần nào Tracy cũng làm việc đủ 7 ngày/tuần, nhưng tiền lương không đủ chi trả cho tiền bảo mẫu trông con (25 đô/ngày), cứ làm hôm nay phải lo ngày mai, chi tiêu chắt bóp.

    2 năm sau, Tracy sinh bé thứ hai. Thu nhập thời điểm đó cũng khá lên chút đỉnh, nhưng vẫn ở mức rất thấp, ít hơn nhiều mức thu nhập tối thiểu được đóng thuế của người Mỹ (khoảng 40.000 đô/năm). Nhưng cuộc sống chưa kịp ổn lên thì tan vỡ đã đến. Tracy và chồng chia tay.

    Bật khóc nhớ lại thời điểm làm mẹ đơn thân, Tracy không thể quên nổi đêm ấy, chồng cũ của cô ôm va li đi ra khỏi nhà, bỏ Tracy và hai đứa nhỏ. “Mình nhớ mãi thời điểm đó không có tiền thuê người dọn, đêm đi làm về là tranh thủ rinh từng cái bàn cái ghế, đồ đạc ra ngoài để trả nhà cho người ta. Từ căn nhà thuê khoảng 800 - 900 đô/tháng, mình xách hai đứa nhỏ đi thuê lại một cái phòng nhỏ xíu, kiểu như ở ké người ta, giá thuê cỡ 250 đô để ba mẹ con ở.

    Cứ sáng mình đi làm, tối về đón con là vô phòng ngủ. Người ta còn nói thẳng là không cho con nít ra ngoài, sợ ồn ào. Mình gọi về nhà, dì mới nói nếu cực quá mang hai đứa nhỏ về mẹ trông cho. Mình cứ nghĩ hoài, nếu để con xa mẹ thế, lỡ có sự cố gì sao mình bay về kịp được.

    Nhưng nghĩ lại nếu để con sống khổ cũng tội, mình gạt nước mắt để đưa con về nhà ngoại. Khi đó nghèo tới mức dì phải gửi tiền cho ba mẹ con bay về. Khi bay lại qua Mỹ, mình phờ phạc như một con điên, nước mắt rơi lã chã suốt chặng bay.”.

    Trở thành bà chủ, thu nhập cao gấp chục lần

    Tracy gọi hơn 1 năm xa cách hai con là thời điểm đen tối nhất trong cuộc đời mình. Chị luôn cầu xin con không có chuyện gì, ám ảnh tới mức tối ngủ cũng kêu tên con. Đi làm về, Tracy ôm điện thoại trò chuyện với con. Mỗi khi con hỏi sao mẹ đi lâu vậy, chị lại nước mắt giàn giụa, dỗ dành đến khi có đủ tiền sẽ đón con sang.

    Tracy chưa từng nghĩ mình sẽ bước thêm bước nữa, cho đến khi gặp chồng hiện tại. Anh cũng là một người Mỹ gốc Việt. Mới đầu anh chỉ là bạn, sau tiến đến tình yêu. Khi lấy nhau thì tay trắng không có tài sản gì, chỉ Tracy có hai đứa con.

    Họ làm tiệc nho nhỏ kỷ niệm đám cưới, rồi anh quyết định giục Tracy về đón con sang. “Anh nói thôi giờ nghèo cũng được, khổ cũng được, em về đón con đi, có gì ăn đó, anh sẽ phụ em lo cho con. Khi đó, mình bầu bé thứ ba khoảng 4 tháng. Hạnh phúc nhất là anh rất thương con mình và các con cũng rất mến anh ngay từ lần đầu gặp gỡ.”.

    Đến năm 2012, hai vợ chồng Tracy thôi làm thuê, mở tiệm của riêng mình. Cuộc sống cũng dần ổn lên. Tới năm 2017, sức khỏe giảm sút, Tracy bỏ nghề nail, chuyển dần sang kinh doanh online. Chồng chị chuyển sang nghề đấu thầu sửa nhà, mua nhà cũ và bán lại.

    Từ năm 2019, thời điểm dịch Covid-19 bùng phát đến nay cũng là lúc công việc buôn bán của Tracy “vào cầu”. Khi tất cả mọi người phải ở nhà, hạn chế ra đường, tiệm nail phải đóng cửa. Tracy đẩy mạnh kinh doanh nhiều mặt hàng, từ đồ ăn vặt quê 

    di my lam nail 1
    Việc kinh doanh thuận lợi đã giúp Tracy trở thành bà chủ "siêu thị online" trên đất Mỹ.

    "Nhiều khi mấy món ăn vặt vãnh ở nhà nhưng qua Mỹ là đặc sản, người Việt mình ở bên đó thèm lắm, nhớ lắm. Những món kiểu ô mai sấu, cóc ngâm, me ngâm… mỗi lần mình nhập hàng trăm ký mà hết nhanh lắm. Rồi mùa Tết, mấy món như măng khô, miến, mứt, củ kiệu… đắt hàng vô cùng. Dần dần khách này giới thiệu khách kia, mình quen người ở khắp các tiểu bang Mỹ luôn; rồi cũng bỏ mối, chỉ cho chị em người Việt mới sang cách bán buôn.

    Việc kinh doanh đồ bộ cũng là từ nhu cầu của bản thân và của mấy chị em bên đó. Ở Mỹ nhiều khi kiếm đồ bộ không ra hoặc mặc không hợp. Ban đầu mình nhập hàng may sẵn, sau thì mày mò về Việt Nam chọn vải, tìm xưởng may rồi gửi sang Mỹ bán, với tiêu chí các kiểu đẹp, điệu nhưng vẫn thoải mái. Có khách mỗi lần ra mẫu mới là lấy mười mấy bộ mặc và đem tặng luôn!”, Tracy khoe. Chị cũng tiết lộ, mỗi đợt chị đặt may chừng 3.000 bộ, bán trong khoảng 2 tuần lễ là hết. Giá mỗi bộ đồ khoảng 18 - 25 đô/bộ, cỡ 2 - 3 tô phở ở Mỹ.

    Hiện tại, thu nhập từ việc kinh doanh của Tracy khoảng hơn 300.000 đô/năm, gấp gần 8 lần mức thu nhập được khai thuế tại Mỹ (khoảng 40.000 đô/năm). So với thu nhập cỡ mười mấy ngàn đô/năm thời mới sang Mỹ, chị thấy tự hào vì những nỗ lực của mình.

    Mình nghĩ sống ở nước ngoài phải luôn chăm chỉ, phải lao động cật lực vì vòng quay cuộc sống không cho phép nghỉ ngơi, con người rượt theo thời gian chứ thời gian không đợi mình đâu. Không thể làm biếng được nếu muốn có cuộc sống ổn định. Mình nhiều con nên càng phải cố gắng hơn.

    Mẹ 5 con đang có gia đình ấm êm tại Mỹ.

    Tracy cũng tâm sự, cuộc sống hiện tại của chị khá ổn, gia đình chồng, chồng và các con rất hòa thuận. Chồng của Tracy rất yêu con, chăm sóc 5 đứa trẻ của gia đình rất cẩn thận. Lũ trẻ cũng rất tự giác làm việc nhà theo đúng lứa tuổi.

    Mình không đặt áp lực cho con phải học giỏi, không kỳ vọng trở thành bác sĩ kỹ sư, chỉ cần con cố gắng hết sức của chúng thôi. Các con mình, may mắn cũng ngoan và hiểu chuyện, không mấy khi đòi hỏi, vòi vĩnh gì ba mẹ cả. Thương lắm, nhiều khi mua cái gì mắc tiền cho con mà nó xúc động rớt nước mắt luôn đó.”.

    Theo Tổ Quốc

  • Bạn Honey Tran đã chia sẻ kinh nghiệm về nghề chia bài ở casino (dealer / croupier) trong nhóm Phụ nữ Việt tại Mỹ như sau:

    "Việt Nam mình đa số mới qua sẽ chọn nghề nail vì nghề nail không cần bằng cấp nhiều và dễ kiếm tiền. Nhưng Việt Nam mình không biết có nghề khác cũng không cần bằng cấp và dễ kiếm tiền mà làm ít giờ hơn, không hít hóa chất. Đó là nghề chia bài ở casino. Vì người Việt mình ít biết tới nghề này, Tàu họ làm nghề này rất nhiều.

    Mình hồi xưa mới qua cũng đi làm nail mà không biết tới nghề chia bài (casino dealer / croupier). Giờ mình bỏ nail qua chia bài. Vì làm chia bài ít giờ hơn, mà có nhiều benifit (tiền hưu...), công việc cũng nhẹ nhàng hơn, có thể làm tới 60 mấy tuổi. Giờ nhiều tiệm nail mướn thợ đòi phải dưới 40 tuổi. Rồi già mắt mờ phải ngồi dũa, chà chân khách. Thấy cực quá mà làm 10 mấy tiếng 1 ngày không có thời gian cho gia đình .

    Trong khi chia bài làm chỉ 8 tiếng / ngày mà break rất nhiều. Mỗi lần break 40 phút. Holiday làm trả gấp rưỡi. Minh mới làm lương bèo bèo + tip cũng $250/ ngày. Làm lâu có kinh nghiệm thì bạn đi casino nào làm cũng được, mà income ổn định không lo mùa đông vắng khách như nail, rồi chủ & thợ giành giựt. Mình đã từng làm nail nên mình hiểu".

    nghe casino dealer
    Ảnh minh họa

    Bài viết của Honey Tran đã thu hút khá nhiều sự quan tâm của những thợ nail chán nghề. Tuy nhiên công việc dealer trong casino cũng có ưu và nhược điểm:

    1. Dễ bị lao phổi

    Hầu hết các casino đều cho phép khách hút thuốc lá, cả người lúc nào cũng bị ám mùi thuốc lá nồng nặc, khói thuốc lá phất vào mặt khiến một số người không trụ nổi. Tuy nhiên một số casino lại có khu vực riêng dành cho người hút thuốc, chẳng hạn các sòng bài ở Massachusetts, hoặc sòng bài The Gardens Casino - Hawaiian Gardens...

    2. Dễ bị ăn chửi

    Người dealer phải thật bản lĩnh khi bị khách chửi rủa và xúc phạm (mặc dù có security), vì "kẻ thua bạc có ai đàng hoàng đâu". Dù có security (gọi là Floor warning) thì bạn cũng đã nghe nguyên tràng chửi rủa của khách rồi. Có dealer còn bị khách ném thuốc lá vào người. 

    3. Dễ nghiện đánh bạc

    Một số casino không cho dealer đánh bạc vì có đánh cũng thua. Một số người hiểu rằng không thể thắng được nên họ không chơi, tuy nhiên một số dealer khác thì không chống lại được cám dỗ, bao nhiêu tiền kiếm được đều nướng vào trò đỏ đen, thắng ít nhưng thua gấp mấy lần, còn nợ nần chồng chất. Những người hay gặp stress thì càng dễ bị cám dỗ.

    4. Ngủ ngày làm đêm, ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

    Dealer chủ yếu làm ca đêm, hoặc từ 12h trưa trở đi vì buổi sáng không có mấy khách chơi bài nên cũng không có mấy tiền tip. Bạn Lili Hue Benito cho biết: "Mình từng làm ở casino, kiếm được rất nhiều tiền, nhưng làm ca 6pm-6am, dù ngày làm ngày nghỉ nhưng cuộc sống không balance, với khách hút thuốc kinh dị, mùa covid đeo khẩu trang rồi mà muốn bị lao phổi theo".

    Bạn Lili Hue Benito cho biết: "Hồi đó em làm trong vip room, làm có tiền mà trông em như con ma cà rồng á tại làm đêm ngủ ngày hông có tiếp xúc ánh mặt trời. Đồng nghiệp thì nhiều người làm xong ra chơi nợ nần chồng chất bán cả nhà trả nợ, làm được thời gian em cũng nghỉ vì thấy nghiệp quá".

    5. Bị bắt nạt

    Nghề casino đôi khi cũng cạnh tranh không kém gì nail. Bạn Vu Thuy Linh kể: "Mình làm dealer được 6 năm, có lẽ là công việc phù hợp nhất với mình khi qua Mỹ. Mình nghỉ vì management bắt nạt quá, nghĩ mà còn buồn í. Giờ muốn quay lại mà vẫn sợ bị bắt nạt. Mấy lần họ đổi lịch không báo trước, họ lên lịch 2h chiều, vào tới nơi, họ đổi lịch mình xuống 4h, cho con bé khác vào 2h vì nó thích lịch sớm, báo hại mình đi về, rồi lại phải quay lại lúc 4h. Năm 2019, mình xin 3 tuần vacation về VN thăm bà ngoại (1 tuần sicktime, 2 tuần vacation) nó nhất định không duyệt, xin unpaid cũng không đc. Cuối cùng nó cho mình đúng 2 tuần, về VN chạy như ăn cướp. Còn 1000 việc lặt vặt kiểu xếp lịch xấu (khó kiếm tip), nói chung là kiếm đc đồng tiền mà rớt nước mắt!".

    6. Môi trường sống của gia đình bị ảnh hưởng

    Bạn Stephanie Q Pham cho rằng: "Ngoài môi trường cho chính mình, thì còn phải nghĩ xa hơn đến môi trường cho vợ chồng, con cái nữa. Không đánh đồng tất cả nhưng đa số casino được lập ở những location phức tạp, hoặc chính casino làm cái khu đó nó phức tạp. Sẽ rất khó để đảm bảo một môi trường lành mạnh, một học khu tốt cho con bạn. Nhiều khi mình nghĩ ý chí sắt đá, mình có thể quản chính mình, nhưng còn tương lai các con, của gia đình, thì như thế nào".

    Huống chi giờ giấc như vậy nên vợ chồng con cái ít khi được đi chơi sum vầy với nhau.

    7. Được lương và tip cao

    Làm nghề dealer bạn có thể ăn tiền 2 đầu ngoài tiền lương. Nếu khách thắng thì có tip, nếu khách thua thì có huê hồng do công ty trả. Người thắng có thể tip từ $20-100, thậm chí cả $1,000. Tuy nhiên khách thua vẫn là chủ yếu, nhưng dù khách thua thì dealer cũng được ăn khá nhiều tiền tip. Một tháng dealer có thể kiếm được $9,000.

    Bạn PhuongThao Nguyen cho biết: "Chị họ mình làm nghề này 10 mấy năm rồi và she cũng thích lắm. Làm có tiền nuôi cả nhà, chồng không cần đi làm luôn".

    8. Lớn tuổi vẫn làm được

    Bạn Nguyen Tien cho biết: "Bạn mình bên Las Vegas cũng làm casino. Tiền tip còn cao hơn làm nail hay facial nữa. Có người thắng lớn còn nhiều khi cho tip 500-$1k luôn. Nhưng casino bạn mình làm hút thuốc lá kinh lắm. Lúc mình qua chơi thấy mấy cô mấy chú 50 - 60 tuổi vẫn chia bài hay làm các dịch vụ đổi thẻ, lau bài này nọ nhiều lắm".

    9. Yêu cầu đối với nghề casino dealer

    Bạn sẽ được train từ 1-3 tháng, chủ yếu biết cộng trừ là được. Người dealer chỉ cần biết tiếng Anh căn bản, không cần phải giao tiếp nhiều, chủ yếu là hướng dẫn khách cách chơi, sử dụng đôi tay khéo léo để chia bài, xác minh số tiền đặt cược, theo dõi trận đấu, đưa ra quyết định chính xác thắng thua và chịu khó im lặng nghe khách chửi. 

    Bạn Luan Pham chia sẻ: "Anh mình đã từng làm, kể lại là rất rất rất kiên nhẫn mới sống được với nghề này. Do tiếp xúc đủ mọi thành phần nên bạn phải thủ sẵn tâm lý lúc nào cũng phải 1 dạ 2 vâng 3 cho qua chuyện. Áp lực với con bạc, khói thuốc, đồng nghiệp, cấp trên là những việc bạn phải chịu đựng. Bù lại tiền tip rất cao, nghề này sống nhờ tip chứ không phải lương".

    Bạn có thể đến casino để xin làm những việc thấp hơn như chip runner, lau chùi bài, dọn dẹp... rồi mới xin tham gia khóa training free để được làm dealer. 

    Bạn Khong Long chia sẻ: "Vợ mình mới học làm dealer được 2 năm. Hiện tại part-time chip runner và part-time dealer. Có 2 cách làm dealer: một là đóng tiền học ở các institute, 2 là xin làm chip runner ở các casino có chương trình training free thành dealer.

    Vợ mình tính rất hiền lành, ít nói, hơi vụng về chút. Có đứa bạn làm chung thì rất lanh, lanh tay lanh miệng, giỏi nghề hơn. Nhưng tiền tip thì lúc nào cũng được ít hơn vợ mình. Lâu lâu cũng gặp khách thô lỗ chửi bới... nhưng vì vợ mình rất hiền không bao giờ to tiếng với ai nên lúc nào cũng được các khách khác hay manager, casino worker khác bảo vệ. Vợ mình không gặp vấn đề gì ở chỗ làm cả.

    Tiền tip cao, income cao, tuy nhiên giờ làm hơi trái giờ, làm cuối tuần và holiday nên nếu có gia đình hơi chán. Làm dealer không được đánh bài tại casino mình làm nên cũng không sợ bị ghiền bài bạc. Nếu có cũng không phải tại nghề dealer.

    Vợ mình thích nghề dealer vì nó fun. Làm mà cảm giác như chơi. Không tẻ nhạt như làm office, không phức tạp như làm nails, income thì rất khá".

    Nguồn: Honey Tran / nhóm Phụ nữ Việt tại Mỹ

  • Cô gái trẻ cũng thừa nhận mình trải qua không ít khó khăn kể từ khi "dấn thân" vào công việc này.

    Ở một đất nước phát triển về lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe như Úc, việc thiếu hụt nhân lực trong ngành y tá, điều dưỡng là điều khó tránh khỏi. Đó là lý do nhiều bạn trẻ muốn sang Úc theo học ngành điều dưỡng và tiến xa hơn là trở thành một y tá làm việc tại các bệnh viện hàng đầu.

    Với bất kỳ công việc nào cũng vậy, đều cần có sự nỗ lực hết mình bởi nguyên lý đơn giản không có gì gọi là "việc nhẹ lương cao". Nhưng riêng đối với ngành điều dưỡng, đôi khi người ta phải cống hiến sức lực nhiều hơn thù lao nhận được, bởi những khó khăn đặc thù trong chăm sóc người bệnh. Không chỉ chăm sóc về mặt thể chất, y tá còn đóng vai trò động viên, tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho bệnh nhân.

    nghe y ta o ucẢnh minh họa.

    Vậy nghề y tá, điều dưỡng ở một quốc gia phát triển như ở Úc sẽ ra sao? Hãy xem chia sẻ của cô gái Việt ở Úc để có thêm góc nhìn về thứ nghề được coi là "hot" này nhé!

    Trên tài khoản TikTok @emipnlu, cô nàng Emily Pham đã có rất nhiều chia sẻ thực tế về công việc làm y tá hồi sức gây mê ở thành phố Melbourne, bang Victoria (Úc).

    Trong một video thu hút 5.000 lượt thích, Emily Pham cho biết những thông tin bổ ích về quá trình học tập của mình. Cô nói: "Học ngành này nhìn chung chỉ cần giỏi sinh học và đương nhiên là phải biết tiếng Anh, tính toán ở mức cơ bản và đặc biệt có kỹ năng giao tiếp tốt.

    Lúc học thì phải thực tập không lương 800 tiếng. Năm nhất khá đơn giản, thầy cô sẽ dạy cho các bạn những kiến thức và kỹ năng cơ bản như nhịp tim, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, đường máu... Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được học kỹ năng giao tiếp, luật trong ngành y, sinh học cơ thể con người.

    Năm thứ 2 sẽ khá nặng khi học những kiến thức chuyên sâu về sinh học, về thuốc, các loại bệnh và kỹ năng lấy máu, thay băng vết thương...

    Năm thứ 3 sẽ bớt căng thẳng hơn vì đa phần là ôn lại những kiến thức đã học ở năm 2. Tiếp tục phát triển kỹ năng suy nghĩ logic, đưa ra các tình huống để tập giải quyết vấn đề".

    Trong một video khác, Emily Pham đã tự quay lại toàn bộ một ngày làm việc của mình ở bệnh viện với thời gian lên tới 10 tiếng. Cô nàng ra khỏi nhà từ lúc 7h45 phút sáng và bắt đầu làm việc từ 8h30 phút tới 19h tối, vì lý do bệnh viện thiếu nhân viên. "Ngày rất là dài!", cô nàng cảm thán.

    Thực tế, công việc y tá từng là mơ ước đối với Emily Pham nhưng sau cùng, vì tương lai tốt đẹp hơn nên phải cố gắng dù có nhiều vất vả. Chính cô nàng chia sẻ rằng: "Dù ba mẹ không biết mình trải qua những gì, mình học hành ra sao nhưng ba mẹ luôn ủng hộ và tự hào về mình. Hồi cấp 3, mình thi được 95 điểm ATAR (viết tắt của Australian Tertiary Admission Ranking, là Điểm Xếp hạng Tuyển sinh Đại học Úc), mình khoe ba mẹ, mà ba mẹ không biết, còn hỏi vậy là cao hay thấp. Tuổi trẻ cố gắng một chút để sau này đỡ đần được cho gia đình".

    Emily Pham cũng thừa nhận cô trải qua không ít khó khăn kể từ khi "dấn thân" vào công việc này. Cô nói: "Thời gian mình học y tá là thời gian khó khăn nhất. Học ở trên trường đã khó rồi, phải thi rồi còn phải đi làm kiếm tiền, đi thực tập không lương 800 tiếng. Có những ngày làm đêm xong về nhà ngủ được 2-3 tiếng xách cặp chạy thẳng lên trường. Làm nhiều như vậy nên lúc nào cũng phải ăn qua loa, vội vàng. Đi học thì không sao chứ đi thực tập là phải chăm người bệnh nên luôn phải cố gắng giữ tỉnh táo dù mình đã rất mệt. Du học sinh đã cô đơn rồi nhưng du học sinh ngành y tá lại càng cô đơn hơn vì ngày nghỉ mình rất mệt, không thể đi chơi được nữa. Đó là lý do mình ít khi giữ được mối quan hệ bạn bè lắm".

    Vậy làm y tá lương có cao không? Cô nàng có tài khoản @notmy.manh, hiện đang làm y tá kiêm thợ sơn móng (thợ làm nail) ở thành phố Adelaide, bang South Australia, đã khẳng định rằng lương không cao như tưởng tượng của nhiều người.

    Trả lời một câu bình luận của cư dân mạng rằng "y tá thì lắm tiền", cô nàng nói: "Đối với mình làm y tá lương không cao. Có thể do mình làm việc ở viện công và mình mới vào nghề".

    Vấn đề lương chỉ là một phần trong bất kỳ công việc gì bởi còn nhiều yếu tố tác động. Chẳng hạn như trường hợp của Emily Pham, dù lương có thể không cao so với các ngành nghề khác nhưng đó là niềm đam mê, yêu thích của cô với nghề thì có thể chấp nhận. Quan trọng nhất là được sống và làm việc bằng tất cả sức trẻ, tình yêu của mình. 

    Đặc biệt lại là công việc chăm sóc sức khỏe, mang lại niềm vui cho người bệnh như nghề y tá, điều dưỡng. Nếu bạn cố gắng nỗ lực bằng tất cả khả năng của mình, chắc chắn, thứ bạn nhận lại không chỉ là những đồng tiền thù lao mà còn nhiều hơn thế!

    Theo Thể thao & Văn hóa

  • Tôi làm việc liên tục 5 tiếng, được trả lương 500 AUD/tuần, tiền thuê một căn phòng tại Sydney là 300 AUD/tuần.

    Để mọi người có cái nhìn đa chiều về cuộc sống, tôi xin kể thêm cuộc sống ở Australia. Tiếng Anh của tôi ổn, có thể đọc báo và nghe tivi, hiểu mọi thứ. Chỉ có giọng nói tiếng Anh tôi không thể giống như người bản xứ được.

    Tôi làm quét dọn toilet, được 26 AUD/ giờ sau thuế. Người ta chỉ thuê tôi làm 4 tiếng nhưng phải 5 tiếng liên tục mới xong, không được nghỉ ngơi. Mỗi tuần tôi được trả lương hơn 500 AUD (khoảng 8 triệu đồng). Với thu nhập này bên Việt Nam là khá lớn nhưng ở đây là quá thấp. 

    Ở Sydney, giá thuê một phòng 25m2 giá từ 300 AUD/ tuần trở lên. Ở đây thuế thu nhập rất cao, chồng tôi đóng 30%.

    Tôi bắt đầu làm việc 8h sáng. Tôi lên tàu điện lúc 6h30 và về đến nhà lúc 14h50. May là chồng tôi giúp đỡ nếu không tôi phải làm hai công việc thì mới có tiền để gửi về Việt Nam (như vậy thì kiệt sức sớm).

    ban oc sai gon

    Có nhiều Việt kiều về Việt Nam nói là ở Australia y tế miễn phí. Đó là nếu bạn có thẻ y tế và bị bệnh gì đó phải cấp cứu khẩn cấp. Xe cấp cứu đến đưa bạn đi bệnh viện và miễn phí mọi thứ.

    Còn nếu bạn bệnh nhưng không cần mổ gấp thì bạn phải đợi vài tháng. Bệnh viện phải phẫu thuật cho người đã đăng ký trước đó. Nếu bạn muốn được mổ nhanh chóng, bạn phải trả tiền cho bác sĩ.

    Chồng tôi lúc trước bị thoát vị bẹn. Bệnh viện hẹn đợi khoảng 3 tháng tháng. Bệnh này không đau nhưng làm chồng tôi không thoải mái. Cuối cùng, chồng tôi thà bỏ ra 1.800 AUD để bác sĩ mổ ngay trong tuần.

    Đồng nghiệp Australia làm chung với tôi bị đau chân cần phải mổ. Anh ấy muốn mổ miễn phí và đã đợi từ tháng 2 năm ngoái. Sau 4 - 5 lần được hẹn rồi hủy lịch mổ vì nhiều lý do, tháng rồi bệnh viện gọi xác định ngày mổ thì sức khỏe anh ấy không đáp ứng được.

    Một hàng của xóm tôi, 40 tuổi, có quốc tịch Mỹ về Gò Vấp (TP HCM), mở quán ốc rất đông khách. Hàng tháng sau khi trừ hết chi phí, vợ chồng ông ấy lãi 50 triệu đồng, sống khỏe và tạo việc làm cho 8 lao động địa phương. Kiếm tiền ở đâu cũng vất vả, quan trọng là bạn hạnh phúc với cuộc sống của bạn hay không. 

    Theo VnExpress

  • Nhiều cư dân mạng cho rằng mức lương phụ hồ ở Úc như thế là khá "hậu hĩnh", kể cả so với những người làm việc văn phòng.

    Nhắc đến chuyện đi Úc làm việc hoặc xuất khẩu lao động, người ta nghĩ ngay đến những công việc làm trong nông trại chứ ít ai nghĩ đến cái nghề gọi là PHỤ HỒ.

    Có một khái niệm có thể quen thuộc với nhiều người nhưng không phải ai cũng giải thích chính xác được. Đó là khái niệm Thợ nề. Đây là một cách gọi chung để chỉ những người lao động phổ thông hay lao động tay chân mang tính tự do trong lĩnh vực xây dựng, họ thường đảm nhiệm công việc tiếp xúc với vật liệu xây dựng. 

    lam phu ho o uc

    Tùy theo tính chất công việc, họ được phân loại thành 2 nhóm là: 

    THỢ XÂY: phụ trách việc xây dựng thành các kết cấu.

    PHỤ HỒ: phụ trách việc nhỏ nhặt như xách nước, trộn hồ, trộn vữa, xách hồ, khuân gạch, đào đất, vác cây, gạch ngói, khiêng tôn, quét vôi… Công việc này ít đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề như thợ xây.

    Gần đây, một tài khoản TikTok có tên @StudyCentral đã đăng tải một đoạn video nói về thu nhập của một người làm việc phụ hồ ở Úc. Video đã thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng, đặc biệt là những người muốn đi Úc làm việc, kiếm tiền. Đến nay, đoạn video này đã thu hút hơn 500.000 lượt xem, hơn 17.000 lượt thích và hơn 1.000 lượt bình luận.

    Chủ nhân đoạn video viết: "Có bạn hỏi mình lương phụ hồ ở Việt Nam khoảng 300-500.000 VNĐ/ngày. Nếu là chủ thầu thì còn được hơn 500.000 VNĐ/ngày. Vậy ở Úc, lương phụ hồ là bao nhiêu?

    Trong video này là một chàng trai đang làm việc phụ hồ ở Úc đó. Lương rơi vào khoảng 1.000 AUD/tuần (tương đương gần 16,3 triệu/tuần và hơn 60 triệu/tháng). Bạn phải làm việc từ 7h sáng đến 17h chiều. Mọi người thấy sao?".

    Đoạn video cũng cho thấy anh chàng thanh niên phải làm việc lao động chân tay, dưới thời tiết nắng nóng không có mái che và công việc khuôn vác cũng khá nặng nhọc. Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng cho rằng mức lương ấy là khá "hậu hĩnh", kể cả so với những người làm việc văn phòng. Cũng có người cho rằng nó thấp hơn nhiều so với một số ngành nghề cũng lao động chân tay ở Úc.

    Một người bình luận: "Theo mình được biết, ở Úc, lương của lao động chân tay còn cao hơn lương làm văn phòng".

    Một bạn trẻ bày tỏ quan điểm: "Tiền lương cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào sức mua tương đương. Ở Việt Nam, phụ hộ tháng 10 triệu thì bao thuốc có 20.000 đồng, ở úc thì phải150.000 đến 200.000 đồng".

    Mỗi người một quan điểm và việc lựa chọn đi lao động nước ngoài hay gắn bó với quê hương cũng đều là quyết định của từng người. Nhưng ai cũng hiểu rằng, ở đâu cũng vậy, phải lao động cật lực, làm việc chăm chỉ mới duy trì được cuộc sống và tích cóp cho tương lai đủ đầy hơn. 

    Afamily (nguồn TikTok)

  • Nếu ai thắc mắc về thu nhập của nghề thợ xây thì có thể tìm hiểu câu chuyện ''Hàng rào'' của anh Jimmy Nguyen Nguyen đăng trên nhóm Kết Nối Việt:

    Hồi mới đến Úc thì thấy nhà nào cũng có hàng rào ở phía sau còn mặt trước thì không. Theo luật thì hàng rào là tài sản chung của hai bên, nhà mình và hàng xóm. Nếu hư hỏng thì hai bên phải thỏa thuận tiền sửa chữa. Nên thường thì nhà ai cũng phải chia trách nhiệm với ba hàng xóm: hai bên và phía sau.. Đôi khi gặp hàng xóm " bựa " cũng rầu lắm. Nhiều người phải tự bỏ tiền sửa chứ thưa kiện mất thì giờ.

    Nhà bên Úc, nhà nào cũng là nhà " mặt tiền " và thường là không làm hàng rào để mặt tiền đẹp và thân thiện. Coi vậy mà mình bước vô đám cỏ thôi là phiền lắm nên không dám. Có nhiều council không chấp nhận cho làm hàng rào trước cửa nhà, nếu muốn làm phải xin phép và phải có bản vẽ. Làm xấu hoặc cao quá cũng không được.

    Hàng rào ở hai bên và phía sau nhà phải che kín để người đứng bên này không thấy bên kia nên thấp nhất phải 1.8 mét. Đôi khi gia chủ sexy chút cho nó mát cũng không sao.

    Những năm gần đây tình hình an ninh có phức tạp nên nhiều nhà đã làm hàng rào kiên cố trước nhà, thêm cửa sắt di động. Nhiều bạn bè tui làm nghề này phất lên dữ lắm. Tui cứ nói đùa rằng chỉ cần một tên ăn trộm trong vùng thôi là kinh tế vùng đó " lên " liền. Cũng đúng.

    nghe lam hang rao

    Làm hàng rào phía trước phải đẹp chứ không như phía sau và cái cổng xài remote cũng mắc lắm. Chỉ một tên trộm làm cả mấy ngàn căn nhà phải sửa chữa là có thật. Người thất nghiệp ở Úc đều được trợ cấp đủ ăn nhưng không đủ " nhậu " và đủ " hút ". Nên dĩ nhiên phải có một số ít làm thêm vụ chôm chỉa.

    Tui là nạn nhân nhiều lần vì cái xe đi làm chất đầy đồ nghề mắc tiền. Có lần mất luôn chiếc xe van. Cái xe đào đất mà bà con thấy tui làm cũng mất rồi. Bữa làm xong chạy nó lên xe kéo để trước nhà, ra sau làm thêm chút việc, ra trước thì nó không cánh mà bay y như VN ta. Xe cũ nên không mua bảo hiểm. Mình an ủi nhờ vậy mới có dịp mua xe mới...

    Một lần lãnh sửa căn nhà cũ. Chủ nhà nhờ tui sửa hết bên trong rồi mới dọn vô. Nhà này phải sửa mấy tháng trời. Tui làm xong thì khoá cửa đi về sau khi dọn dẹp hết đồ nghề. Bữa nọ đến làm thì mở cửa không được. Tui nghĩ chìa khoá hư. Nghề của tui là cỡ nào cũng vô nhà được mà nên " khều " một cái là cửa mở.

    Vô trong có mấy anh " đen " đang trùm chăn ngủ. Tui hết hồn. Bọn chúng còn đuổi tui ra. Tui gọi cho chủ thì họ nói không biết. Thế là cái nhà coi như bị " chiếm ". Tui có kêu cảnh sát, họ nói chỉ chủ nhà mới có quyền thưa tụi nó. Gọi cho chủ nhà thì chủ nhà nói giao chìa khoá cho tui là tui chịu trách nhiệm. Má ơi!

    Sau này tui vô quỳ lạy nó như kiểu bác Bi vẫn không ăn thua (đám này ở châu Phi, không nói tiếng Anh). Tui ra dấu đưa... tiền, thấy bọn họ sáng mắt lên. Trận đó toi một ngàn, mấy ảnh ôm chăn chiếu đi ra ngoài. Tui đi thuê ngay mấy hàng rào di động cao, quây cái nhà lại, thêm mấy cái khoá. Xem như " lõm " với cái job này. Hú hồn!

    Hồi ông Trump xây hàng rào ở biên giới tui thông cảm. Xét về tính nhân văn thì không được nhưng để bảo vệ người dân thì đúng. Tần Thuỷ Hoàng xưa xây Vạn Lý Trường Thành mới bảo vệ được Trung Hoa cả ngàn năm. Nhờ đó họ mới có thể xây dựng được quốc gia thống nhất. Nước Mỹ rất cần người nhập cư nên họ có chính sách bảo lãnh rất thoáng. Một người vào Mỹ là tương lai đem được nhiều người khác. Chỉ tiếc sau này khủng bố trà trộn nhiều nên việc xét đơn cẩn thận và chậm chạp hơn. Còn bây giờ, xem tin tức thấy biên giới phía nam của Mỹ giữ không được. Làm đủ kiểu vẫn không thể kiểm soát mà làm quá thì bị kỷ luật. Thật khó khăn.

    Tui thấy nên bắt chước tui hồi đó, ra quỳ lạy họ rồi cho tiền hén, may ra...

    Tui luôn ủng hộ người nhập cư vì nó tạo động lực phát triển kinh tế nhưng phải kiếm soát được. Thí dụ như có cái hàng rào thì ok nhỉ, anh ở ngoài chờ tui duyệt hồ sơ, khám sức khoẻ, chích ngừa xong rồi vô. Tạm trú vài năm không phạm lỗi thì vô quốc tịch. Vừa có thêm dân vừa nhân đạo. Còn kiểu này thì sao ta?

    Bạn nào bên Mỹ làm nghề giống tui , học thêm nghề hàn nữa có tương lai lắm đó. Nhà bên Mỹ mà làm hàng rào phía trước, rẻ cũng mười ngàn đô. Mình ngồi lụm bạc thôi!

    Nguồn: FB Jimmy Nguyen Nguyen / nhóm Kết Nối Việt

  • nghe ban ve chai o my 1

    #LƯU Ý 1: Bài viết này dành cho ai muốn tìm hiểu, ai không thích hoặc biết rồi có thể không cần đọc.

    #LƯU Ý 2: Việc bán ve chai này, chỉ áp dụng 1 số tiểu bang hoặc 1 số khu chợ. Ko phải tất cả các tiểu bang và khu chợ đều có. Quý vị nên tìm hiểu nơi quý vị đang sinh sống có không?? Để tích lũy chai, lọ, lon nước ngọt/giải khát nhé!! Bán ve chai ở Mỹ cũng khá là đơn giản, không cầu kỳ, phức tạp đâu quý vị. Mình nghĩ các cô/chú/bác lớn tuổi cũng có thể làm được.

    Bán ve chai ở đâu??

    Việc bán ve chai này thường ở các khu chợ Mỹ. Quý vị vào và tìm khu vực có ghi là " BOTTLE RETURN". Quý vị vào khu đó bán.

    nghe ban ve chai o my 1

    Trong khu đó thường sẽ có 2 chỗ/ nơi bán: GLASS và PLASTIC and CANS: 

    - Chỗ dành cho" PLASTIC and CANS" tạm dịch là nhựa và lon (lon nước đó ạ!!). Quý vị bỏ 1 chai nhựa/ lon đó vào Lỗ  có ảnh minh họa/ video) đó. Thì trên màn hình sẽ hiện 0.10$ ( tương đương 10 cent/ one Dime). Quý vị cứ bỏ chai/lon đó cho đến hết thì thôi. Chai nhựa/lon lớn hay nhỏ đều đồng giá.

    - Chỗ dành cho" GLASS" tạm dịch là cốc/ chai thủy tinh. Quý vị làm y chang như " plastic and cans". Chai lớn hay chai nhỏ gì đều là 10 cent thôi.

    nghe ban ve chai o my 1

    nghe ban ve chai o my 1

    - Khi quý vị bán hết thì nhấp vào màn hình có bản màu xanh ghi "PAYOUT" tạm dịch thanh toán. Rồi biên lai (không phải tiền mặt hay coins đâu nhé) sẽ chạy ra khe bên dưới bản "PAYOUT" đó. Kế tiếp lấy biên lai thôi. Quý vị có thể lấy biên lai đó đổi thành tiền hoặc mua món mặt hàng nào đó tại chợ đó.

    nghe ban ve chai o my 1

    nghe ban ve chai o my 1

    - Nếu quý vị không muốn mua đồ tại chợ đó. Quý vị muốn đổi thành tiền mặt được không?? Được chứ!! Quý vị đem biên lai đó đến chỗ có ghi là " CUSTOMER SERVICE" - tạm dịch dịch vụ khách hàng. Quý vị đến nơi Customer service kèm theo biên lai đó, đưa cho cho họ. Họ sẽ đổi thành tiền mặt cho quý vị.

    nghe ban ve chai o my 1

    *CHÚ Ý 1: 1 số khu chợ có thể ko cần đến chỗ customer service để đổi tiền mặt. Quý vị có thể đến các quầy tính tiền tự động/ thu ngân tại chợ đó trực tiếp đổi thành tiền mặt. Họ vẫn chấp nhận.

    nghe ban ve chai o my 1

    *CHÚ Ý 2: KO PHẢI TẤT CẢ GLASS (cốc/chai thủy tinh) và PLASTIC and CANS đều BÁN ĐƯỢC. Sẽ có 1 số glass/plastic/cans máy đó ( máy trong bottle return) KHÔNG CHẤP NHẬN.

    Vậy các glass/plastic/cans nào bán được và cái nào bán không đc?? Rất dễ. Quý vị cứ bỏ glass/plastic/cans vào lỗ đó. Nếu máy chấp nhận và lên $ thì được. Còn máy trả về thì thôi. 1 số nơi, họ sẽ có bản chú thích glass/plastic/cans nào không CHẤP NHẬN.

    Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích quý vị 1 phần nào đó trong quá trình từng bước hòa nhập vào cuộc sống Mỹ.

    Cre: Hoàng Quân

  • vo mong dubai 1

    Với lời hứa hẹn lương tháng cao ngất ngưởng cùng với đãi ngộ vô cùng tốt, nhiều người lao động bị các công ty tuyển dụng lừa đến Dubai mới nhận ra đã bước chân vào cơn ác mộng.

    Thời gian gần đây, mạng xã hội tại Đài Loan (Trung Quốc) thường xuyên xuất hiện những mẩu tin tuyển dụng việc làm ở Dubai. 

    Đại lý tuyển dụng khẳng định họ tuyển nhân sự cho các công ty cá cược hợp pháp tại Dubai với các vị trí như nhân viên quảng cáo, nhân viên chăm sóc khách hàng, kỹ sư... Điều khiến cho nhiều người lao động quan tâm chính là mức lương khi làm việc tại đây lên đến hàng triệu đô Đài Loan mỗi năm cùng với chế độ đãi ngộ, ăn ở rất tuyệt vời.

    Rất nhiều người lao động tại Đài Loan cảm thấy rằng đây chính là cơ hội hiếm có, giúp họ có thể đổi đời. Không ai biết rằng, ngay thời điểm bước chân lên máy bay, họ đã bị đem ra đấu giá như một món hàng và cuộc sống sau đó chẳng khác gì địa ngục.

    vo mong dubai 1

    Đi làm 1-2 năm là có thể mua nhà lớn!

    Cô gái trẻ tên W, 20 tuổi, cho biết vào tháng 8 năm nay, vì công việc không thuận lợi nên có ý định sang nước ngoài làm việc. Một ngày nọ, W vô tình đọc được mẩu tin quảng cáo tuyển dụng lao động đi Dubai trên Facebook của một người tên Aaron.

    Thông tin của Aaron đưa ra vô cùng hấp dẫn với mức lương hàng tháng từ 70.000 - 200.000 Đài tệ (khoảng 57 - 163 triệu đồng).

    "Tôi đã đăng ký vị trí dịch vụ khách hàng. Chúng tôi đã nói chuyện qua tin nhắn khoảng nửa tiếng. Bên kia nói rằng công ty sẽ lo hết cho người lao động từ vé máy bay, tiền ăn ở và visa. Tôi chỉ cần xách vali lên và đi. Anh ta cũng nói với tôi là sẽ có phòng ký túc xá riêng, lương mỗi tháng 70.000 Đài tệ, mỗi tháng được nghỉ 8 ngày", W nói.

    "Tôi hỏi thêm thông tin về công ty nhưng anh ấy chỉ nhấn mạnh rằng đó là công ty cá cược hợp pháp duy nhất ở Dubai. Anh ấy liên tục trấn an, bảo tôi đừng lo lắng. Anh ta cũng kể cho tôi nghe rằng trước đó có cô gái đi làm tại đây chỉ 1-2 năm đã dành dụm đủ tiền để mua nhà".

    vo mong dubai 1
    Aaron thường xuyên đăng tải thông tin tuyển dụng cùng với hình ảnh cả xấp tiền dày cộp để thu hút sự quan tâm của người lao động.

    Không lâu sau, mọi thủ tục giấy tờ của W đều được phía Aaron lo ổn thỏa. Aaron nói với W rằng cô sẽ bay sang Dubai vào giữa tháng 8 và gặp anh ta ở đó. 

    Thế nhưng khi W đặt chân đến Dubai, Aaron lại không xuất hiện mà chỉ báo với cô rằng công ty sẽ sắp xếp người đón cô ở quán cà phê tại sân bay. Anh ta cũng yêu cầu W đưa hộ chiếu cho người này để họ giúp cô làm thủ tục xin visa làm việc.

    Khi W đến quán cà phê như lời hẹn, cô đã gặp 4 người đàn ông Trung Quốc. Cô không nghi ngờ gì nên đưa hộ chiếu cho họ và được họ dẫn ra xe, đưa thẳng đến khách sạn.

    "Một người đàn ông đợi tôi ở sảnh khách sạn, nói rằng ông ta là người phỏng vấn tôi. Ông ta nói rằng lương của tôi mỗi tháng là 20.000 Đài tệ, mỗi tháng có 2 ngày nghỉ và tôi phải làm việc 12 tiếng mỗi ngày. Điều kiện đưa ra hoàn toàn không giống với những gì Aaron đã nói", W kể.

    Cảm thấy có vấn đề không ổn, W muốn rời đi nên đã yêu cầu đối phương trả lại hộ chiếu nhưng bị thẳng thừng từ chối và còn tố cáo cô muốn phá vỡ hợp đồng. Chiều hôm đó, Aaron gọi cho W nói rằng nếu cô không chịu đi làm thì phải bồi thường tổn thất cho công ty 400.000 Đài tệ (khoảng 326 triệu đồng).

    Aaron đề nghị W ở lại, nói sẽ tuyển cô vào vị trí cao hơn với mức lương cũng sẽ cao hơn. Ngày hôm sau, W được đưa đến ký túc xá cho nhân viên bởi người đàn ông tên A Thông.

    "Ký túc xá nằm trong một tòa nhà xung quanh hoang vắng. Phòng ở dành cho 4 người với 2 chiếc giường tầng vô cùng chật chội và bẩn thỉu. Tôi cố liên hệ với Aaron nhưng anh ta không trả lời", W cho biết.

    vo mong dubai 1
    Phòng ký túc xá vô cùng chật chội và bẩn thỉu, không giống như lời hoa mỹ ban đầu mà người lao động được nghe.

    Đến lúc này, W không thể chịu đựng thêm nữa, nhất quyết yêu cầu A Thông trả lại hộ chiếu để về Đài Loan lập tức nhưng tên này vẫn thuyết phục cô hãy ở lại thêm một đêm nữa. W cảm giác A Thông đang cố tình trì hoãn, kéo dài thời gian. Sau đó cô đã lên mạng tìm số điện thoại của Đại sứ quán Đài Loan ở Dubai, nhờ họ giúp đỡ. Nhân viên ở đây nói rằng W phải gọi điện ngay cho cảnh sát.

    W phải trốn vào thang máy để gọi cầu cứu cảnh sát, họ nói W hãy chờ đợi rồi cúp máy. Sau nhiều cuộc gọi không có kết quả, W tuyệt vọng trở về phòng, đợi mọi người ngủ say rồi lặng lẽ đi xuống lầu. Ra đến cổng, W phát hiện có người đang canh giữ. Cô cầu xin người này thả cô đi nhưng ông ta trợn mắt và hét lớn: "Quay lại ngay!".

    Một lúc sau, W nhìn thấy cảnh sát và một nhóm người đứng tụ tập ở bên ngoài tòa nhà. Một người Trung Quốc tự xưng là chủ nhà đã mở cửa cho W rời khỏi ký túc xá. Người này cũng đề nghị sắp xếp cho W một chỗ nghỉ lại một đêm vì thủ tục lấy lại hộ chiếu cũng khá phức tạp và tốn thời gian. Tuy nhiên cả đêm W không tài nào ngủ nổi. Trời vừa rạng sáng, cô liền nhờ chủ nhà mở cửa rồi bắt taxi đến thẳng Đại sứ quán Đài Loan.

    W được nhân viên tại đây cho biết, gần đây có rất nhiều người lao động Đài Loan bị lừa sang Dubai bởi những công ty tuyển dụng bất hợp pháp. Cùng với sự giúp đỡ của mọi người, W đã trở về nước an toàn nhưng mỗi khi nhắc đến Dubai, cô liền sởn tóc gáy vì sợ hãi.

    "Khi về nước, tôi đã bị sụt đến 5kg. Tôi chợt nhận ra rằng tôi đã ở Dubai 3 ngày 3 đêm, sợ đến mức không ăn uống hay ngủ một chút nào. Thật sự quá khủng khiếp!", W chia sẻ.

    vo mong dubai 1
    Một cô gái sau khi trốn khỏi ký túc xá đã bị bắt trở lại, còng tay và giam giữ trong phòng.

    Một khi đi, có thể sẽ không toàn mạng trở về

    Phóng viên của Mirror Media cũng đã liên hệ được với một người đàn ông tên B, tự nhận là một nhà tuyển dụng "có lương tâm" và một người tên Tiểu Chí (tên đã được thay đổi), hiện đang làm việc ở Dubai.

    B tiết lộ rằng có rất nhiều công ty hoặc đại lý tuyển dụng bất hợp pháp chuyên tuyển lao động từ các nước khác đến Dubai làm việc cho các công ty cá cược bất hợp pháp. Mỗi người lao động được tuyển dụng thành công, họ có thể nhận được từ 100.000 đến 200.000 Đài tệ (khoảng 81-163 triệu đồng).

    Người lao động vừa lên máy bay, họ đã bị đưa ra bán đấu giá như một món hàng.

    Tiểu Chí cho biết: "Khi người lao động vừa lên máy bay là đã bị rao bán trên mạng. Có các nhóm đăng thông tin như vậy. Họ sẽ đưa ra thông tin như hình ảnh, tuổi tác, quốc tịch và thời gian người lao động đến Dubai, tha hồ cho các công ty cần người đấu giá. Càng nhiều người muốn 'mua' thì giá của lao động này càng cao".

    Vài tháng trước, Tiểu Chí cũng đã bị lừa đến Dubai làm việc trong một công ty cá cược bất hợp pháp. Ngoài việc bị họ giữ hộ chiếu, anh còn bị buộc phải ký hợp đồng làm việc trong nửa năm, nếu không sẽ phải bồi thường số tiền rất lớn. Công ty này cũng đưa ra hàng loạt lý do để bắt lỗi như hiệu suất làm việc kém, gây hư hỏng thiết bị, sàn nhà... để nâng mức tiền bồi thường.

    Một nhân viên trong công ty phát hiện ra Tiểu Chí muốn rủ đồng nghiệp bỏ trốn nên đã bắt anh ta lại, đánh cho một trận tơi tả rồi nhốt vào căn phòng tối trong 5 ngày đêm. 

    Công ty còn yêu cầu Tiểu Chí bồi thường 400.000 Đài tệ (khoảng 326 triệu đồng), quay lại video gửi cho gia đình anh, bắt phải gửi tiền mới thả người. May mắn cho Tiểu Chí, anh được một công ty đang cần nhân sự "mua" lại. Họ đồng ý trả tiền chuộc cho Tiểu Chí và sau đó anh đã đến công ty này làm việc.

    vo mong dubai 1
    Một người lao động bị đánh bằng dùi cui điện.

    Tiểu Chí cho biết, anh từng chứng kiến một đồng nghiệp bị bán cho công ty khác vì lý do làm việc không hiệu quả. Sau đó người đồng nghiệp của anh không chỉ bị chủ mới quịt lương mà còn bị tố cáo là ăn cắp tài nguyên công ty. 

    Vì không chịu nổi, anh ấy đã bỏ trốn nhưng lại bị bắt lại, đánh đến thừa sống thiếu chết rồi bị vứt bỏ ngoài sa mạc. Đến lúc cảnh sát tìm được, thân thể tàn tạ của anh ấy gần như đã bị khô quắt lại.

    B tiết lộ thêm: "Mạng lưới của những công ty tuyển dụng lừa đảo này có khắp mọi nơi. Chỉ cần người lao động muốn bỏ trốn, các ông chủ sẽ thuê người truy sát ngay lập tức. Trước đây đã có một cô gái người Trung Quốc bị lừa sang Dubai, khi cô ta bỏ trốn đã bị cả một đội quân bắt lại đánh đập, dùng dùi cui điện tra tấn. Cô ấy đã bị ép bán dâm để trả lại số tiền nợ. Thật quá khủng khiếp!".

    Trước những thông tin tố cáo của W và hàng loạt các nạn nhân khác, Bộ ngoại giao Đài Loan cho biết Đại sứ quán tại Dubai đã bắt đầu chú ý đến vụ việc từ cuối năm ngoái và hiện đang rất cố gắng để đưa ra các biện pháp xử lý sớm nhất.

    Afamily (Nguồn: Mirror Media)

  • Làm việc quần quật từ sáng sớm đến quá nửa đêm, ăn không đủ no, thậm chí bị tịch thu giấy tờ... nhiều người sang làm giúp việc ở Ả Rập Saudi đã tan tành giấc mơ đổi đời khi chủ nhà quá cay nghiệt và đối xử tệ bạc.

    Mang theo ước mơ và mong muốn đổi đời, nhiều phụ nữ Việt Nam thông qua các công ty môi giới xuất khẩu lao động (XKLĐ) để sang Trung Đông làm giúp việc gia đình. Đến với xứ nắng gió, văn hóa, tôn giáo khác biệt, cách ăn uống, ẩm thực, thói quen sinh hoạt không hề giống Việt Nam, nhiều người trở về mang theo những giấc mơ tan nát, để lại bi kịch trong lòng khó nguôi ngoai. 

    Từng có thời gian, Dubai nổi lên như một miền đất hứa mà nhiều lao động, trong đó có người Việt Nam, muốn tìm đến để kiếm tiền tỷ dù chỉ với công việc làm ô sin giúp việc nhà. Thế nhưng, đời không như là mơ, cuộc sống nơi đất khách quê người không hề dễ dàng, thậm chí có nhiều trường hợp "một đi không trở lại". Ấy vậy mà vì miếng cơm manh áo, nhiều người vẫn quyết định lên đường đi xuất khẩu lao động ở Trung Đông và điểm đến phổ biến hiện tại là Ả Rập Saudi.

    Năm 2018, kênh truyền hình Al Jazeera đã có cuộc phỏng vấn với những người phụ nữ từng đi giúp việc ở Trung Đông. Họ kể về những ngày phải làm việc quá sức, bị lạm dụng nơi xứ người.

    nguoi viet lam osin o arap saudi 2
    Những từ ngữ chị D. học trước khi đi xuất khẩu lao động.

    Mỗi ngày ăn một bữa

    Pham Thi D. sống trong một căn nhà tuềnh toàng cùng với đứa con gái 7 tuổi tên là H.A cách xa thị trấn ở Hòa Bình. Chị D. từng là người giúp việc gia đình ở Ả Rập Saudi trong 7 tháng. Tới tháng 4/2018, chị trở về Việt Nam sau thời gian lao động ở xứ người.

    "Tôi làm việc từ 5h sáng đến 1h đêm và được phép ăn một lần lúc 1h chiều", chị D. kể với phóng viên về cuộc sống làm giúp việc gia đình ở Yanbu, Ả Rập Saudi.

    Chị D. nhớ lại, ngày nào cũng vậy, đồ ăn chỉ có một lát thịt cừu và một đĩa cơm. "Sau gần 2 tháng, tôi như người điên loạn", chị D. nhớ lại những ngày cơ cực tại xứ sa mạc đầy nắng gió.

    Số lượng người lao động làm việc tại Ả Rập Saudi chiếm tỷ lệ nhỏ so với người Philippines, Indonesia và Sri Lanka. Một số người cho biết họ bị ngược đãi và phải bỏ trốn.

    "Tôi hiểu với vai trò là người giúp việc phải làm quen với điều kiện làm việc vất vả. Chúng tôi không đòi hỏi nhiều, không bị bỏ đói, không bị đánh đập và ăn 3 bữa/ngày. Nếu được vậy, chúng tôi không cầu xin giải cứu làm gì", chị D. chia sẻ.

    Còn Trinh Thi L. (sống ở Hà Nam) sang Ả Rập Saudi làm việc cho một gia đình ở Riyadh. Trước khi nhận việc, cô chưa bao giờ ra nước ngoài và thông tin về Ả Rập Saudi mà L. có được là rất ít ỏi.

    "Tôi được hứa trả mức lương 388 USD/tháng mà không phải trả bất cứ khoản phí nào cho quá trình tuyển dụng", chị L. chia sẻ qua điện thoại.

    Nghe được trả mức lương như vậy, L. rất hào hứng. Gia đình L. khá nghèo, mức lương 388 USD/tháng làm giúp việc gia đình nơi xứ người nhiều hơn những gì gia đình kiếm được trong 2 vụ lúa.

    L. từng tiếp xúc với những chị em phụ nữ khác làm việc ở Ả Rập Saudi. Người trẻ nhất 28 tuổi, người lớn tuổi nhất đã 47 tuổi. Họ hầu hết là nông dân sống ở nông thôn.

    "Ngay khi tôi đặt chân đến sân bay Riyadh, họ (nhân viên công ty Ả Rập Saudi chuyên cung cấp ô sin) đưa tôi với hơn 100 người khác vào cùng một căn phòng. Sau đó, chủ nhà đến đón. Anh ta cầm hộ chiếu và hợp đồng lao động của tôi", chị L. nhớ lại giây phút mới đặt chân sang đất khách quê người.

    nguoi viet lam osin o arap saudi 2

    Bài liên quan: Nỗi đau người Việt kinh doanh trên thân xác người Việt ở Dubai

    Không có băng vệ sinh sử dụng

    Cũng có hoàn cảnh như D., L. chỉ được ăn một bữa mỗi ngày và làm việc tới 18 tiếng. L. yêu cầu được chuyển đến một gia đình khác - đây là quyền của người lao động nhưng nhân viên công ty môi giới ở Việt Nam đã đe dọa.

    Người phụ nữ này tuyệt thực trong 3 ngày cho đến khi chủ nhà đồng ý đưa cô trở lại chỗ của công ty cung cấp ô sin tại Ả Rập Saudi. "Người chủ của tôi nói đã chi khoảng 6100 USD (138,5 triệu đồng theo tỷ giá hiện tại) để đưa tôi về nên anh ta muốn tôi ở lại, nhưng không thể sống ở đó. Sau đó một tuần, họ trả tôi về cho bên môi giới", L. chia sẻ.

    Tưởng rằng bi kịch chỉ dừng lại ở đó, vậy mà chủ thứ hai của L. còn đối xử tệ hơn rất nhiều. Ngay ngày đầu tiên đến nhà, một người phụ nữ trong nhà đã lục tung vali của L. mà không hề xin phép, sau đó tịch thu hộ chiếu của L. rồi nhốt cô trong phòng.

    "Cô ta để tất cả vali của tôi vào kho có khóa, không cho dùng điện thoại. Tôi thậm chí không có băng vệ sinh, phải rửa chân, massage cho họ", L. nhớ lại những ngày cơ cực.

    Chỉ sau 3 tháng, sống trong cảnh như vậy, L. sút từ 74kg xuống còn 53kg. "Tôi thất vọng, hoảng loạn, thường xuyên mất ngủ, điều duy nhất tôi có thể làm là khóc", L. kể lại.

    Trong bài viết xuất bản năm 2018, phóng viên Al Jazeera còn trích dẫn câu chuyện của chị T. (vợ anh Bui Van S.). Lúc đó, chị T đang làm việc tại Riyadh, Ả Rập Saudi.

    Thời điểm đó, anh S. kể vợ bị đánh đập, bỏ đói. Công ty môi giới XKLĐ yêu cầu anh phải hoàn trả 2.155 USD. Tuy nhiên, họ không cung cấp giấy tờ, văn bản. Thậm chí, chị T. còn bị tịch thu điện thoại. Vợ chồng anh S. chỉ có thể nói chuyện 2-3 tuần/lần khi chủ nhà cho phép.

    Năm 2018, anh S. xoay xở được 2.155 USD. Tuy nhiên, phía môi giới yêu cầu số tiền gấp đôi. Anh S. phải lặn lội từ Tây Ninh ra Hà Nội để gặp phía môi giới nhưng bị từ chối.

    "Tôi chỉ muốn cô ấy quay về. Chúng tôi không lường lại vất vả như thế này. Bạn cứ xem mức lương 388 USD cho 18-20 tiếng làm việc, ít hơn  nhiều so với những gì cô ấy được trả khi làm giúp việc ở Việt Nam". anh S. chia sẻ hồi năm 2018.

    Phóng viên đài Al Jazeera đã gửi câu hỏi phỏng vấn tới Bộ Lao Động Ả Rập Saudi lúc bài báo được xuất bản năm 2018 nhưng không có hồi âm. Trong khi đó, đại sứ quán Ả Rập Saudi tại Hà Nội cho biết không thể đưa ra quan điểm nào về vấn đề này.

    Về vấn đề này, trong bài báo xuất bản hồi năm 2018, bà Nguyễn Thị Mai Thủy điều phối viên dự án quốc gia cho chương trình Tam giác ASEAN tại Văn phòng của tổ Chức Lao động Quốc tế ở Việt Nam (ILO), cho biết, môi trường làm giúp việc gia đình hạn chế giao tiếp bên ngoài. 

    "Những gì xảy ra bên trong (nhà) vẫn là bên trong. Khó để người lao động chứng minh bị ngược đãi, làm việc quá sức, bị đánh đập, thậm chí bị tấn công tình dục", bà Thủy nói.

    Người lao động giúp việc gia đình vào Ả Rập Saudi theo hệ thống bảo trợ hay kafala (một hệ thống được sử dụng để giám sát lao động nhập cư, chủ yếu làm việc trong lĩnh vực xây dựng và nội địa ở các quốc gia Bahrain, Kuwait, Lebanon, Qatar, Oman, Saudi Arabia và UAE) - cấm họ đổi công việc hoặc rời khỏi nước này mà không có sự chấp thuận của người bảo lãnh.

    UAE, Oman, Kuwait, Qatar và Lebanon cũng ràng buộc tình trạng thị thực của người lao động với người sử dụng lao động, khiến họ dễ bị tổn thương và phụ thuộc vào gia đình bản xứ. 

    Ở những quốc gia này, người lao động cố gắng trốn khỏi chủ lao động ngược đãi sẽ bị trừng phạt vì tội “bỏ trốn”, với các hình phạt tù, phạt tiền và trục xuất.

    Lao động giúp việc gia đình Việt Nam thường được tuyển dụng bởi một công ty môi giới Việt Nam. Công ty chuẩn bị cho những phụ nữ này về ngôn ngữ và nghiệp vụ trước khi giới thiệu họ với các công ty tuyển dụng của Ả Rập Xê Út.

    Bà Thủy, điều phối viên ILO, cho biết: Hệ thống nhiều lớp này có nghĩa là người lao động dễ bị lạm dụng ở mọi thời điểm. Bỏ hợp đồng lao động sẽ bị phạt rất nặng, cộng với giá vé trở về Việt Nam, nếu người lao động không thể chứng minh được sự lạm dụng dưới tay người sử dụng lao động của họ. 

    Bài liên quan: Nỗi đau người Việt kinh doanh trên thân xác người Việt ở Dubai

    Afamily (Theo Al Jazeera)

  • Những ngày ở Malaysia chứng kiến sự lao động cực nhọc và nghiêm túc của nhiều lao động Việt xa xứ. Chúng tôi mới thấu hiểu rằng phía sau những đồng ngoại tệ gửi về gia đình ở quê nhà là mồ hôi, nước mắt, thậm chí là sự tủi nhục mà họ phải chịu nơi xứ người.

    Một ngày đầu tháng 4, tại quán ăn Trung Hoa đối diện trung tâm thương mại Low Yat Plaza ở khu trung tâm sầm uất Bukit Bintang, thủ đô Kuala Lumpur, một phụ nữ trung niên nhỏ nhắn cầm thực đơn trên tay, liên tục mời du khách bằng tiếng Hoa. Người phụ nữ này tên Ngô Thị Chung (45 tuổi, quê Nghệ An).

    nguoi viet o malaysia
    Chị Ngô Thị Chung tại một quán ăn ở Malaysia mà chị đã giúp việc trong 7 năm qua - Ảnh: Quỳnh Trung

    Vì tương lai con cái

    Chị Chung kể vì căn nhà dột nát và không có việc làm ổn định ở quê nhà, chị đã quyết định qua Malaysia theo con đường xuất khẩu lao động để kiếm tiền xây nhà, khi con gái đầu lòng mới 12 tuổi.

    Lúc đầu công ty môi giới bố trí cho chị làm công nhân ở một công ty thực phẩm đông lạnh. Tuy nhiên, làm hết hợp đồng ba năm với công ty, chị không dư được bao nhiêu tiền. Sau đó, chị Chung chuyển sang phụ giúp quán ăn Trung Hoa thêm 7 năm.

    Chị kể những năm đầu nhớ con và đặc biệt là nhận những bức thư tay của con gái bé nhỏ, chị chỉ biết khóc. Rồi khi đã dành dụm đủ tiền xây nhà, gánh nặng học phí của con khiến người mẹ tiếp tục ở lại Malaysia kiếm sống.

    Nhờ những đồng ngoại tệ chị gửi về trong 10 năm qua mà cô con gái đã tốt nghiệp đại học và tìm được việc làm ở Bệnh viện Vinh, trong khi cậu con trai đang học cao đẳng nghề.

    Người phụ nữ quê Nghệ An bộc bạch rằng chỉ vì một số phụ nữ Việt có “việc làm không đúng đắn” ở Malaysia mà phụ nữ Việt Nam ở Malaysia thường bị những người nước ngoài khác phân biệt đối xử.

    Rời Kuala Lumpur, chúng tôi đi thành phố cảng Klang cách đó khoảng 50km để gặp một nhóm 10 công nhân Việt Nam đang làm cho một nhà máy thông qua sự kết nối của anh Bùi Việt Tuấn - trưởng ban liên lạc người Việt tại Klang.

    Những phụ nữ Việt ở CLC

    Nhóm công nhân này đa số là nữ, đến từ nhiều vùng miền ở Việt Nam như Ninh Bình, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Phú Thọ... đang làm việc cho Công ty CLC về lắp ráp linh kiện điện tử. Một nhóm 10 người cùng ở trong một căn phòng trọ lụp xụp, chật hẹp được ông chủ người Mã gốc Hoa thuê cho.

    Phía trước nhà trọ là những thùng xốp được các anh chị công nhân trưng dụng để trồng rau muống, bạc hà, cải bẹ xanh... vừa đỡ nhớ quê hương vừa cải thiện bữa ăn hằng ngày. Theo chúng tôi tìm hiểu, tất cả các công nhân Việt Nam đều bị chủ giữ lại hộ chiếu vì sợ họ trốn về.

    Chị Trần Thị Thùy (35 tuổi) đến từ tỉnh Phú Thọ cho biết đã qua làm việc cho Công ty CLC được 7 năm. Lúc đầu nghe các công ty môi giới xuất khẩu lao động hứa hẹn trả lương cao cùng với điều kiện ăn ở tốt nhưng qua đến nơi mới thấy mọi thứ không như họ nói.

    Tuy nhiên, vì đã trót đóng phí môi giới vài chục triệu đồng từ tiền vay mượn và đã lỡ bước chân qua xứ người nên chị Thùy gắn bó công việc này cho đến hiện tại.

    Chị Thùy cho biết có khoảng 250 công nhân đang làm việc cho Công ty CLC, phần lớn là công nhân đến từ Bangladesh, Nepal và Việt Nam, trong đó Việt Nam chiếm khoảng 50-60 người.

    Người phụ nữ hai con quê Phú Thọ này cho biết lương cơ bản của Malaysia chỉ là 1.000 ringgit/tháng (khoảng 5 triệu đồng) nên nhiều công nhân Việt Nam phải thường xuyên tăng ca, làm từ 8h sáng đến 10h tối, 30 ngày mỗi tháng mới có mức thu nhập khoảng 1.900 ringgit/tháng (gần 10 triệu đồng) để chắt chiu gửi về cho gia đình.

    “Mỗi năm chúng tôi chỉ có 8 ngày phép. Thứ bảy, chủ nhật vẫn phải đi làm, nếu không đi làm sẽ bị trừ lương” - chị Thùy nói.

    Trong nhóm công nhân Việt Nam ở Công ty CLC, có một phụ nữ được mệnh danh là “siêu nhân” bởi sức làm việc phi thường, đó là chị Vũ Thị Mai (39 tuổi) quê ở Ninh Bình.

    Không những chịu khó tăng ca, chị Mai còn mang hàng ở công ty về nhà làm, có khi mỗi ngày chị chỉ ngủ khoảng 1-2 tiếng để có mức thu nhập khoảng 2.500-3.000 ringgit/tháng (từ 12,7-15 triệu đồng) để gửi tiền về nuôi hai đứa con đang trong độ tuổi ăn học, một con trai 19 tuổi và một con gái 11 tuổi.

    Vất vả là thế, nhưng khi chúng tôi hỏi giờ có muốn quay trở lại Việt Nam hay không, tất cả công nhân đều trả lời “không” vì mức thu nhập của họ bên đây khá và ổn định hơn ở Việt Nam.

    Họ cho biết sẽ làm việc ở Malaysia thêm một thời gian để tích lũy một số vốn rồi mới về Việt Nam để kinh doanh hoặc chăn nuôi, trồng trọt.

    Dù sao thì những công nhân này cho biết ông chủ người Mã gốc Hoa của họ rất tốt bụng và quan tâm đến đời sống của họ.

    Đều đặn mỗi tháng, ông sai nhân viên mang tôm, cá, rau quả cho các anh chị em công nhân cải thiện bữa ăn, nếu ai bị ốm đau thì ông đưa đi bệnh viện.

    Thỉnh thoảng ông còn tổ chức cho anh chị em công nhân đi du lịch ở Malaysia và thậm chí ở Thái Lan mà không trừ vào ngày nghỉ.

    Xứ người vất vả

    Anh Trần Trung Hiếu (36 tuổi), hiện đang là công nhân ở Công ty Syarikat Minho Kilning tại Klang, kể lại quãng thời gian khó khăn khi làm công nhân xây dựng cho các công trường ở Malaysia.

    “Lúc đó 8 người bị dồn lại trong một container tối tăm, mỗi người phải tự trang bị chăn drap, chiếu gối và máy quạt.

    Đa số công nhân xây dựng là nam giới nên tắm rửa ở những khu tập thể, đun nấu ngay lan can xưởng làm việc. Khổ nhất là làm việc dưới sức ép lớn, không có điện nước sinh hoạt và ăn thức ăn Mã Lai không hợp” - anh Hiếu nói.

    Trong khi đó, anh Lê Tá Tươi (quê Thanh Hóa, ở Malaysia được 10 năm) kể rằng năm đầu tiên hầu như anh không để dành được đồng nào vì lương thưởng và môi trường làm việc không như các công ty môi giới hứa hẹn. Anh Tươi cho biết còn có những công nhân kém may mắn hơn.

    Theo lời anh kể, cách đây khoảng 2-3 năm, một xưởng sản xuất găng tay của Malaysia bóc lột một nhóm công nhân Việt Nam vô cùng tàn tệ.

    “Nhóm công nhân này bị những người môi giới lừa sang Malaysia theo đường du lịch rồi sau đó trở thành lao động bất hợp pháp.

    Những người này làm việc quần quật cả ngày chỉ được trả 7 ringgit (khoảng 35.000 đồng), bị chủ thu hộ chiếu, bắt nhốt, thậm chí buộc phải mua đồ ăn của chủ với giá cắt cổ. Nhiều người khác bị nợ lương” - anh Tươi nói.

    Theo Cổng thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ LĐ-TB&XH, Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang làm việc tại Malaysia từ năm 2002, đến nay đã có hàng trăm ngàn lượt lao động sang đây làm việc, có thời điểm số lao động Việt Nam có mặt tại Malaysia lên tới 130.000 người.

    Hiện chưa có con số thống kê cập nhật về lao động Việt Nam tại Malaysia, nhưng theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, lao động Việt Nam chủ yếu làm những công việc như sản xuất chế tạo trong các nhà máy điện tử, nội thất, may mặc, đóng gói sản phẩm hay trong ngành dịch vụ (phục vụ nhà hàng - quán ăn, lau chùi, dọn vệ sinh, nấu ăn, bán hàng...), ngành nông nghiệp và số ít giúp việc nhà trong các gia đình người Mã gốc Hoa.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Tôi sống ở Đức, làm việc tháng hơn 4,000 euro. Bên cạnh đó tôi cũng có tham gia đầu tư và sinh lợi khá nhiều. Nói vậy để mọi người hiểu là tôi cũng không đến mức khó khăn về tài chính. Tuy vậy lần nào về Việt Nam công tác hay nghỉ phép, tôi cũng thấy sốc về giá cả.

    Chi phí sinh hoạt ở VN bây giờ quá đắt đỏ so với thu nhập của người dân. Tôi không hiểu làm sao mọi người có thể đi ăn uống nhà hàng tiền triệu trở lên, áo quần thì đặt mua từ nước ngoài về, đi du lịch đến các địa điểm trong nước thì giá cả đắt đỏ quá sức tưởng tượng.

    Ở nước ngoài hơn 10 năm nhưng chưa bao giờ tôi đi ăn nhà hàng mà phải để ý đến mình có bao nhiêu tiền trong túi vì mình có thể ước đoán được khoản tiền sẽ trả, còn về VN thì khi đi du lịch cái lo lắng bị chặt chém luôn thường trực.

    Nếu ai đã sinh sống ở nước ngoài một thời gian, khi quay về nước sẽ có cảm giác là đồng tiền mình bỏ ra không tương xứng với cái mình nhận được.

    gia ca o vn qua dat to

    Bài liên quan: Từ Anh về, tôi không dám đi ăn tiệm sang ở Việt Nam

    Dưới đây là chia sẻ của chị Nguyễn Thị Thu Huyền, 34 tuổi, vừa hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh giáo dục tại Anh và hiện là giảng viên trường ĐH Sư phạm TPHCM.

     Sau 4 năm học tập tại Anh, trở về nước, chị Huyền cảm thấy lạc lõng vì chi phí cho thực phẩm, đặc biệt là hàng quán ở Việt Nam quá đắt đỏ so với thu nhập. "Vì thế tôi sẽ từ chối lời mời đến những quán hàng ăn uống đắt đỏ, dù tôi trả tiền hay được người khác trả tiền cho", chị nói.

    "Tối qua, bạn thân của tôi hẹn đi ăn kem để gửi tiền ủng hộ của một bạn khác cho quỹ thiện nguyện mà tôi là người sáng lập. Tôi đồng ý và có ý định sẽ mời bạn ấy (tức sẽ trả tiền) dù không nói trước với bạn. Quyền chọn quán là dành cho bạn. Bạn tôi chọn một quán kem mới xuất hiện ở TP HCM được vài năm, sau khi tôi đã đi du học. Tôi không biết hiệu kem này trước đây. Vào đến nơi, tôi choáng váng với giá: một viên kem có giá 70.000 - 74.000 đồng, rất bé! Nếu một người ăn ít cũng cần ít nhất 2 viên, nếu ăn 3 viên thì khuyến mãi là 180.000 đồng. Tôi nói thẳng với bạn của mình và bạn đi cùng là tôi sẽ không ăn kem mà chỉ uống trà với giá 38.000 đồng vì kem quá mắc, tôi thấy không đáng phải bỏ ra số tiền ấy cho bản thân. Hai người có thể ăn và tôi sẽ trả tiền. Vì là bạn bè thân thiết nên tôi biết chắc bạn của mình sẽ không phật ý khi nghe tôi nói thế.

    Từ hôm về Việt Nam, chứng kiến giá cả đắt đỏ và mức thu nhập thấp, tôi đã cảm thấy thật khó khăn để tồn tại ở đây. Tôi đang chạy nhiều dự án thiện nguyện để giúp trẻ em vùng sâu vùng xa có đủ sách vở, dụng cụ học tập để đi học, tôi tự thấy việc tiết kiệm những khoản chi vô lý sẽ giúp mình hỗ trợ cho nhiều người hơn.

    Trong số các cam kết với bản thân, tôi tự hứa không chi quá 100.000 đồng cho mỗi bữa ăn cho mình. Vì vậy, mặc kệ ánh mắt khó chịu của nhân viên quán kem (họ nói hết trà sữa và tôi xin lỗi sẽ không ăn gì ở quán), lời phàn nàn của bạn tôi và cả việc bạn ấy giành trả tiền hết thì tôi cũng quyết không chọn kem ở quán đó. Bạn tôi cứ lẩm bẩm: "Dân châu Âu về mà keo kiệt quá sức!" Tôi nói: "Vấn đề nằm ở chỗ mình thấy không đáng để ăn một hộp kem 2 viên bé xíu với giá gần 150.000 đồng".

    Thực sự tôi thấy giá thực phẩm và dịch vụ ăn uống ở đây quá đắt so với mức thu nhập trung bình của người dân. Ngay cả mua đồ về tự nấu cũng rất đắt nếu chỉ ăn có hai người. Giữa việc ăn ngoài quán với việc tự nấu (mua thực phẩm tương đối an toàn) thì tự nấu có khi đắt hơn ăn cơm bụi. Nếu ở Anh, tôi đi làm thêm 3 giờ được tầm 26 bảng (khoảng 750.000 đồng) thì đủ tiền thực phẩm cho tôi nấu ăn thoải mái một tuần. Mức 26 bảng là vì tôi ăn nhiều rau và trái cây, nếu ăn nhiều thịt, đồ đông lạnh thì có thể rẻ hơn nữa. Trong khi đó, ở Việt Nam, với mức lương 5 triệu/tháng dành cho giảng viên như tôi (phải dạy khoảng 270 tiết/năm, chưa kể coi thi, soạn bài, họp hành và nghiên cứu) thì chỉ đủ tiền ăn cho bản thân trong tháng, không thể chi dùng cho bất cứ việc gì khác. 

    Thế nhưng, tôi không hiểu sao ở các hàng quán thương hiệu nước ngoài rất đắt đỏ lại đầy người Việt. Ngay cả các quán cà phê thương hiệu Việt Nam, thức uống cũng rất đắt, một ly nước có giá 55.000 - 70.000 đồng. Các quán trà sữa có giá 50.000 - 60.000 một ly cũng đầy các bạn trẻ. Vào các quán nhậu thì mọi người kêu thức ăn thừa mứa, khui bia rượu tràn lan.

    Không ít người trong số đó cũng chỉ là sinh viên hoặc người mới đi làm. Thu nhập của họ là bao nhiêu để chi thoải mái, không cần đắn đo vào các khoản ấy? Tôi thực sự thắc mắc. Nếu chi như vậy thì các bạn còn đủ để đầu tư vào các mục như nhà cửa, học hành, sách vở để phát triển bản thân, hỗ trợ gia đình, tiết kiệm và giúp đỡ cộng đồng không? Nếu đủ thì chứng tỏ thu nhập của các bạn phải cao hơn tôi 4, 5 lần tức quanh mức 20 triệu. Thế nhưng có lẽ mức thu nhập trên khó là phổ biến cho các bạn mới ra trường. Đối với các bạn sinh viên, đa phần còn phụ thuộc tài chính vào bố mẹ thì khoản chi trên có lẽ không phải công sức các bạn làm ra. Nếu mức thu nhập như tôi hoặc nhỉnh hơn một chút lâu lâu vào quán với mức giá như trên "cho biết với người ta" thì ổn, nhưng tôi thấy nhiều bạn trẻ vào các kiểu hàng quán đó như cơm bữa. Chưa kể, khi tiêu dùng quá mức, bạn cũng tự đặt áp lực cho bản thân là phải kiếm tiền bằng mọi giá? Liệu có nguy cơ đẩy bạn vào những việc không đúng?

    Tất nhiên, những băn khoăn trên được tôi cất giấu trong lòng. Tôi không phán xét cách xài tiền trên là xấu hay tốt. Đó là quyền của mỗi người! Tôi cũng không lên án các thương hiệu kia đã bán giá "cắt cổ" vì có thể họ phải bỏ ra chi phí đầu tư lớn. Đơn giản là tôi không lựa chọn các hàng quán sang trọng ấy làm tiêu chuẩn cho mình. Kể cả khi tôi kiếm được nhiều hơn mức 5 triệu/tháng nhiều lần thì tôi vẫn chọn những nơi có giá cả vừa phải, đồ ăn không tệ. Nói rộng hơn, tôi không vì sĩ diện bản thân mà tiêu tiền tuỳ tiện vào những nơi không tương xứng với thu nhập của mình. Trên tất cả, tôi muốn dành phần lớn thu nhập để đầu tư vào việc học hành, giúp đỡ gia đình và những đứa trẻ kém may mắn".

    Viethome (theo VnExpress)

  • Sang Tây rồi hãy biết ơn trời tây và ân nhân, những người đã đưa chúng ta đến với vùng đất mới này.

    Nếu vì một lý do nào đó mà chúng ta cảm thấy không hài lòng với cuộc sống nơi đây, thì hãy dũng cảm quay về. Bởi vì tiếp tục sống ở đây, nhưng mang tâm trạng buồn chán, chỉ làm hại cho bản thân và gia đình mình mà thôi.

    Thiên đường hay địa ngục, tất cả đều xuất phát từ suy nghĩ của chúng ta mà ra, nhưng có một điều không thể chối cãi là chúng ta đang sống ở một nơi mà không phải ai muốn đến cũng có thể được.

    Hãy biết quý trọng thời gian của mình và của người khác. Vì vậy, hãy luôn tiết kiệm tối đa thời gian trong tất cả các tình huống diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Tiết kiệm thời gian bằng cách giảm thiểu những suy nghĩ và việc làm tiêu cực…

    Đừng trách móc người thân của mình trong thời gian đầu mới sang trong những tình huống phải ở chung nhà, bởi vì nếu thử đặt mình vào trường hợp ngược lại, khi gia đình đang sống ổn định, bỗng có những người khác về nhà mình tạm trú từ một vài tuần cho đến vài tháng, mọi sinh hoạt trong gia đình bị đảo lộn, “độc lập tự do” không còn, chưa nói đến sự khác biệt về văn hóa ứng xử giữa những người mới sang và những người đã sang đây lâu. Một vài tuần thì còn có thể được, nếu kéo dài vài ba tháng mà vẫn bình thường, thì đó là những trường hợp hiếm. Chúng ta nên tự lực cánh sinh, ra riêng là cách tốt nhất, ngoại trừ những trường hợp không thể, do rơi vào những hoàn cảnh cá biệt.

    Khi cần sự trợ giúp của người thân, bạn bè thì cứ nói ra, không ai có dư thời giờ để đoán bạn đang cần gì để đưa ra đề nghị trợ giúp trước. Cũng nên thích nghi với sự từ chối khi mình đề nghị sự giúp đỡ, bởi vì ai cũng phải lo cho gia đình của họ trước.

    Hãy xác định mục tiêu học hành của con cái và bản thân là trên hết. Nếu không tận hưởng những “lợi ích” của môi trường sống và giáo dục ở đây thì ở đây làm gì...Hãy hình dung một gia đình muốn cho 3 đứa con sang du học từ nhỏ thì phải tốn kém bao nhiêu? Đó là chưa nói đến việc cha mẹ không có điều kiện để gần gủi dạy dỗ con những kỹ năng khác ngoài học vấn.

    Không có việc xấu, chỉ có những người suy nghĩ về những công việc nào đó xấu thì họ sẽ bị xấu mà thôi. Hãy chấp nhận sự bất công, vì cuộc sống này làm gì có sự công bằng. Tốt nhất là hãy tập thích nghi với nó.

    Cuoc song nguoi viet o Anh quoc

    Hãy tập thích nghi với những tình huống những người Việt sang đây trước coi thường những người mới sang. Người lao động trí thức coi thường những người lao động chân tay, người giàu khinh rẻ người nghèo…Vì suy cho cùng, đã mang dòng máu Việt Nam thì sống ở đâu cũng đều có những nét giống nhau.

    Hãy xác định gia đình là trên hết, vì điều này có thể sẽ chống lại cái cảm giác đôi khi bị cô đơn, lạnh lẽo nơi đất khách quê người, dù có hay không có bà con thân thuộc ở nơi đây.

    Hãy tránh xa với casino và shopping vô tội vạ, vì hai chứng bệnh này đã lấy đi không biết bao nhiêu tiền của Người Việt chúng ta.

    Hãy cân bằng thời gian dành cho TIỀN BẠC với CON CÁI và công việc, bởi vì chúng ta sang đây đa số là vì con cái, nếu vì ham tiền quá mà để con cái bị hư hỏng hoặc không được học hành đến nơi đến chốn, là một lỗi lầm mà chúng ta không thể tha thứ cho mình được.

    Hãy quên đi quá khứ khi còn ở Việt Nam. Quá khứ xin hãy để chúng ngủ yên, chúng ta hãy tập trung cho hiện tại và tương lai. Sự dằn vặt hoặc tiếc nuối, chẳng mang đến ích lợi gì cả cho bản thân và gia đình.

    Đôi khi cũng nên chấp nhận một vài sự chỉ trích của người thân, bạn bè ở quê nhà, có thể chỉ vì lâu quá không gọi điện thoại hỏi thăm,…đơn giản là ở Tây không có nhiều “tỷ phú thời gian'' như ở Việt Nam.

    Đa số có chung công thức: Ở nhờ -> Thuê nhà -> Mua nhà riêng....Tùy sự may mắn và thực lực tài chính của mỗi người mà có thể cắt bớt hoặc thêm vào cái vòng xoay này.

    Hãy luôn sống dưới mức thu nhập mà mình đang có, bởi vì biết đâu ngày mai chúng ta lại bị mất việc làm. 

    Đừng đánh giá đồng hương qua chiếc xe đang chạy hay chiếc ví hàng hiệu trên vai, bởi vì đa số đều xuất phát từ việc cà thẻ tín dụng (hoặc vay mượn) trả sau.

    Khi đi làm ở những nơi đông người Việt, hãy chuẩn bị tinh thần bị ma cũ ma mới, sự cao thấp giữa chủ và tớ..

    Không xài tiền, không vay mượn là một sự “mất mát” to lớn, bởi vì khi đã có tiền, chúng ta có thể mua nhà, xe…với lãi suất thấp, được xài tiền với lãi suất ưu đãi..

    Không biết lái xe coi như chân bị cụt, không biết giao tiếp tiếng bản địa coi như bị mắc bệnh câm điếc... Vì vậy, nên dành thời gian cho việc trau dồi tiếng hàng ngày, thay vì “đầu tư” thời gian vô những thứ vô bổ khác.

    Hãy chấp nhận bị những người làm việc chung “đánh giá” về tiếng bản địa của mình, về văn hóa giao tiếp của mình, bởi vì dù có giỏi bao nhiêu đi chăng nữa thì tiếng bản địa của những người mới qua dưới 10 năm như mình không thể nào được “trôi chảy” như những người sang đây lâu và học hành ở đây được.

    Nên biết cái công thức 6M, đó là khoảng dự trữ cần có 6 tháng trả tiền nhà..

    Hãy đừng đặt trong đầu một chữ ‘sĩ’ to tướng. Khi mới sang đây, hãy chấp nhận làm tất cả mọi việc, miễn sao có thế kiếm được tiền một cách hợp pháp, thực hành giao tiếp tiếng Anh, kiếm cơ hội quay về với công việc sở trường của mình.

    Chẳng may bạn không có nhà riêng, ô tô đẹp, bạn có thể ở nhà thuê đi xe công cộng.. Nhưng không có tiền bạn sẽ bị đuổi khỏi nhà, giấy tờ bị đứt và mọi chế độ của mình cũng như con cái sẽ bị cắt.. Dẫu biết tiền không phải là tất cả...

    Học thêm được một từ tiếng bản địa, nói thêm được một câu giao tiếp chuẩn, đọc được một bài viết... Vì nó sẽ mở ra nhiều cánh cửa với nhiều cơ hội tốt cho chúng ta trong công việc cũng như khi tìm việc, dạy dỗ con cái, học hành…

    Viethome sưu tầm

  • Mỗi năm vào thời điểm tháng 10 này, một số trái cây đã bắt đầu chín, và cũng là thời điểm bị nhiều kẻ gian trèo tường vào hái trộm. Mới đây một số người đã gọi cho Viễn Đông để lên tiếng báo động, và nhờ chính quyền địa phương lưu ý tăng cường cảnh sát tuần tra.

    Tại khu vực Little Saigon, nhiều gia đình có mảnh vườn phía sau nhà, đa số là các vị trung niên, cao niên ưa trồng một số cây ăn trái như nhãn, vải, mảng cầu, ổi, hồng dòn, thanh long, v.v. tốn khá nhiều tiền và công phu chăm sóc đến khi trái gần chín chưa kịp ăn thì bị lấy mất.

    Một bà kể với chúng tôi, bà mua cây mảng cầu Do Thái ở chợ trời Golden West với giá $170, mua thêm phân cũng ngót ngoét $200. Về nhà hì hục đào lỗ trồng xuống và chăm sóc. Năm ngoái cây ra được hơn chục trái, bà mừng quá chừng, ngày nào cũng ra ngắm mấy trái măng cầu và bạn bè ai đến chơi cũng dẫn ra khoe.

    Đến khi nhìn những trái măng cầu sắp được ăn, bà tính để vài hôm nữa sẽ hái, vừa ăn vừa tặng bạn bè. Đùng một cái, sáng ngủ dậy ra vườn thì hỗi ôi! Không còn một trái, nó bẻ sạch từ trái lớn đến trái nhỏ. Bà đứng lặng người tiếc công, tiếc của mà không biết kêu ai.

    Vì cần bảo vệ một số trái cây, bức tường xây đẹp đẽ bây giờ phải đôn thêm gỗ. (Thanh Phong/Viễn Đông)

    Anh chị G. Nguyễn, nhà ở góc đường Ward - Edinger cũng vậy, trồng được mấy cây măng cầu có trái cũng bị bọn trộm leo qua bờ tường đường Ward vào hái sạch. Bây giờ phải tốn tiền nâng bờ tường cao hơn và đặt camera theo dõi.

    Nhưng trường hợp sau đây khiến cho ai nghe qua cũng tức giùm cho người chủ nhà.

    Một gia đình người Việt Nam ở gần góc đường McFadden và Euclid, phía sau nhà bà trồng được hai cây nhãn rất ngon, hột nhỏ xíu, cùi dầy và mọng nước, bà có đem tặng chúng tôi một chùm ăn thử, trên cây còn cả trăm pounds. Qua một đêm, kẻ trộm, không ai xa lạ chính là một bà người Việt ở căn chung cư Apartment phía sau nhà, bắc thang qua hái tỉnh bơ, hái gần trụi luôn.

    Bà này mang về, đổ ra giữa nhà lựa và cột thành từng bó đem ra chợ bỏ mối. Người manager của khu Apartment đi ngang qua nhà, thấy sáng sớm mà nhà bà này nhãn ở đâu ra nhiều thế? Ông hiểu ngay nhãn từ đâu bà có nhưng không thể nói vì không nắm bằng chứng.

    Khi người chủ cây nhãn biết được kẻ hái nhãn của mình, bà liền sang nhỏ nhẹ nói, “Muốn ăn thì xin tôi cho chứ sao lại làm như vậy?”

    Bà kia tỉnh bơ trả lời, “Thấy nhà bà nhiều quá không ăn, tôi hái một ít ăn thôi mà, sau này nếu tôi hái mà bà làm tôi sợ, tôi té tôi sẽ đi xu bà đó.”

    Bà chủ có cây nhãn nói với chúng tôi, “Nghe vậy có tức điên lên không?”

    Tức quá, bà về chặt hết những nhánh cây ở gần hàng rào và cũng mướn thợ về xây thêm hàng rào cao hơn, không biết năm nay bà hàng xóm tốt bụng có còn bắc thang sang bẻ trộm nữa không?

    Liệu vây thêm lưới B40 thế này có chắc giữ được trái cây trong vườn khi kẻ gian cố tình ăn cắp? (Thanh Phong/Viễn Đông)

    Một thanh niên gọi cho chúng tôi biết, anh hay uống cà phê sáng ở khu phố gần ngã tư Hazard - Brookhurst. Anh thấy có một đám thanh niên người Việt vô gia cư thường tụ tập ở đây. Ban ngày họ xin tiền những người đến mua sắm, ăn uống ở khu này. Ban đêm họ rủ nhau đi ăn trộm trái cây, sáng ra bán công khai cho người qua lại. Năm ngoái, vào dịp Tết, ban ngày họ đi khắp nơi để ý xem có ai có những chậu cây kiểng, cây hoa quý để chỗ dễ lấy, ban đêm họ rủ nhau đến khiêng về, sáng đem ra bán rất rẻ. Anh thấy có nhiều người đến mua nên họ thấy có tiền tiêu xài hút sách nên càng dấn thân vào những vụ trộm như vừa nói.

    Cụ Nguyễn Văn Tuấn, người chủ vườn vừa bị mất trái cây than vãn, “Người Việt Nam mình nhiều khi rất dễ tính, dù buồn bực lắm nhưng cũng bỏ qua, không mấy ai gọi cảnh sát nên tệ nạn khó chấm dứt. Chỉ biết tốn thêm tiền nâng hàng rào nhưng chưa chắc đã giữ được cây trái với những bọn gian manh.

    “Tôi thật chán nản hết sức, ở cái xứ văn minh này mà không học được những cái tốt đẹp của người ta, vẫn cứ chứng nào tật nấy, trái cây ở đây rẻ rề chứ mắc mỏ gì đâu mà phải đi ăn trộm ăn cắp, cướp bao công lao khó nhọc của người ta lo vun trồng chăm sóc.

    “Bây giờ đi ngoài đường quanh khu Little Saigon, chúng ta thấy những bờ tường xây bằng gạch nay phía trên lại có thêm một lớp hàng rào bằng gỗ, bằng nhựa hay xây thêm gạch hoặc lưới B40. Bức tường cũ dài thẳng tắp, đẹp đẽ nay trở thành bức tường loang lổ, chỗ thấp chỗ cao mất hết vẻ thẩm mỹ. Tôi mong báo chí lên tiếng và các nhà bị trộm trái cây, cây cảnh cũng nên lên tiếng với chính quyền địa phương để họ tăng cường cảnh sát tuần tra may ra tệ nạn ăn cắp có thể chấm dứt.”

    Theo Viendongdaily

  • Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ với quý vị về một câu hỏi khá nhạy cảm đối với cuộc sống ở Mỹ của những người Việt Nam. Đó là: Người Việt Nam khi qua đây liệu có ai trở thành ăn xin hay phải sống cảnh vô gia cư hay không?

    Thực sự đây là vấn đề khá nhạy cảm nhưng không phải là không có. Phần lớn những người rơi vào tình cảnh vô gia cư thường chỉ có 3 trường hợp. Đầu tiên là trường hợp bị bỏ tù, đi tù do phạm pháp. Những người này thường sau khi được ra tù, không có chỗ nào dám nhận họ làm do vậy họ không có công việc, không có thu nhập, không có gì cả, dẫn tới tình cảm vô gia cư.

    Thứ 2 là những người dính tới các tệ nạn xã hội như cờ bạc, hút chích, ma túy. Còn trường hợp cuối cùng, tôi gọi là ‘bán vô gia cư’, tức là họ không có vô gia cư nhưng lại chọn đời sống như người vô gia cư.

    vo gia cu o houston

    Đầu tiên, tôi xin đề cập chung tới trường hợp những người vô gia cư hoàn toàn, tức là không có nhà, không có việc làm, phải ngủ ngoài đường, đi ăn mày, ăn xin.

    Còn trường hợp thứ 2 là những người ‘bán vô gia cư’, tức là họ có công ăn việc làm, có xe cộ nhưng lại không có nhà, mà chọn ăn ngủ ở trên xe. Vậy lý do gì khiến họ phải sống như vậy? Và làm sao để chúng ta tránh tình trạng như vậy?

    Bản thân tôi là người đã đi được khá nhiều nơi, do đó tôi nhận thấy rằng các vùng nóng như Cali hay Texas có tỉ lệ người vô gia cư khá nhiều và đương nhiên có người Việt Nam mình, nhất là ở khu vực Phước Lộc Thọ. Vậy do hoàn cảnh gì khiến họ qua Mỹ rồi mà vẫn phải rơi vào tình cảnh đó?

    Trường hợp nửa vô gia cư như này, tôi xin chia sẻ thật lòng là thường rơi vào các cánh đàn ông mình hơn là chị em phụ nữ. Có nhiều anh trai mình, do hoàn cảnh, hay vì lý do gì đó mà ly dị vợ. Trong khi bên Mỹ, thường là khi ly dị, căn nhà thường là do vợ con ở, còn mình ‘xách vali’ ra ngoài thôi. Tuy nhiên ly dị rồi, vẫn phải đóng rất nhiều khoản phí mà tính ra nếu đi làm hãng cũng chẳng dư giả bao nhiêu.

    Đó là lý do tại sao rất nhiều người dù có công ăn việc làm đàng hoàng nhưng lại chọn cách sống như thể người vô gia cư. Bởi lẽ nếu không thuê nhà, thì sẽ đỡ được khoản khí rất lớn. Nhiều người đã chọn cách mua một chiếc xe rộng rộng, đêm tới thì qua mấy chỗ đậu xe công cộng, ngủ tạm qua đêm rồi sáng hôm sau lại đi làm hãng tiếp. Vệ sinh cá nhân thì họ sẽ tới mấy chỗ vệ sinh công cộng, còn đồ ăn thì mua ngoài.

    Mùa hè thì như vậy, còn mùa đông lại hơi cực, 5-6 anh thường rủ nhau mướn chung một căn phòng để ăn ngủ, tắm rửa bởi lẽ mùa đông khá lạnh, ngủ trong xe thì hơi nguy hiểm.

    Kết lại, những chia sẻ vừa xong của tôi, chỉ là do mong muốn đưa cho quý vị một cái nhìn mới về cuộc sống bên Mỹ, đặc biệt là với những người sắp qua Mỹ định cư. Mọi trường hợp đều có thể xảy ra và nếu không chuẩn bị trước hay có nghị lực vượt lên, chúng ta đều có thể phải chịu tình cảnh xấu. Cuộc sống ở đâu cũng vậy, không hề dễ dàng nếu như chúng ta không biết cố gắng.

    Nguồn: Youtube Duong Trung Hieu

  • Cộng đồng người gốc Việt và gốc Á đang đấu tranh để giữ lại tòa nhà thương mại ở TP.Philadelphia, là nơi gắn bó với nhiều thế hệ trong hàng chục năm qua.

    Hòa Bình Plaza, nơi kinh doanh lâu năm của cộng đồng gốc Việt. Chụp màn hình WHYY

    Cơ quan giải quyết tranh chấp về quy hoạch của TP.Philadelphia, bang Pennsylvania (Mỹ, ZBA) quyết định dời phiên phân xử về số phận của trung tâm thương mại Hòa Bình Plaza sang một ngày khác để có thêm thời gian điều nghiên.

    Khai trương vào năm 1990 và được coi là một trong những khu chợ Đông Nam Á đầu tiên tại khu vực gồm 3 tiểu bang Pennsylvania, New Jersey và Delaware, Hòa Bình Plaza không chỉ là nơi tạo công ăn việc làm cho nhiều thế hệ người gốc Việt mà còn cho các cộng đồng gốc Á khác như người Hoa, Campuchia, Lào... Tại đây, nhiều cửa hàng đã trở thành địa điểm yêu thích của cư dân miền đông nước Mỹ như nhà hàng tiệc cưới Hai Tien hay tiệm bánh mì Nam Son Bakery từng 2 năm liên tiếp đoạt giải Best of Philly do tạp chí Philadelphia tổ chức.

    Các bạn trẻ gốc Việt kêu gọi gìn giữ Hòa Bình Plaza trước trụ sở chính quyền. Chụp màn hình WHYY

    Tuy nhiên, hồi đầu năm, chủ sở hữu tòa nhà và khu đất quyết định bán lại cho Công ty phát triển bất động sản Streamline mà không hề báo trước cho các hộ kinh doanh theo quy định. Về phần mình, Streamline dự tính phá dỡ tòa nhà và xây lên 44 căn nhà mới với mức giá “phải chăng” nhằm “thay đổi diện mạo khu vực và đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng”.

    Khi được hỏi về tương lai của các cửa hàng trong Hòa Bình Plaza, Phó chủ tịch Streamline Steve Kosloski trả lời thẳng thừng rằng công ty này không chịu trách nhiệm. “Họ đều là người thuê hằng tháng chứ không phải lâu dài. Vậy nên việc chọn nơi nào khác để kinh doanh là việc của họ”, ông Kosloski tuyên bố.

    “Tòa nhà giống như một trung tâm văn hóa của người Mỹ gốc Á. Nó là điểm dừng chân đầu tiên cho người nhập cư và nó đã chứng kiến rất nhiều thế hệ đến đây”, tờ The Philadelphia Inquirer dẫn lời ông Ken Hung, sống ở Philadelphia gần 25 năm. Ông chủ họ Chu của Siêu thị Big 8 cho hay doanh thu đã sụt giảm 30 - 40% vì nhiều khách không biết cửa hàng còn mở cửa hay không.

    Ông đã nhiều lần tìm gặp chủ tòa nhà để bàn bạc nhưng bị từ chối. “Đây là một nơi có tính lịch sử. Nếu nhà phát triển quyết định xây nhà ở tại đây, văn hóa và lịch sử của chúng tôi sẽ mãi mãi biến mất khỏi thành phố và cộng đồng”, ông Chu nói.

    Mặt khác, theo Đài WHYY, nhà của Streamline có giá từ 240.000 USD nhưng thu nhập trung bình của một gia đình 4 người tại Philadelphia chỉ là 39.000 USD. “Họ nói rằng việc phát triển này nhằm cải thiện thành phố nhưng bao nhiêu người sẽ nhận được sự giúp đỡ? Một hay hai, hay một gia đình? Con số đó không so được với lượng người mà tòa nhà này phục vụ”, bà Ngan Thi Vo, chủ cửa hàng bán sim điện thoại và vé số tại Hòa Bình Plaza, chất vấn.

    “Càng nhiều dự án nhà ở với mức giá trên trời xuất hiện dưới vỏ bọc phát triển, thì sẽ càng có nhiều cư dân và chủ cơ sở kinh doanh nhỏ lâu năm bị mất mát. Mất đi Hòa Bình Plaza đồng nghĩa mất những việc làm mà cộng đồng và các hộ kinh doanh đã tạo ra trong 30 năm qua”, VietLead, tổ chức hỗ trợ các vấn đề kết nối cộng đồng gốc Việt tại địa phương, lên tiếng. Hiện chiến dịch “giải cứu Hòa Bình Plaza” do tổ chức này vận động đã thu hút làn sóng ủng hộ mạnh mẽ trên mạng xã hội và đến nay nhận được gần 12.000 chữ ký.

    Trong buổi tiếp xúc và lắng nghe ý kiến của những chủ cửa hàng cùng đại diện cộng đồng mới đây, nghị viên thành phố Kenyatta Johnson nói ông không ủng hộ việc xây dựng khiến toàn bộ các hộ kinh doanh bị đẩy ra đường cùng một lúc. “Tôi công nhận những cư dân lâu năm nên có quyền tự do phát triển văn hóa cho khu phố vì những hộ kinh doanh này đã có mặt ở đây ngay cả khi những người khác không muốn đầu tư. Vì thế mà họ nên có tiếng nói đầu tiên về những điều sẽ xảy ra với tòa nhà”, The Philadelphia Inquirer dẫn lời ông Johnson phát biểu.

    Với việc dự án của Streamline bị người dân, các tổ chức cộng đồng có tiếng nói trong quy hoạch và một số quan chức phản đối, ZBA hoãn đưa ra quyết định để các bên có thời gian đàm phán thêm. “Điều đó đồng nghĩa nhà phát triển sẽ phải gặp gỡ cộng đồng, cư dân, các hộ kinh doanh để đàm phán. Mọi thứ vẫn chưa kết thúc”, bà Duong Nghe Ly thuộc VietLead khẳng định.

    Viethome (theo Thanh Niên)

  • Theo lời của những người đi trước, cái khó khăn họ phải trải qua ở những ngày đầu đặt chân đến Mỹ là không lời nào có thể tả được. Họ nói rằng những người qua sau như chúng tôi sung sướng hơn nhiều vì có bà con họ hàng đi trước giúp đỡ.

    Nhưng tôi và mẹ đến Mỹ với rất nhiều người thân ở rải rác trên nhiều tiểu bang, và những cái giây phút hời hợt giúp đỡ hoặc giúp để lấy tiếng thơm, hoặc giả chỉ là một trách nhiệm là điều tôi nhận thấy. Cái đất nước này khiến con người ta bị áp lực rất nhiều, và cái áp lực đó khiến con người trở nên bấn loạn, vô cảm.

    Cái khó khăn là ở đồng tiền. Người ta nói, ở Mỹ là có tương lai, là có tiền, cứ như “everything is money”, nhưng đâu ai biết rằng ở xứ này “money is everything”.

    Đúng là lương hằng năm của người Việt có thể xấp xỉ từ 20.000 đến 40.000 USD tùy theo hộ gia đình có bao nhiêu người.

    Những người qua càng lâu, sẽ có mức lương càng cao; lương trung bình của mỗi người Việt mới qua là dưới 20.000 USD một năm trong suốt gần ba năm đầu tiên, còn sau đó có khả quan hơn hay không là tùy 30% cố gắng và 70% vận may. Và xét cho cùng, ở mức lương nào thì cũng vật lộn với cuộc sống cay nghiệt ở xứ người là khôn xuể.

    Khi còn ở Việt Nam, tất cả những việc tôi phải làm là ăn và học; thi thoảng cuối tuần mới giúp dì và mẹ đi bán hàng. Lúc nào ở nhà cũng có người, không khí luôn ấm cúng và vui vẻ. Cứ tối tối là cùng nhau quây quần bên mâm cơm, lâu lâu bán đắt hàng cả nhà lại đi ăn ở một nhà hàng nào đó.

    Tối đến thức khuya cùng nhau xem một bộ phim, dù 10h nhưng trong nhà điệm đóm vẫn sáng trưng. Sáng sớm, chỉ cần 10 phút đi bộ là ra đến chợ, mua một gói xôi, một cái bánh hay một tô hủ tiếu nóng hổi. Nhìn dòng người đi lại nhộn nhịp, tiếng kèn xe inh ỏi, những cô hàng gánh nặng nhọc dưới nắng, tất cả những thứ bình dị ấy là một thứ rất xa vời với chúng tôi ở đây.

    Có thể một số người thỏa mãn với cuộc sống mới sau bao gian nan trắc trở nên họ tự mãn. Nhưng với chúng tôi, cái cuộc sống trong bốn bức tường, mạnh ai nấy một phòng riêng biệt: sáng chưa chắc thấy mặt nhau đã vội vã đi làm, tối về mệt nhoài thì thay đồ xong là ngủ, những bữa ăn lạnh lẽo có gì ăn đó và hâm nóng bằng lò vi sóng thức ăn của cả tuần, đây là cuộc sống chật vật mà nghe kể thì nhiều, nhưng chẳng ai hiểu được cái cảm xúc đó cả.

    Ở Việt Nam, ngoài tiền điện, nước, chợ thì hầu như không có gì phải lo nhiều (không tính những gia đình khó khăn kiếm từng xu cho con đi học, hoặc cho đi học thêm quá nhiều như những gia đình ở thành phố). Ở xứ này, cứ mỗi tháng là những hóa đơn (bills) cứ tràn ngập trong hộp mail. Nào tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền bảo hiểm xe, tiền xe trả góp.

    Cứ tính thế này, giả sử một gia đình có ba mẹ đi làm và hai con đi học, lương của mẹ đi làm nail mỗi tháng là 2.000 USD (đây là một con số không thực tính ở thời điểm bây giờ, vì nghề nail không còn trong thời điểm thăng hoa như xưa nữa), và của ba là 1.500 đến 2.000 USD một tháng nếu đi làm ở hãng.

    Vậy cứ cho là 4.000 USD một tháng. Tiền nhà, với những gia đình mới qua ít nhất phải chờ gần 10 năm mới đủ tiền mua một căn nhà, vì thế tiền thuê một căn hộ sẽ vào khoảng 1.200 USD/tháng đến 1.500 USD/tháng (1.500 USD là giá trung bình hiện nay ở bang Virginia, một số bang khác có thể rẻ hơn).

    Người mẹ cần một chiếc xe, người ba cần một chiếc xe, nếu mua xe cũ thì chỉ cần trả tiền bảo hiểm mỗi tháng; hai xe một năm vị chi là 1.200 đến 1.500 USD, hoặc 100 USD một tháng. Tiền chợ búa dao động từ 200 đến 300 USD một tháng tùy theo khẩu phần và giá cả của thức ăn.

    Và tin tôi đi, với người dân ở California, food stamp là một điều rất bình thường, nhưng ở bang Virginia tôi đang ở, food stamp không phải muốn là đăng ký có được. Tiền ga điện nước vào khoảng 200 USD. Tiền điện thoại nằm ở mức 100 USD cho 4 người. Cứ thế mà tính lẻ tẻ đi lên, hàng ngàn nhiều thứ “bills” khác cứ thay phiên nhau chạy tới, mỗi thứ rút trong túi ra một ít. Để dành lại chả được bao nhiêu.

    Cái thứ gọi là medicare hay medicaid không phải ai cũng có được, thế là một lần đi bác sĩ, chỉ khám thôi là cũng ở khoảng 60 USD, chưa tính tiền thuốc men. Nằm viện thì cứ lên cả ngàn đồng, nên có tiết kiệm bao nhiêu rồi cũng có ngày tiêu tan hết. Cuộc sống cứ tà tà mà trôi.

    Ở Việt Nam, một hộ gia đình trung lưu có thể tiêu xài 2 đến 3 triệu một ngày để đi chơi hoặc đi ăn. Có thể bỏ ra 15 đến 20 triệu mua một cái tivi hay tủ lạnh mới.

    Bỏ ra vài triệu để có một tour du lịch ngắn ngày trong dịp lễ. Còn ở đây, chỉ cần xài nhỉnh hơn 50 USD một ngày là tối đến, trên trán lại xuất hiện thêm một vết nhăn. Đi mua sắm, nhìn cái áo giá 20 USD thì thích lắm cũng phải than ngắn thở dài mà bỏ xuống, đợi khi sale mới dám mua. Nên cái mức lương ở trên thấy có vẻ dư giả, chứ xài nhè nhẹ tay cũng thấy tiền bay đi mất.

    Tôi biết một gia đình, ba mẹ là y tá bác sĩ ở bệnh viện Chợ Rẫy, thu nhập cao, ổn định, đến Mỹ và làm lại từ đầu từ những công việc bần hèn nhất, đắng cay nhất. Miệng lưỡi con người ở đây là rất tàn nhẫn, cũng như cách họ sống, ai cũng chỉ muốn mình là người tốt, nên luôn hạ xuống tư cách và nhân phẩm của bất cứ ai làm mích lòng họ, nhưng đối với họ thì ai là chả là người làm mích lòng.

    Tôi biết một gia đình, ba là kế toán và mẹ có hàng quán nhỏ nhưng rất đông khách. Không giàu sang nhưng cũng thuộc khá giả, không phải bận lòng với đồng tiền.

    Và họ qua đây, mở tiệm nail, nghe giàu thật, nhưng có ai biết đằng sau đó là mồ hôi nước mắt. Mọi công đoạn đều phải tự họ mày mò làm: trang trí lại nội thất, quảng bá cho thương hiệu, v.v… Có những khi làm không đủ, vài tháng số tiền đi vào lại ít hơn số tiền đi ra.

    Tôi biết một gia đình, gia đình thuộc tầng lớp thượng lưu với biệt thự ở ngoại thành. Sang đến Mỹ, ba mẹ phải đi chất hàng lên toa xe lửa với mức lương khoảng 1.200 đến 1.500 USD một tháng. Họ cố ngậm đắng nuốt cay cho hai đứa con gái ăn học thành tài trước lời dè bỉu từ họ hàng.

    Tôi biết mẹ và tôi, nay đây mai đó không ổn định. Bà con chỉ nhìn nhau khi cần giúp đỡ. Mẹ chịu nhiều đắng cay trong công việc. Và những bất mãn khiến con người ta hóa điên. Phải lo lắng cho họ hàng ở Việt Nam, phải tự cứu lấy bản thân chơi vơi nơi xứ người. Nhiều khi bất mãn cũng không có tiếng nói.

    Tôi giật mình khi đọc nhiều bài viết có phần hơi khoe mẽ của một số người Việt tại Mỹ, nhưng theo tôi thấy, họ có quyền đó vì họ đã đi lên từ đôi bàn tay trắng, và thành quả của họ đáng được công nhận (tôi không nói đến những người dè bỉu và chê bai đất nước của chính mình đầy ác ý).

    Và tôi giật mình hơn vì chẳng ai kể được nỗi khổ của những người tha hương cả. Cái chiếc vé máy bay về thăm quê chẳng đáng là bao, nhưng khi về là có hàng nhiều móc xích liên quan tiền bạc, lại bỏ dở một hoặc hai tháng đi làm, về sẽ mắc nợ mãi không trả đủ.

    Đúng đấy, cứ nhìn Việt kiều về nước với đầy hột xoàn trên người mà đánh giá, chẳng bao giờ có ai đánh giá nổi sự cam chịu và khó khăn mà họ đã trải qua. Việt kiều nói chung cũng chỉ là cái mác, cái mác đánh đổi bằng mồ hôi và xương máu.

    Tôi không muốn trở thành kẻ kể lể để nhận sự thương hại hay chê trách từ ai. Những thứ tôi kể là những thứ tôi biết và chứng kiến với cái xứ thoải mái và vô tình này. Mong rằng mọi người sẽ có cái nhìn khác hơn về những người Việt tại Mỹ.

    Tác giả: Bảo Trân

    Viethome (theo VnExpress)

  • Hãng tin Sputnik cho biết đám cháy bùng phát tại một chợ của người Việt tại Berlin, Đức vào ngày 4/7.

    Cháy chợ Đồng Xuân ở Berlin, khói đen bốc lên ngùn ngụt. Các hãng tin địa phương cho biết tin báo cháy tại chợ Đồng Xuân của người Việt tại Berlin, Đức, được ghi nhận vào lúc 12h ngày 4/7. Giao thông được hạn chế ở khu vực.

    Hình ảnh được đăng tải trên các trang mạng xã hội cho thấy cột khói đen bốc lên cao đến mức nhân chứng đứng xa nhiều km vẫn thấy được.

    Sputnik dẫn các nguồn tin từ lực lượng cứu hỏa Berlin cho biết tin báo cháy tại Chợ Đồng Xuân của người Việt được nhận vào lúc 12h00 ngày 4/7.

    Cháy lớn tại chợ của người Việt tại Berlin vào sáng 4/7. Ảnh: Twitter/ Francesco Buscemi.

    Mạng lưới giao thông Berlin BVG cho biết trên Twitter rằng hiện giao thông tại khu vực quanh đám cháy đã bị hạn chế.

    Theo trang Frankfurter Allgemeine Zeitung, hơn 60 lính cứu hỏa đã được điều động đến hiện trường vụ cháy.

    Sở cứu hỏa địa phương cho biết đám cháy bùng phát tại một kho hàng trong khu chợ của người Việt.

    Cột khói đen có thể nhìn thấy từ cách xa nhiều km. Giới chức thành phố đã yêu cầu người dân trong khu vực đóng kín cửa ra vào và cửa sổ để tránh khói độc.

    Người phát ngôn lực lượng cứu hỏa địa phương thông báo cho đến nay chưa phát hiện người bị thương trong vụ cháy.

    Theo Sputnik, trung tâm thương mại gồm 8 dãy nhà cho thuê, mỗi dãy rộng gần 200 m. "Chợ" có tổng diện tích tương đương 24 sân bóng đá, với khoảng 2.000 cửa hàng buôn bán đủ các mặt hàng, từ quần áo, thực phẩm đến đồ điện tử. Nơi đây còn có nhà hàng, tiệm làm tóc và cả văn phòng luật sư.

    Chợ Đồng Xuân từng xảy ra một vụ cháy lớn vào tháng 5/2016. Đám cháy thiêu rụi một nhà kho gần 7.000 m2, rất may mắn không có người thiệt mạng.

    Chợ Đồng Xuân là chợ lớn nhất của cộng đồng người Việt tại Berlin, nằm ở quận Lichtenberg, phía đông thủ đô nước Đức.

    Theo South China Morning Post, chợ Đồng Xuân là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp bán buôn, cửa hàng và nhà sản xuất thực phẩm. 80% người thuê là người Việt Nam. Những người khác đến từ Ấn Độ, Pakistan hoặc Trung Quốc.

    Viethome (theo Zing)

  • ‘Sống ở Pháp, làm gì cũng phải lên kế hoạch từ sớm’, chị Phương Lê, một nghiên cứu sinh đang sinh sống và làm việc ở Pháp chia sẻ.

    Chị Phương Lê đã sống cùng chồng và 3 con ở đất nước châu Âu xinh đẹp này được gần 8 năm. Sang Pháp để làm nghiên cứu sinh, gia đình chị chưa quyết định có định cư lâu dài ở Pháp hay không. Chị cho rằng, ở quốc gia nào cũng có nhược điểm và ưu điểm khác nhau.

    Dưới đây là một số chia sẻ của chị về những trải nghiệm của bản thân ở nước Pháp.

    PV: Những ngày đầu tiên sang Pháp, gia đình chị đã gặp khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống mới như thế nào?

    Chị Phương Lê cùng 2 cô con gái. Ảnh: NVCC

    Chị Phương Lê: Khó khăn lớn nhất mà mình gặp phải là rào cản về ngôn ngữ, do mình không biết nói tiếng Pháp. Để khắc phục rào cản này chỉ có cách duy nhất là phải tới lớp để học tiếng. Nói chung, nếu bạn sống ở nước ngoài mà không thể giao tiếp bằng tiếng bản địa thì việc hòa nhập là vô cùng khó khăn.

    Khó khăn thứ hai mà mình gặp phải là người Pháp có thói quen giải quyết giấy tờ qua đường bưu điện. Ban đầu mình không có thói quen kiểm tra thùng thư, cũng không lưu giữ giấy tờ cẩn thận nên mỗi khi có việc cần lại rất khổ sở.

    Khó khăn tiếp theo là thói quen phải đặt hẹn mỗi khi cần làm việc gì, kể cả bị ốm đi khám bệnh cũng vậy. Có lần mình hẹn để đi khám răng cho con, bác sĩ cho cái hẹn cách 6 tháng. Tới ngày hẹn, mình cũng quên mất.

    Hồi đầu mới sang, sau khi ký giấy tờ thuê nhà, lẽ ra mình phải đến công ty điện nước để mở một tài khoản nhưng mình không biết nên không làm. Kết quả là sau mấy ngày, nhà mình bị cắt điện và nước nóng. Lúc đó, ông xã không ở nhà, mình cũng không biết làm thế nào, đành sống trong cảnh tù mù suốt mấy ngày. Đến khi ông xã quay lại, giải quyết xong, họ vẫn bảo phải đợi 1 tuần ‘điện mới về làng’.

    Nhưng kể từ đó, mình học được cách lên kế hoạch, vì việc gì có kế hoạch từ sớm thì rất có lợi, nhất là đi du lịch. Nếu mua vé sớm, đặt khách sạn sớm, mình sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền.

    Ngoài ra, vì không có gia đình và người thân ở bên này nên nhiều khi cuộc sống cực kỳ vất vả, nhất là những lúc sinh con, vừa chăm con nhỏ vừa phải làm việc.

    Nhưng chính trong hoàn cảnh đó, mình đã học được cách bố trí cuộc sống sao cho thuận tiện và hợp lý nhất. Cho nên, bây giờ mình vừa có thể chăm sóc 3 con, vừa làm nghiên cứu, vừa tham gia vào nhiều dự án khác nhau.

    Hiện chị Phương sống cùng chồng và 3 cô con gái. Ảnh: NVCC

    – Chị thấy khác biệt lớn nhất giữa cuộc sống ở Việt Nam và ở Pháp là gì?

    Có rất nhiều thứ khác nhau mà mình khó có thể kể hết: môi trường y tế, giáo dục; phúc lợi xã hội; bảo hiểm y tế; an ninh giao thông; thái độ đối với cuộc sống…

    Nói về các chính sách xã hội thì nước Pháp thuộc dạng ‘hào phóng’ nhất thế giới, vì họ được tiếng là ‘bác ái’, ngay trong tuyên ngôn của họ. Họ thực hiện đúng chính sách lấy tiền của nhà giàu chia cho nhà nghèo.

    Về cơ bản, nước Pháp cũng là nước giàu, nên nếu so sánh với Việt Nam thì sẽ không hợp lý. Mỗi quốc gia có một chế độ chính sách phù hợp với hoàn cảnh xã hội và kinh tế.

    – Nhiều gia đình đang có cuộc sống tốt ở Việt Nam nhưng vẫn quyết định sang nước ngoài định cư với mục đích mong con cái có cơ hội học tập, công việc, tương lai tốt đẹp hơn. Đó có phải là mục tiêu của gia đình chị khi sang Pháp?

    Gia đình mình hiện tại đang ở Pháp vì lý do công việc, còn sau này thế nào thì vẫn chưa biết. Mình nghĩ ở đâu cũng có mặt tốt mặt xấu, quan trọng là mức độ thích nghi của mình đến đâu.

    – Có những người đang có công việc, vị trí tốt ở Việt Nam nhưng sang nước ngoài họ phải lao động chân tay để kiếm sống, nhưng họ vẫn chấp nhận và hài lòng với điều đó. Quan điểm của chị về việc này như thế nào?

    Mình cũng biết nhiều trường hợp như thế và mình cho rằng mỗi người có một lựa chọn riêng cho cuộc sống của họ. Họ cũng có lý do riêng để làm vậy nên mình hoàn toàn tôn trọng lựa chọn đó.

    Chị Phương cho rằng, trước khi quyết định sinh sống ở nước ngoài, cần suy nghĩ thấu đáo vì theo chị, cuộc sống ở xứ người chưa bao giờ dễ dàng hơn ở Việt Nam. Ảnh: NVCC

    – Một số ý kiến cho rằng sống ở những quốc gia phát triển luôn tốt hơn Việt Nam. Nếu có cơ hội, họ sẵn sàng tìm mọi cách để đi. Chị có đồng ý với ý kiến này không?

    Cá nhân mình cho rằng ở đâu cũng có điểm tốt điểm xấu, khó có thể nói cái nào hơn cái nào. Có những thứ có thể tốt với người này nhưng chưa chắc tốt với người khác. Mình nghĩ không có công thức chung, vì mỗi người đều có quan điểm ‘tốt, xấu’ khác nhau.

    Vì thế, theo mình, đi hay ở đều là lý do riêng. Nhưng nếu quyết định ra đi mỗi người cũng nên cân nhắc thiệt hơn, suy nghĩ thấu đáo và lên kế hoạch rõ ràng. Vì cuộc sống ở nước ngoài, theo mình nghĩ, chưa bao giờ là dễ dàng hơn cuộc sống ở Việt Nam.

    – Hiện tại cuộc sống của gia đình mình ở Pháp như thế nào? Chị có bao giờ có ý định quay về Việt Nam?

    Hiện tại gia đình mình có cuộc sống ổn định ở Pháp. Mình cũng thường xuyên về thăm gia đình. Còn định cư lâu dài ở đâu, gia đình mình vẫn chưa quyết định, có thể không phải ở Pháp, cũng có thể không phải ở Việt Nam mà ở một đất nước nào đó trên trái đất này.

    – Chị có chia sẻ, lời khuyên gì với những người muốn định cư ở Pháp không?

    Nếu muốn định cư ở Pháp, trước hết các bạn nên tìm hiểu về cách thức xin việc cũng như luật định cư cho người nước ngoài để không gặp vấn đề gì về việc giấy tờ. Hiện nay giấy tờ để người nước ngoài xin việc ở các nước như Anh, Pháp ngày càng khó khăn.

    Mình thấy cuộc sống ở nước ngoài không hề dễ dàng gì, do nhiều khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa. Vì thế, để thực sự hòa nhập với cuộc sống ở nước ngoài, chúng ta nên mạnh dạn học hỏi, giao lưu với người bản địa, thay vì chỉ sinh hoạt khép kín trong cộng đồng của mình.

    Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện.

    Viethome (theo Vietnamnet)

  • Câu chuyện của anh Jimmy Nguyen Nguyen đăng trên Facebook của anh, cũng như group Kết Nối Việt. Anh Jimmy có tài viết văn rất hay, giọng văn của anh lúc nào cũng nhẹ nhàng cảm thông, có vẻ như anh đã thấm hết cái khổ tâm của người Việt sau bao năm xa quê đi tìm cuộc sống mới.

    Hai ba tuần nay trời lạnh "quíu". Công việc thì nhiều mà làm hỏng được bao nhiêu. Nói chung mùa đông là vậy bà con ạ, sáng dậy sớm không nổi và mới bày đồ ra làm là trời bắt đầu tối, lại thêm cái lạnh nó thấm vào xương thịt, gió thổi qua cái " phù" là chân tay lẩy bẩy, thôi dọn đồ về cho... chắc ăn. (Anh Jimmy làm thợ sơn nhà). Quay đi quay lại hết tuần hồi nào không hay. Đó là ở Úc, nhìn bà con ở xứ khác mùa này khoe chân cẳng với cái lưng trần thấy mà thèm...

    Hôm nay thứ bảy cũng tính nằm nhà thì có điện thoại, anh này tên Hoàng, nhờ đưa ra phi trường để về VN. Hoàng có làm chung với tui hồi mấy năm trước, hắn nay khoảng 50 và còn độc thân. Có bạn gái bên VN, lần này H về làm đám cưới và sẽ bảo lãnh vợ qua. Ngày cưới cũng đã dự trù khoảng tháng 9 năm nay và có mời tui. Hy vọng cũng có lý do về thăm quê rồi. Bà con ra phi trường hay nhờ tui đưa đón vì cái xe đi làm của tui rộng " mênh mông", valy, thùng giấy lớn nhỏ gì cũng "cân" hết.

    Cách đây mấy năm, H và tui cũng cùng về VN. Lần đó hắn chạy xe sao đó bị té cái đùng, ngất xỉu phải đưa vô Chợ Rẫy, tui có vô thăm. Thấy có một chị đang chăm sóc cho hắn, nghe nói hắn còn một chị gái, tui nghĩ đây là chị của hắn, nên sau khi chào hỏi xã giao, tui có hỏi một câu mà sau này cứ thầm trách mình sao vô duyên quá vậy: - Phải chị là chị gái của H không...??.../-Dạ không anh! Em là... bạn gái của ảnh... Tui xin lỗi muốn chết. Hic!. Chuyến này , H sẽ làm đám cưới với " chị" ấy.

    Đến phi trường, sắp xếp đồ đạc vào xe đẩy xong là tui phải đi liền vì nơi đây chỉ cho đậu xe một phút. Chúc hắn " good luck" mà lòng tui xao " siến". Lại thêm một " mạng" phải về quê kiếm vợ.

    Chuyện đời của H cũng khá ly kỳ. Vượt biên và được Úc nhận từ những năm 85. Đến 95 thì cũng lấy được vợ , chị vợ cùng là người tỵ nạn nhưng đã một đời chồng và hai con. Khi chắp nối với H thì thêm được hai cháu nữa. Khỏi nói thì cũng biết H vất vả thế nào rồi, phải quần quật làm mới tạm đủ cho cuộc sống gia đình nên so với người cùng trang lứa, hắn có vẻ " già " . Quần áo lúc nào cũng xuề xoà, lại thêm hút thuốc lá hơi nhiều nên hàm răng vàng khè. Nhớ hồi đó sau khi ly dị , có theo một em trong nhóm bạn của tui và xin cưới. Cô này giao điều kiện phải bỏ hút thuốc và đi làm răng lại, hắn suy nghĩ và bỏ.... ý định lấy vợ.

    Cô vợ trước của hắn thì lại đẹp gái. Chưn cẳng dài thòn, nói chuyện duyên dáng . 4 con rồi mà ra đường nhiều người vẫn lầm là... chưa chồng. Cô có mẹ còn ở VN, bà đã già và không muốn đi nước ngoài. Cha thì đã thôi mẹ từ lâu và lập gia đình khác, sống bên Mỹ. Chuyện gia đình của H thì cũng bình thường như bao nhiêu người định cư ở miệt dưới này cho đến một ngày cô vợ thỏ thẻ bàn với chồng tạm thời ly dị ( giả) để có thể xin trợ cấp. Lời bàn cũng chí lý vì ở xứ này cũng nhiều người phải làm như vậy mới đủ chi phí sinh hoạt.

    Vì chỉ ly dị trên giấy tờ nên H cũng không yêu cầu phân chia tài sản chi cho mệt và tốn tiền luật sư. Nhưng H phải dọn ra nơi khác ở đỡ một năm ( ly thân một năm mới được ly dị). Đổi địa chỉ cho có vị chứ H vẫn ở nhà cũ, lâu lâu ra nơi thuê phòng lấy thư từ mà thôi.

    Năm 08 mẹ vợ mất. Vợ H có được thừa kế một số tài sản khá lớn và chuyển qua Úc. Cuộc sống có dễ thở hơn. Nhưng lúc này vợ H thay đổi thái độ, hay cáu gắt cũng như ít bàn bạc chuyện gì cùng chồng. Có lúc nàng mua chiếc xe mới giá mấy chục ngàn nhưng H không biết, chỉ khi xe được chuyển đến nhà mới ngạc nhiên. Hỏi vợ thì chị trả lời đơn giản: " tiền của tui thì tui mua...".

    Mãi sau này H mới biết mẹ vợ có tài sản khá lớn không muốn để lại cho người ngoài nên muốn vợ H phải " clear" cho dễ dàng chuyện di chúc và thừa kế. Suốt những năm còn nghèo, hai người khi muốn sắm sửa gì đều phải bàn bạc, suy tính, chọn thời điểm hàng sale. Nay vợ H mua sắm thoải mái khỏi hỏi ý chồng, H đôi lúc cũng cảm thấy không vui... Những năm 12,13, chính phủ xiết chặt viêc trợ cấp. Các con đã lớn nên vợ H cũng phải đi làm. Ở hãng, với lý lịch " single" , vợ H được nhiều người theo đuổi, trong đó có cả ông giám đốc ( Tây). Ông này thường xuyên chở vợ H về sau giờ làm . Dĩ nhiên đôi lúc cũng làm H " nổi điên", nhưng không dám cục cựa. Một hôm đi làm về thấy vợ đang ăn cơm, có cả ông giám đốc. Cơn ghen nổi lên dằn không được, H đá cái cửa ra vào làm bể tấm kính. Nghe tiếng loảng xoảng ông giám đốc gọi cảnh sát.....Chuyện nhỏ thành lớn, H bị cấm không được đến gần khu nhà cũ. Lúc này... giả đã thành thiệt.

    Sau này vợ H có hoà giải và ngỏ ý sống chung trở lại nhưng chỉ một thời gian ngắn lại bất hoà. Thêm vài cuộc cãi vã, hai người chia tay thực sự. Vợ H bán nhà và chuyển đi nơi khác. H mất vợ và phải xa con nên bị trầm cảm , mấy lần phải vào bệnh viện. Bạn bè, anh em bà con khuyên bảo rồi làm mai làm mối, được chị này tuy khá lớn tuổi nhưng tui thấy bộ là người hiểu biết và thông cảm cho H. Mong rằng lần này bạn mình được hạnh phúc ở đoạn cuối cuộc đời....

    Vừa nghĩ đến đây thì điện thoại reng, H ở phi trường gọi cho tui...: Anh J, làm ơn trở lại phi trường đón em... /- Chuyện gì?... /- Chuyến đi của em bị huỷ.../- Trời! Sao vậy.???..../- Em còn thiếu nợ tiền nuôi con, họ giữ lại , khi thanh toán hết mới cho đi... /- Thiếu bao nhiêu?... /- Mấy năm không đóng tiền, lãi mẹ đẻ lãi con lên tới mấy chục ngàn.../- Thôi... xong..., chờ chút tao lên đón...

    Cái luật mới bây giờ nếu thiếu tiền child support hoặc credit card không trả là có thể mất quyền đi nước ngoài. Khi ly dị, người chồng phải đóng tiền nuôi con, nhiều ít tuỳ theo mức lương. Như H, 2 đứa con thì xỉu xỉu cũng mươi ngàn một năm, thiếu vài năm không đóng cộng tiền lời, có khi làm hoài trả không nổi...

    Viethome (theo Facebook anh Jimmy Nguyen Nguyen)

  • Vào những ngày tháng này, dường như ai cũng có chung một nhận định: Kinh tế chợ ngày một đi xuống do siêu thị mọc lên như nấm ở khắp chốn mọi nơi, cộng thêm những khó khăn khách quan nơi mình đang sinh sống, làm việc và học tập nên hầu hết các khu chợ lớn nhỏ trên toàn Ukraina nói chung và Kharkov nói riêng đã vắng người mua lại thưa người bán. Khiến dân chợ búa, kể cả doanh nhân thành đạt theo cung bậc khác nhau đều bồn chồn lo lắng, tính phận mình ra sao!

    Thật vậy, vào những ngày hè đẹp trời tháng 6 năm 2019 này, ai đã từng qua trung tâm thương mại Barabashova “Thực mục sở thị” cảnh chợ buồn tênh, thưa bóng người thì lòng vui sao đặng. Hơn nữa, hiện trạng chợ vắng như "Chùa Bà Đanh" ấy đã diễn ra từ mấy năm về trước, kéo dài triền miên đến giữa mùa hạ năm nay. Và, rất có thể tiếp tục cả ngày mai nữa, thì dù cho ai đấy có bản lĩnh vững vàng đến mấy cũng khó tránh khỏi những băn khoăn, âu sầu trước số phận và tương lai của bản thân cùng gia đình, vợ con đang lận đận mưu sinh nơi đất khách quê người.

    Bởi thế chăng, câu hỏi nóng hổi “Đi đâu - về đâu” luôn là nỗi niềm, trăn trở nung nấu, sôi sục trong tư duy và hành động mỗi người chúng ta. Để rồi liền mấy tháng qua từ tết Dương lịch 2019 đến tết Cổ truyền dân tộc, dòng người về quê tưởng chừng không ngừng, chảy mãi cho tới tận bây giờ.

    Về quê - người tính chuyện định cư lâu dài, làm lại cuộc đời nơi đồng xanh trái ngọt, người cư trú tạm thời chờ đợi và hy vọng nơi đây “Sau cơn mưa trời lại sáng” sẽ khứ hồi. Còn ai trụ lại “Quê hương thứ hai” này là những người có nhiều gắn bó yêu thương không thể dứt áo ra đi được. Tự động viên mình , cùng anh em bạn bè quây quần, đoàn kết giúp đỡ nhau và yên tâm vững bước mà đi là con đường duy nhất đưa ta vượt qua sóng gió cuộc đời. 

    Vì sao cảnh chợ buồn tênh “người đi kẻ ở”, xa nhau muôn vạn dặm đường với bao nỗi nhớ niềm thương một thời cùng nhau bút sách dưới mái trường, cùng nhau tay kìm tay búa trong nhà máy và trên thương trường sôi động sau ngày hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã. Để có thể giải đáp phần nào câu hỏi mang tính thời sự nóng hổi ấy, xin được chia sẻ đôi lời tâm sự “mộc mạc thôi” của những người đã từng “trải qua một cuộc bể dâu” ấy.

    Tuần trước, nhiều lần đến dãy BKH tìm T - anh bạn thân cùng dân Hà Nội, vì lâu ngày không gặp, nhưng lần nào cũng chỉ thấy “cửa đóng then cài”. Chợ vắng tanh vắng ngắt, loanh quanh mãi hỏi ra mới biết hắn nghỉ chợ đã mấy buổi, chuẩn bị “khăn gói lên đường”. Tôi liền quyết định đến căn hộ khang trang của hắn ở khu chung cư, nằm giữa trung tâm thành phố. Chào hỏi xã giao “tay bắt mặt mừng” xong tôi nhẹ nhàng trách “Thế mà chẳng báo gì cho tớ” rồi vào đề luôn: 

    - Nhiều tháng rồi chợ đuội thật đấy. Nhưng việc làm ăn của cậu vẫn suôn sẻ, hàng xuất nhập vẫn đều như “vắt chanh” sao lại “về quê”? - Ngập ngừng một lát, tôi ướm hỏi: Mà lần này về hẳn hay …

    Chả đợi tôi nói hết câu, T cắt ngang rồi nói thẳng ý mình: “Sau bao tháng ngày suy nghĩ, tớ quyết định gia đình về hẳn. Chứ cứ đứng núi này trông núi nọ, mãi đợi chờ “xuông”, xôi hỏng bỏng không có ngày”. Sau đó, chẳng để ý đến đôi mắt ngỡ ngàng của tôi, hắn giải thích cặn kẽ: tình hình chợ búa ngày càng suy yếu, ngoài sự cạnh tranh lành mạnh của các siêu thị tư nhân, hàng “mốt” đúng thời vụ bán “chạy” hơn tôm tươi, quá hạn hạ giá “mạnh” người mua vẫn nhiều, kể cả người Việt mình cũng lần tới khi hợp túi tiền còn là dân tình nơi mình mưu sinh thu nhập thấp.

    Thêm nữa, ô tô đường xa về Kharkov lấy hàng từ hai tỉnh miền Đông và phía Bắc giảm dần rồi vắng hẳn. Vì thế những buổi chợ “Ốp-tôm” (bán buôn) là của ăn của đề thì nhiều bữa về tay không bởi hiếm khách đường dài. Chợ bán lẻ để chi tiêu hàng ngày thì nhiều hôm chẳng mở hàng. Kết quả dài lâu do kém giao dịch hàng ứ đọng nhiều năm dồn lại tồn tại trong kho, bán dần nuôi miệng thì còn gì nói đến phát triển, nên ai nấy cần phải tỉnh táo chọn đúng đường đi lối lại cho hoàn cảnh riêng mình, tránh “lỡ bước sang ngang” một lần nữa.

    Trước khi dừng lời, hắn nghiêm túc hỏi tôi: ''Còn cậu. Về hay ở?''

    Thân tình tôi bộc bạch thẳng: ''Từ lâu, chưa bao giờ tớ nghĩ đến chuyện về. Vì bản thân và gia đình có nhiều ràng buộc với mảnh đất này. Còn là tình yêu nữa thì dễ gì ngày một, ngày hai dứt áo ra đi được''.

    Ngần ngừ, chần chừ một lát định nói tiếp, hơn nữa tự dưng bỏ anh em bàn bè một thời chợ búa, vui buồn có nhau ở lại tự chống chọi với đời à … Nhưng sợ hắn động lòng, kịp chuyển sang vấn đề khác, tôi hỏi: ''Có vé máy bay trong tay chưa?''

    - Đã. Thứ năm tuần sau cả nhà sẽ “cất cánh”.

    - Thế còn cháu lớn đang “học” và “làm” ở nước thứ 3!

    Gọn gàng đáp “về tất”, sau đó ngước đôi măt đăm chiêu vì quá đợi chờ, hắn thổ lộ, bọn mình buồn tủi xa quê hương đất nước đã nhiều năm, lúc nào cũng mong một ngày trở về quê tôi trong cảnh gia đình đoàn tụ, sum họp một nhà. Chả nhẽ, nỡ nào để thế hệ thứ hai tiếp tục phiêu dạt nơi xứ người để làm gì. Tiền bạc suy cho cùng cũng là cát bụi.

    Thấy hắn nói quá chuẩn, tôi tán thành ngay rồi hồ hởi giao ước: ''Thứ năm, ngày “Ốp – tôm” tới, tớ sẽ nghỉ đến tiễn cậu, vừa giảm đi một nỗi buồn “bán buôn vắng vẻ” lại thêm một niềm vui tình bạn “luôn ở bên nhau”.

    Hồ hởi, nắm chặt tay tôi, T hẹn: ''Gia đình tớ đợi cậu!''

    ''Nhất định tớ sẽ đến'', tôi phấn khởi tự tin đáp.

    Nhưng tiếc thay, đúng vào ngày chia tay buồn vui lẫn lộn ấy, tôi không thực hiện được lời hứa của mình. Muộn màng chỉ vì đi bằng Metro nên thời gian không chủ động được.

    Ra về, lòng buồn tênh vì vắng thêm một thằng bạn thân “Người Hà Nội”. Chợ cũng trống trải thêm khi một cửa hàng nữa không có chủ. Nhưng dẫu sao “về quê” hay “ở lại”, một khi con người luôn có trong mình niềm tin và hy vọng “Sau cơn mưa trời lại sáng” thì nhất định sẽ đạt được những gì mong mỏi và đợi chờ.

    Nguyễn Trọng Cơ

    “Bạn đồng hành” - Kharkov, tháng 6 năm 2019

    *Tiêu đề gốc bài viết: ''Đi đâu'' và ''về đâu'' bây giờ

    Viethome (theo Người Việt Odessa)