•  

    Đính Chính: Bài báo gốc của Tây có thể lấy thông tin bị sai, vì theo VietHome tìm hiểu - một số người dưới đây đã được tìm thấy. Viethome đã xóa ảnh trên web. Bạn đọc có thể xem bài gốc tại: https://www.mylondon.news/news/gallery/photos-41-children-who-missing-28264990?654=

    Nếu bạn hoặc người quen bị liệt vào danh sách dưới đây & không còn mất tích - hãy liên lạc với tổ chức MissingPeople để họ update lại hệ thống, tránh gặp phiền toái sau này

     

    Những trẻ em này có thể không có cơ hội tận hưởng Giáng sinh bên gia đình. Nhiều em đã mất tích hơn chục năm. Nhằm giúp các em đoàn tụ với người thân, tổ chức từ thiện Missing People vừa công bố 41 trẻ em mất tích ở London, trong đó có 13 trẻ em Việt Nam. 

    Theo báo cáo của Missing People, trong 170.000 người mất tích hàng năm có gần 70.000 trẻ em, chiếm tới 41%. Thống kê cho thấy 81% trẻ em được tìm thấy trong vòng 1 ngày, 91% trẻ em được tìm thấy trong vòng 2 ngày. Chỉ 2% mất tích lâu hơn 1 tuần. Tính đến tháng 3/2022, có 1.700 trẻ em mất tích lâu hơn 1 năm. 

    Nếu bạn nhận ra những trẻ em dưới đây hoặc đã từng nhìn thấy họ, vui lòng liên hệ Missing People bằng cách gọi số 116 000 hoặc email 116000@missingpeople.org.uk, hoặc điền form online tại đây. Dưới đây liệt kê danh sách 13 trẻ em VN vẫn chưa có tung tích, kèm tên tuổi, hình ảnh, ngày mất tích và số tham chiếu (reference number) để Missing People tiện theo dõi.

     

    Long Tran được 15 tuổi lúc mất tích tại Hayes vào ngày 12/02/2022. Số tham chiếu 22-000782. 

     

    Quan Phan được 13 tuổi lúc mất tích tại Rainham vào ngày 05/11/2021. Số tham chiếu 21-004721.

     

    Bao Quoc Le được 15 tuổi lúc mất tích tại Hayes vào ngày 27/06/2021. Số tham chiếu 21-004370. 

     

    Thai Le Bimle được 18 tuổi lúc mất tích tại Uxbridge vào ngày 03/09/2021. Số tham chiếu 21-003613.

     

    Hoang Hieu được 16 tuổi lúc mất tích ở Merton vào ngày 24/07/2021. Số tham chiếu 21-003087.

     

    Bach Nguyen được 16 tuổi lúc mất tích ở Barking vào ngày 29/04/2021. Số tham chiếu 21-001891.

     

    Tuan Le được 15 tuổi lúc mất tích ở Hampton vào ngày 27/02/2021. Số tham chiếu 21-000854. 

     

    Cuong Tran được 16 tuổi lúc mất tích ở Croydon vào ngày 12/04/2020. Số tham chiếu 20-002477.

     

    Loc Thi Bui được 14 tuổi lúc mất tích ở Lewisham vào ngày 14/03/2020. Số tham chiếu 20-001610.

     

    Thi Linh Nguyen được 17 tuổi lúc mất tích ở Hammersmith vào ngày 08/09/2016. Số tham chiếu 16-005171. 

     

    Anh Thi Nguyen được 15 tuổi lúc mất tích ở Croydon vào ngày 19/07/2015. Số tham chiếu 15-009881. 

     

    Uyen Le được 16 tuổi lúc mất tích ở Croydon vào ngày 30/10/2013. Số tham chiếu 13-002905. 

     

    Quan Ngo được 17 tuổi lúc mất tích ở Croydon vào ngày 10/06/2012. Số tham chiếu 12-002489. 

    Viethome (theo MyLondon)

  • tim nguoi viet mat tich o anh 1
    Một số trẻ em mới 9 tuổi cũng đã biến mất khỏi nhà chăm sóc của hội đồng (Ảnh: PA)

    Chính quyền đang lo sợ rằng hàng trăm trẻ em tị nạn có lẽ đã rơi vào tay bọn buôn người và các tổ chức tội phạm khác sau khi đến Anh. Một cuộc điều tra cho thấy chỉ trong năm nay, đã có hơn 700 trường hợp trẻ em bị báo cáo mất tích.

    Trước đó, nhiều trẻ em đã phải trải qua hành trình nguy hiểm để băng qua eo biển Anh. Một số khác thì đến từ các quốc gia như Việt Nam, Afghanistan, Sudan, Iran, Eritrea. Những trẻ chỉ mới 9 tuổi cũng đã mất tích khỏi nhà hội đồng (người Việt thường gọi là nhà Tây). Số liệu thống kê lên đến 744 vụ. 

    Trong một trường hợp, một bé trai Việt Nam 15 tuổi nhiều khả năng đã bị ép làm nô lệ hiện đại sau khi cậu bé được Bộ Nội vụ sắp xếp cho ở một mình trong khách sạn. Đêm đó, cậu bé đã biến mất. Một đứa trẻ nhập cư khác cũng được báo cáo mất tích tới 159 lần trong 12 tháng. 

    Các chuyên gia cho rằng có 2 lý do khiến trẻ tị nạn biến mất. Một số bị buôn lậu tới UK và các em nhanh chóng được bọn buôn người đón lỏng ngay khi tới Anh. Sau đó các em sẽ phải làm việc bất hợp pháp trong các trại cần sa.  

    Một số em khác tới Anh với hy vọng bắt đầu một cuộc đời mới, nhưng các em lại không được giúp đỡ, chẳng hạn như bị sắp xếp ở một mình trong khách sạn suốt mấy tháng trời mà không ai ngó ngàng. Điều này khiến các em chán nản và liều lĩnh rời khỏi khách sạn và rơi vào tay bọn tội phạm.

    tim nguoi viet mat tich o anh 1
    Người biểu tình giương biểu ngữ ''Chào đón người nhập cư'' để chống lại đạo luật biên giới Nationality and Borders Bill (Ảnh: Getty)

    Chính quyền địa phương cho biết khả năng cung cấp chỗ ở và dịch vụ cho trẻ em tị nạn đã cạn kiệt. Áp lực đã gia tăng gấp bội sau khi quân đội Anh rút khỏi Afghanistan khiến hàng người dân nước này ồ ạt chạy tới Anh, chưa kể số lượng người dùng xuồng hơi băng qua eo biển ngày càng tăng kỷ lục.

    Hầu hết các hội đồng chịu trách nhiệm chăm sóc trẻ em tị nạn đều báo cáo các trường hợp trẻ em mất tích. 

    Hội đồng hạt Kent hiện đang phải chăm sóc số lượng trẻ tị nạn gấp đôi so với chỉ tiêu, bởi vì đây là điểm cập bến đầu tiên của hầu hết người tị nạn. Hội đồng này cho biết từ năm 2015, đã có 727 trẻ tị nạn không người thân bị báo cáo mất tích. 

    Quỹ từ thiện Chống buôn lậu trẻ em Every Child Protected Against Trafficking đang kêu gọi chính phủ và địa phương cung cấp nhiều sự bảo vệ hơn cho trẻ em. Bộ Nội vụ nói rằng họ đã rất cố gắng.

    Vào năm ngoái, có ít nhất 5,000 trẻ tị nạn được chính quyền chăm sóc. Con số này đã tăng gấp đôi chỉ sau 9 năm.  

    tim nguoi viet mat tich o anh 1
    Một bé trai tị nạn được Lực lượng Biên phòng chăm sóc sau khi cập cảng Dover. (Ảnh: Getty)

    3 lý do có thể khiến người xin tị nạn bị lộ tuổi và tên thật

    VietHome xin được tổng hợp những lý do có thể khiến cho  cơ quan chức năng nghi ngờ và tập trung tìm ra được tuổi thật của những người xin tị nạn khai tên và tuổi giả. 

    Sử dụng Facebook

    Ngày nay muốn biết tiểu sử, cuộc sống của 1 ai đó thì cứ lên FB là ra. Chỉ cần 1 chút thông tin, VietHome cũng đã dễ dàng tìm ra được FB của bất kì ai. Nếu chúng tôi có thể tìm ra được thì các cơ quan chức năng ở Anh cũng thừa sức để tìm và theo dõi cuộc sống, các mối quan hệ của mọi người. Tuy đã dùng tên giả, nhưng hình ảnh, cuộc sống và các mối quan hệ của những người khai tên tuổi giả trên FB lại là thật. 

    Bạn nghĩ sao khi dưới đây là 1 đứa trẻ bị buôn người sang UK và bóc lột làm nô lệ: 

     - Có nhiều bạn bè người thân ở Anh Quốc (cũng như ở VN)

     - Cuộc sống đầy đủ, luôn vui vẻ, mặc hàng hiệu và đắt tiền. 

     - Hay đi sàn, uống các chất kích thích, phong cách sống như 1 người trưởng thành hơn là 1 đứa trẻ.

    Trốn khỏi nhà Tây

    Hầu như ngày nào VietHome cũng nhận được tin có trẻ em Việt bị mất tích ở Anh và được cảnh sát nhờ đăng lên cộng đồng để tìm giúp. 

    Những người không có giấy tờ khi sang UK đều với mục đích đi kiếm tiền, chính vì thế khi bị Bộ Xã Hội quản lý, cho vào ở nhà Tây và bắt đi học thì những người này luôn muốn trốn ra để được phép đi làm, kiếm thêm tiền. Trẻ em ở nhà Tây có thể có những sinh hoạt bất thường, làm cho người bảo hộ lo lắng và họ báo lại với Bộ Xã Hội & cảnh sát để điều tra. Trẻ em ở Anh Quốc thường phải về nhà trước 9-10h tối, đặc biệt là những trẻ em bị coi là nô lệ thời hiện đại thì càng được để ý vì họ sợ những người này sẽ bị bắt, bị trả thù trở lại. (Sự thật có thể không có việc này, nhưng chúng ta phải nghĩ từ phương diện của chính phủ Anh)

    Ăn chơi hàng hiệu, đi sàn và uống chất kích thích

    22 tuổi là độ tuổi “chơi” đối với hầu hết các thanh niên Việt Nam sang Anh. Nhưng trong con mắt của những người đang phải bảo hộ và trông nom thì những thanh niên xin tị nạn 16 tuổi này sẽ không thể có tiền tiêu xài nhiều. Vì thế cuộc sống xa hoa, sắm toàn đồ hiệu, đi chơi sàn thường xuyên (và đăng lên Facebook) sẽ là những tín hiệu cho thấy các thanh niên này có cuộc sống thứ 2 hoàn toàn khác. Có thể họ đi làm chui, họ làm việc phạm pháp để kiếm tiền, hoặc có thể họ có người thân ở Anh Quốc chu cấp, lo toan cho. Đôi khi các cơ quan chức năng chỉ là lo ngại cho sự an nguy của những đứa trẻ bị bóc lột, làm nô lệ này, nên họ vào cuộc điều tra để tìm hiểu sự thật.

    Tôi còn nhớ có lần đi phiên dịch hộ một vài người xin tị nạn ở Anh. Buổi phỏng vấn đầy nước mắt, với việc người xin tị nạn kể lể về gia cảnh bố mẹ mất, người thân không còn. Người phỏng vấn đã cười phá lên và quả quyết nói rằng: “Tôi đảm bảo rằng cái ngày cô gái này nhận sổ đỏ, sẽ có 1 đống người mang hoa tới sân bay tặng cô ấy”. Tuy nhiên, ở Anh Quốc, biết thôi thì chưa đủ, họ cần bằng chứng để chứng minh cho cái giả định của mình. Đó là lý do vì sao nhiều người Việt khai man tuổi tác mà không bị phát hiện.

    Số đen vì trở thành con bài chính trị

    Các cơ quan chức năng ở Anh đều biết rằng những lời khai tên tuổi của người tị nạn chỉ xuất phát từ 1 phía, họ rất muốn kiểm định lại nhưng hoàn toàn không có quyền và cơ sở. Chính vì thế tình trạng này diễn ra như cơm bữa và nó trở thành 1 công thức đối với hầu hết người tị nạn muốn ở lại Anh: Bị bắt , khai tên tuổi nhỏ đi, được chăm sóc và được xin tị nạn ở lại, sau vài năm sẽ có giấy tờ vĩnh viễn. 

    Tuy nhiên, thỉnh thoảng các cơ quan chức năng ở Anh có 1 chiến dịch nào đó, họ sẽ cố tìm ra được 1 trường hợp điển hình để điều tra thật kĩ và báo cáo lên cấp cao hơn để thay đổi chính sách, hay viết lên báo cho công chúng biết rõ tình hình nhập cư.

    Mới đây trong năm 2021, một số luật mới cũng đang được đệ trình lên Quốc hội bao gồm: phương pháp kiểm tra độ tuổi chính xác để nhận dạng những người đóng giả trẻ em xin tị nạn. Ngoài ra còn có luật triển khai hệ thống Cấp phép du lịch Điện tử Electronic Travel Authorisation (ETA) Scheme. Luật này yêu cầu những người muốn đến Anh (trừ công dân Anh và Ireland) phải có thông tin nhận dạng kỹ thuật số. Thông tin kỹ thuật số giúp chính phủ Anh dễ dàng kiểm soát những người ra vào Anh.    

    Viethome (theo Metro)

  • Vào tuần trước, mẹ của Richard Okorogheye đã nhận được tin tức tồi tệ nhất - cảnh sát tìm thấy thi thể của người con trai đang mất tích.

    Tuy nhiên, ngoài vụ việc của Richard, có rất nhiều trẻ em tại thủ đô khác vẫn đang mất tích nhưng không được nhiều người biết đến.

    Miss People - tổ chức từ thiện hoạt động đưa tin về những trường hợp mất tích tới công chúng, đã công bố danh sách 26 trẻ em London đang mất tích, trong đó có 3 trẻ người Việt.

    12missingpeople horz
    Trần Hoàn (trái) và Lê Tuấn

    Trần Hoàn:

    Đứa trẻ 15 tuổi mất tích khi đang ở tại Greenwich, Đông Nam London, từ ngày 23 tháng Ba.

    Người phát ngôn của Met Police cho biết: "Hoàn cũng có quan hệ với người ở khu Tower Hamlets. Vui lòng gọi 101 trích dẫn số tham chiếu vụ án 21MIS007992”. 

    Lê Tuấn:

    Người phát ngôn của cảnh sát cho biết: “Vui lòng giúp chúng tôi xác định vị trí của Tuấn Lê, 15 tuổi, sống trong khu vực Hampton, mất tích từ ngày 27 tháng 2”.

    "Người dân có thông tin nên gọi cho chúng tôi theo số 101, trích dẫn tham chiếu 21MIS005656".

     

    12missingpeople2

    Bùi Thị Lộc:

    Lộc mất tích hơn một năm nay, kể từ ngày 14 tháng 3 năm 2020. Cô bé sống tại Lewisham và 14 tuổi vào thời điểm mất tích.

     

    12missingpeople3

    Joy Reece:

    Cậu bé 15 tuổi được thông báo mất tích khi đang ở tại Haringey, Bắc London từ thứ Tư (7 tháng 4). Thông báo tìm người đã được ban hành.

     

    12missingpeople4

    Ashton Melin: 

    Ashton - 14 tuổi, mất tích tại khu Feltham, Tây London từ ngày 30/3.

    Cậu bé cao 6ft (182cm), vóc người lớn và để tóc dreadlocks. Trước đó, Ashton đã đến thăm Richmond và Kingston.

    Missing People gửi lời tới Ashton: “Ashton, chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ bất cứ khi nào cháu cần; chúng tôi có thể lắng nghe, trò chuyện với cháu về những gì bạn cần, đem tới lời nhắn và đảm bảo an toàn cho cháu. Gọi. Hoặc nhắn tin. Bất cứ lúc nào. Miễn phí và Được giữ bí mật. Số 116000 ”.

     

    12missingpeople5

    Jesiah Matthew

    Jesiah mất tích tại Shepherd's Bush ở Tây London từ ngày 7 tháng Hai.

    Người phát ngôn của Cảnh sát Met cho biết: "Cảnh sát quan tâm đến an nguy của Jesiah Matthew, 16 tuổi. Địa điểm cuối cùng được biết đến là Brentford, Hounslowas, ngày 07/02/2021. Người dân có thông tin về vị trí hiện tại hoặc nhìn thấy cậu ấy, hãy liên hệ với chúng tôi qua số 101 và trích dẫn 21MIS002758 ".

     

    12missingpeople6

    Dylan George: 16 tuổi, mất tích tại Bexley từ ngày 2 tháng 4.

     

    12missingpeople7

    Adanna Ezenwa: 16 tuổi, đã mất tích ở Brixton kể từ ngày 25 tháng Ba.

     

    12missingpeople8

    Daniel Rose: 15 tuổi, mất tích tại Croydon từ ngày 15 tháng 3.

     

    12missingpeople9

    Connor Johns: 14 tuổi, mất tích tại Enfield từ ngày 1 tháng Tư.

     

    12missingpeople10

    Tyrone Mcfarlane: 16 tuổi, mất tích tại Hackney từ ngày 24 tháng Hai.

     

    12missingpeople11

    Rijkaard Wright: 15 tuổi, mất tích tại nhà riêng ở Harrow kể từ đầu tháng Hai. Số tham chiếu 21MIS003672.

     

     

    12missingpeople12

    Tommy Smith: 16 tuổi, mất tích tại Morden kể từ 18 tháng Hai.

     

    12missingpeople13

    Arber Axhami:

    Người phát ngôn của Met Police cho biết: “Cảnh sát đang kêu gọi truy tìm một thanh niên 16 tuổi. Arber Axhami, sống tại Enfield, mất tích từ ngày 8 tháng Hai. Cậu bé đã đến thăm Wood Green, Harlow, Essex, Bishop’s Stortford và Croydon”.

    "Vui lòng gọi điện cho số 101 hoặc Missing People theo số 116000, số tham chiếu 005683 / 08FEB21"

     

    12missingpeople14

    Drilon Murtati: 16 tuổi, mất tích tại nhà riêng ở Brent từ ngày 24/1. Số tham chiếu 21MIS002245

     

    12missingpeople15

    Marques Walker: 15 tuổi, mất tích tại Lewisham kể từ ngày 24 tháng Giêng.

     

    12missingpeople16

    Anun Prendergast: 15 tuổi, mất tích tại Harrow kể từ ngày 7 tháng 1.

     

    12missingpeople17

    Serhan Doganer: 15 tuổi, mất tích ở Wood Green từ ngày 12 tháng 12 năm 2020.

     

    12missingpeople18

    Danny Kinahan: 15 tuổi, mất tích ở Croydon từ ngày 14 tháng 11 năm 2020.

     

    12missingpeople19

    Jean Robert Yangunda:

    Người phát ngôn của cảnh sát cho biết: "Chúng tôi cần người dân giúp đỡ tìm Jean Robert Yangunda, 15 tuổi, mất tích tại nhà riềng ở Brent. Jean có quan hệ với cư dân Hounslow và Reading. Vui lòng gọi số 101, trích dẫn số tham chiếu 20MIS035629".

    Jean mất tích kể từ ngày 23 tháng 11 năm 2020.

     

    12missingpeople20

    Cian Keani: 15 tuổi, mất tích tại nhà riêng ở Ilford kể từ tháng 7 năm 2020.

    12missingpeople21

    Umayma Amrania: 16 tuổi, mất tích tại Islington kể từ ngày 3 tháng 10 năm 2020.

     

    12missingpeople22

    Nathanael Adji: 16 tuổi, mất tích tại Camden từ ngày 2 tháng 8 năm 2020.

     

    12missingpeople23

    Graham: mất tích tại Romford từ ngày 7 tháng 8 lúc 16 tuổi.

     

    12missingpeople24

    Flamur Taci:

    Người phát ngôn của cảnh sát cho biết: “Chúng tôi đang kêu gọi truy tìm Flamur Taci, 16 tuổi, được nhìn thấy lần cuối vào lúc 4 giờ chiều ngày 9 tháng 5 năm 2020 tại Enfield”.

    "Cậu ấy đã đến Croydon, Harrowgate, New Addton, Hastings và Mitcham”.

     

    12missingpeople30

    Aamina Khan: mất tích từ ngày 26 tháng 8 năm 2011 vào lúc 6 tuổi

     

    Viethome (Theo My London)

  • Cảnh sát hiện đang tìm kiếm một thiếu niên được trình báo mất tích tại nhà ở Wigston, Leicestershire. 

    Tuan Van Nguyen, 17 tuổi, được nhìn thấy lần cuối cùng tại Newton Lane ở Wigston vào lúc 12h40 chiều ngày thứ Tư, 10/2. 

    Tuan là người Việt Nam và không biết nói tiếng Anh, cao khoảng 1m65 với dáng người gầy, mái tóc đen, không có râu, có mụn (hoặc tàn nhang) trên mặt. Đặc biệt, thiếu niên này bị mất ngón út bàn tay phải cũng như mất một phần ngón áp út bàn tay phải.

    Lần cuối cùng người ta nhìn thấy Tuan mặc áo thun màu xám tối, quần jogger, áo hoody màu xanh sẫm, áo khoác SoulCal Puffa màu xanh dương với logo gấu bắc cực ở tay áo trái, giày thể thao màu trắng. Tuan có thể đã mang theo một chiếc notepad sử dụng được cả tiếng Việt và tiếng Anh.

    nguoi viet mat tich 1

    Vào ngày thứ Sáu (12/2), cảnh sát đã đăng thêm một tấm ảnh của Tuan mặc cùng chiếc áo khoác khi được báo cáo mất tích. 

    Cảnh sát đã tiến hành nhiều cuộc tìm kiếm từ CCTV, gõ cửa hỏi thăm từng nhà cũng như lục soát nhiều khu vực trong địa bàn. 

    Vào hôm thứ Bảy, cảnh sát đã lục soát vùng Oadby và Wigston cũng như nhiều công viên, khu vực công cộng. Việc tìm kiếm vẫn đang tiếp tục.

    nguoi viet mat tich 1

    Sĩ quan Emma McMahon từ Đội Tìm người Mất tích cho biết: "Tuan đã mất tích từ hôm thứ Tư và chúng tôi ngày càng lo lắng cho tình trạng của em ấy. Nhiều khả năng em ấy vẫn còn loanh quanh ở khu vực Wigston và chưa thể đi quá xa. Em ấy chỉ nói được chút ít tiếng Anh và không biết cách nhờ người lạ giúp đỡ".

    "Thời tiết ngày càng khắc nghiệt, có lẽ Tuấn đã tìm được nơi trú ẩn ở đâu đó, vì thế chúng tôi hy vọng người dân có thể để ý các khu xây dựng quanh đó. Nếu bạn nhìn thấy Tuan hoặc ai có ngoại hình tương tự, hãy lập tức liên lạc với chúng tôi".

    ''Mọi thông tin đều quý giá, vui lòng bấm số 101, trích dẫn mã số vụ việc 347 of 11 February''.

    ll

    Nguồn: Leicestershire Police

  • Cảnh sát đang tiềm kiếm một thiếu niên gốc Việt tên Son Hong Nguyen, được nhìn thấy lần cuối cùng vào hôm thứ Sáu (ngày 9 tháng 8) tại Hastings, Đông Sussex. 


    Son Hong Nguyen. Ảnh: Cảnh sát Sussex SUS-190813-124820001 

    Cậu bé 13 tuổi lần cuối cùng được nhìn thấy vào lúc 11h5 phút sáng ở bờ biển của thị trấn với một người đàn ông Việt cao khoảng 1m72, tóc đen ngắn, mặc quần dài tối màu, áo khoác bomber chất liệu ka-ki.

    Cậu bé cao 1m7, gầy với nước da ngâm, mắt nâu và tóc húi cua. Lần cuối cùng cậu bé được nhìn thấy mặc quần đen học sinh, giày slip-on màu đen (giày lười), áo sơ-mi tay ngắn sọc ca-rô màu đỏ.

    Sĩ quan Luke Stanwick cho biết: Chúng tôi rất lo lắng cho Son vì cậu bé không có tiền, không điện thoại, không có bạn bè hay người thân và không am hiểu khu vực này. Cậu bé đã để lại toàn bộ đồ dùng cá nhân tại địa chỉ cư trú của mình và không biết nói tiếng Anh''.  

    ''Nếu ai đã nhìn thấy Son hay có bất kì thông tin gì về cậu bé hoặc người đàn ông đã đi cùng cậu, hãy liên hệ với chúng tôi''.

    Bạn có thể cung cấp thông tin cho cảnh sát qua hình thức online hoặc gọi 101, nêu mã số vụ việc 616 of 09/08. 

    Viethome (theo Hastings & St. Leonards Observer)