• Phần lớn các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương không mong đợi tip còn ở Mỹ tiền tip là văn hóa.

    Tom Marchant, đồng sáng lập công ty du lịch phân khúc cao cấp Black Tomato (trụ sở tại Anh), nói "mỗi quốc gia có cách xử lý tiền tip riêng nhưng đây là vấn đề tế nhị".

    CNN đã phỏng vấn các chuyên gia về nghi thức xã giao, những người thường xuyên đi du lịch hỏi về quy tắc tip sao cho đúng ở từng nơi trên thế giới. Dưới đây là các gợi ý về tiền tip ở các châu lục.

    tien tip

    Châu Á - Thái Bình Dương

    "Ở châu Á, trước tiên phải biết được nơi bạn đến có nên tip hay không", CNN viết. Tại Nhật Bản, Hàn Quốc, khách nên "hạn chế để lại tiền thừa ở bất kỳ nơi nào", theo chuyên gia phép tắc xã giao Maryanne Parker. "Tip không phải một phần văn hóa của họ. Nó bị coi là thô lỗ", Parker nói.

    Nick Leighton, một chuyên gia khác xác nhận điều trên. Anh vừa du lịch Nhật Bản và nhận ra quốc gia này "rất nhất quán trong văn hóa tiền tip". Dù vậy, tiền tip được coi là thông lệ ở các ryokan (nhà trọ truyền thống), nơi rất chú trọng việc phục vụ.

    Tại Thái Lan, tiền tip không phải văn hóa lâu đời và người dân hiếm khi có hành động này. Dù vậy, việc tip đang dần trở nên phổ biến hơn.

    Tại Trung Quốc đại lục, hóa đơn thường được đưa cho thực khách vào đầu bữa ăn, ngay trước khi các món ăn được đưa ra, không có văn hóa tip. Đảo Đài Loan cũng tương tự.

    Tiền tip không phổ biến tại Australia, cũng theo Parker. Tại New Zealand là "tùy tâm", dù vậy tip 10% hóa đơn cho dịch vụ hoàn hảo đã trở thành thông lệ trong các nhà hàng.

    "Đừng vội cho rằng mọi quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cấm tip. Ấn Độ là một ví dụ khác. Tip là phong tục ở đây", Parker nói.

    Châu Âu

    Theo Marchand, tiền tip không phổ biến ở Tây Ban Nha, hiếm người dân địa phương nào thực hiện. Marchand khuyên khách nên tip 2-3 euro tại các nhà hàng, quán bar bình dân. 5-10% khi tip trên tổng hóa đơn ở những nơi cao cấp hơn.

    John Robinson đến từ bang North Carolina, Mỹ vừa đến Sicily, Italy cùng 11 người bạn. Anh chưa từng thấy phí dịch vụ (tip) in trên hóa đơn ở nhà hàng hay các tour tham quan riêng. Người dân trên đảo không mong đợi tip. "Nếu có, họ sẽ rất biết ơn", Robinson nói. Nam du khách nói thêm dù không trông đợi tip, những người làm trong ngành du lịch - dịch vụ đều hoàn thành tốt công việc của mình. "Họ thực sự làm rất tốt", Robinson nói.

    Cẩm nang du lịch Frommers (Mỹ) với hơn 75 triệu cuốn sách về du lịch được xuất bản, cho biết phí dịch vụ thường được cộng vào hóa đơn khách sạn, nhà hàng tại Italy. Nếu muốn tip cho một dịch vụ khiến bạn thực sự hài lòng, hãy làm tròn hóa đơn.

    Tại Anh, tiền tip bằng 10-15% hóa đơn nếu bạn cảm thấy hài lòng với dịch vụ, công ty du lịch địa phương Scottish Tours cho biết. Hiện nay, các nhà hàng thường tính thêm phí dịch vụ 12,5%. Do đó, hãy kiểm tra hóa đơn trước khi định tip thêm. Ngoài ra, mọi người thường tip khi món ăn được phục vụ tận bàn. Nếu gọi món mang đi hoặc đứng tại quầy bar để lấy đồ uống thì không cần tip. Việc trả thêm tiền cho lái xe không cần thiết nhưng luôn được đánh giá cao.

    Ở Pháp, tip không bắt buộc nhưng sẽ là "một điều ngạc nhiên thú vị nếu chúng ta để lại tiền", Parker nói. Các nước Đông Âu cũng không mong chờ số tiền này.

    Bắc Mỹ

    "Khách đến Mỹ có thể bị sốc. Tiền tip là văn hóa", Leighton nói. Tờ Indepdent của Anh gợi ý khi đến Mỹ nên tip 15% cho lái xe, 1 USD cho một túi hành lý ở khách sạn (cho người xách đồ) hoặc đồ uống tại quầy bar, 18% tại nhà hàng.

    Tuy nhiên, theo CNN, ở nhiều vùng tại Mỹ tiền tip đã lên đến 20% tổng hóa đơn, đặc biệt sau khi dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề cho ngành dịch vụ.

    Tờ Toronto Star nói rằng tiền tip ở tỉnh Quebec "được kỳ vọng cao hơn" so với phần còn lại của Canada. Tại Mexico, tiền thưởng thêm không bắt buộc nhưng "mọi người đều mong đợi", theo Parket. Nếu khách hài lòng, họ có thể để lại tiền tip bằng 15% hóa đơn.

    Tại các nước vùng Carribe, tiền tip được mong đợi. "Theo quan điểm cá nhân, việc để lại khoản tiền tip hào phóng là cách giúp đỡ người dân địa phương. Nhiều hòn đảo trong khu vực này đang phải vật lộn vì hứng chịu nhiều thiên tai", Parker nói.

    Các nơi khác trên thế giới

    Tại châu Phi, khách có thể tip tùy tâm. Với các trải nghiệm safari có hướng dẫn viên đi cùng, tiền tip có thể 20-25 USD một ngày.

    Khi đến Trung, Nam Mỹ, du khách nên tip bằng tiền địa phương. Đưa tiền nước ngoài khiến người dân phải đi đổi, không thuận tiện. Tại Peru, Chile, Panama nên tip 10% hóa đơn.

    Brett Anitra Gilbert, phó giáo sư của trường Kinh doanh Kogod thuộc Đại học Mỹ (American University) ở thủ đô Washington D.C nói sẽ tip phụ thuộc vào văn hóa, tập quán nơi ghé thăm. Tuy nhiên, Gilbert thường phá lệ và tăng tiền tip cho những người dân địa phương. Điều đó khiến họ rất vui.

    Leighton khuyên rằng để biết được chính xác tip bao nhiêu, khi nào cần, du khách nên hỏi người dân địa phương, nhân viên khách sạn hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch.

    Nhà văn Lisa Wyatt Roe ở Texas, Mỹ, nói rằng cô thường vào các nhóm, hội trên Facebook ở nơi sẽ ghé thăm. Câu hỏi "có nên tip" thường được người dân tư vấn nhiệt tình và chính xác nhất.

    VnExpress (theo CNN)

  • Thực hiện kế hoạch quản lý tài chính khéo léo, vợ chồng chị Hương vừa thỏa mãn đam mê xê dịch tới nhiều vùng đất xa xôi, đắt đỏ với chi phí phải chăng mà vẫn có những trải nghiệm chất lượng bậc nhất.

    Đi du lịch giải tỏa căng thẳng, giảm cảm giác "cuồng chân"

    Thời điểm du lịch mở cửa trở lại sau hai năm "đóng băng" vì đại dịch Covid-19, chị Hương Hainy và chồng là anh Trần Đức (cùng 34 tuổi, sống ở Hà Nội) quyết định chọn châu Âu làm điểm đến xuất ngoại lần này.

    Chị Hương cho hay, hai vợ chồng đam mê xê dịch nên cảm thấy "cuồng chân" sau thời gian dài tạm hoãn các kế hoạch vi vu vì dịch bệnh. Họ cũng ấp ủ dự định du lịch châu Âu từ lâu bởi cả hai thật sự mong muốn có chuyến đi "tự thưởng" cho bản thân sau những bộn bề, vất vả từ công việc, cuộc sống và con cái.

    du lich chau au 70 trieu 1
    Với tiêu chí du lịch để tận hưởng, anh chị lựa chọn đi "ít nhưng chất", thong thả trải nghiệm từng nơi thay vì nhồi nhét nhiều địa danh trong lịch trình khám phá (Ảnh: Huong Hainy).

    "Với chúng mình, du lịch không đơn thuần là khám phá nữa mà còn được xem như dịp để cả hai dành trọn thời gian cho nhau, làm mới lại mối quan hệ và hâm nóng tình cảm vợ chồng. Tiêu chí của chuyến đi chủ yếu để tận hưởng cuộc sống Châu Âu, kỉ niệm 5 năm kết hôn, dành thời gian vừa khám phá vừa hâm nóng quan hệ vợ chồng sau bao vất vả con cái, công việc", chị Hương chia sẻ.

    Trước đây, chị Hương từng có thời gian dài du học ở Đức, nhiều lần đặt chân tới các nước khối Schengen nên việc di chuyển, ăn uống, lưu trú tại châu Âu với chị gần như "nắm trong lòng bàn tay".

    Bởi vậy, chuyến xuất ngoại cùng chồng lần này, chị hào hứng đảm nhiệm lên kế hoạch, lịch trình di chuyển. Còn anh Đức nghiên cứu việc xin visa, đặt vé và phòng nghỉ,… Anh cũng cảm thấy yên tâm, tự tin với hành trình du lịch xa nhà hàng chục nghìn cây số vì có người vợ đầy kinh nghiệm đồng hành.

    Chuyến đi của cặp đôi Hà Nội kéo dài 15 ngày, từ 31/10 - 14/11, đi qua 4 quốc gia gồm Thụy Sĩ, Pháp, Hà Lan, Đức và qua 12 thành phố: Karlsruhe, Dusseldorf, Koln, Siegen (Đức); Thun, Lauterbrunnen, Bern, Basel ( Thụy Sĩ); Colmar, Strasbourg, Paris (Pháp) và Amsterdam (Hà Lan).

    "Bốn quốc gia này nằm gần nhau nên du khách dễ dàng di chuyển qua lại giữa các nước bằng phương tiện như xe bus, tàu điện ngầm,… Nếu muốn tiết kiệm thời gian và chi phí, du khách nên đặt trước vé để chuyến đi thuận lợi hơn", chị chia sẻ.

    Trong hành trình nửa tháng khám phá châu Âu, đôi vợ chồng tuổi 34 đặc biệt ấn tượng với Thụy Sĩ.

    Một số điểm đến mà cả hai yêu thích khi ghé thăm Thụy Sĩ là thành phố Thun và Lauterbrunnen - thị trấn nằm ở một trong những thung lũng đẹp bậc nhất Thụy Sĩ với những con đường, ngôi nhà nhỏ xinh nằm cạnh thác nước, xa xa là đỉnh Jungfraujoch.

    du lich chau au 70 trieu 1
    Khung cảnh bình yên ở thành phố Thun, Thụy Sĩ (Ảnh: Huong Hainy)

    Anh Đức cho biết, ban đầu "chiều vợ", muốn đưa vợ đến những địa điểm xuất hiện trong một bộ phim Hàn Quốc nổi tiếng mà chị từng xem và yêu thích. Tuy nhiên, khi tận mắt ngắm nhìn cảnh sắc ở Thụy Sĩ, anh nhận thấy quyết định ghé thăm quốc gia này là hoàn toàn xứng đáng, "hơn cả mong đợi".

    "Thụy Sĩ quá đẹp và được thiên nhiên ưu ái ban tặng mọi thứ. Ở đây có sông, hồ, núi non, núi tuyết, cây cối,… Mọi thứ đều lãng mạn, nên thơ và được khai thác một cách hài hòa, không phá vỡ cảnh quan tự nhiên", anh Đức nhớ lại.

    Hệ thống giao thông văn minh, hiện đại cũng là điểm cộng ở Thụy Sĩ khiến đôi vợ chồng Việt không khỏi trầm trồ.

    Ở đây, du khách không mất nhiều công sức để di chuyển đến các địa điểm du lịch. Quãng đường đi bộ để chinh phục những nơi như Top of Europe - Jungfraujoch, cây cầu bắc qua hai thị trấn trên núi Sigrid Will hoặc đỉnh Harder Kulm - Top of Interlaken,… đều rất thuận tiện. Du khách có thể đến tận nơi bằng xe buýt hoặc tàu, cáp treo.

    du lich chau au 70 trieu 1
    Chị Hương khám phá lâu đài băng trên đỉnh Jungfraujoch (Thụy Sĩ) - đỉnh núi được mệnh danh "nóc nhà châu Âu" (Ảnh: Huong Hainy).

    Ở Đức, chị Hương và anh Đức đi qua 5 thành phố Frankfurt, Karlsruher, Dusseldorf, Koln và Siegen (Đức). Trong đó, Frankfurt, Karlsruhe chủ yếu là địa điểm trung chuyển để tới Thụy Sĩ nên cả hai chưa có nhiều thời gian trải nghiệm ở đây.

    Cặp đôi dành ra 3 ngày cuối ở nhờ nhà một người bạn của chị Hương ở thành phố Siegen (Đức) để trải nghiệm cuộc sống của người bản địa. Đây cũng là nơi chị từng theo học thạc sĩ trong 2 năm.

    Họ rong ruổi trên những con đường ngập lá vàng, dạo bộ trong rừng, thu hoạch táo dại bên đường hay ngắm những lâu đài cổ kính trên đồi,… để cảm nhận nhịp sống chậm rãi và bình yên ở châu Âu.

    du lich chau au 70 trieu 1
    Vợ chồng chị Hương may mắn đến Đức đúng dịp tổ chức lễ hội hóa trang lớn nhất của quốc gia này (Ảnh: Huong Hainy).

    Bên cạnh đó, cả hai còn được hòa mình vào không khí lễ hội hóa trang lớn nhất nước Đức - Karneval ở Dusseldorf và Koln ngay hôm khai mạc, ngắm nhìn đoàn người trong những màn hóa trang rất đa dạng và ngộ nghĩnh.

    "Không khí lễ hội thật sự vui nhộn và sôi động. Chúng mình cảm thấy rất may mắn khi có cơ hội tham gia lễ hội ở Đức vì nếu đi tour sẽ rất khó có thể gặp được những lễ hội mang bản sắc riêng như vậy", chị Hương kể.

    du lich chau au 70 trieu 1
    Cặp đôi chụp hình trước tháp Eiffel, Pháp (ảnh trái) và bảo tàng Van Gogh, Hà Lan (ảnh phải) (Ảnh: Huong Hainy).

    Nữ du khách Việt bày tỏ, mỗi quốc gia lại mang vẻ đẹp riêng, cho họ những cảm xúc rất khác. Ở Hà Lan, đôi vợ chồng có cơ hội tham quan bảo tàng Van Gogh, chiêm ngưỡng những bức tranh nổi tiếng của Van Gogh bằng mắt thật. 

    Hay những ngày ở Paris (Pháp), chị Hương, anh Đức đi ngắm tháp Eiffel; mua sắm ở khu phố thời trang xa xỉ bậc nhất thế giới; ăn hải sản xếp 2 tầng kiểu Pháp; ghé bảo tàng Louvre hay đi dạo ở vườn hoa Luxembourg, đạp xe dưới ánh trăng qua nhà thờ Notre Dame.

    du lich chau au 70 trieu 1
    Vợ chồng chị Hương dành 2 ngày đi lại ở Amsterdam bằng xe đạp như người bản địa, ghé qua một số điểm check-in ở Thủ đô (Ảnh: Huong Hainy).

    Tối ưu chi phí nhờ kế hoạch quản lý tài chính khéo léo

    Trước chuyến đi, chị Hương và anh Đức ước tính chi phí khoảng 60-70 triệu đồng/người, song thực tế, các khoản tiền phải bỏ ra không chênh lệch nhiều so với dự kiến.

    du lich chau au 70 trieu 1
    Với các chi phí như đi lại, ăn uống, chỗ ở,… anh Đức chị Hương cố gắng cân đối hài hòa để vừa có trải nghiệm chất lượng, vừa phù hợp túi tiền (Ảnh: Huong Hainy).

    Theo kinh nghiệm của chị Hương, không cần đặt vé máy bay từ trước mà đặt vé của hãng hàng không Vietnam Airlines, chọn thanh toán trả sau (pay later). Khi có visa rồi, du khách có thể đặt vé máy bay, vé tàu, phòng ở, vé bảo tàng, .. với giá rẻ nhất.

    Ví dụ với chi phí di chuyển ở Thụy Sĩ, vợ chồng chị Hương đặt trước để có giá tốt nhất. May mắn, anh chị tới đây đúng đợt vé Swiss travel pass 4 days (thẻ du lịch đa năng, du khách có thể đi lại bằng nhiều phương tiện trong 4 ngày ở Thụy sĩ) trên website SBB được giảm giá vào dịp mùa thu từ 281 CHF (hơn 7,1 triệu đồng) xuống còn 199 CHF (5 triệu đồng) nên tiết kiệm được kha khá tiền đi lại tại quốc gia này.

    "Đối với những chặng đi lại giữa các quốc gia như từ Paris đến Amsterdam; Karlsruhe đến Basel hay Amsterdam đến Dusseldorf, chúng mình cũng đều phải đặt trước qua ứng dụng Omio, vừa chủ động được lịch trình, vừa tiết kiệm chi phí.

    Ngoài ra, có những chặng dài khoảng 5-6 tiếng đổ lại, hai vợ chồng chọn đi xe buýt liên tỉnh ở châu Âu để giảm chi phí mà cũng không bị mệt mỏi", người phụ nữ Hà Nội chia sẻ.

    du lich chau au 70 trieu 1
    Chị Hương check-in tại Lauterbrunnen, Thụy Sĩ (Ảnh: Huong Hainy).

    Về dịch vụ lưu trú, cặp đôi chủ yếu thuê chung cư hoặc homestay mà có bếp ăn chung đối với những nơi đắt đỏ như Thụy Sĩ. Chi phí homestay ở đây có giá khoảng 1,1 - 1,2 triệu đồng/đêm, tương tự như ở Đức.

    Chị Hương cho hay, hầu hết homestay ở châu Âu đều cung cấp đầy đủ tiện nghi như nồi, lò nướng, bếp điện, tủ lạnh, máy giặt, máy sấy,.. Du khách nếu không vội trả phòng để di chuyển đến thành phố khác thì nên chọn homestay.

    Trường hợp những nơi có giá phòng hợp lý, vị trí gần trung tâm thì du khách nên thuê khách sạn.

    du lich chau au 70 trieu 1
    Vợ chồng chị Hương từng đặt phòng trong khách sạn 4 sao ở Colmar (Pháp) với giá 1,7 triệu đồng/đêm hay nghỉ tại khách sạn 3 sao ở khu phố Vieux Colombier, Paris có giá 3,5 triệu đồng/đêm. Trong hình là Colmar, Pháp (Ảnh: Huong Hainy).

    Chị Hương thừa nhận, những món ăn như steak, pizza, mì ở châu Âu khá đắt đỏ, ăn nhiều nhanh ngấy nhưng thực phẩm trong siêu thị lại chất lượng, tươi ngon và chi phí phải chăng.

    Kết thúc chuyến đi hơn nửa tháng ở châu Âu, đôi vợ chồng Hà Nội tiêu tốn chưa quá 70 triệu đồng/người. Trong đó, vé máy bay 22 triệu đồng/người/khứ hồi; phí visa khoảng 3 triệu đồng/người; tiền phòng nghỉ khoảng 13,5 triệu đồng/người.

    Theo chị Hương, tiền đi lại là tốn kém nhất, khoảng 18 triệu đồng/người. Vì họ chủ yếu tự nấu nướng nên chi phí ăn uống tiết kiệm hơn, chỉ 8 triệu đồng/người.

    Chị lưu ý thêm, nếu du lịch châu Âu, du khách nên mua sim từ Việt Nam để có mức giá rẻ. Chị mua trên sàn thương mại điện tử chưa tới 500.000 đồng, dùng được ở phạm vi toàn châu Âu trong 30 ngày.

    Du khách cũng nên chuẩn bị trước cục cắm đổi nguồn quốc tế vì chân cắm dây điện bên châu Âu không giống ở Việt Nam nên mua trong nước vừa rẻ, vừa dễ tìm.

    Theo Dân Trí

  • Chào các bạn, Mĩ yên bình và ít trộm cắp móc túi lừa đảo vặt quá nên đợt vừa rồi khách của em từ Mĩ qua đã gặp không ít "tai nạn". Người nhẹ thì bị "xin đểu" mất 10, 20 EU, nặng hơn xíu thì bị lừa "cờ bạc" mất vài trăm mà nặng nữa thì bị lấy mất cả túi có toàn bộ giấy tờ bên trong. May mà ĐSQ Mĩ tại Paris mạnh quá nên cũng không có vấn đề gì lắm về giấy thông hành đi lại, nhưng cũng mất vui cả hành trình.

    Mình chia sẻ một vài kinh nghiệm cá nhân để các bạn đi chơi Paris an toàn vui vẻ. Hi vọng trong hành trình du lịch EU của các bạn Paris luôn là điểm dừng chân yêu thích nhất!

    moc tui o paris
    Ảnh minh họa

    1. Các đối tượng hay gặp ở Paris và cách phòng chống:

    - Nhóm xin chữ kí : Bọn này thường nữ, có thể trùm khăn hoặc không nhưng nói chung mặt bẩn bẩn tởm tởm, tay cầm cái bảng cùng cái bút cứ dứ dứ cho bạn. Bọn này hay gặp ở sân bay, nhà ga, và Champs Elysee. Bạn mà kí chúng nó sẽ đòi tiền hoặc nhân tiện lúc 2 tay bạn bỏ đồ xuống mà ăn cắp cái nọ cái kia. Phản ứng nên làm là : « Non » lạnh lùng rồi đi tiếp.

    - Nhóm chọn 1 trong 3 lá bài hoặc 1 trong 3 cái cốc úp, đặt tiền vào nếu trúng thì nhân đôi tiền đặt. Trò này thì anh em VN quen thuộc quá rồi, tha không lừa ngược lại chúng nó thì thôi. Cho các bạn trẻ có thể ngày nay không còn thấy trò này xuất hiện ở các công viên nữa thì trò này bạn không bao giờ thắng được, chỉ có thua mà thôi, thích thì đứng từ xa xem cho vui, không thì kệ chúng nó, chúng nó cũng chỉ là một nhóm đứng chân gỗ xung quanh dụ mình thôi chứ không ép buộc.

    - Nhóm tặng 1 bông hoa hồng: Thường ở gần tháp Eiffel, là một anh giai đưa mình bông hoa rồi xin đểu tiền. Cái này thường chỉ các chị em trẻ (đẹp) hay dính, có thể mình xinh thật nhưng về cơ bản là không như phim kiểu có anh giai thích mình quá tự nhiên tặng hoa mình đâu. Cách đơn giản là từ chối nhất quyết không cầm và vui vẻ với suy nghĩ a ít nhất có thằng lừa đảo nó thấy mình vừa xinh vừa trẻ!

    - Nhóm thân thiện một cách kì lạ : Bọn này thường là nam, thanh niên trẻ, sẽ cố gắng tiếp cận bạn, đánh lạc hướng và phân tâm bạn bằng cách rủ bạn chụp tự sướng, bá vai bá cổ, hay rủ bạn nhảy một điệu nhạc nào đó, nhân lúc bạn phân tâm sẽ móc đồ của bạn. Phản ứng nên làm là : Bọn này chủ động hơn nên ngoài « Non » thì có khi cần phải gạt chúng nó một cách quyết liệt nhất có thể, đừng để nó bám vào bạn.

    - Nhóm buộc dây cổ tay : Bọn này đa phần là đen, tập trung nhiều ở Montmartre và cầu khóa, chúng nó buộc tay vào cổ tay bạn với lý do bao giờ dây đứt bạn sẽ được may mắn. May mắn hay không không biết nhưng chúng nó sẽ đòi bạn cho tiền 5, 10€. Phản ứng nên làm là : Bọn này chủ động hơn nên ngoài « Non » thì có khi cần phải gạt chúng nó một cách quyết liệt nhất có thể, đừng để nó buộc dây vào tay bạn. Bạn nào đủ bản lĩnh và đủ tự tin về độ « lầy » thì có thể cho nó buộc sau đó dọa báo cảnh sát.

    - Nhóm bán vé metro (Tàu điện ngầm): Nhóm này hay quanh quẩn trước các quầy bán vé metro và gạ bạn mua vé của họ nếu thấy bạn xếp hàng lâu hoặc thấy bạn luống cuống không biết thao tác mua vé ở máy bán hàng tự động. Các bạn có thể bị lừa mua vé đã sử dụng, bị lừa mua vé dùng một lần bằng giá vé dùng cả ngày, bị xin đểu tiền "giúp đỡ" thao tác mua vé tại máy tự động, bị móc túi lúc tập trung nghe hướng dẫn mua vé... hoặc trường hợp may mắn nhất thì bạn mua vé dùng một lần với giá bán lẻ mà họ mua sỉ (Mua 10 vé giá rẻ hơn mua lẻ). Cách phòng chống đơn giản là từ chối, chỉ mua vé duy nhất trong máy tự động, hoặc quầy bán vé của nhân viên.

    - Nhóm ăn cắp tiền máy ATM: Nhóm này thường là một nhóm thanh niên trẻ, chúng nó rình bạn rút tiền ra không để ý là xông tới đẩy ngã bạn để cướp tiền. (Có lũ bẩn hơn còn chơi bài nhổ nước bọt khạc đờm vào tiền). Hoặc chúng nó cướp tiền vừa tòi ra, hoặc chúng nó chờ bạn bấm xong code an toàn rồi mới lao vào cướp, lúc này thì còn mất nhiều hơn. Phản ứng nên làm là: Cố gắng tìm các chỗ rút tiền là nhà băng bên trong nhà, vào tận nơi rút. Nếu buổi tối các chỗ này đóng cửa thì chọn rút chỗ nào thoáng, nhìn trước nhìn sau, và sử dụng cái miếng gương cầu thường được gắn ngay trên máy rút để quan sát sau lưng.

    - Nhóm nghệ sĩ đường phố : Thường là làm tượng người tạo dáng để chụp ảnh, nhóm này không nguy hiểm lắm, bạn thích thì tạo dáng cùng chụp rồi cho người ta vài đồng cũng được. Chỉ cần chú ý là nếu đứng vào tạo dáng cùng các kiểu, nếu chụp xong không cho tiền, có thể bị nghe chửi. Cần phân biệt nhóm này với các nghệ sĩ chơi nhạc hoặc nhảy trên đường phố, cái này là nét đặc trưng của Paris, hãy tận hưởng và hào phóng !

    - Nhóm cho chim ăn : Nhóm này hay gặp ở mấy chỗ có bồ câu như trước Notre Dame, họ có đồ ăn cho chim, nếu bạn lấy của họ cho chim ăn tạo dáng chụp ảnh, thì có thể bị đòi tiền, nên chuẩn bị trước tinh thần.

    - Nhóm xin tiền : Nhóm này có loại lẽo đẽo đi theo xin xỏ, cách duy nhất là cười ngây ngô giả ngu rồi đi xa nó ra, đừng mất công thể hiện khả năng ngoại ngữ Anh, Pháp vào lúc này vì chúng nó lầy và có khi còn say nữa. Loại khác là lên metro đứng nói ông ổng kể nghèo kể khổ, loại này thì lờ nó đi là xong, thậm chí ko cần nhìn. Loại khác nữa là có kèm chơi nhạc, nếu trông nghệ sĩ và chơi hay, thật sự bạn thấy thích, cho cũng được không sao (Mặc dù chỉ những người chơi nhạc tại bến tàu mới được cấp phép, chứ không phải trên tàu)

    2. Các khu vực có vẻ an toàn hơn các khu còn lại:

    Khu vực trung tâm từ quận 1 đến quận 16, nên cẩn thận các quận 17 đến 20, khu vực Montmartre và phía Bắc Paris, đặc biệt xung quanh Stade de France khu vực Saint Denis. Các đường Metro thường có vấn đề về móc túi hay gặp là 1, 2, 4, 13 (Đặc biệt nửa phía trên bắt đầu từ Place de Choisy trở lên).

    3. Đi chơi về muộn:

    - Nếu đi tram, metro, thì cố gắng đứng gần về phía đầu tàu, nếu tàu vắng thì ít nhất có chú lái tàu có gì còn kêu cứu.

    - Đi metro hạn chế tuyệt đối lôi điện thoại ra bấm bấm, nếu có việc cần sử dụng không đừng được thì đứng xa cửa metro, tựa lưng vào tường được là tốt nhất để có thể quan sát phía trước trong lúc dùng điện thoại.

    - Đứng chờ tàu trên quai thì đứng gần các đám khách du lịch. Nếu phải đứng một mình thì đừng có chui vào xó đường cụt, đứng chỗ nào 2, 3 lối rẽ ý để nếu có thấy 3, 4 thằng rệp tiến tới thì còn có đường mà lùi.

    - Đi metro gặp lúc đông người thì đeo balo ra đằng trước, túi thì kẹp sát nách vào. Nếu thấy mình vừa chen chúc lên tàu bỗng thấy một nhóm 2, 3 đứa đứng sát trước sau, thì là chúng nó đang tia mình đấy, đứa đằng trước sẽ phân tán sự chú ý của bạn cho đứa đằng sau móc. Bọn này thường đi thành nhóm, mặt kiểu quắt quắt già già bẩn bẩn (đa phần đến từ các nước đông âu như Rumani hoặc là rệp). Quần áo thì thường chúng nó mặc đồ thể thao, đội mũ lưỡi chai lưng đeo sacoche (loại túi đeo chéo bé bé).

    - Đi về tối trời nếu không gần metro phải đi bộ nhiều qua khu vắng lúc muộn mà cảm thấy không tự tin khả năng chạy thì tốt nhất nên đi Uber, Uber Paris vừa rẻ vừa an toàn, nhiều xe, xe đẹp mà lại lịch sự. Nếu muốn tiết kiệm đi bộ thì đừng có vừa đi vừa lôi điện thoại ra bấm, nếu có phải mở nhìn bản đồ thì nhìn trước nhìn sau và đứng vào chỗ khuất chứ đừng đứng giữa đường. Nghe nhạc thì về nhà nghe, tháo cái tai nghe ra để còn nghe thấy được nếu có thằng nào nó bước đằng sau.

    Tạm thế đã khi nào nghĩ ra gì thêm thì bổ sung sau. Bài viết hoàn toàn dựa vào trải nghiệm và quan sát cá nhân, hoàn toàn không có ý xúc phạm hay phân biệt style trang phục hay màu da, nếu có nhỡ chỗ nào đụng chạm mong các bạn bỏ quá cho.

    Paris lúc nào cũng đẹp và không kém phần đỏng đảnh, để "yêu" và "chìu" được Paris thì cần phải hiểu Paris lắm các bạn ạ.

    - À quên có nhóm các anh đen bán đồ lưu niệm trên Trocadero hoặc Louvre, hoặc các anh Ấn bán nước bán hạt dẻ, nhóm này đa phần vô hại, đừng chửi mắng đánh đập người ta tội nghiệp, nếu không thích mua có thể từ chối nhẹ nhàng. Đám này giờ có trò tạo dáng hộ và chụp ảnh hộ và xin một ít tiền, cũng không đáng bao nhiêu và không ép buộc lắm nên mọi người có thể tuỳ nhu cầu mà xử lý.

    Nguồn: Dang Duc Vinh / group Du lịch USA và Thế Giới

  • qua canh thai lan 1

    Những ngày Tết, vé di chuyển đi lại khá đắt đỏ, nhất là giữa Sài Gòn và thành phố Hồ Chí Minh.

    Không chỉ nâng giá lên cao mà việc đặt vé cũng rất khó khăn vì quá tải. Trong tình thế khó khăn đó, nhiều bạn trẻ đã nghĩ ra cách về quê ăn Tết vừa tiết kiệm được tiền lại tiện thể đi du lịch.

    qua canh thai lan 2
    Anh chàng bay từ Sài Gòn về Hà Nội đắt nên chọn quá cảnh ở Thái Lan. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok T.H.N)

    TikToker T.H.N đã chia sẻ video ngắn ghi lại bí quyết của bản thân khi về quê ăn Tết. Theo đó, chàng trai này từ Sài Gòn ra Hà Nội, để tiết kiệm tiền anh đã chọn chặng bay quá cảnh ở Thái Lan. Như vậy, anh chàng này sẽ bay từ Sài Gòn đến Thái Lan sau đó mới bay từ Thái Lan về Hà Nội. Theo như chàng trai tiết lộ, cách làm này sẽ giúp bản thân tiết kiệm được khoảng 1 triệu đồng.

    qua canh thai lan 2
    Tiền vé rẻ hơn nhưng lại chẳng tiết kiệm được bao vì mất chi phí du lịch. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok T.H.N)

    Tuy nhiên, một vấn đề khác khiến anh chàng tiêu nhiều hơn đó chính là chi phí du lịch. Anh đã đi khắp mọi nơi, tham quan rồi tận hưởng mọi món ngon của quốc gia này. Dù chi phí có nhỉnh hơn một xíu nhưng bù lại, anh chàng đã có những trải nghiệm cực kỳ tuyệt vời ở Thái Lan.

    qua canh thai lan 2
    Tiền vé rẻ hơn nhưng lại chẳng tiết kiệm được bao vì mất chi phí du lịch. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok T.H.N)

    qua canh thai lan 2
    Chàng trai đi khắp mọi nơi. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok T.H.N)

    Phía dưới bình luận, chàng trai tiết lộ thêm không chỉ anh mà rất nhiều bạn bè áp dụng cách bay này. Thay vì quá cảnh Thái Lan, một số người bạn khác lại chọn Đà Nẵng hay Phú Quốc. Một tài khoản TikTok khác cũng tiết lộ bản thân từng chọn Phú Quốc để vui chơi và tiết kiệm hẳn 1 triệu đồng tiền vé từ Sài Gòn về Hà Nội. Cách làm này tưởng chừng như lạ lẫm nhưng lại được khá nhiều bạn trẻ biết tới. Bên cạnh đó, với những người chưa từng trải, họ đã ngay lập tức lên kế hoạch chuyến đi sau sẽ áp dụng. Điều này không chỉ tiết kiệm tiền bạc mà còn là một trải nghiệm tuyệt vời.

    qua canh thai lan 2
    Cách quá cảnh này được khá nhiều người biết đến và áp dụng. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok T.H.N)

    “Tui cũng bay kiểu này nhưng tui chọn Phú Quốc nha. Tui được ở nguyên ngày ăn hải sản ngập miệng, ngắm biển đã đời luôn. Nói chứ tiết kiệm được hẳn 1 triệu tiền vé”.

    “Anh có thể ra video hướng dẫn chi tiết hơn được không. Sao em tìm vé dù quá cảnh ở đâu cũng đều đắt hơn bay thẳng nhỉ. Mà ngày Tết giá muốn xỉu quá trời luôn, đặt còn khó nữa”.

    “Thường thời gian quá cảnh giữa 2 chuyến bay rất ít, không đi được nhiều. Không rõ bạn này quá cảnh như thế nào mà được lâu vậy nhỉ” – ý kiến từ độc giả.

    qua canh thai lan 2
    Dân tình cũng làm theo cách này nhưng chọn địa điểm quá cảnh khác. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok T.H.N)

    Việc có vé máy bay về quê ăn Tết hay sang năm mới đi làm luôn là vấn đề nhức đầu của không ít người. TikToker T.H.N đã chia sẻ một bí kíp khá hay mà mọi người có thể áp dụng để vừa tiết kiệm lại tiện thể du lịch nước ngoài. Còn bạn có phương án nào tối ưu hơn không hãy chia sẻ ngay nhé.

    Theo YAN

  • Đi du lịch vào mùa nối, chọn tiêu tiền mặt là những điều Sam O'Connor, 33 tuổi thường làm.

    Sam O'Connor, đến từ New Zealand, đã nghỉ việc vào tháng 3 để đi du lịch khắp thế giới. Mục tiêu của anh là đặt chân tới 197 nước. Để có tiền đi du lịch, Sam có công việc kinh doanh trực tuyến và một khoản đầu tư bất động sản. Bên cạnh đó, anh thực hiện việc tiết kiệm trong khi đi du lịch để không bị chi tiêu quá đà. Dưới đây là những mẹo mà Sam tự rút ra trong quá trình đi 19 nước năm nay.

    du lich 19 nuoc
    Trong 7 tháng (từ tháng 3 đến 10), Sam đã đi nhiều tour du thuyền ở châu Âu, đi xe đạp địa hình ở Việt Nam, ngắm Thổ Nhĩ Kỳ từ khinh khí cầu. Ảnh: Sun

    Đi du lịch vào mùa trung gian

    Đây là giai đoạn nối giữa hai mùa cao và thấp điểm. Lợi ích của đi du lịch mùa này là giá phòng khách sạn, vé máy bay rẻ hơn mùa cao điểm, tránh được đám đông. Bên cạnh đó, thời tiết vẫn đẹp, không gặp phải mùa mưa bão hay các yếu tố tự nhiên khác như mùa thấp điểm.

    Biến chỗ tệ nhất thành tốt nhất

    Một mẹo Sam thường dùng khi đi máy bay, đó là chọn ghế ở hàng cuối cùng. Đó là hàng ít người chọn nhất vì không thể ngả ghế ra sau, do vướng tường. Và nơi này cũng gần nhà vệ sinh. Trừ trường hợp máy bay kín chỗ, nếu không, Sam thường xuyên được sử dụng cả ba ghế ở hàng cuối cùng, do không có người ngồi.

    Chỉ mang hành lý xách tay

    Sam nói rằng đi du lịch với hành lý xách tay sẽ khiến chuyến đi đơn giản, gọn nhẹ hơn. Bạn không cần đợi hàng dài ở sân bay để ký gửi hành lý. Điều này cũng giúp hạn chế tối đa việc thất lạc đồ đạc. Bên cạnh đó, không có đồ ký gửi giúp Sam tiết kiệm thời gian, không cần ra sân bay quá sớm.

    Sử dụng phương tiện công cộng

    Thay vì đi taxi đắt đỏ, Sam chủ yếu đi bộ, xe buýt hoặc tàu điện tại những quốc gia mình ghé thăm.

    Sử dụng tiền mặt

    Việc quẹt thẻ, rút tiền ở nước ngoài từ máy ATM có thể dẫn đến việc phải trả thêm một khoản phí khổng lồ. Một số nơi Sam đến từng tính phí giao dịch lên đến 15 USD cho một lần rút tiền. Anh khuyên mọi người nên đổi tiền trước khi đi. Trong trường hợp buộc phải rút tiền, hãy rút tiền nội tệ của nước đó, thay vì đồng USD để tránh phải quy đổi tỉ giá nhiều lần.

    Ăn uống tiết kiệm

    Sam luôn chọn các quán ăn mà người dân địa phương tới ăn, thay vì quán phục vụ khách du lịch. Các quán này có thể không sang chảnh, nhưng đồ ăn ngon và giá cả phải chăng.

    Mang theo chai đựng nước

    Nước đóng chai ở nhiều nơi khá đắt, ví dụ như châu Âu. Sam gợi ý nên chuẩn bị một chai nhựa, đổ đầy nước để sử dụng trước khi ra ngoài. "Tôi luôn mang theo chai nước, và đồ đầy chúng tại những vòi nước miễn phí", Sam nói. Đây cũng là mẹo rất nhiều người thường đi du lịch chia sẻ.

    Đầu tư tiền để được vào phòng chờ

    Đây là khoản đầu tư duy nhất, nhưng cũng đáng giá với một người đi nhiều. Không ai thích ngồi vạ vật ở sân bay để chờ đến giờ lên, đặc biệt là những chuyến bị hoãn, trễ giờ. Do đó, Sam sẽ đầu tư tiền để sử dụng dịch vụ phòng chờ sân bay của các hãng hàng không anh mua vé. Tại đây, anh có ghế ngồi êm ái, wifi miễn phí và được vụ cả đồ ăn, thức uống miễn phí.

    VnExpress (theo The Sun)

  • Có không ít trường hợp khách du lịch cảm thấy thất vọng vì địa điểm mà mình đến không giống những gì được chụp trên mạng, và câu chuyện về tháp Eiffel của Maria Noyen chính là một minh chứng.

    that vong voi thap eiffel 1

    Vào tháng 11/2022, Maria Noyen đã bắt chuyến tàu từ London đến Paris để làm việc. Tại đây, cô đã dành ra một ngày để tham quan một nơi nổi tiếng nhất nước Pháp, tháp Eiffel. Ngọn tháp này là một trong những địa danh mang tính biểu tượng nhất của Paris kể từ khi được xây dựng bởi kỹ sư Gustave Eiffel vào năm 1880.

    Nhờ các phương tiện truyền thông và các chương trình truyền hình nổi tiếng như bộ phim "Emily in Paris", Noyen đã thực sự mong đợi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp lãng mạn của ngọn tháp.

    Bất cứ khi nào nhìn thấy tháp Eiffel từ xa, Noyen đều bị ấn tượng bởi sự kỳ công của nó. Cô nghĩ rằng nếu có thể cùng người thân hoặc người yêu của mình đến tham quan, thì đó chắc chắn sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời.

    that vong voi thap eiffel 1
    Bức ảnh tháp Eiffel được Noyen chụp từ xa.

    Nhưng càng đến gần tòa kiến trúc, kỳ vọng của Noyen càng giảm. Sự thất vọng đầu tiên thuộc về khách sạn. Cô đã cố tình đặt một căn phòng ở gần tháp Eiffel để có thể ngắm nó từ xa, nhưng tầm nhìn lại bị chắn bởi vô số toà nhà, ga tàu điện và siêu thị.

    Khách sạn nơi cô ở chỉ cách tháp Eiffel khoảng 15 phút đi bộ, nhưng càng đến gần thì cảm giác lại càng kém lãng mạn hơn.

    that vong voi thap eiffel 1
    Noyen chụp ảnh cùng tháp Eiffel.

    Lúc xem ảnh trên mạng, Noyen đã rất hào hứng với cảnh tượng mọi người ngồi ở bãi cỏ gần tháp để thư giãn và dã ngoại. Nhưng cô đã vô tình bỏ qua một điều, đó là khu vực này sẽ đóng cửa vào mùa đông và không cho phép mọi người vào nữa.

    that vong voi thap eiffel 1

    Bên cạnh đó, những biển báo xung quanh tháp yêu cầu công chúng không làm rơi thức ăn cũng khiến Noyen cảm thấy khó chịu.

    that vong voi thap eiffel 1
    Những tấm biển cảnh báo được đính lên hàng rào.

    Khi đến gần hơn, Noyen đã bắt đầu thấy những hàng dài xe buýt du lịch như điềm báo cho một điều gì đó bất ổn. Và quả thật là như vậy, càng đến gần, tầm nhìn của cô càng bị che khuất bởi đám đông du khách và những hàng rào thép.

    that vong voi thap eiffel 1
    Một chiếc ô tô đậu trước tháp Eiffel.

    Khi đến nơi, Noyen nhận thức được sâu sắc rằng mình chỉ là một trong hàng nghìn người, mà thực tế có thể là 20.000 người đến thăm quan địa danh nổi tiếng này. Nhiều du khách còn đội mũ nồi khiến một cô gái Pháp chính gốc như cô bắt đầu cảm thấy nghi ngờ về bản thân.

    Noyen đã cười thầm khi thấy những người bán hàng rong đứng bên ngoài tháp Eiffel, mời chào du khách mua những chiếc mũ truyền thống của Pháp.

    that vong voi thap eiffel 1
    Xung quanh tháp có rất nhiều người bán hàng rong đang bày bán những chiếc mũ nồi.

    Nhưng đó không phải là thứ duy nhất khiến mộng tưởng của Noyen tan vỡ. Thực tế, tòa tháp cũng đang được tu sửa lại, và giàn giáo không hề đẹp mắt chút nào.

    that vong voi thap eiffel 1
    Một cặp đôi đang đứng chụp ảnh trước toà tháp.

    Cô cũng chán nản khi thấy dòng người đang xếp hàng đợi để đi lên phía trên tháp, chính vì thế, Noyen đã chọn không tham gia trải nghiệm, và quyết định này cũng giúp cô tiết kiệm được từ 11 đến 28 USD.

    that vong voi thap eiffel 1
    Hàng dài người đang đợi để đến lượt mình lên tháp.

    Phía đối diện cũng đông đúc không kém khi có rất nhiều người đang đợi để chụp ảnh. Cô nhận ra rằng khi đi xa tháp Eiffel, nó sẽ trở nên đẹp đẽ hơn, không còn đám đông du khách hay những giàn giáo và hàng rào thép nữa.

    Đó cũng là lúc Noyen phát hiện ra, cách đó vài phút đi bộ là cây cầu Debilly, nơi treo hàng nghìn ổ khoá tình yêu, ngoài ra còn có tầm nhìn bao quát sông Seine và tháp Eiffel.

    that vong voi thap eiffel 1
    Toàn cảnh Paris nhìn từ cây cầu.

    Tháp Eiffel có thể là biểu tượng toàn cầu về sự lãng mạn, nhưng những chiếc ổ khoá nhỏ cũng là bằng chứng cho tình yêu đẹp đẽ của nhiều cặp đôi ghé thăm Paris.

    that vong voi thap eiffel 1
    Ổ khoá tình yêu trên cầu đi bộ Passerelle Debilly.

    Mặc dù nhận về khá nhiều sự thất vọng, nhưng trải nghiệm trên cây cầu đi bộ đã giúp Noyen nhận ra rằng: Đôi khi, phần tuyệt vời nhất trong một chuyến đi không phải là những gì mà bạn đã lên kế hoạch.

    Theo Phunuvietnam

  • Đi dạo buổi tối trong khi ở các quốc gia khác là một phần không thể thiếu trong một chuyến du lịch thú vị.

    Nếu ở một số vùng lãnh thổ, việc ra ngoài vào buổi tối là hoàn toàn an toàn, thì có những quốc gia tốt hơn là không nên làm điều này và một số quốc gia châu Âu cũng nằm trong số đó.

    1. Anh – London

    te nan du lich 1

    Số lượng người di cư gốc Phi sống trên lãnh thổ của thủ đô nước Anh lớn đến mức không thể đếm và tính đến tất cả họ. Hàng năm, số lượng người di cư tiếp tục tăng lên, gây ra tình trạng hỗn loạn ở London vào buổi tối.

    Cướp bóc, băng đảng và ăn xin từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân ở London về đêm. Nhưng không chỉ họ gây nguy hiểm cho những người xung quanh.

    te nan du lich 1

    Những kẻ côn đồ trong bóng đá (Hooligan) cũng thường thực hiện các hành vi phạm pháp với nhau và với công dân bình thường. Đánh nhau trên đường phố ở London từ lâu đã trở nên phổ biến và không khiến người qua đường ngạc nhiên.

    Giống như các thành phố khác ở châu Âu, London đã chứng kiến ​​tỷ lệ tội phạm gia tăng nhanh chóng khi những người di cư tới Anh mang theo vũ khí để thành lập các băng đảng khắp châu Âu.

    2. Pháp - Paris

    te nan du lich 1

    Thủ đô của Pháp từ lâu đã mất đi danh tiếng của một thành phố yên tĩnh và an toàn, vì trong mười lăm năm qua, những dòng người di cư từ lãnh thổ của những quốc gia có xung đột quân sự ở Đông Âu, Trung Đông và châu Phi đã thường xuyên di chuyển vào nước này.

    te nan du lich 1

    Phần lớn những người di cư đến từ các quốc gia nghèo đói và bạo lực, sống bằng tội phạm và mang theo vũ khí chưa đăng ký có được các cuộc chiến.

    Các khu vực của Paris như Clichy, Montmatre và một số khu vực khác từ lâu đã bị mang tiếng xấu là những nơi nguy hiểm cho khách du lịch. Vào ban ngày, bọn tội phạm di chuyển quanh các khu vực khác của Paris, nhưng vào ban đêm, các băng nhóm tập trung tại khu vực của chúng và các vụ phạm tội hiếm khi được giải quyết.

    te nan du lich 1

    Chính quyền Pháp đã nhiều lần cố gắng cải thiện tình hình ở Paris, nhưng hiện tại điều này là không thể. Chính quyền không thể quản lý và bảo đảm cho tất cả những người nhập cư, vì vậy nhiều người di cư buộc phải lưu trú bất hợp pháp, tìm cách kiếm sống thông qua trộm cắp, cướp bóc và các hành vi tội phạm khác.

    3. Tây Ban Nha - Quận Barceloneta và Ravala

    te nan du lich 1

    Những khu vực này thuộc về các lãnh thổ của người Digan sinh sống từ lâu và dường như nằm ngoài pháp luật. Chính quyền địa phương thường xuyên nỗ lực giải tán họ, nhưng cho đến nay không có nỗ lực nào thành công. Các nhóm người Digan tiếp tục tự do di chuyển khắp các khu vực này và luôn sẵn sàng đứng lên bảo vệ các khu vực “thuộc về” họ.

    te nan du lich 1

    Ở những nơi như vậy, trộm cướp hoặc lừa đảo từ lâu đã trở thành chuyện bình thường và người dân địa phương nhận thức được rằng tốt nhất nên tránh những khu vực như vậy ngay cả vào ban ngày. Vào ban đêm, các khu vực này thậm chí còn nguy hiểm hơn, vì những người Digan không chỉ có thể trộm cướp tài sản của những vị khách đã nhìn họ, mà còn có thể sử dụng vũ lực, thậm chí cả vũ khí.

    Theo Infonet

  • Hành khách dùng chân đẩy phía dưới chiếc vali khi cân để ăn gian trọng lượng hành lý, tuy nhiên, hành động này gây tranh cãi.

    gian lan hanh ly 1

    Một hành khách bay trên chuyến bay hãng hàng không Interjet của Mexico bị phát hiện sử dụng mánh khóe gian lận trọng lượng hành lý. Hình ảnh được một hành khách khác ghi lại và đăng trên Reddit thu hút sự chú ý của nhiều người.

    Khi đặt vali lên cân lúc check in, vị khách này đã cố tình để hành lý chườm ra phía ngoài, sau đó sử dụng mũi giày để nâng một phần mép vali lên. Từ đó, cân nặng của chiếc vali khi hiển thị trên màn hình có thể nhẹ đi đôi chút, giúp anh ta tiết kiệm chi phí nộp phạt, trong trường hợp hành lý bị quá cân.

    Hành động này được một số người dùng đánh giá là sáng tạo, thông minh. Bởi lẽ, chiêu này chỉ áp dụng được trong trường hợp hành lý bị quá vài trăm gram, không ảnh hưởng nhiều đến quá trình vận chuyển nhưng lại có thể giúp anh này tiết kiệm được khoản tiền kha khá nếu bị phạt vì hành lý quá cân.

    Tuy nhiên, đa phần người dùng phản đối cách thức này vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Một tài khoản cho biết: "Tôi từng áp dụng chiêu gian lận này và đã bị tiếp viên 'tóm' tại chỗ. Tôi bị yêu cầu bỏ mũi giày ra khỏi vali". Tệ hơn, bạn có thể bị phạt vì hành vi gian lận này.

    gian lan hanh ly 1
    Vị hành khách đẩy mũi giày dưới vali để ăn gian cân nặng.

    Ngoài ra, nhiều hành khách có kinh nghiệm bay cho biết thông thường, tiếp viên sẽ yêu cầu đặt vali vào chính giữa băng chuyền để cân cho chính xác và dán nhãn hành lý. Do đó, ngay cả khi không bị phát hiện, bạn cũng khó có thể thực hiện trót lọt.

    Thậm chí, tài khoản khác còn cảnh báo trong trường hợp áp dụng thành công, bạn vẫn có thể gặp rắc rối lớn. "Thử tưởng tượng bạn cất cánh khi ăn gian được vài kg trong vali nhưng khi hạ cánh, bạn vô tình bị yêu cầu cân lại. Người ta sẽ phát hiện ra hành lý bị dư ra vài kg và đặt câu hỏi, liệu bạn có bí mật mang theo chất cấm nào đó hay không. Chỉ vì tiết kiệm một chút mà gặp phiền hà như vậy thì không đáng", anh này viết.

    Trên thực tế, việc hành lý quá cân không phải chuyện hiếm gặp. Thay vì áp dụng những cách có thể bị xử phạt, bạn nên học cách pack đồ thông minh, tiết kiệm diện tích và cân nặng, chỉ mang theo những đồ thật nhỏ, gọn, nhẹ và thật sự cần thiết. Nếu thừa nhiều quần áo, bạn có thể mặc bớt một số đồ nặng và tốn chỗ lên người. Đây cũng là một chiêu hợp pháp nhưng không thể lạm dụng.

    Sở dĩ các hãng hàng không phải quy định chặt chẽ với trọng lượng hành lý ký gửi và xách tay vì theo một thống kê, nếu mỗi hành khách mang dư ra 3-5 kg, một chuyến bay có hơn 200 người có thể dư ra hơn một tấn. Việc này gây khó khăn cho nhân viên mặt đất khi xử lý, vận chuyển hành lý, có thể gây chậm trễ, ảnh hưởng kế hoạch bay, hoặc thậm chí nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng tới an toàn bay. Một số hãng không chỉ quy định về trọng lượng, còn quy định cả kích thước của mỗi kiện hành lý để đảm bảo việc bốc dỡ, vận chuyển được dễ dàng, nhanh chóng.

    Ngôi Sao (theo DailyStar)

  • Ai cũng biết chi phí y tế ở Mỹ rất cao nhưng chỉ đến khi gặp sự cố, Rachael Minaway mới hốt hoảng khi nghe giá tiền.

    Rachael Minaway, 32 tuổi, người Úc, cùng bạn bay tới Honolulu, Hawaii du lịch. Trong lúc xuống xe để vào khách sạn nhận phòng, nữ du khách bị kẹp tay khi đóng ngăn chứa đồ trong ôtô và gãy móng. Đến khi ra bãi biển cùng bạn, cô mới thấy ngón tay của mình đau nhói, nên đến bệnh viện kiểm tra.


    Rachael nhập viện vì gãy móng tay và bất ngờ với khoản viện phí phải đóng.

    Tại đây, nhân viên y tế hướng dẫn nữ du khách tới phòng cấp cứu. Rachael đang bị đau, nên muốn giải quyết nhanh mọi chuyện để tiếp tục chuyến du lịch và không làm mất thời gian của bạn mình. Bác sĩ khuyên cô nên loại bỏ móng tay đó bằng phương pháp gây tê cục bộ và chỉ mất 30 phút.

    Trước khi vào xử lý, Rachael còn cười đùa với bạn và nghĩ rằng đây chỉ là một vết thương nhỏ. Rachael nhận hóa đơn gần 1.000 USD sau điều trị chiếc móng bị gãy. Về khách sạn, cô gửi giấy tờ viện phí cho công ty bảo hiểm và yêu cầu thanh toán.

    Tuy nhiên, sau khi kết thúc kỳ nghỉ, mỗi tháng Rachael lại nhận thêm các hóa đơn được gửi từ bệnh viện ở Hawaii liên quan đến việc chữa móng. Tổng số tiền cô phải trả lên tới gần 1.700 USD. Nữ du khách cho biết cô hối hận vì đã cho bệnh viện địa chỉ thật của mình ở Sydney, Australia.

    Dù được chi trả toàn bộ vì đã mua bảo hiểm trước khi đi du lịch, Rachael quyết định chia sẻ câu chuyện của mình lên mạng vào tháng 6. "Tôi từng nghe nói về chi phí y tế đắt đỏ ở Mỹ, nhưng không bao giờ nghĩ hóa đơn viện phí cho một thứ nhỏ như móng tay cũng đắt đến vậy", cô nói.

    Theo chuyên gia an toàn du lịch, Richard Warburton, những chấn thương nhẹ ở Mỹ như gãy móng tay, cũng có chi phí điều trị cao. Trường hợp của Rachael "không là gì" so với những tình huống anh gặp trước đó. Công ty của anh từng phải hỗ trợ chi trả 7.000 USD tiền viện phí cho một du khách bị sưng amidan. Một du khách khác nôn liên tục trong 24 giờ bị tính phí gần 20.000 USD khi ra viện.

    Richard khuyên mọi người nên mua bảo hiểm du lịch khi ra nước ngoài. Điều này sẽ giúp nhiều người không bị lao đao về kinh tế trước những khoản viện phí khổng lồ phải chi trả do gặp sự cố trên đường du lịch.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Có những cử chỉ tay là 'vô thưởng vô phạt' ở đất nước bạn nhưng lại có thể gây khó chịu cho nhiều người ở nước ngoài. 

    Một số dấu hiệu bằng tay dưới đây bạn nên lưu ý để tránh rắc rối, cũng như thuận tiện hơn trong giao tiếp. 

    Cử chỉ tay hình chữ V chiến thắng

    Cử chỉ "V" được tạo ra bằng cách giơ ngón trỏ và ngón giữa, ban đầu được sử dụng để báo hiệu chiến thắng của các quốc gia đồng minh trong Thế chiến thứ hai. Các nhà hoạt động chống chiến tranh sau đó đã coi nó như một biểu tượng của hòa bình và ngày nay cử chỉ này được gọi là "dấu hiệu hòa bình".

    Thế nhưng ở một số nước như Vương quốc Anh, Ireland, Australia, New Zealand và Nam Phi, cử chỉ chữ V hướng ra ngoài lại được coi là tục tĩu, tương tự việc sử dụng cử chỉ ngón tay giữa (ám chỉ chửi ai đó). 

    Tốt nhất là bạn nên cẩn thận với dấu hiệu này, đặc biệt là với thói quen giơ chữ V khi chụp hình.

    Cử chỉ tay 'Rock on'

    Nếu bạn là fan nhạc rock, bạn hẳn sẽ biết cử chỉ này (chụm hai ngón giữa vào ngón cái) bởi nó rất phổ biến trong các buổi biểu diễn. Nhiều nơi còn sử dụng biểu tượng này (với ngón cái chĩa ra ngoài) như một lời nhắn nhủ "I love you".

    Nhưng ở một số quốc gia như Italy, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Brazil, Argentina và Colombia, nó lại ám chỉ đến đôi sừng quỷ dữ, hay nhiều người gọi là bị "cắm sừng", thể hiện sự không chung thủy trong tình yêu và hôn nhân. 

    Cử chỉ tay OK

    Việc cuộn ngón tay cái và ngón trỏ để làm dấu hiệu OK sẽ là một cách khen ngợi ai đó hoặc là cách biểu thị bản thân đang ổn. Tuy nhiên, nếu làm cử chỉ tay này ở Brazil thì có ý nghĩa xúc phạm người khác, còn ở Pháp thì điều này ám chỉ đối phương thật vô dụng (như số 0 tròn trĩnh).

    Cử chỉ tay Thumps up

    Cử chỉ ngón tay cái là một dấu hiệu được sử dụng ở hầu hết các quốc gia. Tuy nhiên, tại một số nước vùng Tây Phi và Trung Đông, bao gồm Iran, Iraq và Afghanistan, cử chỉ này có ý nghĩa tiêu cực gần như cử chỉ ngón tay giữa ở Mỹ, hay gọi là "Up yours!" (tạm dịch: Đồ dở hơi).

    Cử chỉ tay "Come here"

    Nếu bạn đến Philippines đừng dùng cử chỉ "Come here" (chụm ngửa bàn tay lại và vẫy ngón trỏ) để gọi ai đó nếu không muốn trở thành người khiếm nhã. Ở quốc gia Đông Nam Á này, cử chỉ tay như vậy để gọi những chú cún mà thôi.

    Viethome (theo Dân Việt)

  • Liên hoan đến scandal nhiều khuất tất của nhạc sĩ Hồ Hoài Anh và diễn viên Hồng Đăng ở Tây Ban Nha, Viethome xin chia sẻ bài viết của bạn Hoàng Huy - cựu du học sinh Anh với thâm niên nhiều năm trong lĩnh vực du lịch:

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ “BẦU TRỜI KHÔNG SỤP ĐỔ” KHI DU LỊCH NƯỚC NGOÀI?

    Trước hết phải nói rằng bài viết này không nhằm bao biện - thanh minh hay định hướng cho vụ việc rất đáng tiếc đang xảy ra với hai nam nghệ sỹ Việt Nam đang gặp phải ở trời Âu gây xôn xao dư luận từ hôm qua. Việc chứng minh họ có tội hay không, hãy để cơ quan điều tra chứng minh và tòa án nước sở tại kết luận; và với nguyên tắc Suy đoán vô tội (Presumption of innocence)- nền tảng của pháp lý hiện đại, họ vẫn đang vô tội cho tới khi tiếng búa của tòa án vang lên, tất cả hiện chỉ đang là cáo buộc.

    Mình viết bài này với tư cách một người từng sống lăn lộn nhiều năm ở Châu Âu và một người tổ chức du lịch chuyên nghiệp để chia sẻ một góc khuất khác của cuộc sống Phương Tây mà có thể nhiều người chưa biết, và nếu không biết thì rất có thể “bầu trời sẽ sụp đổ” ngay khi bạn đang tận hưởng những phút giây sung sướng của cuộc đời - nhất là các quý ông.

    tinh 1 dem
    (Ảnh minh họa)

    Như một lẽ tự nhiên, con người ta thường có xu hướng buông thả và phóng túng một chút ở cái xứ….không ai biết mình là ai. Những người nổi tiếng, những người thành đạt….là hiểu rõ nhất cái xu hướng này. Những việc mà người tỉnh táo, khôn ngoan như họ còn lâu mới làm khi ở trong nước thì lại dễ dàng phạm phải khi ra nước ngoài, đơn giản là vì “ở đây đâu ai biết mình là ai”. Và cái suy nghĩ đó là mầm mống của những tai hoạ sắp xảy đến.

    Ở những thành phố nghỉ dưỡng - tiệc tùng thông đêm suốt sáng như Monaco (Pháp) - Majorca (Tây Ban Nha) hay vô số các điểm đến khác luôn luôn tiềm ẩn những mối nguy trên trời rơi xuống giữa sự chếnh choáng của men say và tiếng nhạc sập sình.

    Dù bạn chẳng có “ý định” gì ngoài việc ngồi ở bar và làm vài ly, tận hưởng không khí sôi động thì sẽ luôn có những em tóc vàng tóc nâu xinh tươi trẻ trung….tươi cười tiếp cận trò chuyện, mời uống, nhất là khi bạn đi một mình hay đàn ông đi với nhau. Đối phương có khi đi theo một nhóm bạn như thể một nhóm nữ sinh con nhà lành đi xả stress sau một kỳ thi căng thẳng. Thường thì du khách nước ngoài, người Á Đông - các quý ông toát ra vẻ chịu chơi, giàu có hay là con mồi được ngắm tới.

    Và sau vài ly đưa đẩy - cởi mở, khi sự phòng vệ dè chừng của bạn xuống thấp nhất, bạn sẽ dính đòn chí mạng. “Ở đây ồn quá, chúng ta có thể đi chỗ khác yên tĩnh hơn được không?”. Và nếu bạn dính mồi và tưởng rằng đây là một kèo One-night-stand trời gửi tặng, thì sắp tới sẽ là sự yên tĩnh đáng sợ của nhà tù. Đời chưa bao giờ giống như trên phim Hollywood!

    Về phòng khách sạn hay thậm chí về căn hộ của nàng, sau khi mưa gió vần vũ xong, nàng sẽ “xin” tiền bạn; và thường chúng nó xin thì cũng sẽ không xin cái giá của gái làm tiền mà là con số đủ bạn ngã ngửa - đó chính xác là Tống tiền; chuyển khoản, tiền mặt hay thậm chí ép viết giấy nhận nợ. Nếu bạn từ chối, ngay lập tức…”bầu trời sẽ sụp đổ”, hoặc là một cuộc gọi báo cảnh sát tố cáo hiếp dâm hoặc tệ hơn là nàng móc ra một cái ID “Em chưa 18” và có lẽ chỉ 1 phút 30 giây là cảnh sát có mặt đón bạn đến ga đen tối của cuộc đời.

    Thủ đoạn này không hề mới, và những băng nhóm dàn cảnh hoạt động có tổ chức kiểu này hoành hành khắp các tụ điểm du lịch trên thế giới; đâu cũng có thể bắt gặp, di chuyển từ nước này qua nước kia hành nghề. Cũng có, nhưng ít ai buộc tội được chúng và dám tố cáo. Tố cáo sao được khi người sai là bạn, phần lớn là cay đắng chấp nhận. Năm nào cứ đến mùa du lịch thì những câu chuyện như này cũng xảy ra, đầy rẫy cảnh báo trên các diễn đàn du lịch và cũng nhiều quý ông phải trả giá, hoặc tiền bạc hoặc lao lý.

    Châu Âu và Phương Tây có văn minh không? Có, điều đó ít ai phủ nhận. Và không ít người Việt đã bị shock nặng khi trực tiếp trải nghiệm cái mà mình hay gọi vui là “tác dụng phụ” (side effect) của nền văn minh. Đó là khi những việc ở quê nhà bạn thấy là hết sức bình thường và vô hại, thì ở phương Tây có thể là mầm mống đưa bạn đến rắc rối lớn.

    Không tin bạn cứ thử qua một siêu thị Châu Âu và nhìn chằm chằm vào một đứa bé đang ngồi trong xe nôi đơn giản vì nó dễ thương quá, bố mẹ em bé rất có thể sẽ gọi cảnh sát đến ngay hốt bạn đi giải trình vì cái sự nhìn hơi lâu đó.

    Hay như mình đã từng chứng kiến cuộc cãi vã của vợ chồng một anh bạn ở Anh. Ông chồng đứng cách xa cả 5 mét và mắng vợ “Cô có thôi đi không tôi tát cho một cái bây giờ?”. Nóng giận nói thế thôi, còn lâu mới dám hành động; thế mà cảnh sát cũng đến tận nhà đón đi nuôi cơm cả tuần mới trả về sau khi nộp một đống tiền bảo lãnh và cam kết đủ điều.

    Ở cái xứ mà đàn ông còn sau cả chó theo thứ tự ưu tiên xã hội: Nhất bà già, nhì con nít, thứ ba đàn bà, thứ tư là chó, đàn ông xếp chót; thì những cái cáo buộc tấn công phụ nữ, bạo hành đã đủ làm cho bạn mệt mỏi với hệ thống pháp luật và ốm với tiền luật sư - bảo lãnh tại ngoại rồi chứ đừng nói đến hiếp dâm - tội trạng đủ khiến cho “bầu trời sụp đổ”.

    Nghề chơi cũng lắm công phu, có tiền để đi du lịch đã khó nhưng để đi du lịch an toàn còn cần sự hiểu biết và sự tỉnh táo cần thiết trong mọi tình huống. Cách tốt nhất để không bị vu oan giá họa, đó là mình đừng làm, tránh xa những mầm mống tội lỗi và vui thôi, đừng vui quá mà đẩy bản thân vào những hoàn cảnh trớ trêu, không ai bảo vệ được.

    Mong mọi người sẽ có những chuyến đi vui vẻ và bình an trong lành mạnh và hiểu biết để bầu trời mãi xanh trong chứ đừng sụp đổ như câu chuyện buồn hôm qua.

    Viethome (Theo FB Hoàng Huy - LÀM THẾ NÀO ĐỂ “BẦU TRỜI KHÔNG SỤP ĐỔ” KHI DU LỊCH NƯỚC NGOÀI?)

  • Nguyên tắc của khách sạn là dù biết khách để quên đồ, họ cũng sẽ không bao giờ gọi khách đến lấy để tôn trọng quyền riêng tư của khách. 

    Ở các khách sạn, ngoài khu vực phòng ngủ của khách, nhà hàng hay phòng bếp thì còn một nhà kho chứa đầy đồ thất lạc của khách để quên. Trong đây có đủ các thứ từ quần áo, giày dép, sạc pin điện thoại hay thậm chí là nhiều đồ dùng đắt đỏ hơn.

    Tuy nhiên, có một câu hỏi đặt ra là tại sao khi check-in, khách sạn đã có hết thông tin của khách mà đến khi bộ phận buồng phòng dọn dẹp, họ phát hiện ra đồ để quên nhưng lại không chủ động báo luôn cho họ quay lại lấy? 

    khach san du lich
    Dù biết khách để quên đồ, khách sạn cũng sẽ không bao giờ gọi họ đến lấy. Ảnh: Pexels

    Tránh rắc rối cho khách hàng

    Theo The Sun, có nhiều nhân viên khách sạn đã mất cảnh giác khi thông báo cho các vị khách. Tammy Geist Long, người từng điều hành một khách sạn giải thích rằng: “Lý do chúng tôi không gọi cho khách là vì chúng tôi không biết gì về cuộc sống riêng tư của họ. Rất có thể, vợ của một vị khách nam sẽ trả lời điện thoại và nói với chúng tôi rằng ông ấy đâu có đến khách sạn của chúng tôi vào cuối tuần trước, ông ấy đi họp hội nghị cơ mà”.

    Những bài học đó đã xảy ra, và cũng là kinh nghiệm mà hầu hết các khách sạn lớn đều rút ra. Vì thế, các khách hàng cũng nên thông cảm cho khách sạn về điều này, nếu quên đồ, hãy chủ động liên hệ lại với họ để tìm. 

    Bài liên quan: Phòng khách sạn lớn đến nỗi có mã bưu điện riêng ở London

    London nổi tiếng với các khách sạn có quá khứ lâu đời và những cái tên dễ nhận biết trong văn hóa đại chúng. Từ Ritz đến Savoy, có hàng ngàn căn phòng đáng kinh ngạc trên khắp thành phố. Rosewood ở Holborn là một trong những khách sạn lịch sử với một dãy phòng đặc biệt có mã bưu điện riêng.

    19wingMột góc của Wing

    Trong khi mã bưu điện của khách sạn là WC1V 7EN, dãy phòng Manor House Wing lại có mã bưu điện khác. Với sáu phòng thông nhau rộng 208 mét vuông, Wing tự hào “định nghĩa lại sự sang trọng của London” với lối vào và thang máy riêng, cùng dịch vụ quản gia đầy đủ khiến nơi đây gần như là một khách sạn tách biệt.

    Bên trong có phòng tắm hi-fi, lát đá cẩm thạch và buồng tắm đứng khiến cho phòng tắm trông như một cung điện nhỏ.

    19wing2Buồng tắm sang trọng

    Phòng ngủ Master không chỉ có một mà là hai giường đôi cỡ King-size, cũng như phòng thay đồ và phòng trang điểm ở phía sau. Phòng khách được trang trí độc đáo, có TV màn hình LED 52 inch cũng như không gian tiếp khách rộng rãi.

    Với một phòng ăn khổng lồ, bạn sẽ dùng bữa như một vị vua với không gian bên chiếc bàn ăn tròn cho tám người.

    Wing thậm chí còn có thư viện riêng cho những vị khách hiếu học. Wing cũng có gian chứa thực phẩm và nhà bếp cho những người thích ăn nhẹ vào đêm muộn và một quầy bar cá nhân.

    Với những tiện nghi như vậy, mức giá sẽ rất cao: 20,000 bảng một đêm.

    Manor House Wing 1
    Manor House Wing có hành lang riêng và thang máy mạ vàng, giống như một khách sạn riêng biệt.

    Manor House Wing 1
    Phòng ngủ gồm 2 giường king-size.

    Manor House Wing 1
    Phòng ăn và nhà bếp vô cùng bề thế. Nhưng nếu làm biếng, bạn vẫn có thể gọi món ở khách sạn.

    Viethome (Theo My London)

  • Chị Lê Thị Hồng Vân, 29 tuổi, sống tại Berlin, Đức gặp trộm cướp khi đi du lịch ở Athens, Hy Lạp - nơi được mệnh danh là "xứ sở các vị thần"- vào ngày 17/6.

    "Tôi cùng bạn đang đi qua các con đường nhỏ và vắng vẻ từ thành cổ Acropolis, Athens về khách sạn. Mấy ngày hôm nay, tôi đọc nhiều tin tức về việc du khách bị cướp giật ở các thành phố châu Âu. Do đó, chúng tôi cũng rất ý thức để bảo vệ bản thân và cẩn thận tư trang", nữ điều dưỡng mở đầu cho câu chuyện của mình.

    moc tui o hy lap
    Vân đến Hy Lạp vào mùa hè năm nay để đón tuổi 29. Bức ảnh này được chụp ở thành cổ Acropolis, trước khi nữ du khách gặp sự cố. Ảnh: NVCC

    Vân và bạn ăn mặc đơn giản, không đeo túi hiệu hay đồng hồ xịn để tránh trở thành con mồi cho kẻ xấu. "Một phút lơ là bắt đầu từ đây. Vì đường vắng vẻ nên tôi và bạn dừng lại dưới một bóng râm để nghỉ ngơi. Lúc đó, gió đang rất mát", nữ du khách nhớ lại.

    Bất chợt cô ngoảnh lại và thấy phía sau hai người phụ nữ áp sát vào lưng, rồi họ quay ngược lại, thay vì tiếp tục đi thẳng. Linh cảm không lành, đường rộng thênh thang mà tự nhiên họ lại lao về phía mình, nên Vân kiểm tra lại balo đeo sau lưng. Khóa đã bị mở, điện thoại vẫn còn nhưng mất tiền. Vân không cất tiền trong ví, mà để trong một ngăn ở ở balo có kéo khóa.

    Tưởng là đã cất cẩn thận như thế, mà chỉ trong vài giây ngắn ngủi, kẻ móc túi đã có thể mở khóa balo, mở cả ngăn khóa nhỏ bên trong để lấy tiền. Tổng cộng, cô mất 150 euro. Điều may mắn là ngày cuối cùng tại Hy Lạp Vân mới gặp sự cố, khi đó cô cũng tiêu gần hết tiền mặt nên không bị mất nhiều.

    Sau đó nữ du khách chạy lại phía hai kẻ cô nghi là móc túi và hỏi lớn bằng tiếng Anh: "Này, xin lỗi, nhưng tiền của tôi đâu". Lúc này, Vân cũng kịp nhìn thấy một trong hai người phụ nữ nhét gì đó vào trong ngực. Người bạn đi cùng Vân lúc đó cũng chạy ra phía cô hỏi han. Hai kẻ trộm tỏ vẻ như không biết gì và hỏi Vân có ổn không. Lúc này, Vân đã trấn tĩnh lại. Sự bực bội lấn át cho những sợ hãi ban đầu. Cô hét lên: "Tôi không ổn. Tôi gọi cảnh sát đó". Tiếp theo, Vân bảo bạn báo cảnh sát. Bạn Vân lúc đó cũng giả bộ rút điện thoại và nói lớn: "Được, tôi sẽ gọi cảnh sát".

    Lúc này, kẻ móc túi vội lấy từ trong ngực ra thẻ Aufenthaltstitel (giấy phép cư trú tại Đức) của Vân để trả lại cô. Người phụ nữ thứ hai cũng đưa đủ lại 150 euro đã lấy. Vân nhớ lại cô rất sốc nhưng cũng cảm thấy may mắn. Vì nếu thật sự mất tấm thẻ này, cô sẽ gặp rất nhiều phiền phức trong việc xin cấp lại thẻ. "Thẻ này còn quan trọng hơn tiền", Vân nói. Trước khi tẩu thoát, hai kẻ móc túi còn nói: "Cẩn thận".

    Là người cùng chứng kiến sự việc, sau khi hai kẻ trộm rời đi, bạn của Vân mới quay sang nói thật may vì là trộm nữ. Vì nếu là một đám đông nam giới, chắc chắn mọi việc sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều. "Lúc đó tôi chỉ giơ điện thoại ra doạ là chính, vì lúc đó cả hai cũng không biết chính xác địa điểm nơi mình đang đứng để báo cảnh sát". Tuy nhiên Vân cũng cho biết nếu cần thiết cô sẽ hỏi những người đứng quanh đó về địa chỉ cụ thể để báo cảnh sát đến.

    Nhớ lại sự việc, Vân nói cô may mắn hơn rất nhiều du khách khác vì đã lấy lại được giấy tờ và tiền. "Lúc đối mặt với kẻ trộm, tôi cũng run lắm. May mắn là hai tên trộm hiền nên trả lại đồ. Nếu gặp phải kẻ dữ dằn hơn, lại đường vắng, chắc chúng còn tấn công tôi nữa", Vân nói.

    Vân cho biết cô chia sẻ chút kinh nghiệm của bản thân để mong mọi người cảnh giác hơn để chuyến đi là một quá trình tận hưởng những kỷ niệm đẹp, thay vì rước bực vào thân.

    Theo VnExpress

  • Bài viết do FB Thảo Brinkschulte tổng hợp dựa trên phóng sự "Wie Banden aus Rumänien europaweit auf Raubzug gehen - Die Mafia der Taschendiebe“ của đài RBB Fernsehen (Đức).

    Đã có khá nhiều bài viết về trải nghiệm bị mất cắp đồ ra sao và nên tránh thế nào rồi nên mình không nói nữa. Mình tập trung vào câu hỏi ''tại sao'' thôi.

    Các bạn hay bị mất cắp đồ đơn giản là vì ở đây có nhiều trộm cắp và họ rất giỏi, rất có tổ chức và làm việc này hàng chục năm nay rồi. Các bạn đi du lịch Châu Âu thì một năm một, hai lần thôi còn người làm nghề này mùa du lịch sáng nào họ cũng dậy đi làm thì làm sao các bạn cân lại được.

    nguyen nhan bi moc tui o chau au
    Du lịch châu Âu thường mất vui vì nạn móc túi. (Ảnh minh họa)

    Không chỉ có khách du lịch bị móc túi - tầm tháng 2 hàng năm ở Barcelona có một cái hội chợ về viễn thông rất lớn, tập trung toàn chuyên gia đầu ngành sáng cầm cặp đi hội chợ, tối cầm ví đi ăn với khách hàng - chồng mình rất hay bị móc túi dịp này, sương sương 10 năm bị móc túi 4-5 lần gì đó. Có lúc mất ví, có lúc mất cả cặp.

    Không chỉ có khách du lịch hay người đi công tác bị mất cắp, người bản địa cũng bị trộm đồ nha các bạn. Như thủ tướng Đức Merkel xách giỏ đi siêu thị, có vệ sĩ đi theo vẫn bị mất ví. Vậy các bạn đi du lịch không có vệ sĩ đi theo thì là miếng mồi quá ngon rồi, các bạn đeo cái túi 100K tiền Việt hay 100K tiền Euro thì cũng thế thôi. (À chị Đại Merkel hay đeo túi Longchamp Penelope giá tầm 700€ nhá)

    Ở Châu Âu có những vùng rất là nghèo, trẻ con lớn lên không đi học tử tế, cả gia đình theo nghề thì tầm 7-8 tuổi là đã được dạy đi móc túi rồi. Lúc thanh niên mới học nghề thì sẽ làm những việc như là chạy qua chạy lại, xô đẩy… làm khách phân tâm, làm được một thời gian thì sẽ được đào tạo để trực tiếp móc túi.

    Những người này cũng không hẳn là „dân nhập cư“ như nhiều người hay nói. Những người này làm việc theo mùa vụ, họ chưa chắc đã sống ở Đức, Pháp hay TBN, họ chỉ đến mùa thì đi làm thôi. Sáng 5h sáng đã dậy để vào thành phố rồi, chạy KPI 200-300€/1 người / ngày rồi còn oánh nhau tranh địa bàn nữa. Họ là dân móc túi chuyên nghiệp, họ giỏi hơn chúng ta nhiều. Chúng ta có ''10 điều lưu ý khi đi du lịch ở Châu Âu'' thì họ có ''100 điều chúng tớ biết thừa khi các bạn đi du lịch Châu Âu''.

    Những chuyện này là mình đọc phóng sự của đài RBB và dịch sơ cho các bạn biết chứ ko phải mình bịa ra nha. Bài phóng sự tên là "Wie Banden aus Rumänien europaweit auf Raubzug gehen - Die Mafia der Taschendiebe“ nếu các bạn muốn tham khảo.

    Kể chuyện vậy không phải là để các bạn sợ hãi hay gì, ý mình muốn nói là đi chơi thì cứ đi, ai thích mặc đồ đẹp cứ mặc, đeo túi cói hay túi Dior thì cứ đeo, còn mất cắp là hên xui. Đừng đổ tại mặc cái này cái nọ - không phải thế đâu ạ.

    Mình thấy cách đơn giản nhất để tránh bị mất đồ không phải là ăn mặc giản dị, mà là làm kẻ cắp mất thời gian. Mình hay mặc áo khoác có túi khoá kéo phía trong và để đồ quan trọng trong đó. Nhược điểm là hơi nặng hơi nóng.

    Một cách khác là đi những chỗ ít khách du lịch. Chồng mình đi Paris chắc 10 lần rồi nhưng vừa rồi đi với mình, anh ấy đã đến những nơi anh ấy chưa đến bao giờ. Mình hay tìm những địa điểm này bằng từ khoá ''hidden gems'' + tên thành phố muốn tới. Ở những chỗ thế này ít người, ít kẻ trộm, dễ chụp ảnh… nhưng nhược điểm chụp ảnh lên thì không ai biết mình check in ở đâu cả :)).

    Nguồn: FB Thảo Brinkschulte

  • Trung Nghĩa, sinh năm 1997, từng bị dàn cảnh trộm hết sạch tiền mặt khi đi du lịch Athens, Hy Lạp.

    Việc một du khách Việt bị cướp đồng hồ trị giá hơn 1,2 tỷ đồng khi đến Milan, khiến Trung Nghĩa, 25 tuổi, sống tại Hà Nội, nhớ về sự cố từng gặp trước đây. Anh cho biết đó là một kỷ niệm mà đến giờ mỗi lần nghĩ lại, vẫn thấy buồn.

    Năm 2019, Nghĩa cùng một người bạn đi du lịch ở Hy Lạp. Khi cả hai đang mải mê chụp ảnh, một người phụ nữ giả mang bầu tiếp cận xin tiền. Dù đã từ chối, người bạn của Nghĩa vẫn bị làm phiền. Họ còn nài nỉ với những lời rất thảm thiết. "Họ nói chúng tôi hãy nghĩ đến đứa bé trong bụng họ, và hứa hẹn sẽ chỉ cho hai du khách Việt đường đến một lễ hội thú vị đang tổ chức gần đó".

    bi trom cuop khi di du lich chau au 1
    Nghĩa tại Hy Lạp sau sự cố mất tiền. Ảnh: NVCC

    Nghĩa liền mở ví tìm xu lẻ đưa cho họ để tránh phiền phức mà không hề biết rằng, đây mới là lúc rắc rối bắt đầu. Khi mở ví, rất nhiều phụ nữ cũng có bầu ở đâu xuất hiện, vây quanh anh. Người sờ mặt, người cầm tay khiến anh phân tâm. Khung cảnh lúc đó rất hỗn loạn. Sau khi đưa cho người phụ nữ xin tiền ban đầu 2 euro, cả nhóm người đã bỏ đi. Nhưng sau đó, du khách Việt mới biết rằng mình đã bị móc sạch 400 euro mang theo người. "Đó là số tiền lớn với một sinh viên như tôi lúc đó", Nghĩa kể.

    Phước Tuấn, hướng dẫn viên người Việt 30 tuổi sống tại Nga, cho biết anh từng chứng kiến chuyện khách bị mất trộm điện thoại Vertu. Vị khách Việt Nam này là người khá tự tin do có kinh nghiệm đi nhiều nước và luôn miệng nói: "Không sợ ai, không cần phải đề phòng". Khi về đến khách sạn, họ mới ngỡ ngàng khi điện thoại Vertu trong túi quần đã bị mất lúc nào. Mặc dù đã báo cảnh sát, quá ít manh mối để tìm lại được đồ cho du khách này.

    Anh Nguyễn Tất Thịnh, sống tại CH Czech, cũng có trải nghiệm không vui khi đến Italy. Trước dịch, anh cùng một người bạn lái xe từ Đức sang Italy. Khi vào siêu thị mua đồ, xe của anh bị trộm cậy cửa lấy toàn bộ hành lý. Mất hộ chiếu, hai người phải đến cảnh sát khai báo.

    Anh Thịnh nhớ lại phòng tiếp công dân nước ngoài đến báo sự cố khi đó rất đông. Lần đầu đến, anh lúng túng không biết tìm ai. Người bạn đi cùng kéo tay anh, chỉ vào một cảnh sát vừa đi qua và nói: "Người này sẽ làm thủ tục cho anh em mình". Anh Thịnh nghe theo và được cảnh sát hỗ trợ giấy tờ để đi lại. Hỏi vì sao biết chính xác người sẽ giúp mình, người bạn cười cho hay "đã mất hộ chiếu 3 lần nên có kinh nghiệm".

    Chị Sunny Vo đi Metro ở Milano, thấy 1 anh đẹp trai cứ đứng ém sát vào cô gái phía trước. Lúc đầu cứ nghĩ họ là tình nhân của nhau. Đến lúc thấy anh đẹp trai từ từ thò tay vào túi cô gái (lúc đó có 1 phụ nữ mặc váy rộng từ phía sau tiến lên để hỗ trợ hắn), chị vội hét lên "Ơ... Ơ...Ơ...". Cô gái quay sang nhìn chị và người đàn ông cũng thụt tay lại. Hai kẻ này đi vội ra cửa để exit, còn chị thì vẫn đứng đơ người ra, không dám xuống tàu vì sợ bị bám theo.

    Một lần khác, chị Sunny Vo đeo túi nhỏ trước bụng, balo sau lưng đầy quần áo vì vừa sắm đồ về. Đi xuống cầu thang Metro chỗ Duomo thì có một người phụ nữ vượt qua mặt bỗng dưng bị ngã, chị đứng lại để giúp thì phía sau lưng có người mở balo mà chị không hay biết. May có 2 anh cảnh sát từ đâu xuất hiện và nói to " Dừng lại". Cảnh sát sau khi yêu cầu chị kiểm tra lại đồ đạc thì cho 2 kẻ này đi.

    Tại Venice, một người bạn của chị Sunny Vo bị va chạm hơi mạnh với 1 người khác, khi định thần lại thì túi không cánh mà bay. Kẻ trộm dùng cái gì đó cắt quai dây đeo rất nhanh gọn. Một bạn khác thì đang ra bến đón tàu, có anh mặc com lê đẹp trai chạy lại bảo: "Để tôi giúp bạn xách valy lên wasterbus, thế là ảnh mang đi luôn'.

    Kinh nghiệm 'xương máu' chống trộm cướp

    Sau sự cố trên, Nghĩa rút kinh nghiệm không mở ví ở giữa đường, không mang toàn bộ tiền mặt theo người. Nếu mang theo, anh chia nhỏ số tiền và cất ở nhiều nơi. Khi thấy bị làm phiền bởi những người đáng nghi, hãy nhanh chóng rời đi hoặc tạm bước vào một cửa hàng bất kỳ gần đó để "cắt đuôi" kẻ xấu, Nghĩa nói.

    Phước Tuấn thì cho rằng điều quan trọng nhất là bạn nên cẩn thận, không mang theo đồ đạc có giá trị khi ra ngoài. "Lý do muôn thuở luôn là chúng ta bất cẩn, hoặc cả tin, mải mê chụp ảnh và chủ quan. Vì vậy, tôi luôn khuyên khách khi đến nơi mới nên để hộ chiếu, giấy tờ quan trọng tại khách sạn. Nếu cần thiết thì nên mang theo bản sao giấy tờ thôi". Tuấn nói thêm, mọi người nên có túi trong hoặc ví đeo ngay trước ngực để đựng tiền, chìa khóa... "Tôi dẫn tour nhiều nhưng chưa từng bị mất gì. Có lẽ do tôi luôn cảnh giác, thận trọng và một phần có thể vì tôi ăn mặc đơn giản nên kẻ xấu ít quan tâm", hướng dẫn viên nói.

    Nguyễn Tất Thịnh cho biết không chỉ châu Âu mà bất kỳ quốc gia nào cũng luôn có người tốt, kẻ xấu. "Kẻ xấu thường nhằm vào balo, túi xách, ví... Do đó, bạn tránh cất tiền và đồ có giá trị trong đó. Balo cũng không nên đeo sau lưng, mà để trước ngực. Những nơi cần cảnh giác cao là Paris, Marseille (Pháp), Barcelona (Tây Ban Nha), Milan, Venice, Rome (Italy)...", anh Thịnh nhận định.

    Nếu du lịch bằng ôtô riêng, bạn không nên để đồ có giá trị trong xe khi đi vệ sinh, vào siêu thị... Nên mang theo cả những đồ đựng trong cốp xe vào khách sạn bởi kẻ xấu có thể cậy cốp.

    Các du khách trên đều nói rằng họ chia sẻ kinh nghiệm bản thân với mục đích giúp du khách nâng cao cảnh giác khi đi chơi, chứ không phải để "dọa". "Chúng tôi không muốn truyền năng lượng tiêu cực, hay khiến mọi người sợ hãi và dừng các chuyến đi. Nhiều người bạn của tôi là dân bản địa vẫn còn bị mất trộm nữa là du khách chúng ta.

    Khám phá thế giới là một điều tuyệt diệu, bạn hãy làm điều đó khi có cơ hội. Chỉ cần bạn cẩn thận một chút là được", Trung Nghĩa nói.

    Theo VnExpress

  • Cảnh sát Italy đã bắt được nghi phạm trong vụ cướp đồng hồ của du khách Việt Nam ở thành phố Milan.

    Theo Milan Today, nghi phạm là người đến từ Algeria, 28 tuổi. Tuy nhiên trước khi bị bắt, nghi phạm đã kịp đưa chiếc đồng hồ cho đồng phạm. Đồng phạm của người này hiện chưa bị bắt. Cảnh sát chưa công bố danh tính những người liên quan trong vụ việc.

    Truyền thông Italy cho biết vụ việc xảy ra đêm 12/6 khi du khách người Việt đi bộ trên đoạn đường Via Silvio Pellico, cách không xa quảng trường Piazza del Duomo.

    Du khách người Việt bị tấn công từ đằng sau. Hung thủ cướp đi chiếc đồng hồ hiệu Patek Philippe trị giá hơn 50,000 USD của nạn nhân.

    moc tui o milan 1
    Du khách người Việt bị cướp đồng hồ ở Milan. Ảnh: Milan Today

    Theo Newsbeezer, đây không phải vụ cướp đầu tiên xảy ra tại Italy sau khi nước này mở cửa trở lại với du khách quốc tế. Tuần trước, cảnh sát đã bắt giữ một người đàn ông 32 tuổi vì ăn trộm đồng hồ của một du khách. Chiếc đồng hồ bị đánh cắp cũng thuộc hiệu Patek Philippe.

    Một số người Việt sống tại châu Âu cho biết các vụ trộm cắp nhắm vào du khách là điều không hiếm. Vì vậy, du khách cần thận trọng, tránh phô trương những đồ vật giá trị cao tại nơi công cộng, bởi có nguy cơ trở thành con mồi cho tội phạm.

    Bên cạnh đó, du khách cũng được khuyến cáo hạn chế đi bộ trong đêm tại các khu vực an ninh phức tạp. "Mọi người không nên tới những nơi hoang vắng một mình, nếu vào ban đêm, cần phải đi theo nhóm. Du khách cũng không nên mặc quần áo quá đắt tiền bởi sẽ thu hút trộm cắp", Toni Pham, một Việt kiều Đức, cho biết.

    Chân dung 1 băng nhóm móc túi ở Paris

    moc tui o milan 1
    Du khách người Việt bị cướp đồng hồ ở Milan. Ảnh: Milan Today

    Du khách Nguyễn Anh Lukas cho biết: ''Đây là chân dung 1 băng nhóm móc túi trên tàu điện ngầm ở Paris. Thấy mình giơ điện thoại lên chụp nó cũng ăn miếng trả miếng bằng cách giơ ngón tay thối.

    Đặc điểm của tụi này là che chắn đánh lạc hướng hoặc bao vây con mồi móc túi xong rồi chuyền tay cho nhau nên dù có bắt được đứa móc nó cũng cãi bay vì không còn bằng chứng.

    Tụi này rất manh động sẵn sàng chửi bới cà khịa, nó có dám đánh hay không thì mình chưa từng thấy nên không khẳng định nhé. Nếu thấy 1 nhóm con gái đi 4 mặt mũi tương tự như thế này thì nên tránh đi tàu khác hoặc chuyển toa tàu nhé.

    Viethome tổng hợp

  • Du khách 57 tuổi bị cướp chiếc đồng hồ Patek Philippe khi đang đi gần khu vực quảng trường Piazza del Duomo vào đêm muộn.

    Sự việc xảy ra vào 23h30 ngày 12/6 (giờ địa phương). Tờ Milano Today đưa tin một du khách được xác định là người Việt Nam đang đi qua đoạn đường Via Silvio Pellico, cách quảng trường Piazza del Duomo một đoạn ngắn thì sự việc xảy ra. Nam du khách bị tấn công từ đằng sau và bị giật chiếc đồng hồ đeo tay trị giá 50,000 euro (hơn 1.2 tỷ đồng).

    polizia piazza duomo sera nott 9651 6830 1655173362 r 460x0
    Nhà thờ chính tòa Milano nằm trên quảng trường Piazza del Duomo, gần nơi xảy ra vụ cướp. Ảnh: Milano Today

    Kẻ cướp 28 tuổi, đến từ Algeria, đi cùng đồng bọn. Sau khi cướp, tên này đã bị cảnh sát bắt giữ dù cố gắng bỏ chạy. Tuy nhiên, trước đó hắn đã kịp chuyển chiếc đồng hồ cho đồng bọn.

    Cảnh sát Milano chưa công bố danh tính du khách Việt bị cướp. Người này cũng chưa lên tiếng sau vụ việc trên. Đây không phải là vụ cướp đầu tiên ở Italy sau khi đất nước này mở cửa đón khách quốc tế trở lại.

    Tuần trước, một người đàn ông 32 tuổi cũng bị cảnh sát bắt giữ vì có hành vi trộm đồng hồ của khách du lịch. Chiếc đồng hồ này cũng mang nhãn hiệu Patek Philippe.

    Sự việc này không chỉ khiến khách Việt đang du lịch mà nhiều Việt kiều sống tại châu Âu quan tâm. Anh Nguyễn Tất Thịnh, một Việt kiều tại CH Czech cho biết việc bị móc túi, mất trộm hoặc gặp cướp khi đi du lịch châu Âu khá phổ biến.

    Bản thân anh từng đến Italy nhiều lần trong suốt 20 năm qua. Dù có kinh nghiệm trong việc phòng chống kẻ xấu, anh cũng từng bị trộm vài lần.

    Do đó, theo anh du khách Việt khi đi du lịch nên để đồ giá trị tại khách sạn, hoặc không nên mang theo chuyến đi. Mọi người nên hạn chế khoe những món đồ có giá trị hay mặc quần áo sang trọng, đắt tiền. Vì đây là điều khiến bạn thu hút kẻ xấu và trở thành "con mồi" của chúng, thay vì khiến mình trở nên sang chảnh nơi trời Âu.

    1 6116 1655173362 r 460x0
    Anh Thịnh và vợ, chị Phương, trong chuyến du lịch Áo. Ảnh: NVCC

    Anh Toni Phạm, một Việt kiều Đức, thường xuyên lái xe đi khắp châu Âu cũng chia sẻ nên hạn chế đi lang thang vào đêm tối tại những khu vực phức tạp.

    "Tốt nhất, mọi người không nên đi một mình ở những nơi vắng vẻ, trời khuya và nên đi thành từng nhóm. Mọi người cũng không nên đeo những món đồ quá đắt tiền vì dễ làm mồi cho trộm cướp", anh nói.

    VnExpress (Theo Milano Today)

  • 4 chu s tren the len may bay 2

    Nếu mã "SSSS" xuất hiện trên thẻ lên máy bay, bạn có thể bị kiểm tra an ninh kỹ càng hơn.

    SSSS là viết tắt của cụm từ Secondary Security Screening Selection - Lựa chọn sàng lọc an ninh thứ cấp. Không phải bất kỳ tấm thẻ lên máy bay nào cũng xuất hiện mã trên.

    Người sở hữu thẻ có bốn chữ S đồng nghĩa với việc được lựa chọn để kiểm tra an ninh bổ sung. Nói một cách dễ hiểu, bạn sẽ được an ninh sân bay soi chiếu hành lý, đồ dùng cá nhân cẩn thận, kỹ càng hơn những vị khách khác. Vì vậy, đây là mã mà không vị khách nào muốn nó xuất hiện trên thẻ đi máy bay của mình.

    Du khách Stewart Jackson, đến từ London, Anh đã kể lại trải nghiệm sau khi phát hiện vé máy bay của anh có thêm 4 chữ S. Đó là khi anh có chuyến đi từ Anh đến New York, Mỹ, Sun đưa tin ngày 7/5.

    4 chu s tren the len may bay 2
    Thẻ lên máy bay của Stewart xuất hiện thêm mã SSSS. Ảnh: Sun

    "Tôi đã cố gắng check-in trực tuyến vào tối hôm trước. Nhưng trang web liên tục báo lỗi. Thời điểm đó, tôi không nghĩ nhiều và dự định hôm sau đến sân bay làm thủ tục", Jackson nhớ lại.

    Tại quầy làm thủ tục, khi nhân viên đi nhắc hành khách về việc thực hiện đầy đủ các yêu cầu về phòng chống dịch bệnh Covid-19, Stewart nói đến việc trang web hôm trước bị lỗi. Sau đó, anh được đưa đến bàn làm việc để kiểm tra thông tin chi tiết. Khi nhân viên xem hộ chiếu của Stewart, tim anh bắt đầu đập thình thịch. Nam du khách lo sợ có thể vé của mình gặp vấn đề, và có thể không được phép bay.

    "Nhân viên nhìn thấy sự hoảng sợ trong mắt tôi. Họ giải thích lý do không thể check-in online là vì tôi đã được lựa chọn để kiểm tra sàng lọc bổ sung", anh nói. Tuy nhiên, nhân viên trấn an Stewart và nói rằng điều này không có gì đáng lo ngại. Đây là một lựa chọn ngẫu nhiên. Và anh sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng hơn những hành khách khác trước khi rời London.

    Anh được dẫn đến một khu vực riêng. Tại đây, một hành khách khác cũng đang được kiểm tra. Nhân viên sân bay kiểm tra hành lý xách tay của Stewart cũng như soi túi quần, áo, yêu cầu anh cởi giày. Sau khi mọi thủ tục hoàn tất, anh được đưa lên máy bay và không bị trễ chuyến. Mọi chuyện diễn ra với Stewart nhẹ nhàng, và không hề đáng sợ như những gì anh đọc trên mạng trước đó.

    Các chuyên gia hàng không cho biết, ngoài việc kiểm tra giống Stewart, khách sở hữu bốn chữ S có thể được yêu cầu cung cấp thêm thông tin để chứng minh danh tính, cũng như trình kế hoạch đi du lịch. Việc kiểm tra liên quan đến mã SSSS chủ yếu diễn ra với các chuyến bay quốc tế đến và đi từ Mỹ.

    VnExpress (theo The Sun)

  • gia khach san qua dat do 1

    Đưa cả gia đình đi nghỉ lễ là một bài tập tốn kém, nhưng một bà mẹ ở Sydney đã thất kinh khi một khách sạn 9 đêm ở Queensland (Australia) báo giá gần bằng tiền đặt cọc mua nhà.

    Người mẹ đã được báo giá hơn 90,000 AUD cho 9 đêm tại Mantra Circle on Cavill ở GoldCoast, một mức giá mà cô nghĩ chắc chắn đó phải là một lỗi kỹ thuật.

    "Điều này thật nực cười," cô viết, cùng với một ảnh chụp màn hình của khách sạn. "Tôi phải chia sẽ, chắc chắn đây là lỗi hệ thống''.

    Người ta tin rằng giá đã được báo trên Booking.com. Ảnh chụp màn hình cho thấy tổng cộng 90,711 AUD tại khách sạn cho hai người lớn và hai trẻ em.

    Không rõ ngày tháng mà người phụ nữ đang cố gắng đặt phòng hay độ tuổi của những đứa trẻ.

    gia khach san qua dat do 1
    Chi tiết báo giá trên Booking.

    Một số người dùng tin rằng giá này hẳn là sai, một số khác chụp ảnh màn hình của các khách sạn khác từ Wotif.com cho thấy giá khoảng 30,000 AUD cho kỳ nghỉ mười ngày.

    "Đây hẳn là lỗi hệ thống," một người bình luận dưới bài đăng trên nhóm Facebook cá nhân. "Giá sẽ vào khoảng 6,000 đô la Úc cho chín đêm qua Giáng sinh." Một người dùng tuyên bố: "Chắc là do nhầm lẫn".

    "Nếu đây là đặt phòng trong thời điểm Giáng sinh thì giá rẻ nhất là 30,000 đô la," một người khác nói. "Tôi thà tiêu tiền của mình ở New South Wales."

    "Các phòng trong căn hộ đó tốt hơn hết nên lát bằng vàng và đá cẩm thạch từ sàn nhà lên tới nóc," một người khác nói đùa. "Và một quản gia / người trông trẻ / đầu bếp nữa!" ai đó phụ họa.

    Nhìn vào Mantra trên trang web của Cavill cho thấy mức giá rẻ hơn đáng kể. Giá rẻ nhất cho kỳ nghỉ 9 đêm trong dịp Giáng sinh là $ 5,738, trong khi căn hộ spa 3 phòng ngủ sang trọng nhìn ra biển là $ 12,233.

    Mặt khác, giá của Palazzo Versace 5 sao lại khá chính xác với ảnh chụp màn hình được chia sẻ trên trang Facebook. Một căn hộ 3 phòng ngủ sẽ khiến bạn mất khoảng 33,000 đô la trong 10 ngày sau Giáng sinh.

    gia khach san qua dat do 1
    Giá maximum thực tế chỉ vào khoảng 30,000 AUD.

    Một kỳ nghỉ ở Queensland hiện đã chính thức đến sau khi Thủ hiến Annastacia Palaszczuk thông báo các đường biên giới sẽ mở cửa trở lại sớm hơn dự kiến ​​khi bang này gần đạt mốc tiêm chủng 80%.

    Bà Palaszczuk cho biết chính phủ hiểu tầm quan trọng của mọi người để được đoàn tụ với gia đình trong dịp Giáng sinh, đồng thời cho biết đây sẽ là "thời điểm rất, rất đặc biệt trong năm."

    Các biên giới đã mở cửa trở lại từ 1 giờ sáng (giờ Queensland) Thứ Hai ngày 13 tháng 12. Những người đã được tiêm phòng đầy đủ sẽ vẫn phải cung cấp xét nghiệm Covid âm tính 72 giờ trước khi vào Queensland và có thể đến tiểu bang bằng đường bộ hoặc đường hàng không. Những người không được tiêm phòng đầy đủ sẽ phải cách ly trong 14 ngày và chỉ có thể nhập cảnh bằng máy bay.

    Baouc (theo Yahoo News)

  • Chủ tịch Quốc hội Maldives Mohamed Nasheed xin lỗi nữ du khách Anh bị tạm giữ chỉ vì cô mặc bikini.

    Nữ du khách Anh Cecilia Jastrzembska. Ảnh chụp màn hình Daily Mail

    Tờ The Guardian ngày 12.2 đưa tin Chủ tịch Quốc hội Maldives Mohamed Nasheed xin lỗi nữ du khách Anh Cecilia Jastrzembska (26 tuổi), người bị cảnh sát còng tay và tạm giữ suốt 2 giờ vì mặc bikini tại đảo quốc Hồi giáo Nam Á này.

    “Sự việc tại Maafushi khi 4 nhân viên của chúng tôi khống chế một nữ du khách dường như đã được xử lý một cách rất tệ. Tôi xin lỗi du khách và công chúng vì điều này”, ông Nasheed nói và cho biết vụ việc đang được điều tra.

    Cảnh sát bắt giữ Jastrzembska vì mặc bikini ra đường. Ảnh chụp màn hình Daily Mail

    Maldives là quần đảo ở Ấn Độ Dương có nguồn thu lớn từ du lịch và là điểm đến quen thuộc của nhiều người nổi tiếng và những cặp đôi hưởng tuần trăng mật.

    Đảo quốc này từng chỉ cho phép du khách đến các đảo nghỉ dưỡng tách biệt khỏi các khu dân cư nhưng trong vài năm gần đây đã cho phép du khách đến các đảo có người địa phương. Tuy nhiên, du khách chỉ được mặc đồ tắm như bikini bên trong các khu nghỉ dưỡng và cần mặc kín đáo hơn khi ra bên ngoài.

    Cảnh sát cho biết Jastrzembska đi bộ trên một tuyến đường chính trên đảo Maafushi trong trang phục “không phù hợp”, say xỉn và ngang ngược nên bị tạm giữ sau khi từ chối che đậy cơ thể.

    Đoạn phim trên mạng xã hội cho thấy 3 người đàn ông cố khống chế nữ du khách mặc bikini, trong khi người thứ 4 cố gắng lấy khăng choàng cô ta lại. Du khách này khi đó hét lên “các người đang bạo hành tình dục tôi”.

    Nữ du khách sau đó đã rời Maldives nhưng ông Nasheed bày tỏ hy vọng rằng cơ quan du lịch sẽ mời cô quay lại.

    Cảnh sát Maldives cũng xin lỗi và điều tra vụ việc, đồng thời kêu gọi du khách tôn trọng “những điều nhạy cảm về văn hóa và quy định địa phương”.

    Một số người địa phương chỉ trích hành vi của nữ du khách sau khi các đoạn video khác đăng lên mạng xã hội cho thấy cô còn giật kính râm của cảnh sát trong khi giằng co. Trong khi đó, cựu Ngoại trưởng Maldives Dunya Maumoon chỉ trích cả cảnh sát lẫn nữ du khách mặc bikini trên.

    Theo Thanh Niên