• Tại Canada, ngày 20/11 năm nay đã xảy ra vụ việc gây chú ý liên quan đến hệ thống định vị GPS, câu chuyện liên quan đến thanh niên 29 tuổi người gốc Hoa, khi anh này chạy xe đi làm tại một vùng khác đã quá tin tưởng vào chỉ dẫn GPS, hệ quả anh bị dẫn vào mắc kẹt tại một khu vực hoang vu, cuối cùng bị chết vì đói và lạnh. Sau vụ việc, cảnh sát đã nhắc nhở mọi người khi lái xe không nên quá tin vào GPS, hãy chú ý nhiều hơn đến biển báo đường, đặc biệt là vào mùa đông.


    Ảnh minh họa

    Theo trung tâm thông tin CTV ở Quebec tại Canada, Sở Cảnh sát Quebec xác nhận, người đàn ông gốc Hoa 29 tuổi bị mất tích khi lái xe đi làm vào ngày 20/11 cuối cùng đã được tìm thấy vào ngày 28/11, nhưng không may đã thiệt mạng. Nhà chức trách cho rằng sau khi anh ta bị lạc đường vì thời tiết bao phủ tuyết dày đặc, sau đó xe đã bị mắc kẹt trong tuyết, khi ra khỏi xe tìm kiếm giúp đỡ nhưng không thể tìm được cứu hộ nên đã thiệt mạng vì đói và lạnh.

    Cảnh sát cho biết người đàn ông 29 tuổi họ Hà này là một y tá trong bệnh viện. Theo cơ quan truyền thông tiếng Trung RCI đưa tin, gia đình anh Hà sống ở Brossard, trên bờ biển phía nam Montreal, trước khi mất tích anh làm việc tại bệnh viện ở khu Nemaska thuộc tây bắc Quebec.

    Khu cộng đồng này cách Montreal hơn ngàn cây số. Sau khi anh mất tích, gia đình anh cho biết đây là chuyến đi thứ ba của anh đến miền bắc Quebec, anh không xa lạ gì với con đường này.

    Thông tin cho biết, anh Hà nằm trong vòng quan sát lần cuối vào ngày 20 tháng trước khi anh chạy chiếc xe bán tải Nissan màu đen đến trạm xăng trên tuyến đường 117 thuộc Louvicourt để tiếp nhiên liệu cho chiếc xe.

    Sau đó cảnh sát đã ra thông báo tìm người, thông báo còn đưa ra hình ảnh của anh tại trạm xăng, hy vọng rằng các nhân chứng sẽ cung cấp thêm thông tin.

    Sau khi anh Hà được thông báo mất tích vào ngày 20/11, theo RCI, cảnh sát Quebec đã điều động một máy bay trực thăng, còn cộng đồng địa phương cũng tham gia tìm kiếm. Khi đó người nhà anh Hà cho biết, hy vọng có thể tìm thấy anh tại khu săn bắn gần đó, mong sao anh Hà sẽ tìm được thức ăn ở đó.

    Ngày 25/11, cuối cùng cảnh sát đã tìm thấy chiếc xe bán tải Nissan màu đen của anh Hà trên một con đường tại nơi hẻo lánh, phát hiện chiếc xe bị kẹt trên một cây cầu nhưng không thấy người ở trên xe.

    Cho đến ngày 28/11, cuối cùng các nhân viên tìm kiếm và cứu hộ đã tìm thấy thi thể anh Hà trong rừng, cách nơi chiếc xe Nissan màu đen khoảng 15 cây số.

    Cảnh sát nghi ngờ rằng có lẽ anh Hà đã chạy xe đến đây theo hướng dẫn của GPS, có lẽ sau khi xe bị mắc kẹt, anh ra khỏi xe để nhờ giúp đỡ nhưng bị lạc đường, cuối cùng thiệt mạng vì lạnh và đói.

    Thông tin cũng biết, vào thứ Bảy vừa qua (30/11), một chiếc xe tải giao hàng khác cũng bị kẹt trên một con đường đất trong rừng, là con đường nơi anh Hà bị mắc kẹt cách đó 10 ngày. Nhưng thật may, công ty vận tải phát hiện ra rằng chiếc xe tải đã không đến đích đúng giờ và báo cho cảnh sát.

    Ngày hôm sau (1/12) cảnh sát tìm thấy chiếc xe tải bị mắc kẹt, khi đó lái xe còn ở lại trong xe. Người lái xe cho biết anh vào con đường theo hướng dẫn của GPS.

    Thông qua Google Maps cho thấy, con đường này thực sự là tuyến đường gần nhất cho tài xế xe tải đến điểm đến của anh, nhưng vì mùa đông người ta không dọn tuyết tại con đường này, cũng không có dịch vụ bảo vệ. Trong mùa đông, nếu lái xe chỉ nhất nhất theo hướng dẫn của GPS thì khả năng bị chỉ dẫn vào vùng tuyết và bị mắc kẹt.

    Sở Giao thông Vận tải Quebec nhắc nhở các tài xế không nên quá tin tưởng GPS, hãy chú ý đến các biển báo đường, đặc biệt là vào mùa đông.

    Theo trithucvn

  • Nhà hàng Rome (Italy) gặp phải làn sóng phản đối của khách du lịch sau khi tờ hóa đơn 470 USD được lan truyền trên mạng xã hội.

    Một nhà hàng ở Rome gây nên làn sóng phẫn nộ khi 2 khách du lịch đến từ Nhật Bản tuyên bố họ đã bị ‘chém’ với hóa đơn trị giá  470 USD cho hai đĩa mì spaghetti, cá và nước uống.

    Bức ảnh chụp tờ hóa đơn ‘khủng’ này của nhà hàng Antico Caffè di Marte (Rome) đã được đăng tải trên Facebook vào đầu tháng 9/2019 vừa qua.

    Hóa đơn của 2 du khách Nhật. Ảnh: TripAdvisor

    Một số thực khách khác lên tiếng tố, họ cũng từng là nạn nhân của nhà hàng này.

    Bùi Minh Ngọc, người Việt Nam sống ở Đức, là một trong số nhiều người đã kể lại những trải nghiệm tương tự trên Tripadvisor, website đánh giá các dịch vụ du lịch.

    Cùng với ba người bạn khác, Minh Ngọc đang ăn trưa tại Antico Caffè vào ngày 27/8 thì người phục vụ gợi ý món ăn "hải sản - cá trộn" từ thực đơn, với mức giá 6,5 euro (hơn 160 nghìn đồng)/100 gram.

    ‘Chúng tôi đồng ý vì 6,5 euro không phải khoản tiền quá lớn để ăn thử một món cá theo lời giới thiệu. Nhưng họ lại mang ra một đĩa cá lẫn lộn khoảng 2 kg. Chúng tôi khá bất ngờ khi thấy đĩa cá vì không nghĩ '100 gr' lại nhiều đến thế’, Ngọc nói.

    Số hải sản Minh Ngọc và bạn được nhà hàng phục vụ.
    Hóa đơn Minh Ngọc và bạn phải chi trả cho nhà hàng. Ảnh: Bùi Minh Ngọc

    Nhưng đó là ngày cuối cùng của họ ở Ý nên Minh Ngọc đã tự nhủ đây không phải là vấn đề quá lớn và cũng không muốn gây thêm rắc rối, phiền phức.

    Nhưng khi một người bạn của Minh Ngọc lấy hóa đơn, anh được yêu cầu trả tiền cho 4,8 kg hải sản với giá 315 euro, cộng thêm 40 euro phí dịch vụ và 40 euro tiền tip (tổng hơn 10 triệu đồng).

    ‘Anh ấy phàn nàn rằng một bữa ăn không thể đắt như vậy và không đồng ý trả phí dịch vụ và tip. Nhưng họ nói với bạn tôi rằng, dịch vụ và tiền boa là quy tắc và chúng tôi đã ăn rất nhiều’, Minh Ngọc kể lại.

    Phát hiện ra tờ hóa đơn vô lý trên, Minh Ngọc đề nghị với bạn mình quay lại nhà hàng để phàn nàn.

    ‘Khi trở lại, tôi đã yêu cầu người đàn ông phục vụ chúng tôi đặt 4,8 kg hải sản trộn vào đĩa đó. Bởi vì tôi tin chắc rằng điều đó là không thể và họ không thể làm được. Đúng như tôi nghĩ, họ không thể làm được và từ chối làm với lý do họ không có thời gian’, cô nói.

    Minh Ngọc báo cáo vụ việc với cảnh sát, nhưng chính quyền nói rằng họ nên gọi trước khi thanh toán.

    Trước những lùm xùm này, nhà hàng Antico Caffè di Marte phản hồi về chỉ trích của các du khách Nhật: ‘Những cô gái Nhật đã gọi không chỉ mỳ spaghetti mà còn cả cá nữa. Mặt khác, cá của chúng tôi rất tươi, khách hàng chọn cá tại quầy, chúng tôi cân rồi mới chế biến’.

    Còn về chuyện tiền tip, chủ nhà hàng cho biết, đó là tự nguyện và khách hàng có thể chọn tip giữa 10% và 20% trên tổng hóa đơn.

    Theo Vietnamnet

  • Một người phụ nữ Mỹ đã báo với cảnh sát sau khi nhìn thấy “vật lạ” ở trong xe của ông bố này quá giống với khẩu súng cỡ lớn.

    Có rất nhiều chuyện bi hài từng diễn ra khi các bậc phụ huynh đi du lịch nước ngoài, đôi khi là vì lần đầu lơ ngơ không biết gì, nhưng cũng có thể là bị hiểu nhầm cười ra nước mắt như câu chuyện để đời mà cô nàng có FB tên Shellydoo Yaj vừa chia sẻ, hot rần rần trên MXH.

    "Bố em vừa bay từ Việt Nam qua thăm em mọi người ạ, ông mang theo ít áo quần với một cây kèn và mọi chuyện bắt đầu từ đây.

    Vì bố mới qua lần đầu nên em chở bố định đi mua ít áo quần với đồ dùng cá nhân. Em vừa đi vào cửa hàng mua ít đồ còn bố ngồi trong xe chờ. 20 phút sau đột nhiên nhiều сảnh sát xuất hiện, yêu cầu khách mua sắm ở yên trong tiệm để bên ngoài họ xử lý một "nhân vật nguy hiểm" có mang ѕúng. Em mới gọi cho bố, bảo bố ở yên trong xe nhé vì có biến, bên này ѕúng ống với khủng bố nhiều nguy hiểm lắm.


    Ông bố người Việt bị cảnh sát Mỹ bắt nhầm vì tưởng chiếc kèn (khèn) mà ông mang theo là súng.

    Mọi người tin không, ai ngờ "nhân vật nguy hiểm" ấy chính là bố em! Cảnh sát nhanh chóng gô cổ ông ấy và tịch thu cây kèn mà họ tưởng là súng, ông chỉ ú ớ kêu được vài tiếng H'Mông mà cảnh sát bên đây không ai hiểu.

    Sau 15 phút kiểm tra soi xét, сảnh sát nhận ra không phải ѕúng nên cho tất cả được ra ngoài, rồi họ bảo với em là có một phụ nữ da trắng báo rằng bố em mang ѕúng to trong xe. Thật ra đó chỉ là cây kèn lô sanh (khèn) của dân tộc H'Mông thôi. Cảnh sát ngay lúc đó đã xin lỗi vì hiểu lầm này, còn bố em bực mình lắm nên mắng họ như súng liên thanh, cơ mà chẳng ai hiểu gì, em dịch cho họ là bố tôi đang khen các bạn này nọ nên họ vui lắm, bắt tay cười nói rồi chụp ảnh các kiểu, cười đau bụng".

    Quả thực, câu chuyện trên đúng là bi hài. Nhìn kỹ thì chiếc khèn dân tộc có giống súng đâu nhỉ? Hơn nữa, trông nó khá cồng kềnh, chẳng ai có thể vác món đồ giống súng đi nghênh ngang giữa đường mà hồn nhiên như ông bố kia được.

    Cư dân mạng cũng tranh cãi khá ồn ào vì cho rằng cô gái đọc sai tên nhạc cụ, phải là "khèn" chứ không phải "kèn". Theo Wikipedia, món nhạc cụ trong bức ảnh ông bố chụp lại được gọi là khèn, hoặc kềnh H'Mông, chứ không gọi là kèn. Đọc kỹ lại thì cô gái ấy cũng đã chú thích rằng cái kèn ấy còn được gọi là khèn, có gì nghiêm trọng đâu mà phải căng!


    Cư dân mạng bàn tán rôm rả quanh mẩu chuyện hài hước của cô gái Việt kiều.

    Sau khi đọc câu chuyện của Shellydoo Yaj, rất nhiều người cảm thấy ngạc nhiên, cả vui mừng nữa vì may mà bố của cô ấy không bị cảnh sát bắt thật.

    "Chẳng hiểu sao người nước ngoài có thể nhìn nhầm chiếc khèn thành súng được nhỉ?".

    "Nhạc cụ dân tộc của người ta lại kêu là súng, quỳ, chắc xem phim hành động nhiều quá".

    "Khổ thân mấy anh cảnh sát, chắc giật mình nghĩ ông Việt Nam này liều thật".

    "Cẩn thận thế là tốt, nhưng báo cảnh sát vì nhầm súng với nhạc cụ dân tộc thì bó tay thật".

    "May mà cảnh sát họ thân thiện đấy, còn chụp ảnh kỉ niệm nữa, dễ thương ghê".

    Tuy chỉ là một câu chuyện vui về trải nghiệm nhớ đời khi lần đầu sang Mỹ của ông bố người Việt, song cũng là kinh nghiệm quý báu dành cho tất cả mọi người khi đi du lịch nước ngoài. Không phải ở đâu cảnh sát cũng xử lý nhẹ nhàng như tình huống trên, nên dù đi bất cứ nơi nào cũng cần chú ý tới đồ đạc mang theo người, tốt nhất không nên cầm những vật dụng gây nguy hiểm, có hình dạng giống vũ khí.

    Đặc biệt là mọi người phải tham khảo kỹ lưỡng quy định của các hãng hàng không, quy định của quốc gia mà mình ghé thăm về những loại đồ đạc, thực phẩm không được mang vào nhập cảnh, tránh trường hợp đáng tiếc như cô gái người Việt bị bắt ở Nhật vì mang trứng vịt lộn với nem chua nhé!

    Viethome (theo Helino)

  • Khi đi du lịch nước ngoài, du khách hãy lưu ý những trò lừa đảo dưới đây vì chúng có thể khiến cả chuyến đi của bạn trở thành thảm họa.

    Lừa đảo tại sân bay

    Các bạn nên biết, ngay tại điểm khởi hành hoặc kết thúc cho chuyến hành trình, bạn có thể đã trở thành nạn nhân của những trò lừa đảo tinh vi nếu không tỉnh táo.

    Theo đó, hãy tránh cầm giùm, trông giùm hành lý của người lạ và hãy để mắt tới hành lý của mình, tuyệt đối không được lơ là. Những ai mang hành lý xách tay hoặc kí gửi, có hai ba túi nhỏ bên ngoài càng cần phải cẩn thận, bởi vì trong lúc bạnvừa quay đi đâu đó, kẻ ác đã kịp nhét đồ vào trong hành lý của bạn.

    Hoặc kẻ ác có thể lấy cắp đồ của bạn khi đi qua cửa an ninh và máy dò. Những kẻ này sẽ mang theo vật dụng nhằm cố tình làm cho máy dò kim loại báo động.

    Và trong lúc nhân viên sân bay chặn kẻ này lại để rà soát, hành lý của bạn đã kịp di chuyển qua máy dò và bạn bị kẹt lại.

    Ngay tại đầu bên kia, đồng bọn của chúng đã kịp thó mất một số vật dụng quý giá của bạn mà ngay cả nhân viên an ninh cũng không kịp để mắt đến. Phương pháp duy nhất để tránh việc đáng tiếc xảy ra là, người đi đâu, của theo đó. 

    Taxi, Taxi và Taxi

    Sử dụng hình thức di chuyển bằng taxi là một trong những chiêu lừa đảo phổ biến nhất mà các du khách mắc phải.

    Không phải là tài xế lái taxi ở đâu cũng xấu. Nhưng dựa trên thực tế có rất nhiều du khách bị trả hớ, bị lừa đảo khi đi taxi. Do đó, để tránh có ấn tượng xấu với nhóm tài xế taxi, bạn cần phải tỉnh táo tuyệt đối vậy. 

    Theo đó, bạn cần quan sát đồng hồ tính tiền và khoảng cách mà taxi di chuyển từ điểm xuất phát tới điểm đến.

    Bạn có thể sử dụng Google map, kiểm tra trước quãng đường cần đi là bao xa, quan sát xem tài xế có đi đúng hướng bạn cần đi hay họ đang vòng vèo khắp thành phố, hòng tính tiền thật đắt.

    Nếu taxi không sử dụng đồng hồ tính km mà chỉ dựa vào thỏa thuận miệng, hoặc thậm chí là tài xế bảo rằng đồng hồ hư rồi, bạn cần thiết phải hỏi cụ thể giá tiền trước khi lên xe.

    Nếu dịch vụ Uber có tại thành phố, bạn có thể sử dụng Uber nếu bất an về dịch vụ taxi truyền thống.

    Free Wi-fi

    Các du khách thường gặp vấn đề trong việc kết nối mạng internet khi đến một đất nước xa lạ. Và điều mà bạn có thể làm khi vừa đặt chân đến sân bay là tấp vào một quầy bán sim điện thoại trong sân bay, để hỏi thông tin và mua ngay nếu có thể.

    Nếu muốn tiết kiệm tiền bằng cách tranh thủ sử dụng wifi miễn phí tại những địa điểm công cộng, bạn cần phải hiểu rằng rủi ro cũng sẽ khôn lường. 

    Ngoài các  hệ thống wifi trong khách sạn, nhà hàng, hoặc một địa điểm cụ thể nào đó, ít nhiều bạn có thể tin tưởng được, còn lại khi sử dụng bất kì một wifi miễn phí nào đó không rõ danh tín, bạn có khả năng sẽ bị đánh cắp password và thông tin các tài khoản mà quý vị lưu trên điện thoại. Do đó, hãy chú ý vấn đề này khi đi du lịch nhé.

    Menu không để giá

    Khi quyết định dừng chân tại một nhà hàng bất kì trong khu vực để nghỉ ngơi và ăn uống, bạn mở thực đơn ra, không có một món nào được kê giá cụ thể.

    Điều bạn cần làm lúc này là bước nhanh ra khỏi nhà hàng hoặc quán ăn mà không cần ngần ngại.

    Tại hầu hết các quốc gia, khi kinh doanh ngành dịch vụ, nhà hàng mà không có giá niêm yết cho tất cả sản phẩm của mình, được xem là hành động bất hợp pháp. 

    Thế nên cho dù đó là một quán ăn nhỏ lề đường, bạn cũng có quyền hỏi giá trước khi gọi món. Tuyệt đối không kêu đại thức ăn ra rồi sau đó  ngậm ngùi móc hầu bao trả một cái ‘bill’ khổng lồ chẳng biết từ đâu ra.

    Cẩn thận đám đông và đặc biệt những người bận đồ lịch sự

    Bạn hãy nhớ những người ăn bận chỉnh tề và lịch sự nhất lại có thể là những tay móc túi điêu luyện nhất. Chuyện này thường xảy ra ở những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Ý, tại Pháp.

    Những kẻ này sẽ lợi dụng tình huống đông đúc để móc túi du khách, thậm chí giựt giỏ xách giữa  ban ngày ban mặt. 

    Việc duy nhất bạn có thể làm là bận quần áo có túi bên trong và có khóa kéo. Không gom tiền thành một cục mà phải chia nhỏ ra để ở những túi khác nhau một cách cẩn thận.

    Vấn đề với tiền nước ngoài

    Sử dụng đơn vị tiền tệ hoàn toàn khác biệt đã là một khó khăn, điều kinh khủng thứ hai là bạn không rõ mặt bằng chung giá thành các sản phẩm ở nước ngoài, thế nên người bán có thể lợi dụng điểm yếu đó để treo một cái giá bất ngờ cho món đồ mà bạn mua, hoặc trả thiếu tiền thừa, thậm chí là cầm luôn tiền của bạn nếu lỡ bạn đưa sai tờ có mệnh giá cao hơn hẳn.

    Những trường hợp bạn quẹt thẻ lại càng phải cẩn thận kiểm tra thông tin kĩ càng, số tiền cần phải quẹt là bao nhiêu, không cho phép nhân viên cửa hàng cầm thẻ của bạn đi nơi khác, mọi thanh toán phải diễn ra trước mặt của bạn.

    Cách tốt nhất để tránh trường hợp xấu nhất xảy ra, trước khi bắt đầu chuyến đi của mình, bạn cần báo với ngân hàng nơi cấp thẻ cho bạn về chuyến đi, để họ có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

    Hãy nắm rõ những điều trên để chuyến du lịch của bạn và người thân hoàn hảo nhất nhé.

    Viethome sưu tầm

  • Khách du lịch Anh ở châu Âu vào mùa hè này nên cảnh giác với tiền giấy euro có mệnh giá cao do một số cửa hàng và doanh nghiệp sẽ không chấp nhận chúng.

    Tờ tiền  €100 và €200 mới với các tính năng bảo mật nâng cao sẽ được tung ra thị trường trong tuần này. Nhưng có những lo ngại rằng người tiêu dùng Anh có thể phải trả thêm phí để đổi các tờ tiền lớn hơn trở lại bảng Anh.

    Ngoài ra, một số khu nghỉ mát, quán bar và nhà hàng không chấp nhận tờ €200, theo trang web so sánh tiền du lịch CompareHolidayMoney.com.

    Peter Rudin-Burgess quản lý trang web, cho biết: "Nếu người tiêu dùng có một tờ 200 euro trong ví của họ vào mùa hè này, tốt nhất họ nên sử dụng nó trong khi ở châu Âu để tránh bị tính phí đổi nó trở lại bảng Anh khi quay về Anh.

    Một số doanh nghiệp nhỏ hơn ở châu Âu sẽ không chấp nhận đồng tiền mệnh giá lớn. Chúng tôi đã liên hệ với một số khu nghỉ mát, khách sạn và nhà hàng ở châu Âu và thấy rằng 40% trong số họ không chấp nhận tờ tiền lớn hơn €100. Chúng tôi khuyên bạn nên kiểm tra trước để xác nhận xem các tờ tiền lớn hơn có được chấp nhận hay không. "

    Các loại tờ tiền mới đã được cập nhật các tính năng bảo mật như logo nổi in chìm trở nên rõ ràng hơn dưới ánh sáng trực tiếp và được chế tạo để có độ bền cao hơn các tờ tiền trước đó. Chúng được làm từ sợi bông và có cùng chiều rộng với tờ €50, thuận tiện cho việc cầm nắm hơn.

    Trong quá khứ, đã từng có nhiều rắc rối với tiền giấy mệnh giá cao. Năm 2016, Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết họ sẽ không còn sản xuất tờ €500  vì liên quan đến tội phạm. Vương quốc Anh đã yêu cầu các ngân hàng ngừng sử dụng loại tiền giấy này vào năm 2010 sau khi nghiên cứu cho thấy chúng rất phổ biến trong giới khủng bố, rửa tiền và buôn bán ma túy.

    Tờ €500 được đặt biệt danh là tờ "Bin Laden", và được những kẻ tội phạm đánh giá cao đến mức nó thậm chí được giao dịch với giá trị cao hơn mệnh giá của nó.

    Tờ tiền €100 và €200 cũ sẽ tiếp tục được giao dịch hợp pháp song song với tiền mới.

    VietHome (Theo Guardian)

  • Một quán café ở Rome đã bắt khách hàng trả đến 70 bảng chỉ cho hai chiếc burger và 3 tách cà phê.

    Một tờ hóa đơn của quán Caffe Vaticano, gần Vatican, đã được chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội và vị khách cũng chia sẻ về cảm giác bực bội của cô với số tiền trong hóa đơn.

    Nó cho thấy chi phí bữa ăn là 81 euro bao gồm cả phí dịch vụ, với hai chiếc bánh mì kẹp thịt có giá 25 euro mỗi chiếc và cà phê có giá tám euro mỗi tách.

    Chia sẻ với những khách hàng tiềm năng khác ở thủ đô của Ý, cô đưa ra lời khuyên: “Hãy bỏ qua nó và tìm một nơi khác để ăn gần Vatican. Có rất nhiều nhà hàng khác!

    Cô cho biết giá không được niêm yết công khai, vì vậy cô đã vô cùng bất ngờ khi hóa đơn được mang đến bàn của họ.

    “Không hiểu làm thế nào mà họ vẫn mở cửa được với mức giá ấy,” cô nói thêm.

    Những người khác bình luận về mức giá cao trong khi một số người cho rằng nên có quy định để tránh việc tính giá như vậy cho khách du lịch.

    Nhà hàng kể trên có xếp hạng trên Tripadvisor là 1,5 sao.

    VietHome (Theo Evening Standard)

  • cuop tui dior 1

    Phương Oanh không nghĩ là mình vừa gặp cướp vì mọi chuyện xảy ra quá nhanh, nhờ một cơ may nên tài sản được bình an vô sự trước tên trộm “cao tay”.

    Trong hội nhóm du lịch châu Âu hơn 350k thành viên, bài đăng mới nhất của tài khoản Nguyễn Ngọc Phương Oanh được quan tâm với chia sẻ liên quan đến lần gặp “cướp hụt” túi xách Dior trị giá hơn 113 triệu đồng. Phương Oanh cho biết vụ việc xảy ra trong chuyến du lịch châu Âu cuối tháng 5 vừa xong, lúc đó cô cùng chồng đang có mặt tại Venice.

    Được cảnh báo từ trước về tình trạng trộm cướp khách du lịch ở Paris, Milan trước đó nên Oanh và chồng đều đề cao cảnh giác, tuy nhiên ít khi nghe đến tình hình ở Venice nên có phần thoải mái hơn. Ngày hôm đó, Phương Oanh lên đồ đẹp hơn, đeo chiếc túi xách Dior vừa mới mua trước đó ở Milan để chụp ảnh. Đúng ngày có phần thoải mái hơn thì gặp vụ việc trên, rất may là tài sản được bảo toàn nhưng cô vẫn kịp “trải nghiệm” thủ đoạn cướp tinh vi.

    cuop tui dior 1
    Ngày duy nhất Phương Oanh dám “lên đồ” trong chuyến đi, mặc váy xoè cùng chiếc túi đeo sát tay

    Theo đó, giữa trưa, khi hai vợ chồng đi dạo thì "có 1 người đàn ông đi từ hướng ngược lại đập thẳng vào bên phải của mình (phía tay phải đang đeo túi) rõ mạnh". Người đàn ông di chuyển nhanh tới mức charm (phụ kiện) đeo trên túi vang lên cực mạnh, còn Phương Oanh bị hất văng ra sau. Nhờ người chồng đỡ lại nên Phương Oanh đã không bị ngã, đồng thời tên cướp không có cơ hội tiếp cận gần hơn, vội chạy đi mất.

    "Vợ chồng mình không kịp thấy bóng dáng người ấy, đến mức không kịp nhớ mặc đồ màu gì chứ đừng nói hình dáng, đi nhanh khủng khiếp", Phương Oanh cho biết.

    Cô không hề biết mình vừa gặp cướp cho đến 5 phút sau, khi chiếc túi của Phương Oanh bỗng dưng bị bung phần quai móc hình tròn, bung luôn tay cầm túi với phần túi. Lúc này, hai vợ chồng mới định hình sự việc, di chuyển nhanh tới cửa hàng Dior gần đó để xử lý.

    cuop tui dior 1
    Phần móc tròn để nối giữa tay cầm với túi xách, Phương Oanh cho biết bị long cái phía ngoài, may phần móc bên trong vẫn giữ được

    Tại cửa hàng Dior Venice, nhân viên cho biết chiếc túi mới mua không thể dễ dàng bị bung ra như vậy. Phương Oanh và chồng xác nhận đã thử dùng lực kéo trước, chiếc móc rất chắc chắn. Sau khi trình bày tai nạn mới bắt gặp, nhân viên Dior đã hiểu ngay tình hình, khuyên nhủ Oanh bình tĩnh và sửa lại túi cho cô. Nhân viên cửa hàng khuyên du khách nên đeo chéo sẽ đảm bảo an toàn hơn, tránh gặp tai nạn tương tự.

    cuop tui dior 1
    Phương Oanh sau đó đã mua tạm một chiếc quai đeo ở cửa hàng bên đường để đeo chéo chiếc túi

    Trở về khách sạn sau vụ việc, Phương Oanh tìm hiểu được biết thủ đoạn cướp ở đây rất tinh vi: Cướp sẽ sử dụng dụng cụ đặc biệt và ra tay khi tông vào nạn nhân thật mạnh và nhanh. Lúc nạn nhân ngã ra, tên cướp vẫn sẽ đứng tại đó nói chuyện và đỡ nạn nhân lên, nhưng đồng bọn từ đằng sau sẽ cầm chiếc túi đi lúc nào không hay.

    Sau khi chia sẻ câu chuyện, Phương Oanh nhận được sự đồng cảm và lời cảnh báo từ nhiều du khách cũng gặp những vụ việc tương tự. Tình trạng trộm cắp khi du lịch nước ngoài là vấn nạn nghiêm trọng, từng được lên tiếng cảnh báo nhiều lần.

    Chị Sunny Vo đi Metro ở Milano, thấy 1 anh đẹp trai cứ đứng ém sát vào cô gái phía trước. Lúc đầu cứ nghĩ họ là tình nhân của nhau. Đến lúc thấy anh đẹp trai từ từ thò tay vào túi cô gái (lúc đó có 1 phụ nữ mặc váy rộng từ phía sau tiến lên để hỗ trợ hắn), chị vội hét lên "Ơ... Ơ...Ơ...". Cô gái quay sang nhìn chị và người đàn ông cũng thụt tay lại. Hai kẻ này đi vội ra cửa để exit, còn chị thì vẫn đứng đơ người ra, không dám xuống tàu vì sợ bị bám theo.

    Một lần khác, chị Sunny Vo đeo túi nhỏ trước bụng, balo sau lưng đầy quần áo vì vừa sắm đồ về. Đi xuống cầu thang Metro chỗ Duomo thì có một người phụ nữ vượt qua mặt bỗng dưng bị ngã, chị đứng lại để giúp thì phía sau lưng có người mở balo mà chị không hay biết. May có 2 anh cảnh sát từ đâu xuất hiện và nói to " Dừng lại". Cảnh sát sau khi yêu cầu chị kiểm tra lại đồ đạc thì cho 2 kẻ này đi. 

    Tại Venice, một người bạn của chị Sunny Vo bị va chạm hơi mạnh với 1 người khác, khi định thần lại thì túi không cánh mà bay. Kẻ trộm dùng cái gì đó cắt quai dây đeo rất nhanh gọn. Một bạn khác thì đang ra bến đón tàu, có anh mặc com lê đẹp trai chạy lại bảo: "Để tôi giúp bạn xách valy lên wasterbus, thế là ảnh mang đi luôn'.

    Một số mẹo an toàn bạn nên nắm để bảo vệ tài sản và tính mạng khi du lịch nước ngoài như sau:

    - Cảnh giác khi di chuyển giữa các đám đông, bao gồm đường phố, tàu điện, xe buýt và khu du lịch.

    - Nên mang balo phía trước ngực và không được để bóp, ví phía sau túi quần, hoặc để điện thoại trong túi quần. Không nên kẹp tay/vai mà cần dây đeo vào người, đeo chéo hoặc gắn eo…

    - Khi ngồi tại các quán ăn, tuyệt đối không treo túi xách ở sau ghế hoặc bàn, nên móc chân vào quai balo khi để dưới đất hoặc để túi xách trước ngực.

    - Hãy ăn mặc đơn giản, chọn các màu sắc trung tính không gây sự chú ý. Đừng đeo quá nhiều trang sức, phụ kiện đắt tiền. Hạn chế đeo máy ảnh trước ngực.

    - Trên tàu điện, không nên đứng hay ngồi gần vị trí các cửa ra vào. Rất nhiều kẻ xấu lợi dụng những lúc tàu điện dừng để giật đồ và bỏ chạy lẫn vào đám đông.

    - Nếu không biết rõ, tránh xa các tổ chức công cộng, kêu gọi đóng góp chữ ký từ thiện, hoạt động lấy hạt cho chim bồ câu ăn… Đó có thể là những mánh khoé để nhóm người xấu tiếp cận bạn.

    - Khi trở về nước, nếu đã sử dụng thẻ tín dụng (credit card) hoặc thẻ ghi nợ (debit card) trong chuyến đi, du khách cũng nên báo với ngân hàng rằng bạn đã kết thúc hành trình và không còn bất cứ giao dịch nào từ xa để kẻ xấu không thể quét trộm thông tin thẻ của du khách rồi lợi dụng "rút" sau.

    - Du khách nên dùng thẻ tín dụng, vì các thẻ này được ngân hàng bảo vệ kỹ hơn khỏi các trường hợp giao dịch bất thường.

    Kênh 14 (nguồn: NVCC)

  • Một du khách ngoại quốc đã bị phạt 2.664 USD và hủy thị thực sau khi cố gắng mang gần 6 kg thịt động vật các loại qua sân bay Perth (Australia).

    mang thit vao australia 1
    Việc mang theo thực phẩm, đặc biệt đồ tươi sống, vi phạm quy định nhập cảnh của nhiều quốc gia. Ảnh: Cơ quan Thực phẩm Singapore

    Nam hành khách hạ cánh tại sân bay này từ một quốc gia đang bùng phát dịch bệnh lở mồm long móng. Trong quá trình kiểm tra hành lý, các nhân viên an toàn sinh học Australia đã phát hiện ra số thịt không được khai báo trước, theo news.com.au.

    Hơn 2,7 kg thịt vịt, 1,36 kg thịt bò nấu kiểu rendang, 500g thịt bò đông lạnh và gần 900 g thịt gà được giấu trong hành lý của người đàn ông.

    Trước đó, trên tấm thẻ ghi thông tin của hành khách nhập cảnh, người đàn ông đã trả lời “không” khi được hỏi liệu anh ta có mang bất kỳ thịt, gia cầm, cá, hải sản, trứng, sữa, trái cây hoặc rau vào Australia hay không.

    Việc không khai báo trung thực về việc mang theo bất kỳ loại thực phẩm nào là một vi phạm nghiêm trọng Đạo luật an toàn sinh học của Australia. Luật được thiết kế để ngăn chặn sự lây lan có thể xảy ra của các dịch bệnh nguy hiểm, như bệnh lở mồm long móng hoặc bệnh dịch tả lợn châu Phi.

    mang thit vao australia 1
    Người đàn ông bị phát hiện mang gần 6 kg thịt các loại trong hành lý. Ảnh: AAP

    Bộ trưởng Bộ Nội vụ Clare O’Neil cho biết sau khi các nhân viên an ninh sinh học tìm thấy số thịt trong vali, du khách này đã bị các sĩ quan của Lực lượng Biên phòng Australia (ABF) hủy visa.

    Những người bị hủy bỏ visa sẽ bị đưa khỏi xứ chuột túi trên chuyến bay sớm nhất, và có thể phải chờ 3 năm trước khi được nộp đơn xin lại thị thực.

    Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Australia Murray Watt, nếu các sản phẩm bị cấm lọt qua cổng kiểm tra của nhân viên an ninh sinh học, chúng có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây hại cho ngành nông nghiệp của Australia.

    “Du khách đã vi phạm tiểu mục 533(1) của Đạo luật An ninh Sinh học 2015 bằng cách cố ý cung cấp tài liệu sai hoặc gây hiểu lầm (thông qua Thẻ hành khách nhập cảnh) cho nhân viên an ninh sinh học khi đến Australia. Đây là vi phạm rất nghiêm trọng và khách du lịch này đã phải chịu hình phạt cao nhất theo quyết định của chúng tôi”, bộ trưởng nói.

    Ông Watt cũng nhấn mạnh tất cả du khách nên khai báo công khai và trung thực về các mặt hàng thực phẩm khi nhập cảnh Australia. Từ đó, các nhân viên an ninh sinh học có thể kiểm tra chúng và đánh giá rủi ro về độ an toàn.

    mang thit vao australia 1
    Jessica Lee bị phạt tiền do sơ suất không khai báo chiếc bánh mì ăn dở khi nhập cảnh Australia.

    Đầu tháng 7, một nữ hành khách tên Jessica Lee bị phạt hơn 1.660 USD do mang chiếc bánh mì từ Singapore đến Australia.

    Cô đã mua một chiếc bánh mì có thành phần thịt gà và rau diếp khi quá cảnh ở sân bay Changi (Singapore). Khi hạ cánh tại sân bay Perth, cô quên không liệt kê cả món ăn này vào tờ khai tại sân bay. Tuy nhiên, hành vi đã vi phạm Đạo luật an ninh sinh học nghiêm ngặt của Australia.

    Cuối tháng 8, tại Singapore, Wang Liansheng (68 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) bị bắt giữ và phạt 12.000 USD vì nhập trái phép các loại sản phẩm thịt vào quốc gia này, theo Cơ quan Thực phẩm Singapore (SFA) và Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh (ICA).

    Các nhân viên ICA tại sân bay Changi tìm thấy khoảng 226 kg sản phẩm thịt đông lạnh trong 8 vali của ông, bao gồm gà, bò, lợn, cừu và thịt thỏ từ Trung Quốc.

    Theo Zing