• the kho khi doi tien nu hoang anh

    Thông thường, đồng xu của Anh có thể lưu thông 30 năm trước khi bị hỏng và hiện có vô số những phiên bản in hình các vị vua tiền nhiệm vẫn còn trên thị trường.

    Theo hãng tin CNBC, Nữ hoàng Elizabeth II được in hình lên 29 tỷ đồng xu của Anh cũng như nhiều đồng tiền của các nước từng là thuộc địa. Thế nhưng sau khi Vua Charles lên ngôi, hình của ông sẽ được thay thế nhưng việc đổi tiền này không hề đơn giản.

    "Tôi không nghĩ rằng sẽ có động thái cố gắng loại bỏ đồng tiền in hình Nữ hoàng. Dù đồng xu này sẽ biến mất dần theo thời gian nhưng chúng vẫn sẽ còn tồn tại trên thị trường trong nhiều thập niên nữa", chuyên gia Dominic Chorney của A.H. Baldwin&Sons.

    the kho khi doi tien nu hoang anh
    5 phiên bản chân dung Nữ hoàng Elizabeth II được đúc trên tiền xu

    Thông thường đồng xu Anh có thể lưu hành khoảng 30 năm trước khi bị hỏng. Kể từ khi Anh có sự chuyển đổi hệ thống tiền tệ vào đầu năm 1971, việc in hình người đứng đầu hoàng gia lên đồng xu đã trở thành một thông lệ.

    "Hiện thị trường vẫn còn những đồng xu in hình vua George VI, George V hay thậm chí là cả đồng xu được đúc để vinh danh Nữ hoàng Victoria", chuyên gia Chorney nói.

    Bởi vậy với việc đồng xu in hình Nữ hoàng Elizabeth II vẫn được công nhận thì chuyên gia Chorney cho biết có rất ít lý do để người dân tích cực đi đổi chúng.

    "Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có đồng xu in hình Vua Charles II lưu thông cùng với đồng xu in hình Nữ hoàng. Chuyện này trong lịch sử khá bình thường bởi chẳng ai nhớ được sự khác nhau giữa 2 triều đại liền kề", ông Chorney nhận định.

    Mặt nào?

    Việc in hình quân chủ lên đồng xu đã tồn tại từ rất lâu nhằm khẳng định triều đại mới cũng như đảm bảo tính hợp pháp của đồng tiền.

    Tại Anh, truyền thống người thừa kế in hình có hướng mặt ngược với người tiền nhiệm lên tiền xu đã có từ năm 1659. Nghĩa là vị vua hay nữ hoàng kế nhiệm sẽ được đúc chân dung mặt bên trái hoặc phải lên đồng xu ngược với người tiền nhiệm.

    Khi vua Charles II lên kế nhiệm vào năm 1661 thay thế cho Nhiếp chính vương Oliver Cromwell, đồng xu của triều đại mới đã in hình chân dung mặt bên trái của ông, trái ngược với chân dung mặt phải của Cromwell.

    Nhiều lời đồn đoán cho rằng động thái này là nhằm thể hiện sự rũ bỏ những chính sách của Cromwell dưới thời vua Charles II nhằm đưa đất nước sang một trang mới. Kể từ đó, truyền thống này được tiếp diễn dưới các thời trị vì tại Anh.

    Ngoại lệ duy nhất là thời vua Edward VIII khi ông ra lệnh in chân dung cùng hướng mặt với người cha tiền nhiệm. Dẫu vậy Vua Edward chỉ tại vị chưa đến 1 năm nên đồng tiền này cũng không kịp phát hành. Người kế vị sau đó là vua George VI, người anh em của Edward đã tuân theo truyền thống là cho đúc chân dung trái mặt với vua cha lên đồng tiền.

    Kể từ khi Nữ hoàng Elizabeth kế vị vào năm 1952, khoảng 5 phiên bản chân dung của bà đã được in lên tiền xu. Phiên bản gần đây nhất được tạo bởi nhà thiết kế Jody Clark và đây cũng là mẫu đầu tiên trong lịch sử được vẽ dựa trên ảnh chụp chứ không ngồi họa trực tiếp với nhân vật.

    Cục đúc tiền hoàng gia Anh (Royal Mint), nơi chịu trách nhiệm đúc tiền xu, cho biết họ vẫn sẽ lưu hành tiền có in hình Nữ hoàng và việc đổi tiền sẽ được thảo luận sau khi kết thúc lễ tang của bà.

    Phía Ngân hàng trung ương Anh (BoE), nơi chịu trách nhiệm in tiền giấy, cũng cho biết vẫn lưu hành đồng tiền có in hình Nữ hoàng cho đến khi có quyết định mới.

    Nhịp sống thị trường (Nguồn: CNBC)

  • Hàng dài người xếp hàng trước Ngân hàng Trung ương Anh để chờ đổi các mẫu tiền giấy cũ sang mẫu mới bằng polymer, khi cửa hàng và doanh nghiệp sắp tới sẽ không nhận mẫu tiền cũ.

    Ngân hàng Trung ương Anh cho biết có lượng lớn người xếp hàng trước trụ sở ngân hàng ở đường Threadneedle tại London để chờ đổi tiền mệnh giá 20 bảng Anh (GBP) và 50 bảng Anh mẫu cũ bằng giấy sang mẫu mới bằng polymer.

    nguoi anh doi tien polymer moi
    Mẫu tiền polymer 50 bảng Anh in hình nhà khoa học Alan Turing. Ảnh: PA.

    Website của Ngân hàng Trung ương Anh cho biết những người đến đổi tiền có thể phải chờ hơn một tiếng, do "nhu cầu rất cao". Cơ quan này cho biết thêm những người đến sau 14h có thể sẽ không được xử lý dịch vụ, khi quầy đổi tiền chỉ hoạt động đến 15h.

    Ngân hàng Anh khẳng định không có hạn chót để đổi tiền giấy, song thực tế các mẫu tiền cũ sẽ sớm không được chấp nhận tại các cửa hiệu hay doanh nghiệp kể từ tháng 10.

    Ngân hàng nói thêm mẫu tiền cũ vẫn giữ nguyên mệnh giá sau khi ngừng lưu hành, và mọi người, bao gồm người không sống tại Anh, có thể đổi tiền qua ngân hàng Anh ở London.

    Ngân hàng Anh cũng khuyến cáo những người chưa có nhu cầu dùng tiền giấy ngay lập tức có thể gửi mẫu tiền cũ qua bưu điện.

    Tiền polymer của Anh được phát hành vào năm 2016, kết thúc 320 năm sử dụng tiền giấy tại nước này.

    Phần lớn mẫu tiền bằng giấy mệnh giá 20 GBP và 50 GBP đã được đổi sang mẫu polymer, nhưng vẫn còn hơn 6 tỷ GBP mẫu tiền giấy mệnh giá 20 GBP và 8 tỷ GBP tiền giấy mệnh giá 50 GBP đang được lưu hành.

    Sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời, tiền xu và tiền giấy cũng sẽ thay đổi khi Vua Charles III lên ngôi. Tuy vậy, quá trình này có thể kéo dài ít nhất hai năm, và dài hơn đối với tiền xu.

    Theo Zing

  • Câu chuyện bắt nguồn từ một quy định bất thành văn từ vua Charles II thế kỷ 17.

    Câu chuyện đổi hình ảnh trên đồng tiền nước Anh đang thu hút sự chú ý của dư luận thời gian gần đây. Theo tờ New York Times (NYT), hiện Anh đang có 29 tỷ đồng xu in hình Nữ hoàng đang được lưu thông. Cục đúc tiền hoàng giá Anh (Royal Mint), nơi chịu trách nhiệm đúc tiền xu đã cho in hình Nữ hoàng lần đầu tiên vào năm 1953 và luôn là bên mặt phải.

    Thế nhưng tờ NYT cho biết theo quy định bất thành văn cũng như tuyên bố trên website hoàng gia Anh, hình ảnh vua Charles III kế vị sẽ là mặt bên trái nếu được in hình lên tiền xu.

    tien xu in hinh nu hoang

    Quy định này bắt nguồn từ vua Charles II thế kỷ 17 khi các đời kế vị thường in hình đối nghịch nhau trên tiền xu để thể hiện một triều đại mới đã bắt đầu. Bởi vậy khi Nữ hoàng in hình mặt phải thì Vua Charles III sẽ là mặt trái.

    Tuy nhiên chỉ có 1 ngoại lệ trong lịch sử là vua Edward VII, người lên ngai vàng chưa đến 1 năm trong năm 1936, cũng in hình mặt trái lên tiền xu tương tự người tiền nhiệm, vua George V. Lý do là vị vua này thích mặt bên trái của mình và yêu cầu như vậy.

    Đến người kế nhiệm tiếp theo là vua George VI, ông đã quay trở lại đúng quy định bất thành văn này khi vẫn để mặt trái.

    Với tiền xu là vậy nhưng tiền giấy lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Năm 1960, Nữ hoàng Elizabeth II trở thành nhà lãnh đạo hoàng gia đầu tiên tại Anh xuất hiện trên tiền giấy. Bởi vậy chuyện mặt hướng nào hay quy định gì về việc xuất hiện trên tiền giấy là chưa từng có tiền lệ hay tiêu chuẩn trước đây.

    Tờ NYT cho biết hiện có hơn 4,7 tỷ đồng tiền giấy có in hình Nữ hoàng đang lưu thông tại Anh, tương đương tổng giá trị 82 tỷ Bảng hay 95 tỷ USD. Con số này chưa tính đến những đồng tiền lưu thông bên ngoài lãnh thổ Anh, tại những khu vực từng là thuộc địa. Ví dụ hình ảnh Nữ hoàng Elizabeth II cũng được in trên đồng 20 Dollar Canada (CAD) hay đồng 5 Dollar Australia (AUD).

    Hiện vẫn chưa rõ bao giờ thì hình ảnh Nữ hoàng sẽ được thay thế bằng Vua Charles bởi điều này cần thời gian thu hồi, in ấn cũng như phát hành tiền mới. Chúng cũng cần được chính phủ phê duyệt và cần vài năm trước khi tiền mới thay thế được tiền cũ. Phía Cục đúc tiền hoàng gia Anh và Ngân hàng trung ương Anh (BOE-Nơi chịu trách nhiệm in tiền giấy) đều cho biết sẽ hoãn kế hoạch này cho đến sau khi kết thúc lễ tang.

    Điều thú vị là việc thay đổi hình ảnh Nữ hoàng trên đồng tiền diễn ra trong bối cảnh Anh đang đổi tiền mới và điều này có thể gây ảnh hưởng đến kế hoạch thay đổi tiền. Kể từ năm 2016, Anh đã cho phát hành tiền mới bằng đồng Polymer nhằm chống giả mạo. Kể từ sau ngày 30/9/2022, người dân Anh sẽ không thể tiêu đồng 20 và 50 Bảng cũ nữa và chỉ có thể đổi chúng tại ngân hàng để dùng tiền mới.

    Việc phải thu hồi tiền để thay đổi hình ảnh Nữ hoàng có thể sẽ ảnh hưởng đến tiến trình đổi tiền này và hiện vẫn chưa rõ chính phủ Anh sẽ có kế hoạch như thế nào.

    "Tiến trình đổi tiền sẽ không thể nhanh chóng được đâu", phó giáo sư Ethan Ilzetzki của trường đại học kinh tế London nhận định.

    Cafebiz (Nguồn: New York Times)

  • Không chỉ vấn đề tiền mặt, Anh còn đang đau đầu với hàng loạt giấy tờ như hộ chiếu có in hình Nữ hoàng cần phải thay đổi sang ảnh vua Charles III.

    Theo hãng tin CNN, hàng triệu tiền mặt và tiền xu lưu hành trên thế giới có in hình Nữ hoàng Elizabeth II sẽ được thay thế bằng chân dung vua Charles III sau khi bà qua đời. Tuy nhiên điều này lại đang khiến chính phủ Anh phải đau đầu.

    Trong gần 70 năm, hình ảnh Nữ hoàng đã xuất hiện trên các đồng xu và tiền mặt của nước Anh với nhiều kiểu dáng khác nhau cho từng thời kỳ và độ tuổi của bà. Anh cũng là quốc gia đầu tiên in hình Nữ hoàng của mình trên tiền mặt hơn 60 năm.

    anh dau dau vi doi tien 1

    Với thời gian trị vì lâu dài, Nữ hoàng Elizabeth II cực kỳ nổi tiếng cũng như có dấu ấn sâu đậm với cả kinh tế lẫn xã hội Anh. Bởi vậy lượng tiền in hình bà là vô cùng lớn.

    Đồng thời, hình ảnh Nữ hoàng cũng được in lên đồng tiền của một số vùng lãnh thổ từng là thuộc địa của Anh.

    Kể từ năm 1953 đến nay, Anh đã cho ra đời 5 phiên bản tiền xu có in hình nữ hoàng, trong khi tiền mặt in hình bà xuất hiện vào năm 1960.

    Tuy nhiên sau khi Nữ hoàng qua đời, Ngân hàng trung ương Anh (BoE-nơi chịu trách nhiệm in tiền giấy) và Cục đúc tiền hoàng gia (Royal Mint-Nơi phụ trách đúc tiền xu) lại đang đau đầu để thu hồi lại những đồng tiền trên nhằm thay thế bằng chân dung vua Charles III kế vị.

    Số liệu chính thức cho thấy hiện đang có khoảng 4,7 triệu tiền mặt, tương ứng 82 tỷ Bảng-95 tỷ USD, và 29 tỷ đồng xu có in hình Nữ hoàng đang lưu thông tại Anh. Con số này chưa tính đến những đồng tiền được lưu thông bên ngoài lãnh thổ Anh.

    Đồng tiền mới sẽ được phát hành trong khi đồng tiền cũ vẫn được lưu thông trong khoảng thời gian nhất định để thu hồi. Điều này đã từng diễn ra vào năm 2017 khi Cục đúc tiền hoàng gia phát hành đồng 1 Bảng mới lưu hành cùng tiền cũ trong vòng 6 tháng trước khi loại bỏ hoàn toàn.

    Tuy nhiên không chỉ vấn đề tiền mặt, Anh còn đang phải đau đầu với hàng loạt giấy tờ như hộ chiếu có in hình Nữ hoàng cần phải thay đổi sang ảnh vua Charles III.

    Hoãn đổi

    Trước tình hình phức tạp này, Cục đúc tiền hoàng gia đã thông báo tiền in hình Nữ hoàng vẫn được phép lưu thông trên thị trường và hoạt động sản xuất của họ vẫn giữ nguyên trong thời điểm hiện nay.

    Phía BoE cũng có thông báo tương tự.

    anh dau dau vi doi tien 1
    Hình ảnh Vua Charles III sẽ được thay thế Nữ hoàng trên tiền mặt và một số giấy tờ của Anh

    Cả 2 cơ quan phụ trách in tiền cho biết họ sẽ có kế hoạch thay đổi tiền sau khi kỳ lễ tang cho Nữ hoàng Elizabeth II chấm dứt.

    Xin được nhắc là hình ảnh Nữ hoàng cũng được in trên tiền của khoảng 54 khu vực từng là thuộc địa của Anh. Ví dụ tại Canada, hình ảnh Nữ hoàng Elizabeth II được in trên đồng 20 Dollar Canada (CAD).

    Người phát ngôn Amelie Ferron Craig của Ngân hàng trung ương Canada cho biết họ vẫn sẽ lưu thông đồng 20 CAD có in hình Nữ hoàng bất chấp sự thay đổi tại hoàng gia Anh.

    Phía Canada cho biết việc thay thế hình in trên tiền cần có sự phê chuẩn của bộ tài chính và sẽ mất khoảng vài năm cho đến khi phát hành được đồng tiền mới.

    Tương tự, hình Nữ hoàng Anh cũng xuất hiện trên đồng 5 Dollar Australia (AUD) và Ngân hàng trung ương nước này cũng cho biết tạm thời chưa có kế hoạch đổi tiền. Đồng tiền này vẫn sẽ được lưu hành trong vài năm tới trước khi có kế hoạch thay đổi chính thức.

    (Theo CNN/ Nhịp sống kinh tế)

  • bang Anh tut gia manh so voi USd
    Đồng bảng Anh đã liên tục sụt giảm trong những năm qua. Ảnh: Getty Images/Rex

    Đồng bảng Anh đã giảm đến đáy thấp nhất so với đồng USD kể từ năm 1985, giữa lúc bà Liz Truss tiếp nhận chức Thủ tướng Anh. Đây là sự tụt giá lớn nhất trong 37 năm qua khi mà các nhà đầu tư ở UK chùn chân trước khoản vay khổng lồ để tài trợ cho gói cứu trợ năng lượng mới.

    Đồng bảng đã giảm xuống còn 1.1403 đô-la vào ngày 7-9. Tỉ giá này còn thấp hơn con số 1.1412 vào buổi đầu của cuộc khủng hoảng Covid tháng 3-2020.

    Trong khi đó, đồng USD vẫn không ngừng tăng, và đã tăng cao nhất trong vòng 24 năm qua so với đồng Yên Nhật, cao nhất 20 năm so với đồng Euro.

    Ông Russ Mould, giám đốc đầu tư tại Công ty dịch vụ tài chính AJ Bell, giải thích: ''Chỉ số DXY dùng để đo lường giá trị của đồng USD so với 6 loại tiền tệ chủ yếu. Chỉ số này đang đứng ở mức cao nhất kể từ năm 2002''.

    Đồng USD mạnh đang lan tỏa ‘nỗi đau’ ra toàn cầu

    Theo hãng tin Bloomberg, đồng USD tăng giá lên mức cao nhất nhiều thập niên đang khiến cả nước giàu lẫn nền kinh tế mới nổi chịu nỗi đau chung. Với đà thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh nhất trong hơn 1 thế hệ của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), đồng USD đang đè nặng lên các đồng tiền khác.

    Sự tăng giá của đồng USD khiến hàng nhập khẩu đắt hơn, gây bất ổn cho hệ thống tài chính và thúc đẩy tỷ lệ lạm phát của các nền kinh tế khác.

    Chính nguyên nhân này đã buộc hàng loạt các ngân hàng trung ương cũng phải nâng lãi suất theo nhằm chống lạm phát cũng như đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay. Đồng thời, lãi suất tăng khiến chi phí đi vay cũng tăng, qua đó ảnh hưởng đến hàng loạt thị trường bất động sản từ Australia cho đến Canada.

    Hãng tin Bloomberg cho biết các nền kinh tế hiện nay chẳng có nhiều công cụ để tác động ngược lại đồng USD, khiến tình hình này nhiều khả năng sẽ còn kéo dài.

    Mặc dù FED nâng lãi suất không phải việc gì mới nhưng đây là lần đầu tiên việc đồng USD tăng giá lại tác động sâu rộng đến cả những nền kinh tế phát triển lẫn nước nghèo như vậy.

    "Đồng USD lên giá do Mỹ tăng lãi suất cũng như sự bất ổn của thị trường khiến nhà đầu tư đổ xô vào loại tài sản trú ẩn này. Tuy nhiên động thái thắt chặt tiền tệ của Mỹ lại đang khiến hàng loạt nền kinh tế giảm tốc", chuyên gia Maurice Obsfeld của Viện kinh tế quốc tế Peterson nhận định.

    Chỉ số đo lường đồng USD của FED so với một rổ các đồng tiền của những nền kinh tế phát triển đã tăng 10% từ đầu năm đến nay, lên mức cao nhất kể từ năm 2002. Nếu so sánh với rổ đồng tiền các nền kinh tế mới nổi thì chỉ số này tăng 3,7% và vẫn thấp hơn mức đỉnh năm 2020 khi đại dịch diễn ra.

    Cuộc chiến tiền tệ

    Trong khi một số đồng tiền của các nước đang phát triển như Sri Lanka mất giá trầm trọng thì những đồng tiền được trợ giá bởi hàng hóa như dầu mỏ, ví dụ như Ruble của Nga hay Real của Brazil lại giữ được giá trị của mình.

    Dẫu vậy, cựu chuyên gia Sayuri Shirai của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) nhận định nếu chỉ nâng lãi suất không thôi thì các nước sẽ khó lòng giữ giá được đồng nội tệ trước đà tăng của đồng USD. Các nhà đầu tư hiện nay không chỉ dự đoán FED sẽ còn tăng lãi suất mà còn lo lắng về rủi ro suy thoái của kinh tế thế giới, qua đó càng đổ vốn vào đồng USD hơn, qua đó thúc đẩy đồng tiền này tiếp tục đi lên.

    Dẫn chứng rõ nhất là việc Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) đã phải xem xét nâng lãi suất kỷ lục 75 điểm phần trăm trong bối cảnh lạm phát cao tại nhiều nơi, khủng hoảng năng lượng cũng như việc đồng Euro mất giá so với USD.

    Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Canada đã cho thấy dấu hiệu sẽ nâng lãi suất mạnh tương đương ECB, còn Ngân hàng trung ương Australia thì mới nâng tiếp nửa điểm phần trăm nữa.

    Tại Anh, nền kinh tế vốn đã rơi vào suy thoái kỹ thuật, Ngân hàng trung ương nước này (BoE) nhiều khả năng sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ vào ngày 15/9 tới đây trong bối cảnh nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường, qua đó đẩy giá đồng Bảng Anh xuống mức thấp nhất kể từ năm 1985.

    Với Nhật Bản, dù đồng Yên rơi xuống mức thấp nhất ¼ thế kỷ nhưng BoJ vẫn không trung thành với chính sách kích thích kinh tế bất chấp lạm phát tăng cao. Theo BoJ, nền kinh tế Nhật Bản vẫn cần phải kích thích cho dù đang phải gồng mình chống lạm phát.

    Dẫu vậy, các doanh nghiệp và hộ gia đình Nhật Bản đang dần điều chỉnh chi tiêu của mình khi giá năng lượng và hàng hóa dần tăng cao.

    Hãng tin Bloomberg cho biết trong số 31 đồng tiền của những nền kinh tế chủ chốt, có đến 4 đồng tiền của các nước giàu nằm trong nhóm 10 đồng tiền tệ nhất năm. Chỉ duy nhất có đồng Dollar Canada là đồng tiền của nước phát triển nằm trong nhóm 10 đồng tiền tốt nhất năm 2022.

    Theo Bloomberg, điều đáng lo ngại hiện nay là nhiều nền kinh tế không có được sức mạnh tăng trưởng như Mỹ và việc nâng lãi suất không giúp ích được gì nhiều cho thị trường tiền tệ. Hậu quả là chính sách tiền tệ bị thắt chặt nhưng lạm phát vẫn đi lên và đồng tiền vẫn mất giá.

    "Vấn đề hiện nay khiến các nước đau đầu là nếu đồng USD vẫn tiếp tục tăng giá thì các ngân hàng trung ương lại phải nâng lãi suất tiếp kể cả khi tăng trưởng đã đi ngang và giá trị tài sản nội địa giảm sút", chuyên gia kinh tế Mansoor Mohi Uddin của Ngân hàng Bank of Singapore cảnh báo.

    Viethome (theo Metro / Bloomberg)

  • Số lượng người dân Mỹ chuyển đến sống ở châu Âu ngày càng tăng. Nguyên nhân là do chi phí sinh hoạt đắt đỏ, đồng USD mạnh lên và những bất ổn chính trị ở quê nhà.

    Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hy Lạp và Pháp là một trong những điểm đến phổ biến nhất. Theo công ty bất động sản hạng sang Sotheby's International Realty, yêu cầu của người Mỹ muốn chuyển đến Hy Lạp đã tăng 40% trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 so với 1 năm trước. Tại Pháp và Ý, nhu cầu của người Mỹ cũng đạt mức cao nhất trong ít nhất 3 năm, Jack Harris – chuyên gia bất động sản của Knight Frank, cho biết. Ngoài ra, dân Mỹ đóng góp 12% vào doanh số bán nhà ở Ý của Sotheby’s trong quý I, so với chỉ 5% trong cùng kỳ năm trước.

    dan my do sang chau au mua nha 1

    Những người Mỹ về hưu và giàu có thường là nhóm khách hàng mua bất động sản ở châu Âu nhiều nhất. Tuy nhiên, giá nhà ở tương đối rẻ, đặc biệt là ở các thành phố và thị trấn nhỏ hơn, và xu hướng làm việc từ xa nở rộ đã khiến châu lục này trở thành địa điểm hấp dẫn hơn với nhiều người – bao gồm cả những người nhận thấy ít có khả năng mua được nhà ở Mỹ.

    Hơn nữa, tỷ lệ tội phạm gia tăng ở một số thành phố của Mỹ và quan điểm chính trị chia rẽ cũng khiến người Mỹ phải cân nhắc về việc tìm đến nơi có lối sống yên bình hơn. Quyết định này của họ một phần cũng được thúc đẩy bởi đồng euro vừa giảm giá ngang bằng với USD lần đầu tiên sau hơn 20 năm.

    Dân Mỹ tìm kiếm bella vita (cuộc đời tươi đẹp ở Italy)

    Đối với Stephanie Synclair – 44 tuổi, sống tại Atlanta, việc mua nhà ở Ý là một ước mơ đã được ấp ủ từ lâu và đã thành hiện thực vào tháng 4 năm nay. Chị từng phải chi 3.000 USD/tháng để thuê ngôi nhà 4 phòng ngủ cho mình và con trai ở Atlanta. Sau đó, chị nhận thấy mình không thể thuê một ngôi nhà lớn hơn và tự mua một ngôi nhà khi giá tăng chóng mặt dù có khoản tiền tiết kiệm 300.000 USD.

    Sau đó, chị đã chuyển đến Ý – quốc gia mà Synclair rất yêu thích, và có đủ khả năng mua một ngôi nhà rộng 3.100 m2 ở Mussomeli (Sicily) và một ngôi nhà nhỏ hơn ở bên cạnh rộng 800 m2. Tổng giá trị của cả 2 ngôi nhà là 60.000 euro.

    Synclair chia sẻ: "Tôi sẽ không bao giờ tìm mua nhà ở Ý nếu thị trường Mỹ không quá ‘điên cuồng’." Chị có kế hoạch làm việc từ xa và mường tượng ra một "cuộc sống tươi đẹp" có đồ ăn ngon, rượu vang, cùng một câu lạc bộ văn học, nghệ thuật ở khu mình sinh sống. Doanh nhân 44 tuổi cũng dự định khai trương cửa hàng của mình vào thời gian sắp tới, với "bối cảnh nghệ thuật Paris vào những năm 1920."

    dan my do sang chau au mua nha 1
    Stephanie Synclair.

    Theo nền tảng bất động sản Zillow và Idealista, giá trung bình của một ngôi nhà ở Atlanta là 404.575 USD vào ngày 30/6, tăng 19% so với 1 năm trước. Trong khi đó, giá của một bất động sản rộng hơn 74 m2 ở Sicily có giá trung bình là 86.650 euro.

    Michael Witkowski – phó chủ tịch hãng tư vấn cho người nước ngoài đến sinh sống và làm việc ở quốc gia khác ECA, cho hay: "Chi phí sinh hoạt tăng cao đã khiến cuộc sống ở các thành phố lớn tại Mỹ đắt đỏ hơn so với châu Âu. Giá nhà đắt đỏ, đồng USD mạnh lên và căng thẳng chính trị là những yếu tố giúp châu Âu trở thành địa điểm sống ngày càng hấp dẫn."

    Trên thực tế, việc chuyển đến sinh sống ở một quốc gia khác không phải điều dễ dàng. Những yêu cầu về thị thực và thuế cũng có thể phức tạp và tốn kém. Mỹ áp thuế đối với tất cả công dân của mình dù họ sống ở đâu và làm việc từ xa cho một doanh nghiệp Mỹ. Trong khi đó, các "expat" (người từ nước ngoài đến sống cũng như là làm việc tại một đất nước khác) cũng phải nộp thuế cho quốc gia đó.

    Để giải quyết một trong số những vấn đề trên, Ý sẽ bắt đầu cung cấp thị thực lao động từ xa cho người nước ngoài vào cuối năm nay. Synclair hy vọng sẽ nhận được loại thị thực này. Ngoài ra, chính phủ ý cũng giới thiệu một chương trình vào năm 2019, đó là bán những ngôi nhà giá 1 euro ở các vùng nông thôn cho các "expat". Khách mua sẽ là người trả tiền và cải tạo nhà, từ đó thúc đẩy nền kinh tế địa phương.

    Giấc mơ Mỹ biến thành giấc mơ châu Âu

    Cathlyn Kirk – 47 tuổi, sống ở Miami, ban đầu bị thu hút bởi những ngôi nhà 1 euro này. Bà đã quyết định mua một ngôi nhà 3 phòng ngủ, 3 tầng ở Mussomeli – cùng làng với ngôi nhà của Synclair, với giá 37.000 euro vào tháng 11 năm ngoái. Với kế hoạch nghỉ hưu trong 2 năm tới, viên chức của Bộ An ninh Nội địa Mỹ muốn chuyển đến một quốc gia mà bà có thể sống thoải mái với khoản lương hưu.

    Kirk chia sẻ: "Tôi có thể nghỉ hưu ở tuổi 50 và vẫn sống vui vẻ, đầy đủ và đi du lịch nhiều nơi. Không phải ai cũng có thể làm được như vậy."

    Bán đảo Iberia cũng là một điểm đến được nhiều người Mỹ quan tâm. Số lượng người Mỹ cư trú ở Bồ Đào Nha đã tăng 45% vào năm 2021 so với 1 năm trước đó, theo dữ liệu của chính phủ.

    Theo Alejandra Vanoli – giám đốc điều hành của công ty bất động sản Viva, Tây Ban Nha là quốc gia có số lượng người Mỹ sinh sống đông nhất châu Âu, với số cư dân đến từ "xứ cờ hoa" tăng 13% từ năm 2019 đến 2021 và nhu cầu sẽ tiếp tục tăng trong năm nay.

    dan my do sang chau au mua nha 1

    Để thu hút người mua nhà nước ngoài, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã cung cấp "thị thực vàng". Trong đó bao gồm các chương trình cung cấp quyền cư trú dựa theo khoản đầu tư của cư dân theo các mức ban đầu lần lượt là 350.000 euro và 500.000 euro.

    Jamie Dixon – 37 tuổi, đã chuyển từ Los Angeles đến Bồ Đào Nha vào tháng 7 năm ngoái cùng con gái 7 tuổi và chồng. Gia đình này có một công việc từ xa và đã xin thị thực thường trú nhân, họ được yêu cầu phải có hợp đồng thuê nhà, tài khoản ngân hàng và bảo hiểm y tế ở quốc gia này.

    dan my do sang chau au mua nha 1
    Gia đình Jamie Dixon.

    Jamie là giám đốc điều hành của một startup công nghệ. Ban đầu, vợ chồng chị sống trong căn nhà di động 2 phòng ngủ ở Malibu (California). Dù có công việc ổn định nhưng chị không thể thực hiện ước mua đất để xây dựng một khu sinh hoạt chung ở LA cùng bạn bè.

    Song, chuyển sang một công việc làm từ xa đã giúp Jamie có cơ hội rời LA và chuyển đến thành phố ven biển Cascais của Bồ Đào Nha. Tại đây, gia đình chị đã thuê căn hộ 3 phòng ngủ, 3 phòng tắm với giá 2.000 euro/tháng.

    Ngoài chi phí sinh hoạt thấp, Jamie cho biết gia đình chị còn được tiếp xúc với cộng đồng đa ngôn ngữ ở đây và không quá căng thẳng vì tỷ lệ tội phạm cao hay bất ổn chính trị như trước. Jamie nói: "Vấn đề bạo lực ở Mỹ đang gia tăng. Tôi muốn con mình có một tuổi thơ bình yên."

    Cafef (tham khảo Bloomberg)

  • Việc Nga tuyên bố ngừng cung khí đốt cho châu Âu vô thời hạn đã khiến 1 Euro chỉ còn đổi được 0,99 USD, điều chưa từng xảy ra trong 2 thập niên qua. 

    Sự trượt giá của đồng Euro nhấn mạnh "điềm báo" về 19 quốc gia châu Âu sử dụng đồng tiền này khi họ đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng.

    Đồng Euro đã thủng mốc lịch sử ngay khi thị trường châu Âu mở cửa trở lại phiên giao dịch ngày 5/9. Euro được giao dịch ở mức 0,9893 USD đổi 1 Euro. Trước đó, nó đã chạm mức thấp nhất khoảng 0,9881 USD đổi 1 Euro.

    Chỉ số đồng USD, đo lường đồng bạc xanh với 6 loại ngoại tệ chính, cũng phá vỡ mức cao nhất trong 2 thập kỷ khi đồng bảng Anh trượt giá do lo ngại về nguồn cung năng lượng và tăng trưởng kinh tế châu Âu.

    dong euro giam soc

    Những diễn biến này xảy ra sau khi nhà cung cấp năng lượng Nga Gazprom cho biết họ sẽ không tiếp tục bơm khí đốt tự nhiên cho châu Âu thông qua đường ông Nord Stream 1 do một tuabin bị trục trặc. Thông báo của Nga được đưa ra vài giờ sau khi nhóm 7 nền kinh tế phát triển nhất trí về kế hoạch áp giá trần với dầu thô Nga.

    Trong ngày 8/9, Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ họp và dự kiến tăng lãi suất từ 0% lên 0,5 hoặc 0,75%.

    Lần cuối cùng đồng Euro bằng đồng USD là khi nào?

    Đồng Euro được định giá lần cuối ở mức dưới 1 USD vào ngày 15/7/2002.

    Đồng tiền châu Âu đạt mức cao nhất mọi thời đại là 1,18 USD ngay sau khi ra mắt vào ngày 1/1/1999, nhưng sau đó bắt đầu trượt dài, giảm qua mốc 1 USD vào tháng 2 năm 2000 và chạm mức thấp kỷ lục 82,30 cents vào tháng 10/2000. Nó tăng trên mức tương đương vào năm 2002 khi thâm hụt thương mại lớn và các vụ bê bối ở Phố Wall đè nặng lên đồng USD.

    "Như bây giờ, dường như câu chuyện đồng Euro cũng là câu chuyện USD nhưng lại theo một cách khác", AFP viết. Đó là bởi vì USD Mỹ vẫn là đồng tiền chủ đạo với thương mại và dự trữ của các ngân hàng trung ương. Ở thời điểm hiện tại, đồng USD đã đạt mức cao nhất trong 20 năm so với tiền tệ của các đối tác thương mại lớn của nó, không chỉ so với đồng Euro.

    Đồng USD cũng đang được hưởng lợi từ vị thế là nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư trong thời điểm bất ổn.

    Tại sao đồng Euro suy yếu?

    Nhiều nhà phân tích cho rằng sự trượt giá của đồng Euro là do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED tăng lãi suất ở mức gần mức cao nhất trong 40 năm để chống lạm phát.

    Khi FED tăng lãi suất, lãi suất của các khoản đầu tư chịu lãi suất cũng có xu hướng tăng. Nếu FED tăng lãi suất nhiều hơn Ngân hàng Trung ương châu Âu, lợi tức cao hơn sẽ thu hút tiền của nhà đầu tư từ Euro vào các khoản đầu tư bằng USD. Các nhà đầu tư sẽ phải bán Euro và mua USD để mua những khoản đầu tư đó. Điều này khiến đồng Euro đi xuống và đồng USD tăng giá.

    Vào tháng trước, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất lần đầu tiên trong 11 năm với 0,5 điểm phần trăm. Dự kiến sẽ có thêm một đợt tăng nữa vào tháng Chín. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, nếu nền kinh tế châu Âu chìm vào suy thoái có thể ngăn chặn hàng loạt đợt tăng lãi suất của ECB.

    Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ có vẻ mạnh mẽ hơn. Điều này có nghĩa là FED có thể tiếp tục thắt chặt và nới rộng khoảng cách lãi suất.

    Ai lợi?

    Khách du lịch Mỹ ở châu Âu sẽ thấy hóa đơn khách sạn, nhà hàng và vé tham quan rẻ hơn. Đồng Euro yếu có thể khiến hàng hóa xuất khẩu của châu Âu cạnh tranh hơn về giá tại Mỹ. Mỹ và EU là các đối tác thương mại lớn, vì vậy sự thay đổi tỷ giá hối đoái sẽ được chú ý.

    Tại Mỹ, đồng USD mạnh hơn đồng nghĩa với việc giảm giá hàng hóa nhập khẩu - từ ô tô, máy tính đến đồ chơi và thiết bị y tế - qua có thể giúp kiềm chế lạm phát.

    Ai thiệt?

    Các công ty Mỹ kinh doanh ở châu Âu sẽ bị giảm doanh thu nếu họ chuyển doanh thu về Mỹ. Nếu vẫn để ở châu Âu để trang trải chi phí thì tỷ giá hối đoái sẽ không còn là vấn đề nữa.

    Mối lo chính đối với Mỹ khi đồng USD mạnh là nó làm cho các sản phẩm do nước này sản xuất đắt hơn ở thị trường nước ngoài, làm gia tăng thâm hụt thương mại và giảm sản lượng kinh tế, trong khi tạo lợi thế về giá cho các sản phẩm nước ngoài tại Mỹ.

    Đồng Euro yếu có thể là một vấn đề đau đầu đối với Ngân hàng Trung ương châu Âu vì nó có thể đồng nghĩa với việc giá hàng hóa nhập khẩu cao hơn, đặc biệt là dầu, được định giá bằng USD. ECB đang gặp khó trong tình thế: Tăng lãi suất, liều thuốc điển hình cho lạm phát, nhưng tăng với tỷ lệ cao hơn cũng có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế.

    Theo Nhịp sống kinh tế / VTV

     

     

  • Thị trường trái phiếu và chứng khoán của Vương quốc Anh trượt dốc mạnh trong tháng 8/2022 và đồng bảng Anh cũng lao dốc do những xáo trộn về kinh tế và chính trị.

    dong bang anh giam gia sau
    1 bảng Anh chỉ đổi được trên 27.000 đồng

    Đồng bảng Anh lần đầu tiên ghi nhận mức giảm hàng tháng mạnh nhất so với đồng USD kể từ sau cuộc trưng cầu dân ý Brexit năm 2016, trong bối cảnh bất ổn kinh tế và chính trị gia tăng, với mức giảm 4,5% trong tháng 8/2022. 1 bảng Anh đổi được 1,16 USD. Đồng bảng Anh cũng giảm gần 3% so với đồng euro.

    Khi bước vào ngày đầu tiên của tháng 9/2022, đồng bảng Anh lại giảm thêm 0,3% so với đồng bạc xanh, mặc dù gần như không đổi so với đồng tiền chung euro.

    Sự sụt giảm trong tháng 8/2022 của đồng bảng Anh phản ánh triển vọng xấu đi của nền kinh tế Anh khi cuộc khủng hoảng năng lượng giáng một đòn mạnh vào các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Thủ tướng mới của Anh, người kế nhiệm ông Boris Johnson dự kiến được công bố vào ngày 5/9 tới, có thể mang lại sự không chắc chắn hơn nữa khi đưa ra các ưu tiên tài khóa mới.

    Ngoại trưởng Liz Truss, ứng viên cho vị trí Thủ tướng đang bỏ xa cựu Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak, đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong các cuộc thăm dò bầu lãnh đạo đảng Bảo thủ cầm quyền, đã tuyên bố sẽ cắt giảm 30 tỷ bảng Anh tiền thuế như một phần của kế hoạch hỗ trợ nền kinh tế Vương quốc Anh chống lại cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ngày càng trầm trọng.

    Theo các nhà phân tích của hãng JPMorgan, “các xu hướng trái chiều theo chu kỳ có thể sẽ tăng lên đối với đồng bảng Anh vào mùa Thu khi nền kinh tế Anh điều hướng các sáng kiến tài khóa mới chống lại chi phí năng lượng và chỉ số giá tiêu dùng vẫn đang gia tăng”.

    Các nhà kinh tế cho rằng việc nới lỏng chính sách tài khóa có thể làm giảm bớt cuộc suy thoái mà Ngân hàng trung ương Anh (BoE) và nhiều nhà kinh tế dự báo sẽ bắt đầu vào cuối năm nay. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho biết, biện pháp kích thích như vậy có thể khiến BoE gặp khó khăn hơn trong việc chống chọi với đợt lạm phát tồi tệ nhất trong hơn 40 năm qua.

    Nhà kinh tế trưởng Philip Shaw tại Investec (London) cho biết, sự sụt giảm nhanh của đồng bảng Anh là “rất đáng lo ngại” vì nhấn mạnh mối lo ngại rằng, nếu bà Truss được bổ nhiệm làm Thủ tướng thì các chính sách của chính phủ sắp tới sẽ khác với BoE.

    Trong lĩnh vực cổ phiếu, chỉ số FTSE 250 của các cổ phiếu quy mô trung bình được niêm yết tại Anh, được coi là nhạy cảm hơn với triển vọng kinh tế trong nước so với các chỉ số được liệt kê trên FTSE 100 tập trung hơn vào quốc tế, đã giảm 5,5% trong tháng 8/2022.

    Ông George Saravelos, trưởng bộ phận nghiên cứu FX toàn cầu tại Deutsche Bank, cho biết các nhà đầu tư đã đúng khi đặt câu hỏi liệu sự kết hợp tài chính và tiền tệ của Vương quốc Anh có phù hợp hay không và nó sẽ ảnh hưởng đến lạm phát như thế nào.

    Đồng bảng Anh cũng bị kéo xuống thấp hơn do đồng USD tăng mạnh trong tháng trước khi các nhà giao dịch đặt cược rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ theo đuổi chiến lược tăng lãi suất mạnh hơn trong những tháng tới. Nhưng sự sụt giảm của đồng bảng Anh vào tháng 8/2022 vẫn còn nghiêm trọng hơn bất kỳ loại tiền tệ nào của Nhóm G10 ngoài đồng krona của Thụy Điển.

    Theo Dân Việt

  • Trong phiên giao dịch 22/8, có thời điểm đồng euro giảm xuống dưới ngưỡng 1 EUR đổi 1 USD trước khi hồi phục.Nhiều nhà đầu tư dự báo đà hồi phục của euro không kéo dài khi châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng và rủi ro suy thoái ngày càng cao. 

    Đồng euro giảm xuống 0,9992 USD trước khi hồi phục nhẹ về 1,0004 USD, theo FactSet. Trước đó, giữa tháng 7/2022, đồng tiền chung châu Âu xuống dưới 1 USD lần đầu tiên trong 20 năm, nhưng hồi phục trở lại khi đồng USD mất đà tăng.

    Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng đà hồi phục của euro không kéo dài lâu khi châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng và rủi ro suy thoái ngày càng cao. Trước đó, Nga thông báo ngừng cấp khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 trong 3 ngày từ cuối tháng này. Việc này sẽ càng làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng năng lượng tại đây.

    Triển vọng kinh tế bớt ảm đạm đẩy Ngân hàng trung ương châu Âu vào thế khó khi họ đang trong quá trình nâng lãi suất. Châu Âu hiện có ít dư địa nâng lãi suất hơn so với Fed khi nền kinh tế Mỹ vẫn còn tương đối mạnh.

    Lãi suất cao hơn thường thúc đẩy đồng tiền ở nước đó vì sẽ thu hút những nhà đầu tư tìm kiếm lãi suất cao. Trong vài ngày gần đây, đồng USD đã tăng giá trở lại, không chỉ với euro mà còn nhiều đồng tiền chủ chốt khác.

    dong usd tang gia

    Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc cũng giảm xuống mức thấp nhất trong gần 2 năm sau khi ngân hàng trung ương nước này giảm lãi suất tiêu chuẩn, bổ sung thêm các biện pháp nhằm nới lỏng tiền tệ và củng cố nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại vì ảnh hưởng của các biện pháp hạn chế nhằm phòng, chống đại dịch Covid-19 và khủng hoảng bất động sản.

    Ngược lại, các đồng tiền của Australia và New Zealand phục hồi mạnh mẽ từ các mốc thấp nhất trong gần 5 tuần được ghi nhận trước đó, một phần nhờ giá cả hàng hóa đã ổn định hơn.

    Chỉ số giá trị đồng USD, đo giá trị đồng bạc xanh với các đồng tiền còn lại trong rổ tiền tệ, lần đầu tăng lên mức 108,26 kể từ ngày 15/7 trong phiên giao dịch ở thị trường châu Á, trước khi về ổn định ở mức 108,12.

    Tuần trước, chỉ số trên tăng 2,33%, mức tăng điểm theo tuần tốt nhất được ghi nhận từ tháng 4/2020, trong khi các nhà hoạch định chính sách của FED nhấn mạnh, cần phải hành động nhiều hơn để kiềm chế lạm phát đang ở mức cao chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ.

    Mới đây, Thống đốc FED chi nhánh Richmond, ông Thomas Barkin ngày 19/8 cho biết, hầu hết các ngân hàng trung ương đều đang hướng đến biện pháp tăng lãi suất nhanh hơn.

    Rodrigo Catril, chuyên gia chiến lược thị trường ngoại hối tại Ngân hàng quốc gia Australia cho rằng, các quan chức FED gần đây đều nhấn mạnh sẽ có thêm các đợt tăng lãi suất mới, trong bối cảnh lạm phát vẫn chưa được kiềm chế hoàn toàn, khiến các thị trường xáo trộn.

    Trong khi đó, ngày càng nhiều ý kiến cho rằng Chủ tịch FED Jerome Powell sẽ nhấn mạnh, biện pháp siết chặt chính sách tiền tệ sẽ chưa thể kết thúc.

    Theo Người Đồng Hành

  • Tờ tiền 0 Euro là một “đặc sản” của châu Âu.

    Tờ tiền giấy có giá trị bằng 0 có lẽ là độc nhất tại Liên minh Châu Âu. Về đặc điểm an ninh nhằm chống tiền giả, nó y hệt như những tờ tiền có mệnh giá “thực tế” khác: có hình mờ (watermark), mực UV, hình hologram hay những đoạn in siêu nhỏ…

    to tien 0 euro 1
    Tờ 0 Euro được in như tiền thật.

    Chúng hoàn toàn được ủy quyền bởi Ngân hàng Trung ương Châu Âu và nếu không nhờ số 0 nhận diện, người ta sẽ rất dễ nhầm lẫn nó với những tờ tiền Euro thực tế khác như tờ 5 Euro, 20 Euro…

    Vậy những tờ tiền 0 Euro này là gì và tại sao lại có chúng?

    Euro là một loại giấy bạc đặc biệt khi nó không phải là tiền tệ của một quốc gia đơn thuần, mà là loại tiền tệ chung của một khu vực gồm rất nhiều quốc gia khác nhau - Liên minh Châu Âu.

    Mặc cho sự đa dạng về văn hóa, địa lý, lịch sử… của các nước trong khu vực, các tờ tiền Euro thực ra khá nhàm chán khi hiện nay chúng chỉ gồm 6 loại mệnh giá chính thức là tờ 5, 10, 20, 50, 100, 200 Euro. Từ năm 2013 đổ về trước có thêm tờ 500 Euro nhưng nó đã bị loại bỏ vào lần phát hành thứ 2.

    to tien 0 euro 1

    Hơn nữa, để tránh tạo cảm giác thiên vị khi nước này được xuất hiện trên tờ tiền, còn nước khác lại không, những hình vẽ trang trí, biểu tượng trên 6 tờ tiền chính thức này đều là… công trình giả (hư cấu, không có thật).

    Lựa chọn này khá kỳ cục khi ở các quốc gia thông thường, tờ tiền được in hình những nhân vật tầm cỡ của đất nước kèm các thắng cảnh đặc trưng. Tuy nhiên, nó lại là lựa chọn công bằng và hợp lý nhất cho một vùng đất đa dạng như EU.

    Họ cũng không thể in hàng trăm phiên bản khác nhau của các tờ tiền, mỗi phiên bản mang hình một thắng cảnh của các đất nước khác nhau được vì điều đó sẽ làm rối trí du khách hay thậm chí chính người dân EU. Hơn nữa, lựa chọn đó cũng sẽ tạo ra hiểm họa khôn lường là nạn in tiền giả vô cùng khó kiểm soát.

    Vậy nên, tờ 0 Euro được tạo ra với mục đích duy nhất là hàng lưu niệm để châu Âu có dịp quảng bá hình ảnh, nhân vật tầm cỡ mà không để ảnh hưởng đến những tờ tiền chính thức trong hoạt động kinh tế.

    to tien 0 euro 1
    Tờ 0 Euro được in với mục đích quảng bá du lịch.

    Nguồn gốc của nó bắt nguồn từ Pháp vào năm 2015 sau khi Richard Faille, người sáng tạo ra các món quà lưu niệm bằng tiền phổ biến của Pháp, quyết định tạo ra đồng 0 Euro để quảng bá du lịch. Tiền giấy này được in tại một cơ sở ủy thác tư nhân và chúng có nhiều đặc điểm giống đồng Euro thực ngoại trừ việc chúng được đánh dấu là “0”, và được kiểm tra để đảm bảo chúng không thể lưu thông như một loại tiền tệ tài chính hợp pháp.

    Mặt trước của tất cả tờ 0 Euro đều giống nhau và nó bao gồm một số 0 màu trắng, theo sau là ký hiệu Euro để biểu thị không có giá trị tài chính. Sau đó (từ trái sang phải) là hình Cổng Brandenburg, tháp Big Ben, Tháp Eiffel, Đấu trường La Mã, Nhà thờ Sagrada Familia, Manneken Pis và Nàng Mona Lisa - những biểu tượng của châu lục.

    to tien 0 euro 1
    Mặt trước của tờ 0 Euro.

    Ban đầu vốn được tạo ra cho mục đích du lịch và quảng bá, nhưng chẳng mấy chốc loại tiền 0 Euro này đã sớm trở thành một dạng “từ điển bách khoa” về châu Âu và là nguồn sưu tập phong phú, thú vị cho các sưu tập gia.

    Những sự thật thú vị về tờ tiền 0 Euro

    Với mục đích quảng bá và sưu tập, không khó hiểu khi kể từ lúc ra đời, tờ 0 Euro đã có hàng nghìn phiên bản khác nhau và mỗi nước đều có những phiên bản đặc biệt của riêng mình.

    Một YouTuber tên Chris đã dày công thu thập các tờ tiền 0 Euro ở vài nước châu Âu. Tại Pháp, tờ tiền có in hình Khải Hoàn Môn Paris được bán ngay tại điểm du lịch mà nó quảng bá. Ngoài ra, 2 tờ tiền in hình Vương cung thánh đường. Sacré-Cœur và Tháp Eiffel có điểm đặc biệt ở chỗ chúng là tiền polymer chứ không phải tiền giấy như những tờ Euro thông thường.

    to tien 0 euro 1
    Tờ 0 Euro in hình Khải Hoàn Môn. Dấu hiệu ở góc trên bên phải là hình tháp Eiffel nhìn từ trên cao xuống.

    Một đặc điểm thú vị khác là hình mờ và hologram trên các tờ tiền 0 Euro đều có hình tháp Eiffel với góc nhìn từ trên xuống.

    Tờ tiền 0 Euro hiếm nhất?

    Đối với các nhà sưu tập, những tờ tiền hiếm luôn mang một sức hút lạ kỳ và tờ 0 Euro với mục đích giải trí, sưu tập thuần túy càng không phải ngoại lệ. Tờ 0 Euro phiên bản hiếm nhất phải kể đến loại có in hình thủy cung Marineland tại Pháp, với hình 2 chú cá heo đang tung mình khỏi nước.

    to tien 0 euro 1
    Tờ 0 Euro được cho là hiếm nhất hiện nay.

    Vào năm 2015, không lâu sau khi loại tiền này được phát hành, thủy cung Marineland đã gánh chịu một trận lụt nặng, khiến rất nhiều sinh vật biển tại đây mất mạng. Nhưng thiệt hại đáng kể khác là máy in tờ tiền 0 Euro nói trên và do đó từ sau trận lụt ấy, không còn tờ tiền Marineland nào được xuất xưởng nữa.

    Theo Chris, số lượng tờ 0 Euro in hình cá heo này hiện rất hiếm do đó giá của nó trên thị trường sưu tập đã tăng tốc “như tên lửa”

    Nước Anh cũng có tờ 0 Euro

    Một sự thật thú vị khác là mặc dù chưa bao giờ sử dụng tờ Euro chính thức mà vẫn dùng tiền Bảng in hình Nữ hoàng Elizabeth II, nước Anh vẫn có tờ 0 Euro từ thời còn trong Liên minh Châu Âu.

    Tờ tiền 0 Euro kỷ niệm World Cup 2018 của Anh.

    Một số công trình được in trên tờ 0 Euro của Anh là Tháp Big Ben, Cầu Tháp London, Vòng quay London Eye, Cung điện Buckingham và thậm chí là con tàu Titanic nổi tiếng.

    Ngoài nước Anh từng là thành viên của EU, một số nước châu Âu khác cũng sở hữu tờ 0 Euro của riêng mình dù không thuộc Liên minh Châu Âu, điển hình là Iceland, Na Uy, Nga… Cũng có một số nước mặc dù thuộc EU nhưng không sử dụng tờ Euro chính thức mà lại có tờ tiền lưu niệm đặc biệt này, như Ba Lan, Cộng hòa Czech, Thụy Điển…

    Kênh 14 (Nguồn: Banknoteworld)

  • Người dân Anh chỉ còn 6 tuần để tiêu các tờ tiền giấy £20 và £50 cũ, trước khi chúng bị loại bỏ. Ngân hàng Trung ương Anh khuyến khích người dân tiêu hết các đồng tiền giấy này trước ngày 30 tháng 9, hoặc bạn có thể gửi tiền vào tài khoản ngân hàng hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại bưu điện.

    Các tờ giấy bạc cũ sẽ được thay thế bằng đồng polymer mới bền hơn. Tờ £20 mới sẽ in hình họa sĩ Anh JMW Turner, trong khi tờ £50 in hình nhà toán học thiên tài Alan Turing. Tờ tiền giấy £5 và £10 từng được thay thế theo cách tương tự vào năm 2016 và 2017.

    Sau ngày 30/9, chỉ tờ polymer £20 và £50 là có giá trị lưu hành. Tiền giấy sẽ không còn được chấp nhận tại các cửa hàng, siêu thị và cũng không thể thanh toán cho doanh nghiệp. 

    Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Anh khẳng định sau ngày 30/9, các ngân hàng vẫn sẽ chấp nhận tiền gửi là các tờ giấy bạc cũ. Một số bưu điện cũng chấp nhận giấy bạc cũ như một khoản tiền gửi vào tài khoản ngân hàng thông qua bưu điện. 

    Ngân hàng Trung ương Anh cũng sẽ luôn chấp nhận đổi giấy bạc cũ lấy tiền polymer mới, bao gồm những tờ tiền trước đây. Tính đến tháng 6/2022, có khoảng 163 triệu tờ giấy bạc £50 và 314 triệu tờ giấy bạc £20 vẫn nằm trong ví của người dân. 

    Tiền polymer là sự nâng cấp lớn về mặt bảo mật, khó làm giả hơn nhiều so với tiền giấy. Những tờ bằng polymer đầu tiên xuất hiện vào năm 2016, với tờ 5 bảng có in hình cựu Thủ tướng Winston Churchill.

    Tuy nhiên, tiền polymer cũng không phải là không có nhược điểm riêng của nó. Những đặc tính bảo mật trên các tờ polymer đầu tiên, bao gồm gương mặt của Nữ hoàng Anh, có thể bị xóa dễ dàng bằng tẩy bút chì. Và tờ polymer có thể bị co lại chỉ còn 1/4 kích thước ban đầu nếu để trong túi áo/quần rồi ủi đè lên.

    Cách đổi tiền giấy cũ 

    Trên trang web của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), có hướng dẫn cho người cần đổi tiền giấy. Bạn có thể tìm đổi tiền tại các địa điểm sau:

    • Tại ngân hàng của bạn: BoE cho biết cách dễ nhất để trao đổi tiền giấy là gửi chúng vào ngân hàng. Người dân sẽ cần trực tiếp đến chi nhánh ngân hàng gần nhất để thực hiện việc này.
    • Ở bưu điện: Bưu điện cũng có thể chấp nhận tiền để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ, hoặc gửi tiền vào tài khoản ngân hàng nếu có thể.
    • Tại Ngân hàng England: Bạn có thể đổi tiền giấy cũ ở BoE, và nhận về séc hoặc tiền polymer có giá trị tương đương. Người dân cũng có thể gửi tiền giấy và bản sao giấy tờ tùy thân đến bộ phận Department NEX, Bank of England, Threadneedle Street, London EC2R 8AH.

    Viethome (theo Manchester Evening News)

  • dan my den chau au 2

    Trong bối cảnh đồng euro rớt giá, người dân Mỹ nhận thấy đây là cơ hội để họ tiêu tiền mà không phải suy nghĩ quá nhiều khi du lịch đến châu Âu.

    Tuần trước, đồng euro đã giao dịch ngang bằng với USD. Theo đó, đồng tiền chung châu Âu đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2002, khi giá trị của đồng euro giảm 15% so với USD trong năm qua.

    Đối với nhà đầu tư, cột mốc này đánh dấu đà sụt giảm kéo dài nhiều tháng của đồng euro, khi bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về mâu thuẫn ở Ukraine cùng những vấn đề ảnh hưởng đến nguồn cung năng lượng, nền kinh tế châu Âu. Song, đối với người Mỹ, đây lại là cơ hội để họ đi du lịch khắp châu Âu và mua sắm thỏa thích.

    Theo WSJ, nhiều khách du lịch Mỹ đã mạnh tay chi tiền để mua các mặt hàng xa xỉ, rượu vang đắt tiền và thuê phòng nghỉ cao cấp ở châu Âu. Một số chia sẻ rằng họ đang lên kế hoạch tiếp tục du lịch nước ngoài với khoản tiền tiết kiệm từ trước. Du lịch đến châu Âu cũng giúp người Mỹ có thời gian nghỉ ngơi trước áp lực lạm phát, khi giá USD cao hơn cũng giúp bù đắp cho chi phí đắt đỏ ở châu Âu.

    Shannon Mains và chồng gần đây có chuyến du lịch châu Âu kéo dài 1 tháng. Họ đã mua vé tàu Orient Express nổi tiếng khi di chuyển từ Pháp đến Ý với hạng phòng đôi có giá khởi điểm là 3.600 USD/người. Cặp đôi đã chi tổng số tiền khoảng 1.000 USD cho lượt đi trên vì Shannon nhận được ưu đãi trải nghiệm nhờ công việc của mình.

    dan my den chau au 2
    Shannon Mains và chồng.

    Vợ chồng Mains đến Disneyland ở Paris và nghỉ ngơi tại khách sạn trong khu vui chơi này. Họ cũng chi tiền cho một tour thưởng thức rượu vang và đạp xe ở vùng Burgundy của Pháp. Shannon cũng mua đồ trang sức và phụ kiện tại một cửa hàng Gucci ở Ý.

    Ngoài ra, việc đồng euro rớt giá cũng giúp họ có những trải nghiệm nhỏ và vui vẻ hơn. Một vài buổi tối, họ đặt rượu vang trong khách sạn và cùng nhau thưởng thức, ngắm cảnh ban đêm. Ở những chuyến đi trước đây, họ chỉ mua những chai rượu giá rẻ khoảng 3-4 euro, nhưng lần này họ không ngại chi tiền cho loại rượu đắt tiền hơn.

    Shannon chia sẻ: "Trước đây, chúng tôi luôn có kế hoạch tiết kiệm khi đi du lịch. Hiện tại, chúng tôi có thể quyết định mua gì mình muốn."

    Alyssa Brown – nhà nghiên cứu ngành thiết kế 26 tuổi, đã bay từ Chicago đến Paris chỉ để mua một chiếc túi Saint Laurent mà cô đã "để mắt" từ lâu.

    dan my den chau au 2
    Alyssa Brown.

    Khi đồng USD tăng giá so với euro, Brown đã bay đến Paris vào tháng 4 với chuyến bay ưu đãi vì cô là nhân sự ngành hàng không. Tại kinh đô thời trang, cô đã trả 1.833 USD cho một chiếc túi Saint Laurent Sunset cỡ vừa, thấp hơn khoảng 700 USD so với mức giá niêm yết 2.550 USD ở Chicago.

    Nhìn chung, khách du lịch từ Mỹ đã chi tiêu nhiều hơn ở châu Âu trong tháng 6 so với cùng kỳ năm 2019, với chênh lệch là 56%, theo nhà cung cấp dịch vụ hoàn thuế VAT Planet. Richemont – công ty mẹ của Cartier và Vacheron Constantin, ghi nhận doanh số bán hàng ở châu Âu tăng 42% trong quý II. Công ty giải thích, nhu cầu trong nước và khách du lịch từ Mỹ và Trung Đông quay trở lại là động lực.

    Tỷ giá EUR/USD hấp dẫn hơn đối với người Mỹ giúp họ né tránh một số loại chi phí thường có khi đi du lịch, chẳng hạn như giá phòng khách sạn tăng. Giá trung bình 1 đêm cho 1 phòng khách sạn ở châu Âu là 154,41 euro trong khoảng thời gian 28 ngày kết thúc vào ngày 9/7, cao hơn khoảng 44% so với năm ngoái, theo dữ liệu của công ty phân tích STR

    Jennifer Baum – giám đốc tiếp thị làm việc ở New York, gần đây đã đến Amsterdam và Copenhagen để thăm con trai đang du học ở châu Âu. Khi đặt phòng khách sạn, Baum nhận thấy giá cao hơn dự tính. Tuy nhiên, vì đồng USD tăng giá so với euro và krone Đan Mạch, cô lại thấy mình nhận được "món hời" trong chuyến đi này.

    Kristen Taylor chia sẻ bà đã sẵn sàng trở lại châu Âu dù vừa mới trở về. Giáo viên trung học đã nghỉ hưu chia sẻ bà đã có chuyến du lịch 11 ngày tại 5 quốc gia, bắt đầu ở Paris và kết thúc ở Vienna. Bữa trưa, bữa tối và các hoạt động đều đã bao gồm trong tour du lịch của hãng tổ chức các chuyến công tác ngành giáo dục – EF Tours.

    Taylor chia sẻ, bà đã có trải nghiệm mua sắm thoải mái hơn khi đến thăm châu Âu. Ở Paris, bà có cơ hội dùng thử món ăn làm từ ốc sên (escargot). Khi đến Fragonard – hãng nước hoa nổi tiếng, Taylor không ngần ngại mua một mùi hương mình yêu thích. Còn tại Cung điện Nymphenburg, bà mua một chiếc vòng cổ bằng sứ.

    Tháng 9 tới, Taylor cũng có một chuyến đi 10 ngày đến Rome và cân nhắc về một kỳ nghỉ nữa vào cuối năm nay. Bà chia sẻ: "Một trong những điều tôi yêu thích là dành 1 tuần ở Paris và chỉ đi thăm các bảo tàng."

    Madeline Sadlowski – 26 tuổi, đã bay đến Ý và dành tuần trăng mật ở Rome, Tuscany và Capri. Cô và chồng thậm chí còn không theo dõi tỷ giá EUR/USD trước khi đến và chỉ biết tình hình giá cả khi đến nơi. Trong chuyến đi, Madeline đã tìm mua một chiếc túi xách hạng sang mà chồng cô hứa sẽ tặng làm quà sau đám cưới. Cuối cùng, cô đã mua một chiếc túi Bulgari với giá 2.700 USD, trong khi được niêm yết 4.000 USD trên trang web của hãng.

    Ngoài chiếc túi này, vợ chồng Madeline còn mua thêm những món đồ như rượu hạng sang và dép Hermes – những thứ mà ban đầu họ không có kế hoạch mua. Cô chia sẻ: "Thật khó để cưỡng lại khi tỷ giá lại tốt đến vậy."

    Cafef (tham khảo WSJ)

  • Khảo sát trên thị trường tự do ở VN sáng nay (18/7), giá USD tiếp tục tăng mạnh lên mốc cao mới. Hiện giá mua – bán USD "chợ đen" phổ biến ở mức 24.520-24.670 đồng/USD, tăng 20 đồng chiều mua và 140 đồng chiều bán.

    Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá USD đã tăng khoảng 550-600 đồng, tương đương tăng gần 100 đồng mỗi ngày. Trên thị trường chính thức, tỷ giá USD cũng có những bước tăng mạnh. Tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố hôm nay tăng tới 20 đồng so với phiên trước và ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp.

    gia usd tu do

    Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại có sự chênh lệch khá lớn, mức phổ biến hiện nay quanh mốc 23.600 đồng/USD nhưng cũng có một số nơi lên đến gần 24.000 đồng/USD.

    Cụ thể, Vietcombank niêm yết tỷ giá VND/USD ở mức 23.280-23.590 đồng/USD, tăng 10 đồng so với cuối tuần trước. Tương tự, BIDV đang mua vào USD với giá 23.310 đồng/USD và bán ra ở mức 23.590 đồng/USD.

    ACB niêm yết tỷ giá giao dịch bằng tiền mặt là 23.320-23.740 đồng/USD trong khi chuyển khoản là 23.340-23.540 đồng/USD, giảm 10 đồng so với cuối tuần trước. Techcombank cũng giảm 26 đồng xuống 23.293-23.579 đồng/USD.

    Trong khi đó, Sacombank niêm yết tỷ giá USD lên tới 23.330-23.890 đồng/USD (theo hình thức giao dịch tiền mặt). Đối với hình thức chuyển khoản, tỷ giá USD tại Sacombank là 23.361-23.560 đồng/USD.

    Giá vàng trong nước cũng biến động mạnh trong những ngày gần đây. Sáng nay (18/7), giá vàng SJC tại Vàng bạc đá quý Phú Nhuận được niêm yết ở mức 66,8-67,4 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra) giảm 500 đồng/lượng so với phiên trước.

    Tương tự, Tập đoàn DOJI cũng điều chỉnh giá vàng xuống 66,4-47,0 triệu đồng/lượng, giảm 1 triệu đồng/lượng so với cuối tuần vừa qua. 

    Trên thị trường quốc tế, giá vàng giao ngay hiện chỉ ở mức 1.714 USD/ounce. Nếu quy đổi theo tỷ giá USD tại Vietcombank, giá vàng thế giới tương đương với 48,7 triệu đồng/lượng, thấp hơn tới 18 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước.

    Nếu quy đổi theo tỷ giá USD tự do, giá vàng thế giới tương đương với 50,1 triệu đồng/lượng, thấp hơn 16 triệu đồng/lượng so với vàng trong nước.

    Theo Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), tỷ giá chợ đen tăng mạnh thời gian qua khi chênh lệch giá vàng trong nước – quốc tế nới rộng khoảng cách lên tới 18 triệu đồng/lượng, khiến nhu cầu nhập lậu vàng tăng.

    Trong khi đó, tỷ giá tại các ngân hàng thương mại đang được Ngân hàng Nhà nước điều hành linh hoạt, bình ổn thông qua việc bán ngoại tệ để bổ sung nguồn cung ngoại tệ cho thị trường. Ước tính của KBSV, NHNN đã bán ra khoảng 11-12 tỷ USD qua phương thức kỳ hạn 3 tháng không hủy ngang.

    Từ cuối tháng 6, NHNN cũng đã sử dụng lại kênh tín phiếu với khối lượng lớn sau gần 2 năm đóng băng, hút về lượng tiền đồng đáng kể. KBSV cho rằng, điều này sẽ kéo lãi suất liên ngân hàng bằng VND tăng lên, thu hẹp chênh lệch lãi suất giữa VND – USD, từ đó giảm bớt nhu cầu sở hữu USD trong hệ thống.

    KBSV dự báo, nguồn cung ngoại tệ năm 2022 sẽ tương đương với mức đạt được trong năm 2021. Do đó, tỷ giá VND/USD sẽ chỉ tăng khoảng 2% trong năm nay. Trong ngắn hạn, NHNN sẽ tiếp tục sử dụng đồng thời 2 công cụ là dự trữ ngoại hối và phát hành tín phiếu trên hoạt động thị trường mở để ổn định tỷ giá trước những cú sốc bên ngoài (lạm phát neo cao khiến các NHTW lớn tiếp tục nâng lãi suất, thu hẹp không gian chính sách nới lỏng tài khóa và tiền tệ, đặc biệt là Fed).

    Theo Cafef

  • Đồng Euro lần đầu tiên rớt giá thấp hơn đồng USD trong gần 20 năm, một phần vì cuộc chiến ở Ukraine đẩy giá đồng tiền chung này xuống thấp.

    Một Euro mua được 0,998 USD trên thị trường ngoại hối vào lúc 12:45 (theo giờ GMT), giảm 0,4% trong phiên giao dịch trong ngày.

    Lo ngại rằng Nga có thể hạn chế nguồn cung cấp năng lượng của châu Âu đã làm tăng khả năng suy thoái ở khu vực đồng Euro. Ngân hàng Trung ương châu Âu đã chậm trễ so với các ngân hàng khác trong việc tăng lãi suất, làm suy yếu thêm đồng Euro.

    Các đồng tiền có xu hướng tăng khi ngân hàng trung ương có liên quan tăng lãi suất, vì các nhà đầu tư quốc tế nhìn thấy lợi nhuận lớn hơn khi nắm giữ tài sản được định giá bằng loại tiền đó.

    dong euro sut giam nghiem trong

    Đồng USD cũng mạnh trong những tháng gần đây, được thúc đẩy bởi việc ngân hàng trung ương Hoa Kỳ tăng lãi suất, và các nhà đầu tư tìm đến đồng tiền của Mỹ như một nơi an toàn trong thời kỳ hỗn loạn toàn cầu.

    Đồng tiền suy yếu sẽ khiến hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn với các quốc gia trong khu vực đồng Euro, đặc biệt là hàng hóa được giao dịch bằng USD như là dầu thô.

    Điều đó có thể góp phần gây ra lạm phát cao hơn trong khu vực đồng Euro, vốn đang ở mức 8,6% trong tháng Sáu. Ngân hàng Trung ương châu Âu dự kiến sẽ bắt đầu tăng lãi suất vào tuần tới.

    Đồng Euro đã giảm gần 12% so với USD kể từ đầu năm. Trong phần lớn lịch sử của mình, đồng Euro có giá trị hơn đồng đôla Mỹ.

    Đồng tiền châu Âu tụt giá so với USD trong những năm đầu, sau khi đồng tiền này ra đời vào năm 1999, nhưng lần cuối cùng đồng Euro giao dịch thấp hơn USD là tháng 12/2002.

    Theo BBC Tiếng Việt

  • USD ngày càng được ưa chuộng trong bối cảnh bất ổn kinh tế toàn cầu và lãi suất tăng cao tại Mỹ tăng. Giá USD tăng so với các tiền tệ khác do nỗi lo lạm phát, năng lượng và kinh tế Trung Quốc, khiến nhà đầu tư mua vào để trú ẩn.

    Sáng 11/7, mỗi USD có thời điểm đổi được 137,28 yên, cao nhất kể từ cuối năm 1998. Đà tăng sau đó giảm dần. Hiện tại, mỗi USD tương đương 136,9 yên.

    Euro cũng mất giá so với USD, hiện giảm 0,34% về 1 EUR đổi 1,01 USD. Tỷ giá này đang tiến sát đáy 20 năm xác lập thứ Sáu tuần trước. Bảng Anh hôm 11/7 có lúc mất 0,38% so với USD, còn 1 GBP đổi 1,19 USD.

    usd ngay cang dat do

    "Đồng USD nhìn chung đang mạnh lên, nhưng tỷ giá USD-JPY là biến động mạnh nhất", Rodrigo Catril, Chiến lược gia tiền tệ tại National Australia Bank nhận định.

    Ông cho biết việc nhà đầu tư rời bỏ tài sản rủi ro khiến USD hưởng lợi. Đồng yên đặc biệt chịu sức ép do lãi suất tại Mỹ cao và kết quả bầu cử cuối tuần trước tại Nhật Bản cho thấy khả năng chính sách nới lỏng tiền tệ vẫn được duy trì.

    Ngân hàng trung ương Nhật Bản vẫn duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục để hỗ trợ nền kinh tế. Trong khi đó, Mỹ liên tục nâng lãi suất năm nay. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến đồng yên gần đây yếu đi. 

    Bên cạnh đó, nỗi lo tăng trưởng toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh các ngân hàng trung ương nâng lãi suất để ghìm lạm phát, cũng khiến dòng tiền chuyển hướng sang tài sản trú ẩn.

    "USD có thể còn tiếp tục đắt đỏ cho đến khi rủi ro về lạm phát toàn cầu, an ninh năng lượng châu Âu hạ nhiệt và triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc được cải thiện", các nhà phân tích tại Barclays cho biết. "Báo cáo lạm phát Mỹ tuần này cũng sẽ là căn cứ quan trọng để Fed quyết định nâng lãi 50 hay 75 điểm cơ bản trong cuộc họp sắp tới".

    Với việc lạm phát đang lan tràn trên toàn cầu, ngân hàng trung ương New Zealand và ngân hàng trung ương Canada tuần này được dự báo nâng lãi.

    Lo ngại về năng lượng cũng đồng nghĩa đồng euro tiếp tục gặp khó. Hôm nay, Nga thông báo đóng đường ống khí đốt lớn nhất từ nước này sang Đức để bảo dưỡng thường niên. Việc này dự kiến kéo dài 10 ngày, nhưng châu Âu lo ngại có thể lâu hơn do xung đột tại Ukraine.

    Tuần này, Trung Quốc cũng sẽ công bố GDP quý II. Nhà đầu tư đang theo dõi sát sao để đánh giá thiệt hại của đợt phong tỏa với nền kinh tế lớn nhì thế giới.

    GDP quý II của Anh cũng sẽ được đưa ra tuần này. Tuy nhiên, thế giới chú ý hơn đến việc ai sẽ nhậm chức thủ tướng Anh sau khi ông Boris Johnson từ chức tuần trước.

    Theo VnExpress

  • Ở phiên giao dịch ngày 12/7, đồng euro đang dao động gần ngang với đồng USD. Đồng tiền chung của eurozone sụt giảm trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nguồn cung năng lượng đang diễn ra và những rủi ro đối với nền kinh tế tiếp tục ảnh hưởng.

    Vào lúc 9 giờ 36 sáng, đồng euro giảm 0,3%, giao dịch quanh mức 1,0002 USD.  Mối lo ngại về vấn đề suy thoái đã trở nên căng thẳng hơn trong những tuần gần đây, do những bất ổn về kế hoạch tăng nguồn cung năng lượng của khối, cùng với đó là việc Nga cảnh báo có thể tiếp tục siết van dòng chảy khí đốt đến Đức và các khu vực khác của EU.

    dollar ngang gia euro

    Trong khi đó, chỉ số Dollar Index – theo dõi đồng bạc xanh so với rổ 6 đồng tiền tệ khác, tăng 0,4% lên 108.225 khi trước đó đã leo lên 108.47 – mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2002. Trong năm nay, đồng USD đã tăng giá mạnh trong bối cảnh Fed tích cực nâng lãi suất để kìm cương lạm phát. NHTW Mỹ đã tăng lãi suất lên 75 điểm cơ bản hồi tháng 6 và đây là mức nâng mạnh nhất kể từ năm 1994.

    Hôm thứ Hai, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết châu Âu đã chuẩn bị tinh thần cho việc Nga tạm khóa dòng chảy khí đốt trong 10 ngày. Theo đó, nhiều người lo ngại rằng Nga có thể sẽ khóa van hoặc giảm một lượng khí đốt lớn cung cấp cho châu Âu.

    Ngoài ra, những dự báo về suy thoái kinh tế ngày càng được nhiều chuyên gia chia sẻ. Điều này làm dấy lên câu hỏi về việc NHTW châu Âu (ECB) có thể thắt chặt chính sách tiền tệ đủ mạnh tay để kiềm chế tỷ lệ lạm phát cao kỷ lục, trong khi không gây tổn hại thêm cho nền kinh tế hay không.

    Jeremy Stretch – trưởng bộ phận chiến lược G-10 FX tại CIBC Capital Market, nhận định: "Ngưỡng tâm lý quan trọng này đang gặp nhiều rủi ro ở thời điểm hiện tại." Ông cũng nói thêm rằng, viễn cảnh đồng euro giảm sâu như thế này là phản ánh về những lo ngại suy thoái đang gia tăng ở toàn eurozone. Ngày càng có nhiều người lo ngại về viễn cảnh Nga cắt giảm dòng chảy khí đốt, cùng với đó là ECB cùng nhiều NHTW lớn khác giảm tốc độ thắt chặt chính sách.

    Các nhà phân tích tại ING cho biết: "Chúng tôi cho rằng thị trường đang dự đoán Fed sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ. Điều này sẽ càng thúc đẩy đồng USD tăng giá. Ngoài ra, nhiều cuộc thảo luận về tỷ giá EUR/USD ngang giá và rủi ro rớt giá của euro sẽ kéo dài đã diễn ra. Khả năng diễn biến này xảt ra vào đầu tuần này là khá cao."

    Sự chú ý của nhà đầu tư sẽ chuyển hướng sang việc Đức công bố chỉ số tâm lý đối với nền kinh tế (ZEW) tháng 7. Theo dự kiến, ZEW sẽ suy yếu đáng kể do nền kinh tế đầu tàu châu Âu tăng trưởng chậm lại.

    Ngoài ra, tỷ giá USD/JPY cũng giảm xuống mức 137,38 sau khi chạm mức cao nhất trong 24 năm là 137,75 vào hôm 11/7, sau khi Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda cam kết giữ nguyên lập trường theo đuổi chính sách tiền tệ được nới lỏng để thúc đẩy nền kinh tế. Tỷ giá GBP/USD giảm 0,2% xuống 1,1865, khi trước đó rơi xuống mức thấp nhất trong 2 năm là 1,1847. 

    Theo Cafef

  • Nhiều đồng tiền trên thế giới nhanh chóng bị mất giá sau khi Fed tăng lãi suất. Nếu so với cuối năm 2021, nhiều đơn vị tiền tệ đã mất giá mạnh.

    Thông tin việc ngày 15/6, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất mạnh nhất trong vòng gần 30 năm qua. Bình thường mỗi lần Fed chỉ tăng khoảng 0,25%. Dự báo mức lãi suất cuối năm của năm 2022 mà Fed tăng sẽ dao động từ khoảng 3-3,6%.

    Ngay sau khi Fed tăng lãi suất thì một loạt Ngân hàng Trung ương đã có điều chỉnh lãi suất ngay lập tức. Đơn cử, Hong Kong ngay lập tức tăng 0,75% lãi suất cơ bản, bám sát lãi suất của Fed vì đồng đô la Hong Kong (HKD) là đồng tiền neo rất chặt chẽ với đồng USD. Ngoài ra, hầu hết các Ngân hàng Trung ương đều tăng lãi suất từ 0,5 - 1 điểm %. Các quốc như Ả Rập Xê Út, Kuwait, Brazil, Anh… đều có động thái tăng lãi suất.

    dong bang anh mat gia
    Giá trị các đồng tiền đã có biến động ngay sau quyết định của Fed

    Những biến động trên cho thấy Fed tăng lãi suất có tác động rất lớn đến phạm vi tài chính toàn cầu. Cùng với đó, nhiều đồng tiền trên thế giới nhanh chóng bị mất giá. Cụ thể, đồng đô la Đài Loan (TWD) mất giá 0,29%; đồng bạt Thái Lan (THB) mất giá 0,49%; đồng yên Nhật (JPY) mất giá 0,47%; đồng Ringgit Malaysia (RM) mất giá 0,35%; đồng nhân dân tệ Trung Quốc (CNY) mất giá 0,25%...

    Cùng với đó, sau khi Fed tăng lãi suất thì chỉ số đồng đô la Mỹ dao động từ 103-105%, con số này đã tăng 9-10% so với cuối năm 2021. Điều này dẫn đến việc một loạt các đồng tiền khác trên thế giới đều mất giá rất mạnh.

    Nếu so với cuối năm 2021, nhiều đồng tiền mất giá lớn. Tính đến ngày 16/6, đồng TWD mất giá 7,33%; THB mất giá 5%; JPY mất giá 14,6%; đồng Won Hàn Quốc mất giá 7,5; đồng Peso Philippines mất giá 4,3%; CNY mất giá 5,1%. Ngay cả đồng Euro cũng mất giá 8,2%; đồng bảng Anh mất giá 10,2%. Trong bối cảnh đó, lãi suất huy động cho vay mặt bằng trong nước tăng 0,09%, tỷ giá tiền đồng Việt Nam ổn định, mất giá nhẹ khoảng 2%.

    Tăng lãi suất, cứu hay bóp nghẹt kinh tế: 'Hạ cánh cứng giữa sương mù'

    Các Ngân hàng Trung ương phải giải một bài toán ba mục tiêu: chống lạm phát, hạn chế vay nợ quá mức để đầu cơ tài sản, tránh suy thoái. Điều này là bất khả thi.

    Việc bơm tiền quá tay vào nền kinh tế, cộng với lạm phát tiếp tục cao và kéo dài khá lâu so với dự kiến, đã trở thành bộ đôi khiến việc nâng lãi suất, thu hẹp bảng cân đối với tốc độ nhanh hơn lúc này là bắt buộc. 

    “Tăng lãi suất sẽ không giải quyết được vấn đề lạm phát, nó không giúp tạo ra nhiều lương thực hơn”, nhà kinh tế học Joseph Stiglitz trả lời Bloomberg tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos (Thụy Sỹ), tháng 5/2022.

    Nhưng Fed cũng có mục tiêu rất quan trọng khác cần phải cân bằng là làm sao nâng lãi suất, thu hẹp bảng cân đối mà không gây suy thoái? Đây là điều được nhà kinh tế học Mohamed El-Erian, Cố vấn kinh tế trưởng của Allianz gọi là nỗi sợ tăng trưởng thấp (growth scare).

    Yếu tố lo sợ suy giảm tăng trưởng thậm chí là suy thoái, đang dần trở thành nỗi lo lớn hơn lạm phát. Rủi ro suy thoái của kinh tế toàn cầu đã bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trên các bình luận của tờ Financial Times và The Economist. Trong nội bộ nhiều ngân hàng và quỹ đầu tư, đây là chủ đề họ lo ngại chứ không phải câu chuyện lạm phát.

    Goldman Sachs đánh giá rủi ro suy thoái của kinh tế Mỹ là khoảng 35%. Ngay cả trong trường hợp Mỹ tránh được rủi ro suy thoái, rủi ro vỡ nợ tín dụng trong nền kinh tế Mỹ vẫn còn đó. 

    Nhưng dù sao thì Mỹ cũng đang ở trạng thái tốt hơn Anh. Đầu tháng 5/2022, Ngân hàng Trung ương Anh đã nâng lãi suất lên mức cao nhất trong 13 năm, về mức 1%. Anh ở tình thế còn khó khăn hơn cả Fed, khi lạm phát vọt lên mạnh, họ phải chạy theo sau lạm phát nhưng không thể kéo lãi suất lên quá nhanh vì sợ gây đổ vỡ nền kinh tế. 

    Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh - ông Andrew Bailey - thừa nhận, đây không phải là tình thế tốt để tăng lãi suất, đấm thêm một cú vào các doanh nghiệp và hộ gia đình đang vật lộn với chi phí tăng cao do lạm phát. 

    Dẫu vậy, cơ quan này vẫn buộc phải thắt chặt tiền tệ nếu không lượng thanh khoản dư thừa trong nền kinh tế có thể còn làm lạm phát tồi tệ hơn. Ngân hàng Trung ương Anh dự đoán quý IV/2022 và quý I/2023 nước Anh có thể lâm vào tăng trưởng GDP thực âm, đủ yếu tố để kết luận nền kinh tế đi vào suy thoái. 

    Các thành viên Hội đồng chính sách tiền tệ Anh thừa nhận họ “không thể tránh được” việc các hộ gia đình tại quốc gia này sẽ gặp khó khăn do lạm phát và lãi suất tăng. 

    Vai trò của Ngân hàng Trung ương Anh là đảm bảo lạm phát giảm xuống mức 2% một cách bền vững trong trung hạn. Nhưng họ đang gặp bài toán rất khó là ctăng lãi suất để tiếp tục siết lại chính sách tiền tệ nới lỏng đã quá lâu mà không đẩy kinh tế vào suy thoái. 

    Dự đoán, tăng trưởng GDP thực sẽ giảm 1% trong quý IV/2022 nếu giá năng lượng tăng thêm 40% như một số tổ chức dự đoán. Với kịch bản đó, lạm phát sẽ đạt hơn 10% vào quý IV/2022. Đây là mức cao nhất trong 40 năm và làm giảm thu nhập thực của các hộ gia đình, bởi vì lương sẽ không thể bắt kịp với mức lạm phát cao như vậy. 

    Nói về sự khó khăn của lựa chọn chính sách lúc này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ - bà Janet Yellen nói rằng, Fed cần cả tài năng lẫn may mắn để đạt được “hạ cánh mềm”. Còn Chủ tịch Fed - ông Jerome Powell thừa nhận, để đạt được “hạ cánh mềm nền kinh tế” là đầy thử thách và không dễ dàng. Kết quả phụ thuộc nhiều vào những sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của chính Fed nhưng vẫn cần có động thái để đạt được điều đó.

    Tờ Financial Times trích dẫn một chuyên gia đầu cơ trái phiếu bình luận: “Hãy tưởng tượng bạn đang ở trên một chiếc máy bay và cơ trưởng thông báo rằng chúng ta “có thể” được hạ cánh suôn sẻ. Với hành khách thì chắc chắn đây là một thông điệp đáng quan ngại”.

    Quá nhiều yếu tố bất định

    Kinh tế thế giới đang đối mặt với một rủi ro kép gồm: suy thoái và lạm phát cao kéo dài. 

    Rủi ro “hạ cánh cứng” giữa làn sương mù của Ngân hàng Trung ương các thị trường Mỹ và châu Âu là có. Nếu nó diễn ra thì sẽ ảnh hưởng ra sao đến châu Á mà cụ thể là Việt Nam? 

    Đến lúc này, vẫn chưa có gì rõ ràng mặc dù đã có những dấu hiệu cho thấy kinh tế Nhật, Hàn Quốc đã bắt đầu bị ảnh hưởng và một số nhà xuất khẩu ở châu Á đã cảm nhận được rủi ro cắt giảm đơn hàng xuất khẩu khi chỉ số sản xuất của Mỹ - ISM không lạc quan.

    Hiện nay, có quá nhiều yếu tố bất định. Một, không ai biết các nền kinh tế lớn sẽ suy thoái hay chỉ tăng trưởng chậm lại. Hai, chiến tranh ở Ukraine và phong tỏa chống dịch ở Trung Quốc không rõ sẽ kéo dài bao lâu, tương ứng không biết sẽ tác động đến nguồn cung hàng hóa cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào. Ba, liệu các quốc gia thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ - OPEC - có tăng sản lượng dầu để giảm bớt áp lực lạm phát toàn cầu, từ đó hạ bớt sức ép cho các Ngân hàng Trung ương lớn hay không? 

    Các dự đoán về thị trường lao động và chuỗi cung ứng sẽ trở lại bình thường trong năm 2022 cũng đang dần sai lệch ở các nền kinh tế phát triển. Nhiều thị trường ở Mỹ và châu Âu vẫn chật vật do thiếu lao động trong nhiều lĩnh vực, thiếu lương thực, chuỗi cung ứng tiếp tục gián đoạn, nhiều doanh nghiệp thiếu nguyên liệu để sản xuất, thiếu lao động để vận hành. Giá cả tăng là hệ quả của những điều đó.

    Trong tình trạng hiện tại, việc Ngân hàng Trung ương ở các nước phát triển phải tăng lãi suất hay thắt chặt tiền tệ là bắt buộc khi họ đã để chính sách tiền tệ quá nới lỏng trong giai đoạn dịch Covid-19 để hỗ trợ nền kinh tế. Nhưng tăng lãi suất quá mạnh cũng sẽ không giúp ích nhiều cho việc kiểm soát lạm phát trong tình trạng này. 

    Cùng lúc giải một bài toán ba mục tiêu: chống lạm phát, hạn chế vay nợ quá mức để đầu cơ tài sản, tránh suy thoái. Điều này là bất khả thi. Giết chết nền kinh tế bằng thắt chặt tín dụng quá mức sẽ không giải quyết được vấn đề lạm phát nhưng nó có thể kéo nền kinh tế đi vào suy thoái lâu dài và rất tốn kém để thoát ra.

    TS. Hồ Quốc Tuấn - Đại học Bristol, Vương quốc Anh 

    (Nội dung bài viết được biên tập và thay đổi tựa đề)

    Theo Vietnamnet

  • Những người thường xuyên sử dụng tờ 50 bảng khi mua sắm tại siêu thị được cảnh báo về một sự thay đổi lớn vào tháng 9 này.

    Aldi, Tesco, Sainsbury's, Waitrose, Lidl, v.v. có thể từ chối nhận thanh toán bằng 50 bảng. Thay đổi sẽ có hiệu lực trong 4 tháng tới, theo đó tiền giấy kiểu cũ 50 bảng sẽ được thay thế bằng phiên bản polymer hiện đại, như đã được áp dụng với các tờ tiền 5, 10 và 20 bảng.

    Người dùng vẫn có thể đổi tiền cũ tại Ngân hàng Trung ương Anh sau tháng 9, nhưng các cửa hàng sẽ không chấp nhận các tờ tiền cũ.

    Bà Sarah John nói: “Chúng tôi muốn nhắc nhở công chúng rằng họ chỉ còn sáu tháng để chi tiêu và sử dụng tiền giấy £20 và £50. Trong vài năm qua, chúng tôi đã thay đổi tiền giấy từ giấy sang polymer, vì những thiết kế này khó làm giả và bền hơn”.

    "Một lượng lớn tiền giấy hiện đã được trả lại cho ngân hàng trung ương và đổi thành tiền polymer. Tờ 20 bảng có hình danh họa J.M.W. Turner và tờ 50 bảng có hình nhà khoa học Alan Turing. Tuy nhiên, nếu người dân vẫn còn sở hữu tiền giấy, họ nên gửi tiền hoặc chi tiêu chúng”.

    7notePhiên bản 50 bảng polymer chính thức có hiệu lực từ tháng 9

    Tờ tiền polymer mệnh giá 50 bảng mới sẽ có hình nhà toán học Alan Turing - người nổi tiếng vì đã giúp bẻ khóa mã Enigma của Đức trong Thế chiến thứ Hai và đã đấu tranh chống lại sự bức hại tính dục đối với mình. Cụ thể, vào năm 1952 ông đã bị truy tố vì có hành vi tình dục đồng giới. Thay vì đi tù, ông bị ép phải tiêm hóc-môn chứa DES, hay còn gọi là thiến hóa học. Ông mất 2 năm sau đó. Vào năm 2009, Thủ tướng lâm thời Gordon Brown đã thay mặt chính quyền Anh xin lỗi ông Alan Turing. Năm 2013, Nữ hoàng Anh cũng ban lệnh ân xá. 

    Tiền polymer là sự nâng cấp lớn về mặt bảo mật, khó làm giả hơn nhiều so với tiền giấy. Những tờ bằng polymer đầu tiên xuất hiện vào năm 2016, với tờ 5 bảng có in hình cựu Thủ tướng Winston Churchill.

    Cách đổi tiền giấy cũ 

    Trên trang web của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), có hướng dẫn cho người cần đổi tiền giấy. Bạn có thể tìm đổi tiền tại các địa điểm sau:

    • Tại ngân hàng của bạn: BoE cho biết cách dễ nhất để trao đổi tiền giấy là gửi chúng vào ngân hàng. Người dân sẽ cần trực tiếp đến chi nhánh ngân hàng gần nhất để thực hiện việc này.
    • Ở bưu điện: Bưu điện cũng có thể chấp nhận tiền để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ, hoặc gửi tiền vào tài khoản ngân hàng nếu có thể.
    • Tại Ngân hàng England: Bạn có thể đổi tiền giấy cũ ở BoE, và nhận về séc hoặc tiền polymer có giá trị tương đương. Người dân cũng có thể gửi tiền giấy và bản sao giấy tờ tùy thân đến bộ phận Department NEX, Bank of England, Threadneedle Street, London EC2R 8AH.

    Viethome (Theo My London)

  • Ngân hàng Scotland đã công bố tờ tiền polymer 100 bảng mới nhất có hình Tiến sĩ Flora Murray. Tờ tiền polymer 100 bảng mới sẽ được đưa vào lưu hành vào ngày 9 tháng 5 năm 2022 - một ngày sau sinh nhật của bà Flora.

    Và cùng ngày tại Spink House, London, ngân hàng Scotland cũng bán đấu giá 94 tờ tiền hiếm có tiền tố “FM” để vinh danh bà Flora, cùng với các tờ tiền bắt đầu với “AA”. 

    Số tiền thu được từ cuộc đấu giá sẽ được chuyển đến các đối tác từ thiện là Bệnh viện Mental Health UK và Royal Free Hospital, London. Đến nay, bộ sưu tập polymer đã quyên góp được hơn 584,000 bảng Anh cho quỹ từ thiện.

    Giấy bạc ngân hàng của Ngân hàng Scotland

    Năm 1696, Ngân hàng Scotland trở thành ngân hàng thương mại đầu tiên ở Châu Âu phát hành thành công tiền giấy. Ngân hàng sản xuất những tờ tiền thể hiện lịch sử đáng kinh ngạc của Scotland trong hơn 320 năm.

    Hiện tại, ngân hàng phát hành các mệnh giá 1 bảng, 5 bảng, 10 bảng, 20 bảng, 50 bảng và 100 bảng.

    Tờ polyme 100 bảng mới sẽ có chân dung của bác sĩ Murray tại bệnh viện Tự do Hoàng gia ở London, được vẽ bởi họa sĩ Francis Dodd vào năm 1921 trên mặt trái, cùng với hình ảnh những người phụ nữ khiêng cáng bên ngoài bệnh viện Endell Street.

    Tờ tiền cũng có các tính năng bảo mật quan trọng, chẳng hạn như hiệu ứng cửa sổ chống hàng giả ở mặt trước hiển thị hình ảnh tiến sĩ Murray, biểu tượng của ngân hàng và ký hiệu ‘£100’.

    8floraTờ tiền 100 bảng mới

    "Hành động, không phải lời nói"

    Đây là phương châm của liên minh Chính trị và Xã hội Phụ nữ (WSPU), do nhà hoạt động Emmeline Pankhurst thành lập. Phương châm thể hiện rõ nhất tinh thần của phong trào đấu tranh và hy sinh của các thành viên vì sự bình đẳng.

    Cũng như tất cả các cuộc đấu tranh, hành động của những cá nhân xuất sắc và ngoan cường sẽ tạo ra sự thay đổi lâu dài. Một trong những người như vậy là Tiến sĩ Flora Murray.

    Để ghi nhận những cống hiến của bà trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với sự kiên định của bà Flora với quyền phụ nữ, chân dung của bà sẽ được in trên tờ tiền polymer 100 bảng mới của ngân hàng Scotland - tờ tiền đầu tiên kỷ niệm sự đóng góp của một người Scotland.

    Flora Murray là ai?

    Sinh ra ở Dalton, Dumfries và Galloway, Scotland, vào tháng 5 năm 1869, bác sĩ Flora Murray là một trong những bác sĩ nữ đầu tiên của Anh.

    Bà bắt đầu sự nghiệp với tư cách y tá tập sự tại Bệnh viện London, Whitechapel, năm 21 tuổi. Sau đó, bà Flora theo học tại trường Y khoa Luân Đôn cho Phụ nữ, đại học Durham và cuối cùng là đại học Cambridge.

    Cùng với người tình là nữ Bác sĩ Louisa Garrett Anderson, con gái của một trong những phụ nữ Anh đầu tiên đủ tiêu chuẩn hành nghề y, bà Flora đã thành lập Bệnh viện Phụ nữ dành cho Trẻ em (Women's Hospital for Children), cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em thuộc tầng lớp lao động.

    Mặc dù có kỹ năng cao và phong cách lãnh đạo, bà Flora vẫn phải vật lộn trong sự nghiệp của mình.

    Cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu, các nữ bác sĩ chỉ được phép chữa bệnh cho phụ nữ và trẻ em, đồng thời không được học y học và phẫu thuật. Đây là một trong những lý do bà Flora tin tưởng vào quyền bầu cử của phụ nữ.

    Cùng với việc cung cấp hỗ trợ y tế cho người biểu tình đòi quyền bầu cử cho phụ nữ sau hoạt động tuyệt thực và các chấn thương khác, bà Flora thường xuyên phát biểu tại các buổi biểu tình công khai và trở thành một trong những nhân vật quan trọng của phong trào này ở Scotland.

    Bà cũng tham gia biểu tình điều tra dân số năm 1911 - theo đó Emmeline Pankhurst vận động phụ nữ đủ điều kiện từ chối làm điều tra dân số để phản đối việc chính phủ không cho phụ nữ bỏ phiếu.

    Đóng góp của bà Flora trong Chiến tranh thế giới thứ nhất

    Hàng nghìn binh sĩ cần được hỗ trợ y tế khẩn cấp trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đây là lúc bà Flora và Louisa tham gia, đồng thời cố gắng thay đổi các chuẩn mực xã hội độc hại.

    Khi biết lời đề nghị giúp đỡ có thể sẽ bị văn phòng Chiến tranh Anh từ chối, họ đã cùng nhau thành lập Bệnh viện Phụ nữ (WHC) - một nhóm nữ bác sĩ và y tá điều hành hai bệnh viện quân sự ở Paris và Wimereux, Pháp, vào giữa tháng 9 năm 1914 đến tháng 1 năm 1915.

    Sau thành công này, Flora và Louisa được Chính phủ Vương quốc Anh mời điều hành bệnh viện Quân đội Phố Endell - một cơ sở lớn ở London với nhân viên chủ yếu là phụ nữ đòi quyền bầu cử. Hơn 50,000 binh lính bị bệnh nặng đã được chữa trị và vô số người được cứu sống.

    Điều ấn tượng là cả bà Flora và Louisa đều có ít kiến ​​thức về chấn thương hoặc chỉnh hình nhưng vẫn hoàn thành công việc.

    Theo nhà văn và người ủng hộ quyền bầu cử cho phụ nữ Beatrice Harraden, cả Flora và Louisa “đã mở ra cánh cửa cơ hội cho các bác sĩ và bác sĩ phẫu thuật nữ, và không chỉ cho phụ nữ ngành y, mà là tất cả phụ nữ mong muốn hoặc bắt đầu chinh phục con đường này”.

    Năm 1917, bà và Louisa được trao tặng Huân chương CBE vì những cống hiến của họ trong chiến tranh. Năm 1923, họ nghỉ hưu tại ngôi nhà nhỏ ở Buckinghamshire cùng với hai chú chó săn.

    Mặc dù có rất ít thông tin về cuộc sống cá nhân của Flora và Louisa nhưng họ vẫn giữ mối quan hệ khăng khít và đeo nhẫn kim cương đôi.

    Năm 1923, bà Flora qua đời vì ung thư ở tuổi 54, để lại di sản đầy cảm hứng về sự hòa nhập giới tính trong ngành y. Bà được chôn cất ở Buckinghamshire. Bia tưởng niệm của bà cũng tri ân Louisa, và kết thúc bằng dòng chữ "Chúng tôi đã rất hạnh phúc."

    Caroline Clarke - Giám đốc điều hành của Quỹ Tín thác Hoàng gia London NHS, cho biết: “Là cơ sở đầu tiên ở Anh đào tạo phụ nữ trong ngành y, Bệnh viện Royal Free Hospital đã thu hút các nữ bác sĩ đầy tham vọng từ khắp nơi trên thế giới; chúng tôi vô cùng tự hào khi ngân hàng Scotland và Tổ chức Từ thiện Tự do Hoàng gia đã phối hợp để mang lại cho Flora vị trí xứng đáng của bà trong ngôi đền lịch sử y học của Anh. Gần một thế kỷ kể từ khi bà qua đời, câu chuyện của bà Flora là lời nhắc nhở về món nợ to lớn của chúng ta đối với những người tiên phong. Họ đã từ chối chấp nhận những giới hạn trong một xã hội không tin rằng phụ nữ có thể hoặc nên làm bác sĩ, y sĩ và bác sĩ phẫu thuật. Từ đó đến nay, chúng tôi đón nhận những người tiên phong, những người đổi mới và những người làm thay đổi ngành y”.

    Viethome (Theo Dgwgo)

  • gia dong euro

    Đồng euro đã nhanh chóng tăng vọt lên mức 1 euro đổi được 1,10 USD, tiếp tục nới rộng khoảng cách với "đồng bạc xanh" sau khi sụt giảm xuống tỷ giá hối đoái thấp nhất trong 22 tháng hồi đầu tháng này.

    Trong ngày 16/3, giá đồng euro đã tăng vọt và ghi nhận ngày tăng giá thứ 3 liên tiếp so với đồng USD, sau khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đưa ra những đánh giá tích cực về cuộc hòa đàm giữa nước này và Ukraine.

    Theo Ngoại trưởng Lavrov, hai bên đã nhất trí về hầu hết các vấn đề thảo luận, trong đó vấn đề quy chế trung lập của Kiev cũng đang được xem xét "một cách nghiêm túc."

    Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết các cuộc đàm phán hòa bình hiện đã có chiều hướng thực tế hơn, song vẫn cần có thời gian để tiếp tục trao đổi.

    Sau những diễn biến trên, đồng euro đã nhanh chóng tăng vọt lên mức 1 euro đổi được 1,10 USD, tiếp tục nới rộng khoảng cách với "đồng bạc xanh" sau khi sụt giảm xuống tỷ giá hối đoái thấp nhất trong 22 tháng hồi đầu tháng này.

    Theo các nhà phân tích, giá trị của đồng euro trong thời gian gần đây do cuộc khủng hoảng giữa Nga và Ukraine chi phối.

    Ông Antti Ilvonen - nhà phân tích của Ngân hàng Danske - cho biết diễn biến tình hình tại Ukraine sẽ vẫn là tâm điểm chú ý của các thị trường tiền tệ.

    Giới chuyên gia hết sức quan tâm tới cuộc họp các bộ trưởng quốc phòng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra ngày 16/3.

    Trong ngày 16/3, một đồng tiền khác của châu Âu là đồng bảng Anh cũng đã tăng giá 0,14%, lên mức 1 bảng Anh đổi được 1,3063 USD, sau khi rớt giá xuống mức thấp nhất trong 16 tháng qua chỉ một ngày trước đó.

    Trong khi đó, chỉ số đồng USD - thước đo giá trị đồng USD trong rổ tiền tệ - đã giảm 0,2% xuống 98,739./.

    Theo TTXVN