• Khoảng 150 trường 'ma' ở Úc đã bị đóng cửa, trong khi 140 trường bị cảnh cáo và được yêu cầu phải cung cấp các dịch vụ giáo dục chất lượng trước cuối năm nay.

    uc dong cua truong hoc ma
    Ảnh minh họa: Pixabay

    Nhà chức trách Úc đang tiến hành truy quét các trường cao đẳng "ma", những cơ sở đào tạo lợi dụng lỗ hổng trong hệ thống thị thực của Úc để giúp sinh viên quốc tế làm việc, thay vì học tập tại quốc gia châu Đại Dương này.

    Hiện có khoảng 3.800 tổ chức đào tạo đã đăng ký tại Úc. Sinh viên quốc tế có thể đăng ký một khóa học tại trường đại học, sau đó có thể bỏ khóa học đã đăng ký để tham gia một khóa học nghề rẻ hơn, nhưng họ cũng sẽ không theo học.

    Chính phủ cho biết khoảng 150 cơ sở "ma" nói trên đã bị đóng cửa, trong khi 140 cơ sở đã bị cảnh cáo và được yêu cầu phải cung cấp các dịch vụ giáo dục chất lượng trước cuối năm nay.

    Hơn 30% số cơ sở "ma" có trụ sở chính tại bang New South Wales, 29% ở bang Queensland và 19% ở bang Victoria. Chính phủ Liên bang Úc cho biết sẽ sử dụng các quyền hạn tăng cường để đình chỉ các nhà cung cấp giáo dục có rủi ro cao.

    Bộ trưởng Kỹ năng và Đào tạo Úc Andrew Giles cho rằng những hành vi gian lận và lỗ hổng đã gây ảnh hưởng đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề trong thời gian quá dài.

    Cuộc truy quét diễn ra trong bối cảnh các trường đại học tại Úc chỉ trích kế hoạch hạn chế số lượng sinh viên quốc tế của chính phủ liên bang.

    Theo luật đề xuất, chính phủ liên bang có thể giới hạn số lượng sinh viên quốc tế đăng ký một khóa học. Chính phủ cho rằng những thay đổi này là cần thiết để ngăn chặn tình trạng các nhà cung cấp bóc lột sinh viên quốc tế.

    Bộ Nội vụ Úc trước đây cảnh báo rằng đã có sự gia tăng tình trạng sử dụng lĩnh vực giáo dục như một "cửa sau" để vào Úc.

    Tháng 10 năm ngoái, Bộ trưởng Giáo dục Úc Jason Clare đã công bố một loạt thay đổi nhằm ngăn chặn "các nhà điều hành gian dối" lợi dụng sinh viên để kiếm lợi nhuận.

    Những thay đổi này bao gồm lệnh cấm các trường trả "hoa hồng" cho các đại lý giúp họ lôi kéo sinh viên quốc tế từ các trường cao đẳng hoặc đại học, kiểm tra chủ sở hữu các trường cao đẳng và giám sát việc đi học của sinh viên.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Nhiều khảo sát thời gian qua cho thấy các quốc gia Úc, Anh, Canada không còn là lựa chọn hàng đầu với du học sinh do những thay đổi trong chính sách giáo dục quốc tế về thị thực, quyền làm việc.

    Mỹ dẫn đầu trong mắt du học sinh

    Tổ chức giáo dục IDP (Úc) hôm 30.4 công bố báo cáo thứ 5 của chương trình Emerging Futures (Nghiên cứu về tương lai), được thực hiện từ ngày 22.2 - 19.3 với sự tham gia của hơn 11.500 du học sinh từ 117 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đây là những người sắp du học, đã ứng tuyển, đang học hoặc đã tốt nghiệp ở các nước nói tiếng Anh (Mỹ, Úc, Anh, Canada, New Zealand, Ireland).

    Kết quả khảo sát cho thấy, Mỹ lần đầu trở thành điểm đến du học được yêu thích nhất với tỷ lệ lựa chọn 24%, theo sau là Úc (23%), Anh (22%) và Canada (19%). Trước đó nửa năm, thứ hạng dẫn đầu là Úc, Canada (cùng chiếm 25%), sau đó mới đến Anh (22%) và Mỹ (19%), theo báo cáo lần thứ 4 với sự tham gia của hơn 10.000 du học sinh từ 98 quốc gia.

    du hoc sinh o con man ma

    ­­Chia sẻ trong thông cáo, ông Simon Emmett, Giám đốc điều hành IDP Connect, cho rằng kết quả này phản ánh tác động của các chính sách hạn chế du học sinh mà một số quốc gia ban hành trong thời gian qua. "Đây là lời nhắc nhở rằng chính phủ các nước Úc, Anh và Canada cần minh bạch trong những chính sách dành cho du học sinh để duy trì lợi thế cạnh tranh", ông Emmett nêu quan điểm.

    Cũng theo nam giám đốc, sự tăng trưởng về mức độ hấp dẫn với Mỹ và những thị trường mới nổi khác như New Zealand, Ireland chứng tỏ sinh viên quốc tế rất nhạy cảm trước các thay đổi về mặt chính sách. Cụ thể, 41% sinh viên đang có ý định du học Anh, Úc, Canada đang xem xét lại kế hoạch du học, không chắc chắn các chính sách sẽ ảnh hưởng đến mình ra sao hoặc có xu hướng chọn du học ở quốc gia khác.

    Về các khía cạnh khi chọn điểm đến du học, sinh viên quốc tế xếp hạng Mỹ cao nhất về chất lượng giáo dục, cơ hội việc làm sau tốt nghiệp, giá trị đồng tiền, còn Canada đứng đầu về chính sách thị thực làm việc sau tốt nghiệp, chính sách du học sinh. Ngược lại, New Zealand xếp cuối về chất lượng giáo dục, giá trị đồng tiền, Anh là cơ hội việc làm, thị thực làm việc sau tốt nghiệp, còn Mỹ là chính sách du học sinh.

    Lý do Úc, Anh, Canada kém hấp dẫn

    Trước đó, vào đầu tháng 4, tổ chức giáo dục AECC (Úc) cũng công bố một khảo sát thực hiện với 8.312 sinh viên quốc tế đến từ 124 quốc gia, vùng lãnh thổ (không bao gồm Trung Quốc). Kết quả cho thấy, 15,53% sinh viên quốc tế (tức 1.280 người) nhận thấy ưu tiên về điểm đến học tập dự kiến của họ đã thay đổi trong 12 tháng qua và những quốc gia nhận về nhiều sự quan tâm hơn là New Zealand, Đức hoặc Mỹ.

    Bên cạnh đó, khảo sát còn cho thấy chất lượng giáo dục và cơ hội việc làm là động lực chính ảnh hưởng đến việc quyết định du học ở một quốc gia bất kỳ, với tỷ lệ 38,2% và 25,3%. Và trong số 11,2% sinh viên quốc tế cho biết quyền làm việc sau tốt nghiệp là động lực chính, khoảng 8/10 khẳng định các quyền này "cực kỳ quan trọng" với họ. Dù vậy, hơn 70% cho rằng sẽ trở về nước sau khi hoàn thành chương trình học.

    Cũng theo khảo sát, 75% sinh viên có ý định du học đang cực kỳ hoặc phần nào lo ngại về những thay đổi chính sách gần đây ở Anh. Ba mối quan tâm hàng đầu được chỉ ra là việc Anh hạn chế đưa thân nhân đi cùng, nâng mức lương tối thiểu để được bảo lãnh và có thể thay đổi thị thực làm việc sau tốt nghiệp. Gần một nửa sinh viên tiềm năng cũng cho biết có thể thay đổi lựa chọn đến Anh nếu nước này giảm thời hạn thị thực làm việc sau tốt nghiệp.

    "Tôi hy vọng các nhà hoạch định chính sách tại Anh có thể nhìn thấy dữ liệu này, vì rất rõ ràng là quyền làm việc sau tốt nghiệp có tầm ảnh hưởng đáng kể đến sinh viên quốc tế. Nếu chính phủ kiên quyết thay đổi những quyền này, lĩnh vực giáo dục ĐH tại Anh sẽ trải qua những ngày rất tăm tối", ông Jake Foster, Giám đốc thương mại cấp cao của AECC, bình luận.

    Bên cạnh đó, sinh viên cũng bày tỏ lo ngại với việc Canada hạn chế số lượng sinh viên ĐH đến nước này hồi tháng 1, cũng như việc chiến lược nhập cư mới của Úc công bố vào tháng 12 năm ngoái khiến các trường ĐH lẫn học sinh đến từ các quốc gia mà cơ quan xét duyệt nước này xem là rủi ro phải vật lộn với vấn đề cấp thị thực du học.

    Người Việt có xu hướng gì?

    Tổ chức giáo dục OIEG (Ấn Độ) cuối tháng 4 công bố kết quả khảo sát 405 sinh viên tiềm năng bậc cử nhân và sau ĐH từ 4 quốc gia là Ấn Độ, Nigeria, Pakistan, Việt Nam, cùng 97 sinh viên chương trình chuyển tiếp của tổ chức này. Theo đó, du học sinh Việt xem Mỹ là điểm đến yêu thích, với tỷ lệ lựa chọn đến 64%. Còn với Úc, chỉ 38% người học Việt Nam cho biết sẽ cân nhắc quốc gia này.

    Về nhân tố tác động đến việc ra quyết định du học, người Việt được cho là bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cha mẹ, với tỷ lệ 62%. Con số này thấp hơn Nigeria (chiếm 72%) và Ấn Độ, Pakistan (cùng đạt 71%). "Việc phụ huynh đóng vai trò quan trọng với quyết định du học của sinh viên quốc tế cho thấy tác động sâu sắc của gia đình đối với hành trình theo đuổi giáo dục", ông Mohit Gambir, Giám đốc điều hành OIEG, nhấn mạnh.

    Trong khi đó, để lựa chọn điểm đến du học phù hợp, chỉ 22% du học sinh Việt cho biết sẽ liên hệ với các công ty tư vấn du học. Thay vào đó, nhiều khả năng người Việt sẽ tìm thông tin trên các trang mạng xã hội, với tỷ lệ 62%.

    Một báo cáo khác của IDP công bố hồi tháng 9.2023 cũng phản ánh nhiều đặc điểm của du học sinh Việt. Cụ thể, người Việt được cho là không xem khoảng cách hay vị trí địa lý là rào cản khi lựa chọn điểm đến du học, đồng thời mong muốn tiếp cận nền giáo dục tốt nhất, với 72% cho biết nhân tố "chất lượng giáo dục cao" là lý do khiến họ "chốt" điểm đến du học đầu tiên.

    Vấn đề an ninh cũng là mối quan tâm lớn đối với du học sinh Việt, khi 55% người học ưu tiên quốc gia có môi trường an toàn với sinh viên quốc tế. Chưa kể, các yếu tố như có chính sách hỗ trợ du học sinh hoặc chào đón người nước ngoài cũng chiếm tỷ lệ cao, lần lượt là 50% và 49%. Điều này khác hoàn toàn so với Trung Quốc hay Philippines vốn cân nhắc nhiều hơn đến cơ hội việc làm.

    Theo IDP, để thu hút du học sinh Việt, các tổ chức giáo dục có thể cần cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ tài chính cũng như bổ sung nhiều loại học bổng hơn trong chiến lược tuyển sinh. Bởi, nhiều người học Việt Nam chia sẻ rằng sẽ chọn tổ chức giáo dục nào trao học bổng hoặc trợ cấp có giá trị tốt nhất.

    Theo Thanh Niên

  • Bang New South Wales, Úc mới đây thông báo sẽ ngừng nhận học sinh phổ thông từ 4 tỉnh thành Việt Nam.

    bang uc cam du hoc sinh viet
    Du học sinh phổ thông tại New South Wales (Úc) - Ảnh: BCHS

    Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện một số trung tâm tư vấn du học cho biết đã nhận được thông báo qua email của DE International, là đơn vị quốc tế của Bộ Giáo dục bang New South Wales (Úc).

    Theo đó, Bộ Giáo dục bang New South Wales (Úc) cho rằng do "những lo ngại liên quan đến việc không tuân thủ các quy định từ học sinh" của một số địa phương Việt Nam, nên Bộ Giáo dục bang New South Wales sẽ "ngừng tiếp nhận hồ sơ học sinh từ các tỉnh sau: Quảng Bình, Nghệ An, Quảng Ninh và Hà Tĩnh".

    Cũng theo nội dung trong email, cơ quan này sẽ hoàn trả phí xử lý cho các hồ sơ đã nộp vào cho các kỳ nhập học kỳ 2 và kỳ 3 năm 2024 của các học sinh từ những địa phương trên. Bộ phận nhập học của đơn vị sẽ liên hệ các đơn vị tư vấn du học ở Việt Nam để hoàn tất thủ tục.

    DE International gửi lời xin lỗi các đối tác và bày tỏ mong muốn các đối tác thông cảm trước quyết định này.

    Một đơn vị tư vấn du học tại Việt Nam cho biết quyết định này áp dụng với những học sinh muốn sang New South Wales du học bậc phổ thông (lớp 1 đến 12).

    Còn ở bậc cao đẳng, đại học, tiến sĩ Mai Viết Thủy, hiệu trưởng Trường University Preparation College (New South Wales), chia sẻ với Tuổi Trẻ Online chính quyền không cấm, nhưng khuyến cáo các trường cẩn trọng khi xem xét hồ sơ của sinh viên từ những địa phương này. 

    Trước đây, học sinh từ nhiều địa phương miền Trung Việt Nam luôn nằm trong danh sách "nguy cơ cao" khi xem xét visa du học.

    Một số du học sinh tại Úc mất tích

    Không chỉ bang New South Wales, trước đó, vào tháng 2-2024, Bộ Giáo dục bang Nam Úc cũng tạm dừng nhận đơn đăng ký của học sinh ở Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình vào các trường phổ thông công lập.

    Quyết định được đưa ra khi đầu năm 2024, một số học sinh từ các địa phương này đang du học bậc phổ thông tại Úc bỗng "mất liên lạc". Tuy nhiên, sau khi điều tra, cơ quan chức năng xác nhận các học sinh này "dường như chủ động lẩn trốn chính quyền" và có dấu hiệu ở lại làm việc trái phép.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Hơn 84% du học sinh Việt Nam được cấp phép vào Australia, cao hơn tỷ lệ trung bình, trong bối cảnh nước này siết thị thực với sinh viên quốc tế.

    Từ nửa cuối năm 2023, Australia ban hành một loạt chính sách mới nhằm siết nhập cư, trong đó có những sinh viên quốc tế lợi dụng du học để vào Australia làm việc.

    Dữ liệu thống kê từ Bộ Nội vụ cho thấy khoảng 19% du học sinh không được cấp thị thực trong thời gian này, cao nhất trong ba năm qua. Nếu diễn biến này tiếp tục, số sinh viên quốc tế được cấp thị thực du học Australia trong năm học 2023-2024 dự kiến ở mức hơn 91.000 người, giảm khoảng 15% so với năm trước, theo ICEF Monitor, trang thông tin về giáo dục quốc tế.

    Trước đó, tỷ lệ từ chối chỉ ở mức 10% vào năm học 2018-2019; 8,5% vào năm 2021-2022 khi Australia mở cửa lại biên giới sau Covid-19 và 14% năm học 2022-2023.

    du hoc uc ti le
    Sinh viên quốc tế tại Đại học Quốc gia Australia, Canberra. Ảnh: ANU

    Mặc dù tỷ lệ cấp thị thực vào Australia thấp hơn trong những tháng gần đây, theo Công ty tư vấn du học IDP, tỷ lệ visa được cấp cho học sinh, sinh viên Việt Nam vẫn tương đối cao.

    Dữ liệu của chính phủ Australia cho thấy trong 6 tháng, tính đến ngày 31/12/2023, tỷ lệ cấp visa trung bình với học sinh, sinh viên Việt Nam đạt trên 84%. Riêng với bậc đại học và sau đại học, con số này là 93%. Tỷ lệ sinh viên Ấn Độ và Pakistan được cấp thị thực là 68% và 52%, với du học sinh Trung Quốc là 91%.

    Bà Lù Thị Hồng Nhâm, Giám đốc công ty tư vấn du học Đức Anh, cho rằng tỷ lệ đậu visa cao hơn mức trung bình là do phần lớn du học sinh Việt Nam có ý định du học nghiêm túc, hồ sơ học tập và tài chính minh bạch. Ngoài ra, trường mà các em nộp đơn đều uy tín.

    "Khách hàng của công ty (chúng tôi) không bị ảnh hưởng bởi các chính sách siết visa", bà nói.

    Ông Nguyễn Nhựt Hưng, Quản lý tuyển sinh ở Việt Nam của Đại học Công nghệ Sydney (UTS), cũng nhận định nhìn chung với du học sinh Việt Nam, "tỷ lệ visa được cấp tương đối an toàn".

    Tỷ lệ đậu visa của du học sinh Việt Nam tại UTS trên 98%. Trong kỳ nhập học tháng 2 vừa qua, chỉ ba bộ hồ sơ bị từ chối. Năm trước, số này cũng "không đáng kể", theo ông Hưng. Lý do là UTS tuyển học sinh giỏi từ trường chuyên ở thành phố lớn nên hồ sơ đã được lọc từ đầu.

    Đại diện UTS cho biết những hồ sơ nộp visa không thành công thường vì hai nguyên nhân: thiếu trung thực hoặc khai báo thời gian học không rõ ràng, liền mạch. Chẳng hạn, ứng viên có khoảng trống trong thời gian học hoặc từng bị từ chối ở nước khác nhưng khi nộp vào Australia lại cố tình giấu.

    "Nếu là gap year (tạm dừng học), du học sinh cần có bằng chứng rõ ràng rằng nghỉ học để làm dự án hay học thêm chứng chỉ nào đó, thay vì chỉ ở nhà chơi 1-2 năm rồi đi học trở lại", ông Hưng phân tích.

    Theo hai chuyên gia, chính sách siết thị thực của Australia chủ yếu ảnh hưởng tới nhóm du học sinh có "hồ sơ đuối". Bà Nhâm nói những hồ sơ thuộc diện này thường có kết quả học tập không đủ thuyết phục, lộ trình học tại Australia và tài chính không minh bạch, yếu, hoặc không chứng minh được mục đích học tập, chọn trường thiếu uy tín.

    Chiến lược nhập cư được Australia công bố hồi tháng 12/2023 nêu kế hoạch giảm một nửa lượng người nhập cư trong hai năm tới. Người nộp đơn xin thị thực du học sẽ cần đạt IELTS 6.0 thay vì 5.5 như trước. Người xin thị thực sau đại học sẽ cần đạt IELTS 6.5 thay vì 6.0. Đơn xin thị thực lần hai của sinh viên nhằm kéo dài thời gian lưu trú sẽ bị giám sát chặt hơn...

    Ngoài ra, du học sinh phải làm bài kiểm tra mới có tên The Genuine Student Test (Bài kiểm tra sinh viên chân chính - GST), thay thế cho bản tường trình nhập cảnh tạm thời (GTE) cũ, nhằm đảm bảo thị thực được sử dụng cho mục đích học tập.

    Australia hiện là một trong những điểm đến du học được ưa chuộng nhất, sau Mỹ và Canada. Theo thống kê của Bộ Giáo dục Australia, tính đến tháng 10 năm ngoái, nước này có khoảng 768.000 sinh viên quốc tế, đông nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal. Việt Nam có hơn 31.000 du học sinh, xếp thứ 6.

    Theo VnExpress

  • Thời gian du học sinh được ở lại sau tốt nghiệp trong nhiều ngành, nghề chỉ còn 2-4 năm, thay vì 4-6 năm như trước, kể từ giữa năm nay.

    Bộ Giáo dục Australia hôm 28/2 công bố thông tin này trên website. Cơ quan này cho biết quyết định được xem xét trong bối cảnh môi trường kinh tế thay đổi, cũng như chiến lược mới về người nhập cư của nước này. Thời gian áp dụng quy định mới là giữa năm 2024. Bộ Giáo dục Australia chưa đưa ra thông tin cụ thể hơn.

    Trước đó, từ 1/7/2023, Australia tăng thời gian cho du học sinh ở lại làm việc sau tốt nghiệp từ 2 lên 4 năm với một số chương trình cử nhân; từ 3 lên 5 năm với một số chương trình thạc sĩ và từ 4 lên 6 năm với tất cả chương trình tiến sĩ.

    Bộ trưởng Giáo dục Jason Clare khi đó lý giải chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp - vốn đang "khát" nhân công sau đại dịch Covid-19. Những ngành, nghề được ưu tiên chủ yếu thuộc lĩnh vực y tế, giảng dạy, kỹ thuật và nông nghiệp, với hơn 3.000 khóa học đủ điều kiện.

    Với thông báo mới, chính sách này sẽ chấm dứt, chỉ sau khoảng một năm thực hiện.

    giam thoi gian hoc
    Sinh viên quốc tế tại Đại học Quốc gia Australia. Ảnh: ANU

    Australia gần đây có nhiều động thái siết thị thực với sinh viên quốc tế.

    Hồi tháng 12/2023, nước này công bố kế hoạch nhằm giảm một nửa lượng người nhập cư trong hai năm tới. Yêu cầu chứng chỉ tiếng Anh với du học sinh theo chương trình cử nhân tăng từ 5.5 lên 6.0 IELTS, với hệ sau đại học, yêu cầu là 6.5 thay vì 6.0. Ngoài ra, du học sinh phải làm bài kiểm tra mới có tên The Genuine Student Test (Bài kiểm tra sinh viên chân chính - GST), thay thế cho bản tường trình nhập cảnh tạm thời (GTE) cũ, nhằm đảm bảo thị thực được sử dụng cho mục đích học tập. Đơn xin thị thực lần hai của sinh viên nhằm kéo dài thời gian lưu trú sẽ bị giám sát chặt hơn.

    Ngoài ra, từ tháng 7 năm ngoái, sinh viên quốc tế tại Australia chỉ được làm thêm tối đa 24 giờ mỗi tuần, thay vì không bị giới hạn như trước. Còn từ tháng 10, du học sinh đến Australia phải có hơn 24.500 AUD (gần 380 triệu đồng) trong tài khoản tiết kiệm, tăng 17%. Các trường cũng không được cho sinh viên học các khóa bổ sung khi chưa hoàn thành chương trình chính đủ sáu tháng nhằm ngăn chặn tình trạng chuyển đổi thị thực để đi làm.

    Dữ liệu thống kê từ Bộ Nội vụ cho thấy, khoảng 19% du học sinh không được cấp thị thực trong nửa cuối năm 2023, cao nhất trong ba năm qua.

    Australia hiện là một trong những điểm đến du học được ưa chuộng nhất, sau Mỹ và Canada. Theo thống kê của Bộ Giáo dục Australia, tính đến tháng 10 năm ngoái, nước này có khoảng 768.000 sinh viên quốc tế, đông nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal. Việt Nam có hơn 31.000 du học sinh, xếp thứ 6.

    Theo VnExpress

  • Tám đại học, gồm cả công và tư, hủy một số thư mời nhập học với sinh viên quốc tế, trong bối cảnh chính phủ siết thị thực du học để giảm người nhập cư.

    Đại học Western Sydney, Macquarie, Wollongong, Latrobe, Deakin, Central Queensland, Edith Cowan và trường Kinh doanh Kaplan (KBS) gần đây gửi thông báo hủy nhập học hoặc yêu cầu rút đơn nhập học tới các du học sinh và đại lý tuyển sinh. Các trường cho biết sẽ hoàn trả toàn bộ phí mà ứng viên đã đóng.

    "Ngày nhập học sắp đến, nhưng bạn vẫn chưa nhận được thị thực sau thay đổi của chính phủ. Trường xác định bạn khó đáp ứng tiêu chí thị thực mới nên thư nhập học của bạn đã bị hủy", trích email của Đại học Wollongong, trả lời một thí sinh nộp đơn vào ngành Điều dưỡng.

    Điều này được cho là bắt nguồn từ quy định xếp hạng đại học theo mức độ rủi ro, nằm trong chính sách nhập cư mới của Bộ Nội vụ Australia, công bố hồi tháng 12 năm ngoái. Căn cứ vào dữ liệu sinh viên theo học trước đó vi phạm quy định về thị thực, các đại học được xếp vào ba nhóm. Trong đó, du học sinh vào những trường nhóm 1 sẽ được ưu tiên khi nộp đơn. Với các trường ở mức 2 và 3, việc xử lý đơn xin cấp thị thực sẽ chậm hơn, yêu cầu chứng minh thêm một số thông tin như khả năng tiếng Anh và tài chính.

    dai hoc uc
    Một góc khuôn viên Đại học Macquarie, Australia. Ảnh: Macquarie University Fanpage

    Danh sách cụ thể như sau:

    - Nhóm 1: Đại học Quốc gia Australia, Canberra, Australian Catholic, Macquarie, Western Sydney, New South Wales, Sydney, Công nghệ Sydney, Bond, Griffith, Công nghệ Queensland, Queensland, Nam Australia, Sunshine Coast, Adelaide, Deakin, Monash, RMIT, Công nghệ Swinburne, Melbourne, Curtin, Murdoch, Notre Dame Australia, Western Australia WA

    - Nhóm 2: Đại học Charles Sturt, Southern Cross, Wollongong, New England, Newcastle, Charles Darwin, Central Queensland, James Cook, Southern Queensland, Flinders, Torrens, Tasmania, Latrobe, Victoria, Edith Cowan

    - Nhóm 3: Đại học Liên bang Australia

    Hiện tại, 18 đại học trong nhóm 2 và 3. Bảng này dự kiến được cập nhật trong tháng 3 hoặc tháng 4 tới, khiến nhiều đại học lo lắng, theo đại diện Hiệp hội giáo dục Australia tại Ấn Độ (AAERI).

    Vì vậy, để bảo vệ danh tiếng, nhiều trường đã hủy thư mời nhập học của ứng viên, chủ yếu với du học sinh đến từ Ấn Độ, Nepal và Pakistan. Đây là nhóm có tỷ lệ bị từ chối thị thực cao. Trong nửa cuối năm 2023, tỷ lệ đậu thị thực của du học sinh Pakistan giảm 37%, Ấn Độ 39% và Nepal 52%.

    "Họ cảm thấy cần phải rút lại, đề phòng thị thực bị từ chối thêm sẽ dẫn đến mức độ rủi ro cao hơn", chủ tịch AAERI, Nishi Borra, cho biết, nói thêm rằng thị thực bị từ chối không phải vì gian lận, mà có thể do nhà chức trách nghi ngờ ý định của sinh viên khi đến Australia.

    Australia từ tháng 7 năm ngoái có nhiều động thái siết thị thực với sinh viên quốc tế, sau khi tung ra loạt chính sách thông thoáng để thu hút lao động sau dịch Covid-19. Dữ liệu thống kê từ Bộ Nội vụ cho thấy, khoảng 19% du học sinh không được cấp thị thực trong nửa cuối năm 2023, cao nhất trong ba năm qua.

    Đến tháng 12/2023, nước này công bố kế hoạch nhằm giảm một nửa lượng người nhập cư trong hai năm tới. Yêu cầu chứng chỉ tiếng Anh với du học sinh theo chương trình cử nhân tăng từ 5.5 lên 6.0 IELTS, với hệ sau đại học, yêu cầu là 6.5 thay vì 6.0. Ngoài ra, du học sinh phải làm bài kiểm tra mới có tên The Genuine Student Test (Bài kiểm tra sinh viên chân chính - GST), thay thế cho bản tường trình nhập cảnh tạm thời (GTE) cũ, nhằm đảm bảo thị thực được sử dụng cho mục đích học tập. Ngoài ra, đơn xin thị thực lần hai của sinh viên nhằm kéo dài thời gian lưu trú sẽ bị giám sát chặt hơn.

    Australia hiện là một trong những điểm đến du học được ưa chuộng nhất thế giới, sau Mỹ và Canada. Theo thống kê của Bộ Giáo dục Australia, tính đến tháng 10 năm ngoái, nước này có khoảng 768.000 sinh viên quốc tế, đông nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal. Việt Nam có hơn 31.000 du học sinh ở đây, xếp thứ 6.

    VnExpress (theo The Age, The Pie News, THE)

  • Anh và Australia siết visa việc làm sẽ tác động mạnh nhất đến nhóm người du học để tìm đường định cư nhưng không xuất sắc về tay nghề, theo các chuyên gia.

    Bộ Nội vụ Anh hồi đầu tháng cho biết sẽ rà soát các chương trình visa làm việc sau tốt nghiệp của du học sinh (Graduate Route). Hiện, loại visa này cho phép sinh viên quốc tế ở lại làm việc 2-3 năm.

    Ngoài ra, sinh viên quốc tế phải kiếm được 38.700 bảng (hơn 49.000 USD), thay vì 26.200 để xin visa lao động tay nghề cao (được ở lại 5 năm), bắt đầu từ mùa xuân 2024. Hồi tháng 5, nước này đã hạn chế du học sinh đưa người thân nhập cảnh và không cho phép chuyển từ visa sinh viên sang visa làm việc trước khi tốt nghiệp.

    Australia hôm 11/12 cũng công bố chiến lược nhập cư mới. Theo đó, từ đầu năm tới, visa làm việc sau tốt nghiệp cho sinh viên quốc tế (visa 485) chỉ còn 2-3 năm, thay vì 2-6 năm như chính sách hồi tháng 7. Ngoài ra, độ tuổi để xin thị thực này giảm từ 50 xuống còn dưới 35 tuổi.

    Các chính sách được đưa ra nhằm giảm số người nhập cư ròng, trong bối cảnh sinh viên quốc tế đến Australia, Anh sau đại dịch Covid-19 tăng kỷ lục.

    Đây là hai trong 6 điểm du học được người Việt chuộng nhất. Bộ Giáo dục Australia cho biết gần 29.700 sinh viên Việt đang ở nước này, đứng thứ 6 về số sinh viên quốc tế. Còn ở Anh có khoảng 12.000 du học sinh, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2020.

    Các quy định mới nhằm giảm nhập cư và nâng cao chất lượng giáo dục đại học, có thể khiến việc xin giấy phép du học Anh và Australia khó khăn hơn, du học sinh cũng giảm thời gian trải nghiệm và cơ hội định cư sau tốt nghiệp.

    du hoc sinh anh uc anh huong 1
    Khuôn viên Đại học Deakin, Australia. Ảnh: Deakin University

    GS Trần Thị Lý, chuyên gia giáo dục quốc tế tại Đại học Deakin, Australia, nhận định việc xin visa du học vào Anh và Australia sẽ không còn dễ dàng như trước, nhưng cụ thể thế nào thì còn phải chờ chính sách đi vào thực tế.

    "Visa sau tốt nghiệp được xem là một trong những con át chủ bài để thu hút sinh viên quốc tế nên với chính sách thắt chặt, số du học sinh đến các nước này sẽ bị ảnh hưởng", bà Lý nói.

    Tác động thứ hai rõ nét hơn là du học sinh giảm cơ hội việc làm và nhập cư, đặc biệt ở Australia vì các chính sách trước đây cởi mở hơn Anh, theo GS Hoàng Lan Anh, chuyên gia nghiên cứu di dân ở Đại học Melbourne.

    Số sinh viên diện này khá lớn. Trong một đề tài do bà Lý chủ trì, khi khảo sát hơn 1.100 sinh viên quốc tế có visa làm việc tạm thời sau tốt nghiệp (visa 485), 76% nói cơ hội xin được visa này là yếu tố quan trọng khi chọn du học. Còn một nghiên cứu định tính mà bà Lan Anh thực hiện ba năm qua cho thấy phần lớn sinh viên Việt Nam sang Australia du học với mục đích định cư.

    Trong đó, bà Lan Anh cho rằng những người có năng lực tài chính, tiếng Anh tốt, học đúng những nghề mà Australia cần thì visa ở lại 2 hay 4 năm gần như không ảnh hưởng gì hoặc rất ít. Chính sách mới tác động lớn đến dòng người thứ hai: sinh viên học nghề và đại học nhưng không quá xuất sắc, tốt nghiệp xong sẽ làm bất kể việc gì để ở lại.

    Bà Lý cho hay có nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ sinh viên quốc tế tốt nghiệp có việc làm phù hợp với trình độ đào tạo khi cầm visa 485 chỉ tầm 50%, còn lại làm việc tay chân, không đòi hỏi bằng đại học hay cao đẳng. Có đến gần 30% người "nhảy" từ visa 485 sang một loại visa khác để kéo dài thời gian ở Australia.

    Còn bà Lan Anh dẫn số liệu một nghiên cứu năm 2019 với người di cư tay nghề ở Tây Australia: 41% người được hỏi thiếu việc làm, 20% thất nghiệp, gần 40% làm công việc giản đơn. Đây là vấn đề lớn nhất với lao động di cư, trong đó có người Việt. Người Việt di cư cũng bị đánh giá là một trong những cộng đồng có trình độ tiếng Anh thấp nhất.

    "Nhiều người tiếng Anh đuối, không vững tay nghề, tốt nghiệp xong khó làm đúng ngành. Vì có mục đích lấy thẻ thường trú nhân nên thời hạn ở lại rất quan trọng, càng kéo dài thì họ càng có nhiều thời gian để xoay xở", bà Lan Anh phân tích.

    Hai chuyên gia nói chính phủ Australia có đủ số liệu nên chính sách mới là để giảm nhóm này.

    du hoc sinh anh uc anh huong 1
    GS Hoàng Lan Anh (trái) và GS Trần Thị Lý. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    Phương Anh, sinh viên năm thứ ba, trường Nghiên cứu Phương Đông và châu Phi, Đại học London, cho rằng hầu hết du học sinh đã trả học phí cao để học ở Anh, trung bình 22.000 bảng (trên 670 triệu đồng)/năm và thường mong muốn ở lại làm việc. Song rất ít công ty sẵn sàng trả mức lương 38.700 bảng mỗi năm.

    "Để tìm được công việc với mức lương khởi điểm cao như vậy, lại được công ty tài trợ visa ở lại Anh hiện cực khó", Phương Anh nhìn nhận, cho hay đang cân nhắc về nước hoặc tìm việc ở Trung Quốc.

    Theo Telegraph, một khảo sát của Bộ Giáo dục Anh cho thấy sinh viên sau 5 năm tốt nghiệp có thu nhập trung bình khoảng 26.000-34.000 bảng/năm. Đại học danh tiếng Oxford trả lương cho nghiên cứu viên sau tiến sĩ chỉ 36.000 bảng (bậc đầu tiên).

    Nguyễn Huyền Trang, sinh viên năm thứ hai, Đại học Tasmania, Australia, cũng lo lắng về việc làm.

    "Thời gian ở lại Australia bị giảm một năm so với hiện tại đồng nghĩa giảm cơ hội trải nghiệm môi trường làm việc và kinh nghiệm ở những công việc liên quan đến ngành học của mình", Trang giải thích. Cô cho hay sẽ cố gắng xin visa theo diện tay nghề để ở lại dài hơn.

    du hoc sinh anh uc anh huong 1
    Phương Anh, du học sinh tại Anh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    Quy định mới chắc chắn đem đến khó khăn, nhưng cũng hợp lý để đảm bảo quyền lợi cho những du học sinh nghiêm túc.

    Bà Lù Thị Hồng Nhâm, Giám đốc Công ty Tư vấn Du học và Dịch thuật Đức Anh, nhìn nhận khi Australia nới lỏng các chính sách visa sau đại dịch, nhiều doanh nghiệp lợi dụng để đưa người sang du học trá hình. Không ít phụ huynh và học sinh bị lừa.

    "Chính phủ Australia đang 'dọn dẹp' những chỗ cần, để có thêm không gian cho các du học sinh nghiêm túc và đủ năng lực", bà nói.

    Ông Nguyễn Thanh Sang, Tổng giám đốc khu vực Việt Nam, Singapore, của IDP Education, cho rằng những thay đổi ở Anh hay Australia giúp sinh viên quốc tế tập trung vào mục tiêu học tập. Riêng với Australia, kể cả rút ngắn thời gian thị thực 485 thì những du học sinh giỏi vẫn tiềm năng với thị thực theo diện tay nghề.

    Chuyên gia lưu ý các du học sinh và phụ huynh cân nhắc kỹ khi chọn điểm đến du học.

    Bà Hồng Nhâm nói điều đầu tiên các gia đình cần là tài chính ổn định, thay vì kỳ vọng con em kiếm tiền khi du học. "Nhiều trường hợp sang không kiếm được tiền mà vẫn phải trả tiền học nên xôi hỏng bỏng không", bà Nhâm chia sẻ.

    GS Hoàng Lan Anh khuyên du học sinh chọn nghề mình thích và có năng lực. Theo bà, nhiều người tham khảo danh sách ngành nghề được ưu tiên định cư nhưng danh sách này biến động liên tục. Bà ví dụ Australia từng ưu tiên kế toán hay thợ cắt tóc, dẫn tới sinh viên quốc tế đổ xô học, nhưng một thời gian sau họ bỏ hoặc tăng điểm để xét thị thực tay nghề. Do đó, nếu chỉ nhằm theo danh sách này thì không chắc sau 2-5 năm sinh viên học xong, nghề đó vẫn còn.

    Ngoài ra, sinh viên Việt Nam cần phát triển khả năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm, mạng lưới quan hệ và tích lũy kinh nghiệm làm việc ngay khi nhập học thay vì đợi đến lúc gần tốt nghiệp, theo GS Lý.

    "Du học sinh cần cân nhắc nhiều yếu tố, kể cả cơ hội việc làm sau tốt nghiệp và nguyện vọng nghề nghiệp, để đưa ra quyết định", bà nói.

    Theo VnExpress

  • Ngày 29-1, cảnh sát bang Nam Úc cho rằng các du học sinh Việt Nam mất tích tại thành phố Adelaide đang trốn tránh cơ quan chức năng.

    du hoc sinh tron tranh chinh quyen
    Nữ sinh người Việt có tên Sunnie Nguyen, 17 tuổi, mất tích bí ẩn từ hôm 8-1 ở Úc - Ảnh: DAILY MAIL

    Theo báo Daily Mail, cảnh sát bang Nam Úc khẳng định các thiếu niên này đang chạy trốn và "chủ động trốn tránh chính quyền".

    "Tất cả các manh mối điều tra chỉ ra một số thiếu niên trong đó có thể đã đi đến bang khác và hiện đang ở đó", một người phát ngôn cảnh sát bang Nam Úc nói.

    "Hiện không có dấu hiệu trong bất kỳ cuộc điều tra nào cho thấy các thiếu niên này đang gặp nguy hiểm và các em có vẻ đang chủ động trốn tránh cảnh sát. Cảnh sát bang Nam Úc sẽ tiếp tục làm việc với các đồng nghiệp liên bang và cảnh sát Liên bang Úc để xác định vị trí các em", phát ngôn viên này nói thêm. 

    Cảnh sát bang Nam Úc cũng nói họ đã liên lạc với gia đình các học sinh ở Việt Nam, và các gia đình không cho thấy họ lo ngại về an toàn của con em mình.

    Trước đó vào ngày 8-1, du học sinh Sunnie Nguyen (17 tuổi) được gia đình người giám hộ tại thành phố Adelaide, bang Nam Úc phát hiện Sunnie đã mất tích sau khi ăn tối.

    Điện thoại của Sunnie tắt máy và các tài khoản mạng xã hội của Sunnie đều ngừng hoạt động.

    Vào lúc 23h ngày 8-1, bà May Zervaa - giám hộ của Sunnie tại Úc - đã đến phòng Sunnie và phát hiện cô đã biến mất cùng ba lô, laptop, giấy tờ tùy thân và quần áo.

    Gia đình người giám hộ nói Sunnie rất nhút nhát và tiếng Anh rất yếu.

    Bà Lien Nguyen-Navas của Hội Phụ nữ Việt Nam tại thành phố Adelaide, bang Nam Úc hy vọng các em học sinh này chỉ muốn đi đâu đó cùng nhau trong lúc được nghỉ học và không nói với ai.

    Trước vụ việc của Sunnie, chính quyền Úc cũng đang điều tra vụ việc 3 du học sinh khác đến từ Việt Nam được báo cáo mất tích từ tháng 12-2023 đến tháng 1-2024.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Sunnie Nguyễn, trường hợp mới nhất trong các vụ du học sinh Việt mất tích bí ẩn, được miêu tả là 'không thể nói tiếng Anh thời điểm mới đến Úc' và gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp. Chi tiết này dấy lên nhiều thắc mắc.

    du hoc sinh khong ranh tieng anh 1
    Chân dung Sunnie Nguyễn, nữ sinh hiện đang mất tích bí ẩn tại Úc. Ảnh: CHỤP MÀN HÌNH FACEBOOK

    Sunnie Nguyễn (17 tuổi, tên thật Nguyễn Hoàn Ngọc Anh) là du học sinh Việt thứ 5 theo diện trao đổi ở Trường trung học Hamilton (TP.Adelaide) mất tích bí ẩn tại Úc thời gian gần đây. Giới chức nước này hôm 11.1 tuyên bố đã tìm thấy một người, song 4 trường hợp còn lại vẫn chưa có tin mới, trong đó có em đã mất tích hơn 4 tuần. Cảnh sát cũng nhận định, 5 vụ mất tích không liên quan đến nhau và có thể các em đã đi qua tiểu bang khác.

    Trả lời tờ Daily Mail, chị Mary, gia đình giám hộ người bản xứ (host family) của Sunnie, cho biết mọi người cực kỳ lo lắng về sự an nguy của nữ sinh. Bởi, em được cho là rất rụt rè và gặp khó khi giao tiếp. "Em ấy không thể nói tiếng Anh khi mới đến Úc. Bây giờ em ấy đã mở lòng hơn với chúng tôi và các bạn chung nhà, nhưng khi ra ngoài, Sunnie vẫn phải nhờ người khác phiên dịch thay mình", chị Mary bộc bạch.

    Chi tiết này khiến nhiều người thắc mắc về cách Úc xét duyệt và cấp thị thực cho du học sinh Việt. Bởi, nếu chọn du học một nước nói tiếng Anh, sinh viên quốc tế thường phải đạt chuẩn ngoại ngữ ở mức độ nào đó, thể hiện qua điểm các bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh như IELTS. "Nhưng sao lại không thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh?", nhiều người đặt vấn đề.

    Giải đáp thắc mắc này, ông Vũ Thái An, Giám đốc Công ty du học GLINT (TP.HCM), cho biết Úc là quốc gia rất chào đón du học sinh. Riêng với khâu xét duyệt hồ sơ xin thị thực, nước này xếp các quốc gia khác vào 3 cấp độ đánh giá, gọi là Assessment Level. Với cấp độ 1 là cao nhất, người học không cần phải chứng minh tài chính, cũng như không bắt buộc phải có chứng chỉ tiếng Anh như IELTS khi nộp hồ sơ.

    "Việt Nam từng được Úc xếp vào nhóm 1 hồi tháng 5.2023, và đây có thể là nguyên nhân du học sinh không cần thi chứng chỉ tiếng Anh trước khi đến Úc. Chưa kể, với những bạn dưới 18 tuổi du học bậc phổ thông, trường Úc sẽ không 'siết' yêu cầu về IELTS như bậc cử nhân.

    Thông thường, trường sẽ phỏng vấn hoặc cho du học sinh làm bài kiểm tra khi còn ở Việt Nam để đánh giá năng lực tiếng Anh. Nếu trình độ ngoại ngữ còn yếu, trường có khi vẫn chấp nhận, chỉ yêu cầu học thêm tiếng Anh ở trường trong 6-10 tuần hoặc dài hơn trước khi vào chương trình chính thức. Như vậy, du học sinh Việt hoàn toàn có thể qua Úc rồi mới bắt đầu học tiếng Anh", anh An lý giải.

    Quy định này khác biệt với một quốc gia du học phổ biến khác là Mỹ, khi sinh viên quốc tế bắt buộc phải chứng minh trình độ tiếng Anh mới có thể đến học, nam giám đốc thông tin thêm.

    du hoc sinh khong ranh tieng anh 1
    Trường trung học Hamilton (TP.Adelaide), nơi đang có 5 du học sinh Việt mất tích bí ẩn vào những thời điểm khác nhau trong hơn 1 tháng qua. Ảnh: HAMILTON SECONDARY COLLEGE

    Chung quan điểm, tiến sĩ Nguyễn Vinh Quang, Giám đốc Tổ chức giáo dục hướng nghiệp quốc tế Mr.Q (TP.HCM), đồng thời là thành viên hai hiệp hội nghề nghiệp tại Úc (CDAA và CICA), cho biết với lộ trình du học bậc phổ thông, các trường Úc quy định sinh viên quốc tế phải đạt IELTS 5,0 (với lớp 10) và 5,5 (với lớp 11, 12) hoặc chứng chỉ khác tương đương, đơn cử như PTE.

    "Rất có thể, bạn du học sinh Việt đã đi Úc trước khi nước này thắt chặt lại các chính sách thị thực. Thời điểm đó Úc vẫn còn 'mở' với Việt Nam nên chỉ cần làm bài kiểm tra tiếng Anh đầu vào, sau đó đến Úc học tiếng Anh trong tối đa 20 tuần là được vào học chính thức", ông Quang cho hay, cho biết thêm du học sinh cũng có thể "học vượt" để vào chương trình chính sớm hơn.

    Một nguyên nhân khác mà du học sinh Việt khi đến Úc không nói tiếng Anh trôi chảy là vì một số vùng ở Úc nói giọng địa phương, "hơi khó với người mới nghe lần đầu". "Có khi kỹ năng đọc, viết của du học sinh Việt rất tốt, nhưng nghe, nói lại không theo kịp người Úc. Đây là điều bình thường và nói chung, không thể nào đến Úc mà không biết tiếng Anh vì người dưới 18 tuổi được chính phủ kiểm soát rất kỹ", ông Quang nhận định.

    Theo Thanh Niên

  • Một vài du học sinh Việt tại Adelaide lần lượt mất tích vào những thời điểm khác nhau trong hơn một tháng qua, dấy lên nỗi lo về nguy cơ bị bắt cóc và buộc cảnh sát Úc vào cuộc điều tra.

    nu sinh viet mat tich tai uc
    Chân dung Sunnie Nguyễn, nữ sinh được cho là mất tích bí ẩn tại Úc. Ảnh: 7NEWS

    Thông tin từ đài 7News của Úc cho biết, 5 du học sinh Việt đến học tại Trường trung học Hamilton (TP.Adelaide) theo diện trao đổi đã lần lượt "biến mất không dấu vết" vào những thời điểm khác nhau, trong đó có trường hợp đã không thể liên lạc được hơn 4 tuần qua. Chưa rõ có mối liên hệ nào giữa các em hay không.

    Sunnie Nguyễn (17 tuổi) là trường hợp mới nhất trong vụ du học sinh Việt mất tích bí ẩn, sau khi em không trở về nhà gia đình giám hộ người bản xứ (host family) ở South Plympton hôm 8.1. Điện thoại của nữ sinh này hiện đã bị ngắt liên lạc và các tài khoản mạng xã hội cũng bị xóa sạch.

    "Tôi mong nếu cháu có thể nghe được tin này, hãy gọi và báo tôi rằng cháu vẫn bình an", bà May Zervaas, chủ nhà của Sunnie Nguyễn, nói với đài truyền hình địa phương. Theo bà Zervaas, nữ sinh hạnh phúc khi sống ở Adelaide và không có lý do gì phải bỏ chạy hay trốn lại vì thị thực vẫn còn hiệu lực trong 3 năm tới.

    Hiện là thời gian các trường ở Úc cho học sinh nghỉ hè. "Thế nên, tôi hy vọng đây chỉ là trường hợp những đứa trẻ 17 tuổi muốn tụ tập đi đâu đó mà không báo cho ai biết", bà Lien Nguyen-Navas, người phát ngôn của Hội Phụ nữ Việt Nam tại Úc, cho hay.

    Trả lời tờ Daily Telegraph, một phát ngôn viên của cảnh sát Úc thông tin rằng gia đình giám hộ đã trình báo về việc các thiếu niên Việt Nam mất tích vào tháng 12.2023 và tháng 1.2024. "Tất cả các hướng điều tra hiện tại cho thấy một số em có thể đã đến tiểu bang khác và vẫn còn ở đó. Cũng không có thông tin nào cho thấy các em đang gặp nguy hiểm", người phát ngôn nói.

    nu sinh viet mat tich tai uc
    Chân dung Sunnie Nguyễn, một trong những du học sinh Việt đang mất tích bí ẩn tại Úc. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH FACEBOOK

    Để lại phần lớn tư trang

    Sunnie Nguyễn tên thật Nguyễn Hoàn Ngọc Anh. Nữ sinh được báo cáo đã ăn tối cùng gia đình giám hộ người bản xứ (host family) vào khoảng 19 giờ ngày 8.1, sau đó về phòng nghỉ ngơi. Đến khi nữ chủ nhà May Zervaas kiểm tra phòng vào khoảng 23 giờ, Sunnie đã biến mất cùng ba lô, laptop, một ít quần áo và vài giấy tờ tùy thân quan trọng. Căn phòng không có dấu hiệu bị đột nhập và phần lớn tư trang của em vẫn còn nguyên.

    Bà Zervaas sau đó cố gắng liên lạc với Sunnie, nhưng điện thoại của em tắt nguồn và các tài khoản Instagram, Snapchat, TikTok cũng bị xóa sạch. 30 phút sau, gia đình đã trình báo cảnh sát về việc nữ sinh mất tích. "Tôi đã ngồi trực điện thoại suốt đêm, lo lắng chờ đợi một cuộc gọi từ Sunnie", Mary, con gái của bà Zervaas, nói với tờ Daily Mail.

    Theo chị Mary, Sunnie không thành thạo tiếng Anh và thường phải nhờ người khác dịch giúp ý muốn nói. "Em ấy có 5 ba lô, nhưng chỉ rời đi với một cái. Em ấy cũng mang theo những vật dụng quan trọng như laptop, hộ chiếu, rất có thể để chứng minh danh tính, cùng một số quần áo và hai đôi giày. Nhưng em ấy đã để lại mọi thứ khác ở đây, kể cả thuốc men", chị Mary kể.

    nu sinh viet mat tich tai uc
    Bà May Zervaas (trái) cùng con gái Mary lo lắng về sự an nguy của nữ du học sinh Việt Sunnie Nguyễn. Ảnh: ẢNH CHỤP MÀN HÌNH 7NEWS

    Chưa thể liên lạc với gia đình tại Việt Nam

    Như bao thiếu nữ khác, Sunnie thích hát, nhảy múa, dành thời gian với bạn bè, và cả Taylor Swift. Trong 6 tháng sống với gia đình Zervaas, lịch trình của em xoay quanh việc đi học, về nhà, sau đó dành buổi tối để cười đùa, nhảy múa và làm video cùng hai du học sinh khác chung nhà. Nếu không có vụ mất tích, em sẽ bắt đầu học lớp 11 vào năm sau.

    Theo chị Mary, Sunnie sống hạnh phúc, hòa thuận với gia đình và thị thực du học của em vẫn còn thời hạn tới 3 năm. Thế nên, họ không tin em đã bỏ trốn. Ở thời điểm hiện tại, mẹ con nhà Zervaas, bạn chung nhà và cả bạn thân người Việt của Sunnie đều "đau lòng, bàng hoàng và bối rối" trước sự biến mất của nữ sinh, vì mọi thứ trong cuộc sống của em dường như "hoàn toàn bình thường".

    Chị Mary cho biết thêm, các cơ quan chức năng ở Úc đang nỗ lực liên lạc với bố mẹ của Sunnie tại tỉnh Quảng Bình, nhưng đến nay vẫn chưa kết nối được. Nhà Zervaas cũng tìm đến bạn bè của Sunnie song chỉ nhận tin em đã không liên lạc với bất kỳ ai kể từ khi mất tích. "Chúng tôi rất lo lắng. Em ấy sẽ phải vật lộn một mình", chị Mary bộc bạch.

    nu sinh viet mat tich tai uc
    Sunnie Nguyễn (bìa trái) chụp chung với bạn cùng nhà. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH FACEBOOK

    Bà Mi Trần, chủ tiệm Mi and Co The Nail and Beauty Bar, cho biết nữ sinh Sunnie đã không đến làm việc vào ca của mình hôm 10.11. Bà Mi mô tả Sunnie là một nhân viên đáng tin cậy, luôn báo trước nếu đến muộn hoặc không thể làm việc. "Tôi rất may mắn khi có em ấy trong đội của mình. Chúng tôi đều rất lo lắng và không thể an giấc từ khi nhận tin em mất tích. Sunnie chính là em út của chúng tôi", bà Mi nói.

    Đồng nghiệp của Sunnie cũng cho biết họ đã gửi tin nhắn cho em nhưng chưa nhận được phản hồi.

    Giới chức Úc hôm 11.1 tuyên bố đã tìm thấy một trong số những du học sinh Việt mất tích. Song, vẫn còn 4 trường hợp chưa có tin mới. "Chúng tôi đang phối hợp với cảnh sát liên bang để tiếp tục định vị các em", phát ngôn viên cảnh sát nói thêm. Cảnh sát Úc cũng đang kêu gọi ai có thông tin gì hãy đến trình báo và hỗ trợ công tác điều tra.

    Sinh viên còn gặp khó khăn khi giao tiếp bằng tiếng Anh

    Chị Mary cho biết, Sunnie có "trái tim thuần khiết" và là người "tốt bụng", song gia đình cũng cực kỳ lo lắng về sự an nguy của nữ sinh vì em được cho là rất rụt rè và gặp khó khi giao tiếp bằng tiếng Anh. Nhà Zervaas cũng không biết Sunnie có phải là bạn bè hay có mối liên hệ gì với những du học sinh Việt đã mất tích trước đó hay không.

    "Em ấy không thể nói tiếng Anh thời điểm mới đến Úc. Bây giờ em ấy đã mở lòng hơn với chúng tôi và các bạn khác trong nhà, nhưng khi ra ngoài, Sunnie vẫn phải nhờ người khác nói thay mình. Chúng tôi đã hết lòng giúp em ấy học tiếng Anh cũng như khuyến khích nói tiếng Anh ở nhà. Sunnie đã cải thiện rất nhiều, nhưng chừng đó vẫn chưa đủ", chị Mary chia sẻ.

    Theo Thanh Niên

  • Tại sao kế hoạch chuyển đổi visa du lịch 600 sang du học 500 khi đi Úc không dành cho người có kinh tế yếu hoặc đang nợ nần ở Vietnam? Bài chia sẻ của bạn Thu Dinh trên nhóm Hành Trình Tới Úc - Visa 462 Làm Việc & Du Lịch - Working Holiday Australia:

    Nói sơ về vụ nhiều người đang ở Vietnam nợ nần chồng chất, mong muốn đi Úc để thoát nợ thoát nạn, đổi đời đổi gió và gặp trúng agent tư vấn đi diện visa du lịch 600 rồi qua đây chuyển đổi sang visa du học 500 thì Xíu nói thiệt là mọi người đừng cúng tiền cho những bên đó. Để tránh nợ chồng thêm nợ. Vì:

    1. Chi phí tư vấn visa rất đắt, nghe đâu ít nhất 200-300 triệu là ít. Nhưng đâu phải trả nó xong cục tiền là qua Úc có lại cục tiền đó liền đâu mấy anh chị.

    2. Nếu đi visa du lịch 600 ở chui trốn lại đi làm bất hợp pháp thì hoặc bị ép lương bằng nửa lương người ở hợp pháp, hoặc gặp trúng chủ hãm vì chủ tốt họ sẽ thuê người đi làm hợp pháp chứ không ai chịu thuê người ở bất hợp pháp để xui có chuyện gì họ cũng bị nhà nước phạt mà.

    3. Visa du lịch 600 muốn chuyển đổi du học 500 không phải nộp vô 1-2 ngày là có visa du học liền, mà đợi hết thời gian visa du lịch bạn sẽ chuyển sang visa Bridging A và visa này hình như không được rời khỏi Úc, rồi cũng chưa được đi làm hợp pháp do dựa trên trạng thái visa cũ là visa du lịch 600, chừng nào visa du học 500 được cấp thì mới được đi làm hợp pháp.

    visa du lich uc 600

    4. Chờ tới khi visa du học 500 được cấp (trong lúc chờ không được đi làm vì như vậy là bất hợp pháp) thì mọi người nhắm đủ tiền nhà ở tầm 1k-2k/ tháng không, tiền ăn, điện nước,.. chưa tính nếu chủ nhà còn không cho dân du lịch thuê nữa. Việc họ yêu cầu kiểm tra ID, visa của bạn là chuyện bình thường nên kiếm được nhà ở chui cũng mợt nha.

    5. Rồi tới lúc visa 500 du học được cấp, tưởng kiếp nạn ở bất hợp pháp chấm dứt thì thời hoàng kim sẽ tới, tiền sẽ vào như nước, 1 tháng kiếm 100 triệu như agent đồn, nhưng ai ngờ visa du học chỉ được làm 48 tiếng maximum trong 2 tuần, nghĩa là 1 tuần không được làm quá 24 tiếng, coi như tiền lương sau thuế theo mức thấp nhất của nhà nước Úc cho tầm 500-800 aud/tuần đi (hên làm được ngày cuối tuần lương cao hơn đi) thì trừ tiền nhà, tiền ăn, tiền điện nước thì còn bao nhiêu. Trừ luôn tiền học phí đảm bảo âm tiền nha. Vậy nên nhà nào có điều kiện lo học phí từ Vietnam sẵn thì đi làm thêm bằng visa du học sẽ đủ để trang trải chi phí sinh hoạt nhà ở thôi. Đừng nghĩ tới chuyện dành dụm saving trả nợ đồ. Còn ai làm chui, làm bất hợp pháp, làm trả cash tiền mặt để qua mặt nhà nước cho có nhiều tiền hơn thì Xíu không nói tới nè.

    6. Những ai không có tiếng Anh, bằng cấp ở Vietnam sẵn mà qua Úc thì xác định cuộc sống không thể nào dễ dàng được. Muốn chuyển qua visa du học 500 hầu như đều yêu cầu tiếng Anh đầu vào. Nên sẽ lại đẻ thêm 1 đống tiền để học tiếng Anh đầu vào đậu rồi mới được nhập học. Nhiều người có tiền tích góp xong đốt vào học tiếng Anh bên này mãi chưa đậu chứ nói gì đến đi làm ở Úc, để dành tiền, định cư này nọ còn xa vời lắm nha.

    7. Còn ai được agent vẽ ra qua đây chuyển qua visa du học 500 nhưng "không cần đi học, có người đi học dùm, mọi người cứ yên tâm đi làm" thì mọi người né xa ra và thả tên agent đó lên đây luôn cho mọi người cùng né nha. Vì ở Úc visa du học cũng bị nhà nước quản lý kĩ. Điểm danh không đủ 80-85% số buổi là bị bên chỗ học báo cáo lên bên bộ di trú hủy visa như chơi. Tự dưng bỏ đống tiền qua Úc xong không đi học mà đi làm cái bị huỷ visa. Chuyện này xảy ra thường xuyên dù cho bạn đăng kí học tiếng Anh ở trung tâm bằng visa du học thì bên trung tâm vẫn có trách nhiệm báo cáo như vậy chứ không phải chỉ đi học trường lớn mới bị đâu.

    Sơ sơ là thấy 1 đống tiền từ tiền trả cho agent (nếu hên gặp trúng agent nó không lừa đảo thì vẫn mất tiền và được đi Úc, chỉ là qua Úc làm gì sống hay ra tiền thì hên xui, còn xui gặp trúng agent lừa đảo thì nó ôm mấy trăm triệu bạn mới vay xong nó chạy, hoặc nó làm cho bạn visa qua Úc nhưng xui sao bạn bị bắt tại hải quan Úc trục xuất đi về cấm bay Úc 3 năm hay vĩnh viễn gì đó, và chắc chắn tụi nó không trả tiền lại đâu), rồi tiền học phí nếu chuyển qua visa du học 500 ha (thêm vài trăm triệu nữa), tiền nhà ở, tiền sinh hoạt phí thêm 1k-2k là ít... rồi không thấy đoạn nào giàu lên trong mấy năm đầu, chỉ thấy tốn thêm tiền nha.

    Vậy nên cái combo visa du lịch 600 chuyển sang 500 du học thật sự chỉ phù hợp với nhà nào có điều kiện lo cho con cái, người thân đi học để tính tới đường định cư vì apply visa từ Vietnam sẽ khó hơn apply du học từ Úc. Nên nhiều người qua đây du lịch rồi thăm thú trường học chọn trường trước khi apply du hoc là ok nè. Chứ còn qua đây theo kiểu đó để gom tiền trả nợ thì xác định mấy năm đầu có thêm đống nợ nha. Còn gặp agent lừa đảo thì thua. Kiếp này coi như xác định sống cùng đống nợ luôn á. Còn ai đi các diện visa khác thì chắc đỡ hơn vì không bị giới hạn giờ làm và điều kiện của các visa đó cũng yêu cầu bằng cấp và tiếng Anh nên dù gì vẫn đỡ hơn visa du lịch 600 nè. Nói chung nước Úc hông có màu hồng như mọi người ở Vietnam nghĩ, nó màu xanh. Vì làm xanh mày xanh mặt chứ hông đùa đâu à.

    Nguồn: Thu Dinh / nhóm Hành Trình Tới Úc - Visa 462 Làm Việc & Du Lịch - Working Holiday Australia

  • “Đó chắc chắn không phải là điều tôi mong đợi khi lần đầu tiên đến Úc”, nữ du học sinh người Ấn Độ quả quyết.

    du hoc sinh uc chia giuong 1

    Priyanka (tên đã được thay đổi) là một du học sinh 19 tuổi ở Úc. Mỗi đêm, cô ngủ trên giường trong một căn nhà chung cư ở ngoại ô thành phố Melbourne, bang Victoria.

    Nhưng vào ban ngày, chiếc giường có thêm sự hiện diện của một người khác. Đó là người đàn ông là tài xế xe tải chuyên làm việc ca đêm. Cách chung giường để giảm tiền thuê nhà ấy được gọi với cụm từ "hot-bedding".

    Họ, 2 người xa lạ đều đến từ Ấn Độ, chia đôi khoản tiền thuê 550 USD (tương đương gần 13 triệu VNĐ) mỗi tháng cho một phòng. Những người thuê khác trong nhà đều là nam giới. Họ cũng làm tài xế xe tải và đến từ Ấn Độ.

    du hoc sinh uc chia giuong 1
    Chiếc giường mà Priyanka chia sẻ với người đàn ông lạ.

    Priyanka nói: “Đó chắc chắn không phải là điều tôi mong đợi khi lần đầu tiên đến Úc. Chi phí sinh hoạt ở đây là một cú sốc khủng khiếp và chưa bao giờ được đề cập bởi các nhà môi giới du học ở Ấn Độ”.

    Tờ tin tức SBS News dẫn nguồn dữ liệu mới nhất từ Cục Thống kê Úc cho biết chi phí sinh hoạt ở Úc, được đo lường hàng tháng theo Chỉ số giá tiêu dùng, đã tăng 5,6% trong 12 tháng tính đến tháng 5 năm 2023.

    Giá thuê nhà đã tăng 6,3% trên toàn quốc trong năm qua. Tại Melbourne, giá thuê trung bình hàng tuần cho một căn hộ 2 phòng ngủ rộng 85 m2 ở khu vực trung bình có giá 425 USD (tương đương 10 triệu VNĐ). Nếu ở Sydney, bạn có thể phải trả thêm 36%, ở mức 578 USD (tương đương 13,6 triệu VNĐ).

    Priyanka cho biết ngoài tiền thuê nhà, cô còn phải chật vật xoay tiền để mua thức ăn và chi phí đi lại. Ngoài ra, vào một số ngày cuối tuần, cô thậm chí không có giường để ngủ.

    “Khi anh ấy không phải đi lái xe, ngôi nhà toàn con trai, tôi đành phải chui vào nhà kho nằm. Có một chỗ nhỏ để kê một cái đệm và tôi ngủ trong đó”, cô nói.

    Ban đầu, Priyanka đăng ký học ngành y tá toàn thời gian tại một trường đại học ở Melbourne và làm việc theo ca bình thường trong một kho hàng. Tuy nhiên, cô cho biết mình đã mất việc từ hồi tháng 3 năm nay sau khi giới hạn giờ làm việc của sinh viên quốc tế được công bố.

    Cô bỏ học một phần do căng thẳng về chi phí nhà ở.

    Priyanka sẽ bắt đầu học ngành khác trong vài tuần tới và tìm kiếm một công việc ổn định, nhưng theo giới hạn có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1 tháng 7, cô sẽ chỉ có thể làm việc tương đương 24 giờ một tuần (khoảng 3 ca).

    Trước đây, ở Úc, sinh viên quốc tế bị giới hạn 40 giờ mỗi 2 tuần khi học nhưng giới hạn này đã tạm thời được dỡ bỏ trong đại dịch COVID-19 để giải quyết tình trạng thiếu lực lượng lao động. Các nhà chức trách sẽ khôi phục các hạn chế với thời gian cao hơn là 48 giờ mỗi 2 tuần. Không có giới hạn đối với sinh viên trong nước.

    Khi công bố quyết định vào đầu năm nay, các Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục Úc cho biết các giới hạn này được đưa ra nhằm cân bằng giữa nhu cầu làm việc và học tập của sinh viên.

    “Sinh viên quốc tế đến Úc để học”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Clare O'Neil, trước đây đã nói. “Họ đến đây bằng thị thực sinh viên và họ muốn được hưởng một nền giáo dục chất lượng tốt ở đất nước chúng ta, và họ sẽ không thể làm được điều đó nếu đang làm việc toàn thời gian. Đó là lý do tại sao quy tắc đã tồn tại từ trước".

    Trong số 600.000 sinh viên quốc tế theo học năm nay, gần 90.000 đến từ Ấn Độ, tăng 27% so với năm trước. Hàng nghìn người khác dự kiến sẽ đến vào tháng 7 để bắt đầu một học khóa đại học mới.

    Ảnh hưởng sức khỏe tâm thần

    Priyanka đã phải chia sẻ giường với người lạ trong vài tháng và nói rằng nó ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của cô rất nhiều.

    “Lúc nào tôi cũng căng thẳng và lo lắng. Thậm chí không có một nơi yên bình để ngả đầu và thư giãn trong khi việc học cũng thật tồi tệ”.

    Cô không dám kể với gia đình mình ở Ấn Độ về tình hình của mình vì cả nhà đã hy sinh để cô được đi du học ở Úc.

    du hoc sinh uc chia giuong 1
    Người sáng lập VicWise, cô Manorani Guy, ở Melbourne.

    “Bố mẹ tôi đã thế chấp ngôi nhà của họ, vay một khoản lớn và cắt giảm chi phí sinh hoạt cơ bản để đủ khả năng cho tôi đến đây”, cô nói.

    Trong năm qua, chi phí sinh hoạt tăng cao đã vượt quá số tiền mà gia đình cô chu cấp. “Nếu tôi nói với mẹ tôi rằng tôi khó khăn như thế nào thì bà sẽ lo lắng mà khóc. Tôi thậm chí còn chưa nói với mẹ rằng tôi đang phải ngủ chung giường với người lạ vì bà không đủ sức để chịu đựng cú sốc như vậy".

    Người hỗ trợ sinh viên Manorani Guy đang nói chuyện với Priyanka để tìm giải pháp cho hoàn cảnh của cô. Cô Manorani là người sáng lập và chủ tịch của Nhóm Công tác Victoria về Khả năng Việc làm cho Sinh viên Quốc tế, được gọi là VicWise.

    Manorani nói rằng Priyanka không phải là trường hợp cá biệt.

    Cô nói: “Nhiều người mới đến bị sốc bởi chi phí sinh hoạt ở Úc. Chúng tôi hứa hẹn rất nhiều thứ với những sinh viên này để đưa họ đến đây, nhưng không ai nói về những rào cản: Tiền thuê nhà cao, chi phí sinh hoạt tăng cao và giờ đây là những hạn chế về công việc”.

    Một cuộc khảo sát hồi năm 2021 của Đại học Bách Khoa Úc cho biết, trong số 7.000 sinh viên quốc tế ở Sydney và Melbourne, hơn 3% đã phải trải qua cảnh "hot-bedding" và 40% không có bữa ăn. Cuộc khảo sát được thực hiện trước khi gần 2/3 du học sinh tại Úc bị mất việc làm trong đại dịch Covid-19.

    Cô Manorani dự đoán việc áp dụng lại giới hạn giờ làm thêm sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng về nhà ở đối với nhiều sinh viên quốc tế.

    “Điều kiện dành cho sinh viên quốc tế đã rất khắc nghiệt và sẽ còn tàn bạo hơn nữa”, cô nói. “Nếu không còn có chuyện làm 3 ca mỗi tuần thì điều đó đồng nghĩa với việc các ngôi nhà chung quá đông đúc và gia tăng các vấn đề về sức khỏe tâm thần”.

    Giám đốc điều hành của Hiệp hội Giáo dục Quốc tế Úc, Phil Honeywood, ủng hộ việc áp dụng lại giới hạn giờ làm nhưng nói rằng cần có nhiều nhà ở dành cho sinh viên với giá cả phải chăng hơn.

    "Chúng tôi đang làm việc thông qua một số diễn đàn chính sách để chuyển đổi một số tòa nhà văn phòng và nhà trọ thành căn hộ cho sinh viên, cũng như chuẩn bị sẵn sàng một số dự án trong khuôn viên trường hoặc gần khuôn viên trường, càng sớm càng tốt".

    Ông cũng có lời nhắc nhở này dành cho các gia đình muốn gửi con đến học tập tại Úc, rằng: "Trước khi bạn nhận được thị thực du học đến Úc hoặc bất kỳ quốc gia nào khác, bạn phải chứng minh rằng bạn có đủ tiền trong tài khoản ngân hàng của mình để chi trả tiền thuê nhà, thức ăn và các chi phí sinh hoạt khác".

    Kêu gọi kéo dài thời gian làm việc

    Một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi giới hạn giờ làm là ngành khách sạn, nơi sử dụng hàng ngàn sinh viên.

    Giám đốc điều hành của Hiệp hội Công nghiệp Nhà hàng và Dịch vụ ăn uống của Úc, Suresh Manickam, cho biết lĩnh vực này đang phải vật lộn để đối phó với chi phí điện, sản xuất và tiền thuê ngày càng tăng.

    du hoc sinh uc chia giuong 1
    Manorani Guy nói chuyện với Priyanka ở Melbourne.

    Ông nói: “Ngày 1 tháng 7 còn quá sớm để áp dụng những giới hạn giờ làm việc. "Và lý do chính là chúng ta vẫn còn thiếu kỹ năng quốc tế. Luồng sinh viên đến Úc sẽ không thể lấp đầy sự thiếu hụt này, vì giới hạn về số giờ mà sinh viên có thể làm việc".

    Để giảm bớt áp lực cho các chủ nhà hàng, ông Manickam đang kêu gọi Chính phủ Úc điều chỉnh giờ làm việc của nhân viên khách sạn, nhân viên chăm sóc người già. Họ nên được làm việc không giới hạn số giờ cho đến ngày 31 tháng 12 năm nay.

    Ông nói: “Chúng tôi cũng đang yêu cầu chính phủ liên bang xem xét lại giới hạn cho công việc khách sạn trong thời gian 6 tháng".

    Tháng trước, người phát ngôn của Bộ Nội vụ Úc cho biết Chính phủ đã công nhận sự đóng góp quan trọng của các sinh viên quốc tế đối với xã hội nước này.

    Người phát ngôn nhắc lại ý kiến của bà O'Neil, nói rằng: "Chính phủ Úc coi 48 giờ mỗi 2 tuần là sự cân bằng hợp lý giữa công việc và học tập".

    Là một phần của các yêu cầu đối với thị thực sinh viên, sinh viên phải chắc chắn rằng họ có đủ tiền để trang trải cho thời gian ở Úc, bao gồm chi phí sinh hoạt, khóa học và chi phí đi lại.

    Về phần Priyanka, cô hy vọng tình trạng cuộc sống hiện tại của mình sẽ sớm chấm dứt.

    Phunuvietnam (nguồn: SBS News)

  • Sinh viên tới Australia du học có thể kiếm được khoảng 600.000 đồng mỗi giờ làm việc ở trang trại. Công việc thường là thu hoạch, đóng gói rau củ, trái cây, vận hành máy móc...

    Nếu bạn đi du học ở Australia và có kế hoạch làm thêm để có tiền trang trải cho cuộc sống thì công việc đồng áng có thể là một lựa chọn tuyệt vời.

    Theo thông báo chung của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Australia và Bộ trưởng Bộ Nhập cư, sinh viên làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp có thể làm việc vượt giới hạn thời gian làm việc thông thường là 40 giờ mỗi hai tuần trong thời gian học của họ.

    Ngoài ra, những người có thị thực tạm thời có thể gia hạn thời gian lưu trú bằng cách làm việc trong ngành nông nghiệp.

    Nông nghiệp là một ngành nghề đa dạng bao gồm trồng trọt (ví dụ trái cây, rau và thực vật), chăn nuôi (gia cầm và gia súc) và trồng trọt trên diện rộng (nghĩa là các loại cây trồng và ngũ cốc quy mô lớn).

    lam farm o uc
    Sinh viên quốc tế có thể kiếm tiền nhờ công việc đồng áng ở Australia (Ảnh minh họa: Go Study Australia).

    Hiện tại, loại hình công việc nông trại đang được nhiều chủ trang trại tìm kiếm nhân lực là công việc thu hoạch theo mùa vụ. Vào mùa hè, các loại trái cây như lê, táo, nho, quả mọng sẽ chín và chủ trang trại cần thuê nhân viên thu hoạch hoa quả. Ngoài việc hái trái cây hoặc rau củ, nhân viên cũng có thể làm thêm công việc đóng gói, cắt tỉa và gieo trồng, vận hành máy móc.

    Cần lưu ý rằng loại công việc này thường mang tính thời vụ, có thể đòi hỏi nhiều về thể chất và thường liên quan đến việc người làm công phải liên tục di chuyển trong khu vực rộng lớn.

    Sinh viên quốc tế hoàn toàn có thể kiếm tiền bằng cách làm việc tại các trang trại ở Australia. Sau dịch Covid-19, ngành nông nghiệp Australia đang phải vật lộn để lấp đầy sự thiếu hụt lao động. Ước chừng, số trái cây và rau củ không được thu hoạch tại Australia trong thời gian dịch bệnh hoành hành có giá trị lên tới 22 triệu USD. 

    Chính phủ Australia đã đưa ra một số biện pháp để hỗ trợ những người có thị thực tạm thời tiếp cận các cơ hội làm việc tại nông trại bao gồm việc nâng giới hạn hơn 40 giờ làm việc mỗi hai tuần cho sinh viên quốc tế, hỗ trợ tái định cư... Một số bang còn thưởng thêm hơn 2.000 USD (gần 50 triệu đồng) cho người làm công việc thu hoạch theo mùa khi người đó hoàn thành công việc trong vòng tám tuần tại một trang trại.

    Công việc tại các nông trại ở Australia đòi hỏi những sinh viên làm thêm phải có sức khỏe tốt bởi công việc thường bắt đầu rất sớm vào buổi sáng. Người làm việc phải đứng ở ngoài trời nắng nóng của Australia trong một thời gian dài, mang theo những thiết bị nặng hoặc bao tải đựng sản phẩm và làm việc trên cao (ví dụ, leo lên thang để hái những cây ăn quả).

    Hầu hết công việc thu hoạch đều nằm ở các thị trấn nông thôn và vùng sâu vùng xa, cần phải di chuyển nhiều. Vì thế, trước khi lựa chọn một công việc, bạn nên tìm hiểu xem liệu bạn có cần phải tự thu xếp chỗ ở và phương tiện đi lại hay người tuyển dụng sẽ sắp xếp cho bạn.  

    Công việc đồng áng có thể mang lại kinh nghiệm làm việc quý giá và sau này khi đi xin việc, bạn có thể có thêm các kỹ năng để nâng cao khả năng được tuyển dụng của mình. Đồng thời, đây cũng là một cách khá hay để khám phá thêm về xứ sở chuột túi. Thung lũng Hunter, bán đảo Mornington và thung lũng Barossa ở Australia đều là những vùng đất nổi tiếng với cảnh đẹp mê hồn.

    Mặc dù việc đồng áng có thể là một công việc rất nặng nhọc nhưng nó mang lại lợi nhuận tài chính khá tốt. Mức lương cho nhân viên làm việc trong ngành nông nghiệp ở Australia hiện ở mức tối thiểu là 25 USD/giờ (600.000 đồng). Australia rất coi trọng quyền của người lao động. Sinh viên quốc tế được khuyến khích báo cáo bất kỳ khoản thanh toán thấp nào cho tổ chức Giám sát viên việc làm công bằng - Fair Work Ombudsman.

    Như với bất kỳ loại công việc nào, điều quan trọng là bạn phải tìm được một nhà tuyển dụng đáng tin cậy. Chính phủ Australia đã thiết lập dịch vụ Harvest Trail giúp kết nối các trang trại cần công nhân thu hoạch theo mùa và các cá nhân đang tìm kiếm công việc này.  

    Ngoài ra còn có các trang web theo từng khu vực ví như Help Harvest NSW, Big Victorian Harvest, Pick Queensland và Real Work Real Experience (Nam Australia).

    Nếu bạn quan tâm đến công việc đồng áng, hãy sử dụng một trong những trang web của chính phủ để có thông tin cần thiết và tìm "ông bà chủ" bảo vệ quyền của người lao động ở Australia.

    Bạn có thể thực hiện các biện pháp để giữ an toàn cho bản thân khi làm việc tại các trang trại. Đầu tiên hãy tìm kiếm các nhà tuyển dụng đáng tin cậy, nghiên cứu kỹ về nơi làm việc và trang bị chu đáo cho bản thân trước khi đi làm. Các vật dụng bạn nên mang theo bao gồm mũ, kính râm, áo sơ mi dài tay, giày, kem chống nắng, nước lọc và những loại thuốc cần thiết.

    Điều quan trọng là phải có được thông tin chính xác về nơi làm việc và hiểu về quyền khi làm việc của bạn, bao gồm mức lương tối thiểu, an toàn tại nơi làm việc và làm việc không bị phân biệt đối xử. Khi làm việc ở nông trại, bạn có thể bị cháy nắng vì ở ngoài trời quá lâu, phải sử dụng thiết bị nặng và làm việc ở những địa điểm xa xôi. Vì thế hãy tìm đủ các cách để giảm thiểu rủi ro cho bản thân.

    Bạn có thể tìm thêm thông tin về quyền của mình tại nơi làm việc, an toàn tại nơi làm việc và an toàn sinh học (ngăn chặn mầm bệnh tránh khỏi con người) trên trang web Harvest Trail và Fair Work Ombudsman. Hãy nhớ rằng các tổ chức này luôn quan tâm, chăm sóc các quyền và sự an toàn của bạn, vì vậy đừng ngần ngại liên hệ nếu bạn cần sự trợ giúp.

    Dân Trí (theo insiderguides.com.au)

  • Bài viết do bạn Viet Dat Vu chia sẻ trên nhóm Định Cư & Cuộc Sống Úc, mời các bạn tham khảo nếu có ý định sang Australia thay đổi cuộc đời.

    Việc tìm job khi mới sang Úc là một câu hỏi muôn thủa. Từ hồi mình mới sang Úc 6 năm trước, lương làm cho nhà hàng có 8 AUD/h và bị chửi như con, mình cũng chiêm nghiệm kha khá và rút ra một số tips có thể giúp các bạn du học sinh mới sang Úc có thể tìm được việc tốt hơn mình hồi trước. Lưu ý là đây chỉ là kinh nghiệm của mình nên nếu mình có sai hay thiếu xót gì các bạn cứ comment bổ sung giúp mình nhé.

    Điều đầu tiên các bạn cần biết là lương tối thiểu của Úc bây giờ là khoảng 21 AUD/ giờ (theo National minimum wage. Nên mình nên đặt mục tiêu là xin việc làm thêm khoảng tầm đó hoặc ít hơn một chút cũng được. Tất nhiên bạn nào mới sang Úc cần job ngay có thể làm nhiều nhà hàng với mức lương 13-15 AUD/h cash. Các bạn sinh viên đừng quá quan tâm về lương trước thuế hay sau thuế vì thu nhập dưới 18k/năm các bạn sẽ được hoàn thuế vào cuối năm.

    du hoc sinh tim viec lam o uc
    Ảnh minh họa: Unsplash

    Các bạn nên học lái xe càng sớm càng tốt. Bạn nào có bằng lái xe ở Vn thì càng tốt vì sang bang NSW Úc các bạn được lái cho đến khi có PR thì mới phải chuyển. Bang Vic hay các bang khác sẽ phải đổi bằng sau 3 tháng. Cơ mà cũng không quá phức tạp.

    1. Công việc đầu tiên là barrista tức là pha chế cà phê. Đây là job lương khá ổn ở Úc (khoảng 19-27 AUD/h cho ngày thường và gấp rưỡi hoặc double gần 45 AUD/h cho ngày cuối tuần và ngày lễ. Một shift làm cũng khoảng 5 tiếng. Để làm được job này các bạn chỉ cần học khóa barrista tại Úc hoặc Việt Nam, học khoảng 6 - 10 tiếng là đã có thể pha chế và order một cách căn bản (Mình cũng đã tham khảo từ các bạn mình dạy barrista ở đây). Mình cũng sẽ viết một bài riêng để nói về job này. Để làm được job này cứ lên hội nhóm du học sinh trên fb, không thiếu. Nhưng mấy bạn barrista thường có hội riêng về job barrista chuyên chia sẻ job cho nhau, mình thấy khá hay

    2. Social work hoặc community support worker: đây là công việc đại khái là giúp đỡ những người khuyết tật hay trẻ tự kỉ bằng việc giúp họ những công việc hàng ngày như nấu ăn, trò chuyện và có thể tắm rửa cho họ. Đây là công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn vì không phải ai cũng làm được. Ngành này cá nhân mình thấy đang khá thiếu người và tuyển dụng liên tục. Job này ưu tiên các bạn nữ hoặc các bạn học nursing hay social work. Để làm được job này các bạn nên học lái xe ngay và luôn. Vì các bạn cần xe để đưa đón những người khuyết tật. Mình thấy học lái xe khá là tiện lợi vì không chỉ có job này mà còn mở mang cơ hội cho các job khác lương cao hơn. Ngành này lương khoảng 27 AUD/h và cuối tuần cũng gần 40 AUD/h (Một shift làm khoảng 5 tiếng hoặc có khi full ngày). Khá good. Để làm được job này cứ lên hội nhóm du học sinh trên fb, không thiếu.

    3. Job dạy thêm tutor tại trường: Đây là job vừa ngon vừa lương cao cho các bạn du học sinh (khoảng 50 aud/h lúc 6 năm trước). Mình nhớ hồi mình mới sang Wollongong, có một số bạn học giỏi sẽ được làm pass leader (nghĩa là đi phụ các professor làm trợ giảng trong lớp). Trong trường đại học thường có nhiều job khá ngon, các bạn có thể xin ở trên career hub hoặc qua networking. Có những job không cần học quá giỏi như đi chép bài lại cho người disabled people lương cũng 40-50 aud/h. Các bạn ấy làm tutor 1 tiếng bằng mình đi làm nhà hàng 4-5 tiếng rồi. Tuy nhiên các job này thường làm ít thời gian và không phải ai cũng biết.

    4. Làm casual cho các công ty về retail: retail ở đây hiểu nôm na là đi bán hàng đồ trang sức, mỹ phẩm quần áo (ví dụ như Pandora hay Uniquilo). Mình thấy job này là một trong những job khá ngon mà làm nhàn cho các bạn nữ hoặc nam (lương 28-45 aud/h). Thường là xin qua indeed, seek hoặc networking, họ tuyển dụng mỗi ngày. Vì sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều người khác nên các bạn nên học kĩ năng viết CV tốt để bản thân mình nổi bật hơn.

    5. Làm các shop bán bánh mì gỏi cuốn: các hãng bánh mì gỏi cuốn như Roll D hoặc bunme hay chuỗi tương tự lương khoảng 23 AUD/h. Các job này thường xin trên hội sinh viên hoặc qua networking. Các bạn chỉ cần nhanh tay một chút khi đi làm là sẽ được nhận.

    6. Làm hãng xưởng factory: thường làm hãng sẽ hơi mệt xíu. Nhưng được cái công việc không quá phức tạp. Có rất nhiều hãng xưởng cho các bạn chọn. Lương tối thiểu cũng 21 AUD trước thuế (được làm nhiều giờ khoảng 8 tiếng 1 shift). Nhưng thường các bạn phải có xe vì các hãng xưởng thường nằm xa station, nên việc có xe rất quan trọng. Để làm được job này, các bạn có thể lên hội nhóm du học sinh trên fb ở các bang hoặc apply trên trang chủ các công ty hoặc seek, indeed.

    7. Làm nail: các bạn nữ có thể lựa chọn làm nail (lương không cao lắm, dao động từ 12-19 AUD/h). Thường thì làm nail không tính theo giờ mà thường tính theo ngày. Các bạn mới học việc được khoảng 130 AUD/ngày 8 tiếng. Còn biết việc có thể lên 200 hoặc 250 AUD/ngày tùy chỗ. Mình vẫn đưa vào list vì đây là công việc khá dễ xin và làm cũng không quá nặng nhọc trừ hôm lễ tết và shopping night. Để làm được job này cứ lên hội nhóm du học sinh trên fb, không thiếu.

    8. Làm farm: du học sinh thì mình không khuyên khích làm farm vì đi rất xa. Các bạn nào visa working holiday thì cứ việc apply. Đây là công việc làm nặng nhưng lương rất xứng đáng. Có nhiều loại farm có thể giúp bạn kiếm 100k AUD/ tháng =)))

    9. Các bạn nào tự tin về chuyên môn có thể xin thẳng job trên seek và indeed nhé. Mình đã từng giúp cho một số bạn được job chuyên ngành kĩ sư, kế toán hoặc IT dựa trên visa 462 full time hoặc các bạn sinh viên xin thẳng part time. Để làm được job này các bạn cần có kĩ năng viết CV, cover letter tốt và kĩ năng phỏng vấn. Cái này mình sẽ viết bài riêng để chia sẻ những kinh nghiệm kiếm job.

    Cuối cùng mình xin lưu ý, làm thêm chỉ là làm thêm. Các bạn du học sinh chỉ nên xác định đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình tiền ăn tiền ở tại Úc (làm 3 ngày là dư sức cover). Đừng nên xác định là đi làm thêm có thể lo được hết học phí. Vì nếu đi làm quá nhiều các bạn sẽ không học được đâu. Các bạn sang đây là du học để đi học mà. Mình cực kì nể một số bạn sinh viên sang đây không đi làm thêm và chỉ phấn đấu cho điểm học tập full HD và các bạn ấy aim thẳng những công ty lớn về chuyên môn. Lương một năm làm từ 65-120k/ năm cho sinh viên mới ra trường tại Úc. Làm 2 năm là đủ sức cover lại chi phí bỏ ra đi học rồi các bạn nhé.

    Nguồn: Viet Dat Vu / nhóm Định Cư & Cuộc Sống Úc

  • Biết tin Australia cho sinh viên quốc tế ở lại thêm hai năm sau tốt nghiệp, Nguyễn Lâm Huy liền thay đổi kế hoạch, dành thời gian tập trung học chuyên sâu thay vì đi làm sớm.

    Lâm Huy, 20 tuổi, đang là sinh viên ngành Phân tích dữ liệu, Đại học Quốc gia Australia. Theo chính sách cũ, sinh viên học tại thủ đô Canberra như Huy được ở lại làm việc ba năm. Với chính sách mới, Huy được ở lại tổng cộng 5 năm.

    Theo kế hoạch ban đầu, năm thứ hai, Huy sẽ đi làm thêm và thực tập, còn năm cuối dành thời gian tìm việc phù hợp. Giờ đây, Huy nói sẽ gác lại việc này để tập trung học, tìm hiểu thêm về mảng trí tuệ nhân tạo và các kỹ năng cần thiết khác.

    "Em không vội nữa. Năm thứ hai em sẽ học thêm môn AI, tập trung lấy điểm cao môn đó. Áp lực buộc phải có công việc sẽ nhẹ nhàng hơn", Huy chia sẻ.

    Nguyễn Hoàng Nam, 24 tuổi, quê Phú Thọ, hào hứng nhưng không quá bất ngờ với chính sách mới, do đã tìm hiểu và biết tình trạng thiếu lao động ở đây. Nam đến Australia từ đầu năm để theo đuổi chương trình thạc sĩ quản lý giáo dục của Đại học Monash, thành phố Melbourne.

    Nam nói phải tốt nghiệp, đi làm rồi mới tính đến các phương án tiếp theo. Tuy nhiên, em sẽ cân nhắc việc ở lại hết thời gian cho phép để tích lũy kinh nghiệm, tài chính trước khi trở về Việt Nam.

    Việc Australia cho phép sinh viên quốc tế ở lại thêm hai năm nữa sau tốt nghiệp giúp du học sinh thêm cơ hội việc làm, định cư. Vì vậy, kế hoạch ban đầu của họ có thể sẽ thay đổi.

    du hoc sinh viet tai Uc 1
    Hoàng Nam (đeo kính, áo đen) trong tuần lễ Định hướng của trường cùng sinh viên quốc tế tại Đại học Monash, tháng 2/2023. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    Từ ngày 1/7, sinh viên quốc tế tốt nghiệp từ một trường đại học của Australia, có thị thực 485 (ở lại làm việc tạm thời) được ở lại thêm hai năm so với trước. Thời gian ở lại tăng từ 2 lên 4 năm với một số chương trình cử nhân; từ 3 lên 5 năm với nhiều chương trình thạc sĩ và từ 4 lên 6 năm với tất cả chương trình tiến sĩ. Thời gian làm thêm của sinh viên cũng tăng từ 40 lên 48 giờ mỗi hai tuần.

    Việt Nam hiện đứng thứ tư về số sinh viên quốc tế ở Australia, với hơn 22.300 người, theo thống kê đến tháng 11/2022 của Bộ Giáo dục nước này.

    Anh Trần Phương, ở TP HCM, theo học chương trình thạc sĩ tâm lý ở thành phố Adelaide, nhìn nhận chính sách mới của Australia giúp du học sinh Việt có thêm thời gian trải nghiệm văn hóa, tích lũy kinh nghiệm làm việc ở môi trường quốc tế.

    "Sau khi hết hạn visa, bạn có thể trở về hay xin việc ở một quốc gia khác, nhưng kinh nghiệm làm việc có được ở đây sẽ giúp bạn thích nghi tốt hơn", anh Phương nói.

    Với sinh viên chưa tốt nghiệp, theo anh Phương, việc tăng thời gian làm thêm có thể giúp họ giảm áp lực kinh tế nếu có. Lương tối thiểu một giờ làm việc ở Australia khoảng 19 AUD (300.000 đồng).

    Nguyễn Gia Minh, 19 tuổi, sinh viên năm thứ nhất ngành Công nghệ máy tính, Đại học Quốc gia Australia, cho biết chính sách mới giúp em có thêm quyết tâm. Qua tìm hiểu, Minh biết để xin được việc ở Australia mất khoảng 6 tháng. Với ngành của Minh, để thăng tiến, một kỹ sư phải mất chừng 3-5 năm,

    "Em mong tận dụng được khoảng thời gian ở lại thêm để lên được vị trí cao hơn trong công việc, tạo lợi thế khi về nước xin vào các tập đoàn đa quốc gia", Minh nói.

    du hoc sinh viet tai Uc 1
    Gia Minh (thứ hai bên trái) trong chuyến leo núi Ainslie ở Canberra, Australia, tháng 10/2022. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    Nick Dương, giám đốc điều hành công ty tư vấn du học, di trú và định cư Australia IEMC Group, nhận định thời gian ở lại dài hơn sau khi tốt nghiệp giúp du học sinh tăng cơ hội định cư Australia.

    "Nếu chọn đúng ngành nghề, việc định cư sau khi tốt nghiệp là điều có thể", anh nói, lý giải du học sinh sẽ có thêm thời gian tích lũy kinh nghiệm, học hỏi, từ đó tăng điểm cộng theo chính sách nhập cư của Australia. Du học sinh Việt nên tận dụng chính sách làm thêm 48 giờ trong hai tuần để tìm hiểu nhu cầu ở đây, cũng như trải nghiệm thực tế công việc để có hướng đi phù hợp.

    Theo Phan Bá Thành Công, cố vấn giáo dục tại công ty AUG Study Network, người muốn định cư nên chọn những ngành nghề nằm trong danh sách lĩnh vực ưu tiên của chính phủ Australia, như Công nghệ thông tin, Kỹ thuật, Sức khoẻ, Giáo dục.

    Dù thiếu lao động, chính sách nhập cư ở Australia, nhất là tại các thành phố lớn, vẫn rất khắt khe, theo đánh giá của một chuyên gia tuyển sinh bậc đại học Nam Australia. Người chọn du học nước này vì mục đích định cư cần tính toán kỹ.

    Chính sách gia hạn thời gian ở lại cho sinh viên cũng sẽ tạo thêm sự cạnh tranh trên thị trường việc làm. Lâm Huy cho rằng yêu cầu của nhà tuyển dụng với các ứng viên sẽ cao hơn.

    "Em xác định học tập nghiêm túc, nắm vững kiến thức chuyên ngành để tìm việc khi ra trường, tích lũy kinh nghiệm trước khi về nước", Huy nói.

    Theo VnExpress

  • Adelaide (Úc) là thành phố đáng sống thứ ba trên thế giới và là nơi sinh sống của mọi người từ khắp các quốc gia. Đây cũng là địa điểm được rất nhiều du học sinh quốc tế chọn làm nơi để tiếp tục sự nghiệp học tập của mình.

    Được thiết kế để cân bằng giữa việc học và lối sống

    Adelaide là nơi lý tưởng để sinh sống và học tập. Diện tích khá nhỏ của thành phố này giúp tiết kiệm thời gian đi lại hơn. Nó cũng tạo ra nhiều thời gian hơn để thư giãn hoặc tham quan nhiều địa điểm đẹp tại  Adelaide.

    du hoc Adelaide
    Sinh viên quốc tế dễ dàng cân bằng trong học tập và cuộc sống tại Adelaide.

    Sống ở Adelaide phải chăng hơn tới 14% so với các thành phố lớn khác của Úc và thành phố này có giá thuê nhà trung bình thấp nhất trong cả nước. Với chi phí thuê nhà, thực phẩm và giao thông công cộng thấp hơn hầu hết các thành phố lớn của Úc, bạn sẽ có thể chi trả nhiều hơn cho lối sống tuyệt vời mà Úc mang lại.

    Mang lại sự xuất sắc trong giáo dục

    Adelaide là một thành phố giáo dục hàng đầu với các cơ sở giáo dục được thành lập trên tất cả các lĩnh vực giáo dục, bao gồm các trường đại học nằm trong 2% những trường hàng đầu trên toàn cầu. Adelaide cung cấp các lựa chọn học tập chất lượng ở mọi giai đoạn trong hành trình học tập của bạn.

    Khi chọn Adelaide, bạn sẽ nhận được một nền giáo dục đẳng cấp thế giới và chuẩn bị cho sự thành công trong tương lai. Với năm trường đại học danh tiếng và một loạt các trường cao đẳng và trường chuyên khoa, đây là một nơi phù hợp với nhu cầu học tập của bạn.

    Nền giáo dục Adelaide sẽ mang đến cho bạn những bằng cấp được quốc tế công nhận và có giá trị ở bất cứ đâu bạn đến.

    Nơi biến tham vọng thành hiện thực

    Adelaide có một nền kinh tế phát triển mạnh và là nơi có các nhà lãnh đạo toàn cầu như Microsoft, BHP và PwC. Do quy mô của nó, Adelaide có thể cung cấp nhiều cơ hội hơn để tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh và phát triển các kết quả nghề nghiệp có giá trị. 

    Khi học tập tại Adelaide, bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ những người thành công trong lĩnh vực của bạn. Bạn sẽ được giảng dạy bởi các học giả hàng đầu có mối liên hệ chặt chẽ trong ngành. Mối quan hệ giữa ngành, học thuật và nghiên cứu có thể tạo cơ hội cho bạn phát triển mạng lưới của mình hoặc tìm vị trí làm việc phù hợp. 

    Có những cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời trong các ngành thú vị sau khi tốt nghiệp ở Adelaide, bao gồm: Thực phẩm và kinh doanh nông sản, Khoa học Y tế và Sức khỏe, Tài nguyên và Năng lượng, Công nghệ cao, Các ngành công nghiệp quốc phòng và vũ trụ, Các ngành công nghiệp sáng tạo.

    Adelaide đã phát triển những nhà lãnh đạo đạt được thành công trong nhiều lĩnh vực. Các cựu sinh viên đáng chú ý bao gồm cựu Tổng thống Singapore, Tiến sĩ Tony Tan Keng Yam, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn PETRONAS, Tan Sri Wan Zulkiflee Wan Ariffin và Tổng biên tập Vogue Trung Quốc, Angelica Cheung.

    Theo Vietluan