• Chi phí của 1 tấm vé xem bắn pháo hoa vào đêm giao thừa tại Central London đã tăng 33%. Vé vào cổng Victoria Embankment là £20, tăng so với mức £15 vào năm ngoái. Và 1 người chỉ mua được tối đa 4 vé.

    Đây là sự kiện bắn pháo hoa được trông chờ nhất năm, diễn ra tại London Eye, đồng hành cùng với tiếng ngân vang giữa đêm của Tháp đồng hồ Big Ben. Vé luôn cháy hàng ngay khi mở bán. 

    phao hoa mung nam moi

    Hơn 100,000 vé sẽ được bán ra, đợt đầu tiên là vào lúc 12h trưa thứ Sáu, ngày 3/11. Đợt thứ 2 sẽ diễn ra vào đầu tháng 12. Giá vé 20 bảng. Trẻ em cũng phải mua vé.

    Doanh thu từ tiền vé sẽ được dùng để chi trả chi phí tổ chức sự kiện, nhằm mục đích quảng bá thủ đô với toàn quốc và toàn thế giới. Năm ngoái, sự kiện tiêu tốn của nhà nước 4.3 triệu bảng. Tiền bán vé 1.3 triệu bảng chỉ đủ bù đắp phần nào. 

    Sự kiện bắn pháo hoa 2022 với tiết mục tri ân Nữ Hoàng Elizabeth II, là lần đầu tiên người dân được trở lại bờ sông Thames kể từ năm 2019. Nhưng sự kiện bị ảnh hưởng vì hàng trăm người không vé đã tìm cách vượt qua hàng rào, cụ thể là mạn phía nam của cầu Westminster. Cảnh sát đã phải rút dùi cui đe dọa khi một nhóm nhỏ lì lợm kiên trì đẩy hàng rào. 

    Dịch bệnh khiến London phải tổ chức 2 năm liền bắn pháo hoa mà không có đám đông đồng hành. Người ta chỉ có thể quan sát từ xa hoặc xem qua tivi. Sự kiện bắn pháo hoa thường thu hút hơn 11 triệu lượt xem qua màn ảnh nhỏ.

    Tòa Thị Chính cho biết sự kiện thu hút khách du lịch trong nước và thế giới, do đó bạn phải nhanh tay đặt vé trước. AXS là đại lý duy nhất được cấp quyền bán vé, do đó việc mua vé từ chỗ khác có thể chỉ là vé giả. 

    Sự kiện bắn pháo hoa Đêm Giao Thừa ở London đã bắt đầu bán vé từ năm 2014. Trước đó, từ năm 2003-2013, sự kiện luôn được đăng kí vượt mức, với khoảng nửa triệu người tiến vào London để xem màn trình diễn. 

    Mua vé ở đâu?

    Bạn vào link này để cập nhật thông tin sự kiện https://www.london.gov.uk/events/london-new-years-eve-2023.

    Đăng kí mua vé tại đây https://www.axs.com/londonnewyearseve

    Các khu vực xem bắn pháo hoa

    Có 6 khu vực xem bắn pháo hoa: Blue, Red, Pink, Green và White, cộng thêm khu vực Accessible Viewing Area (Orange). Nếu đi cùng một nhóm thì nên mua vé để được ngồi cùng khu. 

    Lưu ý: Bạn không được đi qua cầu vào thời điểm trước và sau sự kiện. Do đó bạn nên chọn khu vực thuận tiện cho bạn di chuyển tới nhất, và thuận tiện cho bạn lúc ra về. Các nhà ga sẽ rất đông khi sự kiện diễn ra. Hãy chọn phía bên sông mà bạn dễ di chuyển khi ra về nhất. Nếu không, bạn sẽ phải đi bộ "rạc cẳng".

    Blue: Khu này nằm trên đường Victoria Embankment, từ cầu Westminster đến Golden Jubilee Footbridge. Bạn chỉ có thể vào từ phía bắc của sông Thames. Tầm nhìn đối diện thẳng London Eye. Bạn phải vào cổng trong khoảng từ 8pm tới 10:30pm.

    Red: Khu này nằm trên đường Victoria Embankment, từ Golden Jubilee Footbridge đến Temple Avenue. Bạn chỉ có thể vào từ phía bắc của sông Thames. Từ đây có thể nhìn chếch London Eye. Bạn phải vào cổng trong khoảng từ 8pm tới 10:30pm.

    Pink: Vé này chỉ cho phép lên cầu Waterloo. Cổng vào nằm ở phía bắc cầu Waterloo. Bạn không thể băng qua cây cầu này để đi tới những khu vực khác. Từ đây có thể nhìn chếch London Eye. Bạn phải vào cổng trong khoảng từ 8:30pm tới 10:30pm.

    Green: Khu vực này nằm ở phía sau London Eye. Cổng vào nằm ở phía nam sông Thames. Đây là một góc nhìn đẹp và rất gần London Eye. Bạn phải vào cổng trong khoảng từ 8:30pm tới 10:30pm.

    White: Vé này chỉ cho phép lên cầu Westminster. Cổng vào nằm ở phía nam sông Thames. Lưu ý: Bạn không thể đi vào từ Ga điện ngầm Westminster. Từ đây có thể nhìn chếch London Eye. Bạn phải vào cổng trong khoảng từ 8:30pm tới 10:30pm.

    Orange (Accessible Viewing Area): Khu này bao gồm Albert Embankment, St. Thomas’ Hospital, cổng vào ở phía nam sông Thames. Từ đây có thể nhìn chếch London Eye. Bạn phải vào cổng trong khoảng từ 8:30pm tới 10:30pm.

    Xem bản đồ bố trí khu vực tại đây https://www.london.gov.uk/sites/default/files/2023-10/Main%20Viewing%20Map%202023.pdf

    Hình thức mua vé

    Một người mua được tối đa 4 vé. Nếu đi theo nhóm gia đình hoặc nhóm lớn, một người khác trong nhóm có thể mua thêm vé. Và tất cả phải đi chung theo nhóm. Tên của người đứng ra mua vé sẽ được in trên tất cả các tấm vé. Người này có thể phải trình ID (có hình ảnh) theo yêu cầu.

    Bạn không thể bán lại vé cho người khác, việc tự ý bán lại vé hoặc chuyển nhượng là vi phạm luật. Nhưng bạn có thể trả vé để được hoàn tiền 100%, thời gian từ 5h chiều ngày 24/11. 

    Bạn cũng có thể tặng vé cho người khác bằng hình thức đổi tên. Nghĩa là sau khi mua vé và được xác nhận, bạn vào http://www.axs.com/londonnewyearseve để tiến hành đổi thành tên của đối phương.

    Bạn vào link này để cập nhật thông tin sự kiện https://www.london.gov.uk/events/london-new-years-eve-2023.

    Đăng kí mua vé tại đây https://www.axs.com/londonnewyearseve

    Hơn 100,000 vé sẽ được bán ra, đợt đầu tiên là vào lúc 12h trưa thứ Sáu, ngày 3/11. Đợt thứ 2 sẽ diễn ra vào đầu tháng 12. Giá vé 20 bảng. Trẻ em cũng phải mua vé.

    Viethome (theo Evening Standard)

  • Cúng Công ông Táo nhà nào cũng làm song việc phải thắp bao nhiêu nén hương mới đúng thì chưa chắc nhiều người đã biết chính xác.

    Việc thắp hương (nhang) trên bàn thờ là một phong tục tập quán bắt nguồn từ lâu đời của người Việt. Bát hương được coi là nơi kết nối giữa người trần mắt thịt với thần linh, tổ tiên; là nơi con người thể hiện sự thành kính, gửi gắm những lời cầu mong của mình.

    Cứ vào ngày rằm, mùng 1 hàng tháng, các dịp giỗ, Tết, hầu hết các gia đình đều thắp hương trên bàn thờ thần linh, tổ tiên hoặc đến đền, chùa... thắp hương để cầu may mắn, sức khỏe, gia đạo an yên.

    thap nhang cung ong tao

    Vào dịp lễ ông Công ông Táo cũng vậy. Các gia đình sẽ sắm sửa mâm cỗ, lễ vật để dâng lên các vị thần, Táo quân trước khi các ngài về trời báo cáo về những chuyện diễn ra trong một năm vừa qua với Ngọc Hoàng.

    Có một vấn đề khiến rất nhiều người băn khoăn là thắp hương cúng ông Công ông Táo thì nên mấy nén là đúng và đủ?

    Thực tế cho thấy, khi thắp hương, người Việt luôn chọn số nén hương là số lẻ (1,3, 5, 7, 9). Hoặc cũng có người sẽ đốt cả nắm hương, bó hương cùng lúc (không đếm số) nhưng tuyệt đối không chọn số nén hương là số chẵn (2,4,6,8...).

    Theo lý giải của nhà Phật, số lẻ mang nhiều ý nghĩa. Số lẻ được coi là số âm còn số chẵn là số dương. Việc thắp hương số lẻ sẽ phù hợp với tổ tiên (tức là người dương - người còn sống thắp cho người âm - người đã khuất).

    Ngoài ra, nhà Phật chú trọng đến tâm hương là chính chứ không phải số nên hương. Do vậy, vào ngày lễ ông Công ông Táo, gia chủ có thể chủ động chọn thắp 1, 3 hoặc 5 nén hương đều được.

    Các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian còn đưa ra lời giải thích về ý nghĩa về việc thắp 3 nén hương. Nó tượng trưng cho tâm nhang (lòng thành), giới nhang (theo lời răn dạy của Phật thánh tổ đường) và định nhang (tuyệt đối không thay lòng đổi dạ).

    Ngoài ra, còn rất nhiều quan niệm khác nhau về số nén hương dân lên các bậc thần linh, tổ tiên. Ví dụ:

    - Thắp 1 nén hương thể hiện lòng thành.

    - Thắp 2 nén hương khi viếng linh cữu người mới mất và trong thời gian để tang.

    - Thắp 3 nén hương: Ngoài quan niệm về 3 nén hương ở trên, số 3 còn tượng trưng cho nhiều điều khác như Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng); Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới); Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Tương lai); Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ) của nhà Phật.

    - Số 5 là con số của trời đất. Theo phong thủy là ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

    - Số 7 và 9 tượng trưng cho "vía" của con người. Người ta sẽ chọn con số này khi muốn xin ơn cho cả nhân (nam 7, nữ 9).

    Việc thắp một nén hương và 3 nén hương là phổ biến nhất ở các gia đình Việt Nam hiện nay. Buổi sáng, người ta thường thắp một nén hương lên bàn thờ Thần Tài. Số 1 ý chỉ người sống thành tâm cầu thần linh, cầu mong được phù hộ độ trì cho mua may bán đắt, an lành, may mắn.

    Việc thắp 3 nén hương có thể áp dụng ở bất cứ dịp nào, bất cứ nơi đâu. Người Việt thường chọn 3 nén hương để thắp vào những ngày lễ Tết, cúng giỗ hoặc các dịp quan trọng khác.

    Hiện nay, tại các đền, chùa đều khuyến khích Phật tử, người đi lễ chỉ cần thắp một nén hương - đại diện cho tâm hương là đủ. Việc thắp một nén duy nhất khi đến những nơi như vậy giúp tránh hỏa hoạn, ô nhiễm môi trường.

    Thực tế, việc thắp 1,3,5,7 hay 9 nén hương đều giống nhau. Việc thắp hương nhiều hay ít không quan trọng, chủ yếu vẫn là tấm lòng của con người hướng về tổ tiên, hướng về cội nguồn.

    Lưu ý, không bao giờ dùng hương giả (hương/nhang điện) hoặc thắp hương tẩm hóa chất độc hại, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người.

    * Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

    Theo Khỏe và Đẹp

  • Lễ cúng ông Công ông Táo đã tới rất gần. Khi sắp lễ cúng, gia chủ lưu ý tới một số lễ vật tuyệt đối cấm kỵ. 23 tháng Chạp hàng năm là thời điểm người dân Việt làm lễ cúng ông Công ông Táo. Đây là một nghi thức thờ cúng đặc biệt quan trọng mà gia đình nào cũng phải chú trọng, làm chỉn chu.

    hoa dat len ban tho ong cong ong tao

    Khi sắp lễ cúng Táo quân, cần nhớ có 4 loại hoa không được phép để lên mâm cúng:

    1. Hoa cúc vạn thọ: Người miền Trung chuộng hoa cúc vạn thọ do dễ trồng dễ sống với màu vàng tươi tắn, tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng nhưng ở nhiều địa phương lại không đưa lên bàn thờ vì hoa có mùi hôi.

    2. Hoa phong lan: Mặc dù hoa phong lan là loài hoa đẹp và bền được nhiều người mua cắm lên bàn thờ vào dịp Tết nhưng lại không nên dùng lên bàn thờ ông Công ông Táo, bàn thờ Phật vì nó có nhiều màu rực rỡ, chữ "phong" gần với phong tình, phóng túng.

    3. Hoa phù dung: Hoa phù dung là loại hoa có tên đẹp nhưng lại mau tàn vì có sự tích không hay nên cũng không được dùng trong việc thờ cúng tổ tiên và đặt lên bàn thờ.

    4. Hoa ly: Hoa ly có màu sắc rực rỡ với hương thơm nồng nàn, không nên dâng lễ Phật nhưng có thể dâng lên gia tiên và nơi thờ thánh. Nhiều người kiêng dùng hoa ly (vì sợ ly tán, chia ly) ở bàn thờ gia tiên.

    Thay vào đó, gia chủ nên đặt những loại hoa này vì rất tốt

    1. Hoa thược dược: Hoa thược dược tượng trưng cho sự trường tồn vĩnh cửu của hạnh phúc, tình yêu. Ngoài ra nó còn mang đến nhiều điều may mắn, thuận lợi và thành công cho mọi người trong gia đình.

    2. Hoa đào: Hoa đào sẽ được xem là tinh hoa của ngũ hành, có thể xua đuổi tà khí và mang đến may mắn, tốt cho gia đình mà ngoài ra hoa đào còn có ý nghĩa thể hiện lòng thành kính với các vị thần linh và tổ tiên.

    3. Hoa mai: Hoa mai mang ý nghĩa phú quý, may mắn, gia đình cúng hoa này sẽ nhận được nhiều an lành và suôn sẻ, hạnh phúc cả năm. Nếu như lựa chọn cành hoa nhiều cánh, bông hoa nhiều cánh thì càng mang đến nhiều may mắn, tài lộc và sung mãn cho gia đình. Ngoài ra, còn có nơi cho rằng loài hoa này là loài hoa thể hiện lòng hiếu thảo, vui tươi và xua đuổi tà ma xâm nhập vào gia đình.

    4. Hoa lay ơn: Hoa lay ơn là loại hoa có ý nghĩa hạnh phúc, ấm áp và tình cảm gắn bó keo sơn. Với hình dáng như cây kiếm nên nó còn ý nghĩa xua đuổi tà khí, điều xấu xâm nhập và mang đến nhiều may mắn cho gia chủ.

    5. Hoa đồng tiền: Đây là loài hoa được nhiều người Việt Nam ưa chuộng bởi nó mang đến tài lộc, bình an và thịnh vượng cũng như may mắn cho gia chủ. Ngoài ra hoa đồng tiền có ý nghĩa sức khoẻ và tuổi thọ lâu dài và bình an cho các thành viên cho gia đình.

    6. Hoa hồng: Hoa hồng không chỉ tượng trưng cho tình yêu mà còn nó ý nghĩa mang đến sự may mắn, tài lộc và hạnh phúc lâu dài cho gia chủ. Ngoài ra, hoa hồng có gai còn giúp xua đuổi tà khí xâm nhập.

    7. Hoa cúc vàng: Đứng đầu trong những loại hoa trong danh sách thờ cúng chính là hoa cúc. Đây là loại hoa được xem là biểu tượng của sự sống trường tồn, mang đến nhiều ý nghĩa may mắn và tài lộc. Ngoài ra, hoa cúc là loài hoa thể hiện lòng hiếu thảo, tôn kính của con cháu đến các vị thần linh và tổ tiên đã khuất, luôn giúp đỡ và phù trợ cho gia đình.

    Theo Khỏe và Đẹp

  • tet ve nha banner

    “TẾT VỀ NHÀ – NHÂM DẦN 2022” là sự kiện lần đầu tiên được tổ chức tại London cùng chủ đề ý nghĩa “mang không khí Tết cổ truyền của Việt Nam đến kiều bào ở Anh”. Đây là sự kiện được đồng tổ chức bởi Si Florist, Vietsoul LTDDu Học Đồng Thịnh - Studying Abroad.

    Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt nội dung cũng như hình thức theo phong cách “Tết truyền thống”, mô phỏng nét văn hoá đặc sắc của hương vị Tết Việt trải dài từ ba miền Bắc - Trung - Nam, Ban tổ chức mong muốn thông qua sự kiện này, gửi hy vọng gìn giữ Tết cổ truyền Việt Nam đến những kiều bào xa quê hương lâu năm. Bên cạnh đó, BTC muốn tạo một sân chơi lành mạnh, gần gũi và quen thuộc cho cộng đồng người Việt - những người con máu đỏ da vàng được trở về một miền ký ức vui vẻ ở nơi xứ sở sương mù.

    tet ve nha vietsoul

    Thông tin chi tiết về chương trình:
    - Quy mô: 1000 khách
    - Thời gian: Chủ Nhật (30/01/2022 - 28 Âm Lịch) | 12:00 - 20:00
    - Địa điểm: One Friendly Place, Blackheath, London SE13 7QS

    Thông tin liên hệ:
    • Mrs. Sam – Si Florist (07565 427583)
    • Mrs. Như Ý – Vietsoul LTD (07497 392999)
    • Mrs. Ngọc – Dong Thinh Education (07715 621123)

    Giá vé:
    • £12/người lớn
    • £7/trẻ em (từ 2 đến 12 tuổi)
    • Miễn phí cho trẻ dưới 2 tuổi.

    Bạn có thể đăng ký mua vé tại đây hoặc mua vé trực tiếp qua:
    Ms Ngọc Đồng Thịnh
    Như Ý VT
    Si Florist

    Chương trình gồm có:
    - Văn nghệ
    - Thời trang (biểu diễn áo dài)
    - Múa lân
    - Ẩm thực
    - Trò chơi dân gian (có khu playhouse cho trẻ em)

    tet ve nha si florista

    * Các hội Vietsoc ở UK, các anh/chị/em/bạn hãy tự tin đăng ký tham gia biểu diễn thời trang với trang phục là áo dài, hoặc các bạn có tài năng ca hát, nhảy múa, kịch (biểu diễn văn nghệ) thì hãy tự tin, mạnh dạn bình luận phía dưới bài này giúp mình nhé. Khung giờ cho các tiết mục thời trang & văn nghệ từ 12pm đến 3pm (các bạn chỉ cần đến tham gia trình diễn hết mình, mọi thứ còn lại đã có BTC lo).

    Một số backdrop đẹp cho khách tham quan chụp ảnh (hình ảnh dự tính, không phải hình chính thức):

    1

    1

    tet ve nha 3

    tet ve nha 3

    Nguồn: Vietsoul

  • Chúng ta tưởng rằng chỉ có văn hóa Á Đông mới có khái niệm người xông đất, nhưng thực tế, người phương Tây cũng có quan niệm này với những chuẩn mực nhất định được đặt ra.

    nguoi xong dat
    Người đầu tiên bước qua cửa sau giao thừa được người phương Tây gọi là "chú chim may mắn" (Ảnh: Southern Living).

    Người đầu tiên bước qua cửa sau giao thừa được người phương Tây gọi là "chú chim may mắn". Người này sẽ có ảnh hưởng tới sự thịnh vượng, may mắn của gia chủ trong cả một năm sau. Người "xông nhà" lý tưởng nhất là một người đàn ông có mái tóc sẫm màu.

    Người có chủ ý đến "xông nhà" người khác cần mang theo những món quà nhỏ có ý nghĩa tượng trưng, chẳng hạn như một viên than, một đồng xu bạc, một ít bánh mì, một nhành lộc xanh, đồ uống hoặc một ít muối. Những thứ này biểu trưng cho sự may mắn, ấm no, đủ đầy, nồng nàn và mặn mà trong năm mới.

    "Chú chim may mắn" được coi là đại diện của thần may mắn ghé thăm một gia đình, sau khi "chú chim" gõ cửa, gia chủ phải chạy ra mở cửa nhanh. Kể cả đó là người trong nhà trở về nhà sau khi đi chơi giao thừa về cũng phải chạy ra mở cửa thật nhanh, để may mắn bước vào nhà mà không gặp trở ngại gì, tránh để "thần may mắn" phải tự lấy chìa khóa mở cửa.

    Khi đã vào trong nhà rồi, "chú chim may mắn" sẽ giả vờ làm rơi một trong những món đồ may mắn kể trên. Nếu trong nhà có nhiều lối cửa ra vào, thì "chú chim may mắn" nên ra khỏi nhà bằng lối cửa khác, tránh đi ra bằng lối cửa đã đi vào trước đó.

    Gia chủ phải chờ "chú chim may mắn" bước vào nhà sau thời khắc giao thừa, sau đó, những người trong nhà mới có thể ra ngoài. Người ta quan niệm rằng những sự di chuyển đầu tiên xung quanh ngưỡng cửa ngôi nhà nên bước vào trong trước, rồi mới đi ra ngoài sau.

    Những quan niệm này vốn nằm trong đời sống văn hóa dân gian lâu đời của người dân Vương quốc Anh và có tầm ảnh hưởng đối với nhiều quốc gia phương Tây khác. Ngoài ra, những quan niệm tương tự về người "xông nhà" cũng được tìm thấy trong đời sống văn hóa dân gian của người dân Hy Lạp và Georgia.

    Bên cạnh quan niệm về người "xông nhà", người phương Tây cũng có những quan niệm khá dễ hiểu, thậm chí khá gần gũi với người phương Đông trong cách đón chào năm mới:

    Vào ngày 1/1 đầu năm, người phương Tây cũng tin rằng những gì diễn ra trong ngày hôm đó sẽ có ảnh hưởng tới cả năm sau. Vì vậy, trong ngày này, họ có những điều nên làm và không nên làm để cả năm sau đó, họ sẽ nhận được nhiều may mắn, tránh được những đen đủi.

    Trao nụ hôn lúc giao thừa: Trong đêm giao thừa chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người phương Tây thường hôn những người thân thiết nhất. Đó không chỉ là hành động chia sẻ niềm vui, những cảm xúc rộn ràng trước thời khắc quan trọng mà còn thể hiện mong muốn sợi dây tình cảm kết nối với những người thân yêu sẽ tiếp tục bền chặt trong 12 tháng tới.

    Tích trữ: Vào dịp năm mới, không gia đình nào muốn để tủ lạnh ít đồ ăn hoặc chạn bát ít bát đĩa. Gian bếp lúc này phải càng nhiều đồ ăn, thức uống, chén đĩa càng tốt, bởi như vậy trong năm mới, cả nhà mới sung túc, no đủ. Mọi chiếc ví trong nhà đều phải có tiền, càng nhiều tiền nhét trong ví càng tốt bởi đó được coi là điềm báo cho một năm dư dả, rủng rỉnh.

    Trả hết hóa đơn: Năm mới không được phép để nợ nần năm cũ vắt sang. Mọi hóa đơn, nợ nần cần phải được thanh toán trước ngày 1/1. Nếu không đủ khả năng chi trả trước dịp năm mới, ít nhất người ta cũng phải bàn bạc với chủ nợ để thống nhất lại thời điểm trả nợ. Thường vào dịp năm mới, người ta mua một chiếc vé số với niềm tin rằng mình vừa mua một cơ may.

    Không đem của ra khỏi nhà: Nếu như gia chủ thấy cần tặng quà cho người tới "xông nhà" như một cách đáp lễ, họ sẽ để quà sẵn trong xe ô tô từ tối hôm trước, để sáng ngày 1/1 không phải đem của ra khỏi nhà.

    Ở các nước phương Tây, có nhiều người sống cô đơn một mình, đối với những người này, để có được một người "xông nhà" như ý cũng khá khó khăn.

    Vì vậy, họ có một cách khác để tự mang may mắn đến cho mình trong năm mới. Họ có thể bỏ những món đồ biểu trưng cho sự may mắn vào trong một chiếc giỏ, buộc dây và để ngoài ngưỡng cửa trước lúc giao thừa. Sau giao thừa, họ sẽ dùng dây kéo chiếc giỏ vào nhà.

    Đồ ăn: Ở mỗi quốc gia, người ta lại có những quan niệm khác nhau về món ăn đem lại may mắn trong ngày 1/1. Tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, người ta ăn 12 quả nho khi tiếng chuông đồng hồ điểm đúng thời khắc giao thừa.

    Tại Hy Lạp, người ta lại thường rắc hạt lựu trước cửa nhà, bởi hạt tượng trưng cho may mắn trong quan niệm của người Hy Lạp, và hiếm có quả nào nhiều hạt như quả lựu.

    Ở tại miền nam nước Mỹ, người ta lại thường nấu món đậu mắt đen bởi hạt đậu có hình giống đồng xu, khiến người ta coi đậu mắt đen như biểu trưng cho sự giàu có, dư dả. Ngoài ra, người dân nơi đây còn nấu các món rau xanh trong ngày đầu năm với quan niệm rằng rau xanh trông giống "tờ xanh" USD. Họ cũng chuộng món thịt chân giò với quan niệm rằng lợn là con vật nhanh nhẹn nhất khi chạy về phía trước.

    Công việc: Trong ngày đầu tiên của năm mới, bạn nên làm một chút công việc và phải hoàn thành xong trong ngày đầu năm. Việc làm này chỉ mang tính tượng trưng với mong muốn công việc sẽ suôn sẻ, thuận lợi trong suốt cả năm. Tuy vậy, không nên làm quá nhiều việc trong ngày này bởi đó là điềm không may, rằng cả năm tới bạn sẽ phải è cổ làm việc.

    Quần áo mới: Mặc đồ mới vào ngày 1/1 là thói quen thường thấy của người dân ở tại nhiều quốc gia. Quan niệm về màu sắc thì ở mỗi nơi mỗi khác, nhưng về cơ bản, người dân trên khắp thế giới chuộng những màu sắc rực rỡ, tươi sáng để biểu trưng cho may mắn. Người Ý thường mặc đồ nội y màu đỏ để cầu mong may mắn vào dịp năm mới.

    Người dân ở nhiều quốc gia Mỹ Latinh chuộng đồ nội y màu vàng để cầu mong may mắn tiền tài và niềm vui. Người Philippines mặc đồ có họa tiết chấm bi với hy vọng mọi thứ sẽ tròn trịa. Người Mexico thích trang phục màu trắng với hàm ý cầu mong sự bình an, màu trắng cũng biểu trưng cho một khởi đầu mới tinh khôi.

    Tích cực... gây ồn: Lúc nửa đêm đón giao thừa, gia chủ càng ồn ào càng tốt bởi đây không chỉ là lúc kỷ niệm một khoảnh khắc chuyển giao đặc biệt, mà theo quan niệm dân gian, tiếng ồn ào, cười nói còn khiến những linh hồn quỷ dữ sợ hãi chạy đi.

    Giờ đây, chúng ta nhìn nhận pháo hoa như là một trình diễn đẹp mắt để chào đón năm mới, nhưng ở nhiều quốc gia, pháo hoa trong văn hóa dân gian vốn là phương cách dùng ánh sáng và tiếng nổ để xua đi những gì u ám, đen đủi của năm cũ và chào đón những vận khí tốt lành của năm mới.

    Để không gian trong nhà thêm vui vẻ, rộn ràng trong thời khắc giao thừa, người phương Tây còn thường tổ chức tiệc đón giao thừa để những người thân yêu được ngồi lại bên nhau, cùng ăn uống, chuyện trò vui vẻ, rộn ràng chào đón năm mới.

    Theo Dân Trí

  • Một thanh niên cố hết sức giành lấy manh chiếu trong số hàng trăm người đang chen lấn xô đẩy giữa sân đình.

    Ngày 12/2 (mùng 8/1 âm lịch), chính quyền xã Đồng Tĩnh (Tam Dương, Vĩnh Phúc) tổ chức hội Đúc Bụt tại đình làng Phù Liễn. Các bô lão trong trang phục chỉnh tề thành kính làm lễ.

    Đúc bụt là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian, ôn lại quá trình chiêu mộ nghĩa sĩ, tập hợp lực lượng, rèn đúc vũ khí của Ngọc Kinh công chúa - một nữ tướng tài ba của Hai Bà Trưng. Nữ tướng ẩn mình là nhà sư tu luyện tại chùa Phù Liễn, dạy dân biết sĩ, nông, công, cổ (dạy học, làm nông, nghề phụ trợ và buôn bán). 

    Ba thanh niên được chọn làm "bụt" xuất thân trong gia đình có đủ con trai, con gái, sống hòa thuận, được hàng xóm mến phục. Năm nay, Nguyễn Đức Hoàn (18 tuổi) được chọn làm "bụt" (giữa). Hai "bụt" bên cạnh là Ngô Trung Hải (18 tuổi) và Trần Trọng Hương (16 tuổi).

    Sau khi làm lễ, những người đóng vai bụt sẽ được đưa ra tắm tại giếng cổ của làng... 

    ...và đắp bùn tại cánh đồng trước cửa quần thể đình, đền, chùa gần đó.

    Một đội sẽ bảo vệ ba bụt trong suốt quãng đường từ cánh đồng trở về nơi làm lễ.

    Khi đoàn rước về tới đình, ba bụt chạy nhanh vào sân đình. Nhiều tích trò diễn ra trong tiếng chiêng trống, hò reo của người dân.

    "Điểm mới của lễ hội Đúc Bụt 2019 là chúng tôi rút hết phần giữa chỉ chiếu. Sau khi đúc bụt, Ban tổ chức sẽ tung chiếu. Người dân chỉ cần dùng một lực nhẹ là có thể lấy được những sợi cói chiếu. Chúng tôi gọi đây là tản chiếu phát lộc, chứ không gọi là cướp chiếu như xưa", ông Nguyễn Ấn, thành viên Ban tổ chức nói.

    Chiếc chiếu được ném về giữa sân, người dân phá bỏ hàng rào bằng dây lao vào giành giật. Trước đó cuối năm 2018, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) đề nghị cắt nhỏ manh chiếu để tán lộc cho người dự hội, thay vì để đông đảo người lao vào tranh cướp, tạo nên cái nhìn thiếu thiện cảm đối với lễ hội truyền thống.

    Người giành được chiếu tìm đủ cách bảo vệ thành quả vừa lấy được.

    Nhiều người tin rằng ai cướp được chiếu, nhất là chiếc có bó mạ xanh trên đầu (chiếu giữa) thì chắc chắn năm đó vợ chồng sẽ sinh con trai. 

    "Hàng năm chúng tôi đều đến hội, không giành chiếu mà chỉ nhặt manh chiếu vương vãi. Chiếu mang về để cho con cháu hoặc hàng xóm thôi, và đi hội cho có không khí đầu năm", người phụ nữ mặc áo nâu chia sẻ.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Người Việt đến trung tâm thương mại Đồng Xuân ở Berlin mua sắm chuẩn bị đón Tết Kỷ Hợi giữa thời tiết 0 độ C.

    Những ngày giáp Tết Kỷ Hợi rơi vào cuối tuần, tuyết rơi trắng đường nhưng mức nhiệt 0 độ C được xem là thuận lợi cho cộng đồng người Việt ở Berlin đi mua sắm Tết. Tại Trung tâm thương mại Đồng Xuân, không khí đã nhộn nhịp từ vài ngày trước khi các loại hàng hoá phục vụ Tết được bày bán.

    Bánh chưng được gói và luộc theo quy chuẩn,  được cơ quan chức năng Đức xác nhận về an toàn thực phẩm. Mỗi chiếc bánh chưng có giá 7 euro (gần 200 nghìn đồng), còn bánh tét có giá đắt hơn 2 euro.

    Chả, giò được người Việt tại đây tự làm bán.

    Hành muối được nhập từ Việt Nam có giá 6,5 euro cho 5 lạng (khoảng 350 nghìn đồng một kg).

    Những mặt hàng như gấc, phật thủ, lá dong, lạt đều đầy đủ để cung cấp cho người tiêu dùng dịp Tết. 

    Mứt Tết cũng là mặt hàng được nhiều người quan tâm.

    Riêng đào và quất do cồng kềnh, khó vận chuyển nên được nhập từ Hà Lan.

    Ông Lê Xuân Đính, người đã đón 30 cái Tết xa xứ, chia sẻ rằng ông rất nhớ Việt Nam, nhớ gia đình và quê hương.

    Một số gia đình người Việt tự nấu bánh chưng thay vì mua ở siêu thị.

    Trong khi đó, có những người Việt làm việc ở gara sửa chữa ôtô vẫn miệt mài phục vụ các khách hàng.

    Người Việt ở Berlin sẽ đón Tết Kỷ Hợi giữa trời tuyết trắng.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Không chỉ Việt Nam hay một số nước châu Á mà sắc màu Tết Nguyên đán còn lan rộng ra khắp thế giới.

    Những chiếc đèn lồng rực rỡ sắc màu với nhiều hình dáng được bày trí tại một ngôi đền của người Hoa ở Bangkok, Thái Lan, để chào đón năm mới.

    Được biết, lễ hội đèn lồng sẽ chính thức diễn ra vào ngày 5/2, đúng ngày đầu tiên của năm Kỷ Hợi 2019.

    Lễ hội đèn lồng ở Thượng Hải, Trung Quốc được tổ chức vào ngày 1/2, thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tới thưởng thức.

    Một người đàn ông bán hoa đào ở quận Cửu Long, Hong Kong.

    Các em nhỏ thích thú khi chạm vào những chú lợn trong sự kiện chào mừng Tết Kỷ Hợi ở phố người Hoa tại Manila, thủ đô Philipppines hôm 1/2.

    Đoàn múa lân biểu diễn trên đường phố Phnom Penh, thủ đô Campuchia hôm 1/2.

    Vào tối 1/2, lễ hội Tết Nguyên đán cũng được tổ chức tại thành phố Sydney, Úc. Trong ảnh là những em nhỏ hóa trang thành những chú lợn hồng, nhảy múa trong lễ hội.

    Không chỉ trẻ em gốc Hoa đang sinh sống tại Úc mà ngay cả những bạn nhỏ người Úc cũng rất hào hứng khi tham gia lễ hội này.

    Một cô gái đang chụp ảnh những chiếc đèn lồng hình con lợn hồng ngộ nghĩnh, đáng yêu.

    Vào ngày 2/2, một cuộc diễu hành như một phần của lễ hội mùa xuân 2019 đã diễn ra tại thành phố Antwerp của Bỉ. Lễ hội được tổ chức bởi cộng đồng người Trung Quốc sinh sống tại Bỉ và cư dân thành phố Antwerp để chào đón Tết cổ truyền.

    Cũng giống như ở quê nhà, người dân Trung Quốc cố gắng quảng bá nền văn hóa dân tộc với những màn múa rồng, múa lân cùng những điệu múa truyền thống.

    Hai mẹ con dắt nhau sắm đồ trang trí Tết ở phố người Hoa tại Los Angeles, bang California, Mỹ vào hôm 1/2. Năm nay, thành phố sẽ tổ chức kỷ niệm lần thứ 120 lễ diễu hành Múa Lân vào ngày 9/2.

    Để chào đón Tết Kỷ Hợi 2019, Singapore cũng tổ chức buổi triển lãm hoa Dahlia Dreams với gần 1.500 loài hoa diễn ra từ ngày 18/1 đến ngày 24/2 với chủ đề “Ngàn hoa khoe sắc”. Trong ảnh là một phụ nữ chụp ảnh selfie giữa khu triển lãm hoa.

    Viethome (theo Saostar)

  • Việt Nam là một trong những quốc gia ở châu Á đón Tết cổ truyền là Tết Nguyên đán - một ngày lễ quan trọng và là dịp để người dân cả nước đoàn tụ. 

    Việt Nam: Tết Nguyên đán là một dịp lễ quan trọng đối với người dân Việt Nam. Trong những ngày Tết sẽ có rất nhiều chương trình, hoạt động hướng đến văn hóa dân tộc và lễ hội truyền thống được lưu giữ từ ngàn đời qua.

    Một hoạt động không thể thiếu đối với người dân cả nước đó là việc chuẩn bị dọn dẹp trang hoàng nhà cửa và mua sắm. Mọi người tin rằng khởi đầu năm mới nhiều may mắn sẽ đem đến nhiều sức khỏe, tài lộc và hạnh phúc.

    Du học sinh Việt gói bánh chưng đón Tết ở Anh.

    Tết Nguyên đán thường kéo dài từ ngày 20 tháng 12 tới mùng 10 tháng 1 tính theo âm lịch. Đầu xuân trên khắp mọi miền tổ quốc, người dân Việt Nam có phong tục dâng hương cúng lễ tổ tiên ông bà, thăm hỏi bà con hàng xóm và những người thân để chúc mừng một năm mới gặp nhiều may mắn, an khang thịnh vượng.

    Hàn Quốc: Tại đất nước Hàn Quốc xinh đẹp Tết cổ truyền được gọi với cái tên Seollal – là dịp lễ truyền thống quan trọng nhất. Vào những ngày đầu năm mới, người dân Hàn Quốc sẽ mặc những bộ trang phục truyền thống Hanbok đa dạng màu sắc, làm những nghi lễ cúng bái tổ tiên vào mùng 1 và ăn món tteokguk.

    Bên cạnh đó, Hàn Quốc sẽ có rất nhiều các nghi lễ cổ truyền được tổ chức. Ở một số nơi, họ còn chào đón năm mới bằng cách đi thăm bãi biển phía Đông - nơi có thể nhìn ngắm những tia nắng đầu tiên của mặt trời.

    Trung Quốc: Ngày Tết ở Trung Quốc cũng giống như Việt Nam, bắt đầu từ mùng 8 tháng 12 âm lịch, mọi người dân Trung Quốc trên khắp thế giới kéo về quê ăn tết đoàn tụ với gia đình. Trước ngày Tết, họ cũng làm vệ sinh nhà cửa để xóa đi xui xẻo và mua những cành đào vì đào tượng trưng cho tài lộc.

    Họ cũng chia ra mùng 1 là cầu rước thần linh, mùng 2 là tôn thờ các loại chó và cho chúng ăn thật no, mùng 3, 4 là con rể sang nhà chào hỏi ba mẹ vợ, mùng 5 là tất cả mọi người phải ở nhà đón thần tài…

    Mông Cổ: Ở Mông Cổ, ngày Tết cổ truyền được gọi là ngày Tsagaan Sar hoặc tết Tháng Trắng. Với người dân Mông Cổ-Tsagaan Sar là lễ hội báo hiệu kết thúc một mùa đông kéo dài, lạnh lẽo và chào đón mùa xuân ấm áp tươi vui, đây còn là dịp để gia đình và mọi người cùng nhau quân quần bên mâm cơm gia đình ấm cúng, hạnh phúc.

    Trong ngày lễ, người dân thường tụ họp lại trong nhà của người già nhất vùng để trao đổi các món quà cho nhau, đặc biệt là trẻ em. Sau đó, họ sẽ cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống như: cơm và sữa đông, cơm và nho khô, thịt cừu nướng,… Những người phụ nữ trong gia đình thường trữ một số lượng lớn bánh buuz để sử dụng nhiều ngày.

    Singapore: Được tổ chức cùng thời điểm với Tết Nguyên đán cổ truyền ở Việt Nam, lễ hội mùa xuân tại Singapore diễn ra gồm 3 sự kiện chính đó là: Lễ hội đón năm mới tại khu phố người Hoa, lễ diễu hành Chingay và lễ hội River Hongbao.

    Trong dịp lễ Tết này tại Singapore, du khách có thể tham gia nhiều trò chơi và thoải mái mua sắm tại các phiên chợ của người Hoa. Cùng với sự giao thoa văn hóa các nền dân tộc quanh khu vực nên đến Singapore dịp đầu năm, du khách còn được nhận những phong bao lì xì...

    Viethome (theo VTC)

  • Vào những ngày giáp Tết Kỷ Hợi, không có gì quá đáng khi cho rằng, trong tất cả các điểm “tụ tập đông người” và kẹt xe ở Sài Gòn thì phi trường Tân Sơn Nhất luôn đứng ở hàng thứ nhất.

    Mọi ngả đường dù là đường cũ hay cầu vượt mới khánh thành trong năm 2018, các phương tiện di chuyển đều phải nhích từng mét. Hẳn nhiên vẫn chưa thể biết mọi hướng ra vô phi trường có rơi vào tình trạng giao thông chết đứng tồi tệ như năm 2017 hay không.

    Để sum họp cùng với gia đình, nhiều bà con Việt kiều chọn chuyến bay đáp xuống Tân Sơn Nhất vào lúc sau 11 giờ đêm. Nhưng không vì vậy mà khu vực ga hàng không này giảm bớt tình trạng chật kín người đến đón người thân vào ban ngày.

    Có mặt tại Tân Sơn Nhất vào những ngày trước khi “đưa ông Táo về trời” (23 Tháng Chạp), đã thấy hàng ngàn người dân ở Sài Gòn và các tỉnh lân cận, nhất là bà con ở miền Tây đã tập trung về chờ đón người thân. Người ta có thể nhìn thấy đủ loại xe nhà, xe thuê đi đón thân nhân đậu chật các bãi xe.

    Ngoài số Việt kiều từ các nước như Mỹ, Úc, Châu Âu,… một nguyên nhân mới khiến Tân Sơn Nhất tràn ngập người vào dịp Tết là do số người Việt đi làm công ở các nước Đông Á, Đông Nam Á, Trung Đông… ngày một tăng với cấp số nhân.

    Giây phút đón được người thân. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

    Từ những năm đầu thập niên 1990 của thế kỷ trước, khi có bà con Việt kiều bắt đầu về quê ăn Tết, việc đưa đón người thân vượt biên hay đi các chương trình định cư khác từ nước ngoài về ăn Tết đã là một thói quen, tạo thành nề nếp văn hóa mới của người Việt còn sống trong nước.

    Câu chuyện từng lưu truyền trước đây là “Một Việt kiều về thăm quê, có cả một làng đi đón!”

    Những cảm xúc đoàn tụ sau bao nhiêu nghịch cảnh lịch sử ở phi trường Tân Sơn Nhất là dấu ấn khó phai nhòa. Trò chuyện với một ông lão đến từ Đồng Tháp, đang mệt mỏi ngồi tạm trên xe đẩy hành lý, ông nói. “Con gái tui đi làm hai năm nay mới về ăn Tết, không đi đón thì sợ nó tủi thân, biết người đông như kiến cỏ như vầy tui ở nhà cho khỏe.”

    Một gia đình khác là anh Chín L., cư dân chánh gốc của Sài Gòn, đi đón người em gái, từ Mỹ về. Anh cũng giới thiệu cụ ông lớn tuổi ngồi gần: “Đây là ba tui, ổng cưng cô Út lắm, nên đòi ra phi trường đón Út cho bằng được.”

    Hỏi thăm, mới biết ba của anh Chín năm nay đã được… 92 cái xuân xanh. Cụ ông cười rất thoải mái: “Cũng sống nhờ ơn trên!”

    Hồi lâu, cô Út, người về từ nước Mỹ ra tới. Mọi người chào nhau vui vẻ, rồi anh Chín, cụ ông, cùng với mấy người cháu lục tục kéo nhau ra xe.

    Vào buổi chiều phi trường càng lúc càng đông người đi đón thân nhân. Hầu hết các chuyến bay về Tân Sơn Nhất là từ Hoa Kỳ hay Châu Âu “transit” qua các cảng hàng không Châu Á, trừ chuyến bay thẳng từ Melbourne, Úc. Do vậy, khó mà đoán được thân nhân đi đón Việt kiều từ nước nào về.

    Một ông khá lớn tuổi ở Bà Rịa cho biết, đi đón đứa cháu từ Úc về. Ông giới thiệu: “Đây là con, đây là cháu, con rể, cháu rể,… tài xế.”

    Trong khi trò chuyện, thấy bảng điện tử nhấy nháy báo cho biết chuyến bay từ Melbourne đã đáp. Chúng tôi tỏ ý nhắc, vì sợ họ bỏ lỡ dịp ùa ra đón thân nhân. Ông già cười ngất: “Ối, lo gì! Bà con tụi tôi, rải quân từ đây ra tới ngoài cổng. Nó ra một cái là có cả ‘sư đoàn’ tiếp lo cái gì.”

    Chúng tôi hỏi, đoàn đi đón hết thảy là bao nhiêu người? Ông đầu bạc, cười cho biết: “Sơ sơ, có chừng ba mươi mấy người.”

    Thấy chúng tôi tỏ ra ngạc nhiên. Ông kề tai nói nhỏ: “Năm nay không dám thông báo bà con bên nội, bên ngoại. Gia đình tự dàn xếp, chứ bà con biết mà kéo đi hết thì chừng hai chiếc xe đò loại 50 chỗ cũng không chứa hết.”

    Hèn chi, phi trường cuối năm là “đông không thở nổi!”

    Một cô, đi đón mẹ từ bên Mỹ về và đi có một mình vì “các anh, chị đều mắc bận đi làm.” Cô gái cười, cho biết năm nay 29 tuổi, vẫn còn độc thân và không có ý định di cư sang Mỹ. “Em đã có sự nghiệp ổn định ở Sài Gòn, thích thì đi du lịch thăm mẹ, hoặc mẹ về với em.” Chúng tôi thắc mắc là “sự nghiệp”của cô ở trong ngành gì? Cô cho hay là kinh doanh bất động sản. 

    Sát phía hàng rào, nơi gần cái cổng mà những người về từ “viễn xứ” sẽ phải bước qua. Thấy một người đàn ông đứng có một mình, lẻ loi. Anh cho biết “đi đón bà già về từ Anh quốc.” Và, “Tui thấy bình thường, vì năm nào má tôi cũng về. Bả nói ở bển buồn, không thấy cái gì là Tết!”

    Một anh khác, có gương mặt chất phác, thật thà, cho biết anh quê Trà Vinh, đi rước em gái từ Mỹ về. Hỏi về số người đi rước, anh chỉ về phía một băng ghế: “Ba, má cùng bà xã, anh chị em, con, cháu… Thuê nguyên một chiếc xe!”

    Anh này kể: “Xe chạy từ dưới đó lên phi trường mất 5 tiếng. Giá thuê xe có luôn tài xế, vừa đi vừa về là 3 triệu đồng. Gặp thân nhân là ‘bỏ’ luôn lên xe, chạy thẳng về dưới, đỡ tốn tiền khách sạn, cũng như các chi phí ‘hầm bà lằng’ khác.”

    Nhưng có lẽ chuyện mệt nhọc đi đón thân nhân đều sẽ biến mất, và niềm vui đoàn tụ sẽ ập đến khi nhìn thấy hình bóng người thân xuất hiện cổng ra đông nghẹt người.

    Nếu để ý người ta sẽ thấy có sự khác biệt cảm xúc. Ngày trước, việc đón người thân từng vượt biên thành công, đã định cư ở Mỹ, Úc hay ở các nước tự do khác về, nhiều gia đình, thân nhân ôm nhau khóc òa trong hạnh phúc đoàn tụ. Họ có nhiều biểu hiện cảm động khó có thể mô tả hết; so với cảnh bộc lộ niềm vui có phần thương cảm lo lắng khi đón người thân đi ra nước ngoài làm công, một dạng bán rẻ sức lao động mà chế độ đánh bóng bằng nhiều cụm từ như “thực tập sinh” hay xuất cảng lao động…

    Các con số thống kê cho biết, phi trường Tân Sơn Nhất từ ngày 15 Tháng Chạp Mậu Tuất đến 15 Tháng Giêng Kỷ Hợi sẽ có khoảng 134,000 người đến và đi. Như vậy, nếu tính tối thiểu mỗi người khách đi và đến có một người đưa tiễn thì sẽ hình dung phần nào việc phi trường lớn nhất Viện Nam này đang ngộp thở.

    Từ lúc hàng trăm triệu tiền đô la viện trợ ODA của Nhật Bản giúp xây mới nhà ga quốc tế Tân Sơn Nhất với hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện, đến nay, không ai có thể ngờ vào Tết Kỷ Hợi này, người ta lại thấy bà con đi đón thân nhân không quên cầm theo cái quạt giấy, tấm trải sàn, thực phẩm nhà quê…

    Chúng tôi hỏi một người phụ nữ về cái quạt giấy bà đang cầm phe phẩy cho bớt nóng bức. Bà mỉm cười cho biết. “Đám con cháu chúng bảo phi trường có máy lạnh bà đem theo quạt làm gì, đấy anh thấy không, đông người nóng thế này không có quạt có mà chết ngộp à.”

    Vượt qua tất cả những khó khăn của đời sống hay các giờ chờ đợi người thân với bao vất vả mệt mỏi, tập tục văn hóa đón, đưa người thân, bà con sinh sống làm ăn từ nước ngoài về nhà ăn Tết vẫn luôn là sự kiện đáng chú ý nhất hàng năm của người Sài Gòn và miền Nam.

    Năm hết Tết đến. Dường như những chiếc phi cơ cũng đang hối hả chạy đua với thời gian, dồn dập đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất. Chở theo những niềm vui, ước vọng cho những người đang ngóng trông nơi quê nhà. 

    Viethome (theo Người Việt)

  • Mến tặng bà con người Việt ở Ukraina, Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Australia và các châu lục.

    Tết đến là sự kiện định kì hằng năm dành cho người phương đông nói chung và các nước có sử dụng lịch mặt trăng (âm lịch) nói riêng đều coi Tết Nguyên Đán là sự kiện tụ hợp nguồn vui của cả âm lẫn dương, tức Tết dành cho người sống thì đoàn tụ gặp mặt cùng các niềm vui chia sẻ thành quả lao động năm cũ và ao ước năm mới được phát huy tài vận mới, tiến bộ nhiều hơn về các mặt cuộc sống… đồng thời Tết cũng dành cho người đã khuất: Tổ tiên, ông bà cùng những người thân dưới âm có dịp “lại nhà” chứng kiến con cháu “ăn nên làm ra, dạy bảo lẽ phải, tích đức, tích phúc cho đời sau phát triển” để làm nguồn cho “người âm” tiếp tục có cơ hội phù độ sức khỏe và tài lộc cho cả gia quyến và dòng họ trên trần gian đạt toại nguyện như mong muốn.

    Việc là thế, nhưng bấy lâu nay nghi lễ về Tết Nguyên Đán lại ít người Việt đang sinh sống ở nước ngoài nắm bắt được các nguyên tắc cúng và lễ (cúng là nghi, lễ là thức), không có nghi thức hợp thành thì không thể gọi là Tết, Tết không những đã tạo ra yếu tố linh thiêng của sự hòa hợp tâm linh trong khát vọng thể hiện hiếu đễ của con người đối với thần linh và tổ tiên, mà Tết còn chỉ dẫn cho các phép đếm, năm, mùa, tuổi của các hằng số hoa giáp chiêm đoán về con người, các việc giao tiếp chúc tụng may mắn, sở nguyện theo tâm được phát tác diệu dụng, tạm gọi tắt là “Văn hóa Tết Nguyên Đán”.

    Theo để nghị của nhiều bạn đọc xa quê đang sống ở nước ngoài, chúng tôi viết bài này để các bạn tham khảo và thực hiện các nghi thức cúng, lễ ngày Tết theo thể “Có Nghi, có Thức” thì mới đạt điểm số ứng linh, chúng tôi tạm lược ra 7 yếu tố căn cứ từ nghi thức cúng lễ ngày tết truyền thống để bạn đọc tham khảo:

    1. QUAN NIỆM VỀ THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN THẦN LINH XỨ VIỆT HIỆU ỨNG KẾT NỐI VỚI THẦN LINH XỨ NGƯỜI

    Hầu hết bà con người Việt đều tựu chung tinh thần hướng về Tết dân tộc, tức là hướng về tổ tiên và tín ngưỡng của mình để được bày tỏ niềm thành kính dâng nén hương thơm, kết tình hiếu thảo, vì thế người Việt Nam đều có ban thờ thần linh và tổ tiên với mưu cầu được ban phúc ban lộc. Bàn thờ được đặt nơi trang trọng nhất trong căn hộ của mình để tiến hành các nghi thức y tôn theo truyền thống tín ngưỡng Việt.

    Nhiều bạn hỏi nơi xứ người đều khác về khí, trạch đất và thần linh, khác cả không gian và thời gian không trùng khớp với múi giờ Việt Nam, vì thế mà khác cả giờ Can, Chi (Tý, Sửu, Dần, Mão… và Giáp, Ất, Bính, Đinh…) thì theo nghi thức nào để cúng lễ cho ứng nghiệm đây?

    Trả lời: Theo sách “Thọ Mai ra lễ”, “Kinh Dịch giải mã” và “Tử vi Tứ trụ”… thì có 2 quan niệm: Một là bạn đã dâng ban thờ theo truyền thống tín ngưỡng bản địa (tín ngưỡng Việt), thì đấy là bạn đã tuân thủ theo tín ngưỡng thần linh và tổ tiên Việt rồi, vì thế mọi tuân thủ, mọi nghi lễ bạn theo ngày âm lịch đều được Thần linh bản địa mở cửa cho Thần linh Việt hỗ trợ cho bạn để làm giỗ, tết, tuần, rằm… theo truyền thống VN. Nhưng do ngày, giờ khác nhau nên Khí trạch và năng lượng Tia đất cũng khác nhau theo hệ Can và Chi tính theo canh giờ 2 tiếng bằng 1 canh được gọi là các canh giờ Can, Chi được khởi canh Tí từ 23 giờ đến 01 giờ, Sửu từ 01 giờ đến 03 giờ, Dần từ 03 giờ đến 05 giờ…cứ thế mà suy cho hết vòng 12 canh giờ/ngày đêm/24 giờ vòng quay vật lý trái đất. Vì thế mà bạn phải mở sách “Bát trạch Minh cảnh” để xem giờ thuận lợi công việc ứng với giờ địa phương nơi mình đang sống để làm lễ mới đạt linh nghiệm của Khí và Tia đất vận hành. 

    Các áp dụng chỉ khác khi bạn theo giờ của những ngày Tết Nguyên Đán cần tuân thủ múi giờ Việt Nam kể từ ngày 30 giao thừa năm cũ sang năm mới cho đến lúc…hết Tết (hóa vàng vào ngày 3 hoặc 4 Tết âm lịch). Hai là “Địa trạch đâu thì Thần linh đấy”, tức các Thần linh bản địa nơi bạn cư trú có toàn quyền theo dõi và phù ứng vận may tài lộc cho bạn. Việc này ít nhà nghiên cứu Việt gợi ý cho bạn có thêm cơ sở xúc tiến các “ngoại giao tâm linh theo hệ Can, Chi” dành cho ban thờ của bạn: Ví dụ: Ở đâu trên trái đất này cũng có Thần Thổ Công bản địa, Thần ấy là người bản xứ (Tây, Tàu, Phi, Mĩ) đang cai quản nơi bạn sống, vậy bạn hãy kêu Thần Thổ Công nơi quê hương mình (nơi địa chỉ có ban thờ gia tiên của gia đình gốc quê hương bạn), xin các Ngài cho kết nối giao dịch tâm linh với Thần Thổ Công bản xứ (tên Thần Thổ Công bản xứ chính là địa chỉ nơi bạn đang cư trú): Trích văn khấn sau khi ban thờ nhà bạn tại nơi cư trú đã bày lễ và lên hương: 

    “Con kính lạy các vị Thần Linh Thổ công nơi Ban thờ của gia tiên chúng con tại Việt Nam là số nhà, phố…quận…tỉnh… hãy kêu xin cho tín chủ con tên là:….. được kết nối với các Thần Thổ công nơi chúng con cư trú tại chung cư (địa chỉ), ví dụ là địa chỉ: Làng Sen, thuộc đường… quận, thành phố Odessa, Ukraina được liên thông các thông tin dẫn dắt sở cầu, sở nguyện của chúng con được cầu các việc (kinh doanh, thi cử, kí kết hợp đồng, cưới hỏi, di chuyển, về nhà mới…giỗ, tết)…. Và sau lời kêu cầu này, kính xin các Ngài sẽ kết nối cho chúng con được thỏa nguyện dâng sớ, dâng lễ và kính bái các thần linh, tiền chủ, tín chủ được y theo tín ngưỡng Việt Nam”

    Bạn hãy tin lời khấn này đã cho bạn được kết nối thông linh hệ thống thần linh bằng tiếng Việt và bạn chỉ viết vài lá sớ kêu cầu và nêu các sở nguyện của chính mình theo chu kì các nghi lễ nào đó có lợi cho hoàn cảnh và phát nguyện của mình (giấy viết sớ nên mua giấy màu vàng bằng khổ A 4 rồi viết các sở nguyện cần cầu vào tờ giấy vàng này là được, nếu bạn có khả năng vẽ hình như ngựa, cá chép, nhà, hình nhân nữ, nam…trên giấy màu vàng thay cho mã để dâng cúng cũng ứng nghiệm).

    Bài viết này chỉ dành cho thời điểm các khóa lễ Tết Nguyên Đán tại ban thờ của bạn ở xứ người cũng nên lễ theo các giờ thiêng của Tết Việt Nam, vì cùng lúc đó các thần linh (hệ thống Thần Thánh trong Trời, Đất, Người (Thiên-Địa-Nhân) đã đồng hóa các liên kết Phúc, Thọ, Lộc, Tài ban phát cùng lúc cho mọi chúng sinh người Việt, gốc Việt (lai) ở bất cứ đâu trên hành tinh này) được hưởng các ứng nghiệm theo sở nguyện không khoảng cách không gian và thời gian đã được “đồng hóa linh diệu” trên toàn cầu ở thời điểm múi giờ VN (chú ý chỉ khắc giao thừa và thời gian của 3 ngày Tết là tụ giờ linh, không theo các phép độn quẻ hay tử vi với ngày đêm khác giờ nhau trên toàn cầu. Ví dụ : Nếu bạn sinh con ở Odessa lúc 12 giờ đêm thì phải tính lá số thời điểm đó con bạn sinh vào giờ Tí, đối chiếu giờ VN mùa hè cách 5 tiếng (Odessa), tức 3 canh là giờ Mão ắt sai vận khí của đêm và ngày tại Odessas, nếu tính lá số con bạn rơi vào giờ Mão (theo giờ VN) thì sẽ không nghiệm với bất cứ loại quẻ bấm nào.

    2. NGUYÊN TẮC CHỈNH SỬA, BIỆN LỄ VÀ CÚNG GIAO THỪA

    Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ thần linh và tổ tiên, tuỳ theo từng nhà có điều kiện lập các ban thờ riêng với quy hoạch các cung (phân gian hoặc tòa nhà), chật thì phân ban thờ trên, dưới hoặc các gian (thờ Phật, gian thờ Thần linh, gian thờ Gia tiên) với cách trang trí và sắp đặt cung và ban thờ khác nhau. Chúng tôi chỉ nói đến một loại Ban Thờ chung là Thần linh và Gia tiên – Thần linh là các vị Quan thiên đình cai quản năm, Thần thổ công và các Thánh khu vực… được thờ chung gọi là bát hương Thần linh. Còn thờ Gia tiên thì bạn biết càng có tổ tiên xa nhiều đời, nhiều vị có công với đất nước thì khấn danh hiệu các Ngài càng dài (theo gia phả) thì con cháu càng được ứng linh. Hai bát hương này cũng được gọi là “Bát hương công đồng Thần linh” và “Bát hương công đồng Gia tiên” – Nhân đây nói thêm, theo nguyên tắc này đối với người mới chết chỉ được lập bát hương riêng để thờ thời gian là 3 năm, khi hết đoạn tang thì bỏ bát hương ấy đi, sáp nhập: Vong nam là 7 chân hương, vong nữ là 9 chân hương vào “Bát hương Công đồng Gia tiên”, vì thế mà các vị Phật, Thánh, Thần, Tiên chỉ có 1 bát hương chung gọi là Công Đồng mà thôi, ta thử kiểm xem nếu mỗi vị thần, thánh, người được thờ 01 bát hương vĩnh viễn thì các di tích, nhà thờ sẽ không đủ chỗ dành cho bát hương và có thể phải đặt ra cả ngoài đường, ngoãi bãi mới hết danh số bát hương thờ người âm từ xưa đến nay, cho nên người xưa đã quy định tất cả hệ thống thờ nào đó đều có cái chung đều gọi là bát hương công đồng.

    Biện lễ Giao thừa rất khoát phải có mâm ngũ quả phối 5 màu bởi các loại quả tượng trưng cho ngũ hành (tuỳ mỗi loại màu của quả đều có ý nghĩa riêng của nó như quả màu vàng bày đặt ở giữa, trắng ở phía tây, xanh ở phía đông, đỏ ở phía nam và tím, mận, sẫm đen ở phía bắc). Đồ cúng phải có 3 loại thịt gà, lợn hoặc cá để cung kính thần linh (lễ tam sinh ngày xưa có gà, thịt lợn, thịt bò hoặc dê), hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, hương là tinh tú. Hai bát hương (một thờ thần linh, một thờ gia tiên) để trên, dưới thẳng hàng, phía sau 2 cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Cũng có nhà cắm "cành vàng lá ngọc" (một thứ hàng mã) với cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc, buôn bán lãi gấp 5 hoặc gấp 10 lần năm trước, lễ này mang ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên, nên hiểu ban thờ tại gia là thế giới thu nhỏ của thần linh và người đã khuất. Với các quy định trên, chúng ta không nhất thiết phải y trang như vậy, điều quan trọng là mọi đồ vật trên ban thờ có được bao sái (vệ sinh) sạch sẽ hay không? Nhưng bạn chớ thường ngày đụng đến bát hương bằng hình thức xê, dịch, nếu có lau chùi, tỉa chân hương thì phải tĩnh tâm làm không được lay động bát hương – người ta rất kiêng “Bát hương bị động”. Cả năm chỉ có 1 ngày bạn được động đến bát hương thoải mái lau, chùi, tỉa hoặc thay mới, đó là ngày 23 tháng Chạp âm lịch mà thôi.

    Có nhiều cách bày lễ đan xen giữa đèn và hương, nếu đồ lễ có hai cây nến, hai cây đèn (tất cả những thứ có đôi) thì bày đối xứng, còn trục giữa là một cái đĩa lớn hoặc đĩa mâm bồng để đặt ngũ quả, còn gọi là mâm ngũ quả phía trước bát hương và cũng để một bát nước trong, coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ dưới âm hoặc thiên đình về hạ giới phù độ cho con cháu...

    3. NGUYÊN TẮC BIỆN LỄ CÚNG GIAO THỪA NGOÀI TRỜI

    Theo tục lệ cổ truyền thì Giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh (12 vị quan Hành khiển nhà Trời). Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới và bàn giao việc luân phiên cai quản trần gian theo vòng 12 vị trong 12 năm.Việc bàn giao của quan Hành Khiển Việt Vương cai quản năm Mậu Tuất sẽ sang Lưu Vương, cai quản năm Kỷ Hợi trong khắc Giao thừa nên họ rất vội không kịp vào trong nhà của từng gia đình trần gian, nên cách đón tiếp và dâng lễ cúng thường được đặt ở ngoài sân, trước cửa chính mỗi ngôi nhà, ở phố thì trước hè cửa, ở chung cư thì đặt mâm cúng tại ban công. Lễ này được cúng giữa khắc giao thừa (cũng là lễ cúng hết năm và chuyển vận may của gia đình sang năm mới). Lễ gồm 1 thủ lợn hoặc 1 con gà, hai bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã gồm 2 bộ mũ, áo, hia, tiền vàng dành cho các quan, 1 bộ dâng Quan Hành Khiển năm cũ, một bộ dâng Quan Hành Khiển năm mới. Lễ cũng được coi là Lễ Trừ tịch (trừ kẻ vong lạ ngạ quỷ vào nhà), cũng còn là lễ "khu trừ ma quỷ", do nhờ các Quan Hành Khiển thừa lệnh Ngọc Hoàng Thượng Đế tập hợp ma vong, ngạ quỷ đưa về âm giới quản thúc. Đây là một trong các lý giải quan trọng của Lễ Giao Thừa, vì trách nhiệm của Trời Đất là làm “sạch” các giới ma chướng để giữ bình an cho 3 ngày Tết của chúng sinh được vô sự.

    Văn Khấn Giao Thừa Ngoài Trời:

    - Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 5 lạy)

    - Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

    - Nam mô Ngọc Hoàng Thượng Đế Vô Cực Đại Thiên Tôn

    - Nam mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật

    - Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

    - Nam mô Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh

    - Nam mô Đức Việt Vương Hành khiển, Thiên Bá hành binh chi thần, Thành Tào phán quan năm cũ Mậu Tuất đã tác phúc, trừ tịch cho gia đình chúng con trong năm cũ.

    - Nam mô Đức Lưu Vương Hành khiển, Ngũ Ôn hành binh chi thần, Nguyễn Tào phán quan kế nhiệm cai quản năm nay Kỷ Hợi tiếp tục tác phúc, trừ tịch cho thổ trạch âm và độ ấm dương phúc cho gia đình chúng con.

    - Con kính lạy các Ngài Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Phủ Thần Quân, chư vị tôn thần cùng các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh họ (đọc danh hai họ nội, ngoại) của gia tộc chúng con.

    Nay phút Giao thừa năm cũ Mậu Tuất đã đi, năm mới Kỷ Hợi đã đến.

    Tín chủ chúng con là:....................................

    Sinh năm:......................................................

    Hành canh:..........tuổi (ví dụ: Mậu Tuất 62 tuổi)

    (Địa chỉ ở nước ngoài): Ngụ tại số nhà..........., khu phố........., xã/phường............., quận/huyện/thành phố..................., tỉnh/thành phố.....................

    Kính xin các Ngài chắp nối thần linh nơi quê hương bản quán chúng con được Trời Phật và các đấng Thần linh đang phù hộ hồng phúc gia đình và dòng họ chúng con tại (địa chỉ, nơi có ban thờ thần linh và gia tiên) là:..............

    Kính xin được Thần linh kết nối thông linh trong phút Giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân khởi sắc, đón mừng Nguyên Đán, tín chủ chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung thần, dâng lên trước án, cúng Dàng Phật-Thánh-Thần-Tiên, đồng nguyện đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh từ Ngọc Hoàng Thượng Đế, đến các quan Thiên-Địa-Nhân cùng về đây nhận sự thành tâm của chúng con, đồng phối hưởng hương hoa, phẩm vật đàn lễ để phù độ sức khỏe, tài lộc và nhân sinh mở rộng phúc đức cho chúng con được cả năm bình an vô sự.

    Tín chủ chúng con lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

    Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng tài xanh lộc đón dài thịnh vượng.

    Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.

    Nam mô A-di-đà Phật ( đọc 3 lần và 5 lạy)

    (Chú ý khi hạ lễ thụ lộc cũng đọc lại bài khấn này lần nữa).

    4. NGUYÊN TẮC CÚNG GIAO THỪA TRONG NHÀ

    Sau lễ cúng Giao Thừa ngoài sân, làm ngay Lễ cúng Giao Thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc Giao Thừa đang diễn biến, Lễ này nhằm kính mời Tổ tiên về hưởng tâm linh, tình cảm của con cháu để phù hộ độ trì cho gia đình mình được hưởng những điều tốt lành trong năm mới vừa chuyển sang. Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến tinh khiết, trang nghiêm, bao gồm:

    Cỗ mặn: Bánh chưng; Giò - chả; Xôi gấc; Thịt gà; Xôi đậu xanh; Các món ăn mặn khác tùy theo ý thức, điều kiện của gia đình (cách bày biện theo truyền thống).

    Cỗ ngọt và chay: Hương, hoa, đèn nến; Bánh kẹo; Mứt Tết; Rượu/bia và các loại đồ uống khác.

    Khi cúng Giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì cho cả năm mới được an khang thịnh vượng, sức khỏe tươi tốt. Nếu khấn Tổ tiên về ăn Tết mà đọc được danh sách các vị tiền nhân về phù hộ con cháu đương thời hiện diện thì quả phúc đức và tài lộc mở mang rất tốt. 

    Sau đây là bài Văn khấn tại Ban thờ trong nhà:

    Văn khấn Giao thừa trong nhà sau Lễ ngoài sân

    - Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 5 lạy)

    - Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

    - Nam mô Ngọc Hoàng Thượng Đế Vô Cực Đại Thiên Tôn

    - Nam mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật

    - Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

    - Nam mô Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh

    - Nam mô Đức Việt Vương Hành khiển, Thiên Bá hành binh chi thần, Thành Tào phán quan năm cũ Mậu Tuất đã tác phúc, trừ tịch cho gia đình chúng con trong năm cũ.

    - Nam mô Đức Lưu Vương Hành khiển, Ngũ Ôn hành binh chi thần, Nguyễn Tào phán quan kế nhiệm cai quản năm nay Kỷ Hợi tiếp tục tác phúc, trừ tịch cho thổ trạch âm và độ ấm dương phúc cho gia đình chúng con.

    - Con kính lạy các Ngài Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Phủ Thần Quân, chư vị tôn thần cùng các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh họ (đọc danh hai họ nội, ngoại) của gia tộc chúng con.

    Nay phút Giao thừa năm cũ Mậu Tuất đã đi, năm mới Kỷ Hợi đã đến.

    Tín chủ chúng con là:....................................

    Sinh năm:......................................................

    Hành canh:..........tuổi (ví dụ: Mậu Tuất 62 tuổi)

    (Địa chỉ ở nước ngoài): Ngụ tại số nhà..........., khu phố............, xã/phường..........., quận/huyện/thành phố......

    Kính xin các Ngài chắp nối thần linh nơi quê hương bản quán chúng con được Trời Phật và các đấng Thần linh đang phù hộ hồng phúc gia đình và dòng họ chúng con tại (địa chỉ, nơi có ban thờ thần linh và gia tiên) là:..............................

    Kính xin được Thần linh kết nối thông linh trong phút Giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân khởi sắc, đón mừng Nguyên Đán.

    Tín chủ chúng con thành tâm kính cẩn xin các Ngài Thần Linh cả Ba cõi giới độ trì và ban lệnh giáng ứng cho tổ tiên hai họ nội, ngoại nhà chúng con là (ghi danh 2 họ).......................

    Từ cụ Thủy tổ, các đấng viễn tổ cả hai bên nội, ngoại nhà chúng con dù ở cảnh giới nào cũng được về đây vui hưởng cùng con cháu trong ba ngày tết với tinh thần vị tha, khoan dung, độ trì đoàn kết, oán trách bỏ qua, giận dỗi chẳng xét, một lòng hiệu ứng phù cho sức khỏe, tài lộc để con cháu được nhân rộng phúc thiện, tránh khỏi nghiệp chướng, đồng tác nguyện học tập đạo đức, xây quả thảo hiền và mong sao hậu duệ càng ngày càng phúc quả bền vững…

    Chúng con lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật cùng tổ tiên chúng con cho Tết được thênh thang, tình được ấm cúng, phúc cao một trượng, đức rộng đường xa, chân tâm kính ái tổ tông toại phúc vô thường.

    Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin Thần linh và Tổ tiên chứng giám.

    Nam mô A-di-đà Phật ( đọc 3 lần 5 lạy)

    (Chú ý khi hạ lễ thụ lộc cũng đọc lại bài khấn này lần nữa).

    5. NGUYÊN TẮC GIỮ LỄ VÀ LÀM LỄ SÁNG MỒNG MỘT TẾT

    Theo phong tục truyền thống của người Việt, sau lễ cúng đêm giao thừa, sáng ngày hôm sau các gia đình thường làm mâm cúng thần linh và tổ tiên vào ngày mùng 1 Tết. Tết Nguyên Đán thường tổ chức 4 ngày và lễ cúng gia tiên cũng được trình tự cúng trong 4 ngày với những ý nghĩa khác nhau. Sáng mùng 1 Tết là cúng Nguyên Đán, nghĩa là cúng sáng sớm của một ngày đầu năm mới. Ngày này, tính văn hóa trong sinh hoạt và giao tiếp của các thành viên trong gia đình được đề cao, người ta kiêng nói tục, nói bậy, gây sự căng thẳng trong nhà. Mọi cử chỉ và lời nói trong ngày mồng Một Tết của toàn gia đình đều “nắn nót” qua lễ nghi tôn kính thần linh và tổ tiên đang về ngự trong nhà mình như các vị khách quý, các thành viên trong nhà phải luôn luôn trân trọng. Mọi sinh hoạt chúc tụng, mời chào và ứng xử lành mạnh, vui vẻ, cảm thông hơn ngày thường rất nhiều bởi nếu vi phạm thì “khách” sẽ buồn, hiệu ứng cả năm trong nhà sẽ buồn thêm. Ngày này, người trong nhà cần tránh các lao động như quét nhà là quét tài lộc ra khỏi túi, làm vỡ đồ dùng, không cho lửa cho nước người ngoài đến xin đầu năm, không động đến kéo cắt và kim chỉ, không giặt quần áo trong 3 ngày tết, không mặc quần áo hai màu trắng đen, không ăn cháo buổi sáng, không ngủ ngày, không đóng cửa nhà, không nói lời xui xẻo và cãi vã đôi co, không ăn các loại như: thịt vịt, thịt chó, cá mè, mực, ốc,… vì theo quan niệm dân gian, những món ăn này sẽ mang tới điềm xấu. 

    Biện lễ cúng sáng mồng 1 Tết bắt buộc phải có bánh chưng, cơm gạo thơm, canh măng, giò, chả, nem rán, xôi, chè, rượu, trà, thuốc lá… nói chung là các món ăn truyền thống dân tộc được con cháu thành tâm dâng cúng. 

    Bài văn khấn Thần linh và Gia tiên ngày mùng 1 Tết

    - Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

    - Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

    - Nam mô Ngọc Hoàng Thượng Đế Vô Cực Đại Thiên Tôn

    - Nam mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật

    - Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

    - Nam mô Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh

    - Nam mô Đức Lưu Vương Hành khiển, Ngũ Ôn hành binh chi thần, Nguyễn Tào phán quan kế nhiệm cai quản năm nay Kỷ Hợi tiếp tục tác phúc, trừ tịch cho thổ trạch âm và độ ấm dương phúc cho gia đình chúng con.

    - Con kính lạy các Ngài Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Phủ Thần Quân, chư vị tôn thần cùng các cụ tổ tiên nội, ngoại chư vị tiên linh họ tộc nhà chúng con là: (đọc danh hai họ nội, ngoại)..................................................

    Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng, là ngày Tết Nguyên Đán đầu xuân, hung nghiệt đã được thiên khí tiêu tan, gió đông lạnh lẽo đã được giải trừ, xuân thiên đón mừng Nguyên Đán, mưa móc thấm nhuần đất Mẹ bao la, muôn vật tưng bừng đổi mới.

    Tín chủ con tên là:.......................................................................

    Ngụ tại (địa chỉ nơi cứ trú ở nước ngoài):........................................

    Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần và kính xin các thần linh tại đây kết nối chân linh cho các vị thần linh VN và gia tiên nhà chúng con tại địa chỉ: (quê nhà):...............

    Thiết nghĩ tôn thần hào khí sáng lòa, ân đức rộng lớn. Ngôi cao vạn trượng uy nghi, vị chính mười phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, tôn đức cảm thông.

    Cho nên âm dương vận hành tới tuần Nguyên Đán, mồng Một đầu xuân, mưa móc thấm nhuần, đón mừng năm mới. Vậy kính xin các Thần linh cho phép chúng con được đón rước tổ tiên của chúng con về đây phối hưởng hương, hoa, lễ vật, để chúng con được  tưởng niệm ân đức Tổ tiên như trời cao biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo đáp ba xuân. Do đó, chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, oản quả hương hoa kính dâng trước án.

    Con lại kính mời, các cụ tiên linh Thủy tổ, Viễn tổ cho đến Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội tộc, ngoại tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng hâm hưởng lễ vật. Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo thụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

    Nguyện cho chúng con, tân niên khang thái, ngày đêm tốt lành, thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

    Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

    Phục duy cẩn cáo! – Vái 5 lần.

    (Chú ý khi hạ lễ thụ lộc cũng đọc lại bài khấn này lần nữa).

    Nguyên tắc trong 3 ngày Tết, bạn buộc phải thay các đồ cúng mới là đồ mặn trong ngày phải hạ hết sau 3 tuần hương vào buổi trưa và cả gia đình hoặc khách sẽ thụ lộc một bữa ăn đầu năm đoàn kết và vui vẻ. Buổi chiều chỉ dâng lễ cơm canh, bánh chưng…tùy theo điều kiện vật chất dâng cúng. Các lễ buổi chiều cũng phải đọc bài khấn, rồi đủ 3 tuần hương lại xin hạ lễ liên hoan con cháu.

    Cả 3 ngày Tết (có nơi làm 2 ngày thì xin làm lễ hóa vàng – tức lễ tiễn thần linh và tổ tiên “đâu lại về đấy”) bạn bày lễ theo nghi thức “bữa ăn” để mời thần linh và tổ tiên, tất nhiên bạn đọc bài khấn như mồng 1 (chỉ thay đổi ngày) mỗi lễ cúng đọc văn khấn hai lần trước và sau lễ hạ.

    6. LỄ TIỄN THẦN LINH, TỔ TIÊN VÀ HÓA VÀNG

    Lễ hoá vàng tiễn Thần linh và Tổ tiên là một trong những lễ nghi quan trọng kết thúc 3 ngày Tết để sang mồng 4 mới tiễn và hóa vàng (theo nghi thức truyền thống). Lễ tiễn bao gồm những lễ vật, mâm cỗ thịnh soạn hơn, vàng mã theo tâm thành của tín chủ đã dâng trong 3 ngày Tết được kết thúc bằng lễ hoá vàng (còn gọi là lễ tạ năm mới).

    Bài văn khấn tiễn Thần linh và Gia tiên ngày hóa vàng mã

    Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 5 lạy)

    Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

    Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

    Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần

    Con kính lạy Ngài Đương niên Lưu Vương Hành khiển, Ngũ Ôn hành binh chi thần, Nguyễn Tào phán quan cùng các ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.

    Hôm nay ngày... tháng... năm... (âm lịch)

    Tại địa chỉ: Khu........, đường phố........, Bang........, tỉnh......., quốc gia...... (ở nước ngoài thì theo địa chỉ nơi sinh sống).

    Tín chủ con tên là:...............................cùng toàn gia kính bái.

    Nay nhân ngày lễ tạ Tết Nguyên Đán, thỉnh lộc mùa xuân.

    Chúng con kính cẩn sắm một lễ gồm.................................................

    Gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên: Các chư Phật, Thánh, Thần, Tiên cùng các vị thần bản xứ và các quan thần linh Thiên-Địa-Nhân và các Ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần...tại Việt Nam

    Trước linh vị của các bậc gia tiên: Con kính lạy các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụng thờ theo tiên tổ. Các cụ nội, ngoại tiên linh họ.................. (đọc họ nội, ngoại của mình).

    Kính cẩn thưa rằng:

    Tiệc xuân đã mãn

    Lễ tạ kính trình

    Rước tiễn tiên linh

    Lại về âm giới

    Buổi đầu năm mới

    Toàn gia mong đợi

    Lưu phúc lưu ân

    Kính cáo tôn thần

    Phù trì phù hộ

    Dương cơ âm mộ

    Mọi chỗ tốt lành

    Con cháu an ninh

    Vận hành khang thái.

    Cẩn cáo!

    Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 5 lạy)

    Trên đây chỉ là những tóm lược các nghi thức lễ trong dịp tết tuy chưa đầy đủ nhưng không thể tóm tắt ngắn hơn. Bạn đọc có thể vận dụng thêm theo nghi thức truyền thống và có thể bạn muốn hỏi rộng về việc này, chúng tôi sẽ lĩnh hội và có câu trả lời, giải thích cho năm sau. Chúc bạn năm mới vui vẻ và hạnh phúc.

    Họa sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa tâm linh: Trịnh Yên

    Viethome (theo Người Việt Odessa)

  • Năm mới đã đến, và màn trình diễn pháo hoa lộng lẫy vẫn luôn là tâm điểm của lễ hội chào đón Giao thừa ở Anh. Nhưng bao nhiêu tiền đã bay biến cùng những chùm sáng lấp lánh đó?

    Trong buổi trình diễn, khoảng 70,000 quả pháo được bắn lên và toàn bộ bữa tiệc ánh sáng này kéo dài khoảng hơn 10 phút. Khoảng 100,000 khán giả đã mua vé với giá 10 bảng để có thể đến gần hơn với khung cảnh ảo mộng này.

    Theo trang web chính thức của ngài Thị trưởng London Sadiq Khan, ngân sách 2.3 triệu bảng đã được phê duyệt riêng cho màn bắn pháo hoa Giao thừa 2018.

    Thông báo cũng nêu thêm rằng con số này được tính toán dựa trên dự trù về số vé bán ra và số tiền thu về vào khoảng 950,000 bảng.

    Nhưng theo yêu cầu Tự do Thông tin (FOI) đệ trình lên Chính quyền Greater London (GLA) hồi năm 2017, con số chi phí chính xác cho các năm từ 2000 đến 2017 đã được tiết lộ.

    Ngân sách của GLA đã tăng từ 1.05 triệu bảng năm 2000 lên đến 2.1 triệu bảng vào năm 2016.

    Câu trả lời của FOI thay mặt cho GLA là: “Để đảm bảo an toàn cho số người tham gia ngày càng đông, vé bắt đầu được bán từ năm 2014.

    “Kể từ thời điểm đó, nguồn thu từ việc bán vé đã giúp hỗ trợ phần nào cho các chi phí bên lề cũng như việc quản lý bán vé và quan khách.

    “Sau khi cân nhắc về mức chi của GLA, lợi ích kinh tế từ sự kiện cũng được tính đến.

    “Với hơn 100,000 vé được bán ra, hàng triệu bảng đã được đưa vào nguồn ngân sách của thủ đô.

    “Thêm vào đó, mức bao phủ toàn quốc cũng như toàn thế giới của sự kiện này cũng mang lại giá trị lớn về mặt truyền thông và quảng bá cho London.

    “Trong năm 2016, 12 triệu người đã theo dõi sự kiện qua TV và màn trình diễn cũng được chiếu tại nhiều thành phố trên khắp thế giới.

    “Tổng lợi ích mà London nhận được lớn hơn nhiều so với ngân sách công bỏ ra.”

    Nhưng không phải ai cũng đồng tình với nhận định này. Một vài người cho rằng chính người dân London phải chi trả tiền thuế đóng góp vào phần lớn ngân sách, họ nên được ưu tiên khi mua vé.

    Số liệu từ Văn phòng Thị trưởng xác nhận 32% trong số 106,000 vé bán ra năm 2015 thuộc về người dân London.

    Fiona Twycross, phát ngôn viên kinh tế London của Đảng Lao động phát biểu: “Vì người dân London chính là những người đóng thuế để chi trả cho việc bắn pháo hoa, chúng ta nên tạo cơ hội công bằng cho họ khi mua vé.”

    VietHome (Theo Express)

  • Năm mới 2019 đã đến! Người dân từ các quốc gia trên thế giới đã đếm ngược từng giây để chào đón giao thừa và tận hưởng những khoảnh khắc đầu tiên của năm mới bằng các tiết mục bắn pháo hoa rực rỡ.

    Đếm ngược chờ thời khắc giao thừa tại Tháp Prince Park, Tokyo, Nhật Bản (Ảnh: Getty)
    Cầu Cảng Sydney, Australia (Ảnh: EPA)
    Auckland, New Zealand (Ảnh: Getty)
    Marina Bay, Singapore (Ảnh: EPA)
    Đài Bắc, Đài Loan (Ảnh: AFP)
    Hồng Kông (Ảnh: EPA)
    Bắc Kinh, Trung Quốc (Ảnh: Getty)
    Kular Lumpur, Malaysia (Ảnh: Getty)
    Myanmar (Ảnh: AFP)
    Indonesia (Ảnh: Getty)
    Dubai (Ảnh: Getty)

    Viethome (theo DKN)

  • Nước Anh vừa bước sang năm mới 2019 với màn trình diễn pháo hoa rực rỡ tại thủ đô London. Đây cũng là màn trình diễn pháo hoa hàng năm lớn nhất châu Âu với 8 tấn pháo hoa được sử dụng.

    Hơn 10.000 người đã đổ ra các đường phố ở thủ đô London để đón năm mới. Người dân cũng tập trung tại Tháp đồng hồ Big Ben để đếm ngược thời khắc bước sang năm 2019.

    Pháo hoa mừng năm mới ở Mắt London, hay còn gọi là Vòng quay Thiên niên kỷ. Ảnh: AP
    Pháo hoa thắp sáng Mắt London và Tháp Elizabeth, gần tòa nhà Quốc hội Anh. Ảnh: AP
    Pháo hoa ở Mắt London. Ảnh: AP

    Scotland tưng bừng đón năm mới trước khi Anh rời EU

    Du khách chụp ảnh cùng cảnh sát Scotland trong lễ đón năm mới. Ảnh: PA.

    Lễ hội đón năm mới Hogmanay năm nay chào mừng quan hệ giữa Scotland và châu Âu khi Anh chuẩn bị rời EU trong 2019.

    Các ban nhạc, các nhóm DJ, nghệ sĩ đường phố, vũ công, những người biểu diễn nhào lộn và nuốt lửa từ Scotland và châu Âu trình diễn ở bữa tiệc đường phố. Đây là một trong những bữa tiệc lớn nhất trên thế giới, kéo dài vài tiếng, đến khi chuông đồng hồ điểm nửa đêm chấm dứt. Người tham dự lễ hội được thưởng thức âm nhạc đủ mọi cung bậc. 

    Jessica Cassino, 37 tuổi, đến từ Brooklyn, New York, đứng xếp hàng đầu tiên để xem chương trình, cho biết cô rất yêu thích ban nhạc Franz Ferdinand. "Thủ đô Edinburgh thật đẹp, tôi yêu nó và sẽ quay lại năm tới", Cassino nói.

    Alina Entelis, 28 tuổi, người Israel, miêu tả cô cảm thấy Edinburgh là nơi tuyệt nhất trong đêm Giao thừa, cô đã giới thiệu cho nhiều bạn mình đến đây.

    Ben Macpherson, Bộ trưởng phụ trách châu Âu của Scotland cho biết lễ đón năm mới năm nay cho thấy tình hữu nghị, mối quan hệ kinh doanh, văn hoá, thương mại hàng thế kỷ giữa Scotland và châu Âu. "Mối quan hệ bền chặt với các nước châu Âu và cộng đồng quốc tế là điều mà chính phủ Scotland và nhiều người dân muốn được kéo dài, dù năm mới diễn ra trong bối cảnh Anh chuẩn bị rời EU", Macpherson nói.

    Các nghệ sĩ biểu diễn ở thủ đô của Scotland. Ảnh: PA.

    Viethome (theo VnExpress)