• Theo dự luật mới, những người nhập cư không có giấy tờ ở Mỹ nếu có 8 năm sinh sống và làm việc đất nước này sẽ có đủ điều kiện để trở thành công dân của Xứ cờ hoa.

    chinh sach nhap cu m
    Người nhập cư tại McAllen, bang Texas, Mỹ. Ảnh: AFP

    Ngày 18/2, đảng Dân chủ đã công bố dự luật nhằm thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Joe Biden mở đường để 11 triệu người nhập cư không giấy tờ có thể trở thành công dân Mỹ.

    Theo dự luật trên, những người có 8 năm sinh sống và làm việc tại Mỹ có đủ điều kiện nhập tịch.

    Một số đối tượng như người làm nông và trẻ em được đưa tới Mỹ, sẽ ngay lập tức được tạo điều kiện cấp thẻ Xanh cho phép họ làm việc hợp pháp.

    Hàng nghìn người nhập cảnh vào Mỹ theo cơ chế được bảo vệ tạm thời (TPS) do bạo lực và thảm họa thiên tai tại quê nhà cũng được hưởng quy chế tương tự.

    Điểm khác biệt trong chính sách nhập cư của Tổng thống Biden so với người tiền nhiệm Donald Trump được đề cập trong dự luật này là chấm dứt cách gọi người nhập cư không có giấy tờ là "ngoại nhân" (aliens) trong luật pháp Mỹ. Thay vào đó, những người thuộc diện này được xếp vào nhóm "không phải công dân" (non-citizens).

    Mục đích của dự luật mới là bảo vệ hàng triệu người nhập cư vào Mỹ, phần lớn đến từ Mexico và các nước Trung Mỹ nhập cảnh vào Mỹ nhiều năm, có nhà cửa, công việc, có con, cháu được sinh ra trên đất Mỹ.

    Chủ trương này hoàn toàn đảo ngược so với chính sách của cựu Tổng thống Donald Trump, người luôn tìm cách ngăn chặn người nhập cư trái phép, giảm số người nhập cư phi pháp và trục xuất những người nhập cư không giấy tờ dù họ đã sống tại Mỹ trong hàng chục năm qua.

    Theo ông Biden, dự luật trên là bước đi quan trọng đầu tiên nhằm theo đuổi chính sách nhập cư thúc đẩy đoàn tụ gia đình, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ an ninh quốc gia. Ông Biden khẳng định người nhập cư là nguồn sức mạnh của nước Mỹ.

    Thượng nghị sỹ đảng Dân chủ Bob Menendez - người ủng hộ hàng đầu dự luật trên cho rằng đã đến lúc cần đưa toàn bộ 11 triệu người nhập cư không giấy tờ khỏi "bóng tối."

    Ông Menendez nêu bật những đóng góp của người nhập cư trong suốt thời kỳ đại dịch COVID-19 khi họ là lực lượng lao động tham gia các lĩnh vực thiết yếu như nông nghiệp, chăm sóc y tế và cung cấp thực phẩm.

    Trong khi đó, các thành viên của đảng Cộng hòa phản đối dự luật này, cho rằng những thay đổi nêu trên sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng biên giới mới khi người dân từ các quốc gia khu vực Trung Mỹ sẽ đổ xô lên phía Bắc với hy vọng nhập cư vào Mỹ.

    Ông Jim Jordan, đại diện của đảng Cộng hòa, chỉ trích dự luật trên là quà thưởng của phe Dân chủ giành cho những người phạm luật, làm "ngập lụt" thị trường lao động khi mà hàng triệu người Mỹ đang thất nghiệp, không đảm bảo an ninh biên giới và khuyến khích làn sóng nhập cư phi pháp.

    Cũng trong ngày 18/2, chính quyền Tổng thống Biden đã chỉ thị Cơ quan thực thi di trú và hải quan (ICE) nước này hạn chế hoạt động bắt giữ, trục xuất người nhập cư trái phép, trừ các trường hợp gây tổn hại an ninh quốc gia.

    Dưới thời chính quyền Tổng thống Trump, ICE tiến hành vây bắt và trục xuất những người nhập cư phạm lỗi nhỏ, như vi phạm luật giao thông./.

    Theo TTXVN

  • Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) đối mặt với làn sóng chỉ trích sau khi trục xuất 72 người về Haiti, trong đó có một trẻ sơ sinh và 21 trẻ em khác.

    Động thái này đi ngược lại chính sách của Tổng thống Joe Biden, vốn chỉ cho phép trục xuất những phần tử bị tình nghi khủng bố hoặc người có khả năng bị kết án trọng tội.

    Cụ thể, ICE thuê hai chiếc máy bay để trục xuất ít nhất 72 người về Haiti. Các chuyến bay cất cánh từ Laredo, bang Texas (Mỹ) và hạ cánh tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti hôm 8/2. Trong đó, có nhiều trẻ sơ sinh phải sơ tán vì tình trạng bất ổn chính trị.

    Hành động này khiến ICE đối mặt với làn sóng chỉ trích dữ dội. Dư luận lên án ICE là “một cơ quan lừa đảo” vì không tuân thủ các chính sách mới do chính quyền Tổng thống Joe Biden đề ra.

    Trước đó, ông Biden đã ra lệnh hoãn các vụ trục xuất người nhập cư trong vòng 100 ngày. Một thẩm phán ở bang Texas đã tạm đình chỉ quyết định này, song vẫn đưa ra quy định mới là chỉ trục xuất những trường hợp nghiêm trọng.

    truc xuat tre 2 thang
    Nhân viên của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) hộ tống một người nhập cư trái phép. Ảnh: AP

    Các nhà hoạt động nhân quyền đang dần nhụt chí vì không ngăn được các vụ trục xuất như trên.

    Giám đốc điều hành Guerline Jozef của nhóm hỗ trợ nhập cư thuộc Liên minh Haiti, nói: “Thật vô lương tâm khi đất nước này tiếp tục thực hiện các chính sách hà khắc, tàn nhẫn mà chính quyền ông Donald Trump từng theo đuổi”.

    Bà Jozef cũng bình luận: "Tôi không biết chuyện gì đang xảy ra giữa ICE và chính quyền Biden. Nhưng chúng tôi biết điều cần phải làm: Dừng việc trục xuất lại".

    Các cố vấn nhập cư đặc biệt quan ngại về sự an toàn của những đứa trẻ mới bị trục xuất về Haiti. Tại đây, tình trạng bất ổn chính trị ngày càng gia tăng khi Tổng thống Haiti, Jovenel Moïse, bác bỏ lời kêu gọi từ chức từ phe đối lập.

    Bà Jozef khẳng định tình hình ở Haiti không hề an toàn cho trẻ em. “Tôi lo sợ cho những đứa trẻ bị đưa trở lại môi trường ấy”. Bà so sánh Mỹ đang đưa những đứa trẻ vào “ngôi nhà đang cháy”, thay vì ra tay cứu giúp.

    Biên dịch: Zing

  • Ông Tony Pham, quyền giám đốc Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE), sẽ từ chức vào cuối năm nay, sau thời gian giữ ghế lãnh đạo gây ra nhiều tranh cãi.

    Tony Pham, một người gốc Việt, lãnh đạo ICE từ tháng 8. Dưới thời chính quyền Trump, ICE đã trải qua nhiều đời lãnh đạo, nhưng không ai trong số họ từng được Thượng viện phê chuẩn.

    "Tôi biết ơn chính quyền Trump vì đã mang đến cho tôi niềm vinh dự cao nhất trong sự nghiệp phục vụ đất nước đã cưu mang tôi, với cả hai tư cách cố vấn pháp lý chính và quan chức cấp cao thực hiện nhiệm vụ của giám đốc tại ICE", ông Pham nói trong một tuyên bố được gửi tới BuzzFeed News.

    tonypham1
    Ông Tony Pham. Ảnh: ice.gov.

    "Lãnh đạo một cơ quan thực thi pháp luật với lực lượng lao động tận tâm như vậy là vinh dự của cả đời người. Tôi đã được gặp nhiều nhân viên phi thường trên khắp nước Mỹ. Tôi sẽ tiếp tục là người ủng hộ không mệt mỏi cho những con người làm việc chăm chỉ tại ICE. Tuy nhiên, vào cuối năm nay, tôi sẽ trở về nhà ở Richmond, Virginia để gần gia đình hơn".

    Ông Pham chỉ lãnh đạo ICE một thời gian ngắn nhưng đã gây ra nhiều tranh cãi. Nổi bật nhất là việc ICE cho lắp đặt các bảng quảng cáo màu đen và đỏ đậm dọc theo tuyến đường đi qua bang Pennsylvania, khắc họa khuôn mặt của "những người vi phạm luật di trú đang bỏ trốn, có thể đe dọa sự an toàn của công chúng", như cơ quan này nói.

    Các quan chức ICE hiện tại và trước đây, cũng như các chuyên gia pháp lý, cho rằng hành động thái này có động cơ chính trị.

    Ông Pham và các quan chức Bộ An ninh Nội địa khác cũng bị chỉ trích sau khi tổ chức họp báo ở các bang dao động để thông báo kết quả các chiến dịch khu vực khác trước cuộc bầu cử tổng thống. Sau ngày 2/11, ICE tiếp tục gây xôn xao trên truyền thông, thông báo rằng hơn 150 người nhập cư trên khắp nước Mỹ đã bị bắt giữ trong chiến dịch nhắm vào những người được cho là đã cam kết sẽ rời đi nhưng không thực hiện.

    Ông Pham cũng lãnh đạo một cơ quan đấu tranh ngăn chặn sự bùng phát Covid-19 trong các trung tâm giam giữ người nhập cư. Một số người có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 đã chết trong các cơ sở giam giữ của chính phủ trong năm nay.

    Ông Pham đến Mỹ cùng gia đình vào năm 1975 và trở thành công dân Mỹ 10 năm sau đó. Ông theo học trường luật và trở thành công tố viên, xử lý các vụ việc liên quan đến ma túy, băng đảng và vũ khí. Ông cũng từng có thời gian làm việc tại một nhà tù ở bang Virginia.

  • Như vậy, chính sách mới về hạn chế cấp visa định cư đối với một số trường hợp định cư đã có hiệu lực, và như vậy có thể sẽ có nhiều người không được cấp visa định cư vì không chứng minh được với khi Chính phủ Mỹ về việc mua bảo hiểm sức khỏe. Tuy nhiên, chính sách này có nội dung cho phép một số loại bảo hiểm sức khỏe được chấp nhận để cấp visa định cư mà các bạn nên biết để chuẩn bị mua bảo hiểm cho người thân. Những loại bảo hiểm được chấp nhận này bao gồm:

    1. Bảo hiểm sức khỏe dành cho người lao động do người chủ lao động chia trả, bao gồm cả bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm sức khỏe cho người thân thích của người lao động được quy định theo đạo luật Consolidated Omnibus Budget Reconciliation Act of 1985.

    2. Các loại bảo hiểm sức khỏe do các công ty tư nhân cung cấp trên thị trường bảo hiểm trong phạm vi một tiểu bang.

    3. Bảo hiểm sức khỏe ngắn hạn có thời hạn tối thiểu 364 ngày, bao gồm cả việc chi trả chi phí bảo hiểm trong trường hợp người mua bảo hiểm đi du lịch ra nước ngoài.

    4. Các loại bảo hiểm sức khỏe liên quan đến đến tai nạn hay những trường hợp bất khả kháng như thiên tai..

    5. Bảo hiểm sức khỏe gia đình

    6. Các loại bảo hiểm sức khỏe cho quân nhân và người thân

    7. Các loại bảo hiểm sức khỏe cho khách du lịch có thời hạn tối thiểu 364 ngày bao gồm khi người mua bảo hiểm đi du lịch ra nước ngoài.

    Như vậy, nếu những người được bảo lãnh mua được một trong các loại bảo hiểm trên đây thì có thể sẽ được chính phủ Mỹ cấp visa định cư theo hồ sơ bảo lãnh định cư. Một số người Việt cũng có một hay nhiều hơn các loại bảo hiểm trên đây, tuy nhiên trong các loại bảo hiểm sức khỏe nêu trên, thì loại số 3 và số 7 là hai loại bảo hiểm sức khỏe mà người được bảo lãnh có khả năng sẽ mua được dễ dàng hơn các loại kia. Hai loại này là:

    (3) Bảo hiểm sức khỏe ngắn hạn có thời hạn tối thiểu 364 ngày, bao gồm chi trả chi phí bảo hiểm trong trường hợp người mua bảo hiểm đi du lịch ra nước ngoài.

    (7) Các loại bảo hiểm sức khỏe cho khách du lịch có thời hạn tối thiểu 364 ngày ngày bao gồm khi người mua bảo hiểm đi du lịch ra nước ngoài.

    Việc mua hai loại bảo hiểm này cũng không quá phức tạp, và người thân các bạn có thể giúp mua tại Mỹ hoặc thậm chí là các bạn có thể mua từ Việt Nam thông qua mạng internet. Tuy nhiên, nếu mua bảo hiểm sức khỏe tại Việt Nam thì các bạn cần phải có thẻ thanh toán quốc tế hoặc phương thức thanh toán quốc tế khác được chấp nhận.

    Một số điểm đặc biệt lưu ý trong việc mua bảo hiểm sức khỏe để được chính phủ Mỹ cấp visa định cư, đó là THỜI ĐIỂM NÊN BẮT ĐẦU MUA và MỨC MUA bảo hiểm sức khỏe cho người được bảo lãnh.

    Như các bạn đã biết, thủ tục mua bảo hiểm sức khỏe cho một người ở ngoài nước Mỹ thường là không phải dễ dàng và thời gian hoàn tất thủ tục thường có thể kéo dài bởi vì các hãng bảo hiểm không thể có thông tin chính xác về tình hình sức khỏe tài chính của người mua bảo hiểm (người được bảo lãnh). Hơn nữa, nếu các bạn mua gói bảo hiểm không đủ mức chi trả các trường hợp sức khỏe cần thiết, thì có thể bị lãnh sự quán Mỹ từ chối cấp visa, và bạn buộc phải mua lại gói bảo hiểm khác, sẽ rất mất thời gian và sẽ bị trì hoãn cấp visa.

    Vì vậy, đôi khi có thể dẫn đến những rắc rối, trở ngại trong thủ tục mua bảo hiểm sức khỏe, dẫn đến hậu quả là là người được bảo lãnh chưa thể mua được bảo hiểm sức khỏe ngay khi khi đến ngày hẹn phỏng vấn tại lãnh sự quán, và do vậy không có hồ sơ mua bảo hiểm sức khỏe để xuất trình trợ lãnh sự quán, dẫn đến việc bị trì hoãn cấp visa định cư.

    Chính vì vậy, để có thể được lãnh sự quán Mỹ chấp nhận loại hình bảo hiểm sức khỏe phù hợp để cấp visa cho người được bảo lãnh, các bạn cần lưu ý hai nội dung quan trọng sau đây:

    (1) Thời điểm nên bắt đầu mua bảo hiểm sức khỏe cho người được bảo lãnh: để được lãnh sự quán Mỹ đánh giá sự nghiêm túc trong vấn đề quan tâm sức khỏe của người được bảo lãnh cũng như khả năng tài chính của họ, lời khuyên tốt nhất cho các bạn, đó là các bạn nên chuẩn bị mua bảo hiểm sức khỏe cho người thân NGAY SAU khi nhận được được tư hoặc email của trung tâm xử lý visa (NVC) thông báo do số Case No. Và Số IVSCA No về việc bắt đầu thủ tục nộp đơn đơn xin phỏng vấn và cấp visa định cư.

    (2) Phạm vi chi trả của gói bảo hiểm sức khỏe (insurance policy coverage): mặc dù nội dung của Chính sách hạn chế việc cấp visa cho một số diện định cư này không nêu chi tiết như thế nào là là một gói bảo hiểm sức khỏe đủ chi trả cho các trường hợp gặp vấn đề sức khỏe, Tuy nhiên, nó có đề cập đến những trường hợp người di dân sử dụng các dịch vụ khẩn cấp (emergency services), và như vậy người được bảo lãnh cần phải mua gói bảo hiểm bao gồm sự chi trả cho những trường hợp nào (khám chữa bệnh, cấp cứu, phẫu thuật, thuốc…) để được xem là không dựa vào phúc lợi xã hội chi từ ngân sách chính phủ Mỹ. Đây là nội dung rất quan trọng và các bạn cần lưu ý để mua được gói bảo hiểm sức khỏe đủ mức chi trả phù hợp để được lãnh sự quán Mỹ chấp nhận.

    Các bạn cũng có thể mua gói bảo hiểm sức khỏe tốt nhất (full coverage), lúc này các bạn có thể để yên tâm là chính phủ Mỹ luôn chấp nhận những gói bảo hiểm tốt nhất như thế này, tuy nhiên, các gói bảo hiểm tốt nhất như thế này thường có phí bảo hiểm rất cao có thể lên tới nhiều ngàn USD, và do vậy sẽ rất khó khăn cho những người có khả năng tài chính eo hẹp. Do vậy, các bạn nên tham khảo những tổ chức có kinh nghiệm về bảo hiểm sức khỏe để có thể mua được gói bảo hiểm phù hợp với khả năng tài chính của mình, nhưng đồng thời được chính phủ Mỹ chấp nhận để xem xét cấp visa định cư.

    Lợi ích của việc mua bảo hiểm sức khỏe sớm sẽ giúp bạn và người thân có đủ thời gian để thương lượng cung cấp hồ sơ và hoàn tất các thủ tục mua bảo hiểm với công ty bảo hiểm; đồng thời cũng chứng minh được với lãnh sự quán là bạn thật sự nghiêm túc và có khả năng để mua bảo hiểm sức khỏe cho người thân (người được bảo lãnh), và như vậy là không phụ thuộc vào bảo hiểm sức khỏe của chính phủ Mỹ sau khi những người được bảo lãnh nhập cư và sinh sống tại Mỹ.

    Nguồn: TÌM HIỂU LUẬT PHÁP HOA KỲ

  • HIỂU NHƯ THẾ NÀO LÀ “FOUND LIKELY TO BECOME PUBLIC CHARGES” TRONG QUY ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ ÔNG TRUMP MỚI BAN HÀNH ĐỂ HẠN CHẾ NHẬP CƯ

    Thân chào các bạn, Hôm 12 tháng 8 năm 2019 mới đây, chính phủ tổng thống Donald Trump đã chính thức ban hành quy định hạn chế người nhập cư có khả năng xin trợ cấp phúc lợi xã hội, bắt đầu có hiệu lực áp dụng từ tháng 10 năm 2019.

    Nội dung quy định này khá ngắn gọn, theo đó chính phủ Mỹ sẽ không cấp Visa (đối với những người ở ngoài lãnh thổ Mỹ), không cấp thẻ xanh (đối với những người đang ở trong lãnh thổ Mỹ) nếu như những người này mà có dấu hiệu cho thấy họ đã, đang xin, hoặc sẽ xin phúc lợi xã hội trong tương lai. Như vậy, chỉ những người nào mà chính phủ Mỹ nhận thấy rằng họ có khả năng “tự lo được cho cuộc sống” - financially self-sufficient” cho bản thân và gia đình, thì lúc đó chính phủ Mỹ mới cấp visa, thẻ xanh cho họ và người thân.

    Những chương trình trong hệ thống phúc lợi xã hội Mỹ bao gồm tem thực phẩm (food stamp), bảo hiểm y tế (medicaid); trợ cấp nhà ở xã hội (Housing Assistance); trợ cấp tiền chăm nuôi người già, người bệnh, trẻ em; trợ cấp tiền bệnh (SSA); hỗ trợ tín dụng thuế thu nhập (Earned Income Tax Credit); các khoản trợ cấp khẩn cấp tạm thời (Temporary Assistance for those in Need).

    Như vậy những người đang xin visa hoặc đang xin thẻ xanh mà chính phủ Mỹ nhận thấy họ đã có, đang xin hoặc sẽ xin nhiều hơn các chương trình trong hệ thống phúc lợi xã hội nêu trên, thì họ sẽ không được cấp visa để vào Mỹ hoặc thẻ xanh để được định cư vĩnh viễn ở Mỹ. Như vậy có 03 thành phần bị ảnh hưởng sau đây:

    - Thứ nhất là những người đang ở bên ngoài lãnh thổ Mỹ và đang xin visa định cư hoặc không định cư. Những người xin visa định cư thường là các diện bảo lãnh thân nhân; các diện visa lao động định cư. Những người xin visa không định cư thường là các diện visa du học (F1, M1) và các diện visa làm việc không định cư (visa H). Các trường hợp tỵ nạn và một số diện nhân đạo khác thì không bị ảnh hưởng bởi quy định này.

    - Thứ hai là những người đang ở Mỹ theo các diện không định cư như du học sinh, làm việc không định cư thì sẽ không được chuyển sang diện định cư (thẻ xanh) nếu đã có xin phúc lợi xã hội từ 12 tháng trở lên, ví dụ như các diện phụ thuộc của du học sinh (F2) có xin bảo hiểm y tế như khám chữa bệnh, tiêm vắc xin, học trường công…

    - Thứ ba là người người thường trú nhân có điều kiện, nếu trong thời gian 2 năm của tình trạng thường trú nhân có điều kiện mà có xin các chương trình phúc lợi xã hội, thì vẫn có thể gặp khó khăn khi xin chuyển sang tình trạng thường trú nhân vĩnh viễn (thẻ xanh 10 năm).

    Nội dung của quy định không định nghĩa rõ thế nào là "có khả năng sẽ xin phúc lợi xã hội - be found likely to become public charges" hay “khả năng tự chủ về tài chính (financially self-sufficient)”, vì vậy, sẽ là tùy thuộc vào thẩm quyền xem xét giải quyết hồ sơ của chính phủ Mỹ (sở Di trú, lãnh sự quán) để xác định việc một người có dấu hiệu không thể tự chủ tài chính và sẽ phải phụ thuộc vào phúc lợi xã hội trong tương lai.

    Mặc dù quy định không định nghĩa cũng như liệt kê những dấu hiệu nhận biết cụ thể, tuy nhiên, chính phủ Mỹ cũng cần những “căn cứ” để xem xét, đánh giá và quyết định về việc có hay không một người không thể tự lo tài chính mà cần phải dựa vào phúc lợi xã hội để sinh sống. Những “căn cứ” này có thể bao gồm:

    I. Những “căn cứ” liên quan đến người bảo trợ tài chính (người bảo lãnh), người đồng bảo trợ tài chính:

    1. Khả năng đảm bảo tài chính của người bảo trợ chính (người bảo lãnh): Luật Di trú quy định bắt buộc người bảo lãnh phải là người bảo trợ tài chính cho những người được bảo lãnh; vì vậy, khả năng tài chính của người bảo lãnh phải bảo đảm cho cuộc sống của người được bảo lãnh là bắt buộc và rất quan trọng. Người bảo lãnh phải chứng minh là họ có đủ khả năng tài chính để lo được cho những người được bảo lãnh ít nhất trong vòng 05 năm. Điều này có nghĩa là Sở Di trú sẽ xem xét các yếu tố sau đây:

    - Mức thu nhập;

    - Tính ổn định của nguồn thu nhập (tính ổn định của công việc) để xem liệu có việc “mua” income hay không;

    - Trách nhiệm tài chính của người bảo lãnh đối với những người đã được họ bảo lãnh trước kia. Cụ thể, những người được bảo lãnh trước kia có xin phúc lợi xã hội trong thời gian 05 năm sau khi được bảo lãnh sang Mỹ hay không;

    2. Khả năng tự chủ tài chính của người được bảo lãnh: Khả năng tự chủ tài chính của người được bảo lãnh thường chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm:

    - Tuổi tác: người được bảo lãnh có còn nằm trong độ tuổi lao động hay không hay đã già yếu hoặc còn quá nhỏ không thể lao động;

    - Sức khỏe: người được bảo lãnh có bệnh tật gì có thể ảnh hưởng đến khả năng lao động hay không;

    - Trình độ học vấn: người được bảo lãnh có bằng cấp, trình độ học vấn cao thấp như thế nào sẽ quyết định việc họ sẽ có thể tìm được công việc có mức thu nhập đủ để nuôi sống bản thân và gia đình họ;

    - Khả năng tiếng Anh;

    - Nghề nghiệp chuyên môn, tay nghề...

    - Tài sản: người được bảo lãnh có tài sản và chuyển vào Mỹ khi định cư, có đủ để nuôi sống họ và gia đình hay không.

    II. Những “căn cứ” liên quan đến người đồng bảo trợ tài chính:

    Luật Di trú hiện hành yêu cầu hồ sơ bảo lãnh định cư phải có người đồng bảo trợ tài chính, ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ. Trong trường hợp người bảo lãnh không đủ khả năng tài chính để bảo trợ cho người được bảo lãnh, và các yêu cầu về người đồng bảo trợ cũng giống như yêu cầu về người bảo lãnh.

    Tuy nhiên, bởi vì người đồng bảo trợ có thể là bất cứ ai là US citizen hay thường trú nhân, bao gồm anh chị em, bà con, bạn bè của người bảo lãnh, người được bảo lãnh, thành ra theo cách hiểu thông thường thì mối quan hệ giữa người đồng bảo trợ tài chính và người được bảo lãnh không chặt chẽ, mật thiết như là mối quan hệ giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh. Chính vì vậy, nhiều khả năng Sở Di trú sẽ đặc biệt chú ý đến mối quan hệ giữa người đồng bảo trợ tài chính và người được bảo lãnh để phòng ngừa trường hợp thuê người đồng bảo trợ như nhiều trường hợp đã và đang xảy ra.

    III. Ràng buộc trách nhiệm tài chính đối với người bảo lãnh, người đồng bảo trợ tài chính:

    Việc xem xét đánh giá người được bảo lãnh có thể tự túc về tài chính hay là có dấu hiệu sẽ xin phúc lợi xã hội trong tương lai chỉ có thể dựa trên những yếu tố hoàn cảnh hiện tại hoặc đã xảy ra trong quá khứ, và như vậy là khi người được bảo lãnh đặt chân đến đất Mỹ các yếu tố hoàn cảnh này có thể thay đổi và chính phủ Mỹ không thể thấy trước được, thành ra những người được bảo lãnh này có khả năng sẽ không tự túc được tài chính và phải xin trợ cấp phúc lợi xã hội để sinh sống.

    Chính vì thế, quy định mới buộc người bảo lãnh và người đồng bảo trợ tài chính phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trong ít nhất 5 năm đối với người được bảo lãnh. Có nghĩa là người bảo lãnh và người đồng bảo trợ tài chính phải chịu tất cả các khoản chi phí phát sinh trong cuộc sống như y tế… trong vòng ít nhất 5 năm đối với người được bảo lãnh. Nếu người bảo lãnh và người đồng bảo trợ không tự nguyện chi trả các khoản chi phí này, thì chính phủ Mỹ có thể sẽ khởi kiện họ ra tòa án để buộc họ phải trả.

    IV. Các giải pháp để bảo lãnh thân nhân:

    Để hồ sơ xin visa định cư hay không định cư, chuyển diện tại Mỹ có khả năng thành công cao, người bảo lãnh, đồng bảo trợ tài chính, và người được bảo lãnh cần để ý các giải pháp sau đây:

    1. Người bảo lãnh nên kê khai trung thực về thu nhập chịu thuế, không nên khai thấp hơn để trốn thuế.

    2. Nên nhận check thay vì nhận tiền mặt khi đi làm.

    3. Nên hạn chế làm đồng bảo trợ tài chính cho những trường hợp không thân thiết nếu đang có hồ sơ bảo lãnh hay sẽ bảo lãnh người thân trong tương lai.

    4. Đối với những trường hợp đang ở Mỹ như du học sinh, thì không nên xin bất cứ chương trình phúc lợi xã hội nào nếu muốn xin chuyển diện định cư sau này.

    5. Những người được bảo lãnh đang ở ngoài nước Mỹ, thì cần phải học các nghề chuyên môn, tích lũy tài sản, và nhất là cần học nghe nói tiếng Anh lưu loát.

    Viethome (theo Tìm hiểu Luật pháp Hoa Kỳ)