• Ông Michael Truong, 36 tuổi, ở New South Wales, Úc bị buộc tội cố ý phóng hỏa góp phần gây nên cháy rừng tại bang Victoria trong bối cảnh hàng chục người thương vong, mất tích, hàng nghìn ngôi nhà bị phá hủy và nửa tỉ sinh vật bị thiêu rụi vì thảm họa cháy rừng lịch sử.

    Michael Truong, 36 tuổi cúi đầu xin lỗi vì đốt lửa gây cháy rừng.

    Theo Daily Mail, ông Truong, không có địa chỉ cố định bị người dân Johnsonville (bang Victoria) bắt giữ tuần trước sau khi họ phát hiện chiếc xe hơi mang biển New South Wales của ông này lảng vảng một cách đáng ngờ gần khu vực rừng bị cháy.

    Tiếp cận gần hơn, người dân phát hiện ông Truong đốt các mảnh giấy trong những bụi rậm khô, dễ bắt lửa. Người dân nhanh chóng dập lửa và bắt giữ Truong giao cho cảnh sát.

    Trung sĩ cảnh sát Margaret Schulz, thuộc Đơn vị điều tra tội phạm East Gippsland đã ca ngợi nhiều người dân vì đã giúp ngăn chặn một thảm họa tiềm tàng.

    "Đó là một đám cháy rất nhỏ và chắc chắn nó không gây ra thảm họa cháy rừng hiện tại. Thảm họa cháy rừng đang hoành hành là do sét đánh", trung sĩ Margaret Schulz nhấn mạnh.

    Úc đang phải đối mặt với thảm họa cháy rừng lịch sử.

    Trương bị cáo buộc đã bỏ trốn nhưng bị người dân địa phương truy đuổi và bắt giữ giao cho cảnh sát. Cảnh sát tin rằng, Truong đã sống trong xe hơi được 1 thời gian và chưa rõ vì sao ông này chuyển đến đến bang Victoria. Hiện tại, Truong chỉ bị cáo buộc cố ý đốt lửa, vi phạm lệnh cấm lửa vào mùa khô để ngăn cháy rừng. 

    Truong không phải là người duy nhất bị bắt vì cáo buộc cố ý đốt lửa, gây cháy rừng. Cảnh sát bang New South Wales (NSW) mới đây cho biết, họ đã tiến hành truy tố 24 người với tội danh cố ý phóng hỏa. Trước đó vào ngày 8/11/2019, cảnh sát đã bắt giữ 183 người tình nghi có liên quan đến vụ cháy, với 40 trường hợp còn đang là trẻ vị thành niên. Mức án tất cả phải gánh chịu dao động từ phạt cảnh cáo, đến truy tố hình sự.

    Nguyên nhân gây cháy rừng ở Úc được cho là do cả tự nhiên lẫn bàn tay con người.

    Cụ thể, trong số 183 người này, 53 người bị cảnh cáo hoặc truy tố vì không tuân thủ lệnh cấm lửa vào mùa khô. 47 trường hợp vướng vòng lao lý vì hút thuốc hoặc đánh diêm một cách bất cẩn, và 24 trường hợp hiện đang bị truy tố vì tội cố ý phóng hỏa.

    "Lũ người ấy cảm thấy phấn khích tột độ, như đang nắm giữ một thứ quyền lực gì đó, bởi lửa có sức tàn phá rất ghê gớm", Mitch Paris - cựu điều tra viên về các vụ phóng hỏa tại Úc bình luận về những kẻ đốt lửa gây cháy rừng.

    Trong số những người bị bắt có cả Blake Banner, một tình nguyện viên của sở cứu hỏa NSW. Banner bị bắt vì cố ý gây nên 7 vụ cháy tại miền Nam nước Úc. Thanh niên 19 tuổi đã bị bắt gặp rời khỏi hiện trường trước khi vụ cháy khổng lồ xảy ra, sau đó quay trở lại để hỗ trợ các đồng nghiệp dập lửa. Hiện tại, Banner đã được tại ngoại và đang tìm cách chống lại cáo buộc trên..

    Cháy rừng tại Úc đã diễn ra hơn 2 tháng qua, san phẳng hàng nghìn ngôi nhà, thậm chí hủy diệt cả một thị trấn. Ước tính, hơn 6 triệu hectare đất đã bị thiêu rụi, chủ yếu là đồng cỏ, rừng rậm và vườn quốc gia - những nơi có nhiều loài vật hoang dã, khiến gần nửa tỉ sinh vật chết cháy.

    Theo Dân Việt

  • Người Australia đang lan tỏa những bức ảnh về sự tái sinh thần kì của rừng cây sau hỏa hoạn. Nạn cháy rừng đã hoành hành trên khắp nước này trong suốt nhiều tháng qua.

    Sau nhiều trận cháy rừng thảm khốc, cư dân mạng ở Australia đang chia sẻ những hình ảnh về sự tái sinh trong những khu vực bị lửa quét qua.

    Ông Murray Lowe đã chia sẻ một loạt hình ảnh trên tài khoản Facebook của mình được chụp ở Kulnara, bang New South Wales. Loạt ảnh này đã nhận được 38.000 lượt chia sẻ.

    Những bụi cây mọc lại trên nền đất đã cháy đen. Ảnh: Murray Lowe.

    “Tôi đã đi vào khu vực bị hỏa hoạn để ghi lại một số hình ảnh về cách cây cối ở Australia phản ứng với ngọn lửa và cách chúng tự tái sinh và sống lại”, ông viết tên Facebook. “Ngay cả khi không có bất kỳ cơn mưa nào, sự sống vẫn vươn lên từ lớp vỏ cây cháy đen”.

    Ông Lowe đang bán những bức ảnh này và số tiền thu được sẽ dành để giúp đỡ các nạn nhân của vụ hỏa hoạn.

    Nhiều người đã nhận xét về sự tuyệt vời của những bức ảnh này.

    “Những hình ảnh này mang lại hy vọng”, một người phụ nữ viết.

    Chồi non mọc trên cây mẹ đã cháy. Ảnh: Murray Lowe.

    “Mặt đất đang được ‘tái sinh! Thật là một khu vực tuyệt vời”, một người khác viết.

    Đầu tháng trước, Bệnh viện Koala Port Macquarie cũng đã chia sẻ những hình ảnh về sự tái sinh của các loài cây.

    “Thật tuyệt khi thấy rừng cây tái sinh sau vụ cháy rừng”, họ nói.

    Ở bang New South Wales, gần năm triệu ha đã bị đốt cháy.

    Các khu rừng đang dần hồi sinh. Ảnh: Murray Lowe

    Ở Victoria, hơn 1,2 triệu ha đã bị đốt cháy. Ở South Australia là 274.000 ha, ở Queensland là 2,5 triệu ha, ở Western Australia 1,7 triệu ha và ở Tasmania là hơn 32.000 ha.

    Các đội cứu hỏa đang dập tắt nhiều vụ cháy. Tuy nhiên, một số khu dân cư vẫn không có điện và nhiều người dân vẫn phải ở trong các trung tâm sơ tán trên bờ biển phía nam của bang New South Wales.

    Theo Zing

  • Cháy rừng tại Úc không chỉ là hậu quả đến từ quá trình biến đổi khí hậu. Nhiều vụ là do bàn tay của con người gây ra.

    Cháy rừng - một cơn thảm họa mà người dân Úc hiện đang phải gánh chịu. Hàng chục người thương vong, mất tích, hàng nghìn ngôi nhà bị phá hủy, và đến nửa tỉ sinh vật bị thiêu rụi.

    Nguyên nhân vụ cháy là do đâu? Thực ra, cháy rừng tại Úc là không hiếm. Nó xảy ra mỗi năm, và là một phần quan trọng giúp hệ sinh thái ở đây liên tục xoay vòng, đất đai trở nên màu mỡ thêm, miễn là chúng nằm trong tầm kiểm soát. Còn lần này, những vụ cháy xảy ra ở quy mô quá lớn, kinh khủng nhất trong nhiều thập kỷ, và nguyên nhân gián tiếp gây nên hậu quả kinh khủng được cho là quá trình biến đổi khí hậu gây hạn hán và sốc nhiệt kỷ lục.

    Tuy nhiên theo giới chức trách của Úc, những nguyên nhân trên chỉ là một phần. Hóa ra, có những người phải đứng ra chịu trách nhiệm cho câu chuyện này, bởi chính họ đã tự tay châm lên ngọn lửa thảm họa.

    Mới đây, cảnh sát bang New South Wales (NSW) của Úc cho biết họ đã tiến hành truy tố 24 người với tội danh cố ý phóng hỏa. Trước đó vào ngày 8/11/2019, cảnh sát đã bắt giữ 183 người tình nghi có liên quan đến vụ cháy, với 40 trường hợp còn đang là trẻ vị thành niên. Mức án tất cả phải gánh chịu dao động từ phạt cảnh cáo, đến truy tố hình sự.

    Cụ thể thì trong số 183 người này, 53 người bị cảnh cáo hoặc truy tố vì không tuân thủ lệnh cấm lửa vào mùa khô. 47 trường hợp vướng vòng lao lý vì hút thuốc hoặc đánh diêm một cách bất cẩn, và 24 trường hợp hiện đang bị truy tố vì tội cố ý phóng hỏa.

    Đáng chú ý là theo Mitch Paris - cựu điều tra viên về các vụ phóng hỏa tại Úc, sự chú ý của quốc tế liên quan đến thảm họa cháy rừng sẽ chỉ làm tăng thêm khao khát của những kẻ muốn châm lửa.

    "Đến thời điểm nhìn thấy công luận đều chú ý vào vụ cháy, họ sẽ thấy choáng ngợp. Lũ người ấy cảm thấy phấn khích tột độ, như đang nắm giữ một thứ quyền lực gì đó, bởi lửa có sức tàn phá rất ghê gớm."

    Như Blake Banner - một tình nguyện viên của sở cứu hỏa NSW đã bị bắt vì tội cố ý gây nên 7 vụ cháy tại miền Nam nước Úc. Thanh niên 19 tuổi đã bị bắt gặp rời khỏi hiện trường trước khi vụ cháy khổng lồ xảy ra, sau đó quay trở lại để hỗ trợ các đồng nghiệp dập lửa. Hiện tại, Banner đã được tại ngoại và đang tìm cách chống lại cáo buộc trên.

    Theo thống kê được đưa ra từ CNN, hiện tại đã có 24 người thiệt mạng vì vụ cháy trên phạm vi toàn quốc. Mọi tiểu bang của Úc đều đã xuất hiện lửa, nhưng NSW đang chịu thiệt hại nặng nề nhất.

    Cháy rừng tại Úc đã diễn ra hơn 2 tháng qua, san phẳng hàng nghìn ngôi nhà, thậm chí hủy diệt cả một thị trấn. Ước tính, hơn 6 triệu hectare đất đã bị thiêu rụi, chủ yếu là đồng cỏ, rừng rậm và vườn quốc gia - những nơi có nhiều loài vật hoang dã, và khiến gần nửa tỉ sinh vật không thể trốn thoát.

    Cảnh sát Úc và bang NSW nói riêng đang triệt phá rất nhiều trường hợp vi phạm luật cấm lửa. Vào ngày 5/1 vừa qua, một người đàn ông đã bị khởi tố sau khi cảnh sát xác nhận rằng một thiết bị anh ta sử dụng đã gây ra hỏa hoạn tại Mount Druitt.

    Helino (theo DailyMail/CNN)

  • Mưa rào tại một số nơi đã xoa dịu phần nào "quỷ lửa". Tuy nhiên, điều kiện thời tiết này sẽ không kéo dài quá lâu. Nhiệt độ được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trở lại trong vài ngày tới.

    Sau hơn 3 tháng ròng chống chọi với cái nóng và hỏa hoạn càn quét, người dân Australia cuối cùng cũng có vài giờ dễ chịu hơn khi mưa rào đổ xuống xoa dịu phần nào “cơn cuồng nộ” của quỷ lửa. Mưa xuống tại một số vùng ở hai bang New South Wales và Victoria vào ngày cuối tuần vừa qua đã giúp nhiệt độ giảm rất nhiều so với trước đó.

    Tuy những cơn mưa không đủ sức để dập tắt hơn 200 đám cháy đang hoành hành tại các khu vực này nhưng đây vẫn được xem là "vị cứu tinh" hiếm hoi mà thiên nhiên đã ban xuống trong cơn đại thảm họa, giúp lính cứu hỏa có chút thời gian tạm nghỉ sau nhiều tuần chống chọi với bão lửa. Các nhà chức trách cũng có thời gian để thống kê lại các thiệt hại của trận hỏa hoạn kinh hoàng.

    Mưa rào đổ xuống một số vùng tại hai bang New South Wales và Victoria.
    Tuy không đủ sức dập tắt các đám cháy nhưng những cơn mưa cũng xoa dịu phần nào sức nóng cũng như ngăn cản bớt sự lây lan của lửa.

    Nhiệt độ giảm xuống đáng kể nhờ những cơn mưa, khói bụi cũng tan bớt phần nào.

    Dẫu vậy, tin không vui là điều kiện thời tiết dễ chịu này sẽ không kéo dài quá lâu. Đến khoảng thứ Năm tuần này (tức ngày 9/1), đất nước này sẽ tiếp tục hứng chịu đợt nắng nóng mới, nhiệt độ dự kiến tăng mạnh trở lại, tạo điều kiện cho các đám cháy tiếp tục hoành hành và bùng phát. Tuy nhiên, ở thời điểm này, người ta vẫn chưa thể đánh giá chính xác mức độ nghiêm trọng của đợt nóng sắp tới.

    Hiện tại, hàng chục nghìn hộ dân tại hai bang New South Wales và Victoria không có điện để sử dụng. Hàng nghìn người bị mắc kẹt trong đợt cháy lớn tại các thị trấn từ đầu năm đến nay vẫn đang chờ được giải cứu.

    Trên cả nước, đã có ít nhất 24 người thiệt mạng, 1.500 ngôi nhà bị phá hủy, trên 5,25 triệu hecta rừng bị thiêu rụi và nửa tỷ sinh vật chịu cái chết đau đớn. Với dự đoán nhiệt độ sẽ còn tiếp tục tăng trong những ngày tới, tổng thiệt hại mà đại thảm họa này để lại chắc chắn sẽ không dừng lại ở những con số trên.

    Dự báo nhiệt độ sẽ tăng trở lại trong vài ngày tới, tạo điều kiện cho các đám cháy tiếp tục hoành hành.

    Các cơ quan chức năng dự đoán rằng hỏa hoạn sẽ còn càn quét Australia thêm ít nhất hai tháng nữa. Tuy nhiên, các nhà hảo tâm trên thế giới đang cố gắng quyên góp cho quốc gia này với hy vọng đại thảm họa sẽ dừng lại sớm hơn dự kiến ban đầu.

    Theo Helino

  • Rạng sáng 31-12, hàng ngàn người dân ở Úc kinh hoàng tháo chạy ra biển vì lửa cháy rừng áp sát khu dân cư. Đêm nay có lẽ sẽ là giao thừa bi thảm nhất họ từng trải qua.

    Cư dân thị trấn Mallacoota ở Úc chạy ra bãi biển để tránh biển lửa đang áp sát khu dân cư - Ảnh: BBC

    Theo đài BBC, cư dân thị trấn Mallacoota, thuộc bang Victoria của Úc, kể lại các đám lửa khổng lồ áp sát nhà họ trong sáng 31-12, đúng ngày cuối cùng của năm cũ, buộc họ phải di tản khẩn cấp ra bãi biển để bảo toàn mạng sống.

    Trên mạng xã hội, mọi người đăng nhiều bức hình nhìn như cảnh tượng ở hỏa ngục, bầu trời thì tối sầm và nhuốm màu đỏ sậm ngay giữa ban ngày.

    Nhiều điểm du lịch, nghỉ dưỡng dọc bờ biển từ Sydney đến Melbourne hiện đang bị lửa đe dọa. Khu vực nguy hiểm nhất kéo dài đến 500km từ Vịnh Batemans ở bang New South Wales đến Bairnsdale ở bang Victoria.

    Ngoài trị trấn Mallacoota, nhiều khu dân cư ở New South Wales cũng phải di tản ra sát bờ biển để tránh lửa. Chính quyền Úc khuyến cáo người dân, trong đó có khách du lịch, ở yên một chỗ vì đã quá trễ và quá nguy hiểm để di tản đi chỗ khác.

    Hiện có 4 người ở bang Victoria đang mất tích, không rõ sống chết ra sao.

    Cư dân ở Vịnh Batemans, bang New South Wales, cũng phải chạy ra biển để tránh nạn - Ảnh: BBC

    Cơ quan Tình trạng khẩn cấp bang Victoria ước tính hiện có khoảng 4.000 cư dân Mallacoota tránh nạn ở bãi biển. "Bầu trời tối đen và rất đáng sợ, họ đang bị đe dọa", ông Andrew Crisp, quan chức cơ quan này, cho biết.

    Nhiều người cẩn thận đã neo những chiếc thuyền nhỏ sát mép nước để di chuyển ngay khi cần. Lính cứu hỏa nhận được lệnh không dập lửa nữa vì đã vượt tầm kiểm soát, họ chỉ lo tập trung cứu người.

    Nhiệt độ khủng khiếp trên 40 độ C cộng với gió mạnh và sấm sét đã gây ra hơn 200 đám cháy mới ở bang Victoria trong 24 giờ qua. Cường độ và quy mô của một số đám cháy lớn đến mức tự chúng tạo ra hiện tượng bão sét. 

    Một số hình ảnh kinh hoàng do người dân Úc ghi nhận:

    Thị trấn Malua Bay, bang New South Wales, chìm trong khói lửa - Ảnh: The Guardian
    Cư dân thị trấn Mallacoota trú lửa ở cầu cảng - Ảnh: Twitter
    Cư dân thị trấn Mallacoota - Ảnh: Twitter
    Một căn nhà bốc cháy ở Mallacoota - Ảnh: Twitter
    Một con đường ở thị trấn Cobargo, bang New South Wales, bị lửa tàn phá - Ảnh: Twitter
    Bầu trời chuyển màu đỏ thẫm khi lửa nuốt chửng Mallacotta, Victoria. - Ảnh: Reuters
    Người dân làm mọi cách để bảo vệ tính mạng và tài sản của họ trước cơn cuồng nộ của lửa - Ảnh: Twitter
    Cư dân Mallacoota đã di tản ra biển khi lửa tiến sát nhà của họ - Ảnh: Facebook
    Lính cứu hỏa dập lửa ở Nowra, New South Wales - Ảnh: AFP
    Hàng ngàn du khách và dân địa phương đã phải chạy trốn ra biển. - Ảnh: Getty
    Những người dân trú ở bãi biển được khuyên nên nhảy xuống nước nếu tình hình hỏa hoạn tệ hơn. - Ảnh: Reuters
    Người dân lên xuồng đi tìm kiếm nơi trú ẩn - Ảnh: AFP/Ida Dempsey
    Bầu trời chuyển sang màu cam vào ngày cuối cùng của năm ở Victoria - Ảnh: Reuters/Jonty Smith
    Lính cứu hỏa cố gắng bảo vệ tài sản cho người dân ở thị trấn Sussex Inlet - Ảnh: Getty
    Cảnh sát cho biết có 2 cha con đã chết vì bảo vệ ngôi nhà của họ ở Cobargo - Ảnh: Getty
    Hàng ngàn ngôi nhà trên khắp nước Úc đã bị bà hỏa thiêu rụi. - Ảnh: Getty

    Theo Mirror/Tuổi Trẻ

  • Đám cháy xuất phát từ hành vi phóng hỏa của một người đàn ông nhằm bảo vệ trang trại cần sa đã phá hủy 300 ngôi nhà và khiến 4 người thiệt mạng.

    Theo Guardian, tòa án Australia hôm 16/11 đã bắt đầu tiến hành xét xử một người đàn ông 51 tuổi với cáo buộc người này phóng hỏa khu rừng ở Elbor, bang New South Wales nhằm bảo vệ trang trại cần sa của mình.

    Người đàn ông trong vụ việc đã tranh thủ thời gian nhiệt độ tương đối mát để đốt thảm thực vật sát mặt đất, tránh nguy cơ cháy rừng sau này đe dọa trang trại cần sa của mình. Tuy nhiên, ngọn lửa đã bùng phát vượt ngoài tầm kiểm soát dẫn đến cháy rừng trên diện rộng.

    Vụ cháy rừng ở Elbor sau đó đã lan rộng, thiêu rụi hơn 1 triệu héc-ta rừng, phá hủy 300 ngôi nhà và khiến ít nhất 4 người thiệt mạng. Đám cháy vẫn đang tiếp tục hoành hành trong những ngày qua.

    Lính cứu hỏa tìm cách khống chế ngọn lửa ở Elbor. Ảnh: AP

    Nhà chức trách Australia tin rằng nhiều đám cháy ở New South Wales và Queensland gây ra do chủ ý của con người. Công chúng được khuyến khích cung cấp thông tin để giúp nhà chức trách tìm ra thủ phạm gây ra những vụ cháy rừng.

    Trong ngày 17/11, hai bang Queensland và New South Wales tiếp tục chứng kiến 130 đám cháy hoành hành.

    Australia đã bắt đầu bước vào mùa khô hạn với nguy cơ thường trực từ những đám cháy rừng. Các chuyên gia nhận định mùa cháy rừng ở quốc gia này ngày càng bắt đầu sớm hơn và trở nên cực đoan hơn, hệ quả của biến đổi khí hậu, nhiệt độ và độ ẩm môi trường tăng.

    Cháy rừng khủng khiếp ở Elbor. Ảnh: Getty

    Thời gian qua, những lời kêu gọi cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch và giảm phát thải khí nhà kính không nhận được sự quan tâm từ chính phủ cánh hữu cầm quyền, những người muốn thúc đẩy ngành khai mỏ nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế.

    Ảnh: Aaron Bligh
    Ảnh: Aaron Bligh
    Ảnh: Aaron Bligh
    Ảnh: Aaron Bligh
    Ảnh: Aaron Bligh

    Theo Zing