• Nhiều nước châu Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Pháp, Anh... đang trải qua nắng nóng thiêu đốt. Một nghị sĩ của Pháp cho biết nhiệt độ trên mặt đất ở Tây Ban Nha lên tới 59C và tại miền nam Pháp là 48C.

    chay rung o chau au 1
    Đám cháy tại rừng thông Bordeaux, Pháp. Ảnh: AP

    "Đây không còn là mùa hè. Nó giống như địa ngục và sẽ sớm đặt dấu chấm hết cho sự sống của con người, nếu chúng ta tiếp tục không hành động vì khí hậu", nữ nghị sĩ Melanie Vogel thuộc Đảng Xanh (Pháp) bình luận trên Twitter vào ngày 16-7.

    Hàng trăm người chết

    Tại Tây Ban Nha, gần một nửa khu vực rừng cây của dãy núi Sierra de la Culebra nằm ở tây bắc nước này đã bị thiêu rụi, khiến cháy rừng tại đây trở thành đám cháy lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử Tây Ban Nha.

    Gần Costa del Sol, một địa điểm du lịch nổi tiếng ở miền nam Tây Ban Nha, hàng ngàn người đã phải sơ tán do cháy rừng lan rộng ở dãy núi Sierra de Mijas.

    Số liệu của Viện Y tế Carlos III cho thấy nhiệt độ cao trong ba ngày đầu tiên của đợt nắng nóng mới nhất ở Tây Ban Nha, chính thức bắt đầu hôm 10-7, đã khiến 84 người thiệt mạng. Còn Bộ Y tế Bồ Đào Nha ghi nhận 238 trường hợp tử vong do nắng nóng ở nước này từ ngày 7 tới 13-7.

    Tính đến sáng 16-7, hơn 12.200 người đã được sơ tán khỏi vùng Gironde của Pháp khi hơn 1.000 lính cứu hỏa nỗ lực dập tắt các đám cháy. Trong khi đó, hơn 3.000 người đã phải sơ tán khỏi nhà của họ do cháy rừng lớn gần Mijas, một thị trấn ở tỉnh Malaga của Tây Ban Nha.

    chay rung o chau au 1
    Nguồn: NASA - Dữ liệu: BẢO ANH - Đồ họa: TẤN ĐẠT

    Theo truyền thông địa phương, 3 đám cháy lớn vẫn còn hoạt động và khu vực rộng hơn 5.000ha đã bị thiêu rụi. Hôm 16-7, Cơ quan khí tượng Pháp đã phát cảnh báo nóng mức cam cho 38 tỉnh.

    Với Vương quốc Anh, các quan chức chính phủ cảnh báo cần chuẩn bị đối phó với những ngày nóng nhất trong lịch sử Anh vào ngày 18 và 19-7 với nhiệt độ dự báo đạt mức kỷ lục 40oC.

    Cơ quan khí tượng Anh lần đầu tiên đã phát cảnh báo đỏ về nắng nóng, có nghĩa là không chỉ những người dễ bị tổn thương mà cả những người khỏe mạnh cũng có thể dễ bị bệnh và thiệt mạng.

    Theo Hãng tin AFP, đây là đợt sóng nhiệt thứ hai tấn công các khu vực ở tây nam châu Âu trong nhiều tuần qua. Các nhà khoa học cho biết biến đổi khí hậu chính là nguyên nhân và dự đoán các đợt thời tiết khắc nghiệt tương tự sẽ diễn ra thường xuyên, dữ dội hơn.

    chay rung o chau au 1
    Xe cứu hỏa tại một khu rừng gần bờ biển ở Pháp. Ảnh: AP

    Học cách thích nghi

    Theo Đài Deutsche Welle, nhiều người ở châu Âu vẫn còn không nhận thức được những rủi ro mà nhiệt độ cao gây ra cho sức khỏe.

    Do đó, các cơ quan y tế như Cơ quan dịch vụ y tế quốc gia Anh (NHS) đã kêu gọi công chúng thay đổi thói quen, tránh ánh nắng mặt trời trong khung giờ từ 11h - 15h và học cách phát hiện các dấu hiệu ban đầu của tình trạng say nắng.

    Tại Tây Ban Nha, nơi nhiệt độ đã tăng vọt trên 40oC, các cơ quan y tế đã cảnh báo về những rủi ro sức khỏe do tiếp xúc với nhiệt độ quá cao, đồng thời khuyến cáo mọi người nên ở trong những không gian có bóng râm hoặc máy điều hòa nhiệt độ và uống nhiều nước.

    chay rung o chau au 1
    Lính cứu hỏa Pháp vật lộn với những ngọn lửa. Ảnh: AP

    Trong khi đó, người sử dụng lao động ở châu Âu sẽ phải thay đổi thái độ của họ đối với vấn đề làm việc ngoài trời hoặc trong các không gian thông gió kém.

    Các công đoàn của Đức đã đề xuất vào những ngày đặc biệt nóng, người lao động nên được nghỉ trưa ở những nơi có mái che do chủ thuê cung cấp.

    "Các chủ thuê phải bảo vệ người lao động của họ và sau đó chính quyền cũng phải đảm bảo rằng người lao động được bảo vệ dù đó là giấc ngủ trưa, giờ làm việc linh hoạt hay vấn đề nghỉ giải lao thường xuyên hơn", bà Sari Kovats, giáo sư sức khỏe cộng đồng tại Trường Vệ sinh và y học nhiệt đới London (Anh), bình luận.

    Thông thường mùa hè là khoảng thời gian tương đối ít áp lực đối với các dịch vụ y tế châu Âu, nhưng với tình trạng nắng nóng khắc nghiệt xảy ra thường xuyên hơn, các hệ thống y tế cũng cần chuẩn bị đối đầu với tình trạng gia tăng bệnh nhân do sóng nhiệt.

    chay rung o chau au 1
    Hàng chục nghìn ha rừng đã bị thiêu rụi bởi các đám cháy. Ảnh: AP

    chay rung o chau au 1
    Máy bay chữa cháy hoạt động tại châu Âu. Ảnh: AP

    Các nghiên cứu phát hiện các đợt sóng nhiệt làm tăng ít nhất 10% số người được đưa vào phòng cấp cứu khi nhiều người gặp triệu chứng mất nước, say nắng và buồn nôn.

    Những người trên 65 tuổi có nguy cơ đặc biệt cao, và điều này có nghĩa phần lớn dân số già của châu Âu rất dễ bị tổn thương.

    Theo báo cáo của Ủy ban châu Âu công bố năm ngoái, với xu hướng hiện tại và nếu không có khả năng thích ứng thêm, số người chết hàng năm liên quan đến nắng nóng khắc nghiệt tại Liên minh châu Âu có thể tăng từ mức khoảng 2.700 người/năm lên 30.000 - 50.000 người vào năm 2050.

    Theo Vietnamnet

  • Một phụ nữ Mỹ đối mặt với 9 năm tù vì bị cáo buộc gây ra đám cháy rừng nghiêm trọng lên tới 3.500 hecta tại bang California trong khi đun nước uống.

    Theo cáo trạng ngày 24/9 của văn phòng công tố hạt Shasta, bang California, Alexandra Souverneva, 30 tuổi, bị cáo buộc có liên quan tới vụ cháy rừng Fawn Fire ngày 22/9, khi cô này đang đi bộ băng rừng tới Canada. Giới chức địa phương cho biết, cô đã gây ra vụ cháy rừng khi đang cố gắng đun nước sôi để uống.

    Souverneva bị cáo buộc tội đốt cháy rừng và có thể đối mặt với án tù 9 năm, theo công tố viên Stephanie Bridgett. Tuy nhiên, cô này có thể phải đối mặt thêm các cáo buộc khác khi đám cháy vẫn chưa dừng lại và vụ điều tra các vụ cháy rừng khác trong bang vẫn đang diễn ra.

    dot rung
    Alexandra Souverneva xuất hiện ở tòa án hạt Shasta hôm 24/9 (Ảnh: Mecury News)

    Vụ cháy rừng Fawn Fire bắt đầu hôm 22/9 và tính tới ngày 27/9, lực lượng cứu hỏa mới chỉ kiểm soát được 50% diện tích đám cháy. Nó đã lan ra khoảng gần 3.500 ha rừng và phá hủy 25 công trình.

    Các quan chức cho biết, 2.000 công trình đang gặp nguy hiểm và người dân sống ở khu vực lân cận đã được cảnh báo rằng họ có thể sẽ phải di tản nếu tình hình tồi tệ hơn.

    “Chúng tôi cho rằng nhiều đám cháy nữa trong hạt và bang có thể có liên quan tới cô ấy. Văn phòng công tố Shasta sẽ không ngại truy tố bất kỳ người nào cố ý hoặc vô tình gây cháy rừng”, công tố viên Bridgett cho hay.

    Theo chính quyền địa phương, Souverneva hiện vẫn tuyên bố vô tội và cô đã được chỉ định luật sư bào chữa.

    Tòa án phán quyết mức bảo lãnh cho Souverneva là 150.000 USD và cô dự kiến sẽ ra hầu tòa lần tới vào ngày 5/10.

    Theo Dân trí

  • Trước tình hình cháy rừng lan rộng, giới chức địa phương đã sơ tán khẩn cấp 90.800 dân sinh sống trong khu vực Quận Cam, bang California.

    california so tan vi chay rung 1

    Những người trong diện sơ tán lần này chủ yếu là cư dân tại thành phố Irvine thuộc Quận Cam. Các đám cháy ở hai thị trấn Silverado và Blue Ridge cũng đang lan rộng, gây thiệt hại đáng kể về người và của. Ảnh: AP.

    california so tan vi chay rung 1

    Nhà chức trách dự định sử dụng máy bay xối nước từ trên không nhằm dập đám cháy ở Blue Ridge. Do gió lớn nên ngọn lửa càng lan nhanh sang khu dân cư. Ảnh: AP.

    california so tan vi chay rung 1

    Theo thông báo từ Cơ quan Cứu hỏa Quận Cam, hai nhân viên cứu hỏa, gồm một người 26 tuổi và một người 31 tuổi, bị thương nặng khi dập đám cháy ở Silverado. Theo cảnh sát trưởng Brian Fennessy, hai người này bị bỏng cấp độ hai và ba. Ảnh: AP.

    california so tan vi chay rung 1

    Ông Brian Alexander, người tận mắt chứng kiến đám cháy ở Silverado, đã đưa gia đình đi sơ tán trong sáng ngày 27/10. Ông cho biết “những cơn gió kinh khủng” đang tạo ra “bầu không khí tồi tệ nhất từ trước đến nay”. Ảnh: AP.

    california so tan vi chay rung 1

    Theo Sở Lâm nghiệp và Phòng cháy chữa cháy bang California (CalFire), khoảng 4.000 nhân viên cứu hỏa đang chiến đấu với 22 đám cháy trong khu vực. Trên đường quốc lộ 133, các tài xế ghi nhận nhiều cột khói che phủ tầm nhìn. Ảnh: AP.

    california so tan vi chay rung 1

    Giới chức địa phương đang điều tra nguyên nhân của các đám cháy mới. Hôm 26/10, công ty điện lực South California Edison báo cáo sự cố khi hoạt động, cho biết thiết bị của họ có thể là nguyên nhân gây ra đám cháy ở Silverado. Ảnh: AP.

    california so tan vi chay rung 1

    Toàn khu vực miền Nam California đang vào thời điểm khô ráo và gió thổi rất mạnh, lên tới gần 130 km/giờ. Trước đó, các chuyên gia khí tượng cảnh báo bất cứ ngọn lửa nào bùng lên lúc này đều lan ra nhanh chóng và khó kiểm soát. Ảnh: AP.

    california so tan vi chay rung 1

    Chỉ tính riêng trong năm nay, hàng trăm vụ cháy rừng đã xảy ra trên khắp miền Tây nước Mỹ, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người dân. Hàng triệu ha đất đã bị thiêu rụi tại nhiều tiểu bang như California, Colorado hay Oregon. Ảnh: AP.

    Nguồn: Zing

  • Cháy rừng ở ba bang Bờ Tây nước Mỹ đã biến một số khu vực trở thành bình địa, thiêu rụi hàng nghìn ngôi nhà và làm thiệt mạng ít nhất 36 người, tạo nên cảnh tượng như tận thế.

    chay rung o bo tay nuoc my 1

    Từ tháng 8, hàng chục đám cháy lớn đã bùng phát ở các khu vực thuộc ba bang Oregon, California và Washington, với tổng diện tích bị ngọn lửa càn quét đã lên đến hơn 1,8 triệu hecta, theo Reuters. Ảnh: Reuters.

    chay rung o bo tay nuoc my 1

    Oregon đã trở thành điểm nóng mới nhất với 10 người chết vì cháy rừng trong tuần qua, bên cạnh 22 người mất tích được báo cáo. Ảnh: Reuters.

    chay rung o bo tay nuoc my 1

    Tổng thống Trump nói cháy rừng xuất phát từ sự quản lý yếu kém của lực lượng kiểm lâm. Tuy nhiên, thống đốc các bang Oregon và California nói biến đổi khí hậu là nguyên nhân chủ yếu. Ảnh: AFP.

    chay rung o bo tay nuoc my 1

    Theo các nhà khoa học, cả hai yếu tố trên đều góp phần dẫn đến các vụ cháy với quy mô chưa từng có tiền lệ trong mùa hè này tại Mỹ. Ảnh: AFP.

    chay rung o bo tay nuoc my 1

    Bắt đầu từ những năm 1900, nạn cháy rừng đã được xử lý mạnh tay, dẫn đến sự tích tụ cây khô và cây bụi thấp tại các khu vực rừng. Đây chính là nhiên liệu cho các đám cháy lớn hơn, mạnh hơn và tàn phá nặng nề hơn. Ảnh: AFP.

    chay rung o bo tay nuoc my 1

    Song những thay đổi về điều kiện khí hậu và hình thái thời tiết - sự nóng lên toàn cầu, hạn hán dài hơn, mưa ít đi - cũng là nguyên nhân dẫn đến cháy rừng. Ảnh: AFP.

    chay rung o bo tay nuoc my 1

    "Chúng tôi không muốn đánh giá thấp tác động của biến đổi khí hậu vì chuyện này đã trở nên rất nghiêm trọng và còn diễn biến trong tương lai", Dan Cayan, nhà nghiên cứu về khí hậu tại Viện Hải dương học Scripps thuộc Đại học California, San Diego, nói. Ảnh: Reuters.

    chay rung o bo tay nuoc my 1

    Hơn 6.200 ngôi nhà và công trình khác đã bị phá hủy, theo số liệu tổng hợp từ ba bang Oregon, California và Washington. Ảnh: Reuters.

    chay rung o bo tay nuoc my 1

    Tổng thống Trump và đối thủ của ông trong cuộc đua Nhà Trắng năm nay, Joe Biden, đã đưa ra những nhận xét trái ngược về nguyên nhân dẫn đến cháy rừng. Ảnh: Reuters.

    chay rung o bo tay nuoc my 1

    "Tôi nghĩ, chuyện này liên quan nhiều hơn đến vấn đề quản lý", ông Trump từng nói khi được phóng viên hỏi liệu biến đổi khí hậu có phải là nguyên nhân gây ra cháy rừng. Ảnh: Reuters.

    chay rung o bo tay nuoc my 1

    Ông Biden, người đã bị chỉ trích vì không đến thăm các địa phương có cháy rừng, nói biến đổi khí hậu đóng vai trò quan trọng. Ảnh: Reuters.

    chay rung o bo tay nuoc my 1

    Gọi ông Trump là "kẻ phóng hỏa khí hậu", ông Biden nói: "Nếu chúng ta có thêm 4 năm mà ông Trump bác bỏ chuyện (biến đổi) khí hậu, sẽ có thêm bao nhiêu khu vực dân cư bị cháy rừng thiêu rụi? Sẽ có thêm bao nhiêu khu vực sinh sống bị ngập lụt nữa đây?". Ảnh: Reuters.

    chay rung o bo tay nuoc my 1

    Ông Trump từng cho rằng biến đổi khí hậu là "trò lừa bịp" và vào năm 2017, ông đã rút khỏi hiệp định Paris, thỏa thuận đặt ra cách tiếp cận quốc tế để giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu. Ảnh: Reuters.

    chay rung o bo tay nuoc my 1

    Người dân dựng biển ghi "Những kẻ hôi của sẽ bị bắn" tại Estacada, một trong những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tại bang Oregon. Ảnh: Reuters.

    chay rung o bo tay nuoc my 1

    Lực lượng Vệ binh Quốc gia được điều động ứng phó tại Detroit, Oregon. Ảnh: Reuters.

    Theo Reuters

  • Tỉnh dậy sáng 9/9, Elizabeth Nguyễn hoảng hốt tưởng sắp xảy ra động đất khi bầu trời San Francisco chuyển màu cam, cảnh tượng lạ kỳ chị chưa từng thấy.

    "Sống ở đây 30 năm rồi nhưng tôi chưa bao giờ chứng kiến cảnh tượng này", chị Elizabeth Nguyễn chia sẻ. "Bầu trời có màu cam kỳ lạ, ra lấy xe hơi thì tôi phát hiện lớp bụi trắng bóc kèm tro".

    sao hoa california 1
    Anh Huy Phạm ở California. Ảnh: VnExpress

    Cảnh tượng trên khiến San Francisco, thành phố lớn ở vùng vịnh Bắc California, được ví như Sao Hỏa hay ngày tận thế. Thành phố này không xảy ra cháy rừng nhưng bị ảnh hưởng bởi những đám cháy lớn của thành phố Chico, cách đó 2 tiếng lái xe.

    "Cháy rừng kéo dài ba ngày qua ở Chico khiến tro bụi theo gió bay xa đến các thành phố lân cận như San Francisco. Khi lái xe về hướng đông, trước mặt tôi tro bụi bay như tuyết, có lúc không thấy rõ đường đi. Bật điều hòa không khí trong xe thì bị ho", chị Elizabeth kể.

    Lực lượng cứu hỏa California đang chiến đấu với thảm họa cháy rừng lớn chưa từng có khiến hàng chục nghìn người ở Bờ Tây Mỹ phải di tản. Ít nhất 8 người được xác nhận thiệt mạng trong 24 giờ qua khắp California và hai bang lân cận là Oregon và Washington. Tuy nhiên, giới chức cho hay một số khu vực hiện không thể tiếp cận được nên số người chết có khả năng tiếp tục tăng.

    sao hoa california 1
    Thành phố San Francisco mờ mịt giữa bầu trời màu cam và khói mù do ảnh hưởng cháy rừng hôm 9/9. Ảnh: Trung Lê.

    Nhờ nằm ven biển, San Francisco có thời tiết mát mẻ quanh năm với nhiệt độ khoảng 15 độ C. Tuy nhiên, những ngày bị ảnh hưởng cháy rừng, nhiệt độ có thể tăng lên 26 độ C, không khí đầy khói và tro bụi khiến người dân nơi đây phải đeo cả khẩu trang vải lẫn N95, đồng thời hạn chế ra đường.

    "Buổi sáng tỉnh dậy đi làm mà tôi cứ tưởng vẫn còn là ban đêm", anh Trung Lê, cũng ở San Francisco, có chung cảm xúc kinh ngạc. "Tôi cũng chưa bao giờ thấy cảnh tượng này. Bầu trời màu cam, khói mù dày đặc khiến trời sầm tối như lúc mặt trời sắp lặn".

    sao hoa california 1
    Một con đường San Francisco mờ mịt do ảnh hưởng cháy rừng hôm 9/9. Ảnh: Trung Lê.

    Sáng 10/9, bầu trời ở San Francisco vẫn có màu cam nhưng đến chiều đã chuyển xám, khi một số đám cháy được dập tắt. Khu vực anh sống không bị ảnh hưởng gì nhiều nhưng một số đồng nghiệp ở gần khu vực cháy phải dọn dẹp tư trang, đề phòng cháy rừng lan tới.

    Ở thành phố Willits, hạt Mendocino, cách San Francisco 3,5 tiếng lái xe, Huy Phạm đang trong tinh thần sẵn sàng, chờ có lệnh là di tản.

    "Sống nơi thôn quê hoang vu, nhiều cây cỏ, gần gũi với thiên nhên là một điều tuyệt vời cho đến khi cháy rừng xảy ra, một thảm hoạ khủng khiếp hàng năm tại California", chàng trai làm nhiếp ảnh gia tự do, mới chuyển về Willits một năm nay cùng gia đình, cho hay. "California rất đông người, chỉ cần một người vô ý làm cháy cỏ là có thể bùng phát đám cháy lớn hơn rất nguy hiểm".

    Tại hạt Mendocino đang xảy ra hai đám cháy, gồm Oak Fire cách nhà của Huy 5 km và August Complex ở cách 2 tiếng lái xe. August Complex vừa vượt đám cháy Mendocino Complex năm 2018 trở thành đám cháy rừng lớn nhất trong lịch sử California, theo Sở Cứu hỏa bang này.

    Hai ngày nay, thành phố Willits có khói mù mịt, chỉ số chất lượng không khí AQI vượt 400, ở mức nguy hiểm.

    "Khu vực tôi sống bị bao phủ bởi một bầu trời đỏ rực, tro bụi bay như tuyết, phải đóng kín cửa, dán băng keo ở khe hở cửa sổ, bật máy lọc không khí", anh Huy kể. "Tôi phải nghỉ làm, hạn chế ra đường và luôn đeo khẩu trang N95 để bảo vệ phổi. Chỉ ở trong nhà ngửi khói thôi cũng đã khiến tôi nhức đầu".

    Từ sáng 7/9, thành phố Willits trở thành "vùng màu vàng", lệnh cảnh báo di tản của chính quyền được gửi tới qua điện thoại của anh Huy. Tuy nhiên, do ở khu vực nông thôn, đôi khi không có cả sóng điện thoại, nhiều người dân không biết có lệnh di tản khiến cảnh sát phải tới nhà để thông báo và thúc giục.

    Cả gia đình anh đã góm ghém xong đồ đạc, sẵn sàng rời đi, nhưng may mắn đêm đó không có gió nên lính cứu hỏa đã ngăn được hỏa hoạn lan xuống khu vực với khoảng 800 hộ dân. Hôm 10/9, cảnh báo được dỡ bỏ nhưng người dân vẫn sống chung với khói và tro bụi.

    Năm nay, California ghi nhận kỷ lục hơn 2,1 triệu hecta rừng bị cháy, dù gần 4 tháng của mùa cháy rừng vẫn còn ở trước mắt. 16 người đã thiệt mạng vì do hỏa hoạn, bao gồm 8 người thiệt mạng tháng trước.

    Thống đốc Gavin Newsom cho rằng nguyên nhân của thảm họa này là biến đối khí hậu.

    "Chúng ta phải nỗ lực nhiều hơn. Chúng ta cần hành động ở mọi cấp độ. California không thể làm một mình. Biến đổi khí hậu là có thật", ông viết trên Twitter.

    Huy sang Mỹ sinh sống từ 11 năm trước và từ ngày chuyển tới California, anh đã 2-3 lần chứng kiến cháy rừng nghiêm trọng. Mùa hè ở đây kéo dài từ khoảng cuối tháng 6 tới cuối tháng 9, hoặc giữa tháng 10, với thời tiết khô nóng, nhiệt độ có lúc lên tới 39 độ C. Từ tháng 5 đến nay hầu như không có mưa.

    "Hiện lực lượng cứu hỏa địa phương đã dập được 25% cháy rừng. Có lẽ phải chờ cơn mưa đầu tiên thì các đám cháy may ra mới chấm dứt. Tuy nhiên, nếu gió mạnh lên, tôi e là không thể cứu nổi", anh Huy nói. "Trong tình hình này, giấy tờ, quần áo, đồ dùng tất yếu tôi vẫn để sẵn, có thông báo di tản là rời đi".

    Theo VnExpress

  • Lần đầu tiên Ruben Navarrete, 14 tuổi, lái xe là khi chạy dọc con đường hẹp bên sườn dốc giữa bóng tối, với biển lửa cuồn cuộn phía sau.

    Ruben biết rằng mình không được phép phạm sai lầm. Chỉ tập trung, quên đi ngọn lửa và vách đá dựng đứng bên đường.

    Cậu bé sống với chú Joshua Smith và cô Jamie tại Cold Springs Rancheria, khu bảo tồn của người Mỹ bản địa ở hạt Fresno, bang California, Mỹ, nơi đang bị đám cháy rừng Creek đe dọa.

    Gia đình Ruben có hai ngày để chuẩn bị sơ tán và trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, cậu được chú và cô dạy cho một số kỹ năng lái xe cơ bản. "Nó giống như một trò chơi điện tử vậy, Ruben", cậu nhớ lại lời của chú Josh.

    lai xe khoi chay rung 1
    Một ngôi nhà bốc cháy trong đám cháy rừng Creek ở vùng Tollhouse, hạt Fresno, California, sớm 8/9. Ảnh: AFP.

    Nửa đêm 7/9, ngọn lửa từ đám cháy rừng Creek sắp lan đến Cold Springs Rancheria, buộc họ phải sơ tán ngay lập tức. Chú và cô của Ruben, các em họ và anh trai ngồi xe lăn của cậu được phân lên 3 chiếc xe của gia đình.

    Bà Jamie dẫn đầu đoàn trên một chiếc SUV, theo sau là Ruben trên một chiếc Chevrolet với anh trai bên trong. Chú Josh lái một chiếc xe bán tải bị cháy bóng đèn đi sau cùng.

    "Đến lúc phải lái xe, tôi thực sự căng thẳng, sợ hãi", Ruben kể khi đã an toàn trong một phòng khách sạn tại thị trấn Clovis.

    Những ngọn lửa đang đuổi theo ngay sau đoàn xe.

    "Tôi không muốn nhìn lại vì tôi phải tập trung, tôi không muốn đâm phải thứ gì", Ruben nói. "Nhưng nếu bạn nhìn ra ngoài cửa sổ, đó là một ngọn đồi thực sự rất dốc".

    Ruben chỉ cảm thấy thoải mái khi đã lái xe được hơn 30 km.

    lai xe khoi chay rung 1
    >Ruben Navarette trên chiếc xe mà cậu lần đầu tiên lái sau khi chạy thoát đám cháy rừng ở hạt Fresno, California, hôm 10/9. Ảnh: AFP

    Bà Jamie cố gắng không nhắc đến số phận ngôi nhà của họ hay bất kỳ điều gì xảy ra với hai chú chó mà họ phải bỏ lại. Nhà Smith không biết liệu họ sẽ đối mặt với những gì khi quay lại sau đám cháy.

    Bà trải những chiếc chăn mang theo lên giường khách sạn để có cảm giác như đang ở nhà và chúc mừng Ruben vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

    "Đó là một khóa học va chạm thực tế ngắn vì tất cả những gì Ruben đã học trước đó chỉ là tập lái xe vài trăm mét gần nhà", bà cười. "Tất cả chúng tôi thực sự căng thẳng".

    Nhờ sự hỗ trợ của Hội Chữ Thập đỏ, gia đình Smith có thể ở lại khách sạn 10 ngày. Thường những người sơ tán trú tại các phòng thể dục của trường học và ngủ trên võng, nhưng giữa đại dịch Covid-19, đây không còn là lựa chọn khả thi do nguy cơ lây nhiễm. Hơn 1.200 phòng khách sạn đã được chuẩn bị cho người dân sơ tán.

    Hơn 14.000 lính cứu hỏa California đang chiến đấu với 28 đám cháy lớn khắp bang đông dân nhất nước Mỹ này. Thảm họa cháy rừng lớn chưa từng có khiến hàng chục nghìn người phải di tản. Ít nhất 23 người đã thiệt mạng ở California do hỏa hoạn. Giới chức cho hay một số khu vực hiện không thể tiếp cận được nên số người chết có khả năng tiếp tục tăng.

    Cuối ngày 10/9, đám cháy Creek đã tàn phá hơn 71.000 hecta đồi núi ở Rừng Quốc gia Sierra, miền trung California, phá hủy ít nhất 60 ngôi nhà, biến một số cộng đồng thành thị trấn ma.

    Theo AFP