• 5.000 con ốc sên lớn lên tại các sở thú ở London, Scotland và bang Missouri (Mỹ) đã 'bay' hơn 14.500km để trở về với tự nhiên ở Thái Bình Dương.

    oc sen
    Những con ốc sên Partula được sơn một chấm màu đỏ trên vỏ để phản chiếu tia cực tím - Ảnh: ZSL

    5.000 con ốc sên Partula có chiều dài dưới 2,5cm được thả xuống các đảo ở Thái Bình Dương. Chúng được sơn một chấm màu đỏ trên vỏ để phản chiếu tia cực tím, giúp các nhà bảo tồn có thể theo dõi tiến trình phát triển của chúng.

    Những con ốc Partula "tuyệt chủng trong tự nhiên" này (còn gọi là ốc Polynesian tree) ăn mô và nấm của thực vật đang phân hủy. Chúng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của rừng.

    Khi những con ốc sên đất khổng lồ châu Phi xâm chiếm một số hòn đảo ở Polynesia thuộc Pháp, loài ốc sên hồng được đưa đến đảo này để giải quyết vấn đề. Thật không may, những con ốc hồng lại săn lùng tiêu diệt những con ốc sên bản địa.

    Đưa ốc sên Partula bản địa trở lại tự nhiên, chính quyền Polynesia hướng tới việc khôi phục cân bằng sinh thái ở những hòn đảo này.

    Vào đầu những năm 1990, một số con ốc sên bản địa còn sống sót cuối cùng đã được giải cứu khỏi các đảo. Chúng được đưa về Sở thú London (Anh) và Edinburgh (Scotland) trong một chương trình nhân giống bảo tồn quốc tế, quy tụ 15 sở thú trên thế giới cùng tham gia.

    Người phụ trách động vật không xương sống của Hiệp hội Động vật học London, ông Paul Pearce-Kell, cho biết: “Sau nhiều thập kỷ chăm sóc ốc sên trong các vườn thú bảo tồn, để chuẩn bị cho các hòn đảo đón chúng quay trở lại, chúng tôi nuôi chúng trong môi trường tự nhiên”.

    Có tất cả 11 loài ốc sên Partula bản địa đã được cứu, bao gồm cả con cuối cùng được biết đến của loài Partula taeniata sumulans. Con ốc sên đơn độc này được đưa đến vườn thú Edinburgh vào năm 2010 và được nhân giống trở lại với hàng trăm con cháu.

    Riêng loài Partula faba không may mắn như vậy. Có 9 con Partula faba tại Edinburgh không thể sinh sản thành công trong điều kiện nuôi nhốt và loài này đã tuyệt chủng vào năm 2016.

    "Chúng tôi đã tái thả hơn 21.000 con ốc sên Partula đến các đảo, bao gồm 11 loài và phân loài Polynesian tree đã tuyệt chủng trong tự nhiên. Năm 2023 là đợt tái thả lớn nhất từ trước đến nay”, ông Pearce-Kell nói.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Theo một nghiên cứu mới công bố, số lượng cá voi lưng gù đã giảm 20% trong thời gian từ năm 2012-2021.

    ca voi lung gu
    Một con cá voi lưng gù tại vùng biển phía đông nam Alaska. Ảnh: NOAA

    Hãng AFP ngày 28.2 đưa tin số lượng cá voi lưng gù ở Bắc Thái Bình Dương giảm mạnh 20% trong vòng chưa đầy một thập niên và sóng nhiệt ở đại dương có thể là thủ phạm chính.

    Nhờ những nỗ lực bảo tồn và việc chấm dứt săn bắt cá voi thương mại vào năm 1976, quần thể cá voi lưng gù trong khu vực đã tăng đều cho đến năm 2012. Tuy nhiên, trong thập niên qua, số lượng cá voi đã giảm mạnh, theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Royal Society Open Science.

    Một nhóm gồm 75 nhà khoa học đã biên soạn bộ dữ liệu nhận dạng ảnh lớn nhất từng được lập cho một loài động vật có vú sống ở đại dương để theo dõi quần thể cá voi lưng gù ở Bắc Thái Bình Dương từ năm 2002-2021.

    Sử dụng hình ảnh những chiếc đuôi độc đáo của cá voi, nhóm nghiên cứu có thể ghi lại khoảng 200.000 lần nhìn thấy hơn 33.000 cá thể.

    Cho đến năm 2012, quần thể cá voi lưng gù đã tăng đều đặn và người ta cho rằng cuối cùng nó sẽ chững lại ở mức mà đại dương có thể hỗ trợ. Tuy nhiên, họ chứng kiến sự sụt giảm mạnh về số lượng.

    Từ năm 2012 đến năm 2021, số lượng cá voi lưng gù đã giảm 20% từ khoảng 33.000 cá thể xuống chỉ còn hơn 26.600 cá thể. Đối với một nhóm nhỏ cá voi trú đông ở Hawaii, sự sụt giảm thậm chí còn rõ rệt hơn ở mức 34%.

    Từ năm 2014 đến năm 2016, đợt nắng nóng ở biển mạnh nhất và dài nhất từng được ghi nhận đã tàn phá vùng đông bắc Thái Bình Dương với các hiện tượng bất thường về ôn đới đôi khi vượt quá 3 đến 6 độ C, làm thay đổi hệ sinh thái biển và con mồi của cá voi lưng gù.

    "Đây là một tín hiệu lớn hơn nhiều so với những gì chúng tôi dự kiến. Ước tính của chúng tôi là khoảng 7.000 con cá voi hầu hết đã chết đói", theo chuyên gia Ted Cheeseman tại Đại học Southern Cross (Úc), tác giả nghiên cứu.

    Việc bảo tồn cá voi lưng gù từng xem là thành công. Trước đó, việc đánh bắt đã dẫn đến số lượng suy giảm đến mức tổ chức bảo tồn IUCN vào năm 1986 đã liệt loài này vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu.

    Tuy nhiên, công tác bảo tồn ngày nay còn phải gắn liền với hành động đối phó biến đổi khí hậu, theo các chuyên gia.

    "Đó là một thành công lớn khi những con cá voi này không còn có nguy cơ tuyệt chủng ngay lập tức như 50 năm trước. Tuy nhiên, có một thực tế mới về việc các đại dương đang thay đổi mà chúng ta phải đối diện", theo chuyên gia Cheeseman.

    Theo Thanh Niên

  • Ngay sau khi nhật thực toàn phần diễn ra, một cảnh tượng hiếm thấy khác sẽ xuất hiện ở Mỹ: Dự kiến ​​có tới 100 nghìn tỷ con ve sầu định kỳ thoát khỏi trạng thái ngủ đông.

    ve sau ngu dong 1
    Hai lứa ve sầu khác nhau sẽ cùng lúc xuất hiện tại Mỹ. Ảnh: Jerry Jackson/Baltimore Sun.

    Vào ngày 8/4, nhật thực toàn phần - hiện tượng khi Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất hoàn toàn - sẽ được nhìn thấy ở nhiều nơi trên thế giới.

    Theo giới khoa học, có thể mất nhiều thập kỷ để chiêm ngưỡng lại cảnh tượng này ở Mỹ. Vì vậy, hàng triệu người đã lên kế hoạch đến những nơi hoàn hảo để tận hưởng “khoảnh khắc bóng tối vô giá”.

    Nhưng không dừng lại ở đó. Sau khi hiện tượng này diễn ra, dự kiến ​​hai lứa ve sầu khác nhau sẽ cùng lúc xuất hiện, tạo thành một bầy ve sầu “thống trị” phần lớn nước Mỹ, theo Newsweek.

    Ve sầu định kỳ (Magicicada) là một trong những loài côn trùng có vòng đời dài nhất trong tự nhiên, được phân loại thành hai nhóm chính. Nhóm 13 năm tuổi, được gọi là Brood XIX, hay Great Southern Brood, là đàn ve sầu định kỳ lớn nhất, trải dài khắp miền Đông Nam nước Mỹ. Trong khi đó đàn Brood North Illinois, hay Brood XIII, xuất hiện cứ sau 17 năm.

    ve sau ngu dong 1
    Hai nhóm ve sầu sẽ "thức giấc" cùng lúc trong sự kiện xuất hiện kép trải dài khắp Trung Tây và Đông Nam Mỹ. Ảnh: Carol Guzy/Zuma/Rex/Shutterstock.

    Giới chuyên gia tin rằng lần cuối sự trùng hợp ngẫu nhiên này xảy ra là kể từ năm 1803, khi Thomas Jefferson làm tổng thống Mỹ.

    Sự kiện hiếm có trên được gọi là sự xuất hiện kép (dual emergence), theo New York Times.

    Số lượng khổng lồ

    Những con ve sầu dự kiến bắt đầu xuất hiện vào cuối tháng 4. Chúng sẽ sử dụng chân trước để đào hang, chui ra từ lòng đất, trong khi đôi mắt đỏ tìm kiếm nơi an toàn để hoàn tất quá trình trưởng thành, đẻ thế hệ tiếp theo và chết đi.

    “Điều này như thể có một giống loài ngoại lai sống dưới chân chúng ta và sau đó vài năm, lần đầu tiên chúng xuất hiện để chào hỏi”, Saad Bhamla, giáo sư công nghệ sinh học tại Viện Công nghệ Georgia, nói với đài truyền hình WFLD ở Chicago. “Năm nay chúng ta sẽ có hai lứa xuất hiện cùng một lúc”.

    Dựa trên ghi chép về sự kiện trước đó trong lịch sử, khi đàn ve sầu xuất hiện, chúng sẽ bao phủ các cánh đồng và ngôi nhà trên đường đi, đồng thời tạo ra tiếng ồn tương đương với động cơ phản lực.

    ve sau ngu dong 1
    Hai lứa ve sầu Brood XIX và Brood XIII sắp xuất hiện cùng lúc sau 221 năm. Ảnh: Flickr.

    Theo AP, một số người đã quan sát thấy đàn Brood XIX tạo ra các lỗ trên mặt đất ở Georgia. Đó là dấu hiệu cho thấy chúng sắp thoát khỏi trạng thái ngủ đông và lan rộng khắp vùng Đông Nam nước Mỹ.

    Sự xuất hiện này trùng với sự xuất hiện của đàn ve sầu Brood XIII gần đó - nơi chúng chiếm diện tích nhỏ hơn nhưng với mật độ lớn - vì vậy, “bạn sẽ nhìn thấy chúng nhiều hơn bất cứ nơi nào vào bất kỳ thời điểm nào khác”, Paula Shrewsbury, nhà côn trùng học tại Đại học Maryland, nói với WFLD.

    Các nhà nghiên cứu tại Đại học Connecticut ước tính con số được đưa ra trong năm nay có thể lên tới hàng trăm nghìn tỷ - hoặc thậm chí là triệu tỷ.

    Để dễ hình dung, chỉ với 1.000 tỷ con ve sầu, mỗi con dài chừng hơn 2,5 cm, chúng đã đi được hơn 25,3 triệu km nếu xếp nối tiếp nhau. Quãng đường này “có thể lên tới Mặt Trăng và quay trở lại 33 lần”, Floyd W. Shockley, nhà côn trùng học, cho biết.

    "Sự kiện cực kỳ hiếm gặp"

    John Cooley, nhà sinh vật học chuyên về ve sầu, nói với AP: “Những con ve sầu định kỳ này sẽ xuất hiện với số lượng lớn và âm thanh lớn náo động”.

    Dù vậy, những con ve không cắn, không đốt và không mang theo bệnh tật nào. Chúng đóng vai trò như những “người làm vườn tự nhiên” cho cây.

    ve sau ngu dong 1
    Vỏ và xác ve sầu Brood X chất đống dưới gốc cây. Ảnh: Jerry Jackson/Baltimore Sun.

    Những lỗ chúng để lại giúp đất thông thoáng và cho phép nước mưa thấm xuống lòng đất, nuôi dưỡng rễ cây trong mùa hè nóng nực.

    Những khe chúng đào trên cây có thể khiến một số cành bị gãy, và sau đó lá sẽ chuyển sang màu nâu. Nhưng điều đó là một cách tự nhiên để cắt tỉa, và khi cây mọc lại cành, quả sẽ to hơn. Xác của ve sầu cũng cung cấp chất dinh dưỡng mà cây cần.

    “Chúng rất quan trọng đối với hệ sinh thái ở rừng rụng lá phía đông”, giáo sư Kritsky cho biết.

    Tiến sĩ Shockley cho biết một trong những khía cạnh thú vị hơn của sự xuất hiện kép nằm ở khả năng giao phối giữa hai đàn ve, dự kiến diễn ra dọc theo dải đất hẹp ở Bắc Illinois.

    “Trong hoàn cảnh thích hợp và với số lượng cá thể lai giống phù hợp, có khả năng tạo ra một đàn ve mới với chu kỳ mới. Đây là sự kiện cực kỳ hiếm gặp”, ông nói.

    Ve sầu xuất hiện một cách tự nhiên khi mặt đất xung quanh nơi chúng làm tổ đạt tới hơn 17,7 độ C. Mặc dù điều này thường xảy ra vào mùa xuân tại Mỹ, các chuyên gia cho rằng nó có thể xuất hiện sớm hơn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

    Viễn cảnh về hàng nghìn tỷ con ve sầu xuất hiện nghe có vẻ kinh hoàng đối với một số người nhưng tiến sĩ Shockley nhấn mạnh sự hiếm gặp của sự kiện tự nhiên này.

    “Đừng sợ hãi, hãy đón nhận nó như một sự kiện kỳ ​​diệu vốn có (của tự nhiên) và chấp nhận sự thật rằng nó chỉ là tạm thời”, ông nói. “Nó sẽ dữ dội nhưng chỉ trong thời gian ngắn”.

    Theo ZNews

  • Mặc dù nhỏ bé, chim yến thông thường lại có khả năng bay liên tục trong vòng 10 tháng mà không cần ngừng nghỉ.

    chim yen
    Một trong số những con chim yến thông thường trong thí nghiệm của nhóm nghiên cứu đến từ Trường đại học Lund, Thụy Điển - Ảnh: ANDERS HEDENSTROM

    Theo trang IFLScience, khả năng đặc biệt nói trên được nhóm nghiên cứu đến từ Trường đại học Lund, Thụy Điển kiểm nghiệm.

    Nhóm nghiên cứu đã theo dõi 13 con chim yến thông thường trưởng thành bằng cách gắn thẻ định vị lên thân và ghi lại hoạt động của chúng trong vòng 2 năm.

    Kết quả cho thấy chim yến thông thường dành phần lớn thời gian ở trên không, chúng chỉ dành 2 tháng trên mặt đất để định cư và sinh sản.

    Ngoại trừ một số con thỉnh thoảng đáp xuống mặt đất, phần lớn chúng dành đến 99,5% thời gian trong 10 tháng còn lại để bay trên bầu trời.

    Ba con trong số đó bay liên tục trong 10 tháng di cư, một thành tích đặc biệt ấn tượng so với kích thước khi trưởng thành của loài chim này: chỉ dài khoảng 20-23cm và nặng tối đa 40g.

    Ông Anders Hedenstrom, một thành viên của nhóm nghiên cứu, khẳng định 10 tháng là quãng thời gian bay không cần đậu lâu nhất từng được ghi nhận ở loài chim.

    Các nhà khoa học cho rằng sự khác biệt giữa những con chim yến thông thường bay liên tục và đáp xuống đến từ bộ lông của chúng.

    Những con chim đáp xuống không thay lông cánh, trong khi những con bay liên tục tranh thủ thay lông trong quá trình bay.

    Một đặc điểm khác giúp chim yến thông thường duy trì kỷ lục này là khả năng thích nghi phi thường của chúng.

    “Loài chim yến thông thường đã phát triển để trở thành một loài bay rất hiệu quả. Hình dạng cơ thể thon gọn, đôi cánh dài và hẹp - tạo ra lực nâng với mức tiêu hao năng lượng thấp”, ông Hedenstrom giải thích.

    Điều này giúp chim yến thông thường tiêu hao ít năng lượng hơn so với những loài chim khác, chúng còn có thể tăng tốc để bắt côn trùng bay trên không nhằm tiếp thêm năng lượng.

    "Những con chim yến có thể giống loài cốc biển, ngủ trong khi lượn. Hằng ngày, vào lúc bình minh và hoàng hôn, chúng bay ở độ cao khoảng 2-3km. Có lẽ chúng ngủ trong khoảng thời gian này, nhưng chúng tôi không chắc”, vị chuyên gia nói thêm.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Sinh vật giống khủng long có thể cắt đứt xương được giải cứu ở Urswick Tarn - một hồ nước nhỏ thuộc vùng Cumbria (Anh).

    Tên là Fluffy (Bông Gòn), nhưng vẻ ngoài đầy gai nhọn và “vết cắn khét tiếng” của con rùa “quái vật” này khiến bất cứ ai nghĩ rằng “nghe tên là muốn ôm” phải suy nghĩ lại, Guardian đưa tin hôm 11/2.

    Có thể nặng tới 90 kg

    Con rùa cá sấu được ví như khủng long sống có thể cắt xương này vừa được giải cứu ở một vùng đất hoang tại Cumbria hôm 5/2. Loài vật này vốn có nguồn gốc từ các đầm lầy và sông ở phía nam nước Mỹ.

    Một người dắt chó đi dạo ở địa phương đã phát hiện sinh vật kỳ lạ đang trầm mình trong vũng nước nhỏ ở Urswick Tarn, gần Ulverston. Người này chụp hình con vật và đăng lên Facebook để nhờ những người khác giúp xác định đây là loài gì.

    rua giong khung long 1
    Dù vẫn còn non nhưng Fluffy được cho là vẫn có thể gây ra vết cắn đáng ngại. Ảnh: Wild Side Vets.

    Denise Chamberlain, ủy viên hội đồng giáo xứ Urswick, một người nuôi rùa và từng sống vài năm ở bang Florida, miền Nam nước Mỹ, được một người bạn cho biết về bài đăng trên mạng xã hội và bà lập tức nhận ra loài rùa ăn thịt đặc biệt này.

    “Tôi nhìn bức ảnh và ngay lập tức nghĩ: Ôi chúa ơi, tôi biết con vật này”, bà Chamberlain kể lại. “Tôi từng chứng kiến người ta bắt loài rùa này trong tự nhiên nhưng lớn hơn nhiều. Chúng có thể nặng gần 90 kg - và có thể làm bạn gãy ngón tay”.

    Bà cho biết con rùa trong hình vẫn còn non, nhưng vết cắn vẫn có thể gây khó chịu. “Những con rùa này có cơ chế phòng vệ tự nhiên: Khi bạn đến gần, chúng sẽ há miệng ra”, bà Chamberlain cho biết thêm.

    Việc nuôi rùa làm thú cưng vốn hợp pháp ở Anh nhưng rất tốn kém và khó chăm sóc, vì vậy có khả năng Fluffy đã bị người chủ cũ vứt vào thùng rác.

    Giải cứu thành công

    Sau khi tới tận nơi để xác nhận đó thực sự là một con rùa cá sấu, bà Chamberlain đã gọi nhiều cuộc điện thoại để cố gắng mở một cuộc giải cứu.

    “Đây là loài xâm lấn, không phải sinh vật bản địa và tôi biết điều đó sẽ làm đảo lộn hệ sinh thái vốn rất cân bằng của vùng”, người phụ nữ khẳng định.

    Rùa cá sấu vốn không có kẻ săn mồi tự nhiên, có thể dài tới khoảng 80 cm và sống tới 70 năm. Chúng cũng được tìm thấy ở Nam và Trung Mỹ, nổi tiếng với bộ hàm chắc khỏe mạnh có khả năng xuyên thủng xương. Bà Chamberlain cho hay: “Loại sinh vật này, mặc dù không sinh sản nhưng có thể gây ra một số thiệt hại thực sự cho nguồn cá. Chúng ăn tất cả loại động vật hoang dã địa phương”.

    rua giong khung long 1

    rua giong khung long 1
    Một con rùa cá sấu từng được tìm thấy trong khu dân cư ở hạt Fairfax, Virginia (Mỹ) năm 2020. Ảnh: Cảnh sát Fairfax.

    Những nỗ lực tìm kiếm sự giúp đỡ của bà Chamberlain không có kết quả nên dù chưa từng làm việc này nhưng bà vẫn quyết định tự mình giải cứu con rùa.

    Bà tát cạn nước trong vũng, mang theo một chiếc giỏ mua hàng bằng nhựa, đeo găng tay và bước vòng nước bùn ngập đến bắp chân.

    Bà cho biết con rùa “ngồi trong bóng râm”, trông rất tức giận, chỉ có chiếc mũi nhô lên trên mặt nước. “Nó chọn vị trí để có thể đón tia nắng Mặt Trời nhưng vẫn ở dưới nước và thở được”.

    “Nó trông giống như một con khủng long nhỏ thời tiền sử”, bà nói thêm.

    Khi Chamberlain đến gần hơn, con rùa há miệng ra để lộbộ hàm chắc khỏe.

    “May mắn thay, vì trời khá lạnh và con rùa cũng thấy lạnh nên việc đưa nó vào giỏ hàng không quá khó khăn”.

    Sau khi cẩn thận kiểm tra tại nhà xem con rùa có bị thương hay không, bà Chamberlain cho nó ăn một ít thịt gà sống rồi đưa đến phòng khám thú y Wild Side Vets ở Barrow-in-Furness.

    Tiến sĩ Kate Hornby, chủ phòng khám, ban đầu nghĩ rằng đó là một con rùa biển và rất ngạc nhiên khi biết hóa ra là rùa cá sấu.

    Bà nói với PA Media: “Đây chắc chắn là con đầu tiên chúng tôi thấy ở phòng khám - Loài này có được nuôi ở Anh nhưng chắc chắn chúng không phải là loài vật phổ biến mà bạn sẽ thấy ở chỗ các bác sĩ thú y”.

    Vị bác sĩ thú ý cho biết con rùa cá sấu sẽ được chuyển đến một trung tâm bò sát chuyên biệt hơn để có thể ở trong vùng nước ấm hơn nhằm tăng tốc độ trao đổi chất.

    Bà cũng cho rằng con vật có thể từng được nuôi như thú cưng và người chủ hẳn đã gặp nhiều khó khăn khi chăm sóc nó hoặc không muốn nuôi nó nữa.

    “Chúng tôi không thường xuyên tiếp nhận các ca bò sát ở phòng khám và khi chúng đến, thường là do cách nuôi không đúng”, bà Hornby cho hay.

    “Bất cứ ai có ý định nuôi thú cưng thì điều quan trọng là nghiên cứu kỹ về loài cụ thể mà bạn đang muốn nuôi, đảm bảo có chuồng nuôi thích hợp và kiến thức phù hợp”.

    Vị bác sĩ ước tính con rùa này khoảng 5 hoặc 6 tuổi: “Chúng tôi chưa thể xác định được nó là đực hay cái do kích thước hiện tại - nhưng chúng tôi đang gọi nó là Fluffy”.

    Bà Chamberlain cho rằng cái tên Fluffy “rất phù hợp”.

    Bà nói “Nó gợi nhớ đến sinh vật trong Harry Potter. Và như ai đó trên Facebook đã nói, nó chắc chắn trông giống một sinh vật mà bác Hagrid sẽ yêu thích”.

    Theo ZNews

  • Vườn thú Lincolnshire ở miền đông Anh lên kế hoạch ghép đàn 8 con vẹt hay chửi thề cùng những con nói chuyện bình thường nhằm chỉnh đốn chúng.

    Năm 2020, Công viên Động vật Hoang dã Lincolnshire ở miền đông Anh đã cách ly 5 con vẹt xám châu Phi hay chửi thề khỏi đàn, nhằm điều chỉnh ngôn từ của chúng.

    Nhưng kể từ ngày 23/1, đội nghiên cứu chăm sóc vẹt của vườn thú sẽ đưa 5 con vẹt này về với đàn, ghép cùng 3 cá thể khác mới được quyên góp cũng thường chửi thề.

    "Chúng tôi ghép tổng cộng 8 con vẹt chửi thề với 92 con không như vậy", Steve Nichols, giám đốc vườn thú, nói. "Khi đưa 8 con về đàn, lồng vận chuyển phát ra những ngôn từ rất tệ, không phải chửi thề bình thường, mà là những lời lẽ rất tục tĩu".

    vet chui the
    Một con vẹt xám châu Phi mới được quyên góp cho vườn thú Lincilnshire, Anh. Ảnh: CBS 58

    Giám đốc Nichols cho hay 5 con vẹt ban đầu gần như sửa thành công thói chửi thề sau một thời gian cách ly khỏi đàn từ năm 2020, nhưng đôi khi vẫn nói tục, thậm chí cười sau đó.

    Nếu chiến lược ghép đàn mới hiệu quả, 8 con vẹt chửi thề có thể học những tiếng kêu "dễ chịu như lò vi sóng, động cơ ôtô" mà 92 con còn lại thường sử dụng. Nhưng ngược lại, 92 con vẹt có thể học chửi thề, biến chuồng chim thành một nơi hỗn loạn.

    "6 con có giọng nam, hai con giọng nữ, nên khi chúng cùng chửi thề, âm thanh sẽ rất tệ. Chúng tôi đã lắp biển cảnh báo du khách về phát ngôn của đàn vẹt, nhưng trên thực tế có nhiều khách chửi vẹt hơn là vẹt chửi khách", ông Nichols nói.

    Vẹt xám châu Phi có tính xã hội cao, có thể tạo thành đàn 1.000 con để ngủ vào ban đêm trong tự nhiên. Chúng giao tiếp bằng nhiều tiếng kêu khác nhau, có thể lặp lại chính xác những âm thanh mà chúng nghe thấy. Theo giới nghiên cứu, trí thông minh của vẹt châu Phi có thế so sánh với vượn, cá heo và cá voi.

    VnExpress (Theo CNN)

  • Con cá voi lưng gù ngoài khơi Baja California Sur (Mexico) có thể sẽ chết do xương cột sống biến dạng vì tàu thủy đâm phải khiến nó khó di chuyển và kiếm ăn.

    ca voi lung gu
    Con cá voi bơi với phần lưng cong vẹo nặng nề sau tai nạn. Ảnh: Alexander Schmidt

    Một con cá voi bị gãy sống lưng được phát hiện ngoài khơi Baja California Sur, Mexico, nghi do tàu thủy đâm vào. Hình ảnh con cá voi lưng gù (Megaptera novaeangliae) chụp bằng camera từ drone cho thấy xương sống bị biến dạng nặng nề ở gần đuôi, nhiều khả năng trở thành thương tích chí mạng đối với nó.

    Nhiếp ảnh gia dưới nước kiêm chuyên viên quay phim Alexander Schmidt đến từ công ty Apex Ocean Divers bắt gặp con cá voi vào tháng 12/2023 ở vùng biển thuộc thành phố Cabo San Lucas. Ông chia sẻ hình ảnh của nó với Hiệp hội cá voi Thái Bình Dương, một tổ chức phi lợi nhuận ở Hawaii, Live Science hôm 9/1 đưa tin.

    Ban đầu, các nhà khoa học cho rằng đó có thể là Moon, một con cá voi lưng gù bơi 4.800 km từ Canada tới Hawaii với xương cột sống bị gãy. Nhưng phân tích kỹ hơn của Stephanie Stack, nhà sinh vật học ở Hiệp hội cá voi Thái Bình Dương, xác nhận chúng là những con cá voi khác nhau. "Tương tự với Moon, tôi nghi ngờ đây là vết thương chí mạng. Cá voi là sinh vật rất bền bỉ, nhưng thương tích nghiêm trọng như vậy có thể giảm đáng kể khả năng sinh tồn của chúng trong tự nhiên", Stack cho biết.

    Xương cột sống gãy sẽ gây khó bơi, ảnh hưởng tới khả năng di cư, kiếm ăn, ngoi lên mặt nước hít thở và tránh động vật ăn thịt của cá voi. Theo Stack, cá voi lưng gù hoạt động với quỹ năng lượng có hạn và thương tích tác động tới khả năng di chuyển bình thường sẽ để lại hậu quả thê thảm. Không chỉ là thách thức về thể chất, xương sống gãy cũng gây căng thẳng và đau đớn cho con cá voi.

    Giới nghiên cứu chưa rõ con cá voi ngoài khơi Baja California Sur bị thương như thế nào, nhưng va chạm với tàu thủy là nguyên nhân chính gây tử vong ở cá voi. Ước tính hàng nghìn con bị giết chết mỗi năm, theo nghiên cứu của tổ chức phi lợi nhuận Friend of the Sea. Hồi tháng 3/2023, một con cá voi vây (Balaenoptera physalus) dài 17 m chật vật bơi gần bờ biển Tây Ban Nha với xương cột sống bị gãy nghiêm trọng. Các chuyên gia cho rằng thương tích do tàu thủy gây ra và con cá voi có thể chậm rãi chết đói.

    Cá voi chết nhiều là vấn đề lớn ở bờ tây nước Mỹ bởi một số loài nguy cấp thường xuất hiện ở vùng biển này. Kết quả là Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) phải quy định hạn chế tốc độ, theo đó tàu thủy dài hơn 20 m không thể chạy quá 18,5 km/h vào vài thời điểm trong năm. Nhưng nghiên cứu chỉ ra biện pháp hạn chế tốc độ chưa đủ. Một nghiên cứu năm 2021 cho thấy nếu 95% tàu thủy tuân thủ quy định, tỷ lệ tử vong ở cá voi chỉ giảm 25 - 30%.

    VnExpress (theo Live Science)

  • Một người phụ nữ đã quay lại được hình ảnh một con quái thú bí ẩn trên điện thoại khi đang đi dạo ở vùng nông thôn nước Anh.

    Theo tờ Dailystar, ngày 15/1, Becky Clarke ở Anh phát hiện ra một con quái vật bí ẩn đang rình rập đi săn mồi trên cánh đồng khi ra ngoài đi dạo ở mọt vùng nông thôn và nhanh tay dùng điện thoại ghi lại khoảnh khắc này. Hình ảnh con vật bí ẩn xuất hiện "lởn vởn" quanh cánh đồng dấy lên nhiều lo ngại trong cộng đồng.

    bao cheshire 1
    Con quái thú bí ẩn xuất hiện khá mờ ảo trong clip mà Becky quay được. (Ảnh: Dragonfly movies/SWNS)

    Theo chia sẻ của Becky Clarke, cô phát hiện ra con quái vật bí ẩn đang đi lại "rình mò" trên cánh đồng, có vẻ như con vật đang đi săn mồi. Không bỏ lỡ thời cơ, Becky bèn lấy iPhone ra quay lại khoảnh khắc này. Trong hình ảnh được chia sẻ, hình bóng của một sinh vật lớn được nhìn thấy đang đi ngang qua cánh đồng.

    Được biết, Becky suýt bỏ lỡ cơ hội quay lại khoảnh khắc đặc biệt này: "Tôi mải mê xem ở chế độ phóng to khoảng 20 giây trước khi nhận ra mình chưa bấm nút quay video". Becky cho rằng, công trình xây dựng gần khu vực này có thể đã phá vỡ môi trường sống của loài vật này, khiến chúng ra ngoài đi săn mồi.

    Các chuyên gia miêu tả đây là cảnh tượng "đáng kinh ngạc" khi nhìn thấy tấm hình trên mạng xã hội. Sau khi xem xét kĩ, nhiều chuyên gia về động vật cho rằng, "quái thú bí ẩn" trong bức ảnh có thể là một con báo.

    bao cheshire 1
    Các chuyên gia suy đoán rằng có thể có tới 600 con báo sống lang thang ở vùng nông thôn nước Anh (Ảnh: AFP)

    Matt Everett, đạo diễn bộ phim tài liệu nổi tiếng Panthera Britannia Declassified của Amazon , nhận xét về đoạn clip của Becky: “Đó là bằng chứng khá thuyết phục, thậm chí không cần tỉ lệ bạn cũng có thể biết đó là một con báo. Vị trí chính xác của địa điểm được giữ bí mật để bảo vệ con vật và những người tò mò".

    "Những thứ như DNA của loài báo được tìm thấy ở Thung lũng Stroud vào năm 2022, cũng như việc có thể ghép rất nhiều thông tin về lịch sử xung quanh việc những "con mèo lớn" này đi lang thang tự do ở vùng nông thôn nước Anh dường như có cơ sở", một tài khoản bình luận.

    Loài báo được cho là sinh sống ở vùng nông thôn nước Anh sau khi luật thay đổi vào năm 1976 nhằm hạn chế quyền sở hữu động vật hoang dã.

    Kể từ đó, chúng sinh sản, ăn các sinh vật như hươu, thỏ,... Điều này khiến một số chuyên gia suy đoán rằng hiện nay có thể có tới 600 con báo đang sống ở vùng nông thôn.

    Theo doanhnghiepvn

  • Xác một con cá voi đã được phát hiện ở một bờ biển tại Kent và có thể phải nằm đó qua Năm mới.

    Thi thể cá voi bị sóng đánh vào bờ biển Cliffe tại bán đảo Hoo, Kent vào ngày 27/12/2023. Người dân địa phương cho biết con cá đã va vào chân vịt của một con tàu. 

    Port of London Authority - cơ quan phụ trách bờ biển cho biết sẽ di dời con vật khi thủy triều và điều kiện thời tiết tốt hơn vào tuần tới. Hiện tại xác con cá voi đang nằm ở một vùng duyên hải xa xôi.

    Người dân được yêu cầu giữ khoảng cách và không can thiệp vào thi thể con vật vì xác chết có thể chứa rất nhiều mầm bệnh. Họ cũng không được di dời các thiết bị được đặt gần đó. 

    4c568d6faddee77a7ce771a763188d42

    xac ca voi 3
    Những dải băng màu đỏ được Cơ quan hàng hải Port of London Authority Marine Services quấn quanh đuôi con vật để đánh dấu. Ảnh: The Port of London Authority

    Các chuyên gia xác nhận đây là một con cá voi vây cái chưa trưởng thành. Quá trình dọn dẹp xác con vật đã bị ảnh hưởng bởi Bão Gerrit, các bãi bồi dọc theo bờ biển đá khiến việc tiếp cận cá voi trở nên khó khăn. 

    Bài liên quan: Nguyên nhân 55 con cá voi mắc cạn ở Scotland: là do con cái bị sa tử cung

    Hàng loạt cá voi hoa tiêu mắc cạn và chết trên bãi biển, trong đó một con cái có vẻ gặp khó khăn về sinh sản.

    Tổ chức cứu hộ sinh vật biển British Divers Marine Life Rescue (BDMLR) cho biết, hàng chục cá voi hoa tiêu khỏe mạnh có thể đã mắc cạn trên một bãi biển ở đảo Lewis, Scotland, vì muốn giúp đỡ một con cái gặp khó khăn khi sinh sản, Business Insider hôm 18/7 đưa tin.

    "Một trong những con cá voi chết có vẻ đã bị sa tử cung, nên hiện tại chúng tôi nghi ngờ rằng cả đàn mắc cạn do một con cái đang sinh con. Cá voi hoa tiêu nổi tiếng là có mối liên kết xã hội mạnh mẽ. Vì vậy, khi một con cá voi gặp khó khăn và mắc cạn, những con còn lại thường sẽ đi theo", BDMLR cho biết.

    Đa số cá voi hoa tiêu đã chết ngay sau khi dạt vào vùng nước thủy triều thấp hôm 16/7, chỉ 15 con còn thở khi đội cứu hộ đến bãi biển. Họ cố gắng đưa một số con trở về biển nhưng không thành công, cuối cùng phải quyết định an tử (giết nhân đạo) chúng vì lý sức khỏe.

    ca voi scotland mang thai
    Cá voi hoa tiêu mắc cạn tại Scotland. Ảnh: Mairi Robertson Carrey/Reuters

    "Đây là vụ mắc cạn hàng loạt gây chết nhiều cá thể nhất mà chúng tôi từng gặp ở Scotland suốt nhiều thập kỷ", tổ chức Scottish Marine Animal Stranding Scheme (SMASS) cho biết. SMASS đang điều tra chuyện xảy ra với đàn cá voi. Quá trình khám nghiệm tử thi cũng đang được tiến hành.

    Tuy nhiên, cần kết hợp thêm nhiều bằng chứng trước khi các chuyên gia có thể đưa ra kết luận đầy đủ. Một số giả thuyết khác về nguyên nhân góp phần dẫn đến cái chết của chúng là cá voi bị ốm do hoạt động của con người hoặc bị lạc do lỗi điều hướng.

    Cá voi hoa tiêu (Globicephala) là một chi thuộc họ Cá heo đại dương. Hai loài thuộc chi này là cá voi hoa tiêu vây ngắn (G. melas) và cá voi hoa tiêu vây dài (G. macrorhynchus). Cá voi hoa tiêu nằm trong số những loài cá voi lớn nhất, thậm chí còn lớn hơn cá voi sát thủ. Cá voi hoa tiêu thường sống theo các nhóm gồm 7 - 15 con, nhưng có thể lên đến hàng trăm con khi chúng tụ tập thành đàn lớn.

    Viethome (theo ITV News)

  • Khi vào nhà bếp để chuẩn bị bữa sáng, người đàn ông hốt hoảng phát hiện một con trăn khổng lồ đang cuộn tròn quanh lò nướng bánh mì.

    Sự việc xảy ra tại một căn hộ ở phía bắc Queensland (Australia). Người đàn ông có tên Bryn bước vào nhà bếp để chuẩn bị bữa ăn sáng thì bất ngờ thấy con trăn khổng lồ đang nằm ngay trên bàn bếp.

    Con vật to lớn quấn quanh lò nướng bánh mì và không thể hiện thái độ hung hãn khi chủ nhà xuất hiện.

    "Thú thực là tôi hơi choáng váng khi nhìn thấy con vật và phải mất một lúc để lấy lại bình tĩnh xử lý", Bryn chia sẻ trên Newsweek.

    con tran khong lo
    Con trăn cỡ lớn chui vào nhà bếp của Bryn. Ảnh: Reddit.

    Sau khi lấy lại được bình tĩnh, Bryn sử dụng điện thoại chụp ảnh con trăn trên bàn bếp trước khi gọi lực lượng cứu hộ để nhờ hỗ trợ mang con vật ra khỏi nhà. Con vật sau đó được mang đến thả tại một vị trí cách xa khu dân cư.

    Con trăn chui vào nhà Bryn được xác định là một cá thể trăn bụi Australia. Đây là một trong những loài trăn lớn nhất thế giới, với chiều dài từ 4 đến 6m, có những trường hợp dài đến 7m, trong đó các cá thể đực lớn và nặng hơn con cái.

    Trăn bụi Australia là loài sống và săn mồi trên cây, với khả năng leo trèo xuất sắc. Thức ăn chủ yếu của loài trăn này là các động vật có vú nhỏ thường xuyên sống trên cây, thú có túi nhỏ, chim và bò sát. Loài trăn này không có nọc độc nên chúng sử dụng sức mạnh cơ bắp để siết chặt và giết chết con mồi trước khi nuốt chửng toàn bộ.

    Trăn bụi Australia sở hữu hoa văn trên cơ thể rất đẹp mắt, do vậy chúng được nhiều người nuôi để làm thú cưng.

    Nhiều khả năng, Bryn đã quên không đóng cửa nhà bếp nên con trăn đã chui vào nhà và ở lại trên bàn bếp.

    Trên thực tế, việc bắt gặp trăn hay rắn tại Australia không phải là quá hiếm, khi có khoảng 170 loài rắn sống trên cạn tại quốc gia này, trong đó có khoảng 100 loài có nọc độc.

    Tuần trước, cộng đồng mạng xôn xao khi một thiếu niên bị đánh thức bởi con trăn dài 6 mét trườn qua người ở vịnh Hervey, Australia.

    Hôm 22/12, một đứa trẻ đã nhận được "món quà Giáng sinh" không mong đợi khi phát hiện một con rắn đang trườn dưới gốc cây thông Noel.

    Theo Kienthuc

  • Gần 29 tấn vây cá mập đánh bắt trái phép được cho là đang trên đường vận chuyển đến châu Á, đã bị lực lượng chức năng Brazil phát hiện, thu giữ.

    Gần 29 tấn vây cá mập khai thác bất hợp pháp được cho sẽ được xuất khẩu sang châu Á, đã bị lực lượng chức năng Brazil phát hiện, thu giữ hôm 19/6, vụ bắt giữ được mô tả là lớn nhất từ trước đến nay đối với mặt hàng này ở đất nước Nam Mỹ.

    Số này bao gồm 27,6 tấn thu giữ từ một công ty xuất khẩu ở bang Santa Catarina, miền Nam Brazil, số còn lại tịch thu của một công ty khác không được Ibama nêu tên, tại sân bay quốc tế Sao Paulo- Guarulhos.

    Cơ quan bảo vệ môi trường Ibama của Brazil ước tính, để có số vây này, khoảng 10.000 con cá mập xanh và cá mập mako vây ngắn đã bị giết hại.

    vay ca map 1
    Số vây cá mập thu giữ lên tới 2,9 tấn. Nguồn: IBA.

    Đáng lưu ý, hai loài cá mập này đã được đưa vào danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Brazil vào ngày 22/5.

    Giám đốc Cơ quan bảo vệ môi trường Ibama, Jair Schmitt, cho biết, đây có lẽ là vụ thu giữ lớn nhất trong lịch sử đối với loại sản phẩm này trên thế giới.

    Theo ông Schmitt, hiện 2 công ty xuất khẩu lớn cùng nhiều công ty khác hoạt động trong lĩnh vực đang trong “tầm ngắm” điều tra của Ibama, hoạt động nằm trong chương trình nhằm chống lại việc đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, là một phần của Kế hoạch quốc gia hàng năm về bảo vệ môi trường và tuân thủ các thỏa thuận quốc tế mà Brazil là một bên ký kết.

    vay ca map 1
    Đây được ghi nhận là vụ bắt giữ lô hàng vây cá mập khai thác trái phép khủng nhất Brazil. Ảnh: IBA.

    Ngăn chặn sự tàn phá hệ sinh thái là một trong những mục tiêu chính của chính quyền của Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva và khai thác cá mập là hành vi bị cấm ở Brazil.

    Tổ chức bảo tồn biển phi lợi nhuận Sea Shepherd Brazil đã kêu gọi chính phủ nước này cấm buôn bán vi cá mập hay nhập khẩu thịt cá mập vào Brazil, như một trong những biện pháp quan trọng để bảo vệ loài này.

    Vây cá mập được coi là một món ăn cao cấp ở một số vùng của châu Á, nơi mặt hàng này có thể được bán với giá 1.000 USD/kg, theo Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã.

    Ibama cho biết, việc đánh bắt bừa bãi đang gây ra sự suy giảm nghiêm trọng quần thể cá mập trên toàn thế giới.

    Theo baovephapluat 

  • Chính phủ Anh đối mặt nhiều lời kêu gọi xử phạt người nuôi và tiêu hủy chó Bully XL, giống chó cỡ lớn gây ra loạt vụ tấn công chết người.

    Nghị sĩ đảng Bảo thủ Robert Goodwill ngày 5/10 tuyên bố chính phủ Anh nên xem xét nhanh chóng xử lý giống chó Bully XL, không loại trừ phương án "diệt trừ quy mô lớn". Nhiều người Anh cũng kêu gọi giới chức xử phạt những người thiếu trách nhiệm khi nuôi giống chó nguy hiểm này.

    Bully XL là giống chó cỡ lớn có nguồn gốc từ Mỹ, con đực trưởng thành có thể cao 53-58 cm. Chúng sở hữu bộ hàm rất lớn, to khỏe và có thể nặng hơn 60 kg. Số lượng chó Bully XL ở Anh đã gia tăng gần đây và là thủ phạm gây ra 50% vụ chó tấn công gây chết người tại nước này trong giai đoạn 2021-2023.

    Thủ tướng Rishi Sunak tháng trước cam kết cấm nuôi giống chó này ở Anh từ cuối năm nay, nhưng không nói liệu có tiêu hủy chúng hay không. Theo kế hoạch của ông Sunak, chủ nuôi phải đăng ký với chính quyền, rọ mõm chúng ở nơi công cộng và triệt sản giống chó này, hướng tới mục tiêu "xóa sổ" Bully XL trong vòng một thập kỷ.

    cho pitbull nguy hiem

    Bộ trưởng Môi trường Therese Coffey tháng trước bình luận rằng "những con chó này dường như được nhiều người quan tâm vì tính hung hăng của chúng. Song chúng tôi sẽ không dung thứ cho chúng nữa".

    Đầu tháng trước, Anh ghi nhận vụ bé gái 11 tuổi ở Birmingham phải nhập viện điều trị sau khi bị chó Bully XL tấn công. Con chó sau đó đuổi theo và tấn công một trong những người đàn ông đến giúp đỡ cô bé.

    Kể từ đó, Anh đã ghi nhận thêm ít nhất 4 vụ tấn công liên quan tới chó Bully XL, trong đó hai vụ gây chết người và một vụ liên quan tới đứa trẻ mới biết đi. Truyền thông Anh thậm chí gọi Bully XL là giống chó "sát thủ".

    Lawrence New Port, nhà nghiên cứu tại Đại học Royal Holloway ở London và là nhà vận động hàng đầu trong nỗ lực kêu gọi cấm chó Bully XL, nói rằng giống chó này liên quan tới khoảng 70% số vụ chó tấn công người ở Anh, dù chỉ chiếm 1% tổng số chó ở nước này.

    Emma Whitfield, người có con trai 10 tuổi bị chó Bully XL cắn chết gần hai năm trước, chỉ trích chính phủ hành động chậm chạp. Dù cảm thấy lệnh cấm là động thái đáng mừng, Whitfield kêu gọi chính phủ phải giải quyết tận gốc vấn đề.

    "Việc cấm nuôi chó Bully XL lúc này sẽ có ích. Song nếu có những người tiếp tục nuôi chui, họ sẽ lai tạo ra giống chó mới và chúng ta sẽ phải đối mặt với vấn đề tương tự trong vài năm tới", cô nói.

    Một số người nuôi Bully XL thừa nhận giống chó này có ngoại hình "khá lớn và trông dữ tợn", nhưng nhấn mạnh bất kỳ con chó nào cũng có thể trở nên hung dữ nếu không được nuôi dạy đúng cách.

    Jack, một tài xế xe cứu thương 30 tuổi ở London, cho hay anh đã huấn luyện con chó Bully XL hai năm tuổi của mình để đảm bảo nó luôn nghe lời và cư xử tốt.

    "Những con chó này rất cần sự quan tâm, nhưng nhiều chủ nuôi không quan tâm đúng mức tới chúng. Đó là do chủ, còn chúng là những con chó tuyệt vời, rất yêu thương các thành viên trong gia đình", Jack nói.

    VnExpress (theo AFP)

  • Sau 4 tuần quay lại, cảnh tượng đập vào mắt khiến chủ nhà bị sốc.

    Theo Daily Mail, sự việc xảy ra trong một căn hộ ở khu vực phía Đông, thành phố London (Anh). Loài chim bồ câu xưa nay vốn được yêu thích vì sự hiền lành và thậm chí còn được coi là biểu tượng của hòa bình. Nhưng lần này, chúng có vẻ đã đắc tội quá lớn với chủ nhà. Người đàn ông phải chịu tổng thiệt hại ước tính khoảng 15.000 bảng Anh (tương đương 452 triệu đồng) chỉ vì sự bất cẩn.

    can ho bo cau 1
    Cảnh tượng khủng khiếp do chim bồ câu gây ra trong một căn hộ ở Đông London sau khi người thuê nhà vô tình để cửa sổ hé mở.

    Cụ thể, tháng trước, khách thuê ra khỏi căn phòng ở London nhưng quên không đóng kín các ô cửa sổ. Sau 4 tuần quay lại, cảnh tượng đập vào mắt khiến chủ nhà bị sốc.

    Những con chim bồ câu đã phát hiện ra cửa mở và lập tức kéo bầy đàn đến quậy phá. Chúng đổ xô đến căn hộ có 2 phòng ngủ và biến nó thành "tổ ấm" của mình.

    Điều đáng nói hơn cả là chúng còn tự do phóng uế lên tất cả bề mặt đồ dùng. Căn bếp như biến thành một bãi chiến trường bừa bộn. Giá phơi quần áo, máy nướng bánh mì, ấm đun nước, mặt bếp, sàn nhà... đều dính đầy phân chim.

    can ho bo cau 1
    Căn bếp bừa bộn, máy nướng bánh mì, ấm đun nước, mặt bếp và sàn đều bị chim bồ câu phá phách.

    can ho bo cau 1
    Ghế sofa, thảm và TV đều trở thành nạn nhân của lũ chim.

    Các chuyên gia kiểm soát dịch hại được gọi đến xử lý giúp. Họ ví căn hộ này giống hòn đảo Roca Partida ở Mexico – nơi còn được gọi là “đảo phân chim”. Hòn đảo nhỏ không có người ở này gần như trắng xóa do có quá nhiều phân chim, từ chim ưng nâu, chim nhạn bồ hóng và chim đầu nâu...

    Chủ nhà (không muốn công khai danh tính) đã gọi cho các chuyên gia tại Mạng lưới Giải pháp Dịch hại London (London Network for Pest Solutions) sau khi bị sốc với cảnh tượng bên trong căn nhà của mình.

    can ho bo cau 1
    Căn nhà trở thành lãnh địa của đàn chim bồ câu trong 4 tuần.

    can ho bo cau 1
    Chủ nhà thừa nhận đáng lẽ phải kiểm tra tài sản của mình sau khi nó bị bỏ trống.

    can ho bo cau 1
    Chủ nhà bị sốc sau khi mở cửa và chứng kiến cảnh tượng này.

    can ho bo cau 1
    Những con chim bồ câu bay vào nhà qua cánh cửa mở hé và tàn phá mọi ngóc ngách trong nhà.

    Người đàn ông tỏ ra hối hận và cho rằng lẽ ra mình nên đến kiểm tra sau khi khách thuê trả lại nhà. Cái giá anh phải trả không hề rẻ chút nào bởi chi phí dọn dẹp lên tới 15.000 bảng Anh.

    Paul Cooper, nhân viên của Mạng lưới Giải pháp Dịch hại London, cho biết: "Chủ nhà vừa thấy cảnh tượng bên trong đã gọi cho chúng tôi ngay lập tức. Những con chim bồ câu đã tung hoành ở đây suốt 4 tuần".

    can ho bo cau 1
    Những con chim bồ câu đã gây ra thiệt hại trị giá 15.000 bảng Anh cho gia chủ.

    Paul cho biết chuyên gia về chim bồ câu của công ty đã phải mặc một bộ đồ bảo hộ và đeo 2 chiếc khẩu trang để che đi "mùi hôi thối nồng nặc".

    Anh nói: "Nhân viên của chúng tôi đã được cử đến trong bộ đồ bảo hộ và ủng. Anh ấy cho biết mùi hôi thối quá kinh khủng và anh ấy phải đeo khẩu trang kép, cả mặt nạ chống bụi và mặt nạ PureFlo, mặt nạ lọc không khí.

    Căn nhà sẽ không để sử dụng được trong khoảng thời gian ngắn nhất là một tháng. Nó cần được dọn dẹp, lau chùi và tân trang lại".

    can ho bo cau 1
    Các chuyên gia kiểm soát dịch hại ở London ví căn nhà này giống hòn đảo Roca Partida ở Mexico – nơi được gọi là “đảo phân chim”.

    Kênh 14 (Nguồn: Daily Mail)

  • Một con hổ Bengal cực hiếm đã bất ngờ sinh đẻ được 5 con hổ con ở Đồng Nai. Hổ Bengal là 1 trong 6 loài hổ quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới, việc con hổ mẹ sinh được 5 cá thể hổ con có thể nói là một kỳ tích.

    Ngày 22/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai xác nhận việc 1 cá thể hổ Bengal đã sinh thành công 5 chú hổ con tại khu du lịch Vườn Xoài (TP. Biên Hòa).

    Theo thông tin mà Ban quản lý Khu du lịch Vườn Xoài cho biết, đây là loài động vật quý hiếm thứ 5 tại đây sinh con thành công. Hiện tại hổ con đang được bác sĩ thú y, nhân viên tại khu du lịch chăm sóc.

    Trước loài hổ Bengal, tại khu du lịch Vườn Xoài đã có 4 loài động vật quý hiếm khác như hà mã, hươu cao cổ, gấu cũng đã sinh con, trong đó hổ Bengal, sư tử trắng, gấu nâu, báo đen, hồng hạc, vẹt Nam Mỹ, tê giác, gấu trúc đỏ là những loài vô cùng quý hiếm đang được chăm sóc tại đây.

    ho me sinh 5 con
    Hình ảnh hổ Bengal trắng quý hiếm sinh con ở Vườn Xoài.

    Clip hổ mẹ sinh 5 con ở Đồng Nai.

    Đến thời điểm này, tại vườn thú của khu du lịch Vườn Xoài đã có trên 90 loài và trên 3 ngàn cá thể động vật hoang dã quý hiếm. Hầu hết các loài động vật đều được bảo vệ, chăm sóc tốt, vì vậy các loài đều có tốc độ sinh sản khá cao.

    Được biết, hổ Bengal là 1 trong 6 loài hổ quý hiếm nhất trái đất. Ngoài hổ Bengal còn có hổ Mã Lai, hổ Nam Trung Quốc, hổ Đông Dương, hổ Sumatra, hổ Siberia đều thuộc loại quý hiếm. Hiện tại, số lượng hổ ngoài thiên nhiên chỉ chưa đầy 4.000 con.

    Riêng số lượng hổ Bengal bị giảm rất nhanh và hiện chỉ còn khoảng 3.200 cá thể. Đây là loài đứng hàng đầu trong danh sách những loài cần được bảo vệ.

    Theo Dân Việt

  • Các chuyên gia bỏ khám nghiệm xác cá voi vây sau khi nghe tiếng sôi sục phát ra từ ruột nó, hé lộ nguy cơ nổ tung nếu mổ bụng con vật.

    ca voi ireland phat no 1
    Xác cá voi vây dài 19m ở Kerry hôm 9/7/2023. Ảnh: IWDG

    Con cá voi vây (Balaenoptera physalus) dài 19 m dạt vào Baile Uí Chuill Strand tại quận Kerry, Ireland hôm 9/7/2023. Nguyên nhân cái chết chưa được làm rõ nhưng nhiều khả năng con cá voi khổng lồ đã chết khoảng 3 tuần trước khi dạt vào bờ, dựa vào mức độ phân hủy.

    Nhóm chuyên gia đến từ Tổ chức Cá voi và Cá heo Ireland (IWDG) tới hiện trường để thu thập mẫu vật nhằm khám nghiệm, nhưng buộc phải dừng lại vì lo sợ cái xác có thể phát nổ. "Tôi lấy mỡ, tấm sừng hàm và da", Stephanie Levesque, cán bộ của IWDG, chia sẻ. "Tôi đang định lấy mẫu cơ thì nghe thấy âm thanh, như thể nó sẽ nổ tung ngay trước mặt tôi nếu tôi tiến vào sâu hơn".

    Khi cá voi chết, ruột của chúng chứa đầy khí methane, khiến cái xác trương lên như quả bóng, trôi nổi trên mặt biển và dạt vào bờ. Ở nồng độ đủ cao, khi trộn lẫn với oxy trong không khí, khí methane có thể khiến cá voi phát nổ tức thì nếu áp suất tăng hoặc khi mổ xác con vật, dù điều này rất hiếm gặp.

    ca voi ireland phat no 1
    Một người phụ nữ và chó cưng chụp ảnh bên cạnh xác cá voi khổng lồ.

    Năm 2013, một nhà sinh vật học hải dương ở quần đảo Faroe may mắn chạy thoát sau khi một con cá nhà táng (Physeter macrocephalus) dạt vào bờ nổ tung trong lúc nhà khoa học mổ bụng nó. Năm 2019, một con cá voi phát nổ trên mặt biển ngoài khơi California.

    Đôi khi, nhà chức trách động vật hoang dã cố ý kích nổ xác cá chứa đầy khí gas mắc cạn để ngăn chúng phân hủy chậm và phát ra mùi hôi thối. Ví dụ nổi tiếng nhất về trường hợp này là năm 1970, khi xác cá nhà táng dài 14 m mắc cạn ở Florence, Oregon, vỡ thành nhiều mảnh với nửa tấn thuốc nổ.

    Thông thường, mỗi năm có khoảng 1 - 2 con cá voi vậy dạt vào Ireland. Có khoảng 100.000 con cá voi vây trên khắp thế giới, nhưng loài vật này vẫn dễ tổn thương do áp lực như biến đổi khí hậu, ô nhiễm nhựa và hoạt động săn bắt quá mức nhuyễn thể, thức ăn yêu thích của chúng, theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Hồi tháng 1/2022, gần 1.000 con cá voi vây được ghi hình khi ăn đám nhuyễn thể khổng lồ ở Nam Cực.

    VnExpress (theo Live Science)

  • Hàng loạt cá voi hoa tiêu mắc cạn và chết trên bãi biển, trong đó một con cái có vẻ gặp khó khăn về sinh sản.

    ca voi scotland mang thai
    Cá voi hoa tiêu mắc cạn tại Scotland. Ảnh: Mairi Robertson Carrey/Reuters

    Tổ chức cứu hộ sinh vật biển British Divers Marine Life Rescue (BDMLR) cho biết, hàng chục cá voi hoa tiêu khỏe mạnh có thể đã mắc cạn trên một bãi biển ở đảo Lewis, Scotland, vì muốn giúp đỡ một con cái gặp khó khăn khi sinh sản, Business Insider hôm 18/7 đưa tin.

    "Một trong những con cá voi chết có vẻ đã bị sa tử cung, nên hiện tại chúng tôi nghi ngờ rằng cả đàn mắc cạn do một con cái đang sinh con. Cá voi hoa tiêu nổi tiếng là có mối liên kết xã hội mạnh mẽ. Vì vậy, khi một con cá voi gặp khó khăn và mắc cạn, những con còn lại thường sẽ đi theo", BDMLR cho biết.

    Đa số cá voi hoa tiêu đã chết ngay sau khi dạt vào vùng nước thủy triều thấp hôm 16/7, chỉ 15 con còn thở khi đội cứu hộ đến bãi biển. Họ cố gắng đưa một số con trở về biển nhưng không thành công, cuối cùng phải quyết định an tử (giết nhân đạo) chúng vì lý sức khỏe.

    "Đây là vụ mắc cạn hàng loạt gây chết nhiều cá thể nhất mà chúng tôi từng gặp ở Scotland suốt nhiều thập kỷ", tổ chức Scottish Marine Animal Stranding Scheme (SMASS) cho biết. SMASS đang điều tra chuyện xảy ra với đàn cá voi. Quá trình khám nghiệm tử thi cũng đang được tiến hành.

    Tuy nhiên, cần kết hợp thêm nhiều bằng chứng trước khi các chuyên gia có thể đưa ra kết luận đầy đủ. Một số giả thuyết khác về nguyên nhân góp phần dẫn đến cái chết của chúng là cá voi bị ốm do hoạt động của con người hoặc bị lạc do lỗi điều hướng.

    Cá voi hoa tiêu (Globicephala) là một chi thuộc họ Cá heo đại dương. Hai loài thuộc chi này là cá voi hoa tiêu vây ngắn (G. melas) và cá voi hoa tiêu vây dài (G. macrorhynchus). Cá voi hoa tiêu nằm trong số những loài cá voi lớn nhất, thậm chí còn lớn hơn cá voi sát thủ. Cá voi hoa tiêu thường sống theo các nhóm gồm 7 - 15 con, nhưng có thể lên đến hàng trăm con khi chúng tụ tập thành đàn lớn.

    VnExpress (Theo Business Insider)

  • Một đàn gồm hơn 50 con cá voi hoa tiêu chết la liệt sau khi bị dạt vào bờ biển hòn đảo phía Tây Bắc Scotland.

    ca heo mac can
    Những con cá voi hoa tiêu nằm ngổn ngang trên bãi biển Scotland. (Ảnh: BDMLR)

    Lực lượng cứu hộ sinh vật biển Anh (BDMLR) cho biết vào hôm 17/7/2023, có 55 con cá voi hoa tiêu chết không lâu sau khi dạt vào bờ biển ở khu vực làng Bắc Tolsta, thuộc đảo Lewis. Chỉ 15 con còn sống khi được tìm thấy.

    “Nhiều con đã chết khi được tìm thấy, nên có vẻ chúng đã mắc kẹt suốt đêm”, Dan Jarvis, giám đốc về phúc lợi động vật của BDMLR, cho biết. Theo chuyên gia này, cá voi hoa tiêu chỉ có thể sống sót khoảng 6 giờ đồng hồ sau khi bị mắc cạn.

    Theo cơ quan quản lý động vật biển Scotland SMASS, đây có thể là đợt cá voi chết hàng loạt vì mắc cạn lớn nhất ở khu vực này trong nhiều thập kỷ.

    Là loài động vật thích giao du, cá voi hoa tiêu có mối liên kết và tình cảm cực kỳ bền chặt với nhau, ông Jarvis cho biết. Theo chuyên gia này, nếu một con gặp khó khăn và bị mắc cạn, những con còn lại trong nhóm – hoặc ít nhất là một số trong số chúng – sẽ bơi theo bạn rồi cũng bị mắc cạn.

    SMASS thông báo trên mạng xã hội rằng họ sẽ lấy mẫu và khám nghiệm tử thi để đánh giá sức khỏe của đàn cá và tìm hiểu nguyên nhân chúng mắc cạn.

    Một trong những lý do được nghĩ đến là sóng sonar mà quân đội các nước dùng để phát hiện phương tiện dưới nước của đối thủ. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí của PNAS năm ngoái, nhiều loài cá heo chậm hoặc tạm dừng hành vi tìm kiếm thức ăn khi chúng nghe thấy sonar hoặc âm thanh của kẻ thù.

    Cá voi hoa tiêu mắc cạn là hiện tượng thường gặp trên thế giới. Tại Anh, đợt cá voi hoa tiêu mắc cạn lớn nhất được ghi nhận ở Scotland năm 2011, khi 77 con dạt vào bờ biển phía bắc nước này.

    Theo Tiền Phong

  • Cho vịt ăn trong Công viên Pinner Memorial Park sẽ sớm trở thành hành vi vi phạm pháp luật, và bạn có thể bị phạt £100. 

    cho vit an
    Hội đồng Harrow bị kết tội "hủy hoại niềm vui đơn giản của người dân" khi ban lệnh cấm cho vịt ăn. Ảnh: ARod/Getty Images

    Một hội đồng ở Tây Bắc London đã bị kết tội "hủy hoại niềm vui đơn giản của người dân" khi muốn ban hành lệnh cấm cho vịt ăn. Ai vi phạm có thể bị phạt £100. Tuy nhiên lãnh đạo hội đồng giải thích rằng việc cho vịt ăn "có thể giết chết chúng".

    Tại một cuộc họp của Ủy ban Hội đồng Harrow vào ngày 25/5 vừa qua, một người dân tên Hugh Brown đã phản đối dự thảo luật mới - Public Spaces Protection Order (PSPO). Luật này nhằm nghiêm cấm các hành vi chống đối xã hội trong quận. 

    Theo luật này, hành vi cho vịt ăn trong Công viên tưởng niệm Pinner Memorial Park bị xem là vi phạm pháp luật và sẽ bị phạt £100. Hội đồng cho biết việc cho vịt ăn, cũng đồng thời cho bồ câu ăn, sẽ tạo ra những tác hại về mặt sức khỏe. 

    Anh Hugh Brown nói: "Nhiều phụ huynh và người lớn tuổi có sở thích cho vịt ăn, đó là niềm vui nho nhỏ khi dắt lũ trẻ vào công viên và cho vịt ăn. Vì thế tôi rất ngạc nhiên khi hội đồng muốn cấm niềm vui nhỏ nhoi này. Luật này liệu có cần thiết không?". 

    Ủy viên hội đồng Paul Osborn trả lời: “Nếu bạn cho vịt ăn vụn bánh mì và những vụn thức ăn khác, có thể bạn sẽ rất thích nhưng thực tế bạn đang giết chết đàn vịt. Bánh mì chứa rất ít dưỡng chất thích hợp với vịt nhưng nó lại nở đầy trong dạ dày con vật, khiến chúng không thể nạp thêm thứ gì khác, cơ thể không tích trữ được những dưỡng chất thiết yếu. Những vụn thức ăn còn là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và khiến sâu bọ sinh sôi". 

    Tuy nhiên anh Hugh Brown lại phản bác: "Tôi biết bánh mì không tốt cho vịt, vì thế tôi đã mang thức ăn dành riêng cho vịt mỗi khi dẫn con tới công viên. Vậy tôi có được phép cho vịt ăn không? Thay vì cấm, tại sao các người không ban hành hướng dẫn để người dân biết đâu mới là thức ăn tốt cho vịt?".

    Anh Hugh Brown cũng cho rằng dự luật mới PSPO chỉ đề cập đến vịt và bồ câu mà lại không nhắc tới ngỗng - một loài động vật rất phổ biến trong công viên. 

    Ủy viên Hội đồng, ông Paul Osborn trả lời: "Bởi vì việc cho vịt ăn gây hậu quả rõ ràng đến bồ câu. Khi người dân cho vịt ăn, họ thường cho cả bồ câu ăn, gây hại cho sức khỏe cộng đồng ở những tòa nhà dân cư gần đó - trong đó có 1 tòa chung cư thuộc sở hữu của hội đồng". 

    Khi ăn nhiều, chim bồ câu sẽ tiêu hóa nhanh hơn. Phân của loài chim này có tính axit, chúng có thể phá hủy các tòa nhà và làm xấu cảnh quan. Chưa kể, theo một báo cáo, các đài kỷ niệm là nơi phải “gánh” hậu quả từ lũ chim. Chim bồ câu thường không ngủ ở nơi chúng ăn, nhưng việc chúng được cho ăn 24/7 khiến công viên nghiễm nhiên bị biến thành nơi trú ngụ quanh năm cho chúng, kết quả là bề mặt của những đài tưởng niệm đầy các vết xước do móng chim cào vào khi đi tìm chỗ bám để ngủ. Không chỉ thế, chim bồ câu tìm thức ăn chứa canxi cácbonat để hình thành vỏ trứng. Chúng mổ đá cẩm thạch và tường vữa của những bức tượng và tường nhà, để lại lỗ chỗ nhiều vết mổ của chim. Việc này tiêu tốn tiền thuế để tân trang lại những chỗ bị chim mổ. Huống chi mỗi con chim bồ câu đều mang ít nhất 1 mầm bệnh, sự sinh sôi của chúng vô cùng nguy hiểm cho cư dân. 

    Án phạt cũng áp dụng với những người cho chim ăn ở trung tâm thị trấn, và hội đồng đang tìm cách mở rộng luật ra cả quận, bao gồm tất cả các công viên. 

    Vào năm 2022, có 44 người đã bị phạt vì cho chim ăn. Vi phạm luật PSPO được xem là tội hình sự, có thể bị phạt từ £100 đến £1,000.

    Hiện luật này vẫn đang được Hội đồng Harrow xem xét trước khi được bỏ phiếu. 

    Viethome (theo MyLondon)

  • Một người phụ nữ ở Anh bị kết án 12 tháng tù giam vì đã giết và ăn thịt con chuột hamster mà con cô nuôi làm thú cưng bấy lâu nay.

    Hành động của Emma Parker, 39 tuổi, đã bị thẩm phán miêu tả là "kinh tởm". Đoạn video quay lại cảnh Emma giết con hamster của con gái, xung quanh là tiếng cười của ai đó, được đăng lên Facebook vào tháng 5/2022.

    an thit chuot
    Emma Parker.

    Người phụ nữ Anh thừa nhận đã giết và ăn thịt con chuột hamster, nhận tội gây đau khổ không cần thiết cho một loài động vật được bảo vệ. Emma khai với cảnh sát, cô làm thế để giúp con hamster giải thoát sau khi nó bị chó của cô cắn.

    Thẩm phán đã đưa ra bản án 12 tháng tù giam với Emma và cấm cô nuôi thú cưng trong 15 năm. Emma nói cô ăn thịt con chuột hamster để giúp nó giải thoát.

    Sau phán quyết của tòa, thanh tra RSPCA Andy Bostock nói với BBC: “ Chúng tôi chia sẻ sự phẫn nộ của công chúng trước vụ việc khủng khiếp này và chúng tôi muốn cảm ơn cảnh sát vì đã hỗ trợ điều tra..."

    Bài liên quan: Rái cá ăn thịt 106 con cá Koi khiến chủ nhà thiệt hại 7,000 bảng

    Kieran McCarthy, giáo viên về hưu sống gần sông Severn, Worcester, thiệt hại 7.000 bảng Anh sau khi mất 106 con cá Koi nuôi dưới hồ trong vườn nhà chỉ trong khoảng 5 ngày, Sun hôm 31/10 đưa tin. Trước đó, ông nghi ngờ rái cá là thủ phạm ăn cá khi tìm thấy xác một con cá bị vứt ven hồ.

    McCarthy đã bỏ ra 140 bảng Anh để trang bị lưới thép che chắn hồ nước. Tuy nhiên, rái cá vẫn tìm được cách lẻn vào. "Tôi không thể tin là lại gặp rái cá như vậy ở khu vực có nhiều nhà cửa thế này. Tôi dùng đèn pin để xua đuổi rái cá, nhưng một đêm, nó nhìn thẳng vào mắt tôi rồi vẫn tiếp tục hành động", ông nói.

    rai ca an thit ca koi
    Kieran McCarthy và hồ cá Koi. Ảnh: SWNS

    McCarthy dự định từ bỏ sở thích nuôi cá và tìm kiếm một thú vui khác. "Tôi đã nuôi cá 25 năm nhưng chưa từng gặp điều gì tương tự. Rái cá liên tục tìm cách lẻn vào, chúng rất thông minh. Bạn không thể di dời rái cá vì chúng là loài được bảo vệ. Nhưng nếu bạn nuôi cá, chúng sẽ là những cỗ máy giết chóc. Tôi không buộc tội rái cá, đó là một phần của tự nhiên. Nhưng tôi không thể trải qua chuyện này và bỏ ra nhiều tiền như vậy một lần nữa", McCarthy chia sẻ.

    Cá Koi là giống cá đắt đỏ, một số con có thể trị giá tới 2.500 bảng Anh. Chúng có kiểu màu sắc hoa văn và vảy độc đáo, dễ nhận biết. Chúng được nuôi phổ biến ở Nhật Bản. Năm 2016, Nhật Bản xuất khẩu tới 295 tấn cá Koi, thu về hơn 28 triệu bảng Anh.

    Trong khi đó, tại Anh, rái cá được pháp luật bảo vệ. Chúng từng suýt tuyệt chủng ở nước này vào những năm 1960 do việc sử dụng thuốc trừ sâu. Chúng đang dần trở lại nhờ nước sạch hơn, nguồn cá tốt hơn và cách quản lý bờ sông có những thay đổi tích cực.

    Bài liên quan: Thấy đàn cá chép Koi bị ăn thịt, người đàn ông kinh ngạc khi phát hiện "kẻ tấn công" trên camera an ninh

    Vụ việc tuy diễn ra từ năm 2016 tại nước Anh nhưng lại được chia sẻ lại trong thời gian gần đây khi câu chuyện ăn thịt cá Koi khiến cư dân mạng quan tâm.

    Theo trang Mirror đưa tin, một cụ ông đã lắp đặt camera bí mật sau khi phát hiện hàng chục con cá quý hiếm đã bị ăn trộm khỏi ao cá trong vườn nhà tại Anh. Hóa ra, khi xem lại camera an ninh, kẻ tấn công không phải ai khác mà lại là một con rái cá.

    Ông Kelvin Skyrme ban đầu nghĩ rằng có kẻ nào đã định ăn cắp những con cá Koi quý hiếm, cùng một vài loại cá khác của ông. Một lần khác, người đàn ông 61 tuổi thấy đàn cá cảnh của mình, con thì bị chén mất đầu, con thì "thi thể" xây xát, nổi trên mặt nước. Tuy vậy, người đàn ông này đã vô cùng shock khi kẻ tấn công lại là một con rái cá hoang dã lẻn vào trong vườn nhà ông.

    rai ca an thit ca koi 2
    Vẻ mặt buồn rầu của ông Kelvin Skyrme khi đàn cá bị ăn thịt.

    rai ca an thit ca koi 2
    Đây là "kẻ tội đồ".

    Ông Skyrme, một người ủ bia truyền thống, cho biết "kẻ trộm" đã làm thịt đàn cá trị giá hàng nghìn bảng của ông. Ông cho biết.

    "Tôi đã nuôi cá trong vòng 40 năm và chưa bao giờ nhìn thấy những cảnh đau lòng này".

    "Thỉnh thoảng bọn rái cá cũng lẻn vào trong vườn và ăn thịt nhưng chưa bao giờ nhiều đến mức này. Trong vườn có giăng dây điện để chặn chúng cũng như ao hơi sâu mà làm sao bọn nó vớt cá được".

    rai ca an thit ca koi 2
    Đàn cá mất đầu nằm trên mặt đất.

    "Tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy những gì đã xảy ra. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy một con rái cá hoang dã và nhà tôi thì xa sông lắm, ở trong thành phố nữa".

    Ông Skyrme đã nuôi cá được rất lâu với hơn 40 con cá trong ao, bao gồm cá chép Koi, cá chày, cá Tinca, cá tầm... Là một người yêu động vật, ông Skyrme cũng muốn được nhìn thấy những con rái cá thật nhưng trong trường hợp này thì hơi quá.

    rai ca an thit ca koi 2
    Đàn cá Koi bơi trong ao cùng vịt.

    rai ca an thit ca koi 2
    Những con cá bị mất đầu hay mất đuôi.

    VnExpress (theo The Sun)

  • Chủ của một chú chó bull Pháp đang lên tiếng chỉ trích một phòng khám thú y sau khi phải thanh toán hóa đơn đắt đỏ cho việc điều trị cứu sống thú cưng yêu quý của họ.

    Theo News.com.au, mới đây, một cặp vợ chồng người Úc đã rơi vào tình huống tiến thoái lưỡng nan khi đưa chó cưng của mình đi cấp cứu. Họ đã phải nhận tờ hóa đơn điều trị với con số bằng cả gia tài.

    Theo đó, Matisse, cô chó giống bulgie Pháp 5 tuổi, đã được chủ của nó đưa đến điều trị cấp cứu tại Trung tâm Cấp cứu & Chuyên gia Thú y Sydney, ở ngoại ô Rosebery, Sydney, vào ngày 9/4 (đúng dịp Lễ Phục sinh) sau khi gặp phải một số dấu hiệu nghiêm trọng về sức khỏe.

    chi phi kham benh cho thu cung 1
    Daniele và Sabrina đã bị sốc bởi hóa đơn thanh toán chi phí điều trị cho thú cưng.

    Theo lời kể của cặp vợ chồng Sabrina và Daniele, họ nhận thấy 2 chân sau của Matisse trở nên loạng choạng và đưa nó đến bác sĩ thú y địa phương 2 lần, nhưng đều bị trả về nhà.

    “Chúng tôi đã đưa Matisse trở về, tôi nghĩ nó đã rất đau đớn”, Sabrina nói với chương trình truyền hình của Úc có tên "A Current Affair", đồng thời cho biết thêm rằng “hơi thở của con vật mỗi lúc trở nên rất khó khăn”.

    Cảm thấy tình hình đã nguy cấp, cặp vợ chồng liền đưa Matisse đến hẳn Trung tâm Cấp cứu & Chuyên gia Thú y Sydney, nơi con vật được lập tức cho thở oxy nhưng tình trạng ngày càng xấu đi.

    Sabrina nói: “Chúng tôi được yêu cầu ký vào những tài liệu này và để lại cho họ khoản đặt cọc 3.000 AUD (tương đương 47 triệu VNĐ) vì Matisse sẽ phải được giữ ở đó qua đêm để bác sĩ theo dõi điều trị".

    Cặp vợ chồng cho biết ước tính ban đầu cho việc điều trị cho thú cưng mà không có bảo hiểm có thể lên tới 8.900 AUD (139 triệu VNĐ). Nhưng sau đó chi phí tiếp tục tăng lên.

    chi phi kham benh cho thu cung 1
    Hình ảnh Matisse khi ở Trung tâm Cấp cứu & Chuyên gia Thú y Sydney.

    “Đâm lao thì phải theo lao. Giống như, bạn đã đi được nửa chặng đường, bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ dừng lại sao? Dừng lại ở đâu được?", Daniele nói.

    Matisse được cho là cần phẫu thuật cột sống, quét CAT, xét nghiệm, dùng 15 viên thuốc paracetamol và theo dõi hơn 6 ngày tại phòng khám thú y, cộng với khoản phụ phí ngày lễ 4.087,07 AUD được tính vào. Tất cả các khoản ấy đã đưa hóa đơn cuối cùng lên đến 36.896,19 AUD (tương đương hơn 578 triệu VNĐ).

    Sabrina và Daniele đã bị sốc và “không thể tin được” mức giá đắt đỏ như vậy cho việc điều trị cứu sống thú cưng của mình. Họ nói rằng chi phí ấy là “quá nhiều”.

    chi phi kham benh cho thu cung 1
    Sabrina phải bán những chiếc túi xách yêu thích của mình để thanh toán hóa đơn.

    Daniele nói trong chương trình "A Current Affair": “Chúng tôi phải xoay tiền từ đâu được, và họ không giảm giá một chút nào". 

    Sabrina nói thêm: “Tôi đã phải bán một số túi xách hàng hiệu mà tôi không hề muốn bán. Nhưng, bạn biết đấy, chúng tôi không có lựa chọn nào cả".

    Cuối cùng, cặp đôi chỉ có thể gom góp được 29.000 AUD vào ngày hôm đó để đưa thú cưng của mình về nhà.

    chi phi kham benh cho thu cung 1
    Tổng chi phí điều trị cho thú cưng lên tới gần 37.000 AUD.

    Giờ đây, họ đang kêu gọi bác sĩ thú y ở Trung tâm Cấp cứu & Chuyên gia Thú y Sydney xem xét lại mức chi phí, để các gia đình khác không phải rơi vào hoàn cảnh khó khăn như họ đã từng.

    Tuy nhiên, các bác sĩ thú y lại đưa ra lập luận rằng những con chó giống quý, chẳng hạn như chó bulgie Pháp, có thể cần được chăm sóc cẩn thận với mức chi phí cực tốn kém - cho dù đó chỉ đơn giản là việc cắt tỉa lông, hay điều trị y tế nhẹ nhàng.

    Sabrina và Daniele được cho là đã mua Matisse từ một “nhà lai tạo có uy tín” với giá 5.000AUD (tương đương 78 triệu VNĐ) vào 5 năm trước.

    Robert Zammit, bác sĩ phẫu thuật thú y ở Western Sydney, người không tham gia điều trị cho Matisse, cho biết mặc dù anh tin rằng các bác sĩ thú y nên minh bạch về giá cả, nhưng những người nuôi thú cưng thường không sẵn sàng trả tiền cho dịch vụ chăm sóc mà họ mong đợi.

    Anh cho biết ngày càng có nhiều chủ vật nuôi đang mong đợi “sự chăm sóc tương đương với con người dành cho thú cưng của họ, nhưng lại không sẵn sàng trả tiền cho việc đó”.

    “Nếu bạn sắp nuôi một con chó, đặc biệt nếu bạn đã trả 5.000AUD cho một con chó, bạn có thể cần nghĩ đến việc trả một khoản phí hợp lý cho tiền bảo hiểm sức khỏe, điều trị y tế bởi vì nó có thể rất tốn kém”, bác sĩ Robert Zammit nói.

    Hội Hoàng gia bảo vệ động vật (Royal Society for the prevention of cruelty to animals - viết tắt RSPCA) ước tính hiện có gần 29 triệu vật nuôi ở Úc, với hơn 2/3 (khoảng 69%) hộ gia đình Úc sở hữu thú cưng. Chỉ dưới một nửa trong số đó chọn nuôi chó.

    Tuy nhiên, bất chấp điều này, dữ liệu từ Animal Medicines Australia (AMA) cho thấy chỉ 17% chủ sở hữu chó trả tiền bảo hiểm thú cưng (giảm từ 30% vào năm 2019), trong khi chỉ có 12% chủ sở hữu mèo trả tiền bảo hiểm thú cưng.

    AMA nhận thấy người Úc đang chi tiêu nhiều hơn bao giờ hết cho sức khỏe của thú cưng, bao gồm ước tính khoảng 4,7 tỷ AUD cho các lần khám bác sĩ thú y, 1,1 tỷ AUD bảo hiểm (phần lớn trong số đó là bảo hiểm cho chó) và 2,9 tỷ AUD chi phí chăm sóc sức khỏe.

    News.com.au đã liên hệ với phía Trung tâm Cấp cứu & Chuyên gia Thú y Sydney (SVES) để phỏng vấn về vụ việc liên quan đến Matisse, nhưng họ từ chối cung cấp các thông tin mang tính bảo mật theo quy định.

    Đại diện của SVES nói rằng khách hàng (tức Sabrina và Daniele) đã biết và đồng ý với chi phí cho “trường hợp đặc biệt và nghiêm trọng” trước khi điều trị và sau khi lựa chọn giữa “các phương án điều trị thay thế".

    Người này cũng khẳng định Matisse được đưa đến trong tình trạng nguy kịch cần "chăm sóc và điều trị tích cực để giữ mạng sống, tránh biến chứng. Tiêu chuẩn chăm sóc cho con vật tương đương với những gì sẽ được cung cấp cho một con người".

    Phụ nữ Việt Nam (nguồn: News.com.au)