• Cuộc chiến về giá giữa ông lớn ngành thực phẩm và chuỗi siêu thị lớn nhất thế giới chính thức bắt đầu.

    Tập đoàn Siêu thị Carrefour của Pháp vừa thông báo với khách hàng ở bốn quốc gia châu Âu rằng họ sẽ không bán các sản phẩm như Pepsi, khoai tây chiên giòn Lay's và 7UP nữa vì chúng đã trở nên quá đắt. Đây là động thái mới nhất trong cuộc giằng co về giá cả giữa các nhà bán lẻ và các đại gia thực phẩm toàn cầu.

    Người phát ngôn của “gã khổng lồ” ngành siêu thị Pháp cho biết từ ngày 4/1/2024, các kệ đựng sản phẩm PepsiCo tại các cửa hàng Carrefour ở Pháp, Italy, Tây Ban Nha và Bỉ sẽ treo biển cho biết cửa hàng sẽ không còn bày bán hàng của các nhãn hàng này nữa "do mức giá tăng không thể chấp nhận được."

    pepsico 1
    Một sản phẩm bị dán nhãn tăng giá ở mức khó chấp nhận tại siêu thị của Carrefour

    Động thái của Carrefour tác động đến hơn 9.000 cửa hàng trên khắp bốn quốc gia, chiếm tới 2/3 tổng số 14.348 cửa hàng trên toàn cầu của nhà bán lẻ này theo báo cáo thường niên năm 2022.

    Các nhà bán lẻ ở một số quốc gia bao gồm Đức và Bỉ cũng đã ngừng đặt hàng tương tự từ các công ty hàng tiêu dùng, một chiến thuật đàm phán giá cả ngày càng trở nên căng thẳng do lạm phát leo thang.

    Tại Pháp, lạm phát giá thực phẩm tăng lên hai con số vào năm 2022 và đạt gần 16% vào tháng 3/2023. Vào tháng 12, giá thực phẩm đã tăng 7,1% trong 12 tháng qua. Chính phủ Pháp cũng chỉ trích các nhà sản xuất lớn và cho biết sẽ buộc họ phải giảm giá.

    Quyết định của Carrefour đối với các sản phẩm của PepsiCo được đưa ra khoảng 4 tháng sau khi nhà bán lẻ này bắt đầu dán nhãn cho các sản phẩm mà họ tuyên bố là có thể bị Shrinkflation - khi số lượng sản phẩm trong bao bì giảm đi nhưng giá bán lẻ không thay đổi. “Mục đích của chúng tôi là khiến các nhà sản xuất xem xét lại chiến lược về giá của họ”, giám đốc truyền thông Stefen Bompais của Carrefour khi ấy nhấn mạnh.

    Theo Bloomberg, để khiến người tiêu dùng khó nhận ra, các hãng sản xuất rất cẩn trọng trong việc giảm đơn vị sản phẩm.

    Ví dụ thanh kẹo chocolate của Cadbury Dairy Milk đã giảm từ 200gr xuống còn 180gr, hộp sữa chua Corner của hãng Muller giảm từ 130gr xuống còn 124gr, gói bánh chocolate Maryland của hãng Biscuit Company giảm từ 230gr xuống còn 200gr.

    pepsico 1
    Shrinkflation - số lượng sản phẩm trong bao bì giảm đi nhưng giá bán lẻ không thay đổi

    Tập đoàn thực phẩm, đồ ăn nhẹ và đồ uống đa quốc gia của Mỹ PepsiCo cho biết: “Chúng tôi đã thảo luận với Carrefour trong nhiều tháng và chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác một cách thiện chí để cố gắng đảm bảo rằng các sản phẩm của chúng tôi luôn có sẵn trên các kệ hàng của họ.”

    Một số sản phẩm của PepsiCo, chẳng hạn như Cheetos và 7UP đã không có mặt tại siêu thị Carrefour ở quận 16 tại Paris (Pháp) vào ngày 4/1, trong khi những sản phẩm khác, bao gồm cả Pepsi, vẫn còn trên kệ.

    Trước đó, hồi tháng 10/2023, PepsiCo cho biết họ đã lên kế hoạch tăng giá sản phẩm một cách "khiêm tốn" trong năm 2024 do nhu cầu vẫn tăng mạnh, khiến công ty phải tăng dự báo lợi nhuận năm 2023 lần thứ ba liên tiếp.

    Carrefour là một trong những nhà bán lẻ tích cực nhất trong việc thách thức các công ty kinh doanh thực phẩm và sản phẩm tiêu dùng lớn về giá cả. Năm ngoái, họ bắt đầu chiến dịch "thu hẹp lạm phát" bằng cách dán cảnh báo lên các sản phẩm có kích thước nhỏ hơn nhưng giá thành cao hơn.

    Theo Reuters, một số chuỗi bán lẻ khác tại Đức và Bỉ cũng đã dừng nhập hàng từ các công ty sản xuất đồ tiêu dùng, nhằm thương lượng lại giá cả trong thời kỳ lạm phát.

    Để hạ nhiệt lạm phát, chính phủ Pháp đã đề nghị các hãng bán lẻ và nhà cung cấp hoàn thành việc thương lượng giá hàng năm trong tháng 1. Hạn chót này sớm hơn 2 tháng so với mọi năm.

    Pháp quản lý lĩnh vực bán lẻ rất chặt so với các nước khác tại châu Âu. Nước này yêu cầu các siêu thị đàm phán giá chỉ một lần mỗi năm với các nhà sản xuất, nhằm bảo vệ ngành nông nghiệp trong nước.

    Cuộc đàm phán năm ngoái diễn ra vào đầu năm - thời điểm khủng hoảng giá cả lên đỉnh - khiến giá tăng cao với mọi sản phẩm. Điều này ảnh hưởng đến doanh thu của các siêu thị, khiến họ năm nay phải tìm cách đàm phán giá thấp hơn.

    Theo Kiến thức đầu tư

  • Tờ WSJ nhận định Starbucks nếu là ngân hàng thì sẽ xếp hạng 385/4.236 tại Mỹ với tổng tiền gửi 2,4 tỷ USD. Đặc biệt là người gửi chấp nhận lãi suất 0% và chỉ được rút bằng...cà phê.

    ngan hang starbucks 1

    Tờ Medium cho hay nếu McDonald’s khiến cả thế giới trầm trồ về mô hình kinh doanh bất động sản đội lốt chuỗi đồ ăn nhanh thì Starbucks cũng đang âm thầm hoạt động theo kiểu ngân hàng mà chẳng ai hay.

    Cụ thể với chương trình thẻ thành viên Starbucks Rewards của mình, chuỗi cửa hàng cà phê này đã thu một lượng lớn tiền mặt mà khách hàng tự nguyện nộp vào.

    Dưới góc nhìn của người tiêu dùng, chương trình này chẳng có vấn đề gì khi đơn giản chỉ là một dạng trả trước và tích điểm khi thanh toán.

    Thành viên chẳng cần phải đem theo tiền hay ví lại còn được tặng thêm đồ uống miễn phí nếu thường xuyên sử dụng dịch vụ này.

    Tuy nhiên dưới góc nhìn của Starbucks, chương trình thẻ thành viên này không chỉ thu thập được thông tin tiêu dùng của khách hàng, gia tăng doanh số mà còn chiếm dụng vốn một cách dễ dàng với lãi suất 0%.

    Tờ Wall Street Journal (WSJ) cho hay khoảng 44% số giao dịch tại Starbucks hiện nay là thông qua chương trình thẻ thành viên. Tỷ lệ này được cho là lên đến 80% trong mùa dịch Covid-19.

    Vào cuối năm 2019, hãng này cho biết nắm giữ đến 1,5 tỷ USD tiền gửi "trả trước" của khách hàng trong chương trình thẻ thành viên này.

    ngan hang starbucks 1

    Theo WSJ, con số trên đến cuối năm 2022 đạt 2,4 tỷ USD, đứng thứ 385 trên tổng số 4.236 ngân hàng ở Mỹ.

    Xin được nhắc rằng số liệu của Tập đoàn bảo hiểm ký thác liên bang Mỹ (FDIC) cho thấy hơn 3.900 ngân hàng ở nước này hiện nay còn chưa có nổi 1 tỷ USD tổng tài sản.

    Chiếm dụng vốn

    Theo Medium, chương trình thẻ thành viên cho khách hàng thân thiết Starbucks Rewards chiếm khoảng 30-40% doanh số của hãng trên toàn cầu. Người tiêu dùng chỉ cần nạp tiền vào thẻ và có thể mua sắm dịch vụ, sản phẩm tại các cửa hàng cà phê thông qua đó.

    Lợi ích của dịch vụ này là khách hàng sẽ được tặng điểm, tặng sao để đổi lấy đồ uống miễn phí hoặc mã giảm giá.

    Theo báo cáo quý 3 năm 2022 của Starbucks, chỉ riêng tại Mỹ đã có 27,4 triệu thành viên Starbucks Rewards đang hoạt động. Con số này gần gấp đôi so với 14,2 triệu thành viên vào cuối năm 2017.

    Phía công ty cho biết những thành viên Starbucks Rewards thường chi tiêu nhiều gấp ba lần so với những khách hàng thông thường. Bởi vậy không có gì khó hiểu khi doanh thu của Starbucks Rewards tại Mỹ năm 2023 chiếm đến 53% tổng doanh số.

    Với uy tín về thương hiệu và tâm lý "cuồng" Starbucks để khoe sự sang chảnh, rất nhiều khách hàng tin tưởng để tiền trong tài khoản thành viên này vì nghĩ rằng kiểu gì cũng sẽ dùng chúng vào một ngày nào đó.

    Tờ WSJ cho hay các khách hàng Mỹ của Starbucks thường xuyên tự nguyện "gửi" khoảng 1-2 tỷ USD trong tài khoản thành viên của mình. Con số này cao hơn nhiều so với lượng tiền gửi ở một số ngân hàng Mỹ như Customers Bank (780 triệu USD), hay Green Dot Corporation (560 triệu USD).

    Với khoản tiền vay ưu đãi với lãi suất 0% như trên, Starbucks hoàn toàn có thể sử dụng đem đi đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh và kiếm thêm lợi nhuận mà không cần chia sẻ cho khách hàng.

    ngan hang starbucks 1

    Thậm chí theo Medium, khoảng 10% số tiền gửi này thường xuyên bị lãng quên hoặc không được dùng đến, tạo nên một nguồn thu "từ trên trời rơi xuống" cho Starbucks.

    Trong các báo cáo tài chính năm 2017 đến 2019, chuỗi cà phê này đã ghi nhận khoản thu từ số tiền gửi bị lãng quên của khách hàng lần lượt là 104,6 triệu USD, 155,9 triệu USD và 125 triệu USD.

    Chỉ cho rút bằng cà phê

    Chiếm dụng vốn với tiền gửi lãi suất 0% của khách hàng là vậy nhưng Starbucks lại chẳng phải ngân hàng thực sự.

    Tờ Medium cho hay ngoài yếu tố chưa đăng ký hay được cấp phép kinh doanh tài chính, Starbucks cũng khác ngân hàng ở chỗ chỉ cho phép khách hàng rút tiền bằng cà phê.

    Chính điều này đã giúp Starbucks lách luật và tiếp tục chiếm dụng vốn của người tiêu dùng một cách công khai, hợp pháp.

    Thông thường ngân hàng sẽ cho phép người gửi tiền được rút vốn bất kỳ lúc nào họ muốn, nên những tổ chức tài chính này sẽ phải giữ một lượng tiền mặt nhất định phòng trường hợp rút tiền hàng loạt.

    Đây là lý do các ngân hàng thương mại sẽ phải có tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở Ngân hàng trung ương dựa trên mỗi khoản tiền gửi.

    ngan hang starbucks 1

    Thế nhưng Starbucks thì lại chẳng cần phải dự trữ tiền làm gì khi khách hàng chỉ có thể rút bằng cà phê hay sản phẩm của hãng. Hơn nữa mọi người gửi tiền vào đây với mục đích tiêu dùng chứ không có ý định kiếm lời hay đầu tư, nên Starbucks hoàn toàn tự do với số vốn vay lãi suất 0% này.

    "Chúng ta nên gọi Starbucks là một ngân hàng không được kiểm soát, đội lốt chuỗi kinh doanh cà phê thì đúng hơn", Chủ tịch Kim Jung Tai của tập đoàn tài chính lớn thứ 3 Hàn Quốc Hana Financial Group than thở khi Starbucks tại đây nắm giữ đến 70 tỷ Won, tương đương 60,2 triệu USD tiền gửi khách hàng.

    CafeF (Nguồn: WSJ, Medium)

  • Ông Bob Rohloff, hiện 91 tuổi, từng không nghĩ rằng mình tìm được công việc mơ ước từ năm 16 tuổi và gắn bó với nghề đến hết đời.

    cu ong chi lam mot nghe
    Ông Bob Rohloff. Ảnh: Mark Karweick

    Ông Bob gắn bó nghề cắt tóc từ năm 1948, được đào tạo dưới sự hướng dẫn của cha, Erv, một thợ cắt tóc. Hồi đó, một lần cắt tóc có giá 75 xu. "Chúng tôi kiếm được rất nhiều tiền mỗi tuần và nhận được những lời khuyên tuyệt vời. Thêm nữa, bố tôi là bạn thân nhất của tôi nên làm việc với ông ấy thực sự rất vui", ông Bob nói.

    Khi vẫn còn ở tuổi thiếu niên, ông tham gia khóa đào tạo cắt tóc thực hành tại Trường dạy nghề Appleton ở Wisconsin, cách quê hương Black Creek của ông 20 phút lái xe. Sau khi tốt nghiệp, Rohloff mở hai cửa hàng ở Wisconsin và làm việc ở Arizona trong 18 năm. Ông cố gắng nghỉ hưu khi sống ở Arizona, nhưng đã mở lại tiệm chỉ vài tháng sau đó vì nhớ tình bạn thân thiết và các cuộc trò chuyện ở tiệm hớt tóc.

    Khi ông và vợ Marian chuyển về Wisconsin vào năm 2010, ông nhận công việc tại tiệm cắt tóc gia đình Hortonville, nhưng luôn ấp ủ ý tưởng mở lại cửa hàng của riêng mình. Vào tháng Ba, ông gặp Mark Karweick, một thợ cắt tóc khác ở Wisconsin, người cũng có chung mong muốn mở tiệm cắt tóc kiểu cũ. Vào tháng 6, cả hai mở "Tiệm cắt tóc kiểu cũ" của Bob ở Hortonville, Wisconsin. Lúc này, ông Bob bảo không thể tưởng tượng cuộc sống của mình nếu không làm việc trong tiệm hớt tóc.

    "Cha của tôi cũng đã làm việc cho đến năm 85 tuổi nên tôi nghĩ khi biết tôi làm công việc này tới tận năm 91 tuổi như hiện tại, ông ấy chắc hẳn rất tự hào!", cụ ông 91 tuổi chia sẻ với niềm tự hào trên gương mặt.

    Lời khuyên nghề nghiệp từ người đàn ông 91 tuổi cả đời gắn bó với một công việc duy nhất

    Rohloff cho biết, bí quyết để có một sự nghiệp lâu dài và viên mãn là có được những người cố vấn phù hợp ở bên mình. Ông cho biết thêm, phần lớn thành công của ông có được là nhờ cha, Erv, người đã giới thiệu ông với những thợ cắt tóc đang tuyển dụng và luôn cho ông lời khuyên chân thành về "điều thực sự cần để trở thành một thợ cắt tóc cùng cách tôi có thể cải thiện công việc của mình".

    Cha cũng khuyến khích ông luôn cập nhật các kiểu râu, kỹ thuật cắt tỉa mới nhất cùng với các kỹ năng để có thể duy trì tính cạnh tranh trong kinh doanh.

    "Ông ấy luôn nói với tôi rằng: 'Hãy học nghề này và hãy luôn không ngừng trau dồi kỹ năng của mình, con có làm công việc này mãi mãi không, ba không quan tâm, nhưng một ngày nào đó, nếu giả sử đang làm một công việc khác, con sẽ biết ơn những giây phút mình từng nỗ lực bỏ ra. Bởi khi đó con biết, ngay cả khi con rời bỏ công việc khác mà mình đang làm, con vẫn có một cái nghề'", ông Bob nhớ lại.

    Về việc tìm kiếm một người cố vấn tốt, ông Bob khuyên bạn nên bắt đầu với người mà bạn ngưỡng mộ trong lĩnh vực của mình hoặc người có nhiều kinh nghiệm hơn bạn, sau đó xem liệu họ có phải là người biết lắng nghe và hào hứng giúp đỡ người khác hay không.

    Karweick, 55 tuổi, người sẽ tiếp quản cửa hàng từ ông Bob bất cứ khi nào ông quyết định ngừng làm việc, cho biết: "Chúng tôi trao đổi kỹ thuật qua lại, ông ấy luôn dạy tôi điều gì đó mới mẻ. Tôi rất vui".

    Ngôi Sao (Theo CNBC)

  • Với nền tảng thương mại điện tử, người Trung Quốc đi theo triết lý đặt người bán hàng lên trước thay vì người mua hàng.

    Dù đi sau các nền tảng thương mại đã quá nổi tiếng và có chỗ đứng vững chắc, các nền tảng thương mại trực tuyến của Trung Quốc vẫn chen chân được vào thị trường toàn cầu nhờ cách làm sáng tạo, ít ai nghĩ ra.

    shein vs amazon 1

    Nền tảng bán hàng Trung Quốc công phá toàn cầu

    Sau đại dịch Covid-19, Liz Monroy trở thành một trong những người bán hàng dẫn đầu trên nền tảng thương mại điện tử Mỹ Latinh MercadoLibre.

    Thương hiệu của cô, Distribuidora Cheap Price, chủ yếu bán buôn phụ kiện tóc, nhận khoảng 1.000 đơn đặt hàng mỗi tháng vào giữa năm 2021, mang lại doanh thu 15.000 USD.

    Tiếp bước thành công, Monroy chuyển sang các nền tảng mua sắm khác để bán thêm sản phẩm. Lần đầu tiên cô cân nhắc sử dụng Amazon nhưng thấy quy trình trên đây khá khó hiểu.

    "Bán hàng trên Amazon phức tạp như bán hàng cho cơ quan nhà nước, họ yêu cầu nhiều tài liệu và quá trình trở thành người bán rất lâu", cô nói với Rest of World.

    shein vs amazon 1

    Sau đó, vào tháng 1, Shein liên lạc. Thương hiệu thời trang siêu nhanh do Trung Quốc thành lập đang mở rộng ra thị trường toàn cầu, cho phép các bên thứ ba tham gia bán hàng trên nền tảng ở Mexico.

    Monroy cho biết mọi thứ ở Shein trực quan hơn nhiều. Amazon có những yêu cầu chặt chẽ hơn về tên doanh nghiệp và tài khoản ngân hàng, trong khi Shein lại phù hợp với những người bán mới bắt đầu.

    Nền tảng này có các cố vấn ở Mexico giúp cô thiết lập tài khoản và thậm chí còn đưa ra thời gian miễn phí hoa hồng ban đầu là ba tháng.

    Monroy đã bán được lượng hàng hóa trị giá 16.000 USD trên Shein kể từ khi ra mắt ở Mexico vào tháng 6 vừa qua. Công việc kinh doanh của cô phát triển nhanh hơn nhiều so với cả trên MercadoLibre. "Bất cứ thứ gì liên quan đến thời trang đều bán chạy trên Shein", cô nói.

    Thu hút người bán hàng quốc tế là động thái mới nhất mà các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

    Bằng cách chuyển nhiều hoạt động ra bên ngoài đại lục, họ có thể đưa sản phẩm đến tay khách hàng quốc tế nhanh hơn và với chi phí thấp hơn, đồng thời củng cố hơn nữa hình ảnh với tư cách thương hiệu toàn cầu.

    Trước khi ra mắt thị trường trong năm nay, Shein chỉ bán quần áo dưới nhãn hiệu riêng của mình. Hầu hết trong số này được sản xuất tại Trung Quốc, nhưng vào năm 2022, công ty đã thành lập các cơ sở phân phối ở Ba Lan, Mỹ và Canada, cũng như mở các nhà máy ở Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ .

    Lợi thế chính của việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng theo cách này là cắt giảm thời gian vận chuyển tới thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ.

    shein vs amazon 1

    Chú trọng vào người bán

    Theo Steve Peters, giám đốc điều hành công ty tư vấn chuỗi cung ứng Based Consulting, giảm thời gian vận chuyển, bên cạnh chính sách hoàn trả tốt hơn, là chìa khóa nếu Shein muốn cạnh tranh ở Mỹ với những gã khổng lồ như Amazon - công ty đã mất nhiều năm xây dựng doanh nghiệp có hệ thống hậu cần đáng gờm.

    "Cách duy nhất để có thể cạnh tranh là có mặt trên thực địa và cung cấp dịch vụ tương tự", chuyên gia cho biết.

    Shein không phải là nền tảng mua sắm duy nhất của Trung Quốc thu hút người bán quốc tế. Temu cũng đang mở rộng nền tảng để chào đón người bán hàng ở Mỹ. Trong khi đó, TikTok Shop có sự hiện diện mạnh mẽ ở Đông Nam Á và bắt đầu triển khai cho người bán ở Mỹ trong năm nay.

    "Dịch vụ hậu cần được sắp xếp hợp lý của Shein là một phần quan trọng trong việc thu hút người bán hàng địa phương", Yadira Alcántara Monroy, người phụ trách quan hệ thương mại của Mexico, nói với Rest of World.

    Tại Mexico, Shein hợp tác với J&T Express, công ty hậu cần được thành lập ở Indonesia, nhận hàng trực tiếp từ địa điểm của người bán để giao hàng. Ngược lại, MercadoLibre yêu cầu người bán bên ngoài trung tâm thành phố gửi từng đơn hàng đến kho của mình và phải chịu phí lưu kho kéo dài.

    Monroy, người bán phụ kiện tóc, cho biết phương thức giao hàng sáng tạo của Shein đã tiết kiệm chi phí. Sau thời gian miễn phí hoa hồng, cô trả phí 10% cộng với phí vận chuyển cho các gói hàng bán trên Shein, so với 19% cộng với phí vận chuyển trên MercadoLibre.

    Tương tự như vậy, TikTok Shop cũng đang có tốc độ phát triển khả quan.

    shein vs amazon 1

    "Rất nhiều thương hiệu và người bán hiện sử dụng TikTok, họ nhận được rất nhiều tiền lại quả", Paul Harvey, người sáng lập và chủ sở hữu của Rankster, công ty chuyên thực hiện các chiến dịch quảng cáo TikTok, nói với Rest of World.

    Trong đó, TikTok đề nghị trợ cấp giảm giá cho các sản phẩm nếu người bán tham gia chương trình khuyến mãi Black Friday.

    Đối với một số người bán, nền tảng mới cung cấp giải pháp thay thế ở những quốc gia nơi Amazon chiếm ưu thế.

    Steven Pope, người hiện đang bán sản phẩm trên Amazon với thương hiệu xà phòng Age of Sage của Mỹ, đang hy vọng bắt đầu bán hàng trên TikTok. Chi phí quảng cáo trên Amazon tăng cao đã khiến các nền tảng như TikTok trở nên hấp dẫn hơn.

    "Tuyên bố sứ mệnh của Amazon là nền tảng lấy khách hàng làm trung tâm nhất trên thế giới. Hãy chú ý từ khách hàng chứ không phải người bán", Pope nói. "Vì vậy, TikTok hoặc Temu hay bất kể là gì, nếu họ đối xử với người bán tốt hơn, chúng tôi sẽ đổ xô đến các nền tảng đó", ông nói.

    Theo Đời sống & Pháp luật

  • lau haidilao 1

    Nói đến lẩu Trung Quốc thì không có ai là không biết đến chuỗi nhà hàng Haidilao. Ông chủ của chuỗi nhà hàng này, Zhang Yong, được mệnh danh là vua lẩu Trung Quốc với khối tài sản 5,8 tỷ USD và gần 1.500 chi nhánh trên khắp thế giới.

    Trong tiếng Trung Quốc, Haidilao có nghĩa là "câu cá dưới đáy đại dương" và chuỗi nhà hàng này vốn chỉ là một quán lẩu nhỏ tại tỉnh Tứ Xuyên vào năm 1994 trước khi được ông chủ Zhang Yong phát triển thành đế chế lẩu lớn nhất toàn cầu.

    Điều ít ai biết đến là ông chủ của thương hiệu này vốn chỉ là một thanh niên nhà quê thất học, phải vay tiền bạn gái để khởi nghiệp dù sau này vẫn không nấu nổi một nồi lẩu ra hồn cho vợ.

    Thế nhưng nhờ biết trân trọng nhân viên, không từ bỏ những người cũng có xuất thân khó khăn như mình mà Zhang Yong đã xây dựng được nên một đế chế như ngày nay.

    lau haidilao 1
    Ông Zhang Yong và người vợ Shu Ping

    Nhà quê thất học, vay tiền bạn gái khởi nghiệp

    Sinh năm 1974 tại một làng quê nghèo tại tỉnh Tứ Xuyên, Zhang Yong đã phải bỏ học cấp 3 để đi làm công nhân trong suốt 6 năm để mưu sinh.

    Thời điểm đó thu nhập của ông trùm quán lẩu tương lai chỉ vào khoảng 93 Nhân dân tệ/tháng, tương đương 14 USD. Sau đó do tranh cãi với công ty về việc trợ cấp nhà ở nên Zhang Yong đã bỏ việc để kinh doanh riêng.

    Khi đó, Zhang nảy sinh ý tưởng mở quán lẩu khi nhận thấy phần lớn các quán lẩu Trung Quốc có chất lượng phục vụ rất tệ, còn khẩu vị thì không đồng nhất.

    Năm 1994, chàng thanh niên Zhang ở độ tuổi 20 chỉ có hai bàn tay trắng và đã phải nhờ 3 người bạn đầu tư 10.000 Nhân dân tệ, tương đương 1.500 USD, để mở một quán lẩu nhỏ tên Haidilao tại Tứ Xuyên chỉ với 4 bàn ăn. Một trong số những người bạn đó là người yêu và sau này là vợ của Zhang.

    Nhắc lại chuyện cũ, Zhang kể lại dù không góp nhiều tiền nhưng ông lại đảm nhận mọi việc quản lý trong quán và hứa sẽ nâng tổng giá trị quán lên 150.000 Nhân dân tệ (23.000 USD) trong vòng 5 năm. Nếu như không làm được ông cam kết sẽ đền bù cho những người bạn này.

    lau haidilao 1

    Việc Zhang mở quán lẩu khi đó khá điên rồ bởi ông cùng vợ cũng chẳng biết nấu một nồi lẩu tử tế như thế nào, thậm chí hương vị lẩu cay nồng nổi tiếng Tứ Xuyên cũng không biết.

    Dẫu vậy nhà sáng lập Zhang vẫn quyết tâm đem lại trải nghiệm tốt nhất cho các thực khách và tự mày mò học cách chế biến, tìm hiểu nguyên liệu và thực hành nhiều lần. Sau nhiều lần tự nấu tự ăn, gia đình Zhang dần cải tiến được thành công thức lẩu nổi tiếng của Haidilao như ngày nay.

    Với quyết tâm đem lại trải nghiệm tốt nhất cho thực khách, nhà hàng Haidilao nhanh chóng nổi tiếng, trở thành quán lẩu lớn nhất trong vùng rồi mở cửa hàng thứ 2 năm 1998.

    Công thức nấu lẩu ngon và thái độ phục vụ chuyên nghiệp đã giúp Haidilao ngày càng nổi tiếng hơn, thu hút rất nhiều lời mời nhượng quyền nhưng Zhang đều từ chối.

    Tâm niệm của ông vua lẩu khi đó là muốn tự mở nhà hàng và tự quản lý nhằm duy trì chất lượng.

    Lợi thế lớn nhất của Haidilao là sự tận tâm phục vụ của khách hàng cùng hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả, giúp chuỗi quán lẩu này trở nên khó sao chép. Việc nhượng quyền có thể phá vỡ cấu trúc quản lý và làm giảm chất lượng phục vụ.

    Khởi nghiệp cần con người

    Để có thể giữ vững được chất lượng chăm sóc khách hàng, Haidilao chú trọng rất lớn đến hệ thống nhân lực và đây chính là yếu tố khiến chuỗi lẩu này khó sao chép và là lý do nhà sáng lập Zhang không muốn nhượng quyền.

    "Giáo dục biến bạn trở thành một con người đúng nghĩa. Nếu bạn được dạy dỗ theo lối cũ, bạn sẽ nhìn nhân viên bằng con mắt giống như những người khác. Kỹ năng quản lý không liên quan gì cả", nhà sáng lập Zhang cho biết.

    Xuất thân từ nhà nghèo nên ông chủ Zhang rất coi trọng các nhân viên cấp thấp nhưng có chí tiến thủ. Trong khi các nhà hàng khác coi đầu bếp và quản lý là những người quyết định thì tại Haidilao, từ nhân viên bồi bàn cho đến người quét dọn cũng có thể góp ý để nâng cao chất lượng phục vụ, còn đầu bếp chỉ có vai trò hỗ trợ.

    Việc đánh giá các trưởng nhóm và nhà quản lý tại Haidilao cũng dựa vào mức độ hài lòng của khách hàng và hiệu quả làm việc của nhân viên cấp dưới chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào doanh thu.

    Những nhân viên mới có mức lương rất thấp nhưng nhanh chóng được tăng cho những người làm việc hiệu quả. Đi kèm với đó là rất nhiều khoản phúc lợi khác giúp Haidilao giữ chân được nhân tài.

    Thậm chí, Haidilao trích hẳn 3% lợi nhuận của chi nhánh làm tiền thưởng cuối tháng cho nhân viên, giúp họ ra sức làm việc. Chuỗi nhà hàng còn thưởng đậm cho những ai có ý tưởng làm gia tăng mức độ hài lòng cho khách.

    Ngoài ra, Haidilao khá quan tâm đến cuộc sống của nhân viên khi trợ cấp tiền nhà, tiền học phí cho con cái, hay tiền phụng dưỡng cha mẹ cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Những ai giới thiệu được người quen vào làm việc tại quán cũng được hưởng phần trăm hoa hồng.

    Tuy nhiên đây mới chỉ là bề nổi, điều khiến hệ thống nhân lực của Haidilao vượt trội so với các quán khác là do họ không bao giờ thuê người ngoài về làm quản lý những nhân viên lâu năm. Haidilao chỉ cất nhắc thành viên nội bộ lên làm quản lý và nếu có đủ năng lực, ngay cả lao công hay bồi bàn cũng sẽ được lên chức.

    Chính sách này của Haidilao khiến mọi người đều cảm thấy công bằng và an tâm với sự nghiệp. Họ sẽ không lo lắng bị cướp việc từ người ngoài và hoàn toàn có thể lên làm quản lý nếu chứng tỏ được khả năng. Hầu hết những nhà quản lý cấp cao của Haidilao hiện nay đều khởi đầu từ vị trí thấp trong nhà hàng.

    Năm 2010, Haidilao thậm chí xây dựng hẳn một trường đào tạo nhằm hình thành chuỗi cung ứng nhân lực cho quán để đáp ứng tốc độ mở rộng chi nhánh.

    lau haidilao 1
    Khu phục vụ khách chờ của Haidilao

    Haidilao hiện là chuỗi nhà hàng có mức độ trung thành của nhân viên cao nhất Trung Quốc. Tỷ lệ nghỉ việc tại đây là 10% và tỷ lệ quản lý nghỉ việc ở Haidilao gần như bằng 0.

    "Tại sao tôi lại thấu hiểu nhân viên của mình đến vậy ư? Đó là nhờ vào nguyên tắc đạo đức mà tôi xây dựng, cũng như những gì tôi đã trải nghiệm ở tuổi 14-15 xưa kia", ông Zhang nhớ lại thời còn trẻ khi bị mọi người đùa cợt do không vỡ giọng ở tuổi dậy thì, khiến nhà sáng lập này hoang mang đến mức không dám nói chuyện với phụ nữ.

    Cách làm ăn của người nhà quê

    Một trong những yếu tố khi khiến các quán lẩu như Haidilao tại Trung Quốc bùng nổ là sự gia tăng thu nhập của người dân khiến nhu cầu đi ăn ngoài nhiều hơn. Trong khi đó món lẩu lại là kiểu ăn tụ tập đơn giản, được nhiều người ưa thích nhất.

    Nắm bắt được xu thế, Haidilao không chỉ thu hút thực khách bằng chất lượng món ăn mà còn bằng thái độ phục vụ chăm sóc khách hàng. Trong khi các nhà hàng chỉ quan tâm đến khách ngồi ăn thì Haidilao lại thiết kế hẳn khu riêng cho những người ngồi chờ với nhiều dịch vụ hoàn toàn mới. Thực khách sẽ được sơn móng tay, massage vai hay chơi các trò chơi miễn phí trong khu chờ.

    Sau khi nhận bàn, khách được nhận tạp giề cho đỡ bẩn quần áo khi ăn, túi bóng giữ điện thoại, phát gấu bông cho những người đi một mình. Đích thân nhân viên sẽ ra biểu diễn múa mỳ tươi đẹp mắt cho khách, trẻ em được ăn phần ăn riêng nếu muốn và còn được tặng những món đồ chơi miễn phí.

    "Tôi là người nhà quê, quan điểm của tôi là nếu nhận tiền mà không chăm sóc nhiệt tình thì chẳng khác gì lừa đảo cả", nhà sáng lập Zhang Yong nói.

    Chính vì thái độ phục vụ cực tốt như vậy mà mức độ hài lòng của khách với Haidilao luôn cao. Suy cho cùng mọi người có thể ăn lẩu ở nhiều nơi nhưng không phải quán nào cũng phục vụ được tốt như ở Haidilao.

    Sau đợt IPO năm 2018, Haidilao đã huy động được gần 1 tỷ USD và có mức tổng vốn hóa gần 12 tỷ USD.

    lau haidilao 1
    Múa mỳ tươi ở Haidilao

    Tính đến tháng 10/2023, tổng mức vốn hóa của Haidilao đạt 14,29 tỷ USD còn bản thân nhà sáng lập Zhang Yong cũng sở hữu khối tài sản lên đến 5,8 tỷ USD.

    Lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm nay của Haidilao tăng gấp 30 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,2 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 307,77 triệu USD, so với 72 triệu Nhân dân tệ cùng kỳ năm 2022.

    Tờ Forbes cho hay Haidilao hiện có gần 1.500 chi nhánh ở Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đông Nam Á.

    Cafebiz (Nguồn: Tổng hợp)

  • Tháng 10/2021, video TikTok về gương chiếu hậu đèn LED của Siu lên xu hướng. Ngay lập tức, nó giúp anh chàng thu về 12.000 USD (gần 300 triệu đồng) chỉ trong một ngày, theo CNBC Make It.

    Siu, khi đó là sinh viên năm nhất Đại học Hawaii ở Manoa, vội chạy đến Office Depot và dành hàng giờ hoàn thành đơn đặt hàng. Một năm sau, một video khác của Siu lại viral, thu hút hơn 9 triệu lượt xem và con số vẫn đang tiếp tục tăng lên.

    Chia sẻ với CNBC, Siu cho biết doanh nghiệp nhỏ Invalid.jp đã giúp anh mang về 38.000 USD chỉ trong 24 giờ đồng hồ. Trong năm 2022, công ty kiếm được 512.000 USD (hơn 12,5 tỷ đồng), trong đó, 30% là lợi nhuận.

    Invalid.jp không còn là công việc tay trái nữa. Siu làm việc ít nhất 40 giờ mỗi tuần ngoài thời gian lên lớp. Trước khi thuê nhà kho, anh chàng điều hành công việc kinh doanh từ căn hộ 2 phòng ngủ của bố mẹ anh ở Honolulu.

    Siu, 21 tuổi, nói: “Tôi lúc nào cũng cực kỳ căng thẳng. Tôi thực sự phải làm việc”, Siu nói.

    kiem tien tren tiktok

    Dưới đây là cách Siu phát triển nghề tay trái và cân bằng việc học tập.

    Siu thành lập Invalid.jp khi còn là học sinh trung học. Anh chàng muốn có tiền để mua phụ kiện ô tô và vào thời điểm đó, các nhãn dán vô cùng phổ biến. Sau đó chi 300 USD tiền tiết kiệm mua một chiếc máy in vinyl, Siu bán nhãn dán với giá từ 3 đến 5 USD trên Snapchat.

    Cuối cùng, mục tiêu của Siu chuyển sang một thứ đắt tiền hơn: phụ tùng. Điều đó có nghĩa anh chàng cần bán những sản phẩm sinh lời hơn và gương chiếu hậu đèn LED là một trong số đó.

    Siu sau đó đặt mua một chiếc gương trị giá 20 USD từ Trung Quốc, mở kính, đặt đèn LED vào bên trong và dán nhãn. Doanh thu chủ yếu được thúc đẩy qua TikTok - nền tảng có thể giúp người bán đổi đời chỉ sau 1 đêm.

    “Ồ, có lẽ đây là một công việc kinh doanh thực sự”, Siu nói.

    Để có doanh số ổn định, Siu bắt đầu tiếp cận quảng cáo trên mạng xã hội, song bước đầu gặp khá nhiều khó khăn.

    “Tôi đã lãng phí hàng nghìn USD. Tôi hầu như không hòa vốn, thậm chí mất tiền. Cực kỳ thiếu động lực”, Siu kể.

    Quảng cáo trên Snapchat, YouTube và X dường không hiệu quả mấy, vậy nên Siu bắt đầu phân bổ lại ngân sách tiếp thị cho TikTok, Google, Facebook và Instagram. Chất lượng và phạm vi tiếp cận của các chiến dịch sau đó được cải thiện.

    Ngoài các chiến dịch marketing, Siu còn bổ sung nhiều dòng sản phẩm mới, mua sỉ số lượng lớn và bán lại kiếm lại. Hai sản phẩm được yêu cầu nhiều nhất là nhãn dán và gương LED.

    Những ngày video lan truyền, lợi nhuận rất cao. Quảng cáo trên mạng xã hội cũng giúp dòng tiền của Invalid.jp thêm ổn định.

    Siu sắp xếp các lớp đại học vào buổi sáng để có thể dành toàn bộ thời gian trong ngày để kinh doanh. Mẹ và bạn gái cũng phụ giúp anh chàng đóng hàng.

    Về lâu dài, Siu dự định sẽ thuê nhân viên để có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc học và gia đình.

    “Tôi đang cố gắng từng ngày”, anh nói.

    CafeBiz (theo: CNBC)

  • ban kem lam giau 1
    (Ảnh: Nico Vergara)

    Một chàng trai da nâu, mình đầy hình xăm, không có bằng đại học, nhưng kiếm kha khá $650,000 mỗi năm nhờ bán kem trái cây.

     Đó là Nico Vergara, 23 tuổi, khởi nghiệp với một xe bán kem trái cây tươi, nhỏ xinh kiểu New Zealand ở Portland, Oregon.

     Trước khi mở doanh nghiệp riêng cho mình vào năm 2021, Vergara giúp quản lý một doanh nghiệp khác Zed’s Real Fruit Ice Cream, bán kem trái cây tươi. Ở đây họ sử dụng máy xay chuyên dụng trộn phần đế kem cùng với trái cây đổ lên trên kem để làm món tráng miệng.

    Vậy mà chỉ sau hai năm, Nico’s Ice Cream của Vergara đã có tới hai địa điểm chính ở Portland và các loại kem Nico’s Ice Cream được bán ở khoảng 60 cửa hàng tạp hóa trên khắp Oregon và Washington.

     “Mắc cười lắm nhe, tui đâu có phải là dân ưa đồ ngọt,” Vergara nói với CNBC Make It. “Từ bé tới giờ tui cũng chẳng bao giờ là ‘fan cuồng’ (huge fan) của cà rem, nhưng tui lại khoái loại kem kiểu New Zealand, tức là thơm nhẹ, không ngọt lắm, và có vị trái cây.” 

    Và thế là Vergara phải rút toàn bộ số tiền trong tài khoản ngân hàng để trang trải chi phí thành lập công ty gồm $25,000 từ tiền tiết kiệm cả đời, từ các khoản đầu tư vào cổ phiếu như Apple và Amazon, và $10,000 từ một người chú cho vay.

    ban kem lam giau 1
    (Ảnh: nicosicecream)

     Trong vòng một năm, thương hiệu kem của Vergara có mặt tại một nhà hàng Mexico và một quán cà phê sắp bị đóng cửa thì nhanh chóng được vực dậy. Vergara cho biết, vào năm 2022, hai địa điểm này mang lại cho anh doanh thu tổng cộng $650,000, mà phần lớn doanh thu đó – $473.000 – là do bán được kem.

     Vergara chia sẻ, anh mang hương vị New Zealand đến Mỹ. Trong khi rất nhiều thanh thiếu niên không có tới hàng nghìn đôla tiết kiệm, thì Vergara đã có được như thế, nhờ làm việc từ nhỏ. Anh rất mang ơn mẹ mình, người khuyến khích và hướng dẫn để anh có thể tự lập khi chưa tới tuổi trưởng thành. Bà là một điều tra viên tư nhân.

     “Mẹ tôi đã dạy tôi rất nhiều về tiền bạc,” anh nói. “Và một trong những điều bà dạy tôi là đầu tư. Vì vậy, khi tôi 14, 15 tuổi, bà đã nói tôi nên bắt đầu đầu tư vào cổ phiếu và yêu cầu tôi phải tự nghiên cứu.”

     Trước khi thành lập Nico’s Ice Cream, Vergara cũng từng làm việc trong ngành dịch vụ – nghiên cứu cách điều hướng bảng lương, đàm phán hợp đồng cho thuê và mua thiết bị cho các cửa hàng.

     Một thiết bị đặc biệt quan trọng: máy xay kem, được sản xuất bởi công ty Little Jem có trụ sở tại Hope, New Zealand. Ông cho biết Vergara đã chi $11,000 để mua chiếc máy này và mất ba tháng để làm thủ tục hải quan và vận chuyển đến phi trường Portland.

     Với số tiền và trang thiết bị đã có, Vergara lập kế hoạch kinh doanh trong ba năm:

     Năm thứ nhất: Bán kem bằng xe đẩy ở phía bắc Portland.

    Năm thứ hai: Mua thêm một chiếc xe đẩy và máy làm kem.

    Năm thứ ba: Mở một cửa hàng bán kem ở Portland.

     Vergara cho biết kế hoạch đó bị thất bại, vì doanh số bán kem bằng xe đẩy vượt quá con số anh mong đợi. Chỉ ba tháng sau, anh đã có thể mở cửa hàng đầu tiên của mình. Đúng một năm sau, anh mở cửa hàng thứ hai, mua một chiếc máy làm kem Little Jem khác để sản xuất kem cho cửa hàng thứ hai này.

     Muốn tiếp tục phát triển, Vergara đã sử dụng hơn $100,000 trích từ lợi nhuận của mình để mở một nhà hàng Mexico tên là Nico’s Cantina và một quán cà phê tên là Nico’s Coffee.

    (ảnh: nicosicecream.com)

     Xui xẻo sao, quán cà phê Nico’s Coffee phải đóng cửa sau khi bị cướp, nên anh chỉ kiếm được $20,000 vào năm ngoái. Còn Nico’s Cantina thì mang lại doanh thu $157,000 và  vẫn đang hoạt động cho đến ngày nay.

     Trọng tâm hiện tại của Vergara là mở cửa hàng kem thứ ba vào mùa thu này, lý tưởng nhất là vượt ra khỏi biên giới Oregon.  “Tui rất mê công việc nhưng cũng suy nghĩ vừa phải thôi,” anh nói. “Theo tui, nếu bạn nghĩ về công việc quá nhiều, bản thân bạn sẽ sợ hãi lắm, rồi thì chỉ muốn làm sao để thoát khỏi nỗi sợ hãi ấy mà thôi.”

     Lời khuyên của anh dành cho những ai có tham vọng kinh doanh, là hãy “take a leap”, nghĩa là cứ tiến tới và chấp nhận rủi ro.

     Vergara nói: “Tui là một đứa trẻ da nâu, mình đầy hình xăm, không có bằng đại học, và tui đang làm điều đó. Bạn biết đấy, nếu tui làm được, ai cũng có thể làm được như tui.”

    Theo Saigonnho

  • Với 2 bàn tay trắng và những thất bại liên tiếp, bà mẹ 3 con Penny Streeter chưa bao giờ tỏ ra bi quan và luôn không ngừng nỗ lực để đến với thành công.

    Penny Streeter 1

    Khó khăn chồng chất

    25 năm trước, Penny Streeter rơi vào cảnh bần hàn, hoàn toàn không có một xu dính túi. Bà là một bà mẹ đơn thân mang thai, sống trong nhà trọ dành cho người vô gia cư sau khi công ty tuyển dụng thất bại khiến bà mắc nợ 20.000 bảng và một cuộc hôn nhân tan vỡ. Đến nay, bà đã đứng đầu một đế chế trị giá 157 triệu bảng, góp mặt trong danh sách những phụ nữ giàu nhất nước Anh của tờ Rich Times Sunday Times.

    Người phụ nữ 50 tuổi này đang sở hữu một gia tài kếch xù, tủ quần áo toàn hàng hiệu, lái chiếc xe Ford Mustang màu cam trị giá 30.000 bảng. Bà ăn tại một trong những nhà hàng sang trọng mà bà sở hữu với một ly rượu vang từ vườn nho của chính mình. Bà luôn nhớ thời gian khổ cực trước kia, thời điểm bà phải làm lao công quét chợ, bán thuê quần áo... để kiếm từng đồng lẻ nuôi con.

    Kết hôn năm 19 tuổi với cựu huấn luyện viên Douglas Streeter nhưng bà không thể tưởng tượng mọi thứ lại diễn biến tồi tệ đến như vậy. Khi đang mang thai đứa con thứ 3 được 8 tháng, Penny ly hôn chồng sau 7 năm chung sống. Bà phải cầu cứu hội bảo trợ xã hội.

    Penny Streeter 1
    Bà Penny Streeter nhận Huân chương OBE

    Lúc đó, thấy hoàn cảnh đáng thương của bà, nhân viên bảo trợ đã cung cấp cho bà một chỗ ở tạm bợ trong một khu dân cư dành cho những người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn hoặc không có nhà cửa để nương náu. “Lúc đó tôi không có gì trong tay, thậm chí một tài khoản ngân hàng cũng không có. Tôi không có đồ đạc gì, mẹ tôi đã cho tôi mượn hai cái ghế và giúp tôi mua giường cũ. Đó là thời gian khủng khiếp đối với tôi. Tuy nhiên, tôi luôn lạc quan và nghĩ tôi sẽ làm gì để kéo bản thân ra khỏi vũng lầy này. Tôi không muốn để các con phải thất vọng. Tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải tiến về phía trước thay vì nhìn lại quá khứ. Tôi đã có một thời thơ ấu tuyệt vời và tôi muốn điều tương tự cho con tôi. Vô gia cư không phải là điều tôi muốn dành cho các con mình”, bà Penny kể lại.

    Penny bắt tay vào việc kinh doanh đầu tiên của mình vào năm 22 tuổi cùng với mẹ và một đồng nghiệp cũ. Mỗi người vay ngân hàng 8.000 bảng, cộng với tiền vay từ bà của Penny. Công ty có sự khởi đầu tốt nhưng trong vòng vài tuần nhưng suy thoái bắt đầu đánh vào nền kinh tế Anh, dẫn đến dư thừa quy mô lớn và cắt giảm việc làm. Sự thất bại đầu tiên này khiến bà vướng vào món nợ trên 20 nghìn bảng.

    Chăm chỉ, mạnh mẽ để thành công

    Không chịu khuất phục, Penny lại tìm ra một hướng đi mới. Bà thường dậy thật sớm, bắt tay vào công việc từ lúc 6 giờ sáng và mỗi ngày sẽ được lấp đầy với các cuộc họp, kế hoạch, gặp khách hàng và email cho các đại lý.

    Để phát triển, Penny chấp nhận rủi ro và những thách thức trong công việc mới của mình. “Có thể nói, ở thời điểm đó, tôi làm việc dường như không biết mệt mỏi. Ngay cả trong kỳ nghỉ, tôi vẫn mang theo máy tính xách tay và điện thoại của mình, không bao giờ tắt. Tôi luôn sợ mình sẽ bỏ sót một điều gì đó và sợ mọi thứ có thể bị chệch hướng hoặc sai lầm nếu không kiểm soát. Dù sau này đã có chút ít thành công, tôi vẫn luôn như vậy. Bạn không thể tự mãn. Bạn không phải là đang đứng trước một trò chơi. Không có thành công nào đến với bạn nếu bạn không bỏ ra công sức và sự quan tâm triệt để. Các con tôi luôn nói với tôi rằng, công việc chính là đứa con đầu lòng của tôi”, bà Penny chia sẻ.

    Penny Streeter hiện có 500-600 nhân viên. Công việc kinh doanh chính của bà là Tập đoàn A24 - một công ty tuyển dụng y tế, cung cấp nhân viên cho ngành chăm sóc sức khỏe. Đồng thời, bà đang tiếp tục đầu tư vào mảng khách sạn và phát triển bất động sản. Ngoài ra, Penny sở hữu vườn nho Benguela Cove ở Nam Phi, 4 nhà hàng, 1 khách sạn trên tuyến đường Garden Route của Western Cape. Ở Anh, bà cũng sở hữu câu lạc bộ golf và khu nghỉ mát Mannings Heath rộng 400 mẫu Anh ở West Sussex.

    Penny Streeter thừa nhận, chính những năm tháng khó khăn lại là động lực giúp bà trở thành triệu phú. “Sau mỗi thất bại, tôi lại càng làm việc chăm chỉ hơn, thậm chí không bao giờ nghỉ thai sản. Tôi phải làm việc để tồn tại và phát triển, đấy chính là quan điểm mạnh mẽ của tôi”, Penny nói.

    Theo Phunuvietnam

  • Từ hai bàn tay trắng, nữ tỷ phú đã khởi nghiệp thành công và hoàn thành ước mơ có cuộc sống tốt hơn.

    Yu Wenhong (1971), sinh ra trong một gia đình khó khăn tại làng quê nhỏ tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc). Năm 17 tuổi, cha Yu Wenhong bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan, sau đó ông qua đời cũng một phần vì gia đình không có đủ tiền chữa trị.

    Chứng kiến hoàn cảnh gia đình nghèo khó từ nhỏ, Yu Wenhong tự hứa khi lớn lên sẽ phấn đấu có cuộc sống giàu sang. Với nỗ lực của bản thân, cô thi đậu một trường Đại học và theo đuổi ngành Y Dược.

    ty phu Yu Wenhong 1
    Yu Wenhong

    Trong quãng thời gian làm thêm tại thẩm mỹ viện, cô nhận thấy những người giàu có luôn sẵn sàng chi bộn tiền cho việc làm đẹp. Thời điểm đó, kinh doanh thẩm mỹ viện vẫn còn là lĩnh vực mới mẻ tại thị trường Trung Quốc, thế nhưng Yu Wenhong đã nhìn thấy trước tiềm năng kiếm tiền rất lớn từ ngành này.

    Cũng vì thế, bên cạnh việc học trên giảng đường, cô còn chăm chỉ học hỏi các kỹ năng cần thiết của một nhân viên thẩm mỹ viện. Ông chủ thấy Yu Wenhong có năng lực lại nhiệt huyết, do đó người đàn ông này càng cố gắng bồi dưỡng và trả mức lương tương xứng cho cô. Cũng nhờ số tiền đi làm thêm, Yu Wenhong đã kiếm đủ tiền học phí và còn dư một khoản gửi đều đặn về cho gia đình.

    Sau khi tốt nghiệp Đại học, cô bắt tay vào mở thẩm mỹ viện đầu tiên. Thời gian đầu, tình hình kinh doanh vô cùng ảm đạm do cửa hàng Yu Wenhong còn thiếu vốn và nhân lực. Thế nhưng, cô vẫn chú trọng làm hài lòng khách hàng với kỹ năng chuyên môn tốt và thái độ phục vụ vui vẻ.

    Thời điểm mới ra trường, dù Yu Wenhong không có nhiều tiền nhưng cửa hàng cô không đặt mục tiêu gia tăng lợi nhuận ngay lập tức. Thay vào đó, công việc kinh doanh của Yu Wenhong hoạt động dựa trên nguyên tắc: Bất kỳ nhân viên nào cũng phải tiếp đón khách hàng với thái độ chân thành và có trách nhiệm. Đôi khi khách hàng cũ giới thiệu khách hàng mới đến cửa hàng, họ còn nhận được gói giảm giá từ Yu Wenhong.

    Nhờ hiệu ứng truyền miệng từ khách hàng này đến khách hàng khác, lợi nhuận của cửa hàng Yu Wenhong tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, khi chủ mặt bằng nhìn thấy tiềm năng kinh doanh của quán Yu Wenhong, anh ta bất ngờ đuổi cô đi và mở thẩm mỹ viện khác của riêng mình.

    ty phu Yu Wenhong 1

    Trước tình hình đó, Yu Wenhong đã cố gắng vực dậy tinh thần, bắt tay mở cửa hàng mới với suy nghĩ giờ đây cô đã có kinh nghiệm, cũng như thiết bị tốt hơn để làm hài lòng khách hàng.

    May mắn là một số khách hàng cũ đã tìm đến cửa hàng mới, từ đó công việc kinh doanh của Yu Wenhong dần ổn định trở lại. Thời điểm bấy giờ, nếu tiền lương trung bình hàng tháng của giới trẻ Trung Quốc chỉ là 200 - 300 NDT thì Yu Wenhong có thể dễ dàng kiếm đến hơn 1000 NDT/ngày.

    Không lâu sau, Yu Wenhong mở cửa hàng thẩm mỹ thứ hai và thứ ba với quy mô lớn cùng trang thiết bị hiện đại hơn. Trong suốt quá trình kinh doanh, các cửa hàng của cô hoạt động dựa trên một nguyên tắc: "Làm hài lòng khách hàng là chìa khoá sinh lời".

    Năm 1993, công việc kinh doanh thuận lợi đến mức Yu Wenhong đã thành lập Tập đoàn Poppy - một thương hiệu lớn trong ngành thẩm mỹ viện và có chi nhánh tại nhiều quốc gia.

    Năm 26 tuổi, Yu Wenhong nhận thấy ngành hàng thẩm mỹ viện bắt đầu bão hoà và lợi nhuận từ công việc kinh doanh dần đi xuống. Cũng vì thế, cô quyết định đến thành phố Bắc Kinh để học hỏi thêm kiến thức trong ngành làm đẹp. Trong thời gian này, cô vừa thực tập tại một bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ vừa điều hành công việc kinh doanh.

    Một ngày nọ, trong lần tham gia hoạt động từ thiện, cô đã gặp vị khách hàng khiến thay đổi hoàn toàn tư duy kinh doanh của mình. Vị khách này tâm sự, cô đã mắc bệnh ung thư sau khi trải qua một cuộc phẫu thuật thẩm mỹ. Điều này khiến Yu Wenhong nhận ra công chúng vẫn đánh giá thẩm mỹ viện với cái nhìn tiêu cực, cho rằng nó có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ họ sau này.

    Từ cuộc gặp gỡ đặc biệt, Yu Wenhong thay đổi chiến lược kinh doanh. Một mặt cô nghiên cứu và liên tục cập nhật các phương pháp thẩm mỹ hiện đại, tốt cho sức khoẻ khách hàng. Mặt khác, cô sẽ truyền thông tới công chúng rằng sản phẩm và dịch cô cung cấp không ảnh hưởng đến tương lai và sức khoẻ của họ.

    Đúng như dự đoán của Yu Wenhong, công ty của cô đạt tăng trưởng lợi nhuận nhanh chóng nhờ những điều chỉnh phù hợp với tâm lý thị trường.

    ty phu Yu Wenhong 1

    Không chỉ âm thầm đứng sau điều hành hoạt động của công ty, Yu Wenhong còn biến bản thân trở thành KOL trên mạng xã hội trong lĩnh vực làm đẹp dành cho phụ nữ. Điều này không những giúp Yu Wenhong mở rộng mối quan hệ với nhân vật có địa vị trong ngành mà còn khiến thương hiệu của cô được khách hàng chú ý nhiều hơn.

    Sau nhiều năm chăm chỉ làm việc, Yu Wenhong đã trở thành nữ tỷ phú trong ngành hàng thẩm mỹ viện xứ Trung. Cô sở hữu khối gia sản khổng lồ, nắm giữ trong tay nhiều bất động sản và đồ hiệu xa xỉ.

    Cuộc sống cá nhân của Yu Wenhong cũng nhận được nhiều chú ý từ công chúng. Cô đã trải qua 5 cuộc hôn nhân và hiện tại, cô đã kết hôn với người chồng tên Rolando - một siêu mẫu có tiếng ở châu Âu và kém vợ đến 25 tuổi.

    Yu Wenhong từng tâm sự, Rolando đã phải tốn nhiều công sức và thời gian theo đuổi trước khi nhận được cái đồng ý từ cô - một người phụ nữ độc lập và trải qua nhiều tổn thương trong quá khứ. Ở cuộc hôn nhân gần nhất, Yu Wenhong lại vấp phải chỉ trích từ công chúng vì nhiều người cho rằng Rolando không yêu thương vợ mà chỉ nhắm đến khối gia sản lớn của nữ tỷ phú.

    ty phu Yu Wenhong 1
    Yu Wenhong chụp ảnh cùng các con và người chồng thứ 5 kém cô 25 tuổi.

    Theo Kênh 14

  • Người sáng lập ứng dụng đặt phòng Yanolja bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là bảo vệ nhà nghỉ.

    Bắt nguồn từ Nhật Bản, mô hình thuê phòng khách sạn theo giờ, hay còn gọi là "khách sạn tình yêu" đã bắt đầu phổ biến tại Hàn Quốc vào cuối những năm 1980. Thế nhưng, những thập kỷ sau đó, mô hình này làm méo mó ngành công nghiệp khách sạn của Hàn Quốc khi sản sinh ra những hoạt động bất hợp pháp và ngoại tình.

    Thời ấy, trong mắt nhiều người Hàn Quốc, kiểu "khách sạn tình yêu" hay nhà nghỉ là thứ gì đó không tốt đẹp và thiếu trong sáng. Tuy nhiên, với anh Lee Su Jin (hiện 45 tuổi), mô hình khách sạn này lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Hay nói cách khác, với anh, kinh doanh "khách sạn tình yêu" là một công việc đáng trân trọng.

    ty phu Yanolja 1
    Lee Su Jin - người sáng lập ứng dụng đặt phòng Yanolja bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là bảo vệ nhà nghỉ.

    Mồ côi từ nhỏ, anh nói rằng mình biết ơn vì có mức lương ổn định khi được nhận vào làm trong một nhà nghỉ hồi năm 23 tuổi.

    Không ai ngờ rằng, chính công việc ấy đã cho Lee trải nghiệm để tạo ra ứng dụng đặt phòng khách sạn theo giờ Yanolja. Hiện nó đã mang về cho Lee hàng tỷ USD, biến anh thành tỷ phú tự thân giàu nhất nhì thế giới.

    Theo Bloomberg, Lee mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Năm Lee 23 tuổi, anh được nhận vào làm việc dọn phòng và bảo vệ tại một "khách sạn tình yêu" - loại hình nhà nghỉ nổi tiếng cung cấp chỗ ở ngắn hạn với mức giá tính theo giờ - để đổi lấy số tiền lương ổn định và quan trọng là có một nơi để ở.

    Lee nói với Bloomberg hồi vào năm 2017: ''Ngày này qua ngày khác, tôi cảm thấy tồi tệ nhưng vẫn kiên trì với công việc ấy. Bây giờ, tôi lại thấy nó giống như một giấc mơ''.

    Anh đã tiết kiệm tiền để đầu tư vào cổ phiếu và thậm chí bắt đầu kinh doanh salad. Khi công ty đó thất bại, anh quay trở lại làm phục vụ ở "khách sạn tình yêu".

    "Tôi nghĩ rằng đó là kinh nghiệm rất hữu ích để hiểu bản chất của ngành công nghiệp này", Giám đốc điều hành của Yanolja Kim Jong-yoon bình luận về nhà sáng lập Su Jin Lee với CNBC Make It.

    "Vào đầu những năm 2000, các khách sạn tình yêu, với mức giá rẻ mạt, được coi là nơi trú ẩn an toàn cho gái mại dâm và mô hình này dần trở thành 'con sâu làm rầu nồi canh' trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn", Kim Jong-yoon nói với CNBC Make It.

    Năm 2004, khi đạo luật chống mại dâm được thông qua năm 2004, đe dọa giết chết ngành công nghiệp khách sạn theo giờ, Lee lại xem đó là một cơ hội.

    Năm 2005, anh tạo ra một nền tảng đánh giá khách sạn. 2 năm sau, nền tảng này chính thức trở thành Yanolja. Mục tiêu của anh là hiện đại hóa các khách sạn, giúp các "khách sạn tình yêu" lành mạnh hóa hình ảnh và nhắm đến khách hàng mới.

    Trong đó có 2 nhóm chính là: các cặp vợ chồng trẻ và khách du lịch tìm kiếm chỗ ở ngắn hạn. Ở Hàn Quốc, các cặp vợ chồng trẻ thường sống với bố mẹ nên "khách sạn tình yêu" là một lựa chọn hấp dẫn để có những phút giây riêng tư.

    ty phu Yanolja 1
    Mục tiêu ban đầu của anh là hiện đại hóa các khách sạn, giúp các "khách sạn tình yêu" lành mạnh hóa hình ảnh và nhắm đến khách hàng mới.

    Kim cho biết công việc làm bảo vệ của Lee thời trẻ, nơi anh có thể quan sát trải nghiệm của khách trong các khách sạn tình yêu, thực sự là một lợi ích: Nó giúp anh hiểu để điều chỉnh nền tảng cho phù hợp với khách hàng.

    Trải nghiệm trong quãng thời gian làm bảo vệ đã truyền cảm hứng cho anh ra mắt trang web đặt phòng khách sạn Yanolja, tiếng Hàn có nghĩa là ''Này, hãy cùng chơi''. Giờ đây, cũng là một ứng dụng du lịch nổi tiếng, thương hiệu này đã trở thành một hiện tượng toàn cầu với hơn 57 triệu lượt tải xuống.

    Vào tháng 6 năm 2019, Yanolja trở thành công ty khởi nghiệp ''kỳ lân'' thứ 8 của Hàn Quốc khi đạt được mức định giá hơn 1 tỷ USD trong vòng cấp vốn.

    2 năm sau, công ty đầu tư SoftBank Vision Fund 2 đã mua cổ phần thiểu số của Yanolja với giá 1,7 tỷ USD với mức định giá 6,7 tỷ USD, theo Forbes.

    ty phu Yanolja 1

    Thành công của Yanolja cũng giúp Lee gây dựng khối tài sản lớn của riêng mình. Theo số liệu của Forbes, anh hiện có tài sản ròng trị giá 1,2 tỷ USD, đến từ việc sở hữu gần một phần ba Yanolja cùng vợ và 2 con gái. Lee lần đầu xuất hiện trong bảng xếp hạng 50 người giàu nhất Hàn Quốc vào đầu năm 2023 vừa qua. Khối tài sản khổng lồ cũng đưa Lee vào danh sách những tỷ phú tự thân giàu nhất nhì thế giới.

    Thỏa thuận với SoftBank đã làm dấy lên đồn đoán rộng rãi về khả năng phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của Yanolja.

    Tuy nhiên, công ty vẫn chưa phát hành cổ phiếu và CEO Kim thậm chí còn nói trong một thông cáo báo chí vào tháng 7 năm 2022 rằng Yanolja không vội thông báo IPO (phát hành cổ phiếu công khai lần đầu tiên) trong bối cảnh ngành khách sạn vẫn đang phục hồi sau đại dịch Covid-19.

    Năm 2021, công ty này đã mở rộng ra ngoài lĩnh vực đặt phòng du lịch, chẳng hạn ra mắt Yanolja Cloud, phần mềm trí tuệ nhân tạo cho các nền tảng khách sạn và giải trí khác. Hiện tại, có khoảng 19 triệu người dùng kết hợp sử dụng nền tảng phần mềm của Yanolja cho các hoạt động đặt phòng, du lịch và quản lý tài sản.

     

    ty phu Yanolja 1
    Yanolja đã trở thành một hiện tượng toàn cầu với hơn 57 triệu lượt tải xuống.

    Kim nói với Reuters vào năm 2019 rằng đó là điều đáng tự hào, mục tiêu ban đầu của Lee là thay đổi văn hóa và nhận thức về khách sạn tình yêu thì giờ cũng đã đạt được.

    ''Trước đây, nhiều người không dám vào nhà nghỉ vì xấu hổ'', Kim nói. ''Nhưng chúng tôi đã thu hút khách ngay cả khi đi du lịch. Đó là sự thay đổi lớn nhất''.

    Theo Kênh 14

  • Một chuyên gia hàng second-hand đã tiết lộ cách anh kiếm thêm hàng ngàn bảng nhờ bán hàng trên eBay. Jon Luc Greenwood, 24 tuổi, săn lùng những mặt hàng hiếm và hàng hiệu với giá siêu rẻ rồi đem bán lại kiếm lời khủng.

    ban hang tren ebay
    Jon Luc Greenwood kiếm được hàng ngàn bảng nhờ bán những mặt hàng mà anh tìm được trong các buổi chợ trời.

    Anh từng tìm được các mặt hàng hiếm như bộ sưu tập đấu vật, hay một máy chơi game Nintendo 64. Ban đầu anh chỉ bán hàng theo sở thích, nhưng sau đó eBay đã trở thành mảnh đất buôn bán toàn thời gian của anh. 

    Jon Luc đến từ Manchester, cho biết trong vòng 90 ngày qua, anh đã kiếm hơn £13,400 lợi nhuận chỉ riêng trên eBay. Anh đã cho phóng viên tờ The Sun xem bằng chứng. Trung bình anh kiếm được £4,000/tháng.

    Công việc của anh bao gồm việc săn lùng hàng xịn với giá rẻ, rồi bán với giá đắt hơn nhiều lần. Chẳng hạn anh đã bán một chiếc áo choàng ngủ của thương hiệu nổi tiếng Turnbull & Asser với giá £300, so với số tiền anh bỏ ra mua chỉ là £5.

    Anh cũng tìm thấy một vài chiếc áo của Học viện Manchester United tại các shop từ thiện, giá mua chỉ là £5/cái, nhưng anh bán lại được £200 - 300.

    Jon Luc nói: "Tôi thích công việc mình làm, tôi như một người săn đồ cổ. Một số người thích làm việc theo giờ hành chính nhưng cũng có những người tự do kiếm tiền như tôi. Chỉ cần bạn yêu thích công việc của mình là được". 

    Jon Luc làm việc 45 giờ/tuần. Anh mua hàng, bán lại giá cao và làm nội dung trên kênh YouTube của mình. "Mỗi tuần tôi đi đến các hội chợ đồ cũ 2 lần, cách 1 ngày tôi lại ghé các shop từ thiện. Nhưng tôi cũng không phụ thuộc vào những shop này, nên tôi cũng không dành quá nhiều thời gian lang thang", anh nói. 

    Bí quyết của anh là "phải chấp nhận mạo hiểm và chấp nhận mắc sai lầm, phải học hỏi và kiên nhẫn". Số tiền kiếm được phụ thuộc vào chất lượng mặt hàng và sở thích của người mua. 

    Bán hàng trên eBay như thế nào?

    Bạn có thể đăng bán 1,000 mặt hàng mỗi tháng. Bạn phải trả hoa hồng 12.8% trên số tiền bán được, cộng thêm 30p tiền phí. Ở đây đã bao gồm tiền bưu phí, thuế và các loại phí khác. 

    Bạn sẽ phải đóng phí nhiều hơn nếu bán mặt hàng với giá trên £2,500, hoặc nếu bạn muốn thêm nút "buy it now", hoặc "fixed price". Nghĩa là người mua được phép mua hàng ngay lập tức mà không phải tiến hành trả giá.

    Các ứng dụng bán hàng second-hand

    Có rất nhiều ứng dụng bán hàng second-hand có thể giúp bạn kiếm thêm tiền. Hầu hết các ứng dụng đều miễn phí, nhưng một số sẽ tính phí hoặc hoa hồng. 

    1. Vinted

    Vinted là một ứng dụng cho phép bạn bán mọi thứ, từ đồ thể thao đến các thương hiệu high-street, phụ tùng hàng hiệu... Người bán không phải trả gì. Người mua phải đóng khoản phí 3-8% cộng thêm 30-80p. Đây là phí để dự trù cho việc trả hàng hoặc hàng không tới, hàng bị thất lạc.

    2. Depop

    Depop phổ biến trong giới sinh viên, với giao diện gần giống Instagram và rất dễ sử dụng. Nó sẽ căn cứ vào lịch sử tìm kiếm của người dùng để hiển thị những mặt hàng phù hợp. Đăng bán hàng không mất phí, nhưng bạn phải trả tiền hoa hồng 10%.

    3. Preloved

    Preloved cho phép bạn quảng cáo nhằm vào mục tiêu là người sống trong khu vực. Nghĩa là bạn có thể sắp xếp để người mua tự đến lấy hàng, trả tiền mặt hoặc PayPal. Như vậy bạn sẽ tiết kiệm được tiền bưu phí. 

    Hội viên thông thường không mất phí, hoặc bạn có thể trả phí thường niên £5-15 để thúc đẩy bán hàng.

    4. Facebook Marketplace

    Cách dễ nhất để bán hàng chính là sử dụng tài khoản FB của bạn. Bạn sẽ không phải trả tiền phí hoa hồng hay phí đăng hàng. 

    CẢNH BÁO THUẾ

    Mỗi năm bạn có kiếm lên tới £1,000 từ các hoạt động bên lề như bán hàng qua mạng, dắt chó đi dạo, cho thuê phòng...và bạn không phải khai báo với HM Revenue & Customs, cũng không phải trả thuế trên khoản tiền này. 

    Nhưng nếu kiếm nhiều hơn £1,000/năm thì bạn phải khai báo. Bạn phải điền vô tờ khai thuế tự đánh giá (self-assessment tax return). Số thuế phải trả phụ thuộc vào các nguồn thu nhập khác của bạn. 

    Viethome (theo The Sun)

  • Bảy năm trước, Robert Bull không đủ khả năng chi trả cho một bữa ăn qua ngày. Bây giờ anh ấy xếp hạng thứ 88 trong Danh sách người giàu của Vương quốc Anh.

    Robert Bull là tỷ phú ngành xây dựng nhà gỗ. Anh đứng thứ 88 trong Danh sách người giàu của Vương quốc Anh, sở hữu tài sản trị giá 2 tỷ bảng Anh.

    Robert và vị hôn thê sống trong một biệt thự trị giá 10 triệu bảng Anh với sân chơi bowling ba làn và sáu gara đôi để chứa bộ sưu tập 12 siêu xe trị giá 4 triệu bảng Anh, theo tờ The Sun báo cáo. Nhưng thật không thể tin được, chỉ bảy năm trước, anh ấy không đủ khả năng chi trả cho một bữa ăn nhanh qua ngày.

    ty phu RoyaleLife 1
    Robert Bull

    Trong căn bếp rộng 30m tại nhà riêng gần Southampton, Robert cho biết anh đã phá sản khi nợ 3,5 triệu bảng Anh và không thể hoàn trả. Và anh nhận ra mình đang gặp rắc rối lớn về tài chính khi đưa hai con trai đến KFC và phát hiện ra mình không có khả năng chi trả cho bữa ăn đó.

    Robert, 46 tuổi, nói: “Tôi cắm thẻ vào nhưng nó không hoạt động. Thẻ tiếp theo cũng không hoạt động. Tôi đang đẩy đứa con út của mình, Jack, trong xe nôi. Tôi đặt thức ăn trở lại quầy hàng và tôi nói với con trai Bobby, 'Con có tiền không?'. Tôi đã phải mượn tiền đứa con 12 tuổi của mình để mua một suất KFC và cho chính các con của tôi có thứ gì đó để ăn.”

    Ông nội của Robert đã bắt đầu kinh doanh công viên lưu động sau Thế chiến thứ hai và cha của anh ấy là Jack, 75 tuổi, trở thành triệu phú nhưng đã mất tất cả trong vụ tai nạn vào những năm 1990. Cùng với một đối tác kinh doanh, Robert đã điều hành nhóm công viên lưu động lớn thứ hai trên cả nước cho đến khi công ty gặp rắc rối vào năm 2016.

    Sau ba tháng không thể làm việc vì chứng trầm cảm, Robert phát hiện ra một lỗ hổng trong thị trường nhà đất và nảy ra ý tưởng biến các công viên lưu động thành những ngôi làng có nhà gỗ dành cho những người muốn bán nhà và thu hẹp diện tích.

    Anh ta sẽ mua những ngôi nhà cũ của họ theo giá thị trường và bán cho họ một ngôi nhà gỗ tiền chế tại một cộng đồng mới, mỗi ngôi nhà đều có lối đi, khu vườn và nhà kho. Không có phí, và người mua giữ vốn chủ sở hữu từ việc bán nhà của họ.

    Vào năm 2017, công ty của anh, RoyaleLife, đã xây dựng 20 ngôi nhà gỗ trên một địa điểm gần Southampton, tổ chức một ngày mở cửa và bán tất cả.

    Trong một năm, anh ấy đã bán được 100 ngôi nhà gỗ mới và nói: “Tôi đã trả lại từng xu mà tôi nợ và một trong những người đã kiện tôi đòi 76.000 bảng và đưa tôi vào tòa án phá sản, chúng tôi đã mua lại doanh nghiệp của anh ta hai năm trước với giá 43 triệu bảng.”

    Hiện nay, công ty của Robert trị giá 4 tỷ bảng Anh và có 2000 công nhân. Anh dự định xây dựng 2000 ngôi nhà gỗ thân thiện với môi trường mỗi năm, mỗi ngôi nhà có giá từ dưới 200.000 đến hơn nửa triệu bảng Anh.”

    Về tài sản cá nhân, sáu ga-ra của anh ấy chứa bộ sưu tập 12 siêu xe, trong đó có 5 chiếc Rolls, 2 chiếc Lamborghini - một chiếc Aventador và một chiếc Urus - cùng với một chiếc Ferrari GTS có tốc độ 211 dặm/giờ.

    Theo Nguoiduatin

  • Thành công không đến với những người mang trong mình nỗi lo sợ thất bại hay sợ bị từ chối.

    Sống trong cảnh nghèo khó, bố mất sớm, một mình mẹ nuôi khôn lớn, Reggie Nelson không hề oán trách gia đình mình, dù thậm chí anh đã từng phải học ở những lớp học tình thương của các tổ chức xã hội trong một thời gian dài. Với quyết tâm cao, sau khi tốt nghiệp, Reggie đã tìm mọi cách để giúp mình trở thành một người thành công trong xã hội.

    Anh đã lên mạng tìm kiếm xem nơi nào có nhiều người giàu nhất sinh sống ở thủ đô nước Anh và cuối cùng, anh quyết tâm sẽ đến gõ cửa từng nhà ở khu Kensington và Chelsea để xin gia chủ truyền đạt những bí quyết làm ăn thành công.

    go cua de thanh cong 1
    Văn phòng Công ty quản lý đầu tư BlackRock ở London.

    Chàng trai 18 tuổi này không hề ngại ngùng hay mất kiên nhẫn, bất cứ nhà ai mở cửa, Reggie đều rất lễ phép giới thiệu:

    "Cháu là Reggie đến từ khu phía đông của London. Lí do cháu đến khu Kensington và Chelsea là bởi đây là khu dân cư giàu có bậc nhất nước Anh và cháu rất muốn biết cần có những kĩ năng cũng như phẩm chất gì giống những người thành công sống ở một nơi tuyệt vời như thế này. Cháu thực sự muốn học hỏi để áp dụng, rèn luyện bản thân mình."

    Cảm động trước sự cố gắng của Reggie, bà Elizabeth, vợ của ông Quintin Price - trưởng bộ phận hoạch định chiến lược thuộc công ty quản lý đầu tư toàn cầu BlackRock đã mời chàng trai vào nhà và cùng chia sẻ những tâm tư nguyện vọng với Reggie.

    Sau đó, ông Quintin Price đã mời Reggie đến văn phòng để nhận một công việc mà ông nghĩ rằng anh có thể học được nhiều kinh nghiệm từ những người đi trước. Ông Price cũng khuyên chàng trai nên đi học đại học để có cơ hội nghiên cứu về kinh tế học và tiếng Trung Quốc.

    go cua de thanh cong 1
    Nhờ sự dũng cảm, Reggie Nelson đã tìm được con đường thành công.

    Chính nhờ may mắn đó và sự nỗ lực của bản thân, sau 4 kì thực tập ở Black Rock, chàng trai 18 tuổi đã được cấp bằng đại học và đảm nhiệm công việc quản lý đầu tư cho công ty này ở nội thành London. Đồng thời, anh cũng trở thành cố vấn cho các bạn trẻ cho một nhóm có tên Victory Youth Group ở London. Anh chia sẻ:

    "Khi còn đi học, tôi đã nghĩ mình phải làm gì để trở nên khác biệt? Trong đầu tôi nảy ra nhiều ý tưởng nhưng tôi mất khá nhiều tuần để có đủ can đảm thực hiện nó. Tôi nhớ lần đi đến khu Gloucester, tôi đã thực sự ấn tượng với những chiếc xe Aston Martin và Mercedes sang trọng, đắt tiền. 

    Tôi cảm thấy mình cũng sẽ có cơ hội để làm giàu. Tôi đã tập đi tập lại lời giới thiệu của mình để chờ đợi những cánh cửa mở và cuối cùng, tôi đã làm được. Tôi rất trân trọng những kinh nghiệm họ dành cho một người xa lạ như tôi, họ thật lịch sự và chia sẻ với tôi cũng rất đỗi chân thành."

    Reggie cho biết thêm được tiếp xúc với giới thượng lưu và học hỏi trực tiếp từ họ, bạn có thể đạt được nhiều hơn cả những gì bạn muốn.

    "Tôi vẫn đang cố gắng và xem xem những mục tiêu mình đặt ra sẽ đưa mình đến đâu. Hy vọng rằng một ngày nào đó, tôi cũng sở hữu cho mình một căn nhà ở đường Gloucester. 

    Với bất cứ ai đang ở vị trí giống như tôi, đừng sợ bị từ chối, đừng ngại thất bại. Hãy gõ đúng cánh cửa và làm việc hăng say."

    Theo CafeBiz

  • Kinh doanh chưa bao giờ dễ dàng đặc biệt trong câu chuyện nhượng quyền. Chỉ cần một sai lầm cũng có thể phá vỡ danh tiếng thương hiệu.

    Doanh thu giảm sút, danh tiếng bị ảnh hưởng tiêu cực vì thái độ

    Subway và Quiznos là hai chuỗi thức ăn nhanh nổi tiếng những năm 2000, với sản phẩm chính là sandwich (bánh mì kẹp). Ở thời điểm đó, họ đã cạnh tranh với nhau rất nhiều, là kỳ phùng địch thủ trong lĩnh vực thức ăn nhanh.

    Trong chiến lược truyền thông của Subway, thương hiệu này luôn đề cập đến những chiếc sandwich tốt cho sức khỏe cho mọi người. Điều này hấp dẫn với những người muốn trở nên cân đối, mảnh mai và khoẻ mạnh nhưng vẫn muốn thưởng thức đồ ăn nhanh. Subway có tập khách hàng trung thành khổng lồ và sự phát triển mạnh mẽ trong câu chuyện nhượng quyền thương hiệu.

    subway
    Subway

    Subway được cho là chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh lớn nhất thế giới vào năm 2012, với gần 37.000 nhà hàng ở 99 quốc gia. Một phần sự phát triển của Subway là nhờ chi phí nhượng quyền tương đối thấp đã góp phần vào sự tăng trưởng, khiến chuỗi này trở thành lựa chọn phổ biến những người chưa có kinh nghiệm muốn bắt đầu tập tành kinh doanh.

    Subway ước tính chi phí từ 115.300 đô la đến 258.800 đô la để bắt đầu một nhà hàng Subway ở Hoa Kỳ và vận hành nó trong 3 tháng đầu tiên. Chi phí ước tính trung bình là 187,750 đô la. Con số đó bao gồm tài sản, thiết bị, đào tạo, quảng cáo, biển hiệu và hàng tồn kho, cũng như phí nhượng quyền ban đầu là 15 nghìn đô la. Subway tính phí bản quyền hàng tuần là 12,5% tổng doanh thu của bạn, chưa bao gồm thuế.

    Trong khi đó, đối thủ của họ Quiznos có mức nhượng quyền thương hiệu vào đầu năm 2012 dao động từ 155,546 đến 217,527 đô la, không bao gồm chi phí bất động sản. Giá thay đổi dựa trên quy mô của nhà hàng và khu vực. Chi phí khởi nghiệp bao gồm thiết kế cửa hàng, bảng hiệu, thiết bị, đơn đặt hàng thực phẩm ban đầu và phí nhượng quyền 5 nghìn đô la. Tiền bản quyền Quiznos là 7 đến 8% tổng doanh thu.

    Dù mức phí bản quyền đắt hơn, Subway vẫn thu hút được nhiều khách hàng tìm đến do giữ được mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác kinh doanh. Quiznos đã liên tục bị dính vào những vụ kiện kể từ khi ra đời về việc đối xử thiếu công bằng với những đối tác kinh doanh. Bên cạnh đó, các đại lý của Quiznos cũng được cho là có thái độ kinh doanh thiếu cẩn trọng, thường xuyên bị “bóc” về sự khó chịu với khách hàng.

    Mặt khác, các cửa hàng nhượng quyền của Subway lại được đối xử khá tốt với thái độ thoải mái. Do vậy, những doanh nhân mới bắt đầu thường sẽ thích làm việc và mua nhượng quyền của Subway vì họ cảm giác được giúp đỡ nhiều hơn. Có thời điểm trong vòng 1 năm, Quiznos đã mất tới 1 nghìn cửa hàng kinh doanh.

    subway
    Một cửa hàng Quiznos ở Wandsworth

    Những điều cần lưu ý trước khi bắt đầu hợp tác nhượng quyền

    Tham gia hợp tác nhượng quyền thương hiệu là một trong những phương thức hiệu quả cho 1 người muốn kinh doanh nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Về lý thuyết, những người được nhượng quyền sẽ có mô hình đã được chứng thực là hoạt động tốt, từ xây dựng thương hiệu, định giá đến tiếp thị. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng khi lựa chọn thương hiệu sẽ kết hợp cùng trong tương lai, bạn có thể sẽ rơi vào trường hợp bất lợi như gặp vấn đề về pháp lý hay nhận các công thức món ăn không hợp lý.

    Theo các chuyên gia, trước khi tham gia vào lĩnh vực này, bạn phải tìm hiểu tính cách xem có phù hợp không. Nếu bạn là kiểu người sáng tạo, thích nấu ăn không cần công thức, sơn tường bằng những màu sắc độc đáo và thử nghiệm theo tâm trạng, có lẽ bạn không phù hợp để trở thành người nhận nhượng quyền. Bạn phải biết rằng bản thân sẽ trở thành người triển khai, không phải người sáng tạo.

    Bên cạnh đó, các chi phí khi tham gia lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu cũng cần được tính toán bao gồm phí nhượng quyền và chi phí thiết bị. Việc thiết lập và vận hành một nhượng quyền thương mại có thể đòi hỏi chi phí tiếp thị khổng lồ, bạn có thể sẽ phải đối diện với một giai đoạn thua lỗ ròng trước khi doanh nghiệp của bạn bắt đầu phát triển. Mặt khác, hầu hết các nhà tư vấn nhượng quyền đều là nhân viên bán hàng được trả lương. Các nhà tư vấn muốn giúp bạn ký hợp đồng nhượng quyền càng nhanh càng tốt, bởi vì họ sẽ nhận được tiền hoa hồng. Do vậy, hãy yêu cầu họ phải trung thực với những lời tư vấn từ ban đầu.

    Hãy tìm hiểu và kết hợp với những thương hiệu nhượng quyền có tâm để được giúp đỡ trong tương lai, đồng thời trung thực và rõ ràng trong các bản hợp đồng.

    Trí Thức Trẻ (theo Forbes, Kompareit)

  • Nhờ nhìn được cơ hội làm giàu và biết nắm bắt, người đàn ông 60 tuổi này đã có thể đổi đời sau 3 năm dẫu xuất phát điểm làm nghề nhặt rác.

    cu ong nhat rac 1

    Người đàn ông này là Khuyển Lâm, sinh sống ở Thẩm Dương, Trung Quốc. Ông cũng như những người lớn tuổi khác, không tìm được công việc phù hợp nên chấp nhận đi nhặt rác để kiếm vài đồng cơm cháo qua ngày.

    Trong suốt quá trình nhặt rác, ông luôn tò mò tại sao nhu cầu thu mua lon nước ngọt bằng kim loại lại lớn như vậy. Ông quyết đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này. Vì chỉ học hết trung học nên kiến thức về các loại vật liệu của ông rất mờ nhạt. Dẫu vậy, ông vẫn muốn biết thứ gì được tạo ra sau khi thu gom lon nước ngọt.

    Ông đã thuê một người hiểu biết để tìm hiểu cho mình việc này và trả cho họ 50 NDT. Sau vài tháng chờ đợi, ông nhận được câu trả lời. Họ thu mua một lượng lớn lon nước ngọt để tinh chế hợp kim nhôm - magie. Chỉ thêm một bước xong đã tạo nên sự khác biệt về mức giá.

    Tại thời điểm đó, nếu bán một tấn lon, bạn sẽ chỉ kiếm được 5.000 NDT nhưng nếu có thể chiết xuất thành hợp kim nhôm - magie từ những chiếc lon này, thu nhập có thể sẽ nâng lên mức 10.000 NDT.

    cu ong nhat rac 1
    Lon kim loại sau khi tinh chế có thể bán giá cao hơn. Ảnh: Sohu.

    Nhìn thấy cơ hội làm ăn, ông chuyển sang chuyên đi nhặt các lon kim loại. Thấy khả năng thu gom của mình quá ít, ông đi mua của những người nhặt rác khác. Đỉnh điểm có ngày ông thu mua được gần 130.000 lon. Khi người khác thắc mắc không biết người đàn ông này đang muốn làm gì thì Khuyển Lâm đã có kế hoạch rõ ràng cho giấc mơ làm giàu của mình.

    Ông bắt đầu mở một trạm thu mua tại chế để có thể gom tối đa số lượng lon. Sau đó, ông dốc toàn bộ tiền tiết kiệm và vay mượn thêm để mở xưởng tinh chế quy mô nhỏ. Sau đó Khuyển Lâm tuyển thêm vài nhân công để phụ giúp công việc. Chỉ trong một thời gian ngắn xưởng của ông đã chiết xuất được hàng tấn hợp chất hợp kim nhôm - magie góp phần tăng nhanh mức thu nhập.

    Khi đạt được lợi nhuận khổng lồ, Khuyển Lâm vẫn tiếp tục duy trì xưởng thu mua phế liệu nhằm cung cấp đầu vào cho nhà máy tinh luyện. Liên tục duy trì hoạt động này sau 3 năm ông đã kiếm được 2,7 triệu NDT (khoảng 9,3 tỷ đồng).

    Từ người nhặt rác bình thường, giờ đây ông trở thành một ông chủ của xưởng tinh chế lon kim loại với hơn 50 công nhân. Nhờ khả năng quan sát nhạy bén, ông đã tạo ra khối tài sản khủng chỉ trong một thời gian ngắn.

    So với những người già nhặt rác khác, ông lão này không chỉ giải quyết được vấn đề cơm ăn áo mặc mà còn kiếm được tiền tỷ mỗi năm, mức sống cũng được cải thiện rất nhiều.

    Theo Thể thao & Văn hóa

  • Ngay từ khi 13 tuổi, Dương Lệ Quyên (SN 1978) đã đi kiếm những đồng tiền đầu tiên. Thời điểm đó, 2 anh trai làm ăn thất bại khiến kinh tế gia đình kiệt quệ, cô phải bỏ học để làm phục vụ quán ăn tại thành phố. Lúc bấy giờ, do bản tính nhanh nhẹn, siêng năng, cô thường nhận được mức lương cao hơn nhiều so với thoả thuận ban đầu.

    haidilao duong le quyen 1
    Chân dung Dương Lệ Quyên. (Ảnh: Sohu)

    Ở nơi làm việc, Dương Lệ Quyên bất ngờ làm quen với Trương Dũng, chủ một nhà hàng lẩu có tên Halidao. Ấn tượng với cô phục vụ bàn thông minh, ông Trương đã mời cô về cửa hàng làm việc nhưng nhận được lời từ chối, lí do là cô thấy chủ tiệm hiện tại rất tốt. Vài năm sau, chủ quán này chuyển đi, cô đành nghỉ việc và xin làm nhân viên phục vụ của Haidilao. Thời điểm đó, Dương Lệ Quyên vừa tròn 20 tuổi.

    Là người khá thông minh, người phụ nữ này sớm làm quen với tốc độ quy trình công việc mới; đồng thời học cách sử dụng máy tính, lái xe, đến nhà sách để “đọc chùa” và tham gia các lớp đào tạo ngắn ngày bằng chiếc máy tính tự tay mua được. Bản thân cô tự nhận thức về việc mình không được đi học như người khác nên càng phải nỗ lực hơn.

    haidilao duong le quyen 1
    Dương Lệ Quyên là nữ phục vụ nhanh nhẹn, luôn niềm nở với khách hàng. (Ảnh minh hoạ: Sohu)

    Cũng tại nơi làm việc mới, cô Dương được Trương Dũng truyền đạt nhiều kiến thức và thói quen tốt. Đối với cô, ông Trương là người chủ thực sự tốt bụng khi thoải mái cho cô vay tiền lo việc gia đình. Cũng từ đây, cô gái trẻ càng cảm thấy biết ơn đối phương và quyết tâm làm việc để đền đáp lại.

    Năm 1998 được coi là bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của Dương Lệ Quyên khi cô được bổ nhiệm làm quản lí chi nhánh thứ 2 của Haidilao tại tỉnh Thiểm Tây. Ở thành phố hoàn toàn xa lạ, việc điều hành 1 cửa hàng mới khiến cô gặp không ít khó khăn. Dương Lệ Quyên cùng nhân viên đi phát tờ rơi và dán giấy quảng cáo khắp nẻo đường…

    haidilao duong le quyen 1
    Dương Lệ Quyên trong 1 hoạt động của công ty. (Ảnh: 163.com)

    Trong 1 lần làm trái quy định và bị lực lượng chức năng thu hồi giấy phép kinh doanh, Dương không hề hoảng loạn mà tìm cách bày tỏ suy nghĩ, hoàn cảnh của cửa hàng một cách chân thành với chính quyền. Cuối cùng, cô lấy lại được giấy phép kinh doanh và tiếp tục duy trì hoạt động của quán mà không tốn một xu.

    "Không được phép hoảng sợ trong những thời khắc quan trọng" – Đây chính là nguyên tắc làm việc của Dương Lệ Quyên kể từ khi đảm nhận vị trí quản lý.

    Trong quá trình vận hành cửa hàng, có đôi lúc cũng gặp trường hợp khách hàng vô lí gây sự, tuy nhiên nữ quản lí đều giải quyết ổn thoả vấn đề. Danh tiếng của Haidilao tại Trung Quốc ngày càng lớn, một loạt cửa hàng mới được mở. Năm 2012, Dương Lệ Quyên chính thức trở thành Phó Tổng giám đốc của tập đoàn Haidilao.

    haidilao duong le quyen 1
    Trương Dũng và Dương Lệ Quyên tại buổi niêm yết cổ phiếu của Haidilao trong n8M 2018. (Ảnh: Sohu)

    Tháng 9/2018, Haidilao bắt đầu niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, tài sản ròng của ông chủ Trương Dũng tăng lên 60 tỉ NDT (hơn 200.000 tỉ đồng), đưa ông lọt top 50 tỉ phú giàu nhất Trung Quốc. Vốn là nhân viên đắc lực, người phụ nữ 40 tuổi cũng nắm trong tay 30 tỉ NDT (hơn 100.000 tỉ đồng). Hiện tại, bà giữ chức vụ Giám đốc điều hành của chuỗi lẩu Haidilao nổi tiếng.

    Chuyện về cô gái chỉ tốt nghiệp tiểu học trở thành một trong những người đứng đầu Haidilao đã trở thành câu chuyện truyền cảm hứng được nhiều người trẻ quan tâm. Không thể phủ nhận Dương Lệ Quyên may mắn khi có quý nhân phù trợ. Nhưng nếu không thực sự nỗ lực và quyết tâm, cô cũng khó có thể đạt được thành công như ngày hôm nay. Người phụ nữ này đã chứng minh cho câu nói: Nỗ lực sẽ không bao giờ uổng phí.

    Theo YAN

  • Câu chuyện thành công xây dựng từ hàng ngàn lần thất bại của "cha đẻ" KFC mãi truyền cảm hứng cho thế hệ sau.

    Harland Sanders KFC 1

    Chúng ta ai ai cũng biết đến cái tên thương hiệu KFC - chuỗi thức ăn nhanh chuyên bán gà rán nổi tiếng và phủ sóng rộng nhất thế giới. Người sáng lập nên "đế chế gà rán" KFC là Đại tá - Doanh nhân Harland Sanders (1890 - 1980). Không chỉ nổi tiếng vì công thức gà rán ngon chinh phục được cả thế giới, câu chuyện đi đến thành công đầy trắc trở của Harland Sanders cũng đã truyền cảm hứng cho biết bao nhiêu người.

    Harland Sanders KFC 1
    Nỗ lực, niềm đam mê của nhà sáng lập KFC khiến mọi người ngưỡng mộ.

    Cuộc đời, sự nghiệp thăng trầm của cha đẻ KFC

    Harland Sanders có tên đầy đủ là Harland David Sanders, sinh năm 1890 trong một gia đình nghèo ở bang Indiana (Mỹ). Bố mất từ năm 5 tuổi nên mẹ của Sanders phải làm lụng vất vả nuôi đàn con thơ. Là anh cả trong gia đình, ngay từ nhỏ ông đã phải có nhiệm vụ chăm sóc các em. Cũng từ thế mà ngay từ nhỏ, Sanders đã thông thạo việc nấu ăn, làm bếp chẳng kém gì người lớn.

    Khi bước vào tuổi 16, Sanders đã rời khỏi nhà và đi làm. Ông làm giả giấy tờ cá nhân để có thể nhập ngũ rồi bị đuổi 1 năm sau đó. Sau đó, Sanders làm công nhân cho một công ty đường sắt tàu hỏa rồi cũng không bao lâu là bị đuổi việc vì ẩu đả với đồng nghiệp. Trong quá trình làm ở công ty đường sắt, Harland Sanders đã đi học luật để hy vọng có thể tìm được công việc bàn giấy trong tương lai. Thế nhưng sự nghiệp luật của ông chủ KFC cũng chẳng đi đến đâu vì Sanders lại có một cuộc ẩu đả với người khác. 

    Harland Sanders KFC 1
    Harland Sanders ngày trẻ.

    Trở về quê hương, Harland Sanders đi bán bảo hiểm. Công việc tiếp theo này của ông tiếp tục kéo dài chỉ vài năm vì thái độ làm việc không chịu phục tùng ông chủ. Trải qua thất bại liên tiếp trong cuộc đời, chàng trai trẻ Harland Sanders vẫn luôn cứng đầu và không bao giờ bỏ cuộc. 

    Năm 1920, ông khởi nghiệp lần đầu bằng cách mở một công ty đóng thuyền. Công ty hoạt động không hiệu quả nên Sanders chuyển sang làm bóng đèn và cũng không thể cạnh tranh được với các đối thủ trên thị trường.

    Sống mãi cuộc đời bấp bênh với sự nghiệp không thành công, Harland Sanders đến năm 40 tuổi quyết định từ bỏ tất cả, đến một trạm tàu và mở sạp bán món gà. Dù chất lượng thức ăn rất ngon, được đánh giá cao nhưng ông bị đuổi đi vì cãi nhau to tiếng, gây mất trật tự công cộng với đối thủ. 4 năm sau, Harland Sanders dồn hết tiền mở một nhà nghỉ và có tuổi trung niên tưởng như đã ổn định hơn một chút.

    Harland Sanders KFC 1
    Harland Sanders tự sáng chế ra công thức làm gà rán chinh phục được cả thế giới ngày nay.

    1.009 lần thất bại với món gà rán KFC

    Vào năm 1950, chiến tranh thế giới thứ hai cùng sự xuống dốc của nền kinh tế Mỹ đã khiến nhà nghỉ của Sanders gặp khó khăn rồi phá sản. Ở tuổi 60, ông lao vào tình trạng vỡ nợ. Sau cùng, người đàn ông chỉ còn lại đúng tài sản duy nhất còn lại là tờ séc 105 USD tiền trợ cấp xã hội. 

    Gặp khủng hoảng tài chính ở tuổi 60, thay vì gục ngã, Harland Sanders vẫn giữ nhiệt huyết của tuổi trẻ và làm lại từ đầu. Ông vốn có một công thức làm gà rán của riêng mình tên "Kentucky Fried Chicken" (gà rán Kentucky - bang mà ông sinh sống). Ôm mộng cung cấp gà rán cho các chuỗi thức ăn nhanh, ông kiên trì gõ cửa từng gia đình đối tác tiềm năng, từng nhà hàng và trổ tài chế biến món gà theo công thức mới này ngay trước mắt họ để mời chào cộng tác.

    Harland Sanders KFC 1
    Harland Sanders thành công lập nghiệp, trở thành triệu phú khi đã ngoài 70 tuổi.

    Tổng cộng, Harland Sanders đã bị mọi người từ chối đến 1.009 lần. Đến lần thứ 1.010, ông cuối cùng mới nhận được cái gật đầu đầu tiên. Cứ mãi kiên trì, ông dần dần thành công ký kết được nhiều hợp đồng hợp tác hơn. Đến năm 1964, ở tuổi 75, nhà sáng lập KFC đã có tới hơn 600 cửa hàng nhượng quyền kinh doanh gà rán độc quyền của mình khắp nước Mỹ. 

    Như chúng ta đều biết, cho đến ngày hôm nay, khi Harland Sanders đã qua đời từ lâu, KFC vẫn là thương hiệu gà rán ăn nhanh lớn mạnh hàng đầu thế giới với chi nhánh phủ sóng khắp 5 châu. Ngay cả khi đã bán thương hiệu của mình, Harland Sanders vẫn mãi được coi là nhà sáng lập, là cha đẻ của món gà rán kiểu Mỹ vô cùng hấp dẫn này. 

    Trí Thức Trẻ (theo Business Insider)

  • Vào năm 2022, David Letterman vẫn sở hữu giá trị tài sản ròng khổng lồ 450 triệu USD dù đã nghỉ hưu từ sớm. Ít ai biết rằng, suốt giai đoạn tuổi trẻ, ông vẫn sống rất nghèo khó và chỉ thực sự đổi đời khi gần bước sang tuổi xế chiều.

    David Letterman là một trong những người dẫn chương trình truyền hình giàu có nhất từ trước đến nay. Ông rời lĩnh vực giải trí truyền hình sau hơn ba thập kỷ trong nghề, để lại ấn tượng đậm sâu và khối tài sản kếch xù.

    Triệu phú người Mỹ tích lũy được phần lớn của cải khi làm MC của chương trình trò chuyện đêm khuya NBC “Late Show with David Letterman”. Sự thành công đến với ông một cách bất ngờ ở giai đoạn trung niên, kéo theo đó là dấu ấn không thể xóa nhòa.

    david letterman 1 2000

    CUỘC SỐNG ĐẦU ĐỜI VẤT VẢ

    David Letterman, tên thật là David Michael Letterman, sinh ngày 12 tháng 4 năm 1947, tại Indianapolis, Indiana, một tiểu bang ở miền Trung Tây Hoa Kỳ. Cha ông qua đời ở tuổi 57 vì một cơn đau tim.

    “Trước khi nổi tiếng như ngày hôm nay, tôi từng sống trong một chiếc xe cũ kỹ. Đó vừa là nhà vừa là phương tiện đi lại duy nhất”, ông từng chia sẻ.

    Thời trung học, Letterman đã bắt đầu làm việc tại một siêu thị địa phương để kiếm thêm thu nhập. Ông tốt nghiệp Đại học Ball State năm 1969 tại Khoa Truyền hình và Phát thanh, từng đảm nhận một công việc phát thanh viên. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau, ông đã bị sa thải vì có những câu nói bông đùa mang ý mỉa mai về chủ đề âm nhạc cổ điển.

    Sau khi tốt nghiệp, Letterman bắt đầu làm nhân viên thời tiết trên đài truyền hình Indianapolis. Ông dần trở nên nổi tiếng với những hành vi hài hước bộc phát trên sóng truyền hình mà mọi người không thể đoán trước được.

    Năm 1975, ông được gia đình và bạn bè khuyến khích chuyển đến Los Angeles để trở thành một nhà văn hài kịch. Ở đó, Letterman bắt đầu tham gia vào lĩnh vực hài độc thoại tại “The Comedy Store”. Thông qua những buổi biểu diễn này, ông gây dựng được nhiều mối quan hệ, rồi trở thành người viết kịch bản và làm khách mời cho nhiều chương trình truyền hình và game show vào năm 1978.

    Dần dần, cách nói chuyện châm biếm hài hước của Letterman đã trở thành “thương hiệu” nổi tiếng, giúp ông thu hút sự chú ý của nhà sản xuất chương trình “The Tonight Show Starring Johnny Carson” rồi liên tục được mời tới lên sóng.

    Đó chính là lý do mà Letterman từng bộc bạch rằng, “Carson chính là người có ảnh hưởng lớn nhất đến sự nghiệp của tôi”.

    BƯỚC NGOẶT ĐỔI ĐỜI Ở TUỔI TRUNG NIÊN

    Tham gia vào NBC chính là một sự kiện dẫn tới bước ngoặt đổi đời của David Letterman. Ban đầu, người dẫn chương trình triệu USD được đảm nhận một chương trình hài buổi sáng vào năm 1980. Tuy nhiên, hiệu quả chương trình “thấp thậm tệ” tới nỗi bị cắt sóng chỉ sau 4 tháng.

    Không muốn “bỏ lỡ” tài năng của Letterman, NBC đã thử đưa ông sang một khung thời gian lên sóng khác. Từ quyết định này, “Late Night with David Letterman” bắt đầu lên sóng vào tháng 2 năm 1982.

    Khung giờ đêm muộn kết hợp với cách dẫn chương trình hài hước một cách bất cần, tự giễu cợt bản thân và có chút gì đó “kỳ quặc” của Letterman đã tạo ra một cú hích mạnh. Nó thu hút rất nhiều các sinh viên đại học và những người trẻ tuổi thường thức khuya.

    “Những phát ngôn sắc sảo và thẳng thắn của ông ấy nghe thật ‘đã tai’ làm sao”, những người hâm mộ chia sẻ.

    Năm 1992, sau khi tích lũy danh tiếng nổi bật, Letterman tổ chức một chương trình riêng của mình trên CBS. Đài truyền hình này đã ký hợp đồng trị giá 14 triệu USD mỗi năm để “giữ chân” MC nổi tiếng này. Mức lương này cao gấp đôi so với hợp đồng khi ông còn ở NBC, góp phần đưa ông trở thành triệu phú thực thụ khi đã gần 50 tuổi.

    Ở ngưỡng cửa U50, phong cách dẫn chương trình của Letterman có độ chín muồi hơn. Ông giảm bớt sự ngông cuồng và mỉa mai để thu hút một lượng khán giả truyền thống hơn.

    Cùng thời điểm đó, ông cũng thành lập công ty sản xuất của riêng mình là Worldwide Pants rồi thực hiện đầu tư vào show diễn mới. Khoản lợi nhuận từ vụ đầu tư này chiếm một phần đáng kể trong khối tài sản hàng trăm triệu USD của Letterman.

    Năm 2014, tập phát sóng cuối cùng trước khi Letterman giải nghệ đã thu hút 13,76 triệu khán giả theo dõi. Con số hoành tráng như một lời khẳng định cho vị thế của người dẫn chương trình tài ba.

    Tuyên bố một cách ngẫu hứng ngay trên sóng truyền hình của David Letterman khiến khán giả lặng đi vì bất ngờ. Nhưng cũng chính điều đó càng thể hiện phong cách của ông, một phong thái không kiểu cách, rườm rà hay quan trọng hóa.

    Dù bề ngoài, Letterman tỏ ra không xúc động, nhưng cách ông chuyển tải thông tin thật cảm động. Ông luôn thể hiện xúc cảm một cách trầm lắng, nêm nếm vừa đủ chút hài hước để khán giả hiểu rằng, buồn chán không thể giúp chúng ta tránh khỏi quy luật đào thải của cuộc sống.

    Xếp hàng dài để vào xem "Letterman lần cuối cùng trên trường quay" có những tên tuổi lớn như "bà hoàng truyền hình" Oprah Winfrey, Tom Hanks, Bill Murray... Những diễn viên hàng đầu Hollywood như Steve Martin, diễn viên hài Chris Rock, Jerry Seinfeld, Jim Carey… cũng đã đến để chia tay ngôi sao truyền hình kỳ cựu này.

    Đồng thời, ông cũng trở thành người dẫn chương trình trò chuyện đêm khuya lâu nhất trong lịch sử truyền hình Mỹ. Tên tuổi của ông đã được ghi vào lịch sử truyền hình với những cống hiến to lớn. Ông cũng đã giành được 9 giải Emmy cho người dẫn chương trình xuất sắc nhất.

    Ông Barrack Obama đã thể hiện niềm tiếc nuối khi nói: “Sẽ chẳng còn là truyền hình nếu thiếu David”. Bà Hillary Clinton cũng đã đăng lên Twitter lời cảm ơn chân thành đến ông, người đã mang lại những tiếng cười sâu sắc.

    CUỘC SỐNG NGHỈ HƯU DƯ DẢ

    Letterman hầu như dành sự quan tâm và tiền bạc của mình cho các hoạt động từ thiện. Các tổ chức của ông đã quyên góp hàng triệu USD cho các đơn vị phi lợi nhuận, trong đó bao gồm Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, Bác sĩ không biên giới và Đại học Ball State.

    Vào tháng 10 năm 2017, để tôn vinh những cá nhân có ảnh hưởng đến xã hội Mỹ, Letterman đã nhận được Giải thưởng “The Mark Twain Prize for American Humor”. Đây là sự công nhận tuyệt vời cho những đóng góp của ông dành cho ngành công nghiệp truyền hình.

    Tài sản của Letterman thậm chí còn tăng lên trong thời gian này khi ông mua lại một trang trại ở Montan và các bất động sản khác. Ông cũng có thể dễ dàng thu được khoảng 50 triệu USD mỗi năm từ phí bản quyền. Con số này giảm nhẹ trong thời gian gần đây.

    Vào năm 2018, Letterman bất ngờ trở lại với một chương trình phỏng vấn dài trên Netflix có tên My Next Guest Needs No Introduction with David Letterman (Tạm dịch: Những vị khách không cần phải giới thiệu). Số đầu tiên lên sóng với khách mời Barack Obama.

    Chương trình đã đạt đề cử cho Giải thưởng Primetime Creative Arts Emmy, nơi ghi nhận những thành tựu trong chương trình truyền hình của Hoa Kỳ.

    Kênh 14 (Nguồn: Richest, Celebritynetworth)

  • Một câu lạc bộ th.oát y đã bị tước giấy phép do cáo buộc chặt đẹp một khách hàng với hóa đơn lên đến 50.000 bảng chỉ trong hai giờ phục vụ.

    SophistiCats ở Euston, tự nhận là địa điểm cao cấp dành cho các quý ông ở London, đã bị Cảnh sát Metropolitan buộc tội.

    Một nhân viên tài chính nói với cảnh sát rằng anh ta thức dậy sau một đêm vui vẻ vào tháng 2 năm ngoái và nhận được hóa đơn thẻ tín dụng lên đến 50.000 bảng - cho chín lít rượu sâm banh và năm lít Jägerbombs - được mua trong khoảng thời gian từ 3h sáng đến 4:53 sáng.

    Một khách hàng khác tuyên bố 8.000 bảng đã bị rút từ tài khoản mà không có sự đồng ý của anh trong một đêm say sưa vào ngày 28 tháng 9, trong khi bạn của anh bị tính phí 2.500 bảng.

    Từ đó, cảnh sát đã đề xuất thu hồi giấy phép hoạt động vui chơi tình d.ục của câu lạc bộ này trong một báo cáo trước ủy ban cấp phép của hội đồng Camden.

    Luật sư Robert Cohen, đại diện cho Met, cho biết cảnh sát đã nhận thấy “sự tương đồng đáng kinh ngạc” trong nhiều sự cố được trình báo tại câu lạc bộ.

    Ông nói với ủy ban: “Quan điểm của Cảnh sát Met là có khả năng khách hàng đã bị lợi dụng nhiều lần.

    “Rất có thể các diễn viên biểu diễn đã khuyến khích khách hàng tiêu thụ rượu với mục đích kiếm tiền từ những khách hàng đó.” Ông Cohen cho biết “việc cung cấp rượu vô trách nhiệm” là “không thể chối cãi” và nói thêm: “Đây không phải là một hành vi tốt ở một cơ sở có giấy phép.”

    Khoảng 15 vũ công đã tham dự cuộc họp với tư cách đại diện ủng hộ đơn xin lại giấy phép của câu lạc bộ. Giám đốc câu lạc bộ cho biết trong tuyên bố chính thức rằng khách hàng không bị tính phí quá cao, bị mời đồ uống chặt chém hay phải chịu hành vi bán hàng gian lận trong bất cứ tình huống nào.

    Giám đốc, người không được nêu tên, cho biết họ không tin rằng người đàn ông bị tính hóa đơn 50.000 bảng là nạn nhân.

    Người phát ngôn của SophistiCats cho biết trước cuộc họp: “Chúng tôi nghiêm túc xem xét mọi cáo buộc và những tuyên bố này đã được điều tra độc lập và được bác bỏ.” Cơ sở này có 21 ngày để kháng nghị quyết định, và trong thời gian đó câu lạc bộ vẫn hoạt động như bình thường.

    VietHome (Theo Evening Standard)

  • Cựu chủ tịch hãng chế tạo ô tô Nhật Bản Nissan Carlos Ghosn được cho là đã trốn trong một thùng carton và di chuyển bằng máy bay tư nhân đến Lebanon để tránh bị xét xử tại Nhật Bản.

    Cựu chủ tịch Nissan Carlos Ghosn (Ảnh: Getty)

    Trước khi bị bắt và bỏ trốn, Carlos Ghosn, cựu chủ tịch hãng chế tạo ô tô Nissan, được coi là “người khổng lồ” trong ngành ô tô ở Nhật Bản.
    Ông Ghosn, 64 tuổi, bị cáo buộc sử dụng tiền của công ty vào mục đích cá nhân và có những hành vi sai phạm khác như làm giả báo cáo chứng khoán. Ông bị Nissan sa thải và bị bắt vào tháng 11/2018.

    Sau khi chi 1,5 tỷ Yên (13,8 triệu USD) tiền bảo lãnh tại ngoại, ông Ghosn bị quản thúc tại nhà riêng ở Tokyo và bị giám sát an ninh chặt chẽ trước khi bị đưa ra xét xử trong năm 2020. Để phòng trường hợp cựu chủ tịch Nissan bỏ trốn, giới chức Nhật Bản đã tịch thu 3 hộ chiếu của ông này và chuyển cho luật sư biện hộ giữ. Tuy nhiên, bất chấp các biện pháp đề phòng và giám sát an ninh nghiêm ngặt, ông Ghosn tuyên bố đã an toàn ở Lebanon.

    Nhất cử, nhất động bị giám sát

    Ông Carlos Ghosn bị quản thúc suốt 7 tháng qua tại nhà riêng ở Tokyo. Đó là một căn nhà cao tầng, rộng rãi và khá gần quận trung tâm Roppongi, nơi khá quen thuộc với các nhà ngoại giao, giới doanh nhân phương Tây. Khu vực này luôn có cảnh sát tuần tra, giám sát bởi khá gần ít nhất một đại sứ quán và nhà riêng của các nhà ngoại giao.

    Hana Takeda, một người sống trong căn hộ cạnh nhà của Ghosn, cho biết thỉnh thoảng cô vẫn nhìn thấy ông Ghosn ra ngoài cùng với một trong ba cô con gái. Một người hàng xóm sống ở đây 9 tháng qua cũng cho biết, có một chiếc xe hơi thường xuyên xuất hiện ở cuối con đường gần nhà của Ghosn. “Ông ấy rất kín tiếng. Thường có một chiếc xe hơi đậu ở gần nhà ông ấy. Ông ấy bị giám sát 24/24”, người này cho hay.

    Ngôi nhà nơi ông Ghosn bị quản thúc tại Tokyo (Ảnh: Reuters)

    Ban công của ngôi nhà được gắn 3 camera an ninh không dây trong khi các cửa sổ thường được che kín rèm Theo các điều khoản tại ngoại, ông Ghosn buộc phải lắp camera ở các lối ra vào nhà. Giới chức năng cũng giám sát và hạn chế các hoạt động và liên lạc như không được dùng điện thoại, máy tính kết nối internet, để đề phòng ông Ghosn bỏ trốn hoặc tìm cách hủy bằng chứng.

    Cuộc đào tẩu bằng thùng carton?

    Hiện chưa rõ bằng cách nào ông Ghosn có thể chạy sang Lebanon mặc dù bị giám sát an ninh nghiêm ngặt và bị tịch thu toàn bộ hộ chiếu. Giới chức Lebanon xác nhận, ông Ghosn đã tới nước này bằng hộ chiếu Pháp và hoàn toàn hợp pháp.

    Truyền thông Lebanon đăng tải thông tin nói rằng, ông Ghosn đã trốn ra ngoài bằng cách chui vào một thùng carton đựng nhạc cụ sau một buổi biểu diễn âm nhạc tại nhà riêng mới đây. Theo Thời báo phố Wall, ông Ghosn đã lên một máy bay tư nhân từ Nhật Bản đến Thổ Nhĩ Kỳ sau đó sang Lebanon. Phi công lái máy bay thậm chí không hề biết sự hiện diện của ông Ghosn trên máy bay.

    Dữ liệu trên trang web Flightradar24 cho thấy, một máy bay tư nhân xuất phát từ Osaka (Nhật Bản) đến Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) sau đó tiếp tục đến Lebanon trùng thời điểm ông Ghosn được cho là đã đặt chân an toàn đến quốc gia này hôm 30/12/2019. Bộ Ngoại giao Lebanon hôm 31/12 đã ra thông cáo nói rằng: “Ông Carlos Ghosn đã đến Lebanon hợp pháp vào rạng sáng hôm qua. Chi tiết xung quanh việc ông ấy từ Nhật Bản đến Beirut ra sao vẫn chưa được rõ và đây hoàn toàn là vấn đề cá nhân”. Hiện Nhật Bản và Lebanon không có hiệp ước dẫn độ.
    Junichiro Hironaka, luật sư của ông Ghosn nói rằng, để có thể chạy ra nước ngoài, ông Ghosn chắc chắn đã được sự hậu thuẫn của “một tổ chức lớn”.

    Lực lượng an ninh Lebanon bên ngoài cổng ngôi nhà được cho là nơi ông Ghosn ẩn náu ở thủ đô Beirut, Lebanon. (Ảnh: Reuters)

    Dư luận Nhật Bản bất ngờ và giận dữ

    Vụ bỏ trốn để tránh bị xét xử của ông Ghosn đã khiến dư luận ở Nhật Bản xôn xao. Luật sư Hironaka cho biết với phóng viên rằng, việc bỏ trốn của thân chủ là “hoàn toàn bất ngờ”. “Chúng tôi rất bàng hoàng và khó hiểu”, ông Hironaka cho biết khi muốn nói rằng giới chức năng vẫn không thể hiểu lý do ông Ghosn đào tẩu thành công khi tất cả hộ chiếu đều bị tịch thu.

    Masahisa Sato, một nghị sĩ đảng Dân chủ tự do, bình luận: “Đây là một vụ bỏ trốn phạm pháp, một cuộc đào tẩu, một tội danh”. Nghị sĩ này cũng nói thêm: “Liệu có một quốc gia nào đã hậu thuẫn (Ghosn)? Đây là vấn đề rất nghiêm trọng khi hệ thống luật pháp, an ninh của Nhật Bản để một vụ xuất cảnh phi pháp diễn ra dễ dàng”.

    Các công tố viên Nhật Bản đã rút lại quyết định bảo lãnh tại ngoại đối với ông Ghosn ngay sau khi ông này bỏ trốn. Nếu trở lại Nhật Bản, ông Ghosn sẽ bị bắt giữ.

    Tại Pháp, nơi ông Ghosn từng làm việc, chính phủ Pháp cho biết họ “vô cùng bất ngờ” khi ông Ghosn bỏ trốn khỏi Nhật Bản. Bộ trưởng Kinh tế Pháp Agnès Pannier-Runacher nhấn mạnh, Ghosn “không có quyền đứng trên pháp luật” và rằng “nếu một công dân nước ngoài bỏ trốn khỏi Pháp để chạy tội, chúng tôi sẽ rất giận dữ”.

    Về phần ông Ghosn, sau khi đặt chân đến Lebanon, ông này tuyên bố: “Tôi chạy trốn khỏi sự bất công”. Ông cũng muốn gặp gỡ với báo chí vào tuần sau và đây có thể là dịp ông Ghosn hé lộ về cách thức bỏ trốn khỏi Nhật Bản.

    Dân Trí (theo Reuters, NHK)