• Cậu bé mặc áo có mũ, đôi tất lấm lem và tay ôm chặt bình sữa được bố đưa qua lỗ đào dưới bức tường ngăn cách Mexico và Mỹ.

    Bé trai Daniel được bố đưa qua lỗ đào dưới bức tường biên giới để vào Mỹ hôm 7/12. Ảnh: AP.

    Bé trai Daniel Mendez, 8 tháng tuổi, mặc áo có mũ màu xám, đôi tất lấm lem bùn đất và tay ôm chặt bình sữa mỉm cười lần cuối cùng với bố trước khi được đưa sang bên kia bức tường. Joel không tham gia hành trình đầy rủi ro này.

    Anh ở lại thành phố Tijuana, Mexico để làm việc vì lo sợ bị trục xuất ngay lập tức nếu sang đất Mỹ.Joel Mendez, 22 tuổi, một người di cư đến từ Honduras hôm 7/12 trao con trai cho bạn gái Yesenia Martinez, 24 tuổi qua một hố đào sơ sài ngay bên dưới bức tường biên giới giữa Mexico và Mỹ, Fox đưa tin. Yesenia trước đó cũng chui qua theo lối này.

    Nhưng chuyến đi của mẹ con Yesenia không thuận lợi. Cô bị các đặc vụ Cơ quan Di trú và Hải quan Mỹ bao vây lúc đang bế Daniel chạy vào lãnh thổ Mỹ.

    Giống như Yesenia, nhiều người di cư Trung Mỹ vì quá thất vọng với quá trình xin tị nạn và bị người Mexico thù địch nên đã tự tìm cách giải quyết vấn đề của bản thân. Đôi khi, họ phải trả giá bằng chính mạng sống. 

    Người mẹ Yesenia trước đó cũng chui qua lối này. Ảnh: AP
    Em bé đáng thương thèm có 1 cuộc sống yên bình.

    "Sự cố này là minh họa bi thảm về cách những kẻ buôn người đặt người di cư vào tình huống nguy hiểm", người đứng đầu lực lượng tuần tra biên giới Gloria I. Chavez nói. "Người đàn ông này đặt niềm tin vào những kẻ buôn người và anh ta phải trả giá bằng chính mạng sống".

    Đêm 5/12, một người di cư chưa xác định và hai người đến từ El Salvador bị phát hiện nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ. Các đặc vụ tuần tra biên giới bắt hai người đàn ông khi họ vừa bơi qua kênh All-American chạy song song với biên giới Mexico - California. Người đàn ông thứ ba vật lộn giữa dòng nước sau khi bị hai người kia bỏ lại phía sau. Đội tìm kiếm và cứu hộ không thể tiếp cận anh ta do cơn bão bất thường đêm đó gây mưa lớn và tầm nhìn kém. Thi thể người đàn ông xấu số được tìm thấy vào sáng hôm sau.

    Quan chức Mỹ tại cửa khẩu biên giới chính ở San Diego xử lý tới 100 đơn xin tị nạn mỗi ngày nhưng hàng nghìn người vẫn phải chờ đợi. Dù Mỹ và Mexico đã nỗ lực hành trình tới Mỹ ít hấp dẫn hơn, nhiều người di cư khẳng định nước Mỹ vẫn tốt hơn rất nhiều so với thực tế bạo lực và đói nghèo cùng cực tại quê hương. Hầu hết những người sau khi vượt biên bất hợp pháp đều xin tị nạn.

    Mỹ đã điều khoảng 5.800 binh sĩ tới các bang Texas, Arizona và California, những bang có đường biên giới với Mexico để tăng cường phòng thủ trước sự xuất hiện của đoàn người di cư. Sau khi khởi hành từ Honduras ngày 12/10, đoàn di cư hàng nghìn người, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, đã đi qua Guatemala và Mexico với mục tiêu đến Mỹ để tìm cơ hội việc làm và điều kiện sống tốt hơn. Họ đang sống trong những nơi ở tạm tại Tijuana, gần biên giới Mexico và Mỹ.

    Nhiệm vụ ở biên giới với binh sĩ Mỹ được cho là sẽ kết thúc vào ngày 15/12 nhưng Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis mới đây gia hạn việc triển khai quân tới đầu năm 2019. Tổng thống Donald Trump cuối tháng trước đe dọa sẽ đóng cửa biên giới "vĩnh viễn" với Mexico nếu cần thiết, tuyên bố đoàn người di cư sẽ không thể vào Mỹ, đồng thời kêu gọi Mexico trục xuất họ.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Chính quyền của Tổng thống Mỹ Trump có thể thay đổi hiệp định đã ký với Việt Nam năm 2008, khiến nhiều người có nguy cơ bị trục xuất. 

    Ông Pham Chi Cuong, một người Việt ở Mỹ bị trục xuất về Việt Nam cuối 2017. Ảnh: Reuters.

    Ngày 10/12, một phái đoàn của chính phủ Việt Nam tại Mỹ dự kiến thảo luận với chính quyền của Tổng thống Mỹ Trump về việc thay đổi Hiệp định ký năm 2008, bà Tania Pham, luật sư gốc Việt ở Mỹ trao đổi với VnExpress. Bà Pham, luật sư chuyên về nhập cư, từ tháng 10/2017 hỗ trợ khoảng 40 người Việt bị tạm giam trong khi chờ trục xuất và luôn theo dõi sát sự việc.

    Trước đây, theo Hiệp định này, hai nước thống nhất những người Việt đến Mỹ trước ngày 12/7/1995, thời điểm hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao, sẽ không bị trục xuất. 

    "Chính phủ Việt Nam không nên chấp thuận bất kỳ thay đổi nào với Hiệp định 2008 vì những người đến Mỹ trước năm 1995 đã sống ở Mỹ trong thời gian dài. Một số có lệnh trục xuất từ lâu và đã hướng thiện, có cuộc sống đàng hoàng ở Mỹ. Không nên chia tách họ ra khỏi gia đình và công việc bình thường, trục xuất họ về Việt Nam", bà Pham đề xuất.

    Luật sư cho biết có hơn 8.000 người Việt Nam đến Mỹ trước năm 1995 có lệnh trục xuất. Họ vẫn đang ở Mỹ vì hai nước có Hiệp định năm 2008. Tuy nhiên chính phủ Mỹ đang liên tục gây sức ép với chính phủ Việt Nam nhằm thay đổi hiệp định và nhận về những người có lệnh trục xuất. Nhiều người Việt đến Mỹ trước năm 1995 không phản đối lệnh trục xuất vì tin rằng mình không nằm trong diện này nhưng thực tế đầu năm nay, có hơn 10 người đến trước năm 1995 đã bị đưa về Việt Nam.

    Bà Pham cảnh báo người Việt ở Mỹ cần nhận ra rằng họ không còn đặc biệt hơn so với người nhập cư ở nước khác. Luật nhập cư áp dụng cho tất cả và nếu họ phạm tội thì sẽ bị trục xuất. 

    Trong khi đó, Nguyễn Thanh Tùng, người vừa nhận lệnh ân xá của Thống đốc bang California, cho biết anh cùng một nhóm người Việt đã tổ chức cuộc họp ngày 9/12 nhằm đưa ra kế hoạch phản đối việc thay đổi Hiệp định 2008. Tùng là một trong những người tham gia vụ kiện Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan (ICE) vi phạm luật liên bang khi bắt giữ những người gốc Việt chờ trục xuất hồi tháng hai năm nay.

    Từ đầu năm 2017, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã siết chặt chính sách với người nhập cư, ra lệnh trục xuất những người từng có tiền án. Việc trục xuất những người gốc Việt được thực hiện bất chấp Việt Nam và Mỹ đã ký một hiệp định song phương vào năm 2008.

    Từ tháng 3/2017, hàng chục người nhập cư Việt Nam bị ICE bắt giữ chờ trục xuất. Một số người đã có thẻ xanh nhưng họ không phải là công dân sinh ra tại Mỹ và phần lớn đều có tiền án tiền sự. Trong khoảng 1,3 triệu người Việt nhập cư sống tại Mỹ, có tới 10.000 người Việt nhập cư nhận được lệnh trục xuất. ICE năm ngoái bắt giữ 71 người nhập cư gốc Việt và 35 trường hợp khác vào năm 2016. 

    VietHome (Theo VnExpress)

  • Thi thể của một người đàn ông đã được tìm thấy bên trong trụ sở Google tại thành phố New York, Mỹ vào thứ 6 vừa qua (ngày 7/12).

    Nạn nhân được xác định là anh Scott Krulcik, 22 tuổi, hiện đang sinh sống tại quận Manhattan, thành phố New York, Mỹ. Scott được tìm thấy trên tầng 6 của toà nhà số 111, đại lộ 8 - trụ sở của Google tại thành thành phố New York lúc 9 giờ tối ngày 7/12 vừa qua (giờ địa phương). 

    Khi được phát hiện, Scott đã hoàn toàn bất động và ngừng thở. Anh đã được nhân viên cứu hộ thực hiện hô hấp nhân tạo ngay tại hiện trường, song vẫn không có dấu hiệu của sự sống từ nam thanh niên này. Điều tra viên chính thức tuyên bố rằng Scott đã chết trước khi thi thể anh được phát hiện.

    Chân dung nạn nhân Scott Krulcik.

    Theo nguồn tin từ bên phía cảnh sát, Scott vừa tốt nghiệp đại học và hiện đang làm việc tại Google với tư cách là một kỹ sư phần mềm từ tháng 8 năm nay. Khi được phát hiện, trên người Scott không có bất cứ dấu hiệu chấn thương vật lý nào. Vì vậy, đội ngũ giám định pháp y vẫn đang thực hiện việc điều tra nguyên nhân gây nên cái chết của chàng trai trẻ này.

    Công cuộc điều tra vẫn đang được tiếp tục để tìm ra nguyên nhân cái chết của Scott Krulcik.

    Viethome (theo helino)

  • Một người phụ nữ nặng gần 150 kg đã thừa nhận việc giết bạn trai của mình bằng cách ngồi lên ngực khiến ông ta chết ngạt.

    Bà Windi Thomas, 44 tuổi, ở Pennsylvania, Mỹ vừa bị buộc tội giết người cấp độ 3 sau cái chết của bạn trai cùng tuổi, Keeno Butler vào tháng 3 vừa qua.

    Khi bị bắt bởi cảnh sát, bà Thomas đã tự khai việc sử dụng đồ uống có cồn và có ý định sử dụng ma túy trước khi xảy ra va chạm với chính bạn trai của mình. 

    Thomas đã đâm một nhát dao, rồi lại tấn công bằng chân bàn ăn trước khi đè cả cơ thể lên người Keeno Butler. 

    Ông Butler nặng khoảng 55kg, tức nhẹ hơn gần 100kg so với bạn gái của mình. Sau khi sự việc xảy ra, bà Thomas đã gọi 911 tự thú.

    Người phụ nữ nặng 150kg.

    Tại hiện trường, cảnh sát tìm thấy chiếc chân bàn ăn dính nhiều máu, ban đầu được nghi ngờ là hung khí. 

    Kết luận của quá trình khám xét tử thi cho thấy ông Butler tử vong vì "suy hô hấp do chấn thương ở cổ và ngực, đồng thời bị tổn thương nặng ở phần đầu".

    Trong phiên tòa xét xử, luật sư của bà Thomas cho rằng thân chủ của mình không cố ý giết ông Butler, vì lúc đó bà đang mất tự chủ sau khi sử dụng chất có cồn. 

    Sát nhân và nạn nhân.

    Tuy vậy, dựa vào việc Thomas đã đánh và đâm bạn trai mình nhiều lần, các công tố viên cho biết người phụ nữ này có thể phải đối mặt với án tù giam từ 18 đến 36 năm.  Trong khi đó, chị gái của nạn nhân thì cho rằng bà Thomas xứng đáng nhận mức án chung thân.

    Viethome (theo Trí Thức Trẻ)

  • Một chủ tiệm nail gốc Việt ở tiểu bang North Carolina (Mỹ) bị cáo buộc buôn người cách đây 5 tháng hiện đang đối mặt thêm cáo buộc mới liên quan đến nô lệ lao động có khế ước. 

    Tiệm Luxury Nail Salon nằm ngay trong trung tâm thành phố Davidson vào ngày 29 tháng 11 để bảng tạm đóng cửa để sửa chữa.

    Hồi tháng 6, chủ tiệm nail là Tiến Lương (Tien Luong) – 34 tuổi và Nip Minh Tsi – 36 tuổi – bị bắt sau khi bị một nữ nhân viên tố cáo bị hành hung. Nạn nhân 49 tuổi bị hai tên này bắt giữ, buộc đến làm việc ở Luxury Nail.

    Hình ảnh 2 bị can trong vụ án.

    Trong thời gian từ ngày 1 tháng 3 đến 20 tháng 6, nghi can liên tục dùng dụng cụ làm móng tấn công nạn nhân, để lại trên người cô nhiều vết thẹo và bầm tím. Lương và Tsi sau đó bị khởi tố các cáo buộc buôn người, sử dụng nô lệ lao động, âm mưu và gây thương tích nghiêm trọng.

    Một tháng sau, vào ngày 26 tháng 7,  nhà chức trách mở cuộc điều tra sau khi một người phụ nữ 57 tuổi, họ hàng với tên Lương, bị hành hung. “Những thương tích nghiêm trọng và giống với thương tích nạn nhân buôn người trước đó,” Cảnh sát Davidson thông báo.

    Hai tên này lập tức bị tái bắt giữ vào ngày 8 tháng 8, đối diện một loạt cáo buộc mới, gồm hành hung gia trọng, âm mưu và đe dọa nhân chứng. Cảnh sát kêu gọi những nạn nhân khác ra trình báo.

    Cáo buộc hình sự mới nhất đến từ khiếu nại tịch thu – một  thủ tục tố tụng dân sự được đệ lên toà liên bang – trong đó ghi cụ thể tại sao các nhà điều tra tịch thu hơn $52.000 Mỹ kim từ tiệm nail này. Báo cáo cho biết chi tiết việc tên Lương buộc một nhân viên có tên “KD” ký vào khế ước lao động để trả nợ số tiền $180.000 Mỹ kim.

    Theo lời ông chủ bất nhân, KD làm việc dở quá khiến tiệm mất tiền và mất khách. Cô phải làm việc 7 ngày một tuần không có lương, thẻ tín dụng và đồ dùng cá nhân bị lấy mất. “Trong một vài trường hợp, Lương dùng dụng cụ làm móng đâm vào ngực, vào lưng KD đến chảy máu, để lại nhiều thẹo khắp nơi trên ngực và sau lưng.” Ngoài ra, y còn dùng vật kim loại gây những vết thâm tím và chầy xướt sâu.

    Ít nhất 5 lần, y viết ngân phiếu dưới tên KD, sau đó chở ra nhà băng, bắt cô rút tiền rồi y lấy lại.

    Luật sư đại diện tên Lương mạnh mẽ bác bỏ những cáo buộc này. Ông ta bảo, cơ sở kinh doanh của thân chủ bị phá hoại bởi những cáo buộc sai trái này. Cuộc điều tra vẫn đang tiếp diễn. Hiện chưa rõ, nếu bị truy tố tất cả các cáo buộc trên, hai tên này sẽ đối diện với bản án như thế nào.

    North Carolina đứng thứ 10 về các hồ sơ buôn người trên toàn quốc gia. Tội phạm thường tập trung vào những nơi như tiệm làm móng hay massage.

    Viethome (Theo WSOCTV/baocalitoday)

  • George H.W. Bush là nhà lãnh đạo đã dẫn dắt đất nước Mỹ qua thời kỳ đầy biến động của thế giới, bao gồm cả sự sụp đổ của Liên Xô và bất ổn ở Trung Đông.

    George Herbert Walker Bush, Tổng thống thứ 41 của nước Mỹ đã qua đời ở tuổi 94, tờ Washington Post dẫn tuyên bố của gia đình hôm 30/11.

    "Jeb, Neil, Marvin, Doro và tôi rất buồn khi phải thông báo rằng sau 94 năm đáng nhớ, người cha thân yêu của chúng tôi đã qua đời”, cựu Tổng thống George W. Bush bày tỏ sự luyến tiếc.

    Cựu Tổng thống George H.W. Bush là nhà lãnh đạo nước Mỹ trong một thời kỳ quốc tế đầy biến động.

    Cựu Tổng thống George H.W. Bush sinh ngày 12/ 6/1924, ở Milton, Massachusetts. Ông là người con út trong gia đình năm người con. Cha của ông là Prescott Bush, từng là thượng nghị sĩ Mỹ.

    Trước khi tham gia con đường chính trị, ông từng là một phi công hải quân trong Thế chiến II, người đã sống sót sau khi bị bắn rơi trên biển Thái Bình Dương; đứng đầu CIA và trải qua 8 năm làm Phó Tổng thống trước khi chính thức nắm quyền ở phòng Bầu dục. Ông là cha của Tổng thống thứ 43 của nước Mỹ, George W. Bush.

    Cựu Tổng thống George H.W. Bush là một thành viên đảng Cộng hòa. Ông đã đảm nhiệm vị trí Phó Tổng thống dưới thời Ronald Reagan trong hai nhiệm kỳ và được bầu vào chức vụ cao nhất của đất nước vào năm 1988. Ông đã đánh bại ứng viên đảng Dân chủ Michael Dukakis trong một cuộc bầu cử kịch tính.

    Là thành viên của một trong những gia đình có ảnh hưởng về mặt chính trị lâu năm ở Mỹ, George H.W. Bush đã dẫn dắt đất nước đi qua thời kỳ đầy biến động của quốc tế, bao gồm cả sự sụp đổ của Liên Xô và bất ổn ở Trung Đông.

    Bất chấp việc để lại nhiều di sản chính sách đối ngoại nổi bật, ông chỉ có thể nắm quyền điều hành Nhà Trắng trong một nhiệm kỳ do không thể giải quyết các vấn đề kinh tế của nước Mỹ.

    Mặc dù thất bại trước cựu Tổng thống Bill Clinton tại cuộc bầu cử vào năm 1992, sự nghiệp của ông đã đặt nền tảng cho con trai mình là George W. Bush sau này bước vào Nhà Trắng năm 2000.

    Viethome (theo Người Đưa Tin)

  • Thông tin cho biết, sự cố xảy ra vào tối 25/11 (giờ địa phương), tại một cây ATM của ngân hàng Bank of America ở bang Texas – Mỹ. Theo đó, nhiều xe hơi cũng xếp hàng dài bên ngoài trong khi mọi người tranh nhau rút tiền.

    Một cây ATM của ngân hàng Bank of America ở bang Texas – Mỹ đã trả đồng 100 USD thay vì 10 USD. Ảnh: Click2Houston

    Theo nhà chức trách, cây ATM trả đồng mệnh giá 100 USD thay vì 10 USD. Thông tin từ kênh truyền hình KPRC 2 cho biết, một khách hàng dường như đến cây ATM này lúc 23 giờ ngày 25-11 để rút tiền mặt. Nhưng cây ATM này không nhả đồng 10 USD mà cho ra đồng 100 USD.

    Sự việc này được người đàn ông đăng tải lên mạng xã hội và khiến mọi người đổ xô tới rút tiền. Thậm chí một số người đã "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" trong lúc xếp hàng.

    Người dân đổ xô tới rút tiền. Ảnh: Click2Houston.

    Ngay sau khi có thông tin về sư việc, cảnh sát đã tới hiện trường để giải quyết tình hình. Cây ATM này cũng bị đóng cửa và được bảo vệ cho đến khi mọi chuyện được xử lý ổn thỏa.

    Liên quan đến vấn đề này, đại diện ngân hàng Bank of America cho biết, bản sao kê chỉ ra rằng một nhà cung cấp đã nạp nhầm tiền 100 USD vào cây ATM thay vì đồng 10 USD.

    Xe hơi xếp hàng bên ngoài cây ATM. Ảnh: ABC 7

    Hiện, các quan chức ngân hàng không cho biết tổng số tiền mặt bị ATM trả nhầm cho khách hàng. Nhưng Bank of America tuyên bố những người rút tiền tại cây ATM nói trên có thể giữ lại số tiền dư.

    Viethome (theo NLD)

  • 6 người trong thang máy đã có những giây phút hoảng loạn nhưng cuối cùng, họ được giải cứu mà không gặp bất kỳ thương tích nào.

    Lực lượng cứu hộ phải mất hơn ba tiếng để giải cứu 6 người mắc kẹt trong thang máy.  

    Một chiếc thang máy tại tòa nhà chọc trời 875 North Michigan Avenue, thành phố Chicago, bang Illinois, Mỹ, đêm 16/11 bất ngờ rơi tự do từ tầng 95 khi đang chở 6 người bên trong, Washington Post hôm nay đưa tin.

    Theo lời một nhân chứng là sinh viên luật, chiếc thang đã rơi khoảng 84 tầng rồi bất ngờ dừng lại ở khu vực giữa tầng 11 và 12. Trong lúc rơi, liên tục có những tiếng "lạch cạch" phát ra. Khói bụi từ trần thang máy cũng tràn vào.

    6 người trong thang bắt đầu "hoảng loạn", nhân chứng cho hay. Một số người gào thét, số khác ôm mặt khóc. Jaime Montemayor, khách du lịch, 50 tuổi, kể ông và vợ đã ôm chặt lấy nhau và bắt đầu cầu nguyện. "Tôi nghĩ chúng tôi sẽ chết", Montemayor nói.

    Lúc thang dừng lại, họ lập tức ấn nút khẩn cấp. 6 người, bao gồm vợ chồng Montemayor, hai sinh viên luật từ Đại học Northwestern cùng hai người khác, trong đó có một phụ nữ đang mang thai, đã phải chờ gần hai tiếng rưỡi để lực lượng cứu hỏa tìm cách đưa họ ra ngoài.

    Theo đại diện sở cứu hỏa Chicago Patrick Maloney, sự cố xảy ra có thể do một sợi dây treo thang máy bị đứt, tuy nhiên, những sợi dây khác vẫn còn nguyên nên giúp cho thang không bị rơi xuống đất.

    "Chúng tôi đã phải đập thủng một bức tường trên tầng 11 của gara đỗ xe trong tòa nhà để mở cửa thang máy", Maloney cho biết.

    Lực lượng cứu hỏa đã giải cứu cả 6 người vào khoảng 3h sáng ngày 17/11 mà không có ai bị thương. Cơ quan Quản lý Xây dựng Chicago cho hay chiếc thang gặp sự cố được bảo dưỡng lần cuối hồi tháng 7. Nhà chức trách đang điều tra nguyên nhân sự việc. 

    VietHome (Theo VnExpess)

  • Mọi thứ tại California đang tạo thành điều kiện quá hoàn hảo để ngọn lửa lan nhanh.

    Ngọn lửa tại phía Bắc tiểu bang California vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Theo các thông tin ghi nhận từ truyền thông Mỹ, có ít nhất 3 đám cháy rừng đang lan nhanh xuống các cộng đồng cư dân của California, khiến hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn người phải đi di tản đến nơi an toàn.

    3 đám cháy có tên lần lượt là “Lửa trại” (The Camp), “Lửa đồi” (Hill) và “Lửa Woolsey” dự kiến sẽ không dừng lại trong nhiều ngày kế tiếp. Trong đó, kinh khủng nhất là ngọn Lửa trại, khi nó lan tỏa với tốc độ lên tới hơn 320.000 m2/phút.

    Để dễ hình dung hơn, con số ấy tương đương với việc “mỗi giây có một sân bóng bị thiêu rụi” – trích lời Daniel Swain, một chuyên gia khí tượng học của ĐH California, Los Angeles (UCLA).

    Nhưng tại sao hỏa hoạn tại California lại lan nhanh đến như vậy? Lý do nằm ở đây.

    Những cơn gió Santa Ana – nguồn cơn của sự lây lan

    Theo Trung tâm khí tượng quốc gia Mỹ (NWS), áp suất cao tại khu vực Đại bồn địa của Nevada, Idaho, Oregon, Utah và California đã hình thành nên gió Santa Ana. Sự chênh lệch áp suất đã khiến gió thổi từ California hướng về phía Thái Bình Dương.

    “Khi có một luồng gió thổi về phía Đông như Santa Ana xuất hiện, đồng nghĩa với việc chúng ta phải nhận một khối không khí khô nóng từ sa mạc thổi về phía bờ biển.” – Brett Rossio, chuyên gia khí tượng cho biết.

    Tốc độ gió tại nhiều khu vực đạt tới mức 80km/h, và khi kết hợp cùng ngọn lửa thì thực sự khó để ngăn chặn, vì lửa lan theo nhiều hướng. Ngoài ra, vụ hỏa hoạn quá lớn còn tạo ra gió xoáy, khiến công tác chữa cháy từ trên không bằng máy bay cũng gặp nhiều khó khăn. Theo dự tính thì trong ngày 9 – 10/11, ngọn lửa sẽ tạm thời được ngăn chặn, nhưng có thể bùng phát trở lại vào ngày 11 – báo cáo của NWS cho biết.

    Nguồn nhiên liệu quá hoàn hảo

    Theo Darren Read – đội trưởng đội cứu hỏa CalFire của Hạt Butte, một nguyên nhân khác là vì đã quá lâu rồi khu vực này không có mưa. 

    California trong những tháng gần đây không nhận được lấy một giọt mưa: “Về cơ bản thì khu vực này gần như chẳng có lấy một giọt mưa kể từ tháng 5, thậm chí là trước đó nữa,” – Read chia sẻ. “Tất cả tạo thành một nguồn nhiên liệu hoàn hảo để lửa lan nhanh.” “Không có mưa, đất nền sẽ không đủ hơi ẩm, thảm thực vật không đủ nước. Mọi thứ đều khô khốc sẽ tạo điều kiện để ngọn lửa bùng cháy.”

    Nhưng cũng chính mưa là một phần của nguyên nhân. Theo Rossio, trước tháng 5 vừa qua khu vực này có những trận mưa lớn bất thường. Mưa khiến thực vật mọc nhiều hơn, để rồi giờ đây khi không có nước, chúng trở thành nhiên liệu để ngọn lửa ngày càng lớn. “Nó giống như vòng lặp vậy.” – Rossio cho biết. 

    Bên cạnh đó, sự lây lan của ngọn lửa cũng liên quan đến thời tiết khô nóng quanh tiểu bang này. “Nhiệt độ tăng lên, độ ẩm không khí sẽ giảm xuống.” – trích lời Rossio. Vấn đề là ở chỗ gió Santa Ana mang theo hơi nóng từ sa mạc đã khiến độ ẩm không khí thấp hơn bao giờ hết. Thực vật vì thế mà khô hạn nhanh hơn, chỉ đợi một mồi lửa là thảm họa sẽ xảy ra.

    Hiện có khoảng 30 người được cho là đã chết. Rất nhiều nhà cửa ở khu vực Malibu đã bị thiêu rụi, trong đó có nhiều dinh thự của nhiều ngôi sao Hollywood giờ chỉ còn là đống tro tàn. 

    Viethome (theo tinnuocmy)

  • Dân Biểu Stephanie Murphy. 

    Hôm Thứ Ba, ngày 6 Tháng Mười Một, nữ Dân Biểu gốc Việt, bà Stephanie Murphy, tái đắc cử và sẽ tiếp tục đại diện Địa Hạt 7 của tiểu bang Florida trong Hạ Viện Hoa Kỳ, theo tin của Click Orlando.

    Bà Murphy theo đảng Dân Chủ và đối thủ của bà là Dân Biểu Mike Miller của tiểu bang Florida. Đến 5 giờ chiều California hôm Thứ Ba ngày 6 Tháng Mười Một, kết quả bầu cử cho thấy bà Murphy được 57% số phiếu, còn ông Miller chỉ có 42%.

    Địa Hạt 7 của Florida gồm có các quận hạt như Orange County và Seminole County. Bà Murphy ra tranh cử lần đầu vào năm 2016 và đắc cử chức dân biểu sau khi đánh bại Dân Biểu John Mica đương thời, người từng làm việc 12 nhiệm kỳ trong Quốc Hội Hoa Kỳ.

    Bà Stephanie Murphy, nhũ danh Đặng Thị Ngọc Dung, là một phụ nữ gốc Việt và tị nạn ở Mỹ từ lúc bà còn rất nhỏ. Bà từng là một doanh gia, một giáo sư ở đại học Rollins College và là một chuyên gia an ninh của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Bà đang sống ở thành phố Winter Park, Florida cùng chồng và hai con.

    Bà cho biết bà sẽ tập trung vào những vấn đề như tệ nạn nghiện opioid ở Florida, giúp các tiểu thương mượn nợ có lãi suất thấp và giúp cựu chiến binh làm quen với cuộc sống thường dân.

    “Tôi hy vọng mình sẽ lãnh đạo một cách dân chủ để đưa ra những đạo luật liên quan đến y tế hoặc cơ sở hạ tầng làm cư dân hài lòng. Có rất nhiều vấn đề liên quan đến cuộc sống hằng ngày của người Mỹ và họ không muốn thấy cảnh những đạo luật có thể giúp họ bị kẹt trong Quốc Hội,” bà nói. 

    VietHome(Theo Báo Người Việt)

  • Vừa qua trên trang group cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ có đăng tải một bài viết tố cáo cặp vợ chồng gốc Việt lừa tiền của bạn, số tiền bị lừa được cho là đã lên tới hơn 10 tỷ đồng. 

    viethome viet kieu lua dao 50

    Theo lời chủ thớt chia sẻ, người phụ nữ kia đã vay tiền để mua hàng hiệu. Nguyên văn dòng trạng thái như sau: 

    TÌM NGƯỜI 

    Mình đăng tin nhờ 

    Hiện tại nhóm mình đang tìm 2 vợ chồng lừa đảo này. Nhìn vẻ ngoài như vậy nhưng vỡ lẽ nhiều thứ lắm ạ. Mình không nói hết được nhưng xin nói ngắn gọn lỡ các cô bác anh chị gặp phải cũng xin đừng để lời ngon tiếng ngọt mà bị lừa như nhóm tụi em. 

    Chồng sắp xếp cho vợ đi trước, ở lại giả vờ như giận nhau vợ đi đâu đó ở Việt Nam, sau đó hẹn trả tiền kêu đợi chờ... đến ngày hẹn thì chồng cũng trốn đi theo vợ mất rồi... 

    Mình đăng 1 tờ thông tin chuyển khoản, nhưng thật chất còn rất rất nhiều... sợ không đăng anh chị hiểu lầm tụi em bôi nhọ danh dự. 

    Nếu nói sai sự thật mình xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. 

    Nhờ Cô Bác Anh Chị có gặp cho nhóm xin thông tin. Anh chị có cách nào tìm người ấy nhanh hơn chỉ dùm mình... Cám ơn và hậu tạ. 

    Phạm Thị Ánh Tuyết 

    Nguyễn Minh Trung (tên đôi vợ chồng lừa đảo) 

    Những bức ảnh được cho là bằng chứng về đoạn nói chuyện cũng như thông tin của sự việc và kẻ lừa đảo được chủ post cung cấp: 

    viethome viet kieu lua dao 1


    viethome viet kieu lua dao 2

    viethome viet kieu lua dao 3

     viethome viet kieu lua dao 4

     viethome viet kieu lua dao 5

     viethome viet kieu lua dao 6

    Bài viết đã nhận được rất nhiều comment và chia sẻ, hầu hết đều tức giận thay cho chủ thớt: 

    viethome viet kieu lua dao 20

     viethome viet kieu lua dao 21

     viethome viet kieu lua dao 22

     viethome viet kieu lua dao 10

    Chỉ một thời gian ngắn sau khi đăng tải, danh tính của cặp vợ chồng lừa tiền đã được cư dân mạng tìm ra. Một tài khoản FB có tên L.L thậm chí còn khẳng định 2 nhân vật này cũng đã lừa "có hệ thống" ở VN.

    Viethome (theo tinnuocmy)

  • Ông Trump tuyên bố sẽ xóa chính sách “trẻ sinh ở Mỹ thì có quốc tịch Mỹ”...

    Giữa lúc chỉ còn 1 tuần là diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội, Tổng thống Donald Trump ngày 30/10 tuyên bố sẽ xóa bỏ chính sách cấp quốc tịch cho trẻ em sinh tại Mỹ là con của người nước ngoài hoặc người nhập cư trái phép.

    Tuyên bố này cho thấy quyết tâm của ông Trump trong việc thay đổi mạnh mẽ chính sách nhập cư. Trao đổi với trang tin Axios, ông Trump nói sẽ ký một sắc lệnh điều hành về quốc tịch theo nơi sinh (birthright citizenship) - một vấn đề từ lâu đã khiến nhiều nghị sỹ Cộng hòa theo trường phái bảo thủ không hài lòng.

    viethome nhap cu quoc tich My

    Trước đây, ông Trump đã từng có một vài lần kêu gọi chấm dứt chính sách "trẻ sinh ở Mỹ thì có quốc tịch Mỹ", và đã nhận được sự hưởng ứng từ một bộ phận cử tri. Tuy nhiên, những người Cộng hòa theo phái ôn hòa và một số chuyên gia pháp luật cho rằng một động thái như vậy là vi phạm Hiến pháp Mỹ.

    Theo điều 14 sửa đổi của Hiến pháp Mỹ - điều khoản được thực thi từ sau nội chiến Hoa Kỳ để đảm bảo người da màu trước đó là nô lệ được hưởng đầy đủ các quyền công dân - quốc tịch Mỹ được cấp cho "tất cả những người sinh ra hoặc nhập tịch" tại nước này.

    Kể từ đó đến nay, quy định này luôn được diễn giải là cấp quốc tịch cho bất kỳ ai được sinh ra trên đất Mỹ, cho dù cha mẹ là người nước ngoài hay người nhập cư bất hợp pháp. Lập trường cứng rắn đối với người nhập cư trái phép của ông Trump được xem là góp phần giúp ông trúng cử Tổng thống Mỹ vào năm 2016. Lập trường này của ông trở nên cứng rắn hơn trong những ngày gần đây, khi cuộc bầu cử Quốc hội đến gần.

    Hôm thứ Hai, Chính phủ Mỹ tuyên bố điều 5,200 binh sỹ quân đội đến khu vực biên giới với Mexico để ngăn dòng người nhập cư từ Nam Mỹ đang di chuyển qua Mexico để tìm đường vào Mỹ. Những người muốn hạn chế chính sách đương nhiên cấp quốc tịch lập luận rằng ông Trump có thể xóa chính sách này dựa trên một đoạn trong Điều 14 Hiến pháp nói rằng người sinh ở Mỹ sẽ trở thành công dân Mỹ nếu "chịu sự quản lý của pháp luật" Mỹ.

    Họ cho rằng người nhập cư bất hợp pháp không chịu sự quản lý của pháp luật Mỹ, nên con của những người đó sinh ở Mỹ không nên được cấp quốc tịch Mỹ. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia luật pháp nói rằng quy định trong Hiến pháp chỉ từ chối cấp quốc tịch Mỹ cho những ai không bị ràng buộc bởi luật pháp Mỹ, chẳng hạn con của các nhà ngoại giao nước ngoài.

    Thủ lĩnh phe Dân chủ tại Hạ viện, bà Nancy Pelosi, cáo buộc ông Trump đang tìm cách phân tán sự chú ý khỏi chính sách y tế - lĩnh vực mà các nghị sỹ Dân chủ xem là vấn đề chính trong cuộc bầu cử sắp tới. "Tuyên bố mới của Tổng thống Trump rằng ông ấy có thể đơn phương chấm dứt quy định về quốc tịch trong Hiến pháp cho thấy những người Cộng hòa đang ở trong một vòng xoáy tuyệt vọng và muốn đánh lạc hướng chú ý khỏi Medicare và Medicaid", bà Pelosi nói trong một tuyên bố. 

    Theo VnEconomy

  • Sở Di Trú USCIS sẽ xem xét tuổi của một người trong độ tuổi từ 18 đến 61 là một yếu tố xấu vì là gánh nặng của xã hội.

    Vào ngày 10/10/2018, Sở Di Trú USCIS đã ra dự thảo Điều Luật Cấm Nhập Cảnh vì là Gánh Nặng của Xã Hội. Công chúng có 60 ngày để đóng góp ý kiến và thời gian góp ý kiến sẽ chấm dứt vào ngày 10/12/2018. Sau thời điểm này, Sở Di Trú USCIS sẽ ban hành quy định chính thức.

    viethome nhap canh my Theo quy định mới này, dù là có mẫu bảo trợ tài chánh và người bảo trợ hội đủ mức lợi tức tối thiểu 125% trên mức nghèo liên bang, chưa chắc là hồ sơ thẻ xanh sẽ được chấp thuận. Sở Di Trú USCIS phải xét duyệt đương đơn trong tương lai có thể sẽ trở thành gánh nặng xã hội hay không theo điều luật 212(a)(4). Những điểm chính Sở Di Trú USCIS sẽ nhìn vào là tuổi tác, sức khỏe, tình trạng gia đình, tình hình tài chính, học vấn và kỹ năng.
    Khi xét duyệt, Sở Di Trú USCIS sẽ không dựa vào bất cứ một điểm chính nào mà phải dựa vào tổng thể. Nghĩa là dù bạn có tuổi tác cao nhưng những điểm chính khác được tốt thì vẫn có khả năng nhập cảnh.
     
    Tình trạng tuổi tác
     
    Sở Di Trú USCIS sẽ đánh giá người từ 18 đến 61 tuổi một yếu tố tốt, đồng thời người dưới 18 tuổi hoặc trên 61 tuổi là một yếu tố xấu.
     
    Tuy nhiên, Sở Di Trú USCIS thừa nhận rằng những người dưới 18 tuổi hoặc hơn 61 tuổi có thể đang có việc làm hoặc có phương tiện hỗ trợ đầy đủ và đó là yếu tố tốt.
     
    Tình trạng sức khỏe
     
    Sở Di Trú USCIS sẽ xem xét bạn có bệnh nghiêm trọng có khả năng phải điều trị lâu dài hoặc có thể nhập bệnh viện lâu dài sau khi nhập cảnh Hoa Kỳ hay không, hoặc bệnh tình đó có thể cản trở khả năng của một người tự chăm sóc bản thân, đi học hoặc làm việc.
     
    Tình trạng gia đình
     
    Sở Di Trú USCIS sẽ xem xét bạn có được gia đình hỗ trợ, hoặc bạn phải hỗ trợ cho chính gia đình mình.Nếu số người trong gia đình của bạn đông mà bạn không có lợi tức hoặc lợi tức thấp hoặc không có tài sản thì đó là yếu tố không tốt, khiến bạn có nguy cơ trở thành gánh nặng xã hội.
     
    Tình hình tài chính
     
    Sở Di Trú USCIS đề nghị xem xét toàn bộ hoàn cảnh của bạn về tài sản và nợ phải trả để thiết lập khả năng tự hỗ trợ bản thân và gia đình. Nếu bạn càng có nhiều tài sản và nguồn lực chừng nào thì bạn càng có thể tự cung cấp cho mình và ít có khả năng để trở thành gánh nặng của xã hội. Mặt khác, nếu bạn thiếu tài sản và tài nguyên, bao gồm thu nhập, sẽ khiến bạn nhiều khả năng phải nhận trợ cấp công cộng hơn.
     
    Viethome
  • Các nhà điều tra cho biết 2 nữ sinh đã lên kế hoạch giết người sau khi bị ám ảnh bởi những bộ phim kinh dị rùng rợn mà chúng xem vào cuối tuần.
     
    Thứ tư ngày 24/10, Sở cảnh sát quận Bartow (bang Florida, Mỹ) đã thông báo bắt giữ 2 nữ sinh 11 và 12 tuổi có âm mưu giết người cấp độ một.
     viethome nu sinh bartow 1
    Trường cấp 2 Bartow
     
    Vụ việc diễn ra tại trường trung học cơ sở Bartow. Cảnh sát cho biết 2 nghi phạm đã khai nhận mọi âm mưu và kế hoạch tàn bạo. Chúng ẩn nấp trong nhà vệ sinh nữ, dự định chờ các học sinh lớp dưới đi đến, sau đó ra tay cắt cổ và uống máu nạn nhân. Kế tiếp, bọn chúng sẽ tự tử theo nghi lễ thờ Satan.
     
    Các nhà điều tra cho biết 2 nữ sinh lên kế hoạch giết người sau khi bị ám ảnh bởi những bộ phim kinh dị rùng rợn mà chúng đã xem vào cuối tuần. Chúng dự tính sẽ khống chế ít nhất 15 học sinh lớp dưới để thực hiện kế hoạch điên rồ này. May mắn là âm mưu tàn bạo chưa kịp thực hiện.
     
    Sau khi 2 nghi phạm vắng mặt trên lớp học vào thứ 4, nhà trường cùng cảnh sát đã tìm kiếm. Cuối cùng phát hiện ra chúng trong nhà vệ sinh cùng các hung khí là 4 con dao thường, 1 dao cắt pizza và 1 bộ mài dao. viethome nu sinh bartow 2
    Cảnh sát trưởng Joe Hall trong buổi họp báo về việc bắt giữ 2 nghi phạm.
    viethome nu sinh bartow 3

     

    viethome nu sinh bartow 4

    viethome nu sinh bartow 5viethome nu sinh bartow 6

    Một số hung khí bị thu giữ - gồm cả chiếc cốc dự định uống máu nạn nhân.
    viethome hoc sinh
    2 nghi phạm còn viết ra kế hoạch tàn sát của chúng.
     
    Hai nghi phạm đang bị giam giữ tại trung tâm cải tạo trẻ vị thành niên. Chúng đối diện với các tội danh bao gồm lên kế hoạch giết người cấp độ 1, tàng trữ vũ khí trong trường học và một số hành vi phạm tội khác. Công tố viên sẽ quyết định khởi tố nghi phạm với tư cách là trẻ vị thành niên hay người trưởng thành.
     
    Cảnh sát cho biết trong tuần này sẽ bố trí thêm lực lượng canh giữ tại trường Bartow. Phía nhà trường cũng thông báo chính thức trên Twitter rằng: "Nhân viên của trường đã phản ứng nhanh chóng với trường hợp khả nghi vào hôm thứ 4. Sau đó, 2 nữ sinh đã bị bắt và không có ai bị thương".
     
    Viethome (theo Trí Thức Trẻ)
  • Mỹ sẽ yêu cầu người xin visa phải cung cấp tài khoản mạng xã hội cũng như lịch sử hoạt động của họ trong thời gian 5 năm nếu muốn nhập cảnh vào Mỹ. Theo phía Mỹ, động thái mới sẽ giúp tăng cường ngăn chặn các phần tử cực đoan vào Mỹ.
     
    Ngoài lịch sử dùng mạng xã hội trong 5 năm, người xin visa cũng phải cung cấp địa chỉ thư điện tử, số điện thoại và lịch sử chuyến đi nước ngoài trong quãng thời gian tương tự. Các nền tảng mạng xã hội bị kiểm tra chủ yếu là Facebook, Twitter hay Instagram. Cơ quan Ngoại giao Mỹ ước đoán, sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng tới 14.710.000 nộp đơn xin visa vào Mỹ, bao gồm cả những người đi du học, công tác hay đi du lịch.
     viethome donald trump visa
    Virginia Elliott, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, nhấn mạnh: "Việc tăng cường các tiêu chuẩn sàng lọc với người xin cấp visa là động thái cần thiết để thích ứng với những mối đe dọa đang nổi lên. Với những thông tin mới được yêu cầu, việc xác nhận danh tính cũng như loại trừ những phần tử cực đoan sẽ trở nên chính xác hơn".
     
    Đây không phải lần đầu Mỹ tiến hành các bước đi nhằm tăng cường kiểm tra những người xin visa vào quốc gia này kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức. Tháng 5 năm ngoái, Chính phủ Mỹ thay đổi thủ tục, cho phép các viên chức lãnh sự tiến hành kiểm tra chuyên sâu những trường hợp tình nghi nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên, biện pháp mới cũng loại trừ cho những cán bộ ngoại giao hoặc các quan chức.
     
    Trước vụ tấn công khủng bố ở San Bernardino làm 14 người thiệt mạng tháng 12/2015, Mỹ chưa tiến hành việc kiểm tra tài khoản mạng xã hội của người xin visa vì lo ngại ảnh hưởng tới quyền tự do. Chính vì vậy, họ cũng đã bỏ lỡ một cơ hội để ngăn chặn kẻ tấn công vào nước Mỹ. Ngay sau đó, ông Trump đã kêu gọi ngăn người Hồi giáo nhập cư vào Mỹ và cam kết tiến hành các biện pháp "kiểm tra cực đoan" nếu đắc của Tổng thống Mỹ.
     
    Kể từ khi bước vào Nhà Trắng tháng 1/2016, Tổng thống Trump tiến hành nhiều nỗ lực để biến cam kết khi tranh cử trở thành hiện thực. Một trong số đó là việc cấm cửa công dân từ 7 nước mà người Hồi giáo chiếm đa số. Tuy nhiên, lệnh cấm này đã bị các tòa liên bang của Mỹ bác bỏ và không thể phát huy hiệu lực.
     
    Tổng thống Trump cũng dừng toàn bộ chương trình chọn lọc người tị nạn vào Mỹ trong nhiều tháng trước khi ra lệnh cấm tạm thời với người di cư từ 11 quốc gia. Khi các lệnh cấm này được gỡ bỏ, Chính quyền Mỹ tuyên bố sẽ kiểm tra nghiêm ngặt hơn dù từ chối cho biết chi tiết. 
    Viethome (theo Trí Thức Trẻ)
  • 11 thành viên trong gia đình anh Jesse Craig (Bắc Carolina, Mỹ) đã mãi mãi ra đi sau trận sạt lở do ảnh hưởng cơn bão Helene.

    Jesse Craig, 35 tuổi (Fletcher, Bắc Carolina, Mỹ) đang phải sống trong những ngày tháng đau đớn nhất cuộc đời khi 11 thành viên trong gia đình anh đã thiệt mạng bởi trận lở đất do cơn bão Helene gây ra.

    Những người thiệt mạng bao gồm cha mẹ, chú dì và những người anh em họ của anh. Được biết, đại gia đình của anh đã chung sống cùng nhau hơn tám thập kỷ.

    11 thanh vien bao helena 1
    Gia đình Craig

    11 thanh vien bao helena 1
    Jesse Craig

    MeKenzie - vợ của Craig cho biết: "Sự việc này đã làm thay đổi cuộc đời của chúng tôi. Những gì còn lại tại nơi đây giờ chỉ còn lại một đống hoang tàn với những căn nhà đổ nát, đất đá vẫn chưa được dọn dẹp, tất cả hồi ức về tám thập kỷ qua của gia đình anh Jesse Craig hoàn toàn bị chôn vùi."

    “Đây chính là nơi tôi sinh ra và lớn lên, nhưng giờ đã chẳng thể nhận ra chúng nữa" - Craig xót xa chia sẻ cùng phóng viên ABC 11 khi đứng ở nơi anh từng sống.

    11 thanh vien bao helena 1

    Anh cũng chia sẻ, một thành viên trong gia đình mình là Tony Garrison - lính cứu hỏa, đã thiệt mạng khi cố gắng cứu người thân trong trận lở đất xảy ra vào ngày 27 tháng 9.

    “Người đàn ông này đã luôn lao vào chỗ nguy hiểm khi những người khác đang chạy ra suốt cả cuộc đời mình. Xót xa biết bao nhưng anh đã sống cuộc đời của một người hùng.”

    Tony mất đi, để lại vợ và hai con nhỏ.

    Được biết, ông nội của Craig đã mua mảnh đất này vào giữa những năm 1900 và từ đó, nhiều thế hệ gia đình đã sống tại đây, cho nên người dân địa phương thường gọi khu vực này với cái tên “thị trấn Craig”

    11 thanh vien bao helena 1

    Sau khi bi kịch xảy ra, Craig vẫn hy vọng bản thân có thể gây dựng lại cuộc sống ở nơi đây, tiếp nối những ký ức tốt đẹp về gia đình mình. Dù có thể sẽ mất rất nhiều năm để gây dựng lại mọi thứ nhưng Craig và vợ của mình bằng lòng, bởi nơi đây rất quan trọng với họ.

    Anh họ của Craig, Brad Wright chia sẻ: “Trái tim tôi vỡ tan khi lật tìm từng mảnh ký ức lẫn trong bùn đất và khép lại tất cả đau thương. Chúng tôi sẽ bắt đầu hành trình xây dựng lại sự sống ở nơi đây. Cuộc đời chúng tôi sẽ mãi thay đổi.”

    Theo phunumoi

  •