• cau bach cu tu trung khanh 0

    Một cây cầu vượt sông Dương Tử gần đây thu hút nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội ở Trung Quốc nhờ thiết kế độc đáo và hùng vĩ.

    cau bach cu tu trung khanh 0

    Cầu Bạch Cư Tự là cây cầu bắc qua sông Dương Tử, nối quận Đại Độ Khẩu và quận Ba Nam ở thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.

    cau bach cu tu trung khanh 0

    Cầu có tổng chiều dài 1.384 m với nhịp chính 660 m, là cây cầu dây văng giàn thép lớn nhất thế giới kết hợp cả đường sắt và đường bộ.

    cau bach cu tu trung khanh 0

    Tầng trên của cầu là đường cao tốc 2 chiều với 8 làn, rộng 38 m. Tầng dưới là một phần của tuyến đường sắt Trùng Khánh số 18.

    cau bach cu tu trung khanh 0

    Cây cầu giúp rút ngắn khoảng cách di chuyển giữa 2 quận Đại Độ Khẩu và Ba Nam từ 30 phút xuống 10 phút.

    cau bach cu tu trung khanh 0

    Không chỉ đóng vai trò là cầu nối giao thông quan trọng, cầu vượt sông Bạch Cư Tự còn trở thành một thắng cảnh của thành phố Trùng Khánh.

    cau bach cu tu trung khanh 0

    Tháp cầu Bạch Cư Tự cao 236 m, là tháp cầu cao nhất trung tâm Trùng Khánh, tương đương tòa nhà 84 tầng.

    cau bach cu tu trung khanh 0

    Thiết kế tháp cầu hình giọt nước với quan niệm "nước là khởi nguồn của sự sống".

    cau bach cu tu trung khanh 0

    Gần đây, cầu Bạch Cư Tự thu hút nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội Trung Quốc, khi những hình ảnh mờ ảo của cây trong thời tiết sương mù dưới ánh mặt trời lặn, khiến người xem liên tưởng đến cánh cổng thời gian...

    cau bach cu tu trung khanh 0

    ...hay những con tàu vũ trụ khổng lồ trong phim viễn tưởng.

    VTC (theo China News, CQCB)

  • Nằm ở huyện Tuyên Ân, (phía Tây Nam tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc), cầu nổi trên sông ở thắng cảnh Shiziguan là một trong những cây cầu ngoạn mục nhất trên thế giới.

    Trung Quốc nổi tiếng với các cầu kính đặc biệt khiến du khách trên toàn thế giới phải trầm trồ, từ cầu kính Trương Gia Giới, cầu kính hình chữ A ở Trùng Khánh cho đến Hồng Kiều ở Phượng Hoàng Cổ Trấn.

    Một trong những công trình đáng kinh ngạc của Trung Quốc là "cầu gỗ nổi" trên sông Shiziguan, có chiều dài 500 mét, rộng 4,5 mét. Cầu gỗ này trông giống như một con đường nổi ngoạn mục giữa lòng sông, được bao quanh bởi núi rừng bạt ngàn ở huyện Tuyên Ân, Hồ Bắc.

    cau go noi trung quoc 1

    Cầu gỗ Shiziguan chính thức hoàn thành vào năm 2016 và nằm trong khu vực danh thắng Shiziguan, được mệnh danh là "cầu dài của những giấc mơ", "đường cao tốc nước đẹp nhất Trung Quốc" và "cầu gỗ đẹp nhất thế giới".

    cau go noi trung quoc 1

    Cầu nổi Shiziguan là một “con đường bằng gỗ”, lướt trên mặt sông và hoàn toàn không được lắp ráp trụ cầu kiên cố, và có thể chịu được sức nặng của 10.000 người đi bộ cùng một lúc. Thậm chí, ô tô cũng có thể di chuyển trên con đường độc đáo này. Tất nhiên, cây cầu vẫn có giới hạn vận tốc ở mức nhất định để tránh tạo nên những cơn sóng lớn.

    cau go noi trung quoc 1

    Được biết, khu vực này là một trong những nơi khó tiếp cận nhất ở huyện Tuyên Ân, chính vì vậy, sự ra đời của con đường bộ bằng gỗ này cho phép du khách chiêm ngưỡng một phần của thung lũng hùng vĩ này.

    Dạo bước trên cầu nổi Shiziguan, du khách được trải nghiệm cảm giác đầy thú vị như đang đi trên mặt nước. Mỗi khi có ô tô đi qua kéo theo mặt nước rung chuyển gợn sóng, trông như những con thuyền lướt trên sông khiến khung cảnh càng thêm phần sống động.

    cau go noi trung quoc 1

    cau go noi trung quoc 1

    Chưa kể, dọc con đường còn được bao phủ hoàn toàn bởi sắc xanh ngọc của dòng sông bên dưới và màu xanh mướt của rừng cây xung quanh, tạo nên một khung cảnh thanh bình và tươi mát vô cùng.

    Theo VTC

  • Công viên Khoa học biển Trường Long ở Trung Quốc có hình dáng như phi thuyền vũ trụ, được xem là công viên trong nhà lớn nhất thế giới hiện nay.

    cong vien khoa hoc bien truong long 1

    Công viên Khoa học biển Trường Long (ở đảo Hoành Cầm, thành phố Châu Hải, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) được khởi công vào tháng 6/2017 và mới được khai trương vào tháng 7/2023.

    cong vien khoa hoc bien truong long 1

    Công viên này còn được gọi với cái tên Phi thuyền vũ trụ Trường Long bởi hình dáng đặc biệt của nó trông giống như một con tàu khổng lồ của người ngoài hành tinh, có thiết kế bên ngoài hoành tráng tích hợp với nhiều thiết bị công nghệ hiện đại.

    cong vien khoa hoc bien truong long 1

    Bước vào bên trong, du khách sẽ cảm nhận được sự choáng ngợp trước không gian rộng lớn. Phi thuyền vũ trụ Trường Long có diện tích tính đến thời điểm khai trương khoảng 400.000 mét vuông, tương đương độ rộng của 56 sân bóng đá, và được xem là công viên giải trí trong nhà lớn nhất thế giới hiện nay.

    cong vien khoa hoc bien truong long 1

    Nơi đây được chia thành 10 khu tham quan trải nghiệm theo chủ đề, tổng chiều dài tuyến tham quan khoảng 5 km, trưng bày hơn 100.000 loài động vật biển quý hiếm, có thể đón hơn 50.000 khách du lịch mỗi ngày.

    cong vien khoa hoc bien truong long 55

    Không chỉ là công viên trong nhà lớn nhất thế giới, Phi thuyền vũ trụ Trường Long còn thiết lập hàng loạt kỷ lục như: Bể biểu diễn triển lãm cá voi sát thủ lớn nhất thế giới (55.000 mét khối), Bể trưng bày cá mập lớn nhất thế giới (2.732 mét khối), Bể san hô sống lớn nhất thế giới (2.365 mét khối).

    cong vien khoa hoc bien truong long 1

    Theo thông tin trên trang chủ của công viên,  Phi thuyền vũ trụ Trường Long có sứ mệnh duy trì sự cân bằng sinh thái, sử dụng thế giới quan về “cuộc sống, khoa học, phổ biến khoa học và sinh thái” để làm cho tất cả các loại môi trường sinh thái được tiếp tục nhân lên và phát triển.

    cong vien khoa hoc bien truong long 75

    Phần đuôi của "phi thuyền" là một khách sạn với 1.250 phòng ốc sang trọng được trang trí theo chủ đề hải dương học, nhiều nhà hàng với các văn hóa ẩm thực khác nhau, bể bơi vô cực trên cao,…

    cong vien khoa hoc bien truong long 1

    Được biết, Công viên Khoa học biển Trường Long có tổng vốn đầu tư lên tới 50 tỷ nhân dân tệ (khoảng 168.000 tỷ đồng). Hiện, công viên vẫn đang được tiếp tục xây dựng mở rộng và dự kiến giai đoạn 2 sẽ hoàn thành vào năm 2027.

    VTC (theo Sohu)

  • Không cần biết tiếng Trung, du khách vẫn có thể du lịch tự túc và trải nghiệm trọn vẹn tại Trung Quốc nếu có đầy đủ thông tin và những bước chuẩn bị chu đáo.

    Độc giả Trịnh Hằng (40 tuổi, Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm du lịch Trung Quốc không cần biết tiếng Trung, sau hành trình hồi tháng 6.

    Không biết một chữ Hán nào và chưa từng đến Trung Quốc, chúng tôi vẫn có hơn 10 ngày du lịch tự túc đầy trải nghiệm tuyệt vời. Hóa ra du lịch tự túc ở Trung Quốc không gian nan như chúng tôi tưởng, nếu chuẩn bị thật kỹ và không ngại hỏi người địa phương. Dưới đây là những điều nên lưu ý:

    du lich trung quoc 1
    Vé lên Vạn lý Trường Thành. Để thuận tiện tìm kiếm nên lưu hình ảnh điểm đến.

    Lên kế hoạch và lịch trình chi tiết

    Cho dù đi bất kỳ đâu, chúng tôi luôn lập một kế hoạch chi tiết. Riêng chuyến đi Trung Quốc, chúng tôi dành nhiều thời gian, công sức hơn mọi chuyến trước đây để lên lịch trình, bởi nếu sang đến nơi không thể dùng Google và các công cụ hỗ trợ bằng tiếng Anh, tiếng Việt thì sẽ rất khó xoay xở.

    Trong lịch trình của bạn cần có các thông tin: Địa điểm muốn đi, địa chỉ (ghi rõ tên và địa chỉ bằng 4 loại chữ: chữ Hán, tên tiếng Anh, tên tiếng Việt, và bính âm (pinyin - phiên âm chữ Hán). Khi bạn dùng các phần mềm chỉ đường, mua vé, đăng ký, bạn sẽ nhập pinyin vào bàn phím, khi đó trên màn hình sẽ hiện ra chữ Hán. Bạn chỉ cần so sánh chữ Hán trên màn hình với chữ Hán trong lịch trình, nếu trùng khớp thì đó đúng là địa chỉ bạn cần đi. Khi bạn cần hỏi đường, người Trung Quốc sẽ nhìn vào chữ Hán để chỉ cho bạn, họ sẽ không hiểu nếu bạn đưa địa chỉ tiếng Anh. Như vậy, không có chữ Hán và pinyin, du khách hầu như không thể tìm hoặc hỏi đường cũng như không thể sử dụng các app trên điện thoại (vốn chỉ có tiếng Trung). Thêm nữa, bạn nên lưu ảnh của mọi địa điểm vào điện thoại.

    Giờ đóng, mở cửa, giờ bán vé, phương thức bán vé và giá vé: nhiều địa điểm ở Trung Quốc chỉ bán vé hoặc đặt chỗ qua app, một số nơi có kết hợp bán vé giấy. Nhiều nơi yêu cầu đặt chỗ trước ít nhất một ngày, nếu du khách không tìm hiểu trước thì rất có thể không vào được nơi muốn tham quan. Phần lớn các bảo tàng, di tích đóng cửa vào thứ hai; mỗi mùa trong năm lại có giờ mở cửa khác nhau, do đó nên vào website để tìm hiểu trước.

    du lich trung quoc 1
    Lên lịch trình chi tiết.

    Khoảng cách và phương thức di chuyển: nghiên cứu trước vị trí tương quan giữa các địa điểm để sắp xếp lộ trình hợp lý sao cho thời gian, quãng đường và chi phí thấp nhất. Đa số các điểm du lịch đều có website riêng và có gợi ý phương tiện công cộng cho du khách. Bạn chỉ cần copy những gợi ý đó vào lịch trình để bắt đúng chuyến tàu, xe buýt. Biển tên đường phố, bảng thông tin tại các nhà ga, trên tất cả chuyến tàu hỏa, tàu điện ngầm và đa số xe buýt đều có tiếng Anh nên dễ dàng nhìn thấy.

    Thông tin liên lạc trong trường hợp cần thiết: đại sứ quán, lãnh sự quán Việt Nam tại Trung Quốc, các số điện thoại khẩn cấp của từng thành phố (y tế, công an, cứu hỏa), số điện thoại người thân, các nơi bạn sẽ đến (khách sạn, chủ nhà trọ, hãng bay, hãng tàu xe).

    Cài và làm quen với các app Trung Quốc

    Trung Quốc phát triển một hệ thống các ứng dụng rất mạnh phục vụ giao tiếp, đi lại, mua bán mà nếu không cài các ứng dụng, du khách rất khó du lịch tự túc. Ví dụ, để tìm đường, kể cả bạn có tìm cách nào đó vào được Google thì việc gợi ý lộ trình và phương tiện giao thông cũng không chính xác như ứng dụng Baidu. Để liên lạc, đặt chỗ, mua vé, rất nhiều trường hợp bạn chỉ có thể dùng phần mềm Wechat. Do đó, Baidu và Wechat là hai ứng dụng cơ bản mà mọi du khách nên cài trong điện thoại khi tự túc đi Trung Quốc.

    Bạn nên mua simcard Trung Quốc để vào mạng, chỉ khi có số điện thoại bạn mới có thể đăng ký tài khoản và đăng nhập Wechat. Ngay khi mua sim, bạn hãy đề nghị nhân viên hỗ trợ kích hoạt Wechat, bởi phần mềm này yêu cầu phải có người dùng (user) đã hoạt động trên 6 tháng giới thiệu thì bạn mới có thể kích hoạt tài khoản của mình.

    Một khi đã cài và dùng được Baidu và Wechat, thì việc tìm đường, lựa chọn phương tiện giao thông công cộng, liên lạc, đặt chỗ đều trở nên đơn giản. Baidu chỉ có tiếng Trung, còn Wechat có nhiều ngôn ngữ, bao gồm cả tiếng Việt.

    Cài sẵn phần mềm dịch

    Với phần mềm dịch phổ biến nhất là Google Translate, bạn có thể download sẵn bộ tiếng Trung giản thể về điện thoại, như vậy kể cả khi ở Trung Quốc bạn không vào được Google hoặc không vào được mạng, bạn vẫn có thể dùng điện thoại để giao tiếp với người Trung Quốc bằng cách dịch từ tiếng Việt sang tiếng Trung. Đây cũng là phương thức giao tiếp phổ biến nhất của khách du lịch với cư dân địa phương suốt hành trình.

    Người dân Trung Quốc rất nhiệt tình, tốt bụng, kiên nhẫn, và hầu như ai cũng có điện thoại thông minh. Rất nhiều người sẵn lòng bỏ ra 10-15 phút, thậm chí hơn để hỗ trợ. Trong số hàng trăm người chúng tôi đã gặp gỡ tại Trung Quốc, không nhiều người nói được tiếng Anh, nhưng hầu hết đều sẵn sàng giao tiếp với người nước ngoài và giúp đỡ cho đến khi đạt được kết quả. Một bí quyết là câu hỏi càng ngắn thì phần mềm dịch càng hoạt động hiệu quả, thay vì gõ cả câu dài như "Bác làm ơn cho cháu đường đến cung điện Tử Cấm Thành là đường nào ạ?" thì bạn chỉ cần gõ "Hãy chỉ cho tôi đường đến Cố Cung".

    Đặt phòng và mua vé trước

    Du khách nên đặt phòng nghỉ trước khi đến Trung Quốc để tránh bị động. Dịch vụ phòng nghỉ ở Trung Quốc khá đa dạng và nhiều mức giá, từ khách sạn, homestay đến căn hộ, phổ biến từ vài trăm nghìn đến vài triệu một đêm. Bạn có thể đặt phòng trên các website như Trip.com, Booking.com, Agoda.com. Hầu như tất cả các cơ sở lưu trú đều có số điện thoại và ID Wechat, bạn nên lưu lại các thông tin này để liên lạc với họ thuận tiện nhất, đặc biệt qua Wechat. Đa số chủ nhà luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi thông tin du lịch tại địa phương, gửi ảnh, gửi định vị, gửi các gợi ý cho bạn, dù đó vốn không phải là nhiệm vụ của họ.

    Với việc di chuyển nội đô, bạn không cần mua vé tàu xe trước vì vé tàu điện, xe buýt luôn sẵn. Nhưng nếu bạn cần đi lại giữa các tỉnh thành khác nhau, bạn rất nên mua vé tàu trước và mua sớm nhất có thể. Nhiều chuyến tàu xe có thể hết chỗ khá nhanh.

    Mang theo đủ tiền mặt và hộ chiếu

    du lich trung quoc 1
    Luôn mang theo hộ chiếu.

    Người Trung Quốc hiện nay hầu như không dùng tiền mặt, đa số dùng điện thoại và thanh toán bằng app như Alipay, Wechat. Tuy vậy du khách sẽ khó dùng app vì không có tài khoản ngân hàng Trung Quốc liên kết với ứng dụng. Không nhiều nơi có máy quẹt thẻ, do đó thẻ tín dụng quốc tế có thể không dùng được.

    Hãy chuẩn bị đủ tiền mặt, cả tiền chẵn và tiền lẻ. Một lưu ý nhỏ là trên xe buýt không có phụ lái thu tiền, mà chỉ có tài xế, thường thì tài xế cũng không chuẩn bị tiền mặt để trả lại. Vì vậy nếu muốn đi xe buýt, hãy chuẩn bị sẵn tiền lẻ, tiện nhất là đồng 1 Nhân dân tệ vì giá vé xe buýt ở Trung Quốc thường dao động từ 1 đến 3 Nhân dân tệ (3.000-10.000 đồng). Khi lên xe bạn chỉ cần thả đúng số tiền vào máy thu tiền là có thể bắt đầu hành trình.

    Ở hầu hết các điểm tham quan tại Trung Quốc, bạn sẽ cần xuất trình hộ chiếu khi vào cửa. Do đó hãy luôn mang theo hộ chiếu và bảo quản cẩn thận. Hành trang hàng ngày nên gọn nhất có thể, không mang các vật dụng nguy hiểm (dao kéo, bật lửa, hóa chất) vì tất cả các ga tàu điện ngầm, tàu hỏa và đa số các điểm tham quan đều có máy quét hành lý cũng như kiểm tra an ninh.

    Dịch vụ du lịch ở Trung Quốc phong phú và chuyên nghiệp, môi trường sạch và an toàn, người Trung Quốc đa số thân thiện, nhiệt tình và làm việc tận tâm. Do đó bạn hoàn toàn có thể bắt đầu chuyến đi tự túc, chỉ cần chuẩn bị kỹ một chút và sẵn sàng cho những trải nghiệm mới.

    Theo VnExpress

  • Nhà hàng lẩu này có 888 bàn chiếm trọn nửa quả đồi nhưng vẫn kín khách trong dịp lễ vừa qua.

    Thành phố Trùng Khánh là "thủ đô của món lẩu" tại Trung Quốc. Người dân nơi đây có thói quen đi ăn lẩu hàng tuần, mọi kỷ niệm, dấu mốc trọng đại dường như đều xoay quanh nồi lẩu. Có hơn 50.000 nhà hàng lẩu từ bình dân đến cao cấp khắp Trùng Khánh, song nếu phải kể tên nhà hàng nổi tiếng nhất, chắc hẳn không người dân Trùng Khánh nào bỏ qua cái tên Loquat Garden (Vườn Tỳ Bà).

    Loquat Garden nằm ở quận Nam Ngạn ngoại ô thành phố với tổng diện tích 3.300 m2 - lớn hơn cả Sân vận động "Tổ chim" Bắc Kinh. Nhà hàng sở hữu 888 bàn ăn, có thể phục vụ cùng lúc 5.800 người. Cùng với đó, số lượng thực khách đến đây mỗi ngày có thể sánh ngang với dân số cả một huyện nhỏ tại Trung Quốc.

    Loquat Garden được công nhận là nhà hàng lẩu lớn nhất Trung Quốc suốt nhiều năm liền. Tới năm 2022, nhà hàng này đã được Kỷ lục Guinness ghi nhận là " Nhà hàng lẩu lớn nhất thế giới ".

    nha hang lau trung khanh 1

    nha hang lau trung khanh 1

    nha hang lau trung khanh 1
    Rộng lớn là vậy nhưng nhà hàng này vẫn thường xuyên kín chỗ, thực khách muốn tới ăn phải đặt bàn từ trước. Ảnh: Stheadline

    Với quy mô chiếm phân nửa một quả đồi, Loquat Garden xây dựng theo phong cách vườn Trung Hoa, bàn ăn đặt ở rất nhiều bối cảnh như vọng lâu, ao, sân hiên và treo nhiều đèn lồng, đèn LED.

    Đồ ăn ở đây được thực đánh giá là khá, không quá đặc sắc. Nhưng khung cảnh khi dùng bữa lại cực kỳ ấn tượng, thực khách có thể phóng tầm mắt ra không gian thoáng đạt từ mọi góc nhà hàng. Được biết ngọn đồi mà nhà hàng này tọa lạc trồng rất nhiều cây tỳ bà nên mới có cái tên Vườn Tỳ Bà.

    nha hang lau trung khanh 1
    Quy mô nhà hàng chiếm trọn nửa quả đồi với đủ kiểu thiết kế. Ảnh: Stheadline

    nha hang lau trung khanh 1
    Thực khách phải di chuyển khá xa để đến được chỗ ăn. Ảnh: Stheadline

    Điều thú vị là diện tích khổng lồ của nhà hàng này cũng gây ra không ít khó khăn cho thực khách. Người đến đây thường phải hỏi đường khá nhiều để tìm đến bàn ăn của mình, thậm chí có người không thể quay lại bàn ăn sau khi đi vệ sinh xong.

    Ngoài ra, vì vị trí của nhà hàng tương đương cao nên thực khách sẽ phải đi bộ khoảng 30 phút từ nơi để xe đến bàn ăn và ngược lại. Việc này khá mất sức, nhiều người thừa nhận "họ đã cảm thấy đói ngay khi đi bộ được xuống nơi để xe".

    Theo Thể thao Văn hóa

  • Dưới đây là bài review du lịch Bắc Kinh tự túc của bạn Phạm Thảo, admin nhóm Giấc Mộng Trung Hoa - Review du lịch và cuộc sống ở Trung Quốc. 

    Chắc hẳn là ai thích Trung Quốc hoặc xem phim Trung Quốc nhiều đều ao ước một lần được đến Tử Cấm Thành xem hoàng cung, ao ước một lần được đi Vạn Lý Trường Thành. Mình cũng vậy, thích Trung Quốc lắm, thích mê mệt. Trước cũng đi Trung Quốc nhưng toàn lom dom mấy tỉnh phía Nam thôi. Thế mà càng đi càng yêu, càng si mê, càng thấy Trung Quốc đẹp. U mê quá quyết định qua Trung Quốc làm luôn. May mắn là được làm việc ở Bắc Kinh nên cũng thực hiện được mong muốn làm công chúa trong hoàng cung. Bắc Kinh đẹp kiểu vừa hiện đại, vừa pha trộn nét cổ kính. Bốn mùa xuân hạ thu đông rõ ràng luôn. Không ô nhiễm như lời đồn nữa.

    Mình sống ở Bắc Kinh chứ không phải đi tour và cũng không phải đi du lịch tự túc. Mình chỉ viết về những thứ mình yêu mến và viết trải nghiệm thật lòng nên bài thiên về kể chuyện linh tinh, chia sẻ kinh nghiệm đi chơi, văn vẻ lủng củng nghĩ gì viết nấy thôi.Tất nhiên mục đích chính vẫn là kinh nghiệm chơi bời, ca múa, dẩy đầm rồi.

    Tính mình máu đi, mấy cái chỗ vui vui ở Bắc Kinh mình lượn đi lượn lại bao lần rồi hehe. Vậy nên ai đọc thì đọc kĩ giúp mình nha, đừng nhắn tin hỏi mình đi hết bao nhiêu. Mình cũng không viết kiểu giật gân " 10 triệu đi khắp Bắc Kinh " vì Bắc Kinh là một thành phố khá đắt đỏ. 10 triệu đi được tour, đi tự túc thì thôi đừng đi nhá, săn đc vé rẻ thối cũng chẳng đi đc với 10 triệu đâu. Đi tour 10tr nhưng cưỡi ngựa xem hoa, chạy xô việt dã. Để cảm nhận được vẻ đẹp của Bắc Kinh chắc chắn là phải đi tự túc nhé mọi người.

    ĐI LẠI

    Có nhiều cách để đến Bắc Kinh:

    - Máy bay. Săn vé máy bay giá rẻ nếu bạn nghèo như mình. Còn nếu bạn giàu thì bạn cứ mua thôi. Nhanh gọn tiện lợi. Mà không biết thế nào chứ đợt mình sang làm săn mãi không được. Một chiều toàn 5 củ. Chắc do mùa cao điểm.

    - Tàu liên vận Hà Nội - Beijing. Vé một chiều tầm 8 củ =))))), đắt hơn cả máy bay. Nằm 45 tiếng trên tàu. Không nên đi cách này vừa đắt vừa mệt mỏi vừ bị chửi là điên =))))). Nếu là người giàu về cả vật chất lẫn thời gian, thích vui đùa với thời gian của chính mình thì đi =)). Tàu này mở ra chạy cho vui thôi chứ có vẻ ế ẩm. Mục đích chính là nối tình đoàn kết 2 con đường sắt chứ khách khứa quan trọng đ gì đâu =))

    - Đi tàu, xe sang Trung Quốc rồi bay nội địa. Giá rẻ nhất cho cách đi nhanh nhất nhé. Ví dụ đi tàu sang Nam Ninh rồi bay nội địa Nam Ninh - Bắc Kinh. Hoặc bạn thích đi sang đâu thì sang, tóm lại là sang chỗ có sân bay rồi bay nội địa cho rẻ =))

    - Ngược lại với cách trên, bay sang mấy tỉnh phía nam Trung Quốc kiểu Quảng Châu ý, vé Quảng Châu rẻ như cho. Xong đi tàu đi đến Bắc Kinh.

    - Cách rẻ nhất trong 5 cách trên cho người thích đi lang thang, không say tàu xe và đ có gì ngoài thời gian và tấm thân trâu chó =)). Tàu liên vận hoặc xe khách Hà Nội - Nam Ninh, sau đó đi tàu giường nằm Nam Ninh - Bắc Kinh. Đến Nam Ninh lượn lờ mấy tiếng cho biết xong tối lên tàu đi tiếp. Tự dưng check in 2 thành phố =)). Tàu liên vận ~750k hoặc xe khách 600k. Vé Nam Ninh - Bắc Kinh giường nằm hơn 500 tệ thì phải, trâu chó hơn có thể mua vé ghế cứng lom dom chỉ 280 tệ hay sao ý. Có nhiều chuyến nhưng chuyến ngắn nhất là tàu chạy 23 tiếng, nhiều thì 36 tiếng. Cách này so với cách 2 vừa rẻ vừa đỡ mệt hơn nhiều. Nhưng mà cần có kinh nghiệm tìm tàu, chuyển tàu. Cách 2 chỉ nằm là đến thôi. Tìm tàu chuyển tàu dễ như đi chợ. Không lo.

    CHỖ Ở

    Bắc Kinh là nơi mà giá thuê phòng đắt nhất nhì Trung Quốc. Lạy chúa nó đắt thật. Mình hôm đến Bắc Kinh do đến muộn quá người ta không có ai đón nên mình book dorm 80 tệ/đêm ở hostel Beijing Sunrise Youth Hostel Beihai Brand ở tạm, phòng riêng tầm 300 tệ. Ngay trung tâm, cách Thiên An Môn 3km. Hostel này chuyên nghiệp mà đông Tây kinh khủng. Người Trung Quốc ở dài hạn cũng siêu nhiều.

    Ở Trung Quốc muốn book phòng, khảo giá thì cứ Ctrip mà triển. Mình đi đâu cũng book trên đấy hết. Ctrip là chuẩn nhất cho khách quốc tế rồi chứ mấy cái booking rồi airbnb bên ý lởm khởm lắm. Không phát sinh vấn đề thì không sao chứ có vấn đề chả ai giải quyết cho cơ.

    PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN Ở BẮC KINH

    Lại là nếu bạn giàu thì bạn đi taxi, còn nghèo thì đi subway như mình. Bắc Kinh rộng lắm, đi taxi chết tiền đấy. Giàu thì cũng đi subway Bắc Kinh một lần cho biết nó hoành tráng, tiện lợi và cũng... kinh khủng. Tương tự, muốn biết Beijing đông dân như nào cứ lên subway. Đảm bảo trải nghiệm không bao giờ quên.

    Bên này cứ lạc đường là chỉ cần tìm một trạm subway bất kì rồi sau đó subway sẽ đưa bạn về nhà. Tải app MetroMan, hoặc dùng các maps online để chúng nó hướng dẫn bạn đi. Mình thì có ảnh các lines subway, thích đi đâu thì xem ảnh xong tự tìm đường. Đơn giản lắm. Nhưng nhiều lines quá với cả phải chuyển line nên sẽ gây lú cho người chưa đi subway bao giờ vì các line ở Bắc Kinh thật sự là chằng chịt vđ.

    Đi bus cũng ok, hệ thống bus cũng kinh hoàng không kém với khoảng 150 tuyến nhưng rất mất thời gian chờ đợi cả nhiều khi tắc đường không nhanh như subway. Dù ở Bắc Kinh có làn riêng cho xe bus không ai dám động vào làn của nó nhưng một số đoạn vẫn phải vào làn chung. Chờ bus cũng lâu hơn nhiều trong khi đó subway 5 phút 1 chuyến.

    Cực kì recommend mọi người đi subway, đỉnh, nhanh mà rẻ nhất kaka.

    Nên làm thẻ subway rồi nạp tiền vào đi cà cho tiện, mua vé lẻ lâu lắm. Thẻ subway 20 tệ, nạp tiền đi không hết refund thoải mái. Cà được cả xe bus và một số công viên.

    THỜI ĐIỂM ĐI BẮC KINH

    Thời điểm đẹp nhất đi Beijing theo mình là từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 11. Thời tiết hơi lạnh, trời đẹp, lá vàng nhiều. Mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 4 cũng cực đáng đi, hoa anh đào nở ngập tràn, đẹp không kém gì Hàn Nhật.

    Mùa đông giá vé và phòng sẽ rẻ hơn do là mùa thấp điểm, đã thế còn rét sun lone huhu. Mùa hè thì thôi vạn lần khuyên là đừng ai đi, mùa cao điểm du lịch, các cháu thiếu nhi rồi các bạn sinh viên được nghỉ hè kéo nhau ồ ạt đi chơi nên đi đâu cũng sợ hãi lắm. Cả ngày lễ nữa nhé, tránh xa không đi nhìn người thôi, không chụp ảnh được đâu. Chết chìm trong biển người chứ đ được miếng ảnh nào hết á.

    TIỀN TỆ

    Ở Hà Nội đổi tiền cứ ra Hà Trung lượn, chỗ nào rẻ nhất thì đổi. Nhớ hỏi đổi nhiều có bớt tỉ giá không.

    CÁC ĐIỂM VUI CHƠI Ở BẮC KINH

    Mình không có mục lịch trình vì đúng là mình không có lịch trình. Mình cứ Rhi thoảng nghỉ làm là xách đít đi chơi lê la khắp mọi nơi nên mình sẽ viết ở mục này những điểm đáng đi nhất, bao gồm ăn uống vui chơi, giá cả rõ ràng nha.

    THIÊN AN MÔN - TỬ CẤM THÀNH

    Mình đi quảng trường Thiên An Môn - Tử Cấm Thành năm lần, lần đầu đi đến nơi hết vé nên lang ở Thiên An Môn, lần hai đi thì đúng thứ 2 Tử Cấm Thành đóng cửa =)), lần ba đi một mình không có ai chụp ảnh cho, nhờ chụp hơi lởm nên quyết định quay lại lần bốn, lần năm dựng tripod tự chụp một bộ ảnh đẹp mới chịu.

    du lich bac kinh tu tuc 1

    Vậy nên sau 5 lần đau thương thì kinh nghiệm là không đi vào thứ 2, không đi mùa cao điểm vì không có vé, không đi một mình vì cảnh đẹp lồng lộn mà không ai chụp ảnh đẹp cho. Tử Cấm Thành mở cửa đến 4h chiều, chắc tối nhiều ma nên rén đóng sớm =)). Quảng trường Thiên An Môn lúc nào cũng mở, thích nửa đêm ra chơi bời tí cũng được =)). Thấy các bạn Trung Quốc thích đến đây buổi tối, lên đèn trông cũng được của nó.

    Để đến Thiên An Môn thì sáng cần ăn sáng thật no, sau đó nếu ở ngay trung tâm thì bắt taxi cho nhanh, còn xa thì subway line 1, trạm TianAnMen East, exit D. Từ exit D nhìn sang bên phải đi ngược lại sẽ thấy chỗ quét đồ, check passport. Check xong ra khỏi chỗ đó là thấy quảng trường Thiên An Môn. Nhưng thấy thôi chứ muốn qua chơi bời chụp ảnh thì phải đi xuống cái hầm bên phải. Xuống hầm có 2 lối, rẽ trái là ra quảng trường để chụp ảnh với toàn cảnh Thiên An Môn đằng sau. Đi thẳng là lối vào cổng Thiên An Môn, vẫn chụp được với Thiên An Môn nhưng to hơn và gần hơn =)))

    Đến cổng Thiên An Môn cứ tự nhiên qua cầu vào bên trong, không bán vé. Đi qua một cổng, xong đi tiếp một cổng nữa sẽ thấy Tử Cấm Thành bên trong. Đừng loạng quạng vào đi thẳng vào vì bạn làm gì có vé đâu. Thiên An Môn free còn Tử Cấm Thành thì không nhé. Đầy người đến lơ ngơ chả biết mua vé ở đâu bị mắng rồi đấy. Quầy vé cho người nước ngoài bé tí hon tí xíu, không xinh xinh nằm ở bên phải lối vào. Trình passport ra để mua vé với giá 40 tệ. Số passport chính là vé vào. Trình passport xong check choác một lần nữa là ok biến thành công chúa hoàng cung.

    Nhìn chung quảng trường Thiên An Môn không có gì đặc biệt ngoài to và đẹp =)). Hoàng Cung xem trong phim như nào thì Tử Cấm Thành ngoài lộng lẫy cả to hơn trong phim 100 lần. To hơn một cái phường ở Việt Nam. Buồn tè mà đi tìm cái nhà vệ sinh cũng chết mệt. Nói chung đẹp, một từ đẹp lộng lẫy là không đủ nhé =)). Vào đến nơi đừng có vỡ oà ra đấy thề luôn. Mỗi tội đông vcl người cứ lúc nha lúc nhúc ngày nào cũng thế, phát hoảng huhu.

    À lúc đi vào có cái quầy cho thuê cái cục gì gì kiểu nó giới thiệu cả hướng dẫn mình đi ý. Nhiều loại tiếng lắm, tiếng Việt cũng có. 20 tệ. Bạn mình thuê còn mình tiếc tiền nên mình không. Xong một hồi bạn bảo cái này không nghe được gì, mình vui lắm. Nhưng mà không nghe được có thể đổi nên mình lại buồn =)))

    Vào bên trong rồi sao? Rồi chụp ảnh sống ảo chứ sao. Giơ máy lên bấm bừa cũng có ảnh đẹp. Cứ thế theo lối đi mà khám phá thôi. Thích lắm, không thích gặp Thảo trả lại tiền nè hehe.

    Mình đi 4 tiếng chẳng hết nổi một nửa Tử Cấm Thành vì chụp ảnh nhiều cả rộng quá nên mình đi ra. Chán làm công chúa rồi, trốn ra khỏi hoàng cung lên núi ngắm cảnh đẹp thôi.

    À đừng mua đồ ăn bên trong nhé. Đói ráng chịu ra ngoài cổng ăn sẽ rẻ hơn rất rất nhiều chứ bên trong đắt cắt cổ.

    Ra khỏi Tử Cấm Thành sẽ thấy đối diện là một cái công viên. Công viên Cảnh Sơn. Nhìn đối diện thôi nhưng vẫn là phải đi qua hầm xa vl để sang huhu. Vé vào 10 tệ mùa cao điểm, 2 tệ mùa thấp điểm, có thể dùng thẻ subway để cà không cần mua vé. Cái công viên này cũng đẹp. Cây cỏ, hoa lá, chim muông, cá cảnh, lá vàng lá đỏ gì cũng có. Nhưng mục đích chính là cái đỉnh đồi.

    Leo lên đấy chiêm ngưỡng toàn cảnh Tử Cấm Thành đẹp nao lòng, đẹp rung động. Tuy nhiên là đông người vđ, để chụp được ảnh ở đấy thì cũng hết hơi. Cảm tưởng đông kiểu nếu có thể nhảy lên đầu bạn để chụp được ảnh thì người ta cũng sẵn sàng nhảy mẹ luôn =))

    Mà cảnh đẹp quá nếu quyết tâm chụp cả mặt dày, nhiều thời gian chờ đợi thì cũng được mấy kiểu tạm tạm như của mình hehe.

    Còn nếu quá mệt mỏi với sự bon chen thì qua chỗ cho thuê đồ vua với cách cách thuê một bộ chụp với ngai vàng cho oách. Chỉ có một ngai vàng, ai đến trước chụp trước, ai đến sau chụp sau. Chẳng ai tranh mất phần. 25 tệ một bộ đc ngta chụp ảnh cho. Còn 15 tệ thì tự chụp. Chụp đến bao h đòi thì trả, không đòi thì cứ thế chụp. Có nhiều lựa chọn cho quần áo, mũ nón. Thích hoá thân thành công chúa thì thuê bộ công chúa, thích hoá thân thành vua thì thuê bộ vua. Còn đang mặc bộ công chúa mà thích hoá thân thành vua thì thanh toán tiền thuê tiếp bộ vua =)). Có 2 nhân viên diễn vai nô tì đứng bên cạnh phe phẩy quạt làm nền nếu muốn. Hịn vl lunnn =))

    PHỐ ĐI BỘ WANGFUJING

    Sau khi đi Tử Cấm Thành, công viên Cảnh Sơn thì vẫn còn nhiều thời gian, lượn luôn qua phố đi bộ Wangfujing ngay gần đấy.

    Phố đi bộ này ngày nào cũng đi bộ hết chứ không có 5 ngày đi xe, 2 ngày đi bộ như Hoàn Kiếm kaka. Thích shopping, ăn uống, ngắm nhìn thành phố sầm uất thì qua đây. Từ công viên Cảnh Sơn đi qua hầm ngược về bên lối ra Tử Cấm Thành bắt bus 103, đi 4 trạm nhảy xuống là thấy Wangfujing. Bus 103 luôn đông nên phải xếp hàng dài lắm chứ không có được leo luôn đâu. Chuẩn bị sẵn 2 tệ tiền lẻ cho bus nếu không có thẻ subway. Không có tiền lẻ thì đi bộ cũng đc. Từ cổng Tử Cấm Thành rẽ bên phải đi bộ thẳng một đoạn xong nó có biển chỉ dẫn to đùng ý. Đi theo là đến, khoảng 2km.

    Wangfujing có con đường kiểu street food. Nhiều món lắm, nhìn hoa mắt. Rắn rết bọ cạp gì cũng có. Vui lòng tém cơn điên lại không ăn mấy thứ kinh kinh ý nha. Vừa đắt vừa chán vcl chán, không ngửi đc.

    Mà nhìn chung cái đường ý xem vui vui chụp ảnh thì ok thôi, đồ ăn đắt mà theo cảm nhận của mình là không ngon. Xong đi loanh quanh cái phố đi bộ mà chụp ảnh. Chụp ảnh xong thì mua sắm, brand nào cũng có, mỗi tiền không có thôi nè huhu.

    Ăn uống thì trà sữa Coco, Pizza Hut, Mc Donald's, KFC đầy. Ăn xừ mấy cái ý cho ngon hê hê. Ăn uống 100 tệ một người cho thoải mái. Tiết kiệm thì 30-40 tệ thôi.

    Ăn chơi phè phỡn Wangfujing chán rồi thì đi đâu nữa? Đi về mà nghỉ ngơi chuẩn bị cho hôm sau đi chơi tiếp đi muộn rồi. Từ MC Donald's Wangfujing nhìn sang bên trái có cái trung tâm thương mại, đi vào đấy theo hướng dẫn, đi thang máy xuống rồi rẽ phải tiếp tục đi thang máy xuống, tiếp tục rẽ phải là đến subway. Subway qua trung tâm thương mại, vl thậc. Bắt subway về nhà nghỉ ngơi mai chơi tiếp. Hoặc thích ngắm Thiên An Môn về đêm thì lại đi subway có mỗi trạm là đến Tiananmen East. Quanh quẩn trung tâm thế thôi là được rồi.

    VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH

    Bất đáo trường thành phi hảo hán - đến Bắc Kinh không đi Vạn Lý Trường Thành không phải hảo hán. Câu này các bạn đồng nghiệp mình nói suốt.

    Với mình thì nó khá là buồn tẻ, leo lên rồi lại leo xuống, cảnh không có gì khác biệt. Rừng núi và trường thành. Nhưng vẫn là một nơi đáng đến một lần trong đời vì nó mang giá trị lịch sử to lớn, check in cứ thấy mình đỉnh đỉnh =))

    Theo mình được biết có 3 trường thành nổi bật ở Bắc Kinh: Badaling, Mutianyu và đoạn trường thành nước Huanghuacheng.

    du lich bac kinh tu tuc 1

    Badaling đông hơn nhiều vì gần trung tâm hơn. Xô bồ lắm. Tính ghét nơi đông người nên mình chọn đi Mutianyu và Huanghuacheng. Và đúng là như lời đồn, hôm đi chả có ma nào, trời thì đẹp xong chỉ có mình ta là lá la. Ảnh chụp mà lúc nhúc người trông đã thấy xấu rồi. Nên khuyên mọi người đi Mutianyu cả Huanghuacheng nha. Cả hai đều đẹp và vắng như nhau do xa trung tâm, Huanghuacheng - đoạn trường thành có sông hồ nên đẹp hơn chút. Nói chung là mỗi đoạn một vẻ đẹp khác nhau.

    Đi Vạn Lý Trường Thành thì phải đi từ sáng sớm. 9 rưỡi sáng là mình đã lên đường rồi =)))))))). Thêm nữa là chuẩn bị sức khoẻ tốt.

    Để đến Mutianyu không có subway nên là mọi người tự search cách đi trên map bằng bus nha. Mình ở gần sân bay nên mình leo con bus 916, giá vé 8 tệ, ngồi 2 tiếng rưỡi sóc long cả óc thì đến trạm HuaiRouBeiDaJie, chạy qua bên đối diện chờ chuyến bus H27. Ở đó có rất nhiều người chào mời lôi kéo mình đi xe riêng của họ với giá đầu tiên là 10 tệ, xong sau đó mình làm mặt chảnh chó không đi thì họ bảo là 5 tệ.

    Việc của bạn là đi cái xe họ chào đó chứ đừng ngu si như mình, chảnh chó không thèm đi xong chờ 1 tiếng chả thấy bus đâu. Do nhiều người cảnh báo việc họ báo giá một đằng, đến nơi lấy tiền một nẻo nên kể cả các bạn Tây đều sợ không dám đi. Nhưng cứ mạnh dạn nói rõ ràng, họ không dám lấy hơn đâu. Đi xe riêng rõ sướng mà nhanh gọn chứ ngồi đấy mà chờ bus thì chỉ có ngắm Vạn Lý Trường Thành qua ảnh thôi.

    Đi khoảng 20 phút là đến nơi. Vào mua vé. Vé vào cổng 60 tệ, vé cáp treo 1 chiều 100 tệ, 2 chiều 120 tệ, vé bus ra cáp treo 15 tệ. Chỉ giảm giá vé vào cổng cho thẻ svqt, không giảm giá cho bus và cáp treo. 100 tệ và 120 tệ chả khác gì nhau nên mình chọn 120 tệ cho đỡ phải leo trèo mệt mỏi. Mình khuyên các bạn nên đi như thế hoặc đi cáp treo lên rồi leo xuống. Đi du lịch liên tục mệt lắm, hơi đâu mà leo lên. Leo lên đến nơi mệt bở hơi tai rồi còn đâu thần thái mà chụp ảnh.

    Vạn Lý Trường Thành thì chỉ có thế thôi, leo lên leo xuống hết ngày. Tham quan xong tạt vào ăn uống. Giá đắt tí thì cũng chấp nhận. Mệt mà ạ. Ăn xong thành hảo hán rồi thì các hảo hán đi về thôi. Vẫn là gặp các bác xe riêng mời chào ngược ra bến bus nhưng lần này các bác chào 20 tệ. 10 tệ thì đi, không thôi, 20 tệ vẫn cứ là phải đi, không có sự lựa chọn nha =)). Về đến bến xe thì check map xem hostel ở đâu, bắt bus số bao nhiêu rồi về nghỉ ngơi hôm sau dẩy đầm tiếp nha.

    Còn Huanghuacheng mình đi cùng với chị mình, hôm đó chị lo search bản đồ xong đưa đi nên mình cũng không nhớ rõ lắm, chỉ nhớ là nó xa kinh hồn, bus lại đông chen chúc nhau, đứng mấy tiếng đồng hồ mệt muốn ngất xỉu.

    SÂN VẬN ĐỘNG OLYMPIC

    Sân vận động Olympic thích hợp để đến check in xong đi về thôi. Subway line 8 trạm Olympic Sports Center exit C. Nhìn thấy cái tổ chim to đùng ở đâu thì cứ thế đi đến ạ, tả cũng khó hiểu cơ.

    Mùa thu đến đây là đẹp lắm, cả ngàn cây ngân hạnh vàng rực ý. Gặp hôm nào nắng to ảnh cứ đẹp thôi rồi. Ăn uống ở đây cũng rẻ hơn trung tâm. Bên trong còn có Mc Donalds. Ăn luôn đấy cho tiện.

    Tối họ bật đèn nhấp nháy lấp lánh cũng đẹp. Có cái trò gì mà leo lên top ngắm cảnh thành phố ý. Nhưng mà 100 tệ nên là mình không đi. Chắc cũng đẹp lắm nhưng với mình bác Mao trên tờ tiền màu đỏ nhỏ xinh đẹp hơn cả nên mình đành thôi.

    Chỗ này không đáng dành cả ngày đi nên là đi ghép đâu đó cho đỡ phí một ngày nha. Nếu đi mùa thu hoặc mùa xuân có thể đi Olympic Park ngay đó. Một chiếc công viên siêu to khổng lồ với bạt ngàn hoa lá, đảm bảo không thất vọng.

    DI HOÀ VIÊN

    Di Hoà Viên - cung điện mùa hè của Từ Hi Thái Hậu. Di Hoà Viên thiên về cảnh thiên nhiên với cây cối, sông hồ, núi rừng. Với mình thì cũng tàm tạm nhưng bạn mình lại rất thích. Chắc mình đi nhiều nơi na ná rồi nên mình thấy bình thường, không quá đặc biệt, được cái yên bình.

    Nhưng dù sao cũng là một địa điểm du lịch nổi tiếng được yêu thích. Để đến Di Hoà Viên mọi người đi subway line 4 trạm Beigongmen exit D. Từ exit D đi theo hướng bên trái, đi bộ 1 đoạn là thấy Summer Palace. Vé vào cổng 60 tệ. Vào trong mua bản đồ giấy màu vàng 10 tệ. Xem thì chẳng hiểu gì đâu vì bản đồ các bạn Tung Của gây lú lắm nhưng trông nó đẹp nên mua chụp ảnh thôi =))

    Leo lên leo xuống, ngắm lên ngắm xuống rồi ra hồ Côn Minh thuê thuyền 60 tệ 4 người, 2 người 60 tệ, 1 người thì vẫn thế =)). 6 người trở lên 100 tệ hay sao ý. Cọc 300 tệ và nhất định không chịu giảm giá cho sinh viên quốc tế. Buồn.

    Thuyền đc thuê 3 tiếng, quá 3 tiếng charge thêm 40 tệ. Thật ra nó giống đạp vịt ở hồ tây nhưng khác cái là nó không phải hình con vịt, còn hình thức đạp thì như nhau. Đạp bở hơi tai ra giữa hồ, thả mình lạc trôi, cảm tưởng mình là kiếp sau của Từ Hy Thái Hậu đang vui vẻ bên cung điện mùa hè ngắm nhìn cõi phàm trần vui chơi =))

    Lỡ thả mình lâu quá xong phát hiện ra sắp hết giờ thì lại đạp bở hơi tai đi về trả thuyền. Nhớ trả thuyền trả thẻ đúng trạm không lại bị bắt quay lại. Đồ ăn đồ uống trong Di Hoà Viên đắt cắt cổ. Chai nước 500ml 10 tệ, kem 15-20 tệ, cơm mì các thứ mình không ăn vì trông hơi kinh kinh.

    Di Hoà Viên đi cũng hết cả một ngày. Lúc về cũng 5h chiều rồi. Từ exit của Di Hoà Viên đi bộ chán chê mê mỏi 2km để đến trạm subway. Các anh security đẹp trai, nhiệt tình đầy ở đường, hỏi các anh ý chỉ đường cho. Hôm mình hỏi cái anh ý dẫn đi cả cây số xong mới yên tâm. Người đâu tốt thế không biết.

    Ngoài ra vẫn còn Beihai park - cung điện mùa đông ở ngay gần cái hostel mình giới thiệu bên trên trông chả khác gì cung điện mùa hè. Khác mỗi mùa đông cả mùa hè. Tất nhiên Di Hoà Viên đẹp hơn vì Beihai giá vé có 10 tệ thôi, tiền nào của nấy =))

    PHỐ CỔ NANLUOGUXIANG & QIANMEN, BEIJING HUTONGS

    2 con phố này như nhau. Kiểu phố cổ cổ xong đồ ăn thức uống tá lả. Hợp sống ảo cả ăn uống. Đi một bỏ qua một cũng được hoặc đi Qianmen, Beijing Hutongs thôi. Qianmen đẹp hơn, chụp ảnh tung chảo hơn là Nanluoguxiang. Đồ ăn đắt, chất lượng bình thường. Vịt quay ở Qianmen ăn cũng ngon. Beijing Hutongs ngay Qianmen, đi lượn hết các hồ đồng xem tứ hợp viện cũng hết ngày.

    Để đến Nanluoguxiang bắt subway line 6, trạm Nanluoguxiang luôn. Thích ra exit nào thì ra.

    Còn Qianmen thì subway line 2, trạm Qianmen. Vẫn là ra exit nào cũng được. Tuỳ hứng hehe. Hình như mình hay ra exit B, không nhớ rõ lắm huhu.

    RỪNG CÂY NGÂN HẠNH

    Đây chính là rừng cây lá vàng mà mình chụp ảnh hot họt một thời. Điểm này người du lịch ít ai biết, cũng không có công ty nào mở tour này. Rừng toàn là cây ngân hạnh trồng thẳng tắp vun vút. Mùa thu đến đây thì thôi rồi, đẹp hơn cả Nami nhé. Mùa đông tuyết rơi phủ đầy rừng trắng xoá cũng đẹp lắm.

    du lich bac kinh tu tuc 1

    Nên đến đây từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 11, lá vàng rực hẳn. Đi sớm quá nửa xanh nửa vàng vẫn đẹp nhưng vàng rực xong lá rụng bớt xuống nên đất chụp ảnh sẽ đẹp hơn.

    Đi subway đến trạm Nanshao line Changping. Exit B. Sau đó bắt taxi 10 tệ là đến rừng. Đừng ngồi chờ bus không là sang năm mới đến rừng vì bus đi rất chậm =))

    Không có chỗ nào bán đồ ăn thức uống đâu, rừng mở cửa free ai thích ra vào thế nào tuỳ, có hàng hoa quả ngay lối vào. Mình cứ thắc mắc mãi sao mà đẹp thế lại không có ai thu tiền. Thật lòng là muốn trả tiền tham quan cho cái điểm này mà không có ai thèm thu tiền. Ở Việt Nam là bị chặt đẹp 200 cành rồi cũng nên haha. Chụp ảnh chán chê đi ra ngoài đứng giả vờ ngó nghiêng một lúc đảm bảo có taxi mời đi ra subway, 15 tệ nha.

    PHỐ MUA SẮM XIDAN

    Phố mua sắm Xidan khá giống Wangfujing nhưng trông mới hơn, hoành tráng hơn. Subway line 1, trạm Xidan exit H. Ra khỏi exit H, rẽ phải đi bộ 1 đoạn là đến. Brand nào cũng có. Mình rất hay đi lang thang xịt nước hoa, đánh son chơi chơi chứ mình không có mua =)))))

    HAPPY VALLEY PARK

    Công viên chủ đề với những trò chơi sóc óc sẽ đưa bạn đến từ hết nỗi sợ này qua đến nỗi sợ khác. 4 quả tàu lượn mỗi cái một kiểu một tư thế ngồi, nằm, bò, trườn đảm bảo ăn đứt Hạ Long Park. Một nghìn góc sống ảo tha hồ chụp ảnh. Đến và chơi để hiểu và trân trọng cuộc sống hơn vì chơi xong sợ quá tưởng chết rồi huhu. Đi tàu trượt nước nhớ cởi giày.

    Subway line 7 exit C. 260 tệ một vé chơi mệt nhoài từ lúc mở cửa đến lúc đóng cửa. Trò gì cũng có, trò gì cũng hay, trò gì cũng phê. Hơi chát nhưng hoàn toàn xứng đáng. Nên đi nếu thích chơi trò chơi cảm giác. Có cả một toà lâu đài và các màn biểu diễn có đầu tư nên là 260 tệ không phải là đắt quá.

    WANGJING SOHO VÀ TOÀ CCTV QUẦN QUÈ

    Đây có thể coi là 2 biểu tượng của Bắc Kinh với kiến trúc khá lạ. Chụp ảnh ảo tung chảo, thích hợp đến check in rồi ra về luôn =)). Có thể đến các nhà hàng trên cao để ăn xong chụp ảnh sang chảnh. Giá chát! Nhắc lại là chát vl, nhắc muốn đớn đau chiếc ví =))

    Để đến Wangjing Soho đi subway đến trạm Wangjing West line 13, ra cửa nào thì mình quên rồi huhu thật xin lỗi. Sau khi ra còn phải đi bộ thêm 500m nữa. Bật maps để nó đưa bạn đi nha =))

    Còn CCTV thì trạm Guomao line 1, mình lại cũng quên mất ra cửa nào rồi, ôi tha thứ cho mình với . Hãy giúp mình check trên maps nha. Đi Bắc Kinh không đến 2 chỗ này check in thấy hơi phí á, nhớ đến nha.

    du lich bac kinh tu tuc 1
    Tòa nhà CCTV.

    THIÊN TÂN

    Thiên Tân không ở Bắc Kinh nhưng rất gần Bắc Kinh và hoàn toàn có thể đi trong ngày được nếu đi sớm. Thiên Tân rất đẹp, rất tây, cảm giác kiểu đang ở bển ý.

    Đi subway line 4 đến trạm Beijing South Railway Station, exit D. Trạm này ở ngay trong ga tàu luôn rồi. Đi thẳng tìm chỗ Ticket Office mua vé cao tốc đi Tianjin. 54,5 tệ/vé, tàu chạy 300-350km/h nên ngồi chưa nóng đít đã đến nơi rồi. Đến nơi ra khỏi ga tàu là cả một thành phố đẹp xinh như châu Âu đập vào mắt, sống ảo hết bộ nhớ thì thôi. Tối bắt taxi chỗ con mắt Tianjin làm một vòng ngắm nhìn toàn thành phố về đêm. 70 tệ/vé. Rẻ hơn mà đẹp hơn quả 100 tệ ở Olympic nha =)).

    Ăn hạt dẻ ở Thiên Tân cũng ngon tuyệt nữa. 56 tệ 1kg. Ở bên này một cân là 5 lạng bên mình.

    ĂN GÌ Ở BẮC KINH?

    Thật tình mà nói đồ ăn Bắc Kinh dở ẹc. Vừa dầu mỡ vừa mặn, vị chả tả đc. Mình ở bên này nhưng toàn ăn đồ tây trong khách sạn hoặc ra ngoài chơi thì ăn KFC, Mc Donalds, Pizza Hut, uống trà sữa Coco. Pizza Hut mình hay ăn cái pizza Vịt quay Bắc Kinh extra cheese size M gần trăm tệ, Mc Donald's Big Mac hoặc double cheese cả kem tầm 30 tệ , KFC thì gà các kiểu như bên mình, giá cũng ngang ngang.

    Street food cũng hiếm chứ không có bạt ngàn như bên mình. Thực ra nó không phải hiếm mà kiểu nó chỉ có từng khu từng khu thôi, không phải kiểu bán khắp mọi nẻo đường như Hà Nội. Vịt quay Bắc Kinh ngon nhưng đắt, cái món kaolengmian hay đẩy xe dạo phố mình thấy cũng ổn ổn. Mì ở Bắc Kinh thì là mì bột chứ không phải mì gạo nên mình chịu chết.

    Mọi người cũng có thể đến phố quỷ hoặc các nhà hàng nổi tiếng ăn trải nghiệm nhé. Hoặc ăn một bữa Haidilao, giá chát nhưng siêu ngon và dịch vụ siêu tốt.

    Trà sữa bên này rẻ hơn bên mình. Mình thích Coco nhất, cốc to bự chảng size L có 12 tệ pudding chân trâu ngập mồm 5 dòng họ hút chung. Phê hê hê. Bảo sao đ gầy được là vì thế.

    Dài quá rồi, kết bài nào =))

    Em Thảo yêu và nhớ Bắc Kinh rất nhiều. Ở Bắc Kinh lại ít trộm cướp và không có móc túi nữa, thoải mái đeo balo ra đằng sau như một người bình thường dù là trên subway hay trên bus. Bắc Kinh tuyệt vời nhất. Xin hết.

    Nguồn: Phạm Thảo, admin nhóm Giấc Mộng Trung Hoa - Review du lịch và cuộc sống ở Trung Quốc

  • Khi nhắc tới Vạn Lý Trường Thành hầu hết mọi người đều nhớ tới do Tần Thủy Hoàng ra lệnh nối lại và xây thêm. Ít ai biết rằng, tại Trung Quốc, vẫn còn một Vạn Lý Trường Thành thứ hai cũng chiếm vị trí rất quan trọng trong lịch sử.

    Vạn Lý Trường Thành là công trình nhân tạo lớn nhất thế giới và cũng là niềm tự hào của người dân Trung Hoa. Vạn Lý Trường Thành được được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16. Thế nhưng đây không phải là bức tường thành duy nhất của quốc gia này.

    van ly truong thanh chu nguyen chuong 1
    Vạn Lý Trường Thành ở Nam Kinh do hoàng đế Chu Nguyên Chương khởi xướng xây dựng. (Ảnh: 163)

    Vạn Lý Trường Thành thứ hai của Trung Quốc tọa lạc ở thành phố Nam Kinh, bên bờ sông Dương Tử. Tường thành này do hoàng đế Chu Nguyên Chương khởi xướng xây dựng trong khoảng năm 1366 tới 1386 nhằm bảo vệ cố đô của triều nhà Minh.

    Theo tư liệu từ sử sách cũ, hơn 200.000 người được huy động từ khắp các địa phương lân cận tới xây thành. Họ đã vận chuyển gần 7 triệu m3 đất. Ước tính, bức tường thành này sử dụng tới 350 triệu viên gạch. mMỗi viên nặng khoảng 2,7 kg. Vật liệu dùng để gắn kết các viên gạch là hỗn hợp từ nước gạo, vôi và những nguyên liệu khác. Tường cao từ 14-20m, rộng 14m, trên đỉnh có các lỗ châu mai phòng thủ trong trường hợp bất trắc.

    van ly truong thanh chu nguyen chuong 1
    Vạn Lý Trường Thành thứ hai của Trung Quốc nằm bên bờ sông Dương Tử. (Ảnh: 163)

    Theo China Travel Guide, mỗi viên gạch đều ghi lại các thông tin gồm nơi chế tác, viên quan chịu trách nhiệm và người thợ làm ra chúng. Do đó, những viên gạch đắp Tường thành Nam Kinh đã trở thành bộ tài liệu lịch sử về xây dựng đối với các chuyên gia và thế hệ đời sau.

    Vạn Lý Trường Thành ở Nam Kinh được chia thành 4 phần, được thiết kế quây tròn, bao bọc nội độ Nam Kinh. Ban đầu, tường thành dài gần 35km, tuy nhiên, ngày nay nó chỉ còn lại gần 21km. Dù trải qua hàng trăm năm lịch sử nhưng nó vẫn đứng vững, điều này đã chứng tỏ trình độ kỹ thuật đỉnh cao của người xưa. Công trình này đã được công nhận là bức tường thành quây tròn dài nhất thế giới.

    van ly truong thanh chu nguyen chuong 1
    Công trình này đã được công nhận là bức tường thành quây tròn dài nhất thế giới. (Ảnh: 163)

    Vào thời điểm đó, Chu Nguyên Chương lập Nam Kinh làm thủ đô và quyết định xây tường thành để củng cố chủ quyền và tránh bị xâm lược. Vạn Lý Trường Thành ở Nam Kinh được xây dựng ở trên dãy núi Định Sơn, là nơi trấn ải của nhà Minh. Tường thành được xây dọc theo đỉnh núi Sư Tử, đỉnh núi Diệu Cao và đỉnh núi Phù Dung, kết cấu của nó được xây dựng theo tỷ lệ 1:1 giống với Vạn Lý Trường Thành mà Tần Thủy Hoàng đã xây.

    Mặc dù có địa hình đẹp nhưng Vạn Lý Trường Thành ở Nam Kinh lại có rất du khách ghé thăm. Du khách tới đây có thể tham quan 6 phần tường thành cổ. Bao gồm: Đoạn tường thành dài 6km từ Trung Hoa Môn tới An Môn; 2km từ cổng Trung Sơn tới đường Đông Quang Hoa, 6km từ Đông Thủy Quan đến Tây Thủy Quan, 1km từ núi Tần Lĩnh tới Vườn Quốc phòng, 4km từ cổng Định Hoài đến núi Sư Tử và 2km từ đường Trung Phúc đến cổng Trung Phương. Quang cảnh nơi này được đánh giá là hùng vĩ không kém gì khu vực Vạn Lý Trường Thành ở Bắc Kinh mà khách du lịch thường ghé thăm.

    van ly truong thanh chu nguyen chuong 1
    Mặc dù có địa hình đẹp nhưng Vạn Lý Trường Thành ở Nam Kinh lại có rất ít du khách ghé thăm. (Ảnh: 163)

    Hiện nay, khu vực phía đông của tường thành ở Đông Thủy Quan đã được phát triển thành một công viên lớn. Công viên này được mở ra trên nền cung điện cổ, với một cổng chào, hào nước, tàn tích của đàn tế trời, và một bức tường đá với tranh điêu khắc của các loài sinh vật huyền thoại từ thời nhà Minh. Giá vé vào cổng tham quan Vạn Lý Trường Thành ở Nam Kinh là 25 NDT (khoảng 85.000 đồng), giờ mở cửa bắt đầu từ 8 giờ 30 phút và giờ đóng cửa là 16 giờ 30 phút.

    Kênh 14 (nguồn: 163)

  • Ở Trung Quốc có rất nhiều "phiên bản lỗi" của các địa danh nổi tiếng thế giới.

    Khi du lịch đất nước tỷ dân Trung Quốc, nếu bạn tình cờ gặp một con kênh của Venice, một cối xay gió Hà Lan hoặc Tháp Eiffel thì đừng lo lắng, bạn không bị ảo giác. Trung Quốc có "sở trường" sao chép các địa danh nổi tiếng và đôi khi là toàn bộ các thành phố từ khắp nơi trên thế giới.

    phien ban nhai trung quoc 0

    Một số "phiên bản nhái" này có thể kỳ công, hoành tráng và đẹp đến nỗi trông không khác gì địa danh thật, một số khác thì lại là những thị trấn ma bị bỏ hoang hoặc vẫn là những dự án xây dựng dở dang. Nhưng dù thế nào, những "thành phố làm lại" này cũng khiến du khách phải thích thú và quan tâm khi ghé thăm:

    1. Venice, Ý

    Venice được biết đến với những con thuyền gondola tuyệt đẹp trên kênh đào Grand. Đây là một trong những con kênh lãng mạn nhất trên thế giới.

    phien ban nhai trung quoc 1
    Kênh đào Grand thật

    Làng Florentia, gần thành phố cảng Thiên Tân của Trung Quốc, cũng có một con kênh chảy qua khu nhà y như Venice. Thị trấn bản sao là một trung tâm mua sắm rộng với hơn 200 cửa hàng, có lối kiến trúc Gothic của Venice có từ thế kỷ 12. Làng Florentia được xây dựng bởi một nhà phát triển người Ý vào năm 2011 và là điểm du lịch khá hút khách, dù rõ ràng nó không thể cổ kính và đẹp như Venice bản thật.

    phien ban nhai trung quoc 2

    Làng Florentia (Trung Quốc) như một Venice thu nhỏ

    phien ban nhai trung quoc 1

    Đường phố ở Venice

    phien ban nhai trung quoc 2

    Đường phố ở làng Florentia, Trung Quốc

    2. Làng Hallstatt, Áo

    phien ban nhai trung quoc 2

    Hallstatt, một ngôi làng Alpine lịch sử ở Áo, là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận.

    Bản sao Hallstatt của Trung Quốc tốn 940 triệu đô la để xây dựng. Dự án này đã gây ra tranh cãi bởi chính những người bản địa của Hallstatt phản đối.

    phien ban nhai trung quoc 2
    Bản sao Hallstatt của Trung Quốc

    3. Paris, Pháp

    phien ban nhai trung quoc 1

    Tháp Eiffel là một biểu tượng của Paris, và có thể nhận ra trên khắp thế giới

    phien ban nhai trung quoc 2

    Phiên bản tháp ở Thiên Đô Thành, tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc. Thiên Đô Thành là một dự án dân cư lớn dành cho giới thượng lưu muốn tận hưởng sự hoa lệ của Paris ngay trong Trung Quốc. Tuy nhiên, nó giờ đây là một thị trấn ma và hầu như không có người đến ở.

    4. Interlaken, Thụy Sĩ

    phien ban nhai trung quoc 1

    Interlaken là một thị trấn nghỉ mát quyến rũ nép mình trong dãy núi Alps của Thụy Sĩ

    phien ban nhai trung quoc 2

    Khung cảnh ở phố Đông Hoa Kiều ở Hồng Kông được xây dựng như một bản sao của Interlaken. Hồ ở đây được làm hoàn toàn nhân tạo.

    5. New York, Mỹ

    phien ban nhai trung quoc 1

    New York - thành phố đắt đỏ và phát triển bậc nhất hành tinh

    phien ban nhai trung quoc 2

    Trung Quốc cũng có một "Manhattan thu nhỏ" ở Thiên Tân. Nó cũng là một dự án thất bại và giờ bị bỏ hoang.

    6. Thị trấn cổ Anh quốc

    phien ban nhai trung quoc 1

    Các thị trấn tinh túy của Anh có những ngôi nhà gạch, những con đường lát đá cuội và những luống hoa nên thơ.

    phien ban nhai trung quoc 2

    Thị trấn Thames ở quận Tùng Giang gần Thượng Hải có vẻ hơi thưa thớt khi so sánh. Nó cũng là một thị trấn ma.

    7. Berlin, Đức

    phien ban nhai trung quoc 1

    Kiến trúc hiện đại của Berlin, như tòa nhà Marie-Elisabeth-Lüders, đã thu hút hơn 5 triệu khách du lịch vào năm 2017.

    phien ban nhai trung quoc 2

    Thị trấn Anting German bên cạnh Thượng Hải - "bản nhái" của Trung Quốc gần như đã bị bỏ hoang.

    8. Hà Lan

    phien ban nhai trung quoc 1

    Cối xay gió là một phần mang tính biểu tượng của Hà Lan

    phien ban nhai trung quoc 2

    Holland Town của Thượng Hải, còn được gọi là "Hà Lan của Phố Đông" có những chiếc cối xay gió của riêng mình

    9. Thị trấn Sigtuna, Thụy Điển

    phien ban nhai trung quoc 1

    Sigtuna là thị trấn đầu tiên của Thụy Điển, theo Visit Stockholm. Nó được thành lập vào năm 970 sau Công nguyên.

    phien ban nhai trung quoc 2

    Phiên bản của Trung Quốc bên ngoài Thượng Hải bao gồm một bản sao của Hồ Malaren của Thụy Điển và Tòa nhà Quốc hội của Iceland.

    Thể thao Văn hóa (nguồn: Insider)

  • Nằm cách Dubai chỉ 70km có một ngôi làng nổi tiếng "kì dị", nhưng cũng thu hút rất nhiều lượt khách tìm cách tiếp cận mỗi năm.

    ngoi lang ma

    Cách thành phố Dubai chưa đầy một giờ lái xe, nằm sát biên giới với Sharjah, ngôi làng nhỏ Al Madam là một trong những địa điểm thu hút sự chú ý không chỉ của khách phiêu lưu mà còn cả các nhà khoa học.

    Đường nét của những ngôi nhà cũ vẫn có thể nhìn thấy, nhưng cát đã bao phủ rất cao, tràn qua cửa sổ, lấp đầy sân trong và cuốn trôi tất cả đồ đạc.

    lang Al Madam dubai 1

    Các dấu hiệu tại đây cho thấy cư dân dường như đã phải rời đi trong vội vã: cửa vẫn mở toang, vật dụng cá nhân vẫn còn lộn xộn ngổn ngang. Chính những điều này cũng là nguồn cơn cho lời đồn thổi rằng Al Madam là một "ngôi làng ma", cư dân nơi đây đã phải chạy trốn khỏi các thế lực siêu nhiên.

    Một điều đặc biệt nữa là ngôi làng này chỉ xuất hiện vào ban ngày, còn ban đêm, nó dường như bốc hơi không một dấu vết, thực sự là một trong những địa điểm bí ẩn nhất trên thế giới.

    Ngôi làng bí ẩn - ban ngày hiện hữu, ban đêm "tan biến"

    Để làm rõ sự kiện bí ẩn này, các nhà khoa học quyết định đến tận nơi để tìm hiểu. Ban đầu, các nhà khoa học nhận được thông tin rằng ngôi làng này từng bùng phát một loại dịch bệnh không có thuốc chữa nên không ai dám lại gần. Thậm chí còn có tin đồn rằng trước đây người ta đã nhìn thấy mọi người đi dạo quanh làng, nhưng sau đó họ không bao giờ quay lại. Vì vậy, người dân địa phương không dám lại gần vì sợ nguy hiểm. Kể từ đó, ngôi làng trở thành nơi vắng bóng người như ngày nay.

    ngoi lang ma 2

    Theo quan sát của họ, vào ban ngày, ngôi làng này hoàn toàn không khác gì một ngôi làng bình thường. Từ những dấu tích còn lại, có thể thấy người dân trong làng là người bản địa, họ sống tự cung tự cấp và có những nét văn hóa đặc sắc riêng. Tuy nhiên, vào buổi tối, điều kì lạ sẽ xảy ra, khi mà cả ngôi làng như biến mất vào khoảng không, không để lại dấu vết. Khi các chuyên gia đến tìm kiếm, họ chỉ thấy những cát là cát. Khi mặt trời ló rạng ban ngày, ngôi làng lại hiện ra trước mắt mọi người, như chưa từng biến mất.

    Câu trả lời cho sự bí ẩn

    Sau thời gian giám sát, các nhà khoa học đã đưa ra 3 giả thiết về sự việc kỳ lạ tại Al Madam.

    Đầu tiên, họ cho rằng ngôi làng có thể đã bị cát lún nhấn chìm. Theo các nhà khoa học, trong sa mạc có rất nhiều cát và thường xuyên xảy ra hiện tượng sụt lún. Tuy nhiên, nhận định này đã nhanh chóng bị bác bỏ, vì vào ban ngày, ngôi làng rõ ràng bình yên vô sự trên mặt cát mênh mông.

    al madam ghost village 72

    Sau đó, một số nhà khoa học giải thích rằng ngôi làng biến mất vào ban đêm là do hiện tượng ảo ảnh. Họ cho rằng vì Dubai nửa sa mạc, nửa đại dương nên mới tạo ra khung cảnh như vậy. Trên sa mạc, lớp không khí ở gần bề mặt là nóng nhất, và không khí sẽ lạnh dần theo độ cao (do cát nóng với biển lạnh) nên khi ánh sáng khúc xạ xuống dưới, người ta thấy ngôi làng biến mất. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng khả năng xảy ra ảo ảnh ở mức quá thường xuyên như vậy là rất thấp. Do đó, giả thuyết này cũng khó được chấp nhận.

    Cuối cùng, sau khi thử nghiệm và phân tích, các nhà khoa học đã tìm ra câu trả lời khả thi nhất. Theo đó, trên thực tế, ngôi làng này trước đây là nơi sinh sống của bộ tộc Al Kutbii. Do tài nguyên bị khai thác quá mức nên môi trường cũng bị hủy hoại nghiêm trọng, dần dần sa mạc và cát xâm chiếm ngôi làng, khiến họ phải rời đi.

    al madam ghost village 82

    Dân cư chuyển đi nơi khác nên nhà cửa trở nên trống trải, cồn cát dưới tác động của gió liên tục thổi vào vùi lấp, khiến ngôi làng như biến mất vào ban đêm. Đến ban ngày, gió vẫn thổi liên tục, nên cát lại được thổi đi nơi khác, và ngôi làng lại hiện ra như cũ.

    Mặc dù nhiều giả thuyết khác nhau đã được đưa ra, cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời nào được công nhận chính thức. Sự bí ẩn của ngôi làng cứ thế lan truyền từ người này sang người khác, để rồi nơi đây dần trở thành điểm du lịch thu hút những người ưa khám phá. Các nhà khoa học cũng đưa ra lời khuyên rằng những ai có ý định đến thăm ngôi làng nên đến vào ban ngày, tránh đi vào ban đêm hay đi một mình, để đảm bảo không gặp nguy hiểm.

    Theo Thể thao & Văn hóa

  • Với những bức tường gần như thẳng đứng, hố thiên đường Xiaozhai, Trung Quốc sâu trên 600m, thể tích lên đến 119.349 triệu mét vuông.

    ho thien duong trung khanh trung quoc 1
    Hố thiên đường Xiaozhai rộng đến mức một người có thể nhảy dù vào trong đó - Ảnh: WIKIMEDIA COMMONS

    Hố thiên đường Xiaozhai là một hố sụt có đường kính khoảng 537m và sâu xuống lòng đất khoảng từ 511 đến 662m. Được các chuyên gia phát hiện lần đầu tiên vào năm 1994, hố sụt sâu nhất thế giới này nằm ở huyện Phụng Tiết (Fengjie), thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.

    Trong những trận mưa lớn, đôi khi người ta có thể nhìn thấy một thác nước đổ xuống những bức tường dốc của hố. Hang Difeng, nơi có hố sụt, được hình thành từ một dòng sông ngầm chảy xiết. Con sông này hiện có thể được nhìn thấy ở độ sâu dưới cùng của hố. Nước con sông trong suốt, chảy qua các hệ thống hang động bên trong.

    ho thien duong trung khanh trung quoc 1
    Phía bên dưới hố thiên đường Xiaozhai - Ảnh: GOOGLE EARTH COMMUNITY FORUM

    Con sông chạy dài khoảng 8,5km từ khe nứt Tianjing dưới lòng đất, trước khi chảy đến vách đá thẳng đứng của sông Migong. Nơi đây hệ thống nước ngầm tạo thành một thác nước cao 46m.

    Có 1.285 loài thực vật sống ở độ sâu của hố sụt Xiaozhai, tạo nên hệ sinh thái phong phú, độc đáo và quý hiếm của riêng nó. Trong đó có Bạch quả (Ginkgo biloba) - một loài cây quý hiếm, báo gấm...

    Hố thiên đường nằm trong một khu vực núi đá vôi rộng lớn. Các chuyên gia tìm thấy đá vôi Triassic trong hố sụt này. Đó là các khối đá vôi nguyên chất rất dày, được hình thành dần dần trong suốt 128.000 năm qua.

    Trung Quốc là nơi có nhiều hố sụt, thường được gọi là “tiankeng”. Từ tiankeng có nghĩa là “hố thiên đường” hoặc “hố trời” trong tiếng Trung Quốc, và dùng để chỉ một nhóm cấu trúc địa chất rất cụ thể.

    Để trở thành một tiankeng, hố sụt phải sâu và rộng ít nhất 100m, với một dòng sông chảy qua đáy.

    Tất cả Tiankeng đều bao gồm đá carbonat, ngoại trừ hai cấu trúc của Venezuela bao gồm đá sa thạch. Chúng được hình thành thông qua quá trình hình thành đá vôi.

    Trong số 75 hố sụt dạng này được xác định trên thế giới, 50 hố lớn nhất được tìm thấy ở Trung Quốc. Do đó thuật ngữ tiếng Trung Quốc “hố thiên đường” trở thành tên thông dụng cho các cấu trúc như vậy.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Không chỉ có “làng đại gia” Hoa Tây, Trung Quốc còn có một ngôi làng khác giàu có và thịnh vượng hơn rất nhiều.

    lang phat vang bac mien phi 1

    Hoa Tây, thuộc địa phận tỉnh Giang Tô lâu nay vẫn được mệnh danh là ngôi làng giàu có bậc nhất Trung Quốc. Trong khi nhiều người vẫn chưa hết trầm trồ trước sự thịnh vượng và tiện nghi của làng đại gia này, một đối thủ cạnh tranh đáng gờm khác đã vô tình “chiếm spotlight” bằng cách phát miễn phí cho mỗi người dân trong làng 2 thỏi vàng và bạc nặng 100 gam.

    Vào giữa tháng 3/2012, làng Trường Giang ở Trung Quốc, cách Thượng Hải vài giờ lái xe về phía tây bắc, đã thực hiện lời hứa năm 2009 là tặng những thỏi vàng bạc trị giá hơn 40.000 nhân dân tệ (tương đương 6.350 USD), cho 2.858 người dân trong làng.

    Món quà này được chính quyền trao tặng cho người dân nhân kỷ niệm 40 năm thành lập Tập đoàn Xin Chang Jiang, chủ quản làng. Làng Trường Giang, rộng 6,5 km2, cách trung tâm thành phố Giang Âm, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc không xa. Sự kiện đã thu hút đông đảo sự chú ý trong bối cảnh khoảng cách thu nhập ngày càng lớn ở Trung Quốc.

    lang phat vang bac mien phi 1

    Vào thời điểm đó, các cuộc thăm dò của các hãng thông tấn lớn của Trung Quốc cho thấy thu hẹp khoảng cách thu nhập được coi là chủ đề ưu tiên cao nhất mà các nhà lãnh đạo nước này phải giải quyết. Tuy nhiên, làng Trường Giang dường như không bị ảnh hưởng bởi vấn đề này và đang hướng tới một tương lai không tưởng nơi mọi người chia sẻ sự thịnh vượng chung.

    Theo đó, đây không phải là lần đầu tiên dân làng Trường Giang nhận được quà giá trị như vậy. Ngoài những kim loại quý như vàng và bạc, người dân cho biết họ còn được hưởng một danh sách dài các lợi ích khác. Trong đó bao gồm việc được trợ cấp các biệt thự có giá 68.000 NDT và 198.000 NDT (tương đương 11.000-31.000 USD) bắt đầu từ năm 2000.

    Chưa hết, vào những lần kỷ niệm trước, Tập đoàn này còn tặng người dân tiền mặt, cổ phần trong các công ty trong làng và cổ tức hàng năm. Dân làng Trường Giang cũng được hưởng các lợi ích khác như được cấp miễn phí một lượng nước, điện, khí đốt và phiếu giảm giá thực phẩm hàng tháng. Thậm chí những cánh cổng bằng đồng trước những biệt thự bề thế cũng là một món quà mà cư dân ở đây nhận được.

    Bước vào cổng làng Trường Giang, du khách sẽ không khó để bắt gặp cảnh tượng nhà lầu xe hơi bạt ngàn. Đa phần đều là những thương hiệu xe sang như BMW, Mercedes- Benz, Porsche...

    lang phat vang bac mien phi 1

    Nhưng không giống như Hoa Tây nổi tiếng, trưởng làng Trường Giang lại tỏ ra khiêm tốn và khá kín tiếng về sự giàu có của làng mình. Họ đã từ chối hầu hết các yêu cầu phỏng vấn kể từ khi ngôi làng trở nên nổi tiếng sau sự kiện mỗi hộ gia đình nhận được 2 thanh vàng và bạc 100 gam vào một lễ kỷ niệm năm 2010.

    Trong một cuộc phỏng vấn năm 2010, Li Huixia, một quan chức quan hệ công chúng của Tập đoàn Xin Chang Jiang, giải thích vàng và bạc được trao cho cư dân như những lợi ích hữu hình cho sự thịnh vượng của ngôi làng. Đồng thời, giá trị của những kim loại này còn tăng lên qua các năm, sẽ khiến cho người dân hạnh phúc hơn.

    Do kín tiếng, nên ngôi làng hầu như không có khách du lịch kể cả vào dịp nghỉ lễ. Trường Giang hoàn toàn khác với những làng quê Trung Quốc điển hình, nơi đây có các nhà máy công nghiệp và nhà ở được quy hoạch hiện đại thay thế đất nông nghiệp từ lâu.

    Ở phần phía nam của làng, nổi bật từ đằng xa là một cổng đá khổng lồ với dòng chữ mạ vàng "Làng Trường Giang của Trung Quốc". Xuyên qua cổng làng là một đại lộ với hai bên là 818 biệt thự xếp thành hàng ngay ngắn dẫn vào sâu bên trong, chia ngôi làng thành hai phần. Các công ty tiện ích và nhà máy tái chế thép, đường ống và tàu biển nằm trong số các doanh nghiệp ở phía bắc, viễn đông và tây của ngôi làng, nơi được phủ cây cỏ xanh tươi.

    Không thể hiện rõ ràng lòng hiếu khách như những ngôi nhà nông thôn phổ thông khác, các biệt thự ở Trường Giang đa phần luôn khép kín. Hai người phụ nữ từ một ngôi làng gần đó cho biết, mọi người chỉ dạo chơi ở công viên trung tâm của làng khi trời tà. Vì phải bận rộn với việc chăm sóc con cái, nên họ là những vị khách duy nhất đến công viên vào buổi sáng và tận hưởng những tiện nghi sang trọng của công viên như sân tennis.

    CafeF (theo chinadaily)

  • Nằm ở Tây Tạng, đây được coi là một trong những ngôi làng có điều kiện sống khắc nghiệt nhất trên thế giới.

    Tây Tạng nằm trên cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng, nơi có độ cao hơn 4.000 m so với mực nước biển. Do đó, không phải ai cũng có thể thích nghi với điều kiện khí hậu ở Tây Tạng.

    Tuy nhiên, Tây Tạng lại được coi là vùng đất thanh tịnh của Trung Quốc, nơi có nhiều người tìm tới để được thanh lọc tâm hồn, cũng như chiêm ngưỡng nhiều thắng cảnh nổi tiếng tại đây.

    lang tay tang 1
    Tây Tạng nổi tiếng là vùng đất thanh tịnh của Trung Quốc. Ảnh: Greattibettour

    Trong số những địa điểm nổi tiếng ở vùng đất Tây Tạng, có một ngôi làng nổi tiếng với điều kiện sống khắc nghiệt tên là Tuiwa. Ngôi làng nằm dưới chân núi Mongda Kangri, ở gần bờ hồ Pumoyongcua, với độ cao lên tới 5.070 m. Tuiwa cũng là ngôi làng cao nhất thế giới. Mùa hè ở Tuiwa chỉ kéo dài hơn 2 tháng. Đặc biệt, lượng oxy trong không khí ở đây thấp hơn một nửa so với những nơi khác.

    lang tay tang 1
    Làng Tuiwa nằm ở độ cao 5.070 m so với mực nước biển, nên rất gần Mặt Trời. Ảnh: Xinhua

    Tuiwa có nghĩa là "kết nối" trong tiếng Tây Tạng. Thế nhưng ở nơi đây lại không hoàn toàn gắn liền với bên ngoài, thay vào đó là biệt lập với thế giới. Giao thông ở ngôi làng này cũng không thuận tiện và có điều kiện sống rất khắc nghiệt.

    Với độ cao hơn 5.000 m so với mực nước biển, để người dân có thể sinh sống lâu dài là một điều không hề dễ dàng. Dân cư ở trong làng không nhiều, với chỉ vỏn vẹn vài trăm người. Đặc biệt, người dân trong làng sống phụ thuộc hoàn toàn vào nông nghiệp, chăn nuôi.

    Trước năm 2015, có không quá 100 khách du lịch tới làng Tuiwa mỗi năm.

    Với điều kiện sống khắc nghiệt, thiếu oxy, tuổi thọ trung bình của dân làng là dưới 50. Chính quyền địa phương cũng đã nhiều lần sắp xếp cho họ dời đi. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người không muốn rời bỏ quê hương và chọn ở lại đây.

    Ngôi làng Tuiwa do cách mực nước biển hơn 5.000 m và gần bầu trời nên du khách có thể nhìn thấy được những ngôi sao ở cự ly gần. Đây cũng là điều đặc biệt mà nhiều người mong đợi nhất khi đặt chân tới Tây Tạng.

    Đặc biệt, dệt vải là một nghề truyền thống ở làng Tuiwa. Chính vì vậy, du khách có thể dễ dàng bắt gặp các khung dệt trong nhà của những người dân nơi đây. Ngoài ra, do người dân ở Tuiwa sống hoà hợp với thiên nhiên và không phá hoại môi trường sinh thái nên cảnh đẹp xung quanh ngôi làng vẫn còn gần như nguyên vẹn.

    lang tay tang 1
    Người dân ở làng Tuiwa có cuộc sống đơn giản và bình dị. Ảnh: Greattibettour

    Người dân nơi đây có cuộc sống đơn giản, bình dị. Hàng ngày, những người trẻ trong làng đều ra đồng chăn thả gia súc. Thay vào đó, chỉ có một vài đứa trẻ và người già ở lại trông coi nhà cửa. Điều này khiến ngôi làng càng trở nên vắng lặng. Nếu Tuiwa không ở độ cao hơn 5.000 m, ngôi làng này sẽ là một nơi nghỉ dưỡng tốt cho những ngày nghỉ.

    Vào những ngày lạnh giá nhất của mùa đông, dân làng Tuiwa thường lùa đàn cừu của họ ra hòn đảo ở trung tâm hồ Puma Yumco. Thật kỳ lạ! Trong khi vòng đời của những đồng cỏ khác ở gần làng Tuiwa đều khô héo khi vào mùa khô, cỏ ở hòn đảo này lại luôn tươi tốt. Vào mùa đông, hồ Puma Yumco được bao phủ bởi lớp băng dày. Do đó, dân làng có thể lùa đàn cừu đi trên mặt hồ.

    lang tay tang 1
    Dân làng Tuiwa sống chủ yếu nhờ chăn nuôi gia súc. Ảnh: QQ

    Sau khi mùa khô kết thúc, dân làng sẽ đưa đàn cừu trở về trước khi lớp băng tan. Đây đã là truyền thống tồn tại ở vùng đất này trong hàng nghìn năm.

    Bên cạnh việc chăn thả gia súc, dân làng Tuiwa còn đến quay Kinh Luân trong chùa để cầu nguyện. Vào mỗi dịp Xuân đến, dân làng tổ chức lễ Kora quanh hồ Puma Yumco, và sau đó thắp hương trong chùa để cầu phước lành.

    Khi năm mới đến, dân làng Tuiwa sẽ thường nấu thịt cừu. Đây là một trong những món ăn truyền thống lâu đời của họ.

    Do ở vị trí trên cao nên dân cư ở đây thưa thớt. Làng Tuiwa hiện chỉ có chưa đến 200 người. Dân làng vẫn duy trì điều kiện sống gần như thô sơ. Họ duy trì chế độ cùng nhau thay phiên chăn nuôi gia súc, phân chia đồng đều. Thậm chí ngay cả kẹo do khách du lịch mang đến cho trẻ em cũng sẽ được chia theo số người trong mỗi hộ gia đình.

    Độ cao có tác động như thế nào tới cơ thể người?

    lang tay tang 1
    Người dân ở Tuiwa có tuổi thọ trung bình dưới 50 do điều kiện sống khắc nghiệt và thiếu oxy. Ảnh: QQ

    Theo các chuyên gia, khi khí quyển ở độ cao ngang bằng với mực nước biển, phổi và hệ tuần hoàn của con người được tối ưu hóa để có thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, khi con người đi lên tới độ cao lớn hơn, áp suất không khí theo đó cũng giảm dần. Do không khí trở nên mỏng và có ít oxy hơn nên phổi của con người cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc hít thở.

    Khi lên tới độ cao 2.500 m, một số người còn gặp triệu chứng nhẹ của tình trạng thiếu oxy lên não. Điều này khiến quá trình hô hấp trở nên dồn dập, nhịp tim cũng tăng để cung cấp oxy cho các cơ quan trong cơ thể.

    Đặc biệt, các vấn đề và triệu chứng trên sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng khi con người lên tới độ cao 5.500 m. Lúc bấy giờ, oxy trong không khí chỉ bằng một nửa so với lượng oxy ở mực nước biển.

    Theo các chuyên gia, khi tới "Vùng Chết", khu vực có độ cao hơn 7.600 m trong khí quyển, con người không thể tồn tại được lâu dài vì thiếu không khí trong không khí loãng. Đây cũng là lý do những nhà leo núi thường rất dễ say độ cao khi lên khu vực này.

    Kênh 14 (Nguồn: Chinadaily, QQ, Greattibettour, Seeker)

  • Nhà vệ sinh công đẹp nhất thế giới tọa lạc ở tầng 6 thuộc trung tâm thương mại Deji Plaza của Xuanwu, Trung Quốc.

     nha ve sinh dep nhat trung quoc 1

    Trung tâm mua sắm Deji Plaza, nằm ở góc đông bắc của Xinjiekou, thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô. Đây là một trung tâm mua sắm toàn diện dành cho doanh nghiệp cao cấp từ đồng hồ trang sức, mỹ phẩm đến thời trang, đồ gia dụng. Trung tâm thương mại này cũng trang bị sân trượt băng, các cơ sở giải trí. Nhà vệ sinh đẹp nhất thế giới tọa lạc ở tầng 6 của trung tâm thương mại. 

     nha ve sinh dep nhat trung quoc 1

    Nhà vệ sinh rộng hàng ngàn m2 này được thiết kế tương tự môt khu bảo tồn thực vật nguy nga cũng như được chia thành 7 khu vực nghỉ ngơi dành riêng cho khách tham quan, mua sắm trong tòa nhà. Chia sẻ về ý tưởng thiết kế, kỹ sư trưởng cũng là người sáng lập X + Living, Li Xiang cho biết: "Chúng tôi thiết kế dự án này với hy vọng thêm nhiều mảng xanh vào cuộc sống, nhất là khi khủng hoảng môi trường ngày càng tăng như hiện nay”.

     nha ve sinh dep nhat trung quoc 1

    Công trình này lấy ý tưởng khu vườn mùa xuân với hoa, cây cỏ, côn trùng - được nhìn thấy khi bước vào hành lang phía trước của phòng vệ sinh, nơi còn được gọi là Hội trường trải nghiệm. Các hình khối màu đen và trắng giống như cánh bướm, trần nhà được mạ vàng với đồ trang trí giống như con ong và những bông hoa trắng phun ra từ một đài phun nước ở trung tâm hội trường. Hai bên lối đi là những bức tường hai lớp da gồm hình nền màu xanh lá cây tạo thành lớp da đầu tiên và lưới tản nhiệt màu vàng cong như lớp da thứ hai. Những cây cọ và cây nhiệt đới lấp ló sau những ô cửa sổ.

     nha ve sinh dep nhat trung quoc 1

    Vào sâu hơn bên trong, du khách sẽ đến sảnh chính, nơi được trang bị bộ ghế sofa trông giống như một chùm hoa đang nở mời du khách thả mình xuống và nghỉ ngơi trong khi chờ đợi bạn bè và gia đình do X + Living thiết kế riêng. 

     nha ve sinh dep nhat trung quoc 1

    Trong phòng điều dưỡng, Xiang giấu đèn dải xung quanh trần nhà để làm dịu ánh sáng, nhằm tạo ra một bầu không khí nhẹ nhàng. 

     nha ve sinh dep nhat trung quoc 1

    Sảnh khách cũng là điểm tách biệt của phòng vệ sinh nam và nữ, được biểu thị khéo léo bằng bông hồng và lá cọ trên bảng chỉ dẫn và chứa lần lượt 9 và 16 gian hàng. Trong cả hai phòng vệ sinh, có cả khu vực thay quần áo. Ghế sofa nhỏ và đế sạc không dây được trang bị trong khu vực thay đồ của phụ nữ để tăng thêm sự thoải mái.

     nha ve sinh dep nhat trung quoc 1

    Phòng vệ sinh với cửa cảm ứng tự động, bàn trang điểm được chiếu sáng và bồn rửa bằng đá cẩm thạch xanh lấy cảm hứng từ đài phun nước.

     nha ve sinh dep nhat trung quoc 1

    "Việc sử dụng rộng rãi thực vật, vốn được tôn sùng từ lâu với khả năng phục hồi của chúng, hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của cô là tạo ra một môi trường phục hồi sức khỏe", nhà thiết kế nhấn mạnh.

     nha ve sinh dep nhat trung quoc 1

    Bồn tiểu trong phòng nam giới cũng được thiết kế sang trọng, phong cách và tinh tế.

     nha ve sinh dep nhat trung quoc 1

    Xiang hy vọng rằng du khách sẽ ngạc nhiên khi bước vào không gian này. Cô nói: “Hy vọng duy nhất của tôi là dự án sẽ tồn tại lâu dài và trở thành một nơi tất cả du khách đều có thể ghé đến".

    Theo Phunuonline

  • Các mỏ muối ở Chaerhan có giá trị kinh tế đạt tới hàng nghìn tỷ nhân dân tệ. Do đó, cảnh sát đã được cử tới đây để giám sát 24/24 việc khai thác tài nguyên.

    Đó chính là hồ muối Chaerhan, bồn địa Qaidam trên cao nguyên Thanh Hải, Tây Tạng, Trung Quốc. Chaerhan được mệnh danh là hồ muối lớn nhất ở Trung Quốc. Với trữ lượng hơn 60 tỷ tấn muối, Chaerhan cũng là hồ muối lớn thứ 2 thế giới. Theo tính toán của các nhà khoa học, trữ lượng muối của hồ Chaerhan có thể cung cấp cho 6 tỷ người trong vòng 1.000 năm hoặc xây được 1 cây cầu nối giữa Trái đất và Mặt trăng.

    ho muoi Chaerhan 1
    Hồ muối Chaerhan có trữ lượng có thể cung cấp cho 6 tỷ người trong vòng 1.000 năm (Ảnh: Baidu)

    Hồ muối trị giá 12.000 tỷ Nhân dân tệ

    Trong tiếng Mông Cổ, Chaerhan có nghĩa là "đầm lầy muối". Hồ muối này nằm ở phía nam của bồn địa Qaidam, ngang qua đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng. Hồ Chaerhan nằm ở độ cao 2.670m với chiều dài lên tới 160 km, rộng 40 km và có diện tích khoảng 5.800 km2.

    Hồ muối Chaerhan nằm ở sâu trong sa mạc nên thời tiết ở đây rất khô và nóng. Cùng với lượng mưa ít hơn cả lượng nước bốc hơi nên muối trong hồ dần dần kết tinh. Trên mặt hồ, muối kết tinh thành lớp phủ cao tới 1 đến 4m. Lớp vỏ muối này đặc biệt cứng và có khả năng chịu tải rất lớn. Nó có thể chịu được ô tô hoặc tàu hỏa chạy bên trên, thậm chí là cả máy bay cũng có thể đậu bên trên.

    ho muoi Chaerhan 1
    Lớp muối kết tinh trên hồ Chaerhan có thể chịu được tải trọng của ô tô, tàu hỏa và máy bay (Ảnh: Baidu)

    Muối còn tạo thành một con đường dài tới 32 km. Con đường muối này đã được tận dụng làm một đoạn của đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng qua lưu vực Qaidam. Điểm thú vị của con đường muối này là nếu chẳng may bị hư hỏng, người ta chỉ cần sử dụng nước muối của hồ đổ lên chỗ đó và chờ muối cô đặc lại là sửa được.

    Theo truyền thuyết xưa, hồ muối Chaerhan đã hình thành từ rất lâu đời. Chaerhan thực ra một nơi cất giấu kho báu trước khi là một hồ muối. Nơi này có rất nhiều đồ trang sức bằng vàng và bạc quý giá. Để tranh giành bảo vật, các yêu ma trong khu vực này đã đánh nhau hết năm này qua năm khác khiến cho dân chúng rơi vào cảnh khốn cùng.

    ho muoi Chaerhan 1
    Hồ muối Chaerhan có lịch sử hình thành từ cách đây hàng trăm triệu năm (Ảnh: Baidu)

    Lúc này, Tây Vương Mẫu quyết định ra tay trấn áp. Bà ra lệnh cho thủy thần đổ nước sông Thiên Hà xuống dìm hết kho báu của Chaerhan xuống để ngăn cản lũ yêu ma quỷ quái lấy được. Cho tới nay, những bảo vật này vẫn đang chìm dưới đáy hồ. Ngụ ý của câu chuyện này là muốn ám chỉ Chaerhan là một vùng đất có giá trị vô biên.

    Trên thực tế, truyền thuyết này không phải là không có căn cứ. Theo phân tích của các nhà khoa học, hồ Chaerhan đã hình thành từ cách đây hàng trăm triệu năm. Trước đây nó từng là một đại dương. Do sự thay đổi của vỏ Trái đất, vùng biển và đất liền ở Thanh Hải, Tây Tạng đã biến Qaidam thành bồn địa.

    ho muoi Chaerhan 1
    Muối trên hồ Chaerhan đã kết thành 1 con đường dài tới 32 km (Ảnh: Baidu)

    Kể từ đó, có tới hơn 100 hồ lớn nhỏ được hình thành ở đây. Trong đó, hồ muối Chaerhan là hồ lớn nhất và có trữ lượng muối lớn nhất. Sau khi phân tích, các nhà khoa học xác định rằng hồ muối rất giàu kali, magie, liti và các kim loại khác. Đặc biệt, kali trong hồ muối Chaerhan là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng. Bởi kali cũng là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất phân bón phục vụ cho ngành nông nghiệp.

    Việc tìm thấy trữ lượng kali lớn trong hồ muối Chaerhan đã giúp cho Trung Quốc có được mỏ tài nguyên thay vì phải nhập khẩu từ nước khác. Kể từ sau khi thành lập nhà máy sản xuất phân kali bên cạnh hồ Chaerhan vào năm 1964, tới nay, trữ lượng kali ở hồ muối Chaerhan vẫn chiếm tới 96% tổng trữ lượng phân kali của cả Trung Quốc mỗi năm. Theo ước tính của các chuyên gia, nếu như các mỏ muối ở Chaerhan được tận dụng hết, giá trị kinh tế sẽ đạt tới 12.000 tỷ NDT. Do đó, chính phủ Trung Quốc đã cử cảnh sát tới đây để giám sát 24/24 việc khai thác tài nguyên ở hồ Chaerhan.

    ho muoi Chaerhan 1
    Muối của hồ Chaerhan đã kết tinh thành nhiều hình dáng vô cùng độc đáo (Ảnh: Baidu)

    Tại hồ muối Chaerhan, các nhà khoa học còn tìm thấy rất nhiều loại muối độc đáo. Trong đó phải kể đến loại muối ngọc trai và muối thủy tinh. Muối ngọc trai là một loại muối trắng như tuyết và mịn như ngọc trai. Muối thủy tinh thì có rất nhiều màu khác nhau như vàng, xanh, hồng, cam… Các loại muối này khi kết tinh đều có hình vuông. Chúng tạo thành rất nhiều hình dáng khác nhau như hình hoa, hình chòm sao, hình đá, hình san hô.

    Bên cạnh đó, vùng đất xung quanh hồ muối Chaerhan rất bằng phẳng. Khi thời tiết có nắng gắt, mặt hồ sẽ phát ra những tia sáng màu bạc do hơi nóng bốc lên cao. Lúc này mặt hồ dường như trở thành một tấm gương khổng lồ. Cảnh quan kỳ lạ này đã biến hồ muối Chaerhan thành một trong những thắng cảnh thu hút nhiều du khách của Trung Quốc.

    Kênh 14 (theo Chinahighlights, Min)

  • Trong lòng hồ chứa cá chép, cá chạch cùng một số loài quý hiếm khác với trữ lượng ước tính lên tới hàng nghìn tấn, nhưng người dân địa phương không ai dám động tới.

    Tây Tạng còn được mệnh danh là "Tháp nước châu Á", là nơi khởi nguồn của 10 hệ thống sông lớn chảy vào các quốc gia của châu lục này. Tổng diện tích hiện có của các hồ tại Tây Tạng có thể lên tới 23.800 km2, tức là bằng khoảng 1/5 diện tích tỉnh Chiết Giang, tương đương với 30% diện tích tất cả các hồ tại Trung Quốc.

    Với người dân Tây Tạng, Yamdrok là một trong 3 hồ nước linh thiêng nhất, chứa đựng nhiều điều huyền bí. "Báu vật" này được thiên nhiên ban tặng, nằm trên cao nguyên Shannan ở độ cao 4.441m so với mực nước biển, cách thủ phủ Lhasa chừng 100km về phía đông bắc.

    ho yamdrok 1
    Hồ Yamdrok, một trong các hồ nước thiêng ở Tây Tạng (Ảnh: China Highlights).

    Khó lòng diễn đạt hết vẻ đẹp của hồ Yamdrok bằng câu chữ. Nhìn từ trên cao, nước hồ xanh ngắt, lấp lánh dưới ánh nắng, phản chiếu bầu trời trong xanh. Xung quanh hồ là con đường uốn khúc mềm mại, bên cạnh là đống đá nhỏ do các tín đồ xếp lại khi tới đây hành hương.

    Điều đặc biệt ở chỗ, trữ lượng cá dưới hồ Yamdrok lớn tới mức "khó lòng tưởng tượng". Các chuyên gia ước tính, lượng cá có thể lên tới hàng trăm nghìn tấn, gồm cá chép, cá chạch và một số loài hiếm gặp.

    Lượng cá nhiều thậm chí có thể vợt bằng tay, nhưng không ai dám đánh bắt. Điều này liên quan tới yếu tố tôn giáo và nguồn nước tại đây.

    ho yamdrok 1
    Trữ lượng cá trong hồ ước tính lên tới cả trăm nghìn tấn (Ảnh: Tibet).

    Người dân địa phương cho rằng, cá chép trong lòng hồ là linh vật của thần linh không ai được chạm tới. Phật giáo Tây Tạng cho rằng, những sinh vật nhỏ như cá không được bắt giết, nhưng loài bò hay cừu thì được phép.  

    Đứng dưới góc độ khoa học, nước hồ Yamdrok có tính kiềm điển hình. Nhiệt độ hồ thấp quanh năm, các sinh vật bao gồm cả cá sinh trưởng chậm. Trong khi đó, thực vật phù du dưới nước khó quang hợp, thiếu chất dinh dưỡng. Do vậy, những loài cá này hấp thu mọi thứ trong hồ, tích tụ nhiều độc tố nên người dân được khuyến khích không nên tiêu thụ.

    ho yamdrok 1
    Liên quan tới yếu tố tôn giáo và nguồn nước khiến người dân ở đây không dám đánh bắt cá dưới hồ (Ảnh: Tibet).

    Hiện nay, giá trị của hồ Yamdrok được khai thác mạnh về năng lượng thủy điện và du lịch. Những năm gần đây, du lịch tới vùng đất này đang được đẩy mạnh, thu hút người dân tới thăm.

    Là một trong những hồ thiêng nhất tại Tây Tạng, hồ Yamdrok nằm cách thủ phủ Lhasa chừng 100km. Trước khi tới đây, du khách phải vượt qua đoạn đường đèo ngoạn mục, được xếp vào Top những cung đường đèo ấn tượng nhất của Tây Tạng.Theo kinh nghiệm của các du khách, hồ nằm ở độ cao hơn 4.400m so với mực nước biển, nhưng nếu muốn ngắm toàn cảnh đẹp nhất, bạn nên đứng ở vị trí hơn 5.000m trên đỉnh của đèo. 

    Đi Tây Tạng vào dịp hè, hồ Yamdrok thường phủ lên một lớp sương mờ ảo. Nhưng nếu tới vào mùa thu, hai bên sườn hồ bao quanh bởi thảm thực vật xanh mướt màu.

    Theo Dân Trí

  • Nhân viên một tiệm tạp hóa ở Naples, Italy, bị tố giật vé số trúng thưởng 500.000 euro của một cụ bà 70 tuổi rồi trốn khỏi thành phố.

    Nhân viên bán thuốc lá, 57 tuổi, cuối tuần qua gặp một cụ bà 70 tuổi tới nhờ kiểm tra tấm vé số của bà liệu có phải trúng thưởng hay không. Sau khi xác nhận đây là tấm vé trúng 500.000 euro (khoảng 594.000 USD), nhân viên này đã giật lấy tấm vé rồi lên xe máy bỏ trốn.

    Theo các điều tra viên, người này đã lái xe tới thị trấn Latina, nằm giữa thành phố Naples và Rome, với ý định gửi tấm vé số vào ngân hàng và sẽ quay lại "sau khi sự việc lắng xuống".

    cuop ve so

    Cảnh sát Italy sau đó bắt được người này ở sân bay Fiumicino của Rome, trước khi anh ta kịp lên chuyến bay đến quần đảo Canary. Người này ban đầu đối mặt với cáo buộc ăn cắp vé số trúng thưởng, song các công tố viên sau đó đã mở cuộc điều tra về hành vi cướp tài sản.

    Khi bị bắt ở sân bay Fiumicino, nhân viên tiệm tạp hóa liên tục phủ nhận tội danh, tuyên bố tấm vé số trúng thưởng là của anh ta và sẽ kiện cụ bà 70 tuổi tội vu khống.

    Giới chức thành phố Naples đang tiếp tục điều tra sự việc sau khi tịch thu tấm vé số và tước giấy phép kinh doanh thuốc lá của người đàn ông.

    Theo VnExpress

  • Lửa chính là mối đe dọa lớn nhất với thắng cảnh nổi tiếng ở Trung Quốc do công trình này có nhiều kết cấu gỗ.

    Trong lịch sử, 9,999 phòng của Tử Cấm Thành (Bắc Kinh, Trung Quốc) luôn phải đối mặt với nguy cơ hỏa hoạn tiềm ẩn khắp nơi, từ hàng nghìn ngọn đuốc chiếu sáng trong cung cho tới khả năng sét đánh khi trời mưa. Do đó, Cố Cung cần một hệ thống phòng cháy chữa cháy đơn giản mà hiệu quả từ hàng trăm năm trước.

    Hỏa hoạn xảy ra trong Tử Cấm Thành vào năm 2016. Ảnh: Xinhua.

    Một phần của hệ thống đó là 308 vạc làm bằng sắt hoặc đồng. Một vạc lớn có thể chứa tới 3.000 lít nước. Mỗi ngày, các thái giám đều phải thay nước sạch cho vạc để đảm bảo không có mùi hôi thối, theo China Plus.

    Sử sách dưới thời Hoàng đế Càn Long ghi rằng những chiếc vạc đồng mạ vàng có đường kính 1,66 m, nặng gần 1,7 tấn. Chi phí đúc chúng tốn hơn 500 lượng bạc (một lượng bằng khoảng 50 gr), dát thêm 3 kg vàng quanh thân một số chiếc. Tới nay vẫn còn 18 chiếc vạc dát vàng đặt trong Điện Thái Hòa, Điện Bảo Hòa và Càn Thanh Môn, theo South Morning China Post.

    Những chiếc vạc có nhiều kích cỡ và kiểu dáng. Sản phẩm dưới thời nhà Minh có hình dáng tự nhiên, vòng khoen đơn giản gắn bên ngoài. Trong khi đó, thiết kế dưới triều Thanh lại có dáng bầu tròn với miệng nhỏ, đầu sư tử ngậm khoen điêu khắc tinh xảo. 

    Nhiều du khách tới Tử Cấm Thành hay chạm tay vào vạc đồng để lấy may. Ảnh: Tall Tales.

    Vào mùa đông, những hào nước trong Cố Cung đều đóng băng, quan lại phải tìm cách để những vạc nước không chịu chung số phận. Mọi vạc đồng đều được đặt trên đá tảng có lỗ tròn chính giữa, thái giám đốt than cháy bên trong để đun nước.

    Ngoài ra, người xưa cũng có công cụ để phun nước vào đúng chỗ. Ngày nay, lính cứu hỏa dùng vòi rồng để phun nước, nhưng người Trung Quốc trước đây đã dập tắt đám cháy ở những nơi cao hay xa bằng "jitong". Thiết bị này có hai đầu. Khi chữa cháy, người ta đặt xô nước vào một đầu "jitong" và đẩy đầu còn lại, nước sẽ bắn lên.

    Theo lệnh của Hoàng đế Khang Hy, một đội quân mang tên "Jitong" thành lập với trách nhiệm phòng cháy chữa cháy. Năm 1905, biệt đội "Jitong" được đổi tên thành đội cứu hỏa với quy mô từ 100 đến 200 người, theo CGTN.

    Dưới thời nhà Minh và nhà Thanh, hơn 20 vụ cháy lớn đã xảy ra ở khu vực này. Tất cả đều có một đặc điểm chung. Thiên An Môn giống như một ranh giới, lửa chỉ cháy ở nội cung hoặc ở bên ngoài. Nguyên nhân là Thiên An Môn nhìn ra một con đường rộng 30 m, phân cách hai khu vực trên, ngăn lửa lan qua cổng thành.

    Ngọ Môn là cổng lớn nhất trong Tử Cấm Thành, nằm ở phía nam cung điện. Ảnh: ZBKC.

    Hai bức tường ở phía Đông Hoa Môn và Tây Hoa Môn của Cố Cung cũng đóng vai trò làm rào cản. Các bức tường sừng sững gợi nhớ tới kết cấu nhà gỗ với kèo, cột nhưng thực tế được xây bằng đá.

    Những họa tiết trên các vật dụng bằng gỗ không đơn thuần chỉ nhằm trang trí - chúng giúp niêm phong và bảo vệ đồ đạc trong cung. Từng lớp sơn được tô vẽ có chủ đích theo nhiều lớp, trong khi đó những mảnh giấy có hoa văn được dùng để bảo vệ bề mặt từng vật dụng.

    Tử Cấm Thành được xây dựng từ 600 năm trước, ngày nay người Trung Quốc vẫn gặp khó khăn khi di chuyển giữa các điện nếu hỏa hoạn xảy ra, và không thể lắp đặt vòi chữa cháy trong công trình lịch sử này. Dù có các thiết bị chữa cháy tiên tiến như xe cứu hỏa, robot, các phương pháp chống cháy cổ xưa hiện vẫn được sử dụng.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Thu này nếu muốn nghỉ ngơi đâu đó ở châu Á, bạn đừng quên ghé thăm những vùng đất được mệnh danh là thiên đường của lá phong, loại lá biểu tượng của mùa thu.

    1. Thái Bình Sơn (Đài Loan, Trung Quốc)

    viethome mua thu la phong 1

    Thái Bình Sơn là một trong ba khu rừng quốc gia rộng nhất Đài Loan, Trung Quốc. Nơi đây được mệnh danh là rừng lá đỏ bởi dù đến đây vào mùa nào, bạn cũng sẽ thấy hình ảnh lá phong với sắc vàng, nâu xen kẽ. Điểm đặc biệt hơn cả là khi vào thu, khu rừng sẽ xuất hiện một loại phong màu tím rất bắt mắt. Ảnh: Theculturetrip.

    2. Xa Thành (Đài Loan, Trung Quốc)

    viethome mua thu la phong 2

    Xa Thành là khu kiến trúc được xây dựng từ thời Đài Loan còn chịu sự cai trị của Nhật Bản. Vì vậy, nơi đây được thừa hưởng vẻ đẹp đặc trưng của xứ sở Phù Tang. Nằm gần hồ Nhật Nguyệt, từ tháng 11, khu du lịch Xa Thành vào mùa lá đỏ với những dải cây phong tán rộng chạy dài bên hồ nước xanh. Phong lá đỏ ở đây bao gồm cả những loại có sẵn tại địa phương và phong Nhật Bản nên rất đa dạng về màu sắc và hình dạng lá. Ảnh: Sunmoonlake.

    3. Seoraksan (Hàn Quốc)

    viethome mua thu la phong 3

    Núi Seoraksan nằm ở tỉnh Ganwon, cách Seoul khoảng hơn 2 giờ di chuyển. Nơi đây là một trong những địa điểm đầu tiên ở Hàn Quốc chứng kiến lá đổi màu khi sang thu. Seoraksan được UNESCO đưa vào danh sách khu bảo tồn sinh quyển từ năm 1982. Phần lớn những bức ảnh quảng bá về mùa thu Hàn Quốc đều được chụp tại Seoraksan. Ảnh: Chookjenews.

    4. Naejangsan (Hàn Quốc)

    viethome mua thu la phong 4

    Naejangsan là ngọn núi nổi tiếng ở tỉnh Jeolla-do. Với tổng diện tích hơn 80 km2, đây là một trong tám địa điểm ngắm lá phong đẹp nhất Hàn Quốc. Naejangsan không cao như những ngọn núi khác, đỉnh cao nhất là Sinseonbong chỉ 763 m. Bù lại, đường đến đây khá bằng phẳng, không phải leo dốc nhiều như Seoraksan. Ảnh: Pheurontay.

    5. Kyoto (Nhật Bản)

    viethome mua thu la phong 12

    viethome mua thu la phong 9

    viethome mua thu la phong 10

    viethome mua thu la phong 11

    Những khu đền ở cố đô Kyoto như Tofuku-ji, Kiyomizu-dera, Yoshimine-dera, Eikando… là địa điểm hoàn hảo để bạn có thể vừa khám phá văn hóa Nhật Bản vừa có những tấm hình check-in với lá phong tuyệt đẹp. Hàng loạt cây phong quanh các đền sẽ đổi màu trong khoảng giữa tháng 11 đến cuối tháng 12. Buổi tối, các vườn cây thường được thắp sáng khiến khung cảnh càng trở nên huyền ảo. Ảnh: Allaabout-japan, Blog.gaijinpot, Justgola, Cuva.info.

    6. Hachimantai (Nhật Bản)

    viethome mua thu la phong 6

    Dãy núi Hachimantai nằm ở Tohoku sẽ không khiến bạn thất vọng với sắc màu rực rỡ, đặc biệt ở hai đỉnh Akita và Iwate. Những tuyến đường mòn đi bộ để ngắm lá là lựa chọn hoàn hảo cho những ai muốn tìm kiếm trải nghiệm vùng nông thôn truyền thống nước Nhật. Ngoài ra, bạn cũng có thể đắm mình trong các suối nước nóng tự nhiên tại đây. Ảnh: Japanbyjapan.

    7. Hương Sơn (Trung Quốc)

    viethome mua thu la phong 7

    Công viên Hương Sơn nằm tại quận Haidian, phía tây Bắc Kinh, được mệnh danh là cung điện mùa thu của giới vương quyền. Với diện tích gần 2 cây số vuông, Hương Sơn là một khu rừng lá đỏ với hàng nghìn cây phong. Vào thời gian lá bắt đầu ngả màu, những lễ hội lá đỏ lần lượt được tổ chức thu hút lượng lớn du khách ghé thăm. Ảnh: Viettourist.

    8. Mễ Á La (Trung Quốc)

    viethome mua thu la phong 8

    viethome mua thu la phong 13

    Mễ Á La là khu rừng lá đỏ rộng nhất Trung Quốc nằm cách Thành Đô - thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên khoảng 280 km về phía Bắc, trên con đường dẫn tới Cửu Trại Câu. Thời điểm lý tưởng để đến thăm khu rừng này là giữa tháng 10 đến đầu tháng 11. Nơi đây cũng có suối nước nóng để bạn có thể đắm mình trong làn nước ấm giữa không khí se lạnh của trời thu. Ảnh: Absolutechinatours, Jiuzhaigou_holiday.

    Viethome (theo Zing)