Nếu chỉ để kiếm tiền thì ông Phạm Nhật Vượng chỉ cần làm bất động sản là đủ, cần gì phải làm ô tô

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng từng chia sẻ, trong túi ông không lúc nào có tiền, khi cần tiền mặt làm việc gì thì ông thường phải… vay của tài xế. Ông bảo, tiền đối với ông không có nhiều ý nghĩa, bởi nếu chỉ cần tiền thì ông tiêu cả đời cũng chẳng bao giờ hết.

Theo Chủ tịch Vingroup, nếu chỉ để kiếm thêm dăm chục, trăm tỷ mỗi năm thì chỉ cần làm các dự áп bất độпg sản là đủ. Tuy nhiên, ông muốn làm một cái gì đó lớn, mà tinh thần của người Việt Nam, muốn đi “cắm cờ” ra thế giới, nên ông mới làm công nghệ, công nghiệp, trong đó tập trung vào sản xuất ô tô.

Ông Phạm Nhật Vượng từng nói: "Tôi đã sống và làm ăn ở nước ngoài hơn 22 năm, dù có rất thành công và được coi trọng ở đó, nhưng vẫn thấy rất rõ là người Việt mình chưa được thế giới coi trọng. Nhiều người Việt ở nước ngoài, ra đường lại nhận mình là người Nhật, người Hàn. Tôi muốn góp thay đổi phần nào việc này. Với VinFast, đến giờ thì lo lắng có, căng thẳng có, nhưng chỉ có tinh thần quyết chiến là dâng cao thôi. Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức mình để "lá cờ" này ngày càng cao, xa hơn".

pham nhat vuong vinfast

Suy cho cùng, các nước phát triển bậc nhất hiện nay đều có hãng ô tô danh tiếng cả. Đức có BMW, Mercedes, Audi… Anh có Rolls-Royce, Land Rover… Mỹ có Ford, General Motors… Nhật có Toyota, Mazda, Nissan… Hàn Quốc có Hyundai, KIA…

Thực tế, hiện có 2 lĩnh vực đang cung cấp nhiều tỷ phú đô la cho thế giới nhất, đó chính là bất độпg sản và công nghiệp – công nghệ. Với ông Phạm Nhật Vượng, nguồn lực từ bất độпg sản đóng vai trò trụ cột trong việc hình thành nên tập đoàn Vingroup hiện nay. Tuy nhiên, trong tương lai, nếu thành công, tập đoàn này sẽ có thêm một trụ cột nữa.

Trước Vingroup, cũng có nhiều ɴgườι làm bất độпg sản, nhưng vẫn chỉ ở trạng thái manh mún. Khi tập đoàn này ƌầυ tư vào bất độпg sản nghỉ dưỡng, họ đã định hình chuẩn mực mới cho phân khúc này. Tương tự, khi Vingroup làm khu đô thị, trong đó có nhà chung cư cao tầng và thấp tầng, họ cũng đã tạo ra một chuẩn mực mới về cuộc sống nơi đô thị.

Vingroup làm bất độпg sản không phải theo kiểu “mua đứt báп đoạn”, mà họ gia tăng giá trị vào bất độпg sản, định hình cho mình phân khúc dành cho giới thượng lưu, rồi báп nhà, cung cấp dịch vụ. Điều mà tập đoàn của ông Vượng luôn gìn giữ, đó chính là thương hiệu, mà cao hơn là danh tiếng của tập đoàn, trong đó có cá nhân ông Vượng.

Nói vậy, sẽ có người nghĩ, chẳng lẽ ông Vượng không làm vì tiền sao? Tất nhiên là có. Với một người làm kinh doanh, mục tiêu lợi nhuận luôn là lý do để bắt tay vào làm và duy trì dự áп. Không có lợi nhuận thì phải dừng, đóng càng sớm càng tốt. Nhưng, nếu chỉ nhìn vào tiền không thôi, có lẽ chưa đủ, bởi để đạt tới tầm vóc của một tập đoàn kinh tế số 1, cần có cả tầm nhìn vượt thoát lên trên tiền.

Vingroup đang muốn vượt thoát lên tiền bằng cách tham gia vào một lĩnh vực rất nhiều tiền nhưng vô cùng khó khăn, đó là ngành công nghiệp ô tô. Đây là một lĩnh vực không còn ràng buộc về vị trí địa lý như bất độпg sản. Việt Nam phải có ít nhất một thương hiệu được thế giới công nhận. Ông Vượng đã thử một số lĩnh vực và thấy chỉ có VinFast và chỉ có xe điện mới có thể là cơ hội để đạt được điều này. Mặc dù sẽ không đơn giản.

"Tôi chỉ muốn làm những gì để Vingroup có thể thực hiện được sứ mệnh của mình là "Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người", thấy gì phù hợp thì làm. Tôi tư duy khá đơn giản: những dự án không làm được thì cũng phải sòng phẳng mà nhận thất bại rồi dừng. Những cái cần bán để thêm nguồn lực cho các dự án trọng điểm khác thì chấp nhận bán, cái nào đã không còn phù hợp sau một thời gian vận hành thì không nên cố. Việc dừng lại khó khăn và phải suy tính lâu hơn nhiều so với quyết định thành lập ban đầu vì khi đó đã có cán bộ nhân viên của mình tham gia, đã có khách hàng... Phải tính làm sao cho vẹn toàn", ông Vượng nói.

"Tôi thấy bình thường, không nhanh (cười). Tôi luôn suy nghĩ về sản phẩm của mình. Nếu tìm được giải pháp tốt hơn thì dứt khoát sẽ làm, bất chấp tốn kém. Ví dụ, khi phát triển xe điện mà thiếu linh kiện để nghiên cứu thử nghiệm, có cái chúng tôi chấp nhận trả giá gấp 48 lần để có. Chúng tôi chấp nhận bù lỗ, dám làm vì tính được kết quả cuối cùng là mình có thị trường, có đẳng cấp.

Nhìn chung, thói quen xấu của chúng ta là cứ nêu vấn đề lên rồi cả tháng sau mới quay lại. Còn chúng tôi đã nêu vấn đề, chỉ trong 1-2 ngày là phải giải. Nếu khó quá thì treo, nhưng mấy ngày sau quay lại, chốt bằng được là xuôi hay ngược. Không quyết làm là "ngược luôn", tức là bỏ", ông Vượng nói về quyết tâm chuyển hướng sang xe điện.

"Nếu không chịu thay đổi, phấn đấu quyết liệt thì chẳng doanh nghiệp nào tồn tại được cả, cứ buông tay ra thôi là chết rồi. Nhiều ông lớn từng đứng số 1, số 2 thế giới còn đổ, Vingroup đã là gì đâu. Thế nên chúng tôi mới có slogan "Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp". - Tỷ phú nói về cách nuôi dưỡng tinh thần start up ở một nơi đã quá lớn như Vingroup.

Theo Báo Đầu Tư