Ngành bất động sản nói gì về Kế hoạch Kinh tế cho mùa đông của Bộ trưởng Tài chính?

Cùng tìm hiểu nhận định của các chuyên gia ngành bất động sản về Kế hoạch Kinh tế Mùa đông giúp tái thiết nền kinh tế sau đại dịch COVID-19 của Bộ trưởng Tài chính.

Bản kế hoạch cho biết doanh nghiệp đang và sẽ “nhận được các khoản vay lên tới hàng tỷ, được hoãn thuế, trợ cấp chung cũng như ưu cho từng lĩnh vực”. Điều này cho phép các cá nhân và gia đình với điều kiện kinh tế khác nhau, bao gồm cả các hộ được tăng tiền trợ cấp, tiếp tục có nhà ở trong mùa đông này.

Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak cũng nhấn mạnh “khi sự lây lan của vi-rút chững lại trong mùa hè, chính phủ bắt đầu mở cửa lại nền kinh tế và đẩy nhanh tiến độ phục hồi của đất nước trong khi đảm bảo người dân tuân thủ các hướng dẫn chống dịch”.

Bộ trưởng cho biết sau khi kỳ giảm thuế trước bạ (SDLT) có hiệu lực, doanh số bán nhà đã tăng 15,6% chỉ trong tháng 8 – giúp bảo vệ gần 750,000 việc trong ngành bất động sản và các nghề nghiệp có liên quan khác.

wintereconomicplan

Doanh số bán nhà đã tăng mạnh trong tháng 8

Ngoài ra, Chính phủ sẽ bắt đầu Chương trình hỗ trợ việc làm mới vào ngày 1 tháng 11 năm 2020. Kế hoạch sẽ kéo dài sáu tháng nhằm giúp đỡ các nhà tuyển dụng rong những ngành nghề bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Theo đó, người lao động cần phải làm việc tối thiểu 33% số giờ làm bình thường. Chính phủ và chủ doanh nghiệp, mỗi bên sẽ trả 1/3 số lương bị mất do cắt giảm giờ làm. Bản kế hoạch ước tính những người lao động sẽ nhận được ít nhất 77% tiền lương, trong khi chủ doanh nghiệp sẽ được hoàn trả một số khoản đóng góp.

Karen Noye, chuyên gia về thế chấp của công ty Quilter, tin rằng bản kế hoạch là tin tốt cho thị trường nhà ở và người dân có dự định chuyển nhà .

“Bên cho vay thường rất thận trọng khi làm việc với những người có nguy cơ mất việc làm – họ sẽ phải vật lộn để có được tiền thế chấp mua nhà”, bà Karen nói.

Vị chuyên gia cũng nhận định “những người trẻ mua nhà lần đầu sẽ gặp khó khăn nhiều nhất”.

“Họ mang đến nhiều rủi ro cho ‘chủ nợ’ do tỷ lệ chênh lệch giữa khoản vay và thu nhập cao. Ngoài ra, những người trẻ tuổi thường làm việc trong ngành dịch vụ - lĩnh vực có số lượng cắt giảm nhân sự nhiều nhất. Tuy nhiên, việc này cũng ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường. Việc đơn xin vay thế chấp của một người bị từ chối có thể gây ra hiệu ứng domino lên những người muốn mua nhà khác”, bà Karen giải thích.

“Vì vậy, việc Thủ tướng cam kết trợ cấp tới 2/3 tiền lương trong sáu tháng nữa là tin tốt cho  cả người mua lẫn người bán, ngay cả khi họ không phải đối tượng được hưởng lợi trực tiếp. Thị trường nhà ở đã trở nên sôi động sau khi chính phủ giảm thuế trước bạ, với mức giảm trung bình là 4,500 bảng. Đặc biệt, một số người có thể tiết kiệm tới 15,000 bảng Anh”, bà Karen nói.

Tác động tích cực từ các ưu đãi của Chính phủ được dự báo sẽ kéo dài hết mùa thu và cho đến đầu năm sau.

“Tuy nhiên, mọi thứ có thể thay đổi đáng kể vào quý 2 năm 2021. Đợt giảm thuế trước bạ tiêu tốn 2,5 tỷ bảng của Chính phủ nên sẽ rất khó để tiếp tục kéo dài ưu đãi này. Kết hợp với sự kết thúc của kế hoạch hỗ trợ việc làm lần hai, thị trường bất động sản và cho vay thế chấp năm sau có thể sẽ lao dốc”, bà Karen cảnh bảo.

market stock 1024x575

Cà người thuê lẫn chủ nhà đề sẽ được hưởng lợi

Chính sách trợ cấp tiền lương cũng được ông Chris Norris, thành viên cấp cao của Hiệp hội Chủ Nhà cho Thuê Quốc gia (NRLA) đánh giá cao.

“Chúng tôi hoan nghênh động thái này của Chính phủ. Trước đó, hiệp hội đã cảnh báo rằng việc kết thúc chương trình trả lương cho người đang tạm nghỉ (furlough), có nguy cơ khiến nhiều hộ gia đình gặp khó khăn trong việc trả tiền thuê nhà. Kế hoạch Kinh tế cho mùa đông là bước đi quan trọng đầu tiên để ngăn chặn điều này”, ông Norris nói.

Ông Norris cũng cho biết chủ nhà tư nhân trên khắp nước Anh mất 437 triệu bảng tiền thuê nhà do đại dịch.

“Điều quan trọng là Chính phủ đang học tập một số chính sách ở Wales và Scotland, phát triển các khoản vay không lãi và được chính phủ bảo lãnh dài hạn. Những khoản vay này sẽ giúp người thuê trả nợ tiền nhà. Chúng ta không thể mong đợi cả chủ nhà lẫn người đi thuê, đại đa số là những cá nhân không quá dư dả về mặt tài chính, tiếp tục ‘vật lộn’ mà không được hỗ trợ”, ông Norris nhận định.

Viethome (Theo Property Wire)