Nước Anh sợ hãi vào "Ngày tự do": 50.000 ca nhiễm Covid mới, thanh niên vẫn đổ xô đi bar ăn mừng chấm dứt phong tỏa dài nhất thế giới

"Ngày tự do" của người Anh tới trong nỗi lo khá lớn của cộng đồng quốc tế, khi số ca nhiễm mới của họ vẫn đang ở mức hàng chục ngàn.

Nửa đêm ngày 19/7, lần đầu tiên trong suốt 17 tháng, hộp đêm Piano Works có cảm giác hoạt động trở lại. Họ xếp lại bàn ghế, mở loa phát ra những bản nhạc cực kỳ sôi động chào mừng "Ngày tự do" - ám chỉ việc Thủ tướng Boris Johnson chấm dứt hầu hết các yêu cầu hạn chế giãn cách xã hội tại Anh.

"Bạn có thể cảm nhận được nó. Nhu cầu đã bị dồn nén quá lâu, nhồi chặt vào một chiếc hộp chỉ chờ được bung ra. Mọi người trở nên điên cuồng," - Tristan Moffat, giám đốc điều hành của hộp đêm cho biết.

imrsphp 7 16267638878431756500769

"Bạn được ca hát, được nhảy múa thoải mái," - những hành động vốn đã bị cấm kể từ tháng 3/2020. "Tôi đã làm ngành này được 21 năm mà chưa từng chứng kiến cảnh tượng như vậy bao giờ."

Còn khẩu trang ư? Moffat ước tính, phải đến 3/4 trong số 300 người đến hộp đêm hôm đó không hề đeo. Vấn đề là, hành động ấy hợp pháp, hoàn toàn hợp pháp.

Cảnh báo đỏ của quốc tế

Ngày 19/7, toàn nước Anh dỡ bỏ hầu hết các lệnh hạn chế vẫn còn áp dụng. Chỉ có Scotland, Xứ Wales và Bắc Ireland vẫn còn duy trì một số lệnh hạn chế.

Và cũng trong ngày hôm đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã nâng đánh giá rủi ro Covid-19 của Anh Quốc lên mức cao nhất, kèm theo bản hướng dẫn "không di chuyển" đến đất nước này.

Quyết định của CDC Hoa Kỳ dựa trên những số liệu thực tế, về việc các ca bệnh tại Anh vẫn đang tăng lên chóng mặt vì sự xuất hiện của biến chủng Delta. Hôm 18/7, Anh ghi nhận 48.161 ca nhiễm mới, sau đó là gần 50.000. Trong vài ngày tới, số ca nhiễm dự đoán có thể chạm tới đỉnh dịch vào thời điểm tháng 1/2021.

s111 5076 1626751752 1626764004817224234269

Thanh niên tới bar pub "quẩy" tưng bừng vào ngày 19/7

Tuy nhiên lần này, có rất ít ca tử vong và phải nhập viện. Hơn nữa, ông Johnson và bộ sậu của ông tin rằng chiến dịch tiêm chủng của Anh - với 68,5% người trưởng thành đã được tiêm 2 mũi vaccine - sẽ giúp họ bảo vệ người dân của mình.

"Phải tiến hành thận trọng là cách làm đúng như những gì chúng ta làm, nhưng cũng cần phải chú ý rằng dịch bệnh vẫn còn rất lâu mới chấm dứt," - trích lời phát biểu của Thủ tướng Johnson.

Cùng với động thái hủy bỏ hạn chế, ông thúc giục các hộp đêm phải kiểm tra thẻ Covid của khách hàng do NHS (Dịch vụ y tế quốc gia) cung cấp, trong đó có chứng nhận tiêm chủng, phiếu xét nghiệm hoặc chứng nhận miễn dịch do mới khỏi bệnh. Ngoài ra, ông dự tính bắt đầu từ cuối tháng 9/2021, những ai chưa được tiêm chủng 2 mũi sẽ không được phép vào hộp đêm hoặc bất kỳ cơ sở tụ tập đông người nào nữa.

Bản thân ông Johnson, dù đã được tiêm chủng, vẫn đang tự cách ly do đã tiếp xúc với một ca nhiễm F0.

imrsphp 8 1626763888138466115771

Người dân ăn trưa ngoài trời sau khi hết phong tỏa

Chính phủ Anh cũng bác bỏ ý kiến cho rằng bằng việc dỡ bỏ hạn chế, họ đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ chạm đến "miễn dịch cộng đồng" - cột mốc khi virus không còn chỗ để trú ngụ do tỉ lệ người đã tiêm chủng hoặc có miễn dịch là quá cao. Tuy nhiên bên cạnh một số ý kiến ủng hộ, các nhà khoa học tin rằng đây chính là bản chất của vấn đề, và lo sợ về một thí nghiệm đã quá vội vã có khả năng gây nguy hiểm cho thế giới.

Người vui, kẻ sợ

Tại Anh vào lúc này, tất cả các dịch vụ giải trí - hòa nhạc, rạp phim, sân vận động, hộp đêm... đều được phép hoạt động, không có hạn chế gì. Muốn làm đám cưới? Cứ làm đi! Dự đám tang? Cứ việc! Mời bất kỳ ai bạn muốn, vì chính phủ cũng còn đang thúc giục người dân đi làm và hoạt động trở lại.

Quy định đeo khẩu trang cũng không còn bắt buộc nữa, dù vẫn có một số điều gây khó hiểu. Chính phủ Anh nói rằng khẩu trang "nên có và cần có" khi ở trong đám đông hoặc môi trường kín. Các cửa hàng và doanh nghiệp cũng vẫn yêu cầu khách hàng phải đeo khẩu trang trước khi bước vào.

Tại nhà ga Waterloo (London), quy định về khẩu trang được áp dụng tùy vào  của hành khách. Ở các ga tàu điện ngầm, ai cũng phải đeo khẩu trang. Nhưng tại ga tàu thông thường, khẩu trang chỉ là thứ "nên đeo".

imrsphp 8 1626763888138466115771

Và bởi thế nên mới có những cảnh tượng đối lập. Pat Price (79 tuổi) đeo một chiếc khẩu trang xanh tại ga tàu hỏa. Kế bên là chồng bà, ông Tony Price (75 tuổi), lại chẳng đeo khẩu trang.

Pat đã tiêm chủng đủ 2 mũi. Bà cho biết mình luôn đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài. "Đại đa số vẫn rất thoải mái với việc đeo khẩu trang," - Pat chia sẻ. Ngoài ra, bà cũng rất mừng khi "Ngày tự do" đã tới.

"Phải mở cửa thôi, đâu thể đóng mãi được. Tôi không nghĩ chúng tôi có thể sống trong cảnh giác suốt đời được."

Còn Tony, ông cho biết mình chỉ bỏ khẩu trang khi ngồi và đọc báo. "Tôi đeo nó suốt buổi sáng. Tôi không thích khẩu trang lắm, nhưng vẫn sẽ đeo. Hiện tại tôi nghĩ việc đeo hay không nên tùy vào mỗi người. Đồng ý rằng trước kia nó là bắt buộc, nhưng giờ nên nhìn vào tương lai, về thời khắc được trở lại bình thường, mà bình thường thì không có khẩu trang."

photo 1 1626764284844608650049

Tony Carter, một đầu bếp 39 tuổi đang ngồi trên băng ghế ở ga Waterloo. Carter có suy nghĩ khác. Anh cho rằng khi khẩu trang không còn bắt buộc, nhiều người sẽ phải chịu rủi ro.

Bản thân Carter vẫn đeo khẩu trang liên tục kể cả ở chỗ làm, dù nhà hàng có quy định chỉ bắt buộc đeo nếu có trên 4 người trong bếp.

"Vẫn phải làm như vậy cho đến khi chúng ta hạ được số ca nhiễm xuống," - Carter cho biết. "Nếu ca nhiễm giảm xuống, khẩu trang lúc đó mới nên tháo bỏ, và cũng là lúc 'Ngày tự do' thực sự đã tới. Nếu không, chẳng có tự do nào cả."

Bên ngoài nhà ga, hàng ngàn người tổ chức tuần hành phản đối tại tòa Quốc hội, tay giương cao những tấm biểu ngữ dạng: "Nói không với hộ chiếu vaccine", rồi "Covid chỉ là lừa đảo".

"Chúng tôi ở đây để đấu tranh cho sự tự do," - Meghan Bullen, một nghệ sĩ 25 tuổi tham gia tuần hành cho biết. "Tôi không nghĩ dịch bệnh đã chấm dứt. Chúng tôi vẫn buộc phải đeo khẩu trang khi đi siêu thị. Mọi người vẫn đeo, trong khi chính phủ đang cố gắng làm chương trình tiêm chủng cho trẻ em vào tháng 9."

"Tôi chẳng thấy tự do gì cả. Tất cả chỉ là giả dối. Tôi nghĩ chẳng sớm thì muộn, chúng tôi lại bị phong tỏa thôi."

Chỉ một số ít những người tham gia tuần hành đeo khẩu trang - chủ yếu là các phóng viên báo chí.

Đại dịch "thông báo"

Pingdemic - tạm dịch là "đại dịch thông báo" - là thứ mà người Anh đang trải qua. Chỉ trong vòng 1 tuần, hơn nửa triệu người nhận được thông báo từ ứng dụng của NHS trên điện thoại, nói rằng họ phải tự cách ly trong 10 ngày vì đã tiếp xúc với ca dương tính với Covid-19. Các thông báo hiện lên bất chấp tình trạng tiêm chủng, ít nhất là cho đến ngày 16/8 mới cập nhật hướng dẫn mới.

Con số hơn nửa triệu kia sẽ còn gia tăng hơn nữa, khi đất nước đã chính thức mở cửa. Nhiều người thậm chí bắt đầu xóa ứng dụng mà NHS cố công tuyên truyền để họ cài vào, vì quá khó chịu.

imrsphp 10 16267638884251782651982

Những người tuần hành phản đối tại tòa Quốc hội

Richard Walker, giám đốc chuỗi siêu thị Iceland Foods cho biết công ty của ông đã có hơn 1000 người phải nghỉ (chiếm khoảng 4% nhân lực) vì buộc phải cách ly sau khi tiếp xúc với ca nhiễm. Họ đã phải thuê thêm 2000 người để có một nguồn nhân lực bổ sung sẵn sàng, khi có quá nhiều người bị thông báo. 

"Nhiều cửa hàng phải đóng cửa, và sự lo ngại đang gia tăng khá nhanh."

Ngay cả rạp hát cũng không khá khẩm gì hơn. Andrew Lloyd Webber - giám đốc của một rạp hát đã mong chờ "Ngày tự do" từ khá lâu. Webber đã lên kế hoạch mở một vở nhạc kịch mới về "Cinderella" (Cô bé Lọ Lem) với mức đầu tư 8,2 triệu đô. Nhưng hôm 19/7, ông cho biết phải ngưng show diễn lại sau khi một diễn viên dương tính với virus. 

"Cinderella vốn đã sẵn sàng ra mắt," - ông cho biết. "Nỗi buồn của tôi với đội ngũ diễn viên và cả ngành công nghiệp này thực sự không từ ngữ nào diễn tả được. Ngày tự do đã trở thành ngày đóng cửa."