Bristol: Người thợ làm tóc bị trục xuất sau 20 năm sống ở Anh

Một thợ làm tóc 26 tuổi ở Bristol đang đấu tranh để không bị trục xuất đến Jamaica - đất nước anh rời đi từ năm 6 tuổi và hiện không còn người thân ở đó.

Cộng đồng địa phương đang gửi đơn đề nghị Bộ Nội vụ cho phép Anthonell Peccoo ở lại Vương quốc Anh - nơi anh đã sống trong hơn 20 năm qua.

Anh Peccoo từng ngồi tù hai năm vì tội danh gây thương tích nghiêm trọng (GBH) và tội liên quan đến chấp cấm. Anh đã xin tị nạn ở Anh với nhiều lý do khác nhau, bao gồm cả việc có gia đình trong nước và khả năng bị đe dọa tính mạng ở Jamaica.

Tuy nhiên, yêu cầu xin tị nạn của anh bị Bộ Nội vụ từ chối vào tháng 4 năm nay, theo đó thủ tục trục xuất được tái kích hoạt.

Bộ Nội vụ trước đây cho biết họ không thường xuyên bình luận về các trường hợp riêng lẻ, nhưng ưu tiên của bộ là bảo vệ công chúng Anh.

Bộ cũng không đưa ra lời xin lỗi vì đã tìm cách loại bỏ "những tội phạm nguy hiểm đã vi phạm luật pháp và lạm dụng lòng hiếu khách của chúng ta".

Tuy nhiên, anh Peccoo nói với Bristol Live: "Tôi là kết quả từ chính môi trường sống của mình, tôi không nghĩ rằng mình đến từ Jamaica theo bất kỳ nghĩa nào. Bị trục xuất giống như được gửi đến Trung Quốc, đến một nơi hoàn toàn xa lạ. Tôi không có ký ức nào về Jamaica và cách thức đất nước đó hoạt động và mọi thứ khác đều quá khác biệt. Đây sẽ là khoảng thời gian khủng khiếp nếu tôi bị trục xuất. Nếu ai đó hỏi, tôi sẽ nói tôi là người Jamaica, nhưng về mặt văn hóa, tôi là người Anh và tôi là người vùng Bristol”.

"Cả 20 năm, tôi đã ở đây suốt cuộc đời - trong thời thơ ấu, tuổi thiếu niên và khi còn là một thanh niên. Tôi không có người thân cũng như ký ức ở Jamaica. Tôi cảm thấy mình thuộc về nơi này (Anh), bất chấp cách Bộ Nội vụ đối xử với tôi, sự phân biệt chủng tộc mà bạn trải qua hàng ngày. Sống ở Anh là những gì tôi biết".

22peccoo

Anh Peccoo hiện không còn người thân ở Jamaica

Hơn 35,000 người hiện đã ký bản kiến ​​nghị kêu gọi ngừng trục xuất ạm Peccoo.

Anh Peccoo hiện đang sống trong một ngôi nhà cộng đồng Cơ đốc giáo - cho biết việc trục xuất đã được đề cập vào thời điểm mình bị cảnh sát giam giữ.

Người thợ cắt tóc chưa sẻ: “Thật đau lòng, Tôi nghĩ mọi chuyện sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều và không quá đột ngột - tôi mong họ tính đến hoàn cảnh cuộc sống của tôi. Chứng kiến ​​những người khác phạm tội tương tự hoặc thậm chí tồi tệ hơn và họ thoát được, tôi không ngờ rằng mình bị trục xuất vì tiền án của mình. Tôi cảm thấy đang bị trừng phạt liên tục vì tội lỗi của mình, rằng tôi liên tục được nhắc nhở về những gì đã xảy ra".

"Tôi đã từ chối rất nhiều cơ hội. Tôi nhìn thấy những người bạn của mình khởi nghiệp và phát triển theo cách mà tôi không thể tưởng tượng được và tôi vẫn đang mắc kẹt ở đây, được cho tiền tiêu vặt hết lần này đến lần khác".

Anh Peccoo cho biết tình trạng nhập cư của mình đã ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh trong cuộc sống, từ việc liên tục phải dựa dẫm vào người khác cho đến không thể ký hợp đồng thuê nhà, không thể làm việc hoặc nhận quyền lợi.

Anh Peccoo sẽ khuyến khích bất cứ ai nghĩ mình nên bị trục xuất nên xem xét mọi việc và ví dụ, quá trình tiểu học và trung học ở Anh của mình.

Hiện đang làm người mẫu tình nguyện cho chương trình thời trang sinh viên Fuze Bristol, anh Peccoo bày tỏ lo ngại mình sẽ bị lợi dụng nếu bị trục xuất đến Jamaica.

Sinh ra ở Jamaica, gia đình anh chuyển đến Antigua khi Peccoo mới một hoặc hai tuổi vì bị đe dọa và muốn sống tốt hơn ở nơi khác.

Họ sống trên đảo khoảng 4 năm, sau đó chuyển đến Anh khi ông 6 tuổi vì bà của anh đã ở trong nước.

22peccoo1

Toàn bộ thu nhập của Peccoo được quyên góp để làm từ thiện

Peccoo giải thích rằng cha anh không thể chăm sóc con do tình trạng nhập cư của ông ấy, và Peccoo được một người bạn của gia đình nuôi dưỡng theo sắp xếp riêng của hai bên, khiến anh ấy không được hưởng hệ thống chăm sóc trẻ em của Anh.

Cha của anh mù chữ và đã cố gắng giải quyết tình trạng nhập cư của mình thông qua luật sư nhưng bị lừa. Gia đình được khuyên nên đợi cho đến khi Peccoo 16 tuổi để có quốc tịch Anh.

Ngay cả khi còn trẻ như vậy, Peccoo nhận thấy điều gì đó khác biệt ở bản thân mình, chẳng hạn như anh không thể đi tham quan ở nước ngoài do trường tổ chức.

Ở lại London trong vài năm, Peccoo sau đó chuyển đến Bristol khi tám hoặc chín tuổi.

"Chính ở Bristol, tôi bắt đầu cảm thấy như tìm thấy đôi chân của mình, một nơi nào đó mà tôi thuộc về", Peccoo nói.

Anh học tiểu học và trung học tại Brislington Enterprise College.

Peccoo đi học cho đến khi hoàn thành kỳ thi GCSE vào năm 2011, có một năm trải nghiệm trước khi bắt đầu học nghệ thuật và thiết kế ở trường cao đẳng.

Ở tuổi 19, Peccoo bắt đầu buôn bán cần sa để kiếm tiền.

Chàng sinh viên trẻ tuổi nhận ra kiếm việc rất khó, ví dụ, sau một tháng làm việc trong một cửa hàng quần áo, anh bị cho nghỉ vì tình trạng nhập cư của mình.

"Đó là một cú sốc khá lớn đối với tôi," Peccoo nói, "Vào thời điểm đó, tôi bắt đầu nhận ra rằng tình trạng nhập cư của mình là một vấn đề lớn với những tác động nghiêm trọng".

Kể từ đó, anh bắt đầu làm giao cần sa cho bạn bè để kiếm tiền, và khi đang cố gắng tìm thêm khách, Peccoo trở thành nạn nhân trong một vụ cướp có chủ đích dẫn đến việc bị kết án.

Peccoo ngồi tù 2 năm sau khi bị kết án vì tội gây thương tích nghiêm trọng và buôn bán ma túy vào năm 2015.

Anh Peccoo nói: "Tuần bị giam giữ trong trại giam theo diện chính sách có lẽ là khoảng thời gian tồi tệ nhất... Khi ở đó, mức độ nghiêm trọng của mọi chuyện ập đến và sau đó họ bắt đầu nói về việc trục xuất. Lần đầu tiên tôi được thông báo rằng tôi có thể bị trục xuất nếu bị kết tội. Các nhân viên xuất nhập cảnh đã đến phỏng vấn khi tôi đang bị cảnh sát tạm giữ".

"Lần đầu tiên họ đóng cửa [phòng giam], tôi cảm thấy như mọi thứ đã dừng lại”.

22peccoo2

Trong số những người yêu cầu cho phép Peccoo ở lại Vương quốc Anh, có cả thị trưởng Bristol 

Lúc ngồi tù, Peccoo không ngừng suy nghĩ, anh cảm thấy bị mắc kẹt về tinh thần và lo lắng.

Khi ra tù, Peccoo bị sốc và bước đầu đấu tranh để tái hòa nhập, được MentorMe hỗ trợ, giúp cải tạo những phạm nhân có đức tin.

MentorMe đã đưa anh ta tới với Happytat - họ cho Peccoo cơ hội làm thợ tóc ở tiệm và tất cả số tiền anh kiếm được đều được dùng cho quỹ từ thiện.

Peccoo nói:“Second Combing rất đáng yêu. Tôi cảm thấy việc này thật tuyệt vời và sau mỗi tháng tôi đều làm tốt hơn. Tôi làm việc thực sự chăm chỉ và đầu tư vào công việc. Nhưng ngay cả trong tình huống đó, tình trạng nhập cư của tôi vẫn lờ mờ và tôi không thể được tự do. Tôi vẫn cảm thấy mình là một đứa trẻ, không bao giờ có đủ tiền để mua một món quà".

Nhiều người trên khắp Bristol đã tham gia kêu gọi Bộ Nội vụ ngăn chặn việc trục xuất, bao gồm Thị trưởng Bristol Marvin Rees - người đã viết một tài liệu mang tính tham khảo để ủng hộ Peccoo.

Ông Rees nói: "Anthonell đã thành khẩn nhận lỗi cho những hành vi phạm tội của mình, đã thụ án và chứng minh rằng anh ấy cam kết sẽ đóng góp tích cực thông qua công việc tình nguyện đã tham gia kể từ khi ra tù”.

Viethome (Theo Mirror)