Ngành nuôi côn trùng làm thức ăn rơi vào bế tắc hậu Brexit

Ngành công nghiệp nuôi côn trùng làm thức ăn lo ngại về cơ hội bị bỏ lỡ để đưa nước Anh đi đầu trong phong trào ngày càng phát triển hướng tới protein thay thế.

3500 084420 100

Côn trùng được nuôi để làm thức ăn cho người tại một trang trại ở Costa Rica. Ảnh: Reuters.

Những thay đổi pháp lý do Brexit gây ra đang khiến ngành nuôi côn trùng làm thức ăn còn non trẻ của Vương quốc Anh gặp nguy hiểm.

Trước Brexit, tất cả các công ty nuôi côn trùng làm thức ăn đều hoạt động theo các biện pháp chuyển đổi tuân thủ theo các quy định "thực phẩm mới" của EU. Điều này cho phép côn trùng được nuôi hợp pháp và chế biến để làm thức ăn cho con người.

Mặc dù quy định mới về thực phẩm vẫn được giữ nguyên trong luật pháp của Vương quốc Anh, nhưng các biện pháp chuyển đổi đã không còn, khiến các nhà sản xuất côn trùng rơi vào tình trạng lửng lơ về mặt pháp lý.

Để được phép hoạt động hợp pháp có khả năng tốn từ 70.000 đến 85.000 bảng Anh, vượt quá nguồn tài chính của hầu hết các công ty nuôi côn trùng làm thức ăn được của Anh, nhiều công ty trong số đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dẫn tới nguy cơ doanh nghiệp của họ trở nên bất hợp pháp trong thời gian tới.

Với mức độ ảnh hưởng tới môi trường ở mức tối thiểu và thành phần dinh dưỡng tuyệt vời, côn trùng được coi là một dạng protein bền vững hơn thịt và cá thông thường.

Đối với Tiziana Di Costanzo, đồng sáng lập trang trại Horizon Insects, một trang trại nuôi côn trùng ở Ealing, phía tây London, quyết định này có thể đồng nghĩa với việc kết thúc công việc kinh doanh của cô. Công ty là một trong bảy doanh nghiệp vừa và nhỏ của Anh đã nhận được tài trợ của EU để phát triển ngành nuôi côn trùng ăn được.

“Nghe có vẻ giống như một trường hợp tay trái không biết tay phải đang làm gì. Ví dụ như hàng triệu bảng Anh quỹ công thông qua tổ chức Innovate UK, đã dành cho việc phát triển thực phẩm làm từ côn trùng. Tuy nhiên, Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm (FSA) hiện đang cản trở sự phát triển của nó”, cô nói.